Mặc dù nhóm đã tan rã chỉ sau đó 5 năm vào năm 1853 và chỉ còn Rossetti tiếp tục theo đuổi nguồn cảm hứng của Tiền Raphael, song trào lưu nghệ thuật do nhóm nghệ sĩ này khởi xướng vẫn ké
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Học phần: Nghệ thuật học đại cương
Mã lớp học phần: LIT1100 4
Giảng viên: Lê Thị Tuân
Họ và tên SV: Nguyễn Quỳnh Trang
MSSV: 20031292
Hà Nội, tháng 5/2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Phân tích một tác phẩm/một hiện tượng/một giai đoạn nghệ thuật
cụ thể (về nội dung, hình thức, đặc điểm, phong cách…)
đã đem đến cho anh/chị những mỹ cảm cũng như
nhận thức mới mẻ về nghệ thuật.
Học phần: Nghệ thuật học đại cương
Mã lớp học phần: LIT1100 4
Giảng viên: Lê Thị Tuân
Họ và tên SV: Nguyễn Quỳnh Trang
MSSV: 20031292
Hà Nội, tháng 12/2021
Trang 3I Tổng quan trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael
I.1 Thời gian và sự hình thành
Trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael được khởi xướng bởi Nhóm Tiền Raphael (Pre-Raphaelite Brotherhood) vào những năm giữa thế kỷ XIX, cùng giai đoạn với chủ nghĩa nghệ thuật hiện thực và nghệ thuật lãng mạn Trào lưu này xuất hiện lần đầu ở Anh trong thời kỳ Victoria, dưới sự trị vì của nữ hoàng Victoria tại Anh và Ireland trong những năm 1837 đến 1901
Nhóm Tiền Raphael được thành lập vào năm 1848 bởi ba nghệ sĩ trẻ là John Everett Millais, Dante Gabriel Rossetti, và William Holman Hunt, sau đó bốn thành viên khác bao gồm họa sĩ James Collinson, nhà điêu khắc Thomas Woolner, hai nhà phê bình nghệ thuật Frederic George Stephens và William Michael Rossetti cũng đã tham gia vào nhóm Mặc dù nhóm đã tan rã chỉ sau đó 5 năm vào năm 1853 và chỉ còn Rossetti tiếp tục theo đuổi nguồn cảm hứng của Tiền Raphael, song trào lưu nghệ thuật do nhóm nghệ sĩ này khởi xướng vẫn kéo dài cho tới cuối thế kỷ XIX và để lại nhiều thành tựu nghệ thuật đáng chú ý, trong đó bao gồm tạo nên nền tảng cho sự bùng nổ của phong trào Nghệ thuật và Thủ công (Art and Craft)
Trong thời kỳ Victoria, dưới sự tác động của các mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, nước Anh đạt đến thời
kỳ phát triển đỉnh cao về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị cho đến mở rộng hệ thống thuộc địa trên thế giới, dẫn đến niềm tin vào sự chăm chỉ sẽ đem lại sự giàu có Tuy nhiên, bắt nguồn từ chính niềm tin này mà trong lòng xã hội nước Anh lại tồn tại mâu thuẫn nặng nề về giai cấp khi sự giàu có và sung túc chỉ thuộc về thiểu số -những người được lãng mạn hóa và được cho là sở hữu -những đức tính cao đẹp Ngược lại, những con người thuộc tầng lớp lao động nghèo khó lại bị gắn với tính
từ tiêu cực như lười biếng, hay lãng phí Giữa bối cảnh ấy, trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael ra đời, đi ngược lại chủ nghĩa kinh viện của thời kỳ Victoria (bao gồm những cách tiếp cận với hội họa mà nhóm này cho là giả tạo và máy móc được
1
Trang 4giảng dạy tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London) và tìm đến vẻ đẹp nguyên thủy của nghệ thuật nước Ý thời kỳ Phục Hưng, của những nghệ sĩ đi trước Raphael Các tác phẩm hội họa thuộc trào lưu này thường được các họa sĩ để lại ký hiệu P.R.B – viết tắt của Pre Raphaelite Brotherhood như một dấu hiệu nhận biết đặc trưng
I.2 Thành tựu nghệ thuật
Tuy Nhóm Tiền Raphael chỉ tồn tại trong vòng 5 năm ngắn ngủi, trào lưu nghệ thuật này vẫn để nhiều thành tựu nghệ thuật có giá trị ở nhiều lĩnh vực, trong
đó bao gồm cả hội họa và văn học
Hình 1: “Ophelia” của John Everett Millais (1851 – 1852)
Bức tranh sơn dầu “Ophelia”, một tác phẩm của họa sĩ John Everett Millais – nhà đồng sáng lập của Nhóm Tiền Raphael, có kích cỡ 30 x 44 inch và được vẽ trên vải canvas Tác phẩm được phỏng theo lời Nữ hoàng Gertrude mô tả về cái chết của con gái mình, Ophelia trong màn IV, cảnh VII của vở bi kịch kinh điển
“Hamlet” được chấp bút bởi William Shakespear Theo đó, Ophelia, hoàn toàn
điên dại và quyết định tự vẫn sau khi biết cha mình bị giết bởi chính người tình
2
Trang 5Hamlet, đã cất tiếng hát khi đang trôi trên sông, ngay trước khi nàng chết đuối với vòng hoa trong tay
Cũng như việc cái chết của Ophelia được mô tả trong “Hamlet” được cho là một trong những cái chết đẹp và thi vị nhất trong văn học, tác phẩm của Millais cũng đem lại giá trị to lớn về mặt hội họa Nhân vật chính của bức tranh, nàng Ophelia được đặt ở vị trí trung tâm, song màu sắc tạo nên nàng, từ màu sắc của trang phục với những nếp gấp được vẽ vô cùng chi tiết cho đến màu da trên khuôn mặt, đều nhợt nhạt và tương phản với khung cảnh thiên nhiên xung quanh Cây cối xung quanh nàng cũng có sự đối lập khi Millais đưa vào trong tranh đủ mọi giai đoạn trong quá trình phát triển của chúng từ khi còn xanh tươi cho đến khô quắt và héo tàn, theo đó dải màu cũng được kéo từ xanh cho đến nâu sẫm Chi tiết được đánh giá cao của bức tranh nằm ở những bông hoa trôi trên sông cùng với Ophelia với màu sắc rực rỡ và nổi bật, một vài trong số đó đã được kể tên trong tác phẩm của Shakespear, ngoại trừ hoa anh túc đỏ - tượng trưng cho giấc ngủ và cái chết Mái tóc Ophelia xõa tung với khuôn mặt và hai tay mở rộng mở rộng của nàng nổi lên, trôi theo dòng nước sông Biểu cảm và đôi mắt vô hồn được vẽ trong bức tranh thể hiện sự đầu hàng với số phận của một người phụ nữ giằng xé trong đau khổ tột cùng với một tình yêu không trọn vẹn, trước sự thật người tình thân mến chính là kẻ đã giết chết cha mình Song, bàn tay vẫn nắm lấy vòng hoa của Ophelia cho thấy rằng dù nàng đã hoàn toàn buông bỏ sự sống nhưng vẫn chưa cam lòng để đối diện và hoan nghênh cái chết đến với mình Chính điều này càng tạo nên sự tương phản giữa sự lụi tàn của nàng, nhân vật chính trong bức tranh với khung cảnh thiên nhiên tươi tốt xung quanh
Millais đã dành 11 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần trong suốt 5 tháng để vẽ bối cảnh của bức tranh tại bờ sông Hogsmill ở Ewell trước khi bắt tay vào vẽ hình tượng nàng Ophelia trên mặt nước Người mẫu cho nàng Ophelia trong tranh, Elizabeth Siddal, cũng đã ốm nặng sau thời gian dài ngâm mình trong nước để tái hiện lại cảnh đuối nước trong tác phẩm của Shakespear Bắt đầu từ năm 1951 và hoàn thiện vào năm 1952, quá trình tạo nên tác phẩm “Ophelia” là một hành trình dài mà người nghệ sĩ đã được đền đáp xứng đáng
3
Trang 6Hiện tác phẩm này đang được trưng bày tại Tate Britain hay Bảo tàng Quốc gia London, Anh và được định giá lên đến 30 triệu USD
Hình 2: “The Hireling Shepherd” của William Holman Hunt (1851)
Bức tranh sơn dầu “The Hireling Shepherd” (“Người chăn cừu thuê”) của William Holman Hunt được vẽ với kích cỡ 30.06 x6 43.12 inch trên vải canvas Bức tranh được trưng bày lần đầu tại Bảo tàng Hoàng gia Anh với câu trích trong tác phẩm kịch “King Lear” của Shakespear ở hổi III, cảnh VI viết về một người chăn cừu đang lơ là công việc của mình để bông đùa cùng một cô gái thôn quê xinh đẹp
Trong tranh, người chăn cừu đã bỏ mặc đàn chiên của mình, vui đùa với cô gái thôn quê và trong khi cho cô xem con bướm đêm trong tay mình, người chăn cừu đã choàng tay qua vai của cô gái Trong khi đàn cừu vẫn đang thong dong trên đồng cỏ, hai nhân vật lại đang tiến về phía cánh đồng lúa mì, điều này thể hiện sự xâm lấn về mặt thể xác của người chăn cừu vào khoảng không gian của cô gái trẻ Bức tranh ngập tràn ánh nắng, màu sắc rực rỡ làm nổi bật hơi thở của mùa xuân, nổi bật với bóng râm in xuống bãi cỏ tạo nên mảng tối trong không gian bừng sáng
4
Trang 7dưới ánh nắng mặt trời Cô gái tựa vào vòng tay của người chăn cừu, và mặc dù biểu cảm của cô tương đối khó đoán rõ, song vẫn vô cùng nổi bật với sắc đỏ rực rỡ của tấm váy và màu má ửng hồng
Trong thời gian đầu được trưng bày, bức tranh nhận về nhiều sự chỉ trích khi khắc họa những con người dân chân quê với mái tóc xoăn và khuôn mặt ửng đỏ, sống mà không có những rào cản về mặt thể xác Đáp lại những chỉ trích này, Hunt chỉ ra ý đồ của ông với cặp đôi này, làm cho họ trở thành biểu tượng cho những cuộc tranh luận vô nghĩa khi những giáo lý Nhà thờ giữ chân con người dù cho
“bầy” của họ đang lạc lối vì thiếu đi những kim chỉ nam dẫn đi đúng đường Hunt vẽ bức tranh này trong cùng một khoảng thời gian với việc hoàn thiện bức “Ophelia” của Millais, ông cũng đã dành 5 tháng bên bờ sông Hogsmill để hoàn thiện “The Hireling Shepherd” Ông đến đồng cỏ gần các cánh đồng của trang trại Ewell để tìm ra bối cảnh phù hợp cho bức tranh của mình
Hiện nay, “The Hireling Shepherd” đang được trưng bày tại Phòng trưng bày nghệ thuật Manchester, Anh
5
Trang 8Hình 3: “Work” của Ford Madox Brown (1852 – 1865)
“Work” là tác phẩm tranh sơn dầu được hoàn thiện bởi Ford Madox Brown
theo ủy quyền của nhà sưu tập nghệ thuật Tiền Raphael Thomas Plint với kích cỡ 53.9 x 77.9 inch Bức tranh mô tả khung cảnh đào đường của một nhóm công nhân, xung quanh họ là những người thuộc các thành phần khác nhau, đến từ những tầng lớp khác nhau của xã hội Victoria bấy giờ
Bức tranh đã thể hiện được một cách chân thực và rõ nét một London dưới thời Victoria, nơi các công trình và dự án xây dựng đã trở thành một phần quen thuộc của cuộc sống đang ngày càng trở nên sung túc, đầy đủ hơn Nhân vật chính của bức tranh là những người công nhân rắn rỏi với đôi cánh tay chắc khỏe với chiếc xẻng được nâng cao, thể hiện niềm say mê đối với công việc Chính tinh thần này của họ, cùn với trang phục chỉn chu, để thể hiện rằng công nhân chính là tầng lớp được coi trọng trong xã hội thuộc thời kỳ Victoria khi tư tưởng self-help lên ngôi Tuy nhiên, những người công nhân cường tráng với nhịp độ lao động khẩn trương không phải là đối tượng duy nhất được khắc họa trong tranh mà bên cạnh
họ, những tầng lớp khác trong xã hội cũng được Brown đưa vào “Work”.
Ngược lại với những người công nhân, dù cũng thuộc tầng lớp lao động, có những con người thấp kém như những đứa trẻ mất, người bán hóa lưng gù với trang phục rách nát và cả những người thất nghiệp nằm ngủ bên vệ đường Brown cũng thể hiện trong tranh những con người ở tầng lớp thượng lưu như người phụ
nữ thời thượng cầm dù và nhà truyền giáo, hay hai người đang cưỡi ngựa ở hậu cảnh Tầng lớp tri thức “có vẻ nhàn rỗi nhưng thực chất vẫn là đang làm việc” xuất hiện trong tranh thông qua chân dung của Thomas Carlyle – nguồn cảm hứng chính đằng sau bức tranh, tác giả của những cuốn sách có nội dung chỉ trích các vấn đề xong xã hội bấy giờ và Frederick Maurice - người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội Cơ đốc, người thành lập các cơ sở giáo dục cho công nhân nơi Brown làm việc Tất cả các tầng lớp xong xã hội được thể hiện qua rất nhiều các nhân vật khác nhau trong tác phẩm được vẽ vô cùng chi tiết với màu sắc tươi sáng, với sự tái cấu trúc xã hội dưới góc nhìn chủ quan của nghệ sĩ: quý tộc thượng lưu chìm
6
Trang 9vào hậu cảnh và người lao động tắm mình trong ánh sáng tiền cảnh Và dù Brown không phải một thành viên chính thức của Nhóm Tiền Raphael, song ông vẫn có mối liên hệ với họ thông qua học trò Dante Gabriel Rossetti, và các tác phẩm của ông cũng dự đoán và phản ánh những âu lo về nghệ thuật của nhóm này
Hiện “Work” đang được trưng bày tại Phòng trưng bày nghệ thuật Manchester, Anh Phiên bản thứ hai, nhỏ hơn của tác phẩm này với kích cỡ 26.9 x 39.3 inch hiện nằm trong nằm trong Bảo tàng và Phòng trưng bày Nghệ thuật Birmingham
Về văn học, một cái tên lớn khác trong trào lưu này là nhà văn Oscar Wilde (1854 – 1900) Là tác giả của hàng loạt cuốn cổ tích có giá trị, ông là người luôn tin vào ý tưởng rằng nghệ thuật nên vì cái đẹp trước khi nó là bất cứ điều gì khác,
nó không nên bị ảnh hưởng bởi những tác động đến từ xã hội hay chuẩn mực về đạo đức Ông tin vào sự tự chủ của nghệ thuật và sự tự do của nó khỏi những ràng buộc của các đức tin tôn giáo
II Đặc trưng thẩm mỹ trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael
Trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael chịu ảnh hưởng từ nghệ thuật nước Ý, đặc biệt là nghệ thuật Tiền Phục hưng và nghệ thuật Phục hưng trước khi có sự tác động của Raphael Trong đó đặc biệt phải kể đến chủ nghĩa nhân văn của Phục hưng đã thay đổi quan niệm thời trung cổ, đưa con người quay trở lại vị trí trung tâm của nghệ thuật, trở thành đối tượng của nghệ thuật với vẻ đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần Trong khi đó, Tiền Raphael cũng chịu những sự tác động của nghệ thuật Trung cổ, ví dụ như tranh kính
Quan điểm cốt lõi trong trào lưu Tiền Raphael chính là “nghệ thuật vị nghệ thuật” Theo những nghệ sĩ của trào lưu này, giá trị nghệ thuật nằm trong chính nội tại của nghệ thuật, nghệ thuật là cái đẹp duy nhất, nằm ngoài sự chi phối của đạo đức hay bất cứ sự giáo huấn hay tư tưởng chính trị nào Tại trào lưu này, nghệ thuật đã thoát khỏi những khuôn mẫu sáo rộng được thời kỳ Victoria dập lên con người Ví dụ, nếu xã hội bấy giờ coi những mái tóc đó là bị coi là xấu xí, hư hỏng,
7
Trang 10là một dấu hiệu của phù thủy, thì Dante và những họa sĩ của Tiền Raphael lại coi
đó là đỉnh cao của nhan sắc và đưa vào hàng loạt những tác phẩm hội họa
Hình 4: “Venus Verticordia” của Dante Gabriel Rossetti (1868)
Trong các tác phẩm của Tiền Raphael, ánh sáng và chi tiết là những yếu tố không thể bỏ qua Hội họa của Tiền Raphael ngập tràn ánh sáng với những gam màu rực rỡ với cách sử dụng màu sắc táo bạo theo phong cách Quattrocento của Ý: khi xanh sẽ rất xanh và khi đỏ thì sẽ đỏ vô cùng Các họa sĩ của trào lưu này cũng cực kỳ chú trọng đến những chi tiết nhỏ trong tranh, từ những nếp gấp nhỏ cho đến từng lọn tóc Ngay cả với bố cục dày, sự tỉ mỉ của người họa sĩ vẫn được đảm bảo
để làm nên một tác phẩm đẹp
Thiên nhiên, bên cạnh con người, cũng thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm hội họa Tiền Raphael Ở đó, thiên nhiên được các họa sĩ quan sát tỉ mỉ bằng chính con mắt chủ quan của mình để từ đó khắc họa lại chi tiết trong tranh, không
8
Trang 11phụ thuộc vào những quy tắc, khuôn mẫu học thuật phổ biến trong nghệ thuật kinh viện lúc bấy giờ
Nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của Tiền Raphael đến từ nhiều chủ đề đa dạng khác nhau, từ Kinh thánh, thần thoại, văn học cho đến lịch sử thế giới Chính
vì vậy mà mọi yếu tố trong tranh như quần áo, phụ kiện và bối cảnh luôn được chú trọng trong mỗi tác phẩm Có thể thấy, các tác phẩm kịch của Shakespear trong thời kỳ Phục hưng đã trở thành điểm tựa cho rất nhiều tác phẩm hội họa của Tiền Raphael, trong đó bao gồm “Ophelia” của John Everett Millais đã nêu trên, một tác phẩm mang tính tiêu biểu cho trào lưu nghệ thuật này Ngoài ra, Nhóm Tiền Raphael cũng đề cập đến những vấn đề xã hội nhức nhối trong xã hội Victoria lúc bấy giờ, như mại dâm, tôn giáo, người nhập cư và đồng thời tôn vinh những vẻ đẹp mới lạ ở phụ nữ
Nghệ thuật Tiền Raphael khao khát tìm về nghệ thuật nguyên thủy của nước
Ý, đi ngược lại với những lý thuyết về nghệ thuật được giảng dạy trong xã hội thời bấy giờ - điều mà các nhà sáng lập cho là máy móc và giả tạo Chính vì vậy, giữa những tranh luận về ảnh hưởng của chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Lãng mạn lên trào lưu nghệ thuật này, người viết cho rằng chủ nghĩa Lãng mạn có tác động lớn hơn cả, khi các nghệ sĩ thuộc trào lưu này tìm lại về những giá trị của Phục hưng và Tiền Phục hưng để thoát ly khỏi thực tại xã hội nhiều rối ren
III Nhận định cá nhân về trào lưu nghệ thuật Tiền Raphael
III.1 Về quan điểm nghệ thuật của người nghệ sĩ
Trong trào lưu Tiền Raphael, giá trị cốt lõi trong quan điểm nghệ thuật của người nghệ sĩ chính là niềm khao khát được thoát ra khỏi những lồng giam của những “hình ảnh khuôn sáo”, “cảm xúc rẻ tiền”, “nhân tạo đến hoàn hảo”, “thờ ơ hoàn toàn với vấn đề xã hội và đạo đức” của nghệ thuật kinh viện trong xã hội thời
ký Victoria Chính niềm khao khát này đã cho phép họ làm nên một trào lưu tuy ngắn ngủi nhưng đầy giá trị và có sức sống lâu dài, đưa Tiền Raphael trở thành nền tảng cho nhiều nghệ thuật khác kế thừa và phát huy như những gì trào lưu này đã làm với nghệ thuật Tiền Phục hưng và nghệ thuật Phục hưng giai đoạn đầu
9