trong quá trinhg giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.. Để được Toà án thụ lý, giải quyế
Trang 1DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật Tố tụng
dân sự TTDS Tố tụng dân sự TATC Toà án tối cao UBND Uỷ ban nhân dân
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận thì quyền công dân có ý nghĩa rất quan trọng Theo đó, công dân được phép xử sự theo một cách nhất định hoặc được yêu cầu người khác thực hiện những hành vi nhất định để thoả mãn lợi ích của mình Quyền năng này được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước Để bảo hộ cho các quyền dân sự của các chủ thể, Nhà nước quy định nhiều biện pháp, cách thức bảo vệ khác trong việc bảo vệ quyền dân sự, một trong những quyền đó có quyền phản
tố của bị đơn Quy định về yêu cầu phản tố của bị đơn tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền tố tụng của bị đơn, bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh, toàn diện các yêu cầu của đương sự trong quá trình giải quyết các
tranh chấp dân sự… Vậy nên em xin chọn đề 12 về “Quyền phản
tố và thực hiện quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng
dân sự.” làm bài tập lớn của mình.
NỘI DUNG
1 Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về phản tố của bi đơn
I.1 Các trường hợp phản tố của bị đơn
Các quy định của pháp luật TTDS về các trường hợp phản tố của bị đơn ngày càng được hoàn thiện hơn Theo quy định củ BLTTDS năm 2015, sau khi Toà án thụ lý yêu cầu nguyên đơn,
Trang 3trong quá trinhg giải quyết vụ án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Phản tố có thể được hiểu là việc bị đơn khởi kiện lại nguyên đơn, người có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập Để được Toà án thụ lý, giải quyết trong cùng
vụ án thì phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định quy định tại khoản 2 điều 200 BLTTDS
2015, theo đó các trường hợp phản tố đực chấp nhận bao gồm:
Một là, yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của
nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Phản tố bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa
vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
Hai là, yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc
chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập Phản tố loại trừ là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nêu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một
Trang 4phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ
Ba là, giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn Phản
tố liên quan là trường hợp hai yêu cầu phản tố này có mối quan
hệ với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án, thì làm cho việc giải quyết được chính xác và nhanh chóng hơn
Tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về điều khoản này, nên có thể dựa theo tinh thần Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP Trên thực tế, các yêu cầu của nguyên đơn có thể phức tạp hơn, và việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn cũng có thể nêu trên nhiều phương diện, có thể thuộc đồng thời 3 trường hợp trên hoặc chi thuộc 1 trường hợp,… Và việc chấp nhận yêu cầu phản
tố một phần dựa trên quan điểm của thẩm phán giải quyết vụ việc
I.2 Thời điểm phản tố của bị đơn
Để yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận thì yêu cầu này phải được đưa ra kịp thời, đúng thời điểm
Bộ luật TTDS năm 2015 đã có quy định khác so với BLTTDS năm 2011 về thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn, theo
đó, tại khoản 3 điều 200 BLTTDS năm 2015 quy định: “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp điều tra việc giao nộp, tiế cận, công khai chứng cứ và hoà giải” Như
Trang 5vậy, so với quy định BLTTDS 2011, thời hạn để bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố trong BLTTDS 2015 ngắn hơn, trước thời điểm mở phien họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, chứ không phải chờ đến khi Toà án chuẩn bị ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm Quy định này giúp cho việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn của Toà án được chủ động và hợp lý hơn, rút ngắn thời gian giải quyết vụ án Như vậy, so với quy định của BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, thời hạn để bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố trong BLTTDS 2015 ngắn hơn và thuận lợi hơn cho Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án là nhằm tránh được tình trạng bị đơn muốn kéo dài thời hạn giải quyết vụ án Vấn đề là pháp luật không quy định trong thời hạn bao lâi kể từ ngày thụ lý vụ án thì Toà án sẽ mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải nên nếu Thẩm phán mở phiên họp này qúa sớm sẽ dẫn đến bất lợi cho
bị đơn Mặc dù BLTTDS 2015 không quy định về số lần Tào án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải Song công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC về Giải đáp nghiệp vụ ngày 07/04/2017 của TATC thì “Trường hợp Toà án tiến hành hoà giải nhiều lần thì lần hoà giải đầu tiên Tào án phải tiến hành theo đúng trình tự phiên họp kiển tra việc giao nộp, tiếp cận, công kha chứng cứ và hoà giải quy định tại điều 210 BLTTDS
2015 Đối với lần hoà giải tiếp theo, Toà án chỉ tiến hành kiểm tra
về việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ khi có taì liệu, chứng cứ mới và ghi vào biên bản hoà giải” Như vậy, nếu phải
mở nhiều phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
Trang 6chứngc ứ thì đương sự chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước phiên họp đầu tiên hay phiên họp cuối cùng là vấn đề chưa được hướng dẫn cụ thể
I.3 Điều kiện và thủ tục phản tố của bị đơn
Mặc dù BLTTDS 2015 không quy định cụ thể nhưng việc phản
tố của bị đơn cũng phải đáp ứng các điều kiện giống như điều kiện khởi kiện của nguyên đơn, đó là:
Một là, người phản tố có quyền phản tố và có tư cách về phá lý
đối với cá nhân là người có năng lực hành vi dân sự, đối với pháp nhân thông qua ngừoi đại diện hợp pháp của pháp nhân
Hai là, yêu cầu phản tố chưa được Toà án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực, trừ trường hợp vụ án mà Toà án bác đươn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đối nuôi con, thay đối mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đối ngừoi quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám họ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Toà án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại
Ba là, yêu cầu phản tố phải thuộc thâm quyề giải quyết của
Toà án theo loại việc về dân sự của Toà án
Việc thực hiện quyền phản tố của bị đơn phải tuân thủ hình thức như khởi kiện của một vụ việc Bị đơn muốn thực hiện phản
tố đối với nguyên đơn rong vụ án thì trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định tại điều 201 BLTTDS, cụ thể được hực hiện
Trang 7theo thủ tục khởi kiện Bị đơn phải làm đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu phản tố như đơn khởi kiện, vì thực chất đây chính là yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, cụ thể:
Đơn phải xác định rõ phạm vi yêu cầu phản tố như là phạm vi
mà nguyên đơn khởi kiện đã làm đơn khởi kiện các bị đơn
Nội dung đơn yêu cầu phản tố và hình thức phải đáp ứng yêu cầu tại Điều 189 BLTTDS: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Toà án nhận đơn khởi kiện; tên, nơi cư trú,… Kèm theo đơn khởi kiện phải cso tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm
Bị đơn phải gửi đơn đến Toà án, đến Thẩm phán đang thụ lý giải quyết vụ việc để thẩm phán thụ lý và thực hiện việc thụ lý đối với yêu cầu phản tố của bị đơn Thẩm phán cũng cso thể yêu cầu
bổ sung, thay đổi yêu cầu phản tố của bị đơn, xác định tiền tạm ứng án phí đối với yêu cầu này và thực hiện việc thụ lý giải quyết theo yêu cầu Thẩm phán có quyền không chấp nhận yêu cầu này
và bị đơn có quyền khiếu nại, kiến nghị về việc không chấp nhận của Thẩm phán
Thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày bị đơn nộp tmj ứng án phí hoặc trong trường hợp bị đơn miễn án phí thì tính
từ ngày Toà án nhận được đơn phản tố Trường hợp yêu cầu phản
tố không được chấp nhận, khoản 6 điều 72 BLTTDS quy định:
“Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Toà án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác” Như vậy, trường hợp yêu cầu phản
Trang 8tố của bị đơn không đủ các điều kiện quy định và từ đó, không được Toà án chấp thuận thì bị đơn có quyền khởi kiện một vụ án khác đối với yêu cầu phản tố của mình
Trong trường hợp yêu cầu phản tố của bị đơn được Toà án chấp nhận thì yêu cầu này được Toà án xem xét giải quyết như đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan, tức là bị đơn sẽ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình tương tự như nguyên đơn với yêu cầu khởi kiện, cụ thể như sau:
- Nộp tiền tạm ứng phí sơ thẩm Đông thời, trong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải, bị đơn được trình bày yêu cầu phản tố; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề về những vấn đề cần hoà giải, hướng giải quyết vụ án
- Trường hợp đặc biệt trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, theo khoản 2, điều 217, BLTTS 2015:
Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án
đó có bị đơn yêu Cầu phản tố, người có quyền lựoi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lâoj thì giả quyết như sau:
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, ngừoi có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Toà án
ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
Trang 9+ Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị dơn trở thành nguyên đơm, nguyền đơn trở thành bị đơn
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố , người có quyền và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn , yêu cầu phản tố của bị đơn; ngừoi có quyền lơi, nghĩa vụ liên quan trở thnhf nguyên đơn, ngừoi nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn
Nếu bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần hai mà khong
có ngừi đại diện tham gia phiên toà sơ thẩm thì bị coi là từ
bỏ yêu cầu phản tố và Toà án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị dơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật theo điểm c khoản 2 điều 227 BLTTDS 2015
- Trong phiên toà sơ thẩm, ngừoi bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đói vơi syêu cầu phản tố và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đê nghị đó là có căn cứ và hợp pháp Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến theo điểm b, khoản 1, điều 248 BLTTĐS 2015 Đồng thời trong bản án sơ thẩm, nội dung cụ án và nhận định của Toà
án phải ghi yêu cầ phản tố của bị đơn
2 Một số vướng mắc trên thực tiễn
Trang 10Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề yêu cầu phản tố và thực tiễn giải quyết các vụ án có yêu cầu phản tố hiện tại, thực tiễn có một số vướng cụ thể như sau:
2.1 Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị
đơn trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có phải là yêu cầu phản tố?
Khác với quy định trước đây, BLTTDS năm 2015 không quy định bắt buộc đương sự phải có đơn yêu cầu hủy quyết định cá biệt Mà BTTDS năm 2015 quy định tại khoản 2 Điều 34 như sau:
“Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.” Tuy nhiên, nếu đương sự có yêu cầu Tòa án hủy quyết định cá biệt thì Tòa án cũng phải xem xét, giải quyết
Trong các vụ án có yêu cầu về hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nhiều nhất là các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất Đó là trường hợp nguyên đơn là bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bị đơn là bên đang trực tiếp sử dụng đất tranh chấp nên bị đơn yêu cầu Tòa án hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đã cấp cho nguyên đơn liên quan đến phần đất tranh chấp Đối với yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong trường hợp nêu trên thực tiễn hiện nay vẫn còn nhận thức khác nhau
Trang 11Có quan điểm cho rằng yêu cầu này của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố nhưng cũng có quan điểm cho rằng yêu cầu này của bị đơn là yêu cầu phản tố Theo quan điểm cá nhân em, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn là yêu cầu hủy quyết định cá biệt trong vụ án dân sự được quy định tại Điều
34 BLTTDS Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của BLTTDS thì:
“Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.” Như vậy, khi có căn cứ cho rằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rõ ràng trái pháp luật thì Tòa án có quyền quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó mà không phụ thuộc vào việc có đương sự yêu cầu hay không Bản chất của yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong vụ án dân sự là yêu cầu khiếu kiện hành chính nhưng sẽ được giải quyết trong cùng vụ án dân sự Nếu trong vụ án hành chính thì cơ quan ban hành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người bị kiện thì trong vụ án dân sự cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Như vậy, chủ thể mà bị đơn hướng tới và “có tranh chấp” là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn Và trong vụ
án dân sự thì cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường là UBND cấp huyện) không có yêu cầu độc lập gì nên
không thỏa mãn được điều kiện: “bị đơn có quyền yêu cầu phản
tố đối với …, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
Trang 12độc lập” quy định tại khoản 1 Điều 200 BLTTDS Mặt khác, khi giải
quyết vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất có yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì Tòa án bắt buộc phải xem xét, đánh giá tính hợp pháp của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đã cấp cho nguyên đơn Qua đó mới có căn cứ quyết định chấp nhận hay không không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bị đơn
Do đó, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bị đơn trong trường hợp trên là không độc lập với yêu cầu của nguyên đơn Chính vì vậy mà yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của bị đơn không phải là yêu cầu phản tố vì không thỏa mãn các điều kiện của yêu cầu phản tố
2.2 Trường hợp, bị đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố sau
khi Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải hoặc tại phiên tòa thì giải quyết như thế nào?
Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được quy định cụ thể trong BLTTDS năm 2015 nhưng có
hướng dẫn tại mục 7 phần IV Văn bản số: 01/2017/GĐ-TANDTC
ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp một số vấn
đề nghiệp vụ có giải đáp Cụ thể như sau:
- Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải