LỜI MỞ ĐẦUTừ mô biểu bì bảo vệ bên ngoài đến mô thần kinh phức tạp, mỗi loại mô đều đóng vai trò riêngbiệt, là nền tảng trong lĩnh vực y học vì nó cho phép chúng ta hiểu cấu trúc và chức
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MÊ THUỘT
BỘ MÔN KHOA HỌC CƠ BẢN
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ: “TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÔ, CƠ QUAN VÀ HỆ
CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ NGƯỜI.”
GVHD : Th.S Ngô Văn Phương
Trang 2Đăk Lăk, tháng 11 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÔ 4
I BIỂU MÔ: 4
II MÔ LIÊN KẾT: 6
III MÔ CƠ: 10
IV MÔ THẦN KINH: 10
PHẦN 2: CÁC LOẠI CƠ QUAN VÀ HỆ CƠ QUAN 11
I HỆ VẬN ĐỘNG:: 11
II HỆ THẦN KINH:: 13
III HỆ TIÊU HÓA: 15
IV HỆ NỘI TIẾT: 16
V HỆ TUẦN HOÀN: 17
VI HỆ HÔ HẤP: 18
VII HỆ BÀI TIẾT: 20
VIII HỆ SINH DỤC: 20
IX HỆ BẠCH HUYẾT: 22
X HỆ THỤ CẢM: 23
LỜI CẢM ƠN: 27
HÌNH ẢNH Hình 1 4 Hình 7 18
Hình 2 11 Hình 8 20
Hình 3 13 Hình 9 20
Hình 4 15 Hình10 21
Hình 5 16 Hình11 22
Hình 6 17 Hình12 23
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Từ mô biểu bì bảo vệ bên ngoài đến mô thần kinh phức tạp, mỗi loại mô đều đóng vai trò riêngbiệt, là nền tảng trong lĩnh vực y học vì nó cho phép chúng ta hiểu cấu trúc và chức năng củacác mô và tế bào tạo nên cơ thể chúng ta Kiến thức này rất cần thiết cho việc chẩn đoán và điềutrị bệnh cũng như phát triển những tiến bộ mới trong y học tái tạo
Cơ thể con người là một sự phối hợp kỳ diệu, nhịp nhàng của chuỗi các hệ thống cơ quan bêntrong Các cơ quan khác nhau có thể làm việc cùng nhau để thực hiện cùng một chức năngchung như các bộ phận trong hệ tiêu hóa cùng thực hiện chức năng đào thải chất cặn bã Các hệthống cơ thể con người phối hợp cùng nhau để tạo nên một chức năng hoàn chỉnh Trong cơ thể
có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bàitiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục
“Nội tạng là tập hợp các mô hoạt động cùng nhau vì một mục tiêu chung Mọi cơ quan đều cung cấp một chức năng cho hoạt động hoặc sự tồn tại của con người”
(Lisa M.J Lee, phó giáo sư từ Đại học Y Colorado, cho biết.)
"Tôi coi mỗi xương là một cơ quan và tất cả 206 xương gộp chung lại với nhau, được coi là một hệ cơ quan”
( phó giáo sư Lisa M.J Lee giải thích.)
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI MÔ
*Khái Niệm:
Mô: là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
Trang 5Ở cơ thể người và động vật có 4 loại mô cơ bản: Biểu Mô, Mô Cơ, Mô Liên Kết và Mô Thần
Kinh.
( Hình 1)
I.
BIỂU MÔ ( MÔ BIÊU BÌ ):
1 Định Nghĩa: là một loại mô bao gồm các tế bào nằm lót trong các khoang trống và các bề
mặt của các cấu trúc trong cơ thể hoặc chế tiết Biểu mô gồm nhiều tế bào đa diện xếp sít nhau,liên kết chặt chẽ, khoảng gian bào rất hẹp
2 Đặc Điểm Cấu Trúc:
- Có khả năng tái sinh mạnh (trực phân) để hàn gắn vết thương như biểu bì da, biểu mô dạ con(tử cung)
- Biểu mô có cấu tạo rất chặt chẽ, gồm nhiều lớp và cHihất gian bào rất ít
- Bên trong tế bào có chứa khá nhiều sợi keratin
- Không chứa mạch máu và không có dây thần kinh đi Chất dinh dưỡng thấm qua màng nền đểnuôi biểu mô
Trang 6- Lớp biểu mô có các nhiệm vụ như bảo vệ mô liên kết bên dưới, vận chuyển chất, hấp thu, chếtiết…
- Biểu mô có nguồn gốc từ 3 lá phôi:
+ Lá Ngoài: là nguồn gốc của biểu bì da, giác mạc, biểu mô của các khoang mũi, miệng, hậu
môn…
+ Lá Trong: là nguồn gốc của biểu mô hệ hô hấp, ống tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá…
+ Lá Giữa: là nguồn gốc của lớp nội mô lát mạch máu và mạch bạch huyết, biểu mô các thanh
mạc…
3 Phân Loại:
Có 2 loại biểu mô: Biểu Mô Phủ và Biểu Mô Tuyến
a) Biểu Mô Phủ: biểu mô phủ bề mặt cơ thể, lót các ống, các xoang cơ thể, tạo nên tóc, lông,
móng (keratine)
- Dựa vào cấu tạo hình thái biểu mô phủ được chia thành thành nhiểu biểu mô phủ khác nhaunhư: Biểu mô lát đơn, Biểu mô vuông đơn, Biểu mô trụ đơn,…
b) Biểu Mô Tuyến: là biểu mô làm nhiệm vụ chế tiết các chất, có 2 loại tuyến tiết:
- Tuyến ngoại tiết: là tuyến có ống tiết, chất tiết được chuyên chở theoống tiết ra bề mặt cơ thể
-Bao phủ mặt ngoài cơ thể (da)
-Lót mặt trong các khoang tự nhiên của cơ thể
Trang 7-Hấp thụ và bài xuất: là nơi đầu tiên xảy ra quá trình trao đổi chất giữa môi trường bên trong cơthể (nội môi trường) và môi trường bên ngoài cơ thể.
-Chế tiết (tiết các chất ngoại tiết,chuyển hoá một số chất, tiết ion điện giải, tiết Hormone)
II MÔ LIÊN KẾT:
1 Đặc Điểm, Cấu Tạo:
* Đặc Điểm: Mô liên kết rất đa dạng về hình dạng, cấu tạo, chức năng và là mô phân bố rộng
khắp nhất trong cơ thể
* Cấu Tạo: gồm Tế bào liên kết, chất căn bản và sợi liên kêt.
- Tế bào chế tiết và duy trì tính chất cơ bản của mô;
- Tế bào bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh, hồi phục vết thương Gồm: Đại thực bào, tếbào phì và tương bào
+ Các tế bào liên kết rải rác trong chất nền, có chức năng tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơquan
+ Chất cơ bản: không màu, trong suốt, nằm kín các khoảng trống giữa tế bào và
sợi, thành phần chủ yếu là glycoprotein
+ Sợi gồm các loại:
Trang 82 Phân Loại:
a Mô Liên Kết Thưa (loose connective tissue):
* Định Nghĩa: là loại mô liên kết phổ biến nhất trong cơ thể động vật có xương sống, nằm ngay
dưới biểu mô, thường bao bọc các cơ quan và bao quanh các mao mạch
* Cấu Tạo:
- Có thành phần cấu tạo như mô liên kết chính thức.
- Tế bào chiếm đa số là nguyên bào sợi và đại thực bào
- Mô liên kết thưa dễ co dãn, giàu mạch máu, chống đỡ kém, thường ở dưới lớp tế bào biểu mô
để nâng đỡ các tế bào biểu mô
* Chức Năng: là loại mô liên kết phổ biến nhất trong cơ thể động vật có xương sống, nằm ngay
dưới biểu mô, thường bao bọc các cơ quan và bao quanh các mao mạch
b Mô Liên Kết Sợi (fibrous connective tissue): Gồm nhiều sợi collagen dày đặc tạo thành
những bó sợi nằm song song, có tính rất đàn hồi: gặp ở gân, dây chằng, lớp bì của da và dâytreo dương vật
c Mô sụn (cartilage tissue):
* Đặc Điểm:
- Mô sụn không có: mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh nên khi bị tổn
Trang 9thương thì rất khó và lâu phục hồi Người ta phân biệt 3 loại sụn:
+ Sụn trong: vừa chắc vừa đàn hồi như sụn mũi.
+ Sụn sợi: bền chắc hơn nhưng ít đàn hồi so với sụn trong, gồm sụn bao bọc các
đầu xương, đĩa sụn đệm giữa các đốt sống…
+ Sụn đàn hồi: có khả năng co giãn mạnh mà không bị biến dạng như sụn tai.
+Cốt bào: 1 loại tế bào xương, hình sao, không sinh sản, duy trì chất nền xương.
+Tạo cốt bào: chứa chất hữu cơ, hình đa diện, nhân hình cầu, tạo xương.
+Hủy cốt bào: kích thước lớn,có nhiều nhân,nhiều không bào, nhiều ti thể, bộ Golgi phát triển.
* Cấu Tạo:
Trang 10- Màng xương: lớp ngoài là mô liên kết sợi, lớp trong là các tế bào sinh xương.
- Xương chắc: bao ngoài là màng xương, trong màng xương.
- Xương xốp: do những bè xương bắt chéo nhau chằng chịt tạo nên các khe hở nhỏ chứa tủy
xương
f Mô Máu: là dạng lỏng, bao gồm các tế bào máu và huyết tương.
- Huyết tương là dạng chất lỏng trong suốt, màu vàng nhạt chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong máu,
khoảng 55% tổng thể tích máu
- Tế bào máu gồm: Hồng cầu, Bạch cầu và Tiểu cầu.
III MÔ CƠ:
*Khái niệm: là mô chuyên hóa chức năng co rút, vận động, có nguồn gốc từ lá phôi giữa.
- Người ta phân biệt 3 loại : Mô cơ trơn, Mô cơ vân và Mô cơ tim
+ Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang
+ Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái
+ Cơ tim tạo nên thành tim Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1
nhân
* Chức năng: Co dãn, tạo nên sự vận động.
IV MÔ THẦN KINH:
* Khái Niệm: là một phần cấu tạo nên hệ thần kinh; nằm ở tủy sống, não, hạch và dây thần
kinh Đây là loại mô được hình thành từ ngoại suy bì phôi
* Cấu Tạo:
+ Nơron: gồm phần thân và tua
° Thân nơron có nhân và túi tế bào, hình đa giác
Trang 11° Tua nơron có dạng ngắn và dài khác nhau trong đó tua dài được gọi là sợi trục còn tua ngắngọi là sợi nhánh.
+ Nơron thần kinh gồm:
° Nơron cảm giác giữ nhiệm vụ truyền xung thần kinh đi thần kinh trung ương
° Nơron trung gian đảm bảo duy trì mối liên hệ giữa các nơron và truyền xung thần kinh đi đến
cơ quan phản ứng
+ Tế bào thần kinh đệm: là tế bào cơ bản của hệ thần kinh, gồm nhiều loại khác nhau dựa trênchức năng và cấu trúc của chúng Sự phối hợp giữa các loại tế bào thần kinh đệm giúp cho chứcnăng của hệ thần kinh được kích hoạt
* Chức Năng: tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo
sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường
PHẦN 2: CÁC LOẠI CƠ QUAN VÀ HỆ CƠ QUAN
Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan Nhưng chủ yếu gồm 10 loại:
( Hình 2 )
Trang 12* Chức Năng:
+ Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian
+ Tạo khung → hình dạng nhất định
+ Chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng
+ Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể
* Cơ thể của chúng ta có 4 loại xương khác nhau gồm:
+ Xương dài: Hình dạng xương dài và mỏng Thông qua sự trợ giúp của cơ, các xương này hoạt
động như đòn bẩy cho phép chuyển động
+ Xương ngắn: Xương có hình dạng khối vuông Xương ngắn như xương tạo nên cổ tay, mắt cá
chân
+ Xương dẹt: Bề mặt xương phẳng và rộng Xương dẹt như xương bả vai, xương sườn, xương
ức, xương sọ
+ Xương khác: Các xương này có hình dạng không như 3 loại trên (xương cột sống).
* Vai trò: Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định chỗ bám các cơ giúp cơ thể vận động,
bảo vệ nội quan
2 Hệ Cơ:
- Cơ thân chủ yếu do cơ vân tạo nên
- Cơ tạng do cơ trơn và cơ tim tạo thành các nội quan, riêng cơ tạng phần đầu phát
triển giống cơ thân
- Phần lớn cơ có hình bầu dục, ở giữa phình to, hai đầu thon lại và bám vào xương bởi gân.Ngoài cơ dài, cơ thể còn có cơ rộng
- Dựa vào sự sắp xếp các sợi cơ, có thể chia cơ thành 2 nhóm:
Trang 13+ Các sợi cơ xếp song song hoặc gần song song với trục cơ: nhóm này có khả năng co rút nhiềunhưng lực không lớn như cơ dài, cơ may, cơ thẳng.
+ Các sợi cơ xếp xiên với trục cơ: khả năng co rút bé nhưng lực lớn như cơ gấp ngón cái, cơduỗi các ngón tay, ngón chân
II HỆ THẦN KINH: Gồm 2 loại chính:
thông tin, điều khiển hành vi của cơ thể ở động vật đối xứng hai bên
- Hệ thần kinh trung ương chiếm phần lớn hệ thần kinh, bao gồm não và tủy sống.
a Não: gồm có:
+ Đoan não: gồm 2 bán cầu đại não và các nhân xám nền não Trong có não thất bên Được
phát triển từ phần trước của bọng não trước (ở giai đoạn 3 bọng não)
Trang 14+ Gian não: gồm đồi não, vùng hạ đồi và tuyến yên Trong có não thất III Được phát triển từ
phần sau của bọng não trước (ở giai đoạn 3 bọng não)
+ Trung não: gồm có lồi não và cuống não Trong có cống não Có nguồn gốc từ não giữa.
+ Não trám: gồm cầu não, tiễu não phát triển từ não sau và hành não phát triển từ tủy não Bên
trong có não thất IV
+ Hành não, cầu não và trung não tạo thành thân não.
b Tuỷ sống: (Tủy Gai) do ống thần kinh sinh ra tiền thân ở lớp ngoại bì của phôi thai, trong có
ống trung tâm Gồm:
- Màng tuỷ gai gồm: Màng cứng, màng nhện và màng nuôi.
+ Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ
+ Màng nuôi có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ gai
- Chất xám: Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy gai)
không chứa dịch não tủy Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh gai gai tạonên
- Chất trắng: Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các
đường đi lên và đi xuống.Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy gai đều có bao miêlinbao bọc không liên tục
2 Hệ Thần Kinh Ngoại Biên:
* Định Nghĩa: là một phần của hệ thần kinh, bao gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh bên
ngoài não bộ và tủy sống
a Dây Thần Kinh:
- Có nhiệm vụ dẫn truyền các xung thần kinh cảm giác và vận động, đáp ứng mọi hoạt động của
cơ thể Có thể phân loại dây thần kinh theo nhiều tiêu chí:
Trang 15+ Chiều dẫn truyền: Dây thần kinh cảm giác, vận động, hỗn hợp hay pha.
+ Cấu tạo: dây có vỏ myelin, dây không có vỏ myelin
+ Nguồn gốc xuất phát: Dây thần kinh sọ (12 đôi), dây thần kinh tủy sống (31 đôi)
b Hạch thần kinh (đám rối): ở vùng cổ, thắt lưng và vùng cụt là nơi tập trung
của các dây thần kinh và phát ra các dây thần kinh đến các vùng tương ứng
III HỆ TIÊU HÓA: Gồm 2 loại: Tiêu Hóa Nội Bào và Tiêu Hóa Ngoại Bào.
* Chức Năng: Tiêu hoá và xử lý thức
ăn với các cơ quan: miệng ,tuyến nướcbọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật,tuỵ, ruột, trực tràng và hậu môn
( Hình 4 )
* Vai Trò:
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và loại bỏ chất thải
- Tạo ra năng lượng và các chất cần thiết để duy trì sự sống và hoạt động của các cơ quan kháctrong cơ thể
1 Miệng và hầu họng:
- Miệng là nơi bắt đầu quá trình tiêu hóa Thức ăn được nhai, pha trộn với nước bọt và hấp thụ
một số chất dinh dưỡng
- Hầu họng là đường ống kết nối miệng với dạ dày
2 Dạ dày: _ nơi tiếp tục quá trình tiêu hóa thức ăn
- Nơi tiếp nhận thức ăn từ hầu họng và tiến hành phân giải và trộn chất thức ăn với nước mật vàacid dạ dày để tạo thành chất tiêu hóa
3 Ruột non và ruột già:
Trang 16- Chứa các sợi nhuyễn, nơi tiến vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn và chuyển đổichất thừa thành chất phân
- Ruột già còn hấp thụ nước và các chất khoáng
4 Gan và túi mật:
- Gan sản xuất mật, một chất quan trọng để giúp phân giải chất béo trong thức ăn Mật được lưu
trữ trong túi mật và giải phóng khi cần thiết để giúp tiêu hóa thức ăn
IV HỆ NỘI TIẾT:
* Định Nghĩa:là một hệ thống các tuyến nội tiết không ống
dẫn, với khả năng tiết các chất sinh hoá hormone theomáu chuyển đến và tạo tác động tại những cơ quan kháctrong cơ thể
* Cấu Tạo Hoocmon: là amino acid, acid béo, peptide,
protein, glycoprotein, phospholipid, steroid
* Chức Năng Hoocmon: Không đặc trưng cho loài, có
hoạt tính sinh học cao, mỗi loại hormone chỉ tác dụnglên một cơ quan và một chức năng xác định
* Hệ nội tiết gồm các Tuyến nội tiết như:
- Tuyến dưới đồi: Hormone do thùy trước tuyến yên tiết ra và hormone điều hòa thùy sau tuyến
yên
- Tuyến tùng: Liên quan đến nhịp sinh học.
- Thùy trước tuyến yên: Kích thích sự co bóp của tử cung và các tế bào tuyến vú, làm tăng sự
giữ nước của thận.
( Hình 5 )
Trang 17- Thùy sau tuyến yên: Kích thích sinh trưởng, trao đổi chất, sự tạo và tiết sữa, tạo trứng và tinh
trùng,…
- Tuyến giáp: Kích thích và duy trì sự trao đổi, giảm lượng Calci trong máu.
- Tuyến cận giáp: Tăng lượng Calci trong máu.
- Buồng trứng: Kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung, sự phát triển và giữ những đặc điểm
giới tính thứ sinh nữ, sự phát triển niêm mạc tử cung.
- Tinh hoàn:Hỗ trợ sự tạo thành tinh trùng, kích thích sự phát triển và giữ
những đặc điểm giới tính thứ sinh nam
V HỆ TUẦN HOÀN:
- Hệ tuần hoàn hoàn chỉnh gồm một cơ quan bơm (tim),chất dịch chuyên chở (máu) và hệ ống dẫn (mạch máu)
để làm chức năng tuần hoàn
* Có 2 loại hệ tuần hoàn ở động vật:
- Hệ tuần hoàn hở: các mạch máu không tạo thành một
hệ khép kín
- Hệ tuần hoàn kín: máu chảy liên tục trong hệ mạch,
tách biệt hẳn với các dịch khác của cơ thể
* Có 3 loại mạch máu:
- Động mạch: những mạch dẫn máu từ tim ra, thành dày và đàn hồi.
- Tĩnh mạch: dẫn máu về tim, thành mạch mỏng hơn.
- Mao mạch: liên hệ giữa các động mạch và tĩnh mạch.
( Hình 6 )
Trang 18* Hệ tuần hoàn gồm 3 thành phần chính: Máu gồm huyết tương, các tế bào máu, Hệ mạch máu
- Dẫn truyền khí và trao đổi khí để duy trì sự sống cho cơ thể
- Thực hiện chức năng giao tiếp
- Bảo vệ chống lại nhiễm trùng cho cơ thể
* Hệ Hô Hấp Gồm: Hệ Hô hấp Trên Và Hệ Hô Hấp Dưới.
1 Hệ hô hấp trên:
- Mũi: là cơ quan khứu giác quan trọng, có chức năng làm ẩm không khí và loại bỏ bụi bẩn bằng
lông mũi, chất nhầy của khoang mũi tạo thành một hàng rào bảo vệ chống lại tác nhân gâybệnh