Chức năng nhà sàn dân tộc Tày ...12 PHẦN 3: KẾT LUẬN ...13 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO ...13 MỞ ĐẦU Kiến trúc nhà sàn truyền thống là một trong những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào cá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA QUY HOẠCH
KIẾN TRÚC NHÀ Ở DÂN GIAN VÙNG TÂY
BẮC VIỆT NAM Môn học: Lịch sử và kiến trúc 2 - Đề tài 46
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : PGS.TS VŨ AN KHÁNH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN NGỌC NHI LỚP : 2023KTCQ
MÃ SINH VIÊN : 2352010040
Trang 2Hà Nội – 2024
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
3
PHẦN 2: NỘI DUNG
4
Chương 1: Nhà sàn Tây Bắc là kiểu nhà như thế nào ?
4
1 Đặc điểm chung
4
2 Chức năng
4
3 Kiến trúc chung
5
Chương 2: Phân loại nhà sàn Tây Bắc
6
1 Nhà sàn dân tộc Thái
6
1.1 Đặc điểm cấu trúc bản
6
1.2 Đặc điểm cấu trúc nhà ở truyền thống
7
1.3 Người Thái Trắng
Trang 31.4 Người Thái Đen
8
1.5 Giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống
8
2 Nhà sàn dân tộc Tày
9
2.1 Đặc điểm sàn nhà dân tộc Tày
9
2.2 Giá trị kiến trúc ngôi nhà ở truyền thống của người Tày
10
2.3 Chức năng nhà sàn dân tộc Tày
12
PHẦN 3: KẾT LUẬN
13
PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
MỞ ĐẦU
Kiến trúc nhà sàn truyền thống là một trong những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào các dân tộc miền núi khu vực miền núi phía Bắc Nếp nhà sàn truyền
Trang 4thống không chỉ mang yếu tố văn hoá bản địa, thích hợp với địa hình tự nhiên vùng núi, mà còn thể hiện vẻ đẹp văn hoá đặc trưng của các dân tộc Mường, Tày, Thái, Nùng, Dao…
Hình 1.Khung cảnh bình dị và an yên của các ngôi nhà sàn giữ rừng núi Tây Bắc Ảnh: Điêu
Chính Tới/TTXVN.
Nó bền đẹp cho thời gian sử dụng lâu dài, gỗ càng sử dụng lâu thì màu sắc càng
tự nhiên Tiểu cảnh quanh nhà sàn Tây Bắc là những chậu cây cảnh hoặc vườn cây mang tới một không gian mát mẻ và trong lành Có thể thấy, đây là những
Trang 5công trình độc đáo mang vẻ đẹp truyền thống, giá trị văn hóa của con người dân tộc Tây Bắc cho tới nay
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHÀ SÀN TÂY BẮC LÀ KIỂU NHÀ NHƯ THẾ
NÀO ?
1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Từ xa xưa, kiến trúc nhà sàn dân tộc Tày, Thái, Mường… không chỉ đơn thuần
là nơi để che nắng hay che mưa hàng ngày, mà ngôi nhà còn là nơi bảo vệ con người tránh được sự tấn công của thú giữ trên rừng
Nhà sàn Tây Bắc được dựng trên các cột bằng gỗ quý đặt trên mặt đất hoặc trên mặt nước, mỗi dân tộc đều có những đặc điểm xây dựng riêng về kiến trúc, hoa văn hay kiểu cách thiết kế Tuy nhiên, các nhà sàn đều có đặc điểm chung là có kích thước lớn và rất cao Ngôi nhà được dựng trên những cột gỗ lớn và sử dụng 8 cây to, thẳng và khỏe để làm cột Mái nhà được lợp bằng lá gianh hoặc
Trang 6lá cọ Nó bền đẹp cho thời gian sử dụng lâu dài, gỗ càng sử dụng lâu thì màu sắc càng tự nhiên
2 CHỨC NĂNG
Ngoài chức năng để dân cư sinh sống và bảo vệ con người khỏi những thú dữ ở trong rừng thì nhà sàn còn có một số chức năng sau:
Nhà sàn là nơi thực hành các phong tục, nghi lễ, là nơi đón tiếp khách và tổ chức các sự kiện quan trọng của làng
Nhà sàn còn là nơi diễn ra các nghi thức cầu may, thờ cúng, nơi các nghệ nhân trong làng có thể truyền lại giá trị về văn hóa bản sắc dân tộc mình cho thế hệ sau
Ngoài ra, nhà sàn cao còn là nơi lưu giữ các nghề thủ công truyền thống như cồng, chiêng, trống, vật tế…
3 KIẾN TRÚC CHUNG
Tuy cuộc sống ngày càng phát triển, nhưng ở những vùng núi Tây Bắc họ vẫn giữ và xây dựng nhà sàn.Nhà sàn Tây Bắc được làm từ những vật liệu tự nhiên, thô sơ trong rừng sâu và trở thành những kiểu nhà ở phổ biến của dân tộc miền
Trang 7Tây Bắc Người dân thường xây dựng nhà sàn cao hơn các loại nhà mái ngói thông thường
Hình 2.Các ngôi nhà sàn được xây san sát nhau.
Tiểu cảnh quanh nhà sàn Tây Bắc là những chậu cây cảnh hoặc vườn cây mang tới một không gian mát mẻ và trong lành Có thể thấy, đây là những công trình độc đáo mang vẻ đẹp truyền thống, giá trị văn hóa của con người dân tộc Tây Bắc cho tới nay
CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI NHÀ SÀN TÂY BẮC
Trang 81 NHÀ SÀN DÂN TỘC THÁI
1.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC BẢN
Hình 3.Cấu trúc không gian bản Vàng Pheo, tỉnh Lai Châu (các ngôi nhà có đánh số thứ tự là
nhà ở truyền thống còn giữ được).
Bản người Thái là nơi cư trú của một hay nhiều dòng họ cùng sinh sống lâu đời, các bản thường có vị trí gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục đến hơn
Trang 9trăm nóc nhà Hệ thống đường giao thông trong bản tổ chức mềm dẻo, bám theo địa hình tự nhiên.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
Nhưng do hoàn cảnh địa lý khác nhau và sự tiếp thu ảnh hưởng về kiến trúc nhà
ở của các dân tộc anh em sống xen kẽ nên nhà sàn của Thái ở từng vùng cũng
có sự khác biệt ở một số chi tiết kiến trúc.Nhà sàn dân tộc Thái ở vùng miền
núi phía Bắc có các loại: Nhà cột chôn gọi là Hươn Phăng Đin, nhà cột kê được
gọi là Hươn Tó Ký; nhà hai hàng cột gọi là Hươn Tháng Khứ, nhà bốn hàng cột gọi là Hươn Khay Liên hay Hươn Hoa; nhà mái hồi thẳng gọi là Hươn Tụp Lặt, nhà mái hồi cong gọi là Hươn Tụp Cống.Tuy nhiên từ năm 1955 trở về trước, kiến trúc nhà ở truyền thống của người Thái Trắng và Thái Đen được phân biệt bởi cách thức tổ chức mặt bằng và hình thức mái
1.3 NGƯỜI THÁI TRẮNG
Mặt bằng nhà ở người Thái Trắng hình chữ nhật
Hình thức mái ngôi nhà người Thái Trắng có mái hồi thẳng
Trang 10Hình 4.Nhà ở truyền thống dân tộc Thái Trắng tại bản Vàng Pheo, tỉnh Lai Châu.
1.4 NGƯỜI THÁI ĐEN
Mặt bằng nhà ở người Thái Đen hình cong
hình thức mái ngôi nhà người Thái Đen có mái hồi cong, trên hai đầu nóc mái có Khau Bẻ hoặc Khau Cút, vừa làm đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà vừa có chức năng chống gió làm tốc mái
Trang 11Hình 5.Nhà ở truyền thống dân tộc Thái Đen tại bản Mển, tỉnh Điện Biên
1.5 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
kết quả khảo sát kiến trúc nhà ở truyền thống của người Thái tại bản Ngoang (xã Thẳm Dương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai), bản Vàng Pheo (xã Mường
So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) trong 03 đợt khảo sát vào tháng 4/2022, tháng 7/2022 và tháng 3/2023, nhóm nghiên cứu nhận thấy nhà ở truyền thống dân tộc Thái có
04 giá trị cơ bản
Trang 12Hình 6.Giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống dân tộc Thái
2 SÀN NHÀ DÂN TỘC TÀY
2.1 ĐẶC ĐIỂM NHÀ SÀN DÂN TỘC TÀY
Rong ruổi khắp các tỉnh phía Tây Bắc, ta bắt gặp rất nhiều ngôi nhà sàn dân tộc Tày cũ kỹ nhưng vẫn đứng vững Có những ngôi nhà sàn được người dân thiết
kế và ở từ rất lâu khoảng vài chục năm
Người dân cần chuẩn bị đầy đủ vật liệu trong tự nhiên phù hợp để thiết kế nhà sàn như: gỗ, lá cọ, ván… Bà con cần phải leo lên những ngọn núi cao sâu trong rừng và tìm kiếm những cây lâu năm tốt tươi Tất cả ngôi nhà sàn đều được lợp
Trang 13tộc Tày có đặc là chỉ có một chiếc cầu thang chung để đi lên xuống nhà Đi hết tháng là cửa nhà, vào sâu trong nhà có các gian sinh hoạt, nấu nướng, sinh hoạt Chính vì thế mà các vật liệu làm nhà đều được quay ngọn về phía cửa chính
Hình 7.Quy hoạch điển hình nhà ở dân tộc Tày
2.2 GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGÔI NHÀ SÀN Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY
Đối với người Tày, đơn vị cư trú được gọi là bản Các bản thường ở cạnh cánh đồng hay ven sông, suối Tên bản thường được gọi theo tên đồng ruộng hay khúc sông, ví dụ bản Nà Đin (ruộng đất), Nà Tiếm (Ruộng nhọn), Nà To (ruộng
Trang 14Mỗi ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày đều được đặt trong một khuôn viên rộng, xung quanh là vườn rau, cây trái hoặc ao cá Người Tày thường làm
bờ rào bằng các loại phên, liếp đan bằng tre, nứa khá thân thiện với môi trường lại không kém phần bền, chắc
Hình 8.Nhà ông Lâm Văn Quang – bản Hoống – xã Lam Vỹ
Bộ khung nhà được dựng lên bằng các cột gỗ Có hai kiểu cột nhà được sử dụng là kiểu cột mặt cắt hình tròn và kiểu cột xẻ vuông Các cột đều được kê trên chân tảng chế tác thủ công từ những hòn đá tự nhiên kiếm quanh nhà
Trang 15Hình 9.Nhà sàn truyền thống của người Tày ở xã Phú Tiến
Giá trị đặc trưng với những đặc điểm: kết cấu đơn giản, bền chắc; vật liệu thân thiện môi trường, công năng phù hợp đặc biệt việc nhà sàn dân tộc Tày với hình ảnh đậm sắc thái, hài hòa với thiên nhiên đã tạo nên sự trường tồn cùng với thời gian, với giá trị tạo nên không gian vật thể đi cùng giá trị văn hóa phi vật thể của người Tày Tác động của khách quan: việc ứng dụng vật liệu, công nghệ xây dựng đi cùng tiện nghi, nếp sinh hoạt sẽ nâng cao giá trị vốn có của kiến trúc nhà sàn người dân tộc Tày và là điều chúng ta cần quan tâm nghiên cứu, chắt lọc và ứng xử
2.3 CHỨC NĂNG NHÀ SÀN DÂN TỘC TÀY
Trang 16 Bàn thờ được đặt ở gian giữa trong nhà, nơi đây là nơi linh thiêng của gia đình, thờ cúng ông bà tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho con cháu ấm no, bình
an
Các ngăn phụ dùng để ở, để đồ,…
Hình 10.Nhà ông Ma Công Thuận – xóm Khương Trung – xã Bình Yên – đo vẽ Ths.KTS
Hương Mai
KẾT LUẬN
Nhà sàn ở Tây Bắc được xây dựng từ những vật liệu tự nhiên, đơn giản nhưng
Trang 17Bắc Chúng có hệ thống cột trụ vững chắc trên mặt đất hoặc trên nước, không chỉ là nơi sống mà còn là nơi bảo vệ con người trước thú dữ trong rừng.Với mỗi dân tộc Tày, Mường, Thái, nhà sàn không chỉ là nơi sinh sống mà còn mang theo nhiều chức năng, ý nghĩa đặc biệt như làm nơi thực hiện các phong tục, nghi lễ, hay đựng những nghệ thuật thủ công truyền thống
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ThS KTS Nguyễn Thị Minh Phương(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 06-2023)
2 Nguyễn Danh Ngà, Lê Thanh Hà (2022), Phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc theo hướng bền vững và xanh
3 Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội
4 Phạm Hùng Cường (2015), Giữ gìn và kế thừa kiến trúc nhà sàn dân tộc Thái, Tạp chí Khoa học Công nghệ, số 11/2015
5 Vương Trung (2018), Nhà sàn cổ người Thái Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội