Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh chính là phương pháp sử dụng chiến lược, sách lược đối ngoại một cách nhạy bén, uyển chuyển và hết sức sáng tạo.. Những bản Hiệp định, Tạm ước hay các H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA QUỐC TẾ HỌC
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG
GIAI ĐOẠN 1945-1946.
Giảng viên: Mai Minh Nhật
Sinh viên : Trần Ngọc Bảo Châu - 2112210
Trương Quốc Tuấn - 2112243
Lê Tiến Đạt - 2112213
Đà Lạt, ngày 9 tháng 12 năm 2023.
Trang 2Mở đầu
Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh có nét riêng, còn phương pháp ngoại giao luôn đi liền với nghệ thuật ngoại giao Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh chính là phương pháp
sử dụng chiến lược, sách lược đối ngoại một cách nhạy bén, uyển chuyển và hết sức sáng tạo Các phương pháp ngoại giao tâm công; dự báo, nắm bắt, tạo thời cơ; dĩ bất biến ứng vạn biến…được người sử dụng nhuần nhuyễn đã trở thành nghệ thuật
Có thể nói xuyên suốt hoạt động ngoại giao của chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế Người nhận thức rõ và vận dụng sáng tạo các quy luật phổ biến của đấu tranh cách mạng, đồng thời luôn tính đến hoàn cảnh cụ thể của đất nước trong mỗi giai đoạn, đến mối quan hệ hữu cơ giữa lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế được thể hiện ở những điểm như: Vận dụng nhuần nhuyễn năm cái biết, nhân nhượng có nguyên tắc, lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương Những điều này đã làm nên nghệ thuật ngoại giao tài ba của Hồ chí Minh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc
Nội dung
Chương 1: Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế giai đoạn 1945- 1946:
1 Tình hình nước Việt Nam:
1.1 Thuận lợi:
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền nhà nước làm cộng cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước
- Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng
- Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành đảng cầm quyền, là trung tâm đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chế độ cộng hoà dân chủ
- Hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc được dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa
1.2 Khó khăn:
Giặc ngoại xâm, nội phản:
- Quân đội các nước đế quốc, dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản, lũ lượt kéo vào Việt Nam
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc Theo sau Trung Hoa Dân quốc là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) với âm mưu xúc tiến thành lập một chính phủ bù nhìn Âm mưu của chúng là tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của nhân dân Việt Nam
Trang 3- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược Việt Nam
- Ngoài ra còn quân Nhật đang chờ để giải giáp Một bộ phận theo lệnh đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng chiếm đóng Nam Bộ
Chính trị:
- Chính quyền cách mạng còn non trẻ, chưa được củng cố Đảng và nhân dân Việt Nam chưa có kinh nghiệm giữ chính quyền
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao Cách mạng Việt Nam ở trong tình thế bị bao vây, cô lập
Kinh tế:
- Nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục Nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở 9 tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo đó là hạn hán kéo dài làm cho hơn một nửa diện tích ruộng đất không thể cày cấy được
- Ngân sách Nhà nước hầu như trống rỗng, Chính quyền cách mạng chưa quản lí được ngân hàng Đông Dương Trong khi đó quân Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc đã mất giá, càng làm cho nền tài chính thêm rối loạn
Văn hoá, xã hội:
- Tàn dư văn hoá lạc hậu do chế độ thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số bị mù chữ
- Xuất hiện các tệ nạn xã hội cũ như: mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút, ngày đêm hoành hành
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo Vận mệnh
dân tộc như “ngàn cân treo sợi tóc”
1.3 Xác định nhiệm vụ:
Trong hoàn cảnh đó, ngày 25/11/1945, Trung ương đảng ra bản chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, xác định:
- Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam “vẫn là giải phóng dân tộc”, khẩu hiệu của nhân dân là “dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết” Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược
- 4 nhiệm vụ cấp bách trước mắt là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân
- Phương hướng đối ngoại là kiên trì nguyên tắc bình đẳng, hợp tác”, “thêm bạn, bớt thù”, đối với quân Trung Hoa dân quốc thực hiện khẩu hiệu “Hoa, Việt thân thiện”, đối với Pháp thực hiện “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế”
2 Trước và sau cách mạng tháng 8:
2.1 Trước cách mạng tháng 8:
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tình hình chính trị ở Đông Dương ngày càng trở nên phức tạp Ngoài mặt, chính phủ Nhật hoàng vẫn tỏ ra “không có tham vọng về đất đai đối với Đông Dương” và tuyên bố “sẵn sàng giúp đỡ bằng tất cả mọi phương tiện cho
Trang 4dân tộc Việt Nam đã từ bao lâu dưới chính quyền áp chế và hằng trông ngóng cái ngày đạt mục đích cuộc độc lập quốc gia xứng đáng với danh hiệu của từ ấy”
Để khẳng định thêm “thiện chí” của mình, ngày 18/5/1945, trước Hoàng đế Việt Nam, Tổng Tư lệnh quân đội Nhật ở Đông Dương đã phát biểu: “Chúng tôi không khi nào nghĩ đến việc tham dự vào chính sách nội trị của Việt Nam độc lập nếu chính sách ấy không gây trở ngại cho kế hoạch hành binh của quân đội Nhật”
Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn ngược lại Hệ thống chính quyền cũ ở Đông Dương vẫn được giữ nguyên, chỉ thay thế người Pháp bằng người Nhật dưới danh nghĩa “Cố vấn” Nhật nắm giữ quyền cai quản các cơ quan quan trọng như Sở Liêm phóng, Sở Thông tin tuyên truyền và Báo chí Bắc Kỳ, một phần Sở Thông tin tuyên truyền và Báo chí Trung ương, Sở Kiểm duyệt, Nha Học chính, Nha Kiểm soát tài chính và Sở Kho bạc Bắc bộ Tiếp đó, Toàn quyền Đông Dương mới (người Nhật) chỉ giữ lại ba viên chức người Pháp làm việc tại Sở LTTVĐD như những Cố vấn bên cạnh Giám đốc người Nhật, đồng thời
bổ nhiệm ba viên chức người Việt vào các chức vụ Phó Giám đốc, Trưởng phòng Thư viện và Trưởng phòng Lưu trữ
2.2 Sau cách mạng tháng 8:
Hoàn cảnh lịch sử thế giới sau cách mạng tháng 8:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn đế quốc Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng
đã suy yếu với lực lượng đế quốc, phản cách mạng do Mỹ đứng đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã tác động, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các thuộc địa; làm cho các thế lực đế quốc và bọn phản động quốc tế hết sức lo sợ, tìm mọi cách chống phá hòng thủ tiêu Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á Mỹ công khai ủng hộ, giúp đỡ Pháp quay lại xâm lược Việt Nam và Đông Dương Đế quốc Anh xuất phát từ quyền lợi thực dân và theo quỹ đạo của Mỹ cũng ra sức ủng hộ ý đồ của thực dân Pháp tái chiếm Đông Dương Trên thực tế, chính quyền cách mạng non trẻ của ta phải đối phó với muôn vàn khó khăn, đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Bên trong, “giặc đói”, “giặc dốt”, giặc nội phản hoành hành Bên ngoài, giặc ngoại xâm liên tục tấn công Từ vĩ tuyến 16 trở ra là 20 vạn quân Tưởng, từ vĩ tuyến
16 trở vào có hơn 1 vạn quân Anh và hơn 6 vạn quân Nhật cùng nhiều đảng phái phản động lăm le lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập lại chính quyền tay sai và cướp nước ta lần nữa “Giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm” đang đe dọa vận mệnh dân tộc ta
Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau cách mạng tháng 8:
Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” thể hiện rõ từ thực tế từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công: nền độc lập của Việt Nam chưa được quốc tế công nhận giữa lúc có hơn
30 vạn quân của 4 nước đồng minh đang kéo vào, trong đó quân Pháp và quân Tưởng đều
có âm mưu thủ tiêu chính quyền cách mạng Lực lượng Việt Minh chỉ có khoảng 8 vạn người với vũ khí thô sơ Một nửa số bộ trong Chính phủ lâm thời nằm trong tay hai đảng đối lập do nước ngoài chi phối (Việt quốc, Việt cách) Ngân khố quốc gia cạn kiệt, hậu quả của nạn đói làm chết hơn hai triệu người năm 1945 chưa khắc phục xong, 90% dân
mù chữ, năng suất nông nghiệp quá thấp (khoảng 12 tạ/ha) Đó là những khó khăn to
Trang 5lớn và chồng chất trên vai chính quyền non trẻ Nếu chỉ so sánh tương quan lực lượng vật chất thì chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn trong một thời gian ngắn
Chương 2: Ngoại giao quan trọng của VNDCCH và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những thành công của ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn 1945-1946.
1 Những chủ trương, đường lối và hoạt động quan trọng của VNDCCH trong giai đoạn 1945-1946:
Lênin đã từng dạy những người cách mạng rằng: “Thấy cuộc chiến đấu rõ ràng có lợi cho kẻ thù chứ không có lợi cho ta mà cứ nghênh chiến, đó là một tội ác; và những nhà chính trị nào của giai cấp cách mạng, không biết “lựa chiêu, liên minh và thỏa hiệp”
để tránh một cuộc chiến đấu bất lợi rõ rệt thì đó là những người vô dụng”
“Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở
ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức trên tất
cả các lĩnh vực: Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Xã hội làm nên những thắng lợi vang dội Đóng góp vào thành công của cách mạng không thể không nhắc tới hoạt động ngoại giao
Có thể nói, trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946, hoạt động ngoại giao là một mặt trận đấu tranh luôn song hành cùng với mặt trận chính trị, mặt trận quân sự Những bản Hiệp định, Tạm ước hay các Hội nghị gặp gỡ giữa Việt Nam với Trung Hoa quốc dân Đảng và quân đội Thực dân Pháp là những dấu
ấn ghi nhận thành công của hoạt động đối ngoại, là những nấc thang đưa cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.” Nhờ sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp, mà gần một năm tạm hòa bình, đã cho chúng
ta thời giờ để xây dựng lực lượng căn bản, đặc biệt việc ký Hiệp định Sơ bộ 6/3 và Tạm ước ngày 14/9 là được xem là những phương thuốc hồi sinh cho Nam Bộ và miền Nam Trung Bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói nói “Chúng ta cần hòa bình để xây dựng nước nhà, cho nên chúng ta đã ép lòng mà nhân nhượng để giữ hòa bình” Trong hoàn cảnh đó hòa hoãn, nhân nhượng tuy là vấn đề sách lược, nhưng lại là một chủ trương lớn,
có ý nghĩa chiến lược
Ngày 3/10/1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã công bố chính sách ngoại giao bao gồm những điểm chính:
Mục tiêu: Ngoại giao phải giúp cho cuộc đấu tranh đạt được thắng lợi bằng biện pháp êm dịu và kiên quyết nhằm đưa nước nhà đi đến độc lập, tự do hoàn toàn và vĩnh viễn
Chính sách cụ thể: Với các nước lớn, các nước đồng minh: hết sức thân thiện, thành thật hợp tác trên lập trường bình đẳng và tương ái để xây dựng hòa bình thế giới lâu dài Với Pháp: bảo vệ sinh mạng và tài sản của người Pháp theo luật quốc tế, kiên quyết chống lại chính sách thực dân của Chính phủ De Gaulle, mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.Với các nước láng giềng: hợp tác với Trung Hoa trên tinh thần bình đẳng, cùng tiến hóa; giúp đỡ Lào, Miên trên tinh thần dân tộc tự quyết.Với các nước nhược tiểu: thân thiện, ủng hộ việc xây đắp và giữ vững nền độc lập Theo như chúng ta thấy, ngay từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng, đường lối ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện rõ mục tiêu đấu
Trang 6tranh vì nền độc lập, tự do của đất nước dựa trên nguyên tắc hòa bình, hữu nghị, bình đẳng, hợp tác Về đối tượng cụ thể thì với Trung Hoa quốc dân Đảng là chủ trương Hoa-Việt thân thiện; với Pháp chủ trương độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế Đây được coi là những phương châm cơ bản để Đảng và Nhà nước VNDCCH thực thi chính sách đối ngoại trong những năm đầu sau khi giành chính quyền
Trên cơ sở đường lối đã xác định, từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946, mặt trận ngoại giao Đảng ta đã có những đối sách thích hợp trên cơ sở: triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc, thực hiện chính sách ngoại giao “Thêm bạn, bớt thù” và đã đạt được những kết quả to lớn Từ tháng 9/1945 đến tháng 3/1946, chủ trương Tạm hòa với Tưởng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam, tranh thủ thời gian củng cố chính quyền, xây dựng và bảo vệ thành công chế
độ xã hội mới Đánh giá sách lược hòa hoãn, nhân nhượng với kẻ thù thời kỳ 1945 –
1946, đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẫn khẳng định “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó
đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lê-nin-nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc” Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ rằng “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”, nghĩa là phải “dĩ bất biến ứng vạn biến” Người luôn nêu cao ngọn cờ đại nghĩa là độc lập và thống nhất Tổ quốc, đó là nguyên tắc bất biến để ứng phó với mọi tình huống Khi mà thực dân Pháp gây ra cuộc chiến tranh ở Nam Bộ, Người đã khẳng định: nếu cần phải hy sinh, nếu cần phải kháng chiến “để giữ gìn chủ quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến” Để thực hiện chủ trương hòa Tưởng, Đảng, chính phủ Việt Nam đã chấp nhận nhân nhượng với Tưởng trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự Thỏa mãn những yêu cầu, đòi hỏi của quân Tưởng trong giới hạn, thậm chí là những nhân nhượng hết sức đau đớn như sự kiện ĐCS Đông Dương tuyên bố tự giải tán vào ngày 11/11/1945
Tuy nhiên sang đầu tháng 3 năm 1946, tình hình có sự biến động, đường lối đấu tranh ngoại giao của Đảng đã có sự thay đổi, chuyển sang chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp bằng bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 Việc ký bản Hiệp định Sơ bộ là sự thể hiện sách lược “Hòa để tiến”, tránh tình thế phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù
Ta đẩy quân Trung Hoa về nước, kéo dài thời gian hòa bình để củng cố lực lượng, chuẩn
bị cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp Trong quan hệ với Pháp, từ Hội nghị
Đà Lạt đến Hội nghị Fontainebleau, từ chuyến đi của phái đoàn Quốc hội đến cuộc thăm chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, Việt Nam luôn bày tỏ một lập trường nhất quán: Độc lập và thống nhất đất nước Có thể nói, trong hơn một năm đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nhiều thuận lợi cơ bản nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thử thách Khoảng thời gian không dài nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng và thiết thực đối với một dân tộc vừa giành được chính quyền, phải đối phó với thù trong giặc ngoài, luôn trong tâm thế sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến đầy thử thách Đó cũng là thời gian để lại nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng về sự kết hợp giữa đối nội
và đối ngoại, giữa lập trường kiên định với biện pháp mềm dẻo, giữa nhân nhượng sách lược với quyết tâm chiến lược Những kinh nghiệm quý báu về đường lối đấu tranh ngoại giao ấy đã được Đảng ta vận dụng linh hoạt trong giai đoạn hiện nay
Trang 72 Vai trò của Hồ Chí Minh với những thành công của ngoại giao Việt Nam giai đoạn 1945-1946:
Trong giai đoạn từ tháng 8/1945 đến tháng 11/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trải qua 5 lần cải tổ, từ Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (UBDTGPVN) đến Chính phủ lâm thời, Chính phủ Liên hiệp lâm thời, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến và Chính phủ kháng chiến - Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Quá trình này diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, có nhiều điểm độc đáo, thể hiện vai trò lãnh đạo tài tình, sáng tạo Hồ Chí Minh Cũng chính ở giai đoạn lịch sử đầy cam go thử thách lớn lao này mà thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện sinh động và trở thànhnhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Người đã sáng suốt, chủ động lựa chọn những đối sách đúng đắn nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp trong tình thế vận nước như "nghìn cân treo sợi tóc"; bình tĩnh trước những biến cố phức tạp, linh hoạt chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua ghềnh thác, từng bước tiến lên
Những hoạt động phong phú và sáng tạo đó của Người có thể khái quát ở những điểm sau đây:
Xây dựng và củng cố Nhà nước cách mạng: tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, xây dựng và thông qua Hiến pháp, xác lập cơ sở pháp lý và những nguyên tắc dân chủ của chính quyền nhân dân; chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ, ký hơn 200 Sắc lệnh về tổ chức bộ máy Nhà nước, các bộ và Uỷ ban hành chính các cấp, về tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Xây dựng và mở rộng khối đoàn kết toàn dân; thi hành chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc: tranh thủ các nhân sĩ, trí thức, quan lại cũ (kể cả Bảo Đại và hoàng tộc) để họ tin tưởng và hợp tác với chính quyền mới; chủ tọa Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, thăm Nhà thờ Phát Diệm, thăm Chùa Bà Đá, viết thư thăm hỏi nhiều chức sắc tôn giáo với mục đích đoàn kết Lương - Giáo, xây dựng thành công khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị bước vào kháng chiến
Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt để ứng phó với từng loại kẻ thù nhằm giữ vững độc lập và chủ quyền dân tộc như: tạm thời hoà hoãn với quân đội Tưởng Giới Thạch, thoả mãn một phần đòi hỏi của họ để rảnh tay đối phó với kẻ thù chính là bọn thực dân Pháp xâm lược, rồi lại tạm thời hoà hoãn với Pháp để quân Tưởng rút về nước.Nổi bật trong những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kỳ này là việc ký kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 giữa Chính phủ Việt Nam với đại diện Pháp ở
Hà Nội và chuyến đi thăm chính thức nước Pháp nhân dịp Hội nghị Phôngtennơblô nhóm họp, nhằm giương cao ngọn cờ độc lập và thiện chí hoà bình của nước Việt Nam mới Để
có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Người đã ký với Pháp bảnTạm ước 14-9-1946
Vừa chỉ đạo cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ vừa chỉ đạo việc chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc lâu dài: phát triển lực lượng vũ trang; xây dựng căn cứ địa Việt Bắc; công bố một số bài viết về chiến lược, chiến thuật quân sự dưới bút danh Q.Th nhằm xác định tư tưởng, phương hướng của cuộc kháng chiến; cải tổ
Trang 8Chính phủ, lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến; viết bản chỉ thị "Công việc khẩn cấp bây giờ", đặt cơ sở cho việc hoạch định đường lối kháng chiến kiến quốc sau đó
Tầm nhìn chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945 - 1946, một mặt được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với những vấn đề lớn của quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là: chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, góp phần giữ gìn ổn định ở Đông Dương
và khu vực châu Á - Thái Bình Dương Mặt khác, mối quan hệ chính trị đặc biệt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn này thể hiện nhãn quan chính trị nhạy bén, sáng suốt và bản lĩnh chính trị kiên cường của nhà cách mạng Hồ Chí Minh Với một tư duy mạnh mẽ, sáng tạo và những phương pháp cách mạng đúng đắn, hiệu quả, nền độc lập dân tộc của Việt Nam đã được giành lại sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp đàn áp, thống trị
Không chỉ có vậy, tầm nhìn chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt qua những hạn chế về mặt lịch sử của thời đại, của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, của bối cảnh lịch sử hai nước trong những năm 40 của thế kỷ XX Cơ sở sâu xa của tầm nhìn đó là yêu cầu, khát vọng hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam Bằng khả năng nhận biết và xử lý mâu thuẫn dân tộc và thời đại một cách sáng tạo, linh hoạt với một nghệ thuật chính trị khoa học, điển hình, mẫu mực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt những nền móng đầu tiên cho mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bằng chính khát vọng tự do và thực tiễn cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trong những năm 1945 - 1946
Chương 3: Phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh Bài học kinh nghiệm.
1 Khái niệm ngoại giao:
- Đối ngoại và ngoại giao là hai khái niệm riêng biệt tuy gắn bó chặt chẽ với nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định
- Đối ngoại là toàn bộ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng, nguyên tắc, phương châm, biện pháp mà quốc gia theo đuổi trong quan hệ với các quốc gia khác hoặc chủ thể khác trong cộng đồng quốc tế nhằm phục vụ cho lợi ích của quốc gia
- Cùng với đối ngoại, ngoại giao là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, được các nhà khoa học nghiên cứu đưa ra từ lâu, đến hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm
“Ngoại giao”
Có thể thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về ngoại giao Từ những cách tiếp cận trên
có thể rút ra một số nhận xét như sau về ngoại giao: Là hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao là công cụ quan trọng 7 nhất, công cụ hòa bình thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia; Là tất cả các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở trung ương cũng như ở nước ngoài và những cán bộ làm công tác ngoại giao nhà nước;
Là nghề nghiệp của các nhà ngoại giao; Là khoa học và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán; Mang tính giai cấp sâu sắc
2 Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh:
Trang 9- Có thể hiểu: Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh là bộ phận rất quan trọng trong
tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bao gồm một hệ thống các cách thức, các phương thức khác nhau để giải quyết các vấn đề trong quan hệ quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cách mạng Việt Nam
- Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh không đồng nhất với những quan điểm, quan niệm trong ngoại giao Hồ Chí Minh mà từ những quan điểm đó để đưa ra những cách thức xử lý tình huống, vấn đề cụ thể Ngoại giao muốn đạt được mục đích thì phải cần có phương pháp Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh là nét đặc sắc trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, góp phần tạo nên bản sắc của nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
2.1 Phương pháp “Dĩ bất biến ứng vạn biến”:
"Dĩ bất biến ứng vạn biến" không chỉ là một nguyên tắc hành động mà còn là phương pháp có tính nguyên tắc mà Hồ Chí Minh sử dụng trong hoạt động ngoại giao Người kế thừa tư duy triết học phương Đông, với quan điểm "lấy cái không thể thay đổi để đối phó với muôn sự biến đổi", tức là lựa chọn những giá trị bất biến để đối mặt với những biến
cố không ngừng thay đổi Hồ Chí Minh đã kết hợp sự hài hòa giữa triết lý phương Đông
và phép biện chứng duy vật Mác xít
Trong phương pháp ngoại giao của Hồ Chí Minh, "bất biến" đặt ở lợi ích của dân tộc, mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và lý tưởng của cuộc cách mạng Đây là
sự không đổi, là hướng dẫn tất cả các hoạt động ngoại giao, đặc biệt là trong bối cảnh của thời kỳ Hồ Chí Minh Sự kết hợp giữa triết lý phương Đông và phép biện chứng duy vật
đã tạo ra một hệ thống giá trị và quan điểm vững chắc, giúp người đối mặt với những biến cố phức tạp trong quá trình đấu tranh ngoại giao
Phương pháp "Dĩ bất biến ứng vạn biến" không chỉ là một phương châm hành động mà còn là hạt nhân của phép biện chứng Hồ Chí Minh Qua sự linh hoạt và hiệu quả trong xử lý nhiều tình huống, sự kiện, người đã đưa ngoại giao Việt Nam từng bước tạo thế và làm thay đổi cục diện chiến tranh, tương quan lực lượng, đặt nền móng cho sự thành công trong cuộc cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa [8,tr7.13]
2.2 Phương pháp biết thắng từng bước:
Biết thắng lợi từng bước không chỉ là một phương pháp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn là nghệ thuật ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là một chiến lược sáng tạo và phù hợp cho một quốc gia nhỏ đối đầu với một đối thủ mạnh mẽ, có quân đội chuyên nghiệp, quân số đông, và vũ khí hiện đại Chiến lược này tập trung vào việc nắm vững phương châm đánh lâu dài, sử dụng thời cơ một cách linh hoạt, làm suy yếu kẻ địch từng bước, và tiến lên đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của đối phương Phương pháp giành thắng lợi từng bước được thể hiện qua việc Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra chiến lược "biết địch biết ta" Trong từng giai đoạn đấu tranh, Đảng đã tiến hành đánh giá khách quan và khoa học về điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ và bản thân để xây dựng nhiệm vụ và mục tiêu phù hợp Chiến lược này không chỉ giúp Đảng giành thắng lợi trên mặt trận quân sự mà còn chủ động và linh hoạt trong ngoại giao Nghệ thuật giành thắng lợi từng bước của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện trong việc đánh bại âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, mà còn trong việc xây dựng lực lượng, tạo thế và nắm vững thời cơ Bằng cách này, Đảng đã đối mặt với mọi biện pháp
Trang 10và kế hoạch chiến lược của đối phương một cách thông minh và linh hoạt Những bài học
và kinh nghiệm từ nghệ thuật này, đặc biệt là những đặc sắc trong ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang lại giá trị sâu sắc cho quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng
và nhân dân Việt Nam [8,tr8.13]
2.3 Phương pháp thêm bạn bớt thù:
Hồ Chí Minh khẳng định chiến lược ngoại giao cơ bản của mình là đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng toàn cầu Người nhấn mạnh việc tranh thủ tối đa các lực lượng có thể, thực hiện phương pháp "thêm bạn, bớt thù" và mở rộng đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập tự chủ Điều này không chỉ là một chiến lược ngoại giao, mà còn là nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Phương pháp "thêm bạn, bớt thù" là một chiến lược sáng tạo, nhằm tận dụng mối quan
hệ với các lực lượng quốc tế, xây dựng đoàn kết và hỗ trợ cho cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, người cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện phương pháp này, người cách mạng phải xác định đúng mâu thuẫn Nhận thức đúng về mâu thuẫn sẽ giúp xác định nhiệm vụ chính xác và nhận biết những lực lượng nòng cốt của cách mạng
Có thể hiểu phương pháp "thêm bạn, bớt thù" bao gồm việc tìm kiếm mối quan hệ tích cực, giảm nhẹ mâu thuẫn và tạo điều kiện cho sự hợp tác Chiến lược này đặt trong ngữ cảnh của việc xác định rõ mâu thuẫn và sử dụng chúng một cách linh hoạt để tối ưu hóa tiềm năng đồng minh và hỗ trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam Phương pháp ngoại giao “thêm bạn, bớt thù” bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Một là: Để “thêm bạn, bớt thù” phải biết lợi dụng triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù là chủ trương, biện pháp quan trọng mà Hồ Chí Minh đã thực hiện
- Hai là: Thực hiện “thêm bạn, bớt thù”, phải biết thỏa hiệp, biết nhân nhượng để giữ vững lực lượng, lôi kéo đồng minh
- Ba là: Để “thêm bạn, bớt thù”, Hồ Chí Minh phân biệt rõ giữa nhân dân yêu chuộng hòa bình với bọn phản động, hiếu chiến trong chính phủ của nước xâm lược và chú ý mâu thuẫn trong giới cầm quyền của chúng
- Bốn là: Để “thêm bạn, bớt thù”, Hồ Chí Minh có chủ trương khoan hồng, đại độ với những người Việt Nam đã từng làm tay sai cho thực dân, đế quốc xâm lược [8,tr8,9]
2.4 Phương pháp lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch:
Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù là một phương pháp quan trọng được Hồ Chí Minh chú trọng trong tư tưởng ngoại giao Người không chỉ tiếp thu mà còn phát triển và sáng tạo, đặt nó vào bối cảnh của lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, áp dụng một cách sáng tạo và phát triển trong thực tiễn hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Hồ Chí Minh xem xét mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương không chỉ là một vấn đề chiến lược mà còn là nghệ thuật trong đấu tranh ngoại giao Người đã đưa ra những quan điểm sáng tạo và biện pháp sách lược cho cách mạng Việt Nam, chấp nhận và tận dụng mâu thuẫn như một phần quan trọng của chiến lược ngoại giao
Sự sáng tạo lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ xuất hiện trong lý luận mà còn được thể hiện trong thực tiễn Việc vận dụng hiệu quả phương pháp lợi dụng mâu thuẫn trong đấu tranh ngoại giao đã đem lại những thắng lợi to lớn cho cách mạng Việt Nam