1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu những Định hướng Để nước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế,chính trị,xã hội, mà Đại hội Đảng lần thứ vi (121986 )

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu những định hướng để nước ta từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội, mà Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986)
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng
Thể loại Seminar
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 158,06 KB

Nội dung

và phát triển đường lối cải tạo XHCN của TW 14 Khóa II 1958 – 1960, Đại hội III 1960, Đại hội IV 1976, Đại hội V 1982 xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

Hà nội,năm 2024

Trang 2

và phát triển đường lối cải tạo XHCN của TW 14 (Khóa II) 1958 – 1960, Đại hội III (1960), Đại hội IV (1976), Đại hội V (1982) xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã

Trang 3

hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.Cơ chế này học tập kinh nghiệm của Liên Xô, phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ chiến tranh, Trên thế giới cũng chưa có nước nào xây dựng thành công CNXH hơn Liên Xô

và các nước XHCN ở Đông ÂuTuy nhiên, sau năm 1975, khi đã kết thúc chiến tranh Đảng ta vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này là một sai lầm nghiêm trọng.Dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài 20 năm (1976 - 1996).Trong khi

đó Liên xô lâm vào con đường khủng hoảng, cải cách của Gorbachev không thành công gây nguy cơ sụp đổ hệ thống XHCN.Từ những năm 1980 họ cắt viện trợ cho VN đẩy nước ta vào nước đường cùng Nên cần đổi mới đi tiếp, không đổi mới sẽ dừng lại Vì vậy Đại hội VI (12/1986) diễn ra trong bối cảnh như vậy nên đã đề ra quyết tâm chính trị “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy”

Trang 4

NỘI DUNG

1 Chính sách phát triển kinh tế trong Đại hội VI

1 Trong chính sách kinh tế

1.1 Trong bố trí cơ cấu kinh tế

* Bố trí cơ cấu kinh tế dập khuôn mô hình của nước Nga (Liên Xô cũ),một cơ cấu kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp không phù hợp với thực tiễn kinh tế xã hội Việt Nam lúc đó đã được áp dụng:

Về cơ cấu ngành: Coi trọng quá mức phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, nền kinh tế Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt là các ngành công nghiệp như thép, than, và quốc phòng không chú ý đúng mức đầu tư phát triên ngành nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, công nghiệp không phục vụ nông nghiệp Điều này dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các lĩnh vực này, tuy nhiên, lại bỏ qua các ngành công nghiệp nhẹ và tiêu dùng, dẫn đến thiếu hụt hàng hóa cơ bản cho dân chúng

Trang 5

Về cơ cấu sản xuất và đầu tư: Đặt ra chi tiêu kế hoạch quá cao về xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất, không coi trọng đúng mức việc khôi phục và sắp xếp lại nền kinh tế Đầu tư thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, hiệu quả đầu tư thấp Tuy nhiên mô hình kinh tế này đã gặp nhiều khó khăn vào những năm cuối cùng, với tình trạng thiếu hụt hàng hoá, lạm phát và kém hiệu quả kinh tế Nguyên nhân sâu xa của các khiểm khuyết là tư tưởng nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, và sử dụng một cơ chế kinh tế kém hiệu quả Chỉ thiên về xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Nông nghiệp chưa thực sự được coi là mặt trận hàng đầu Không kiên quyết đình hoãn những công trình chưa thật cấp bách và kém hiệu quả

*Bố trí lại cơ cấu kinh tế, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư:

Muốn đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý

Trang 6

Trong đó dành vị trí hàng đầu cho nông nghiệp Chuyển từ ưu tiên công nghiệp nặng sang phát triển hài hoà giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Nhà nước ta đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nên kinh tế thị trường xã hội chũ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cho phépcác thành phần kinh tế khác cùng tham gia phát triển kinh tế và cạnh tranh

Nhà nước đã khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nhà nước,

tư nhân, tập thể và vốn đầu tư nước ngoài Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, góp phần tạo động lực và linh hoạt cho nền kinh tế Xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm tại các vùng kinh tế chiến lược để thúc đẩy phát triển vùng Chú trọng phát triển các ngành mũi nhọn như dầu khí, điện tử, dệt may, nông nghiệp xuất khẩu

Khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, tài chính, viễnthông và các ngành kinh tế tri thức như công nghệ thông tin để tăng cường giá trị gia tăng và nâng cao chất lượng tăng trưởng Nên đẩy mạnh

Trang 7

giao thương quốc tế, tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) Chính sách nàygiúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và tiếp cận nguồn vốn, côngnghệ hiện đại.

1.2 Trong cơ chế quản lý:

*Trước thời kỳ đổi mới:

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp tràn lan nhiều năm đã không tạo được động lực phát triển, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ

ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội Chưa chú ý đầy đủ đến quan hệ hàng hóa - tiền tệ và hiệu quả kinh tế Đẻ ra nhiều bộ máy quản lý cồng kềnh, những bộ máy quản lý kém năng động, không thạo kinh doanh, quan liêu cửa quyền

Trì trệ, chậm đổi mới, việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo một số quan niệm cũ, tiêu chuẩn

Trang 8

không đúng đắn, mang nặng tính hình thức, không xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của công việc Cách làm thiếu quy hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng.Mang nặng chủ nghĩa quan liêu, lời nói không đi đôi với việc làm, không tuân thủ quy trình làm việc và ra quyết định, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp duói phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương

=> Cơ chế cũ gắn liền với tư duy kinh tế dựa trên những quan niệm giản đơn

về chủ nghĩa xã hội, mang nặng tính chất chủ quan, duy ý chí

* Những điểm mới:

Xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế Sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa, tiền tệ.Xóa bỏ tình trạng ngăn sông, cấm chợ, chia cắt thị trường theo địa giới hành chính.Tinh gọn và cải thiện bộ máy quản lý, xá bỏ bộ máy quản lý cồng kềnh, giảm quan liêu cửa quyền và khuyến khích năng lực kinh doanh trong khu vực nhà nước

Trang 9

=> Đổi mới cơ chế quản lý là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến

bộ và cái lạc hậu

1.3 Trong cải tạo XHCN

*Trước đổi mới năm 1986

Kế thừa và phát triển đường lối cải tạo XHCN của TW 14 (Khóa II)

1958 – 1960, Đại hội III (1960), Đại hội IV (1976), Đại hội V (1982) xác địnhđường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: “Nắm vữngchuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động;tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cáchmạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa trong đó cách mạngkhoa học kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa lànhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độlàm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa,xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏchế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề caocảnh giác, thường xuyên củng cố nhiệm vụ quốc phòng, giữ gìn an ninh chính

Trang 10

trị và trật tự xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập,thống nhất và xã hội chủ nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhândân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” Đường lối chung trên đây đã chỉ đạo mô hình phát triển tổng quát theo

cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp ở nước ta suốt thời kỳ trước đổimới 1958 -1985

Cơ chế này học tập kinh nghiệm của Liên Xô, phù hợp và đáp ứngyêu cầu trong thời kỳ chiến tranh Tuy nhiên, sau năm 1975, khi đã kết thúcchiến tranh Đảng ta vẫn tiếp tục duy trì cơ chế này là một sai lầm nghiêm trọng,

đã dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài 20 năm (1976 - 1996)

*Sau đổi mới:

Chấp nhận kinh tế nhiều thành phần: Trước Đổi Mới, nền kinh tế chủ yếudựa trên sở hữu nhà nước và tập thể Tuy nhiên, từ Đổi Mới, Việt Nam bắt đầuchấp nhận và khuyến khích sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, bao gồmkinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài Điều này giúp tăng cường sự linh hoạt và khả năng phát triển của nềnkinh tế

Trang 11

Phát huy vai trò của thị trường trong phân phối nguồn lực: Trước ĐổiMới, Việt Nam theo đuổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phân phối cácnguồn lực dựa trên kế hoạch nhà nước Sau Đổi Mới, các yếu tố thị trường nhưcung cầu, giá cả đã được coi trọng hơn trong việc điều phối nền kinh tế Nhànước vẫn giữ vai trò điều tiết, nhưng các doanh nghiệp và người dân có nhiềuquyền tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh.

Đổi mới doanh nghiệp nhà nước: Trong giai đoạn cải cách, Việt Namtiến hành tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả Nhiềudoanh nghiệp nhà nước không hiệu quả đã được cổ phần hóa, hoặc chuyển đổithành các loại hình kinh tế khác phù hợp với nhu cầu thị trường

Khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài: Trước Đổi Mới, đầu tư nướcngoài bị hạn chế, nhưng sau Đổi Mới, chính phủ đã thay đổi thái độ, tạo điềukiện để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) Điều này đã góp phầnquan trọng trong việc cải thiện hạ tầng, tạo công ăn việc làm và chuyển giaocông nghệ

Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Một trong những điểm mới lớnnhất là chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế với quốc tế Việt Nam đã gia nhập

Trang 12

các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO và tham gia nhiều hiệp định thương mại

tự do song phương và đa phương Điều này giúp Việt Nam mở rộng thị trường,thu hút đầu tư, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh chóng

Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và nông nghiệp: Trước Đổi Mới,kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp không được coi trọng,thậm chí bị hạn chế Tuy nhiên, sau Đổi Mới, kinh tế tư nhân và hộ gia đìnhnông dân đã được phát triển và hỗ trợ mạnh mẽ hơn, giúp cải thiện đời sống củangười dân và tăng năng suất trong nông nghiệp

Những thay đổi này đã tạo ra bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam,giúp tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, giảm nghèo đói và nâng cao đời sống củangười dân Đây là những cải cách sâu rộng và toàn diện so với thời kỳ trước ĐổiMới

=>>>Những thay đổi này đã tạo ra bước ngoặt cho nền kinh tế Việt Nam, giúptăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, giảm nghèo đói và nâng cao đời sống của ngườidân

2 Trong xây dựng nhà nước

Trang 13

Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, diễn ra vào tháng 12 năm 1986,

đã đặt ra một quyết tâm chính trị vô cùng quan trọng, đó là “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy” Trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị, và xã hội, việc định hướng

và thực hiện những cải cách lớn đã trở thành yếu tố quyết định giúp Việt Nam từng bước vượt qua khủng hoảng và đặt nền móng cho sự phát triển bền vững sau này

* Định hướng quyết tâm chính trị:

Trước trạng thái giằng co giữa xu hướng đổi mới và xu hướng bảo thủ, Đại hội VI khẳng định dứt khoát “đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn” đối với nước ta hiện nay; phải đổi mới toàn diện trước hết là đổi mới tư duy

Định hướng chính trị này đã tạo ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Bước ngoặt này là vô cùng sáng suốt, kịp thời

và dũng cảm, đưa đất nước từng bước ra khỏi khủng hoảng

*Định hướng đổi mới tư duy chính trị:

Trang 14

•Đổi mới tư duy chính trị là nền tảng cho mọi sự đổi mới khác Đại hội

VI đã tổng kết bốn bài học lớn mang tính chỉ đạo-“Lấy dân làm gốc”Mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, khắc phục chủ nghĩa quan liêu và duy ý chí

• “Xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”: Đảm bảo chủ trương, chính sách không trái với thực tế và quy luậtphát triển

• “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”: Kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống với xu hướng hiện đại, mở rộng hợp tác quốc tế

• “Xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ”: Tăng cường sức chiến đấu, nâng cao năng lực lãnh đạo và giữ gìn sự trong sạch của Đảng

*Định hướng chính sách kinh tế - xã hội:

• Giải phóng năng lực sản xuất: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chú trọng phát triển nông nghiệp và sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, đầu tư

• Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và đời sống người dân

Trang 15

• Phát huy động lực khoa học - kỹ thuật: Thúc đẩy khoa học - kỹ thuật trở thành động lực phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế.

• Chính sách xã hội: Đảm bảo sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và việc chăm lo đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, thực hiện công bằng xã hội và chăm sóc sức khỏe

Kết luận: Những định hướng lớn của Đại hội VI đã giúp tạo ra sựchuyển biến quan trọng, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và đặt nền tảng vững chắc cho những bước tiến về sau

3 Trong chính sách ngoại giao

Chính sách đối ngoại của Đảng ta là sự tiếp tục của chínhsách đối nội được quy định bởi những nhân tố bên trong và bên ngoài,

là phương hướng ứng xử của ta đối với những thay đổi của môi trườngquốc tế

Trang 16

3.1.1 Những khó khăn trong quan hệ quốc tế của Việt Nam tronggiai đoạn 1975 – 1986

Từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, nước

ta bị các thế lực thù địch bên ngoài bao vây, cấm vận, cô lập Mỹ 3 lầnphủ quyết Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc; các nước ASEAN bác

bỏ mọi đề nghị của Việt Nam về đối thoại và hợp tác; đòi ta rút quântình nguyện tại Campuchia, cùng một số nước lớn chống phá ta kịchliệt trên mọi diễn đàn quốc tế Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đinghiêm trọng, hai nước ở trong trạng thái có chiến tranh

Tháng 2 năm 1979, Trung Quốc mang 60 vạn quân bất ngờtấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Ngày 14/3/1988, TrungQuốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sát hại

64 chiến sĩ công binh Việt Nam (Tìm hiểu thêm TLTK số 9,10,11)

Hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phíaBắc đặt nước ta trong tình thế “vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với mộtcuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt” Hai cuộc chiến tranh này làm cho Việt

Trang 17

Nam tổn thất rất lớn về người Nó góp phần làm trầm trọng thêm cuộc khủnghoảng kinh tế xã hội của nước ta trong 20 năm.

3.1.2 Những hạn chế về nhận thức và chính sách đối ngoại

Trước năm 1986, sự hiểu biết và đánh giá của Đảng ta về tình hìnhthế giới và khu vực có lúc còn chưa thật phù hợp với thực tế khách quan Nhậnthức chủ quan, phiến diện về chủ nghĩa tư bản: Cho rằng chế độ tư bản, “đangtrong cơn hấp hối” (Đại Hội IV), đang “lâm vào cuộc tổng khủng hoảng trầmtrọng chưa từng có” (Đại hội V); không thừa nhận chủ nghĩa tư bản đang trên đàphát triển mạnh mẽ Đánh giá chủ quan về CNXH, cho rằng CNXH là vô địch

và hệ thống XHCN thế giới đang có sức mạnh tổng hợp vượt trội CNĐQ, đang

là nhân tố quyết định sự phát triển của loài người.Đánh giá các quốc gia, cácdân tộc chỉ đơn thuần theo tiêu chí chính trị như: cách mạng và phản cáchmạng; XHCN và phi XHCN; tiến bộ và lạc hậu; tốt và xấu; bạn và thù Nhìn thếgiới chỉ như một vũ đài đấu tranh quyết liệt, một mất một còn giữa CNXH vàCNĐQ

3.2 Chính sách đối ngoại Đại hội toàn quốc lần thứ VI

Ngày đăng: 03/11/2024, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w