1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trình tự, thủ tục tái thẩm việc dân sự

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình tự, thủ tục tái thẩm việc dân sự
Tác giả Nhóm 05
Người hướng dẫn Ths. Thân Thị Ngọc Bích
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài báo cáo nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 248,88 KB

Nội dung

Theo Điều 351 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy đinh: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:

Ths Thân Thị Ngọc Bích Nhóm 05

Cần Thơ, tháng 4 năm 2023

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TÁI THẨM VIỆC DÂN SỰ

HỌC PHẦN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

MÃ HỌC PHẦN: KL374 KHOA LUẬT

Trang 2

NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 6

GIAI ĐOẠN 1 GỬI QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGHỊ 6

1.1 Tính chất của tái thẩm 6

1.2 Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự 6

GIAI ĐOẠN 2 CHUẨN BỊ XÉT LẠI 10

2.1 Thẩm quyền tái thẩm 10

2.2 Thành phần hội đồng xét xử tái thẩm 10

2.3 Thẩm quyền hội đồng xét xử tái thẩm 11

2.4 Ví dụ về quyết định tái thẩm 12

GIAI ĐOẠN 3 PHIÊN TÒA TÁI THẨM 13

3.1 Thời hạn mở phiên tòa tái thẩm 13

3.3 Những người có quyền tham gia phiên tòa tái thẩm 14

3.4 Thủ tục tiến hành phiên tòa tái thẩm 14

3.5 Phạm vi xét xử tái thẩm 15

3.6 Quyết định tái thẩm 16

KẾT LUẬN 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

Một bản án được xét xử nghiêm minh, công bằng, đúng pháp luật là trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và cũng là mong muốn của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo vệ một cách kịp thời và đúng đắn Tuy nhiên, trên thực tế có tình trạng một số bản án, quyết định dân sự của Tòa

án đã có hiệu lực nhưng vẫn bị phát hiện là có thiếu sót hoặc sai lầm vì những nguyên nhân khác nhau Khi đó, những bản án, quyết định kể trên cần phải được xem xét và sửa chữa theo một thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng quy định Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực không chỉ là yêu cầu đặt ra của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn là sự thể hiện của nguyên tắc công bằng xã hội trong hoạt động xét

xử, đảm bảo cho tất cả các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật tuyệt đối không được trái pháp luật

Trong quá trình tố tụng dân sự, tố tụng hành chính hay tố tụng hình sự thì việc bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng là điều rất quan trọng và được pháp luật quan tâm và có quy định trong các Bộ luật, luật, văn bản pháp luật ban hành kèm theo Do đó, trong tố tụng nói chung và tố tụng dân sự nói riêng thì đều có quy định ngoài việc có 2 cấp xét

xử sơ thẩm và phúc thẩm thì trong thủ tục tố tụng còn có quy định về thủ tục tố tụng giám đốc thẩm và tái thẩm Việc pháp luật có quy định về thủ tục tố tụng tái thẩm để phần nào đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng đối với những vụ án chưa được làm sáng tỏ và bản án, quyết định của Tòa án còn vi phạm một số quy định của pháp luật tố tụng hiện hành Mục đích khi chọn nghiên cứu đề tài về tái thẩm, bài báo cáo nhóm tập trung giải quyết là làm rõ các trình tự, thủ tục tái thẩm việc dân sự Qua quá trình nghiên cứu các quy định pháp luật về các mặt như lý luận, tính chất, đặc điểm, ý nghĩa và thực tiễn thi hành giải quyết các việc Dân sự theo thủ tục tái thẩm nhóm chia trình tự, thủ tục tái thẩm ra làm 03 giai đoạn

cơ bản sau:

Giai đoạn 1, gửi quyết định kháng nghị;

Giai đoạn 2, chuẩn bị xét lại;

Giai đoạn 3, phiên tòa tái thẩm

NỘI DUNG

Trang 5

GIAI ĐOẠN 1 GỬI QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGHỊ 1.1 Tính chất của tái thẩm

Tái thẩm cũng là một thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như giám đốc thẩm Trong đó, Tòa án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị Tuy vậy, việc xét lại này là dựa trên cơ sở phát hiện được tình tiết có tính chất quan trọng của vụ án, chứ không phải trên cơ sở phát hiện sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong giải quyết vụ án

Theo Điều 351 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy đinh: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó”

1.2 Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự

1.2.1 Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Để tiến hành kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án dân sự mà trước đó tòa án và đương sự đã không thể biết được

Các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện được quy định tại Điều 352

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) Theo đó, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi

có một trong những căn cứ sau:

Thứ nhất, mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã

không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

Thứ hai, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của

người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

Thứ ba, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ

sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

Thứ tư, bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình,

kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước

mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ

Như vậy, để xác định căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị

có thể dựa vào những tin tức nhận được của các đương sự, công dân, các tổ chức, cơ quan nhà nước và cả phản ánh của Tòa án Hậu quả của việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc Tòa án xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực và tạm đình chỉ việc thi hành án

Vì vậy, người có thẩm quyền kháng nghị cần xác minh kĩ trước khi đưa ra quyết định

Trang 6

1.2.2 Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Căn cứ theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), người có thẩm quyền kháng nghị là:

Một là, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Hai là, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân

dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm

vi thẩm quyền theo lãnh thổ

Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án và có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Việc quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tiến hành khi đã kháng nghị hoặc trong quyết định kháng nghị

Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm không được tuỳ tiện làm mất tính ổn định của bản án, quyết định Hơn nữa, để nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ những người đó mới có quyền kháng nghị yêu cầu tòa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm Căn cứ quy định tại Điều 353 BLTTDS thì khi phát hiện được tình tiết mới đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ

có quyền phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị Trong trường hợp phát hiện tình tiết là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát, tòa án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị biết để họ xem xét việc kháng nghị

1.2.3 Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định được cho là không đúng với thực tế khách quan do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà trước đó Tòa án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ việc dân sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có thể trở thành đối tượng kháng nghị tái thẩm bao gồm:

Trang 7

Một là, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo,

kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm nhưng đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị;

Hai là, bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;

Ba là, quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm, trừ quyết định giám

đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Những bản án, quyết định là đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án không có sai lầm, vi phạm pháp luật Nếu không phát hiện ra được những tình tiết quan trọng của vụ án dân sự mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án và không xác định được mối liên quan của nó với việc ra bản án, quyết định thì những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn được coi là đúng đắn

Quyết định của Hội đồng tái thẩm sẽ có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng tái thẩm ra quyết định và khi đó mặc dù đã được tiến hành theo thủ tục tái thẩm nhưng quyết định tái thẩm đó vẫn có thể bị kháng nghị nếu có những căn cứ do pháp luật tố tụng dân sự quy định Ngoài ra, cần lưu ý rằng quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sở dĩ không bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là bởi vì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc xét lại sẽ chỉ được thực hiện theo một thủ tục đặc biệt quy định tại Chương XXII của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

1.2.4 Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Để đảm bảo tính ổn định và kịp thời sớm khắc phục những sai sót thì việc kháng nghị cần được tiến hành trong một thời hạn nhất định Theo quy định tại Điều

355 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Cần lưu ý rằng, thời điểm bắt đầu tính thời hạn tức là tình tiết mới được phát hiện chỉ có ý nghĩa khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhận được nguồn tin đó và bắt đầu tính thời hạn, chứ không phải ngày đương sự hay một cơ quan, tổ chức nào khác phát hiện được những tình tiết mới đó

Để tránh việc giải quyết yêu cầu kháng nghị một cách không cần thiết, pháp luật quy định việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị Theo đó, người đã kháng nghị tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị; có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa tái thẩm Việc quy định chỉ cho phép thay đổi, bổ sung kháng nghị khi

Trang 8

chưa hết thời hạn kháng nghị mà không quy định thêm về việc các quy định được thực hiện quá hạn Việc này thể hiện được trách nhiệm và cần tính chính xác cao khi đưa ra quyết định của những người có thẩm quyền vì hậu quả của quyết định kháng nghị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vụ án cũng như là đương sự và cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xét xử ra quyết định trước đó

Thủ tục giải quyết trong trường hợp người đã kháng nghị rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa tái thẩm được áp dụng tương tự như quy định đối với giám đốc thẩm tại khoản 3 Điều 335 Bộ luật Tố tụng dân sự năm

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019): Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án tái thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử tái thẩm Đồng thời, Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định việc thay đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng quyết định Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều

336 của Bộ luật Tố tụng dân sự

1.2.5 Hình thức kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị

Việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được tiến hành bằng văn bản

Căn cứ theo Điều 336, Điều 357 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi,

bổ sung năm 2019), quyết định kháng nghị tái thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển

hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền tái thẩm

Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền tái thẩm

Trang 9

GIAI ĐOẠN 2 CHUẨN BỊ XÉT LẠI 2.1 Thẩm quyền tái thẩm

Tái thẩm và giám đốc thẩm tuy khác nhau về kháng nghị để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng cả hai đều là thủ tục đặc biệt của Luật Tố tụng dân sự nhưng mục đích chung đều nhằm kiểm tra tính đúng đắn của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Do đó theo Điều 357 BLTTDS đã đồng nhất các quy định thủ tục của tái thẩm được thực hiện giống thủ tục giám đốc thẩm

Theo quy định tại Điều 354 BLTTDS thì Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của

TA khác khi xét thấy cần thiết Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ

Hiện nay, để phù hợp với các quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 337 Điều 357 BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền tái thẩm giống như thủ tục giám đốc thẩm Như vậy, theo quy định mới của BLTTDS năm 2015 thì thẩm quyền tái thẩm thuộc về TAND tối cao và TAND cấp cao, còn Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không thực hiện nhiệm vụ tái thẩm

2.2 Thành phần hội đồng xét xử tái thẩm

Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm: 03 thẩm phán đối với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện

có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Đối với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 03 thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao xét xử tái thẩm gồm toàn thể uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao

Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 05 thẩm phán đối với bản án, quyết định của TAND cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TANDcấp cao có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 05 thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tái thẩm gồm toàn thể Hội đồng thẩm phán TANDTC

Trang 10

Việc uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao tổ chức xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 03 thẩm phán hay toàn thể uỷ ban thẩm phán TAND cấp cao do Chánh án TAND cấp cao xem xét, quyết định Việc Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử tái thẩm bằng hội đồng xét xử gồm 05 thẩm phán hay toàn thể Hội đồng thẩm phán TANDTC do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định

2.3 Thẩm quyền hội đồng xét xử tái thẩm

Căn cứ vào mục đích, tính chất của tái thẩm dân sự, Điều 356 BLTTDS quy định khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm, Hội đồng tái thẩm có thẩm quyền sau:

Thứ nhất, không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã

có hiệu lực pháp luật Nghĩa là, đối với trường hợp việc kháng nghị tái thẩm của

người có thẩm quyền là không có căn cứ và trường hợp bản án, quyết định bị kháng nghị là đúng đắn thì Hội đồng tái thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Trong trường hợp này bản

án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

Thứ hai, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung Có thể thấy đây là trường hợp mà có cơ sở để xác định việc

kháng nghị tái thẩm là có căn cứ Nghĩa là quyết định của tòa án trong các bản án, quyết định bị kháng nghị giải quyết vụ án không phù hợp với thực tế khách quan của

nó, không đúng pháp luật thì Hội đồng tái thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại

vụ án Tòa án xử lại vụ án phải tiến hành giải quyết vụ án như đối với vụ án mới Trong quá trình giải quyết lại vụ án, tòa án phải tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật tố tụng dân Điều này lý giải tại sao Hội đồng tái thẩm phải huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại mà không thể xét xử phúc thẩm lại như thủ tục giám đốc thẩm Đối với thủ tục tái thẩm, nếu xác định có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án thì phải xử lại vụ án đó như đối với án mới nên phải xét

xử sơ thẩm lại Khi hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại vụ án dân sự, Hội đồng tái thẩm có thể hướng dẫn tòa án cấp dưới xử lại vụ

án về những vấn đề cần thiết Tuy nhiên, khi giải quyết lại vụ án tòa án cấp dưới vẫn phải căn cứ vào pháp luật và thực tế khách quan của vụ án mà quyết định Bản án, quyết định của tòa án xét xử lại vụ án cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm

Thứ ba, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án.

Khi có các căn cứ đình chỉ vụ án quy định tại Điều 192 BLTTDS hiện hành thì Hội đồng tái thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án Đó là những căn cứ sau:

Ngày đăng: 03/11/2024, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w