- Định nghĩa, mục đích Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự - Giả thuyết và 2 cấp độ Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự - Cơ chế truyền thông TTQT50C11963 - Tìm 4 lý thuyết tr
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự
“In this regard, it is safe to say that the one who broadcasts and controls the information transmitted through digital communications has wide opportunities to influence the behavior and views of the masses.” 2 Truyền thông số cung cấp những thông tin cần thiết cho người dùng nhưng đồng thời cũng có thể thao túng Vì thế Gatekeeper có thể tác động đến suy nghĩ của công chúng và nhận lại phản ứng như mong muốn.
Lý thuyết mũi kim tiêm
“For example, an advertisement which shows how much toothpaste you need to brush your teeth Just thinking we will understand that there is no need to apply the paste on the entire surface of the toothbrush, a drop is enough, but we received visual information about how we need to behave and as a result we spend toothpaste faster and are forced to buy a new one.” 3 Người dùng thụ động và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông Quảng cáo nói rằng cần dùng nhiều kem đánh răng, người dùng nhìn thấy và vô thức làm theo để rồi mua nhiều sản phẩm hơn.
Lý thuyết về sự tiếp nhận của công chúng
“And finally, the higher the level of knowledge of a person, the richer his life experience, competence, the more difficult it is to instill something to him/her.” Công chúng không hoàn toàn bị động khi tiếp nhận thông tin, họ có thể chủ động và tiếp cận theo nhiều cách khác nhau Vậy nên những người càng có nhiều tri thức thì càng khó tiếp cận để truyền tải thông tin mà không có sự chủ động của họ
1 Những lý thuyết còn lại xem thêm tại Phụ lục 1
2 Xem thêm tại Phụ lục 1
3 Xem thêm tại Phụ lục 1
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự
Bối cảnh
Thuyết thiết lập chương trình nghị sự được đưa ra vào năm 1972 bởi 2 tác giả Maxwell McCombs và Donald Shaw
Walter Lippmann (1922): từ chương đầu “The World Outside and the Pictures in Our Heads” trong cuốn “Public Opinion”, Lippmann lập luận rằng các phương tiện thông tin đại chúng là mối liên hệ chính giữa các sự kiện trên thế giới và những hình ảnh trong tâm trí công chúng
Bernard Cohen (1963): báo chí có thể không phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phải nghĩ gì, nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi người biết cần phải nghĩ về điều gì 1
* Maxwell McCombs và Donald Shaw:
Nghiên cứu đầu tiên của Maxwell McCombs và D.Shaw tại thị trấn Chapel Hill (phía Bắc Carolina, Mỹ) trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 với hai ứng viên là Richard Nixon và Hubert Humphrey
Khi tiến hành phân tích nội dung của các bản tin chính trị đăng tải trên truyền thông Mỹ trong cùng 1 thời gian, McCombs và D.Shaw đã phát hiện ra rằng, có mối liên hệ sâu sắc giữa sự phán đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trước mắt và những vấn đề được hãng truyền thông đưa tin nhiều
Họ kết luận: các phương tiện truyền thông đại chúng có ảnh hưởng đáng kể tới những điều mà cử tri cho rằng nó chính là vấn đề trọng tâm của chiến dịch 2
Một học giả vô danh tên là G.Ray Funkhouser đã thực hiện một nghiên cứu rất giống với nghiên cứu của McCombs và Shaw vào cùng một thời điểm các tác giả đang chính thức hóa lý thuyết
1 Trích: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Vận dụng lý thuyết truyền thông và cơ chế hình thành dư luận xã hội (https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/van-dung-ly-thuyet-truyen-thong-va-co-che-hinh-thanh-du-luan-xa-hoi- 527395.html)
2 Trích: The Public Opinion Quarterly (Summer,1972)
Mặc dù bài báo của Funkhouser được xuất bản muộn hơn bài của McCombs và Shaw (1973), nhưng Funkhouser không nhận được nhiều tín nhiệm.
Lý thuyết
Thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory) là một trong những lý thuyết truyền thông, mô tả sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng đến tầm quan trọng của việc xác lập thông tin đến công chúng
Do đó, trong quá trình truyền thông, những tin tức nào được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật trên các nền tảng báo chí thì công chúng sẽ tự động coi đó là tin tức và thông tin tin quan trọng nhất được cung cấp cho họ
Giải thích mối liên hệ giữa vấn đề mà các phương tiện truyền thông đại chúng nhấn mạnh và sự phản ứng của khán giả truyền thông hoặc công chúng về vấn đề đó
Lý thuyết bắt đầu như một lời giải thích về cách các phương tiện triện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến việc thay đổi về quan điểm và và hành vi chính trị trong các cuộc bầu cử (VD: Cuộc bầu cử tại Bắc Carolina)
Lý thuyết này không chỉ quan trọng về truyền thông đại chúng mà còn liên quan đến các vấn đề khoa học xã hội khác như truyền thông chính trị.
Nội dung, đặc điểm chính
Gatekeepers and Influential Media là Người kiểm soát và các phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng lớn sẽ truyền đạt thông tin qua nhiều kênh và phương thức
Các thông tin được truyền đạt theo trình tự : Chương trình nghị sự truyền thông; chương trình nghị sự công chúng; chương trình nghị sự chính sách
VD: Các trang báo hay đưa tin về một vấn đề, sau đó công sẽ tiếp nhận và bàn tán vấn đề đó Vấn đề được cộng đồng bàn tán thì các nhà chính trị hoặc lãnh đạo sẽ phải nói về nó, từ đó ảnh hưởng ngược lại cách báo chí đưa tin tạo thành 1 vòng lặp liên hồi
Các thông tin trên bị chi phối bởi hai vấn đề : Kinh nghiệm cá nhân cùng với truyền thông liên cá nhân; các chỉ số thực về độ quan trọng của một vấn đề nghị sự hoặc sự kiện
3.2 Giả thuyết và hai cấp độ của thuyết
Giả thiết về thiết lập chương chương trình nghị sự:
Gồm 2 giả thiết cơ bản nằm trong mỗi nghiên cứu về thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
Các cơ quan báo chí và truyền thông không phản ánh hiện thực; họ chọn lọc và định dạng nó
Nền truyền thông tập trung vào một số ít các vấn đề và chủ đề khiến cho công chúng nhận thức rằng các vấn đề đó quan trọng hơn các vấn đề khác
Hai cấp độ của thiết lập chương trình nghị sự:
Cấp độ 1: Gatekeepers sẽ chọn lọc thông tin mà họ cho là đáng để đăng tải, họ sẽ cố gắng để thu hút được sự chú ý của người nghe, khiến người nghe tin rằng mình đang được thu nhận những thông tin trọn vẹn
Cấp độ 2: Khi đã nhận được sự quan tâm của người nghe rồi (what to think about), truyền thông sẽ khéo léo làm ảnh hưởng đến cách người nghe nghĩ gì về vấn đề đó (how to think)
Khác với các nghiên cứu về hiệu quả truyền thông trước đó, ngay từ đầu, lý thuyết
“thiết lập chương trình nghị sự” không khảo sát sự ảnh hưởng của cơ quan truyền thông đối với công chúng mà quan tâm công chúng suy nghĩ gì (What to think about) chứ không phải “nghĩ như thế nào” (How to think)
Tuy nhiên, sau đó một số chuyên gia đã thay đổi quan điểm và đưa ra nhận định:
“Thiết lập chương trình nghị sự là một quá trình, nó vừa có thể ảnh hưởng đến việc người ta đang suy nghĩ gì, đồng thời vừa ảnh hưởng đến việc người ta suy nghĩ thế nào” 1
Cơ quan truyền thông lựa chọn theo quy trình của sự kiện Đưa tin nhiều về các sự kiện quan trọng và hiếm gặp Đối với những sự kiện ít có giá trị thông thường lựa chọn những phần có giá trị về mặt thông tin để đưa tin
Ngụy tạo ra những sự kiện có giá trị về mặt thông tin (hay còn gọi là tin dỏm) Đưa tin về những sự kiện không có giá trị về mặt thông tin theo hình thức như đưa tin về sự kiện có giá trị về mặt thông tin
Có thể thấy lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” không đánh giá hiệu quả truyền thông trong thời gian ngắn của một hãng truyền thông nào đó đối với một sự kiện cụ thể, mà đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của cả ngành truyền thông được tạo ra sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời gian dài
Ngoài ra, lý thuyết còn chỉ ra rằng việc đưa tin về thế giới bên ngoài của cơ quan truyền thông không phải là sự phản ánh kiểu “soi gương”, mà là hoạt động có mục đích Các cơ quan báo chí dựa vào giá trị quan và mục đích , đồng thời căn cứ vào
1 Trích : Bàn về lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” trong môi trường truyền thông Internet
(https://nguoilambao.vn/ban-ve-ly-thuyet-thiet-lap-chuong-trinh-nghi-su-trong-moi-truong-truyen-thong-internet)
9 môi trường thực tế để lựa chọn nội dung mà họ coi là quan trọng nhất để sản xuất và cung cấp cho công chúng những thông tin “ đúng sự thật” 1
Trong mấy thập kỉ cuối thế kỉ XX đã có hàng trăm nghiên cứu về vai trò của xác định chương trình nghị sự của truyền thông với dư luận xã hội trên nhiều lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế Các nghiên cứu chỉ ra vai trò của chương trình nghị sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thái độ, nhu cầu, kiến thức của công chúng, chất lượng thông tin và lợi ích gắn với chương trình nghị sự
3.6 Điểm mạnh và điểm yếu Điểm mạnh: Thiết lập chương trình nghị sự cũng là cách để báo chí, chính trị gia và công chúng trao đổi với nhau qua hình thức trao đổi thông tin Thuyết rất phù hợp trong việc lái dư luận ủng hộ một phe phái, một ý kiến hay nhóm nhiều người Điểm yếu: Thuyết thiết lập chương trình nghị sự thường được sử dụng để hướng người nghe tới một thông tin mà họ chưa có nhiều sự hiểu biết, do vậy, những người hiểu biết nhiều và có suy nghĩ sắp sẵn về vấn đề thì sẽ khó để lay chuyển họ.
Case study
Phân tích
2.1 Chương trình nghị sự truyền thông Để làm rõ thuyết Thiết lập chương trình nghị sự trong trường hợp này, nhóm sẽ lấy ví dụ về cách cơ quan báo chí được coi là lớn và uy tín nhất tại Việt Nam - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) truyền thông về vụ cháy qua hai cụ thể là kênh truyền hình VTV1 và báo điện tử VTV news Ra đời năm 1970, VTV với tư cách là đài truyền hình trực thuộc chính phủ Việt Nam đến nay đã phủ sóng 100% lãnh thổ và phủ sóng vệ tinh hầu hết khu vực trên thế giới Đài đã phát triển rất nhiều các kênh truyền hình với nhiều mục đích khác nhau từ cập nhật tin tức chính trị, khoa học, kỹ thuật, đến thông tin cho người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài hay các dân tộc
1 Trích : Bàn về lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” trong môi trường truyền thông Internet
(https://nguoilambao.vn/ban-ve-ly-thuyet-thiet-lap-chuong-trinh-nghi-su-trong-moi-truong-truyen-thong-internet)
10 thiểu số, đặc biệt với kênh VTV1 (kênh thông tin thời sự kinh tế chính trị tổng hợp, đề cập đến các vấn đề mang tính thời sự chính trị của cả nước) 1
Bên cạnh đó, để bắt kịp với xu thế phát triển của thời đại, VTV News cũng được phát triển để cung cấp thông tin cho công chúng một cách hiệu quả và dễ dàng hơn qua các phương tiện di động tại bất cứ đâu trên thế giới Bản thân VTV News cũng giúp khán giả có thể dễ dàng theo dõi các chương trình của VTV hơn bằng cách cho phép khán giả theo dõi trực tuyến các kênh của VTV 2
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích cụ thể cách VTV1 và VTV News truyền thông về vụ cháy Đầu tiên, các tin tức cập nhật tình hình về vụ cháy thường xuyên được được đặt ở phần đầu của bản tin (đặc biệt là ở mục điểm tin chính) trên VTV1 trong tuần diễn ra sự việc Ngay sau đêm vụ cháy xảy ra, các tin tức cập nhật về vụ cháy cũng liên tục được đẩy lên đầu hoặc ngay ở mục điểm tin chính ở đầu và cuối các bản tin trên VTV1 từ chương trình Chào buổi sáng, Chuyển động 24h, Việt Nam hôm nay và đặc biệt là Thời sự (nhất là khung giờ 19h)
Ngay trong chương trình Chuyển động 24h, tin tức liên quan đến vụ cháy chiếm sóng đến gần 1 nửa thời lượng (khoảng 10’ trong tổng số 23’ của cả chương trình)
Ngoài ra, vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy trong các chung cư mini cũng được đưa vào chương trình Vấn đề hôm nay lúc 22h15 ngày 13/09 (tức ngay sau ngày diễn ra vụ cháy), có thời lượng khoảng 45’
1 Giới thiệu về Đài Truyền hình Việt Nam (https://vtv.vn/hoat-dong-vtv/gioi-thieu.htm)
2 Giới thiệu về Đài Truyền hình Việt Nam (https://vtv.vn/hoat-dong-vtv/gioi-thieu.htm)
Bảng tổng hợp những tin tức liên quan đến vụ cháy chung cư mini ở Khương
Hạ xuất hiện trên các chương trình của VTV1 từ ngày 13/09 đến ngày 17/09 1
Không chỉ phủ sóng trên các chương trình cập nhật tin tức chính, thông tin còn được đưa lên VTV1 và VTV News với tần suất rất dày, từ việc được lặp lại trong chính các chương trình đó tại các khung giờ khác nhau hay các nội dung liên quan như thư hỏi thăm, chia buồn (cả trong nước lẫn quốc tế); hướng dẫn cách phòng cháy chữa cháy; tình người trong hoạn nạn; kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân và gia đình nạn nhân trong vụ cháy; công tác phòng cháy chữa cháy ở các chung cư mini nói chung hay phòng cháy chữa cháy ở các chung cư nhỏ trên thế giới, cũng được đưa ngay sau khi cập nhật tình hình sức khỏe các nạn nhân hoặc công tác điều tra
* Bảng tổng hợp những tin tức liên quan đến vụ cháy chung cư mini ở
Khương Hạ xuất hiện trên VTV News từ ngày 13/09 đến ngày 17/09 2
Chỉ đến ngày 16-17/09 (tức ngày thứ 5 và thứ 6 sau khi xảy ra vụ việc) thì tin tức về vụ việc mới thưa dần đi Tin cũng không còn được cho vào một vài chương trình nữa và nếu có thì hầu như không còn ở mục điểm tin chính
1 Xem thêm tại Phụ lục 2
2 Xem thêm tại Phụ lục 2
2.2 Chương trình nghị sự công chúng:
Sau khi tin tức xuất hiện dày đặc thông cũng như được thường xuyên đặt ở phần đầu của các bản tin.vụ cháy nhận được sự quan tâm của công chúng Công chúng không chỉ chú ý đến vụ cháy, cho rằng đây là một vụ việc rất nghiêm trọng và cần được quan tâm mà còn để tâm hơn đến vấn đề phòng cháy chữa cháy, nâng cao ý thức và những biện pháp bảo vệ tại nơi ở của mình; cảnh giác hơn với những chung cư mini hoặc có ý định di dời khỏi các chung cư mini
2.3 Chương trình nghị sự chính sách:
Sau khi vụ cháy xảy ra, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương phải kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng, phòng cháy, chữa cháy, quản lý việc cấp giấy phép xây dựng với chung cư mini Đồng thời, các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, cách thoát hiểm cho người dân cũng được tích cực tuyên truyền bằng các phương tiện báo đài, các buổi diễn tập chữa cháy,…
Sau khi các kênh truyền thông liên tục đưa tin về vụ cháy, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của đông đảo công chúng, các cơ quan chính quyền địa phương cho đến các cơ quan Chính phủ cũng lên tiếng bày tỏ sự tiếc thương tới những nạn nhân của vụ hỏa hoạn và đề nghị chính quyền các địa phương thắt chặt quản lý về an toàn phòng cháy chữa cháy, đồng thời nâng cao ý thức người dân Điều đó lại thúc đẩy và ảnh hưởng đến báo chí đưa tin về vấn đề này
Bằng cách đẩy thông tin về vụ cháy lên đầu tin cũng như đăng tin với tần suất dày đặc, VTV đã có thể khiến người dân chú ý và quan tâm đến vụ cháy hơn, nâng cao nhận thức của họ về tầm quan trọng của việc phòng cháy chữa cháy, đặc biệt tại các chung cư, từ đó khiến Nhà nước phải có những chính sách quản lý xây dựng nhà ở cũng như kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy nơi dân sinh quyết liệt và sát sao hơn