Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh - Suốt chặng đường 30 năm đi tìm đường cứu nước, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, vừa tham gia trực tiếp các phon
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CHỦ ĐỀ Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân? Lấy ví dụ và làm rõ biểu hiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân trong hoạt
động thực tiễn hiện nay.
Trang 2Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá
ST
T Họ tên
Mã sinh
Hạn hoàn thành
Đánh giá
1 Nguyễn Thị Mai 202260203
7
Lời thuyết trình, thuyết trình mục:
I.3, II, III, IV, (*)
sơ đồ tư duy
04/04/2024 7h tối
08/04/202 4
Hoàn thành tốt
2 Trương Quỳnh Mai 202260641
5
Powerpoint 04/04/2024 7h tối
08/04/202 4
Hoàn thành tốt
5
Nội dung: I.3, Liên hệ, Tổng kết
04/04/2024 7h sáng
07/04/202 4
Hoàn thành tốt
4 Hoàng Đình Minh 202260102
4
Nhóm trưởng:
Phân chia nội dung, tổng hợp chỉnh sửa nội dung, bảng phân chia công việc, đánh giá
04/04/2024 10h tối
10/04/202 4
Hoàn thành rất tốt nhiệm vụ
2
Lời thuyết trình, thuyết trình I.1, I.2, (*) câu hỏi củng cố
04/04/2024 7h tối
08/04/202 4
Hoàn thành
5
Nội dung:
Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân, vì dân (Mục I.1, I2)
04/04/2024 7h sáng
07/04/202 4
Hoàn thành
Nghĩa
202260582 4
Tìm câu hỏi củng
cố, trả lời câu hỏi phản biện nhóm 1-3-7
04/04/2024 Câu hỏi
củng cố: 7h sáng
07/04/202 4
Câu hỏi phản biện:
Hoàn thành
Trang 38h tối 10/04/202 4
8 Phạm Thị Bích Ngọc 202260605
7
Tìm câu hỏi củng
cố, trả lời câu hỏi phản biện nhóm 2-4-6
04/04/2024 Câu hỏi
củng cố: 7h sáng
07/04/202 4
Câu hỏi phản biện:
8h tối 10/04/202 4
Hoàn thành
9 Phạm Hồng Nhung 202260226
1
Powerpoint 04/04/2024 7h tối
08/04/202 4
Hoàn thành tốt
10 Nguyễn Thị Kim
Oanh
202260464 4
Nội dung: II 04/04/2024 7h sáng
07/04/202 4
Hoàn thành
Trang 4( xin chào thầy và các bạn, em- tên… em xin thay mặt cho nhóm 5 trình bày
về bài thuyết trình của chúng em Trước khi vào bài em xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy và các bạn chúc các bạn sẽ có 1 buổi học hiệu quả cùng nhóm chúng mình )
Với chủ đề: Phân tích quan điểm của HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy ví dụ và làm rõ biểu hiện Nhà nước của dân, do dân và vì dân trong hoạt động thực tiễn hiện nay
Nhóm chúng mình chia nội dung thành 4 phần như sau:
P1: Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân, vì dân
P2: Biểu hiện nhà nước của dân, do dân và vì dân trong hoạt động thực tiễn hiện nay
P3: Liên hệ
P4: Tổng kết và củng cố
I Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân, vì dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân do dân và vì dân được hình thành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và được áp dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
( Vậy Tư Tưởng HCM về nhà nc của dân, do dân và vì dân đc hình thành từ khi nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về phần 1…)
1 Sự hình thành tư tưởng HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
a Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
- Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như: tinh thần đoàn kết, tương thân- tương ái, yêu thương thiên nhiên và con người, chăm chỉ lao động, lạc quan yêu đời, ý chí đấu tranh anh dũng, tự lực, tự cường, thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần Việt Nam
- Hồ Chí Minh viết: "Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba"
b Tinh hoa văn hóa nhân loại: ở phương Đông và phương Tây
- Cùng với chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông và phương Tây Người đã tiếp thu và kế thừa có phê phán tư tưởng dân chủ, nhân văn của văn hóa Phục hưng, thế kỷ ánh sáng, của cách mạng tư sản phương Tây như Pháp, Mỹ, Anh; những giá trị tư tưởng của Nho giáo, kiêm ái của Mặc gia, thuận theo tự nhiên của Lão gia, từ bi bác ái của nhà Phật đã góp phần hình thành nên
tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước vì con người, một nhà nước của dân, do dân
và vì dân
c Chủ nghĩa Mác - Lênin
Trang 5- đồng chí Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản
- Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác- Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của loài người để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
- Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh "Không có chủ nghĩa Mác- Lênin thì cũng không có tư tưởng Hồ Chí Minh sánh ngang tầm thời đại và giải quyết được những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam"
d Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh
- Suốt chặng đường 30 năm đi tìm đường cứu nước, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin, vừa tham gia trực tiếp các phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động, Người đã tích lũy được những tri thức và kinh nghiệm phong phú, từng bước hình thành tư tưởng lý luận và phương pháp cách mạng của mình
- Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nét nổi bật, đặc sắc thuộc về bản chất khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh Mọi luận điểm của Người đều là những khái quát lý luận từ thực tiễn chính trị- xã hội, được phân tích trên quan điểm lịch sử- cụ thể, quan điểm toàn diện, hệ thống và phát triển
e Trí tuệ và phẩm chất chính trị của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là hiện thân của trí tuệ, phẩm chất đạo đức và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam- người lịch thiệp, có lối sống và phong cách giản dị, giàu lòng nhân ái, lại rất thông minh, sắc sảo, nhạy bén về chính trị, rất ham học hỏi,
có tư duy độc lập, sáng tạo, có trí tuệ uyên bác, kiến thức sâu rộng, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới
- Đối với Người, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân là mục đích duy nhất trong mọi suy nghĩ cũng như hành động của Người Từ những suy nghĩ đó mà trong mọi hành động cũng như việc làm, Người luôn luôn đặt địa vị và quyền lợi của nhân dân lên trên hết, trước hết Người rất gương mẫu và cũng luôn căn dặn, giáo dục cán bộ, đảng viên phải kính dân, trọng dân, yêu dân, gần dân, học dân, tin tưởng vào trí tuệ và lực lượng của dân Nét đặc biệt trong phong cách chính trị Hồ Chí Minh là luôn gần gũi với nhân dân, lắng nghe ý kiến của quần chúng, quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân
Kết luận:
(Qua đó chúng ta có thể thấy được) Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân là một di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam Nó là kim chỉ nam cho công cuộc xây dựng và phát triển nhà nước Việt Nam trong hiện tại và tương lai
Trang 62 Quan điểm Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân do dân, vì dân
a, Nhà nước của nhân dân
- Theo Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ủy ban biên soạn ghi: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo’’
- Theo Điều 32 Hiến pháp 1946 quy định: “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết ”, thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta
- Theo Điều 20 Hiến pháp 1946 quy định: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”
=>Vậy: Nhà nước của dân thì dân làm chủ, người dân có quyền kiểm soát nhà nước và được hưởng mọi quyền dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì pháp luật không cấm, và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật
- Nhà nước phải bằng mọi nỗ lực, hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân
VD:
(Hình ảnh1) Nhân dân bầu cử Quốc hội và các cơ quan Hội đồng nhân dân
- (Hình ảnh 2) Nhân dân tham gia vào các hình thức dân chủ trực tiếp như hội nghị nhân dân, trưng cầu dân ý
=>2 hình ảnh trên cho ta thấy rằng
“Mọi công dân đều được bầu cử ra người đại diện của mình làm việc trong cơ quan nhà nước, qua đó lựa chọn ra những người đại diện mình để xây dựng đất nước”
=> Nhà nước ta là 1 nhà nước của dân mọi quyết định đều do nhân dân mà ra
b, Nhà nước do dân
- Nhà nước phải do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình Nhà nước đó
do dân ủng hộ,giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động vận hành bộ máy để phục vụ nhân dân, nhà nước đó do dân phê bình xây dựng và giúp đỡ
- Người nói: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”
- HCM cũng khẳng định nước ta là nước dân chủ- nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ có quyền lợi lm chủ và cũng phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân giữ đúng đạo đức công dân
VD:
(Dưới đây là hình ảnh cuộc) Bầu cử Quốc hội khóa XV (2021) có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,68%, thể hiện ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước.Tại chương trình kỳ họp thứ 3, quốc hội khóa XV Nghị quyết của Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách chức đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhiệm kỳ 2021-2026 ( kết quả này được quyết định do các phiếu bầu của các đại biểu và cử tri dự đại hội) 451 đại biểu tham gia
Trang 7biểu quyết trong đó, có 444 đại biểu tán thành, có 2 đại biểu không tán thành, có 5 đại biểu không biểu quyết
=>Các cuộc bầu cử tổ chức để chọn ra các đại diện cho dân cử vào Quốc hội Trong quá trình bầu cử, người dân có quyền lựa chọn và bỏ phiếu cho ứng cử viên mà
họ tin tưởng và muốn đại diện cho mình trong quốc hội
=> đó là Biểu hiện của nhà nước do dân trong trường hợp này là người dân có quyền lựa chọn đại diện của mình thông qua cuộc bầu cử Những quyết định quan trọng của quốc gia được đưa ra bởi những đại diện đã được bầu chọn bởi dân, chứ không phải do một nhóm nhỏ người đứng đầu hoặc một cá nhân đơn lẻ quyết định
c, Nhà nước vì dân
- Là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không
có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng mô hình Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, với tiêu chí hàng đầu là Nhà nước vì dân, vì cuộc sống ấm
no, hạnh phúc cúa nhân dân
- Trách nhiệm của Nhà nước là nhằm thảo mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, mà trước hết là: “ Làm cho dân có ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân
có chỗ ở Làm cho dân có học hành” “ Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm; việc
gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”
- Định hướng xuyên suốt của quan điểm vì dân là phải luôn đặt lợi ích của dân lên hàng đầu, nhân dân thụ hưởng cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần
VD:
(Trên đây là hình ảnh về Chương trình Trao yêu thương - nhận nụ cười diễn ra
ở tỉnh YB nhằm ) trợ cấp, giúp đỡ những người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn (Qua chương trình này thì) Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 58% (1993) xuống còn 2,75% (2023) ? ( và đã giúp cho Hơn 10 triệu hộ nghèo tại đó ) đã được thoát nghèo
( xin chào thầy và các bạn, em- tên… sẽ tiếp tục bài thuyết trình của nhóm 5, chúng ta sẽ đi đến phần 3 nhỏ của mục I, đó là )
3 Lý giải vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân
a) Nhà nước của dân, do dân, vì dân là kết quả vận động hợp quy luật của xã hội
- (như các bạn đã biết qua môn triết học và pháp luật đại cương, nguồn gốc ra đời của nhà nước là do sự vận động quy luật xã hội
sự xuất hiện công cụ lao động -> phân chia lao động trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, kẻ làm được nhiều hưởng nhiều: cuộc xâm chiếm, cướp bóc của cải của nhau, phân bổ của cải ko đều -> phân hóa giai cấp xã hội, sự xuất hiện chế độ tư hữu
Trang 8-> 1 giai cấp lớn mạnh nhất sẽ lên nắm quyền hành nhà nước Nhà nước mang bản chất xã hội và giai cấp, mỗi chế độ nhà nước do 1 giai cấp thống trị đại diện)
➔ chiếm hữu nô lệ - giai cấp chủ nô đại diện;
➔ phong kiến - giai cấp phong kiến đại diện
➔ địa chủ; tư bản - giai cấp tư sản đại diện
➔ nhà nước xã hội chủ nghĩa - do giai cấp vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản làm đại diện
(mà) Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của giai cấp công nhân - có sứ mệnh: xóa
bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và nhân loại khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội Cộng sản chủ nghĩa văn minh, “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới”
-> Mục tiêu và lợi ích căn bản của giai cấp công nhân phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động
=> Ở giai đoạn xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là phù hợp với quy luật và lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin
b) Nhà nước của dân, do dân, vì dân là sự lựa chọn lịch sử Việt Nam
- 1958, thực dân Pháp biến nước ta thành thuộc địa của chúng: nhân dân ta bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, cuộc sống lầm than, cơ cực -> Tình cảnh đó đã thôi thúc phong trào đấu tranh kháng Pháp nổ ra ở khắp nơi, điển hình như: cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng (1885 - 1895), khởi nghĩa Yên Thế (1887 - 1913),
(hay các phong trào mang cốt cách phong kiến như Cần Vương của vua Hàm Nghi & Tôn Thất Thuyết (), phong trào dân chủ của Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh (), phong trào cách mạng tư sản của Nguyễn Thái Học () trước khi có Đảng, )
-> Do đường lối, phương pháp, mục tiêu không phù hợp nên đều bị đàn áp đẫm máu
- Cách Mạng T8-1945 thành công, các tầng lớp nhân dân ta luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, đoàn kết, thống nhất, tạo ra sức mạnh tổng hợp, lập lên những kỳ tích mang tầm thời đại, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Trang 9(- đến 30/8 vua Bảo Đại thoái vị tảo lại quyền hành đất nước cho Chính phủ Viêt Nam lâm thời
- 2/9, tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, đây là nhà nước độc lập của toàn dân)
c) Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là nguyện vọng của nhân dân, phù hợp thực tiễn nước ta
(với nguyện vọng có một Đảng lãnh đạo) ngày 06/01/1946, (lần đầu tiên) mỗi người dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên được tự tay cầm lá phiếu bầu ra Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước kiểu mới và bước vào cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
(thực tế nước ta) 1946-1975, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã thay nhau xâm lược nước ta
- Với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng và Nhà nước đã tập hợp, lãnh đạo Nhân dân ta đoàn kết “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” Tiêu biểu là: Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) (thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp) và Đại thắng Mùa Xuân (30/4/1975) (đánh dấu thắng lợi trong kháng chiến chống Mỹ)
=> Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
( Và để làm rõ những quan điểm trên của Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ đi tìm hiểu một vài ví dụ chi tiết cụ thể hơn cho thấy thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân.)
II Biểu hiện nhà nước của dân, do dân và vì dân trong hoạt động thực tiễn hiện nay
a) Nhà nước của dân
- Điều 2 hiến pháp 2013 từng khẳng định:
" Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức"
Trang 10- Nhà nước của dân là nhà nước trong đó dân là chủ, dân làm chủ.(theo đó thì người dân được biết, được giám sát, bàn luận, được kiểm tra và tham gia các hoạt động chung của đất nước và xã hội, được phát biểu ý kiến, mong muốn như một “ông chủ” thực hiện chủ quyền của mình; được thừa hưởng các quyền tự do theo khuôn khổ pháp luật)
Dưới đây là một số ví dụ biểu hiện Nhà nước của dân:
+ Quyền bình đẳng trong xã hội: Người dân được hưởng quyền bình đẳng trong xã hội, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, tôn giáo
+ Quyền tự do ngôn luận và tự do đi lại: Người dân có quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại1
+ Quyền bầu cử và ứng cử: Người dân có quyền bầu cử, ứng cử
+ Quyền và nghĩa vụ học tập, lao động cống hiến cho xã hội: Người dân có quyền và nghĩa vụ học tập, lao động cống hiến cho xã hội
+ Hưởng đầy đủ chế độ, chính sách xã hội của nhà nước về văn hóa, y tế, giáo dục: Người dân được hưởng đầy đủ chế độ, chính sách xã hội của nhà nước về văn hóa, y
tế, giáo dục
+ Nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý về các vấn đề quan trọng của đất nước để mỗi người dân đều được đóng góp ý kiến nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước
(-> thể hiện dân là chủ và có quyền hành trong đất nước của mình.)
- Ngày 23/5/2021 là ngày hội lớn toàn dân Mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình bầu ra đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2021 - 2026