Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bề mặt gia công Hình 2.3 mô tả toàn bộ quá trình bóc vật liệu dư của gia công siêu âm và được chia làm 3 giai đoạn chủ yếu: 1.Sự mài mòn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ
TIỂU LUẬN
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG TIÊN TIẾN
NỘI DUNG TÌM HIỂU: CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BẰNG SIÊU ÂM
NHÓM 9
Trang 21 Khái niệm Và Nguyên lí làm việc của gia công siêu âm
a)Khái niệm :
-Gia công bằng siêu âm là truyền dao động vào vùng cắt dưới tần số siêu âm Dao
động này va đập vào hạt mài, hạt mài va đập vào vùng cắt tạo nên bề mặt cần gia
công
-Siêu âm là sóng đàn hồi có tần số từ 20 kHz + 1 GHz, nhưng dùng để gia công chỉ
với tần số từ 18-20kHz, biên độ 0,04-0,075 mm Máy siêu âm dùng để gia công các
chi tiết chế tạo từ vật liệu cứng và dòn như thủy tinh, gốm sứ, đá, germani, hợp kim
cứng, kim cương v.v
b) Nguyên lí làm việc :
Trang 3Sơ đồ nguyên lí làm việc
-Dao động có tần số từ 18-30 kHz được máy phát siêu âm truyền đến bộ biến từ Tại
đây dao động biến thành dao động cơ học, có cùng tần số, còn biên độ dao động trong
khoảng 5:10 pm, để có thể nhận được biên độ dao động cần thiết cho việc gia công
30-80 um cần phải có thanh truyền đặt sau bộ biến từ
-Dụng cụ có hình dạng theo yêu cầu gia công đuợc lắp vào đầu của thanh truyền
Dung dịch hạt mài được đưa vào vùng gia công ở phía đầu dụng cụ Tổng hợp chuyển
động được gá đặt trên bàn máy, bàn máy có thể chuyển động theo hai phương thẳng
đứng do đầu máy thực hiện
Trang 4-Để gia công bằng siêu âm, cần phải có máy phát siêu âm Siêu âm được dẫn vào
đầu biến từ để tạo nên các dao động cơ học có biên độ cần thiết Thiết bị này làm việc
trên cơ sở sự thay đổi chiều dài của một số kim loại (hiện tượng “co ngắn nhiễm từ”)
như sắt, nikel, cobal và các hợp kim của chúng, dưới tác động của điện trường hoặc từ
trường Hiện tượng này được gọi là từ giảo và đầu biến từ là thành phần chính yếu
trong máy gia công bằng siêu âm
-Dòng điện có tần số cao của máy phát siêu âm được đưa vào cuộn dây kích thích tạo
nên từ trường thay đổi có cùng tần số tác động vào lõi của bộ rung động Lõi được
chế tạo từ các tấm kim loại có tính từ giảo Để sử dụng đặc tính từ giảo tốt hơn, ta tạo
thêm một từ trường không đổi bằng hai cuộn dây từ hóa lắp trên lõi từ Dao động dọc
xuất hiện do từ giảo trong bộ rung động có biên độ từ 5-10 um được truyền qua thanh
truyền Thanh này được lắp giữa hai vòng kẹp 5, làm nhiệm vụ khuếch đại biên độ
dao động lên giá trị cần thiết là 30-80 um và truyền đến dụng cụ cắt lắp ở cuối thanh
truyền
-Dung dịch hạt mài được đưa vào giữa mặt dụng cụ cắt và chi tiết gia công Nó
chuyển động với tần số cao, tạo nên va đập lấy đi lượng kim loại trên bề mặt chi tiết
Hạt mài thường dùng là carbid bo, carbid silic, Corun, kim cương có cỡ loại từ
280-400 Chất lỏng mang hạt mài có dạng huyền phù có thể là nước, dầu lửa, dầu công
Trang 5nghiệp Dung dịch mài được đưa vào vùng gia công dưới dạng tưới Trong trường hợp
gia công lỗ sâu hơn 5mm, phải dùng dung dịch có áp suất đưa qua lỗ được hình thành
bên trong dụng cụ hoặc chi tiết gia công
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bề mặt gia công
Hình 2.3 mô tả toàn bộ quá trình bóc vật liệu dư của gia công siêu âm và được chia
làm 3 giai đoạn chủ yếu:
1.Sự mài mòn cơ học do sự cọ sát trực tiếp từ các phần tử hạt mài khi dao động trong vùng không gian giữa dụng cụ và bề mặt gia công.
2.Những hạt phoi nhỏ sẽ chuyển động tự do đi qua những khe hở trong vùng gia công
và tác động lên vị trí bất kỳ trên chi tiết gia công.
3 Sự xói mòn bề mặt bởi những bọt khi nằm trong dòng hạt mài
Trang 62.3 Quá trình tách vật liệu trong gia công siêu âm
Đặc điểm nổi bật của phương pháp gia công bằng siêu âm là có thể gia công trực
tiếp đối với hầu hết tất cả các loại vật liệu Đối với vật liệu mềm và dẻo ( như thép ít
cacbon thì chúng được gia công biến dạng dẻo trước rồi mới gia công tinh bằng siêu
âm
Mức độ bóc tách vật liệu (RMR) trong gia công siêu âm được xác định thông qua
công thức sau:
Trang 75 0 5 0 0
9
H
S f
Trong đó:
f: tần số dao động (Hz)
S: ứng suất nén của dụng cụ (kG/cm)
Họ: Độ bền phá hủy bề mặt ( chỉ số độ cứng HB) ((kG/cm)
R: bán kính trung bình của hạt (mm)
Y: Biên độ dao động của dụng cụ (mm)
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
a) Tần số siêu âm và biên độ dao động
Năng suất trong gia công siêu âm chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tần số và biên độ
dao động
Tần số siêu âm càng lớn thì khả năng bóc tách vật liệu càng cao Tuy nhiên, nếu
tần số vượt quá ngưỡng cho phép thì sẽ làm cho khả năng bóc tách vật liệu giảm đi do
quán tính nội tại của các phần tử hạt mài làm cho chúng không thể dao động được
nữa
Trang 8Biên độ dao động của dụng cụ có ảnh hưởng lớn nhất đến tất cả các thông số của
quá trình gia công Năng suất bóc tách vật liệu tăng lên khi biên độ giao động tăng, tốc
độ di chuyển của các phần tử hạt mài trong vùng gia công tăng tỷ lệ thuận với biên độ
dao động Do đó, biên độ giao động lớn sẽ làm tăng hoạt động tạo phoi và thông
thường thì sẽ làm tăng mức độ bóc vật liệu Tuy nhiên, nếu biên độ dao động quá lớn
thì sẽ bắn dung dịch hạt mài ra ngoài và năng suất bóc vật liệu sẽ giảm
b Kích thước hạt mài và phương pháp cung cấp dòng hạt mài
Kích thước hạt mài được sử dụng trong gia công siêu âm thường vào khoảng
(100-200) hạt/inch Dung dịch hạt mài liên tục được đưa vào vùng gia công để lấy phoi ra
khỏi vùng gia công và giữ ổn định nhiệt trong quá trình gia công Hiệu suất của máy
gia công siêu âm phụ thuộc vào cách đưa dung dịch hạt mài vào vùng gia công Mỗi
phương pháp sẽ tương thích với những biên dạng và kích thước bề mặt gia công khác
nhau
Trang 9c vật liệu chi tiết gia công
Khả năng gia công bị ảnh hưởng bởi tỷ số độ cứng của vật liệu làm dụng cụ với tin độ
cứng của vật liệu gia công, nếu tỷ lệ này càng cao thì mức độ bóc tách vật liệu càng
thấp Do đó, những vật liệu mềm và bền thường được sử dụng làm dụng cụ để gia công những vật liệu cứng và giòn
Vật liệu gia công Hệ Số bóc tách vật liệu(%)
Trang 10Vonfram 4.8
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công
a) Độ chính xác vẻ kích thước
Độ chính xác của chi tiết gia công chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
+ Sự mòn của bề mặt dụng cụ
+ hạt mãi bị mòn
+ Lượng dịch chuyển đầu dụng cụ không phù hợp
+ Hình dáng dụng cụ bị sai lệch
+ Sự cung cấp hạt mài không đầy đủ và không đều vào các vùng gia công
Khái niệm về hiện tượng cắt lẹm: độ chính xác của quá trình gia công được đánh
giá bằng sự cắt lẹm trong quá trình gia công lỗ Sự cắt lẹm lỗ đánh giá cho sự sai lệch
giữa đường kính lỗ gia công đo trên bề mặt trên của lỗ với đường kính của dụng cụ
Khe hở mặt bên giữa dụng cụ và lỗ gia công rất cần thiết để cho dòng hạt mài chảy
vào vùng gia công phía bên dưới của đầu dụng cụ Vì thế mà kích thước của hạt mài là
yếu tố chính gây nên hiện tượng cắt lẹm trong gia công Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng
Trang 11của hiện tượng cắt lẹm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của quá trình gia
công như: vật liệu, phương pháp dịch chuyển của dụng cụ
Độ chính xác của phương pháp gia công bằng siêu âm khoảng ± 0,05mm
Độ côn: Hiện tượng cắt lẹm ở đầu vào thường lớn hơn đầu ra Ảnh hưởng của lực
cắt làm cho lỗ gia công có độ côn khí gia công lỗ có đường kính 20mm với chiều sâu
10mm trên đã graphite Độ côn có thể giảm bằng cách:
+ Đưa trực tiếp dòng hạt mài vào vùng gia công;
+ Dùng dụng cụ có góc côn ngược;
+ Dùng áp suất cao để nén hạt mài có kích thước nhỏ để góp phần làm giảm mòn dụng
cụ và giảm độ côn;
+ Dùng vật liệu, dụng cụ nhỏ để gia công lần cắt đầu tiên, sau đó mới dùng dụng cụ có
kích thước bằng kích thước yêu cầu, việc này góp phần gia công nhanh và giảm độ
côn
Độ không tròn: được hình thành ở mặt bên của dụng cụ do những giao động theo
phương vuông góc với phương tiến của dụng cụ Độ không tròn thường vào khoảng
(40-140) um khi gia công thủy tinh và vật liệu graphite
b) Độ nhám bề mặt
Trang 12Kích thước hạt càng lớn thì gia công càng nhanh nhưng chất lượng bề mặt càng
thấp Độ nhám bề mặt có thể đạt được (0,25- 0,38) um khi sử dụng các hạt mài có mật
độ 240 hạt /inch Tuy nhiên, các yếu tố khác như bề mặt dụng cụ, biên độ giao động
và vật liệu gia công cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bề mặt gia công Hạt mài
càng mịn thì chất lượng độ bóng bề mặt càng cao, độ nhám bề mặt khi gia công vật
liệu giòn sẽ lớn hơn so với khi gia công vật liệu thép hợp kim Biên độ dao động của
nên đầu dụng cụ có ảnh hưởng nhỏ đến độ nhám bề mặt
Bảng 3.2 Mật độ và kích thước của hạt mài ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt
Mật độ hạt¿) Kích thước hạt mài(mm) Độ nhám bề mặt(µm)
3 Đặc điểm và phạm vi ứng dụng
3.1 Đặc điểm
Trang 13-a) Ưu điểm:
Gia công được vật liệu kim loại, phi kim loại, silicon,
- Gia công được vật liệu cứng, dòn;
- Không gây ra hiện tượng nứt tế vi
- Không để lại ứng suất dư
b) Nhược điểm
- Dụng cụ mòn nhanh
- Năng suất thấp
3.2 Phạm vi ứng dụng
a Khoan và khoét
Khoan khoét bằng siêu âm đã được ứng dụng trong gia công một số loại vật liệu phi
kim loại cứng và giòn như: Thủy tinh, sứ, ferrit, thạch anh, hông ngọc, đá saphia và
một số loại composite Công nghệ khoan, khoét siêu âm còn được dùng để gia công
các lỗ nhỏ, sâu nhờ áp suất tại đầu dụng cụ nhỏ nên không xảy ra gãy dụng cụ như các
phương pháp khoan khoét truyền thống Nguyên lý gia công được minh họa như hình
Trang 143.6 Gia công siêu âm trên bề mặt tròn xoay
Tuy nhiên, công nghệ này bị hạn chế bởi điều kiện thoát phoi ra khỏi vùng gia công
trong gia công các lỗ nhỏ, sâu và khả năng bóc vật liệu dư cũng giảm do dòng hạt mài
rất khó khăn để di chuyển vào những vùng nhỏ và sâu Chính vì thế, trong quá trình
gia công, dụng cụ phải di chuyển lên xuống theo phương dọc trục một cánh liên tục
dẫn đến thời gian gia công công lớn, năng suất giảm Lỗ càng sâu, thời gian gia công
sẽ càng lớn và áp lực đưa dòng hạt mài vào vùng gia công phải lớn nên tiêu tốn năng
lượng nhiều hơn Theo thống kê thực nghiệm, những lỗ có tỷ lệ chiều dài/ đường kính
(l/d) nhỏ hơn 2,5 thì có thể áp dụng công nghệ khoan khoét bằng siêu âm
b) Gia công theo biên dạng và chép hình siêu âm
Trang 15Gia công siêu âm có thể được ứng dụng để gia công các bề mặt có biên dạng hoặc
hoa văn phức tạp Có 2 phương pháp tạo hình trong gia công siêu âm như sau:
Gia công theo phương pháp chép hình: trong phương pháp này, biên dạng của dụng
cụ chính là biên dạng của phần lõm trên bề mặt gia công Trong quá trình gia công,
dụng cụ chỉ chuyển động dọc trục để đạt đủ chiều sâu gia công (Hình 3.8a) Phương
pháp này có ưu điêm: Chuyển động của đầu dụng cụ trong quá trình tình tiến dọc trục,
chi phí đầy tư máy thấp
Trang 16Tuy nhiên, nó có nhược điểm:
Dụng cụ có biên dạng phức tạp, nên giá thành cao, điều kiện thoát phoi cũng như
cung cấp dòng hạt mài vào vùng gia công gặp khó khăn đối với những bề mặt có
chiều sâu lớn
Phạm vi áp dung: phương pháp này chỉ áp dụng để gia công các bề mặt thờ có văn
hoa phức tạp, sản xuất hàng loạt và có chiều sâu nhỏ hơn 5mm như điện cực cho máy
gia công tia lửa điện
-Phương pháp gia công theo biên dạng: Ứng dụng để gia công các bề mặt có biên
dạng phức tạp có chiều sâu lớn, khi đó phương pháp chép hình không thể đáp ứng
Trang 17được Trong phương pháp này, đầu dụng cụ được thêm 2 chuyển động XY để thực
hiện chuyển động theo biên dạng đã được thiết kế
Phương pháp này có ưu điểm: Dụng cụ đơn giản, giá thành thấp do không cần chế tạo
theo biên dạng của bề mặt gia công, điều kiện cung cấp dòng hạt mài và thoát
Trang 18phoi tốt, cải thiện được tỷ lệ bóc tách vật liệu, thích hợp với nhiều chủng loại sản
phẩm, có thể áp dụng trong nền sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm: Giá thành đầu tư cho máy cao do phải
thêm 2 chuyển động theo 2 phương XY Công nghệ này được thể hiện trên hình
c) Đánh bóng siêu âm
Đánh bóng siêu âm được thực hiện bằng cách dùng dụng cụ có đặc tính giòn như
grafit hoặc thủy tinh tác động lên bề mặt phôi với tần số siêu âm và biên độ dao động
tương đối thấp Độ nhám bề mặt trước khi ứng dụng phương pháp đánh bóng bằng
siêu âm phải nhỏ hơn 12 km và sau khi đánh bóng độ nhám bề mặt chỉ còn 0,3 μm.m
d Gia công vi siêu âm
Gia công vì siêu âm là phương pháp gia công trong đó dao động siêu âm do bàn máy
mang chi tiết gia công thực hiện Đầu mang dụng cụ chỉ thực hiện chuyển động quay
quanh trục nên hệ thống gia công sẽ đơn giản hơn
Trang 19Phương pháp này chủ yếu để gia công các lỗ có kích thước nhỏ khoảng 5 um Hệ
thống này được minh họa trong hình 2.9 Đây là phương pháp được sử dụng để gia
công các lỗ nhỏ có đường kính 5um trên thạch anh,thủy tin, silicon bằng cách sử dụng
đầu dụng cụ là hợp kim Cabit Vonfram Kích thước lỗ nhỏ nhất được minh họa trên hình
Trang 20e Một số ứng dụng khác
-Cắt đứt những chi tiết làm từ vật liệu bán dẫn với mức độ bóc vật liệu cao hơn so với
các phương pháp gia công thông thường
-Gia công khắc trên thủy tinh cũng tốt giống như trên thép cứng và cacbit;
-Cắt thành từng phần và gia công trên các loại đá quý trong đó có kim cương