1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài cảm thụ và phân tích một tác phẩm nghệ thuật bức hoạ “the last supper” của danh hoạ leonardo da vinci

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cảm Thụ Và Phân Tích Một Tác Phẩm Nghệ Thuật Bức Hoạ “The Last Supper” Của Danh Hoạ Leonardo Da Vinci
Tác giả Nhóm 10
Người hướng dẫn TP. Hồ Chí Minh
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Nghệ Thuật Học
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 613,4 KB

Nội dung

- Lý do chọn loại hình nghệ thuật: Bức tranh "The Last Supper" Bữa tối cuối cùng của Leonardo da Vinci đối với chúng em không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng mà còn là một nguồn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG

MÔN HỌC: NGHỆ THUẬT HỌC BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ BÀI: CẢM THỤ VÀ PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM

NGHỆ THUẬT BỨC HOẠ “THE LAST SUPPER” CỦA DANH HOẠ

LEONARDO DA VINCI

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 10

Giảng viên hướng dẫn:

TP Hồ Chí Minh, tháng 3/2024

Trang 2

2

ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

3

VIỆC

ĐIỂM (thang điểm 10)

KÝ TÊN (GHI RÕ HỌ

TÊN)

Đoàn Vinh

Soạn nội dung phần phê bình

10

Trương Mỹ

Soạn nội dung phần Ngôn ngữ

10

Hoàng

Soạn nội dung phần tổng quan

NT

10

Chu Quang

Soạn nội dung

Lý do

10

Trang 4

4

Lê Minh

Soạn nội dung Thể loại

10

Phan Thị

Soạn nội dung Kết luận

10

Mã Vĩnh

Soạn nội dung Khái niệm

NT

10

Bùi Thị

Soạn nội dung Cảm thụ

10

Trang 5

5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 10

Trần

Nguyễn Gia

Khang

2373201040576

Soạn nội dung Đánh giá, Trình bày Tiểu luận, Nhóm trưởng

10

Trang 6

6

MỞ ĐẦU

- Giới thiệu tổng quan về nghệ thuật:

Nghệ thuật là việc sáng tạo ra những sản phẩm vi vật thể hoặc vật thể chứa đựng các giá trị lớn về tư tưởng, giá trị nhân văn, giá trị tinh thần làm rung động cảm xúc con người Được con người thưởng thức qua các giác quan và cảm nhận, qua các kỹ năng, kỹ xảo Nghệ thuật còn là sự liên kết giữa người sáng tác và người thưởng thức, hướng con người tới giá trị thẩm mỹ cao hơn

Nghệ thuật là những hình thức khác nhau như hội họa (Painting), điêu khắc (Sculpture), kiến trúc(Architecture), âm nhạc (Music), điện ảnh (Film), sân khấu (Theater),…Nhằm phục vụ, đáp ứng và thõa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đó chứa đụng những giá trị tư tưởng thẩm mỹ, làm rung động cảm xúc, tư tưởng của người khác…

Nghệ thuật có nhiều chức năng quan trọng trong đời sống con người:

Cung cấp giá trị thẩm mỹ: Mang đến cho con người niềm vui, sự thư

giãn và cảm hứng sáng tạo

Phản ánh đời sống xã hội: Phản ánh các vấn đề kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội, trong các tác phẩm nghệ thuật

Thể hiện tâm tư, tình cảm: Giúp con người thể hiện cảm xúc, suy nghĩ

và quan điểm của mình

Giáo dục và truyền thông: Truyền tải kiến thức, giá trị đạo đức và

thông điệp đến con người

Nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần và thúc đẩy sự phát triển của xã hội

- Lý do chọn loại hình nghệ thuật:

Bức tranh "The Last Supper" (Bữa tối cuối cùng) của Leonardo da Vinci đối với chúng em không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng mà còn

là một nguồn cảm hứng nghệ thuật sâu sắc trong việc phân tích Bức tranh được sơn trên tường của nhà thờ ‘Santa Maria delle Grazie’ tại Milan, Italy, từ năm 1495 đến 1498, bức tranh này thể hiện khoảnh khắc trọng đại khi Chúa Kitô thông báo một trong mười hai môn đồ sẽ phản bội Ngài Sự chọn lựa của chúng em về "The Last Supper" làm đề tài phân tích là một sự lựa chọn độc đáo vì nó là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp giữa tài năng hội họa xuất sắc và ý nghĩa tâm linh sâu sắc Leonardo da Vinci đã tạo nên một không gian độc đáo, trong đó nhóm môn đồ tụ tập

Trang 7

7

xung quanh Chúa Kitô, và mỗi biểu cảm, cử chỉ, và ánh sáng đều đóng góp vào việc tạo ra một bức tranh phong phú và đầy tính nhân văn Bên cạnh đó, "The Last Supper" còn mang theo nhiều chiều sâu về tâm linh

và triết học, mở ra không gian cho việc phân tích về tình yêu, trung thành,

và sự phản bội Sự tỉ mỉ trong việc tái hiện chi tiết, ánh sáng, và biểu cảm của các nhân vật trên bức tranh tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá sâu sắc về ngữ cảnh lịch sử và tâm trạng tâm linh trong thời kỳ đó Ngoài

ra bức tranh còn thể hiện được phương pháp vẽ tranh truyển thống

“Fresco”, phương pháp này mang lại độ bền cao cùng với khả năng giữ màu sắc tốt qua thời gian, điều quan trọng để bảo tồn được bức tranh nghệ thuật quan trọng như “The Last Supper” trong nhiều thập kỷ Vì vậy, việc phân tích bức tranh "The Last Supper" không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nghệ thuật hội họa mà còn mở rộng tầm nhìn về những giáo lý tâm linh và con người

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm nghệ thuật, loại hình nghệ thuật lựa chọn:

- Hội hoạ là một loại hình nghệ thuật thị giác, nghệ thuật hội hoạ là một biểu hiện của sự sáng tạo và sự tự do trong cách thức biểu đạt thông điệp qua việc

sử dụng các phương tiện vẽ như bút, màu nước, màu dầu, chì và các công cụ khác trên bề mặt như giấy, vải, gỗ hoặc bức tường Các nghệ sĩ hội hoạ thường sử dụng kỹ thuật vẽ, sơn, tô màu và các phương tiện khác để biểu đạt

ý tưởng, cảm xúc và suy tư của mình thông qua hình ảnh

- Nghệ thuật hội hoạ không chỉ là việc tạo ra hình ảnh đẹp mắt mà còn là một phương tiện để truyền đạt thông điệp, gửi gắm cảm xúc của bản thân người nghệ sĩ đến mọi người khi chiêm ngưỡng và cảm nhận các tácphẩm hội hoạ Hội hoạ còn dùng những màu sắc, đường nét để phản ánh thế giới này trên

bề mặt của mặt phẳng hai chiều bằng chất liệu khác nhau và tạo ra sự kỳ diệu thông qua sự kết hợp của màu sắc, ánh sáng, hình dáng và cảm xúc cá nhân của người nghệ sĩ

1.2 Đặc trưng ngôn ngữ:

1 Tính không gian:

- Không gian trong nghệ thuật hội họa là không gian ảo và chỉ có thể cảm nhận được qua thị giác

- Là loại hình nghệ thuật tạo hình dùng đường nét, hình khối, màu sắc,

bố cục,

- Không gian trong nghệ thuật học hội họa là một không gian trên mặt phẳng ảo và ta chỉ có cảm nhận dạng (có thể giống hoàn toàn như thật hoặc cũng có thể không gian được giản lược, ước lệ)

2 Đường nét:

Trang 8

8

- Có các loại đường như là: đường thẳng, đường gấp khúc, đường cong, đường tròn, đường xoắn ốc,

- Có các loại nét như là: nét đanh, nét thô, nét vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đóng, nét mở, nét trơn, nét gai,

- Người ta thường dùng đường nét để mô tả hình dạng và cấu trúc của

sự vật, thiên nhiên từ đó truyền cảm hứng trực tiếp đến tình cảm của con người qua thị giác

3 Màu sắc:

- Sắc tố là những màu gốc, sắc loại (là hỗn hợp của các sắc tố được biểu hiện dưới dạng riêng biệt và được gọi theo liên tưởng), sắc độ (chỉ đậm nhạt của màu sắc), sắc thái (là vẻ khác nhau của một màu có cùng một gốc) Màu sắc đã mang lại cho cho con người sự yêu thích cảm thấy hứng thú, lạc quan và yêu đời Nhưng màu sắc cũng mang lại cho chúng ta cảm giác u buồn, lạnh lẽo, chán nản Nó tùy thuộc vào màu sắc lạnh hay nóng mà người nghệ sĩ muốn thể hiện trên bức tranh

đó

4 Hình khối:

- Do các đường nét đậm nhạt tạo thành dưới tác động của ánh

sáng.Quan niệm về cách diễn tả hình khối trải qua nhiều cuộc thăng trầm trong những diễn biến của thời đại dẫn đến sự thay đổi trong cách biểu đạt của các họa sĩ Đó cũng chính là nguyên nhân đưa đến sự đa dạng và phong phú của các trường phái hiện đại sau này

5 Bố cục:

Như đã nói ở trên, các yếu tố ngôn ngữ cơ bản của hội họa bao gồm: đường nét, hình khối và màu sắc, song không thể căn cứ vào các

đặctrưng ngôn ngữ đó để định giá trị một tác phẩm.Tùy theo nội dung

và chủ đề, các yếu tố ngôn ngữ hội hoạ được người nghệ sĩ bố trí, sắp đặt sao cho hợp lí để bố cục của bức tranh trở nên hài hòa hơn.Ngày nay trong thời đại ngày càng phát triển, các nghệ sĩ đã sáng tạo ra được nhiểu hơn và có các cách bố cục tự do, đa dạng và rất phong phú

1.3 Thể loại lựa chọn:

Bức bích hoạ “The last supper” được Leonardo da Vinci thể hiện trên

bức tường nhà thờ mang đậm hơi hướng tôn giáo một thể loại

Trang 9

9

tranh phổ biến trong thời kỳ Trung Cổ, Phục Hưng ở Châu Âu Đối với thể loại tranh thần thoại và tôn giáo ở thời kỳ này là vô cùng phổ biến và được xem trọng

Thể loại tranh thần thoại và tôn giáo thời kỳ Trung Cổ Trong thời Trung Cổ, Giáo hội Công giáo Roma và các giáo phái khác đã có quyền lực trong việc thống trị tôn giáo và xã hội Vào thời đại mà giáo hội dần dần trở thành cơ cấu trung tâm giúp Châu Âu ổn định xã hội, an định lòng người, cứu tế đại chúng Từ đó những giá trị, văn hoá tôn giáo đi sâu vào lòng người và ảnh hưởng lên rất nhiều những công trình kiến trúc nghệ thuật thời bấy giờ Vì tầm quan trọng của tôn giáo đối với con người nên từ đó tạo tiền đề cho nhiều tác phẩm về thể loại tôn giáo được tạo ra để trưng bày trong các nhà thờ Ban đầu những tác phẩm về tôn giáo chỉ dùng để làm tranh bàn thờ trong giáo đường vì đó là vị trí quan trọng nơi mà rất nhiều người hướng đến cầu nguyện, tham bái Từ đó hình tượng Thần hoặc Thánh

in sâu vào đầu của các tín đồ, khiến con người vô thức coi tranh thờ chính là tái thế của Thần Thánh

Những bức tranh tôn giáo giai đoạn này đa phần bị ảnh hưởng bởi đa dạng văn hoá và kết hợp các đặc trưng cổ điển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã và cách thiết kế trang trí từ nền văn hoá Ngoại giáo phương Bắc cho nên những tác phẩm tranh tôn giáo thời kỳ này sử dụng những màu sắc, sắc độ, bố cục đơn giản, súc tích, dễ hiểu, có phần thô cứng và trừu tượng nếu không muốn nói là có phần khó gần trong phong cách vẽ miêu tả khuôn mặt, dáng người của những vị Thánh trong giai đoạn này

Chương 2: Đánh giá, phê bình tác tẩm (Nêu rõ tác phẩm, tác giả)

2.1 Nhận định đánh giá tác phẩm

Kiệt tác “Bữa Ăn Cuối Cùng” mô tả một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất được ghi chép trong Kinh thánh Tân Ước, trở thành một đề tài được biết đến nhiều nhất và trở nên phổ biến trong lịch sử nghệ thuật

- “Bữa tiệc cuối cùng” hay “Bữa tiệc ly” là bức bích họa vô cùng nổi tiếng của danh họa người Ý Leonardo da Vinci Tác phẩm được sáng tác vào khoảng những năm 1495 – 1498, miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano

Trang 10

10

- “Bữa tiệc cuối cùng” miêu tả thời điểm cuối cùng Chúa Jesus cùng ngồi ăn tối với các môn đồ của mình trước khi ngài bị chính quyền La Mã đến bắt và đóng đinh lên cây thập tự giá

2.2 Phê bình, cảm thụ:

- Thời kỳ toàn thịnh của nghệ thuật phục hưng và cũng là thời kỳ hưng thịnh nhất của nghệ thuật phương Tây Những giá trị của những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo nói chung và tác phẩm nghệ thuật tôn giáo của Leonardo da Vinci nói riêng lại mang một màu sắc khác hẳn thời kỳ trước Nếu như những những tác phẩm tranh tôn giáo thời kỳ trước sử dụng những màu sắc, sắc độ, bố cục đơn giản, súc tích, dễ hiểu, trừu tượng thì trong phong cách vẽ và miêu tả khuôn mặt, dáng người của những vị Thánh thời kỳ Phục Hưng lại mang tính hiện thực cao Tuy cùng một đề tài được khai thác trong kinh thánh hoặc thần thoại nhưng các tác giả thời kỳ này mang những biểu lộ, cảm xúc và nội tâm con người vào bức tranh khác hẵn thời kỳ trước

- Lấy một ví dụ điển hình là bức bích hoạ “ The Last Supper” của danh hoạ

người ý Leonardo da Vinci, ông đã thể hiện được nội tâm của các nhân vật dự tiệc những trạng thái cảm xúc như: buồn bã, ngạc nhiên, tức giận, sự ngay thẳng trung thực,…Một bức tranh hoàn hảo về mô tả nội tâm cuả từng nhân vật lẫn bố cục về màu sắc với một bức tranh trên nền hai chiều nhưng lại có hiệu

liên tiếp của cơn thịnh nộ, sự giân dữ, kinh hoàng và sốc của các sứ đồ Mười hai môn đồ ngôi trên bàn ăn, mỗi người mang một vẻ mặt khác nhau, biểu hiện những thái độ khác nhau với lời nói của Jesus Có ba người trong tranh đang thì thầm với nhau, ba người lại tỏ vẻ giận dữ, một người lộ vẻ nghi ngờ, một người khác lại tỏ ra ngạc nhiên Có hai người lại để lộ vẻ xúc động, một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành Riêng chỉ có một môn đồ được tái hiện với

vẻ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về phía sau, tay nắm chặt túi tiền – đó chính là kẻ phản bội Judas

- Không nói quá khi nói bức bích hoạ của ông đã làm thây đổi lịch sử hội hoạ Châu Âu Và kể từ thời kỳ này chở đi phong cách tranh tôn giáo tả thực đã phổ biến hơn và dường như là xuất hiện ở mọi nơi mọi phong cách là thể loại tranh Nhưng đồng thời những bức tranh về thể loại tôn giáo dần ít đi và tranh về chân dung, phong cảnh xuất hiện nhiều hơn trước nhưng không phải vì thế mà thể loại tranh tôn giáo biến mất sau này vẫn xuất hiện nhiều tranh về thần thoại

và tôn giáo nổi tiếng khác

Bức tranh có kích thước rất lớn, cao 4,6 mét và rộng 8,8 mét Các nhân vật được

vẽ với kích thước thật, tạo cảm giác chân thực và sống động Da Vinci đã sử dụng kỹ thuật phối cảnh tuyến tính để tạo ra ảo giác về chiều sâu, khiến cho căn phòng trong bức tranh có vẻ như mở rộng ra trước mắt người xem

- Bức tranh sử dụng màu sắc một cách hài hòa và tinh tế Các tông màu chủ đạo

là đỏ, vàng và xanh lam Màu đỏ tượng trưng cho tình yêu và sự hy sinh của

Trang 11

11

Chúa Giê-su, màu vàng tượng trưng cho ánh sáng và sự thánh thiện, và màu xanh lam tượng trưng cho sự bình an và hy vọng Bức tranh Bữa Tiệc Ly không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lời kể chuyện đầy cảm xúc Da Vinci đã thể hiện được những khoảnh khắc đầy kịch tính trong câu chuyện, khi Chúa Giê-su thông báo với các môn đồ rằng một trong số họ sẽ phản bội

Người

- Bức tranh Bữa Tiệc Ly có nhiều ý nghĩa biểu tượng Bữa ăn tối tượng trưng cho sự hy sinh của Chúa Giê-su cho nhân loại Bánh mì và rượu tượng trưng cho thân thể và huyết của Chúa Giê-su Bàn ăn tượng trưng cho sự hiệp thông giữa Chúa Giê-su và các môn đồ Bức tranh Bữa Tiệc Ly đã được lưu giữ và bảo tồn cẩn thận trong nhiều thế kỷ

- Bức tranh Bữa Tiệc Ly là một kiệt tác nghệ thuật có giá trị trường tồn mãi mãi Bức tranh không chỉ là một biểu tượng của tôn giáo mà còn là một lời nhắc nhở

tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử, văn hóa và tôn giáo to lớn Bức tranh là một kiệt tác nghệ thuật trường tồn mãi mãi và là nguồn cảm hứng cho nhiều thế

hệ nghệ sĩ và con người Bức tranh không chỉ là một kiệt tác hội họa mà nó còn

là một nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca Đại thi hào của nền văn học Việt Nam – Nguyễn Du – cũng đã có một bài thơ “Bữa tiệc ly” liên hệ trực tiếp đến bức tranh và câu chuyện trong kinh thánh

- Không chỉ là một bức tranh đẹp về hình thức, “Bữa tiệc ly” còn mang nhiều dấu ấn sâu đậm vì những chức năng nghệ thuật mà nó mang lại cho người xem Đầu tiên là chức năng nhận thức, bức tranh thể hiện một sự kiện quan trọng trong Kinh thánh: bữa ăn tối cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đồ trước khi ngài bị đóng đinh Qua bức tranh, ta có thể nhận biết rõ ràng khung cảnh và thời gian mà bức tranh muốn ta cảm nhận Câu chuyện trong bức tranh

là khi Chúa Giêsu ngồi bên các tông đồ, Ngài làm phép biến bánh thành thịt ngài, biến rượu thành máu ngài và trao cho các tông đồ, từ đó tạo nên một phép

Bí tích quan trọng trong các Bí tích của Công giáo Bức tranh còn thể hiện câu chuyện khi Chúa Giêsu nói ông Giuđa Iscariot sẽ phản bội ngài khi giao nộp cho triều đình và sự thể hiện cảm xúc khác nhau của các tông đồ khác khi nghe tin Đến với chức năng thứ hai, chức năng thẩm mỹ, bức tranh là một sự kết hợp hài hòa giữa bố cục, màu sắc và kỹ thuật điêu luyện của người họa sĩ Ngoài ra, bức tranh còn sử dụng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc trong tôn giáo Do

đó, bức tranh “Bữa tiệc ly” được đánh giá là một trong những kiệt tác hội hóa xuất sắc nhất mọi thời đại Chức năng giáo dục là một trong những chức năng quan trọng của bức tranh Bức tranh giúp người xem có cái nhìn trực quan về kinh thánh và cuộc đời của Chúa Giêsu, bức tranh còn có thể dùng để giúp con người học hỏi và biết thêm một trong những Bí tích quan trọng nhất của Hội thánh Bức tranh "Bữa tiệc ly" là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị to lớn về mặt nghệ thuật, lịch sử, văn hóa và xã hội Bức tranh là một kiệt tác nghệ thuật

Ngày đăng: 05/11/2024, 07:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w