1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu luận lich sử tư tưởng chính trị nội dung tư tưởng chính trị hồ chí minh trước năm 1945

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội Dung Tư Tưởng Chính Trị Hồ Chí Minh Trước Năm 1945
Chuyên ngành Lịch Sử Tư Tưởng Chính Trị
Thể loại Tiêu Luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 49,83 KB

Nội dung

NỘI DUNG PHẦN lKHẢO SÁT NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY1.1 Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ

Trang 1

TIÊU LUẬN MÔN: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI:

“NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH

TRƯỚC NĂM 1945?’

Trang 2

MỤCLỤCA MỞ ĐẦU 3B NỘI DUNG Error! Bookmark notdefined.

PHẦN 1: KHẢO SÁT NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRƯỚC NĂM 1945 5

1.1 Bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 5

1.2 Những mốc sự kiện hoạt động chính của Hồ Chí Minh trong thời kỳ này

ảnh hưởng đến việc hình thành tư tưởng 6

PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH HÌNH THÀNHTRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1920 - 1930 10

2.1 Giai đoạn từ 1920 đến 1930 đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giảiphóng dân tộc 10

2.2 Giai đoạn từ 1920 đến 1930 đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữacách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới 12

tưởng Hồ Chí Minh vềĐảng cộng sản và cán bộ cách mạng 13

2.4 Ngoài ra, thời kỳ 1920 đến 1930, Hồ Chí Minh cũng tiếp tục phát triển tư tưởng yêunước mở rộng mối hiểu biết về văn hoá, thế giới 13

2.5 Những nội dung tư tưởng mà Người vận dụng sang tạo và phát triển

CN Mác - Lênin trong thời kỳ này 15

PHẦN 3: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH HÌNH THÀNH TRONGGIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1930 ĐẾN TRƯỚC NĂM 1945 17

3.1 Thời kỳ 1930 đến 1945, Hồ Chí Minh tiếp tục vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng Error! Bookmark not defined

3 2 Sự hình thành phát triển, hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng

giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945 Error! Bookmark not

Trang 3

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam sẽ quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng

và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Thời gian đã qua lâu rồi, nhưng những lời tuyên ngôn của Bác đã đọc tại quãng trường Ba Đình lịch sử vẫn luôn văng vẳng bên tai chúng ta Lật lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng dân ta đã đấu tranh rất anh dũng để có được độc lập ngày nay Hết đánh Pháp ta lại đánh Mỹ, ban đầu chỉ là những cuộc đấu tranh tự phát sau đó chuyển sang tự giác nhưng hầu hết đều thất bại Cáchmạng Việt Nam lúc bấy giờ lâm vào bế tắc, nhiệm vụ cấp bách là phải tìm một con đườngcách mạng mới Chính lúc đó Nguyễn Ai Quốc xuất hiện Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo trí thức, yêu nước muốn làm cách mạng nhưng Nguyễn Ái Quốc không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối Năm 1911 Nguyễn Ái Quốc đã

ra đi tìm đường cứu nước Ở đây Người đã nhận thấy nỗi khổ của nhân dân lao động, được tiếp xúc với luận cương của Lê Nin người đã tìm thấy con đường đi mới cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trên bước đường tìm đường cứu nước và hình thành tư tưởng người đã gặp không ít khó khăn thử thách nhưng với tấm lòng yêu nước và sự kiên trì của mình Người đã vượt qua và tiếp tục sự nghiệp cách mạng Các văn kiện như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Đường kách mệnh của Bác đã góp phần rất lớn trong việc tìm ra thông tin cho cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng các dân tộc bị

áp bức Quá trình hình thành tư tưởng của Bác trải qua 5 giai đoạn, nó dần dần dược hoàn thiện và bổ sung vào những năm 1945-1969 Đây cũng là thời điểm cách mạng tháng Támthành công Cuộc cách mạng này là kết qủa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và càng chứng minh đường lối cứu nước của Bác hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng giai cấp và giải phóng con người Bài tiểu luận hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các giai

Trang 4

đoạn phát triển đó, giai đoạn từ 1920 đến 1930 giữ một vai trò đặc biệt quan trọng với 10 năm hoạt động sôi nổi nhất, quyết liệt nhất của Hồ Chí Minh Bởi nếu nội dung chính của

Tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề

cơ bản của cách mạng Việt Nam” thì giai đoạn này chính là giai đoạn hình thành những tưtưởng cơ bản đó.Việc nghiên cứu giai đoạn hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh từ

1920 - 1930 vì thế là yêu cầu tất yếu trong quá trình tìm hiểu về Hồ Chí Minh nói chung,

tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng Đó chính là lý do cũng là nội dung của Tiểu luận này,vớitiêu đề: Nội dung tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh giai đoạn trước năm 1945

A NỘI DUNG PHẦN l

KHẢO SÁT NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN NÀY1.1 Bối cảnh trong nước và thế giới ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tình hình thế giới:

Từ cuối thế kỷ XIX, Chủ nghĩa tư bản (CNTB) chuyển từ tự do cạnh tranh sang tư bảnđộc quyền Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện đã đặt ách áp bức thống trị dưới nhiều hình thứckhác nhau ở hầu hết các nước Á, Phi, Mỹ La tinh Cùng với mâu thuẫn gay gắt giữa giaicấp vô sản với tư sản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, xuất hiện mâu thuẫngiữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân Mâu thuẫn đóngày càng phát triển và trở thành mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại.Chủ nghĩa MácLênin ra đời cùng với sự thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) tháng MườiNga 1917 đã mở ra một thời đại mới cho nhân loại: thời đại cách mạng vô sản (CMVS)

và cách mạng giải phóng dân tộc (GPDT) Phong trào cách mạng trên thế giới phát triểnmạnh mẽ chưa từng thấy: từ CMVS ở các nước chính quốc (Anh, Pháp, Đức ) đến cáchmạng GPDT ở các nước thuộc địa và phụ thuộc (Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Mỹ

La tinh.)

Trang 5

cách mạng Nhu cầu cấp bách của dân tộc là phải tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn VN Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã có những bước đi thích hợp

để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Và những sự kiện nóng bỏng của tình hình thế giới cũng như trong nước là một nhân tố có tác động không nhỏ đến việc hình thành

tư tưởng Hồ Chí Minh

1.2 Những mốc sự kiện chính trong cuộc đời hoạt động cũng có ảnh

o • • o • • • o o

hưởng không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

- Thời kỳ từ năm 1920 đến năm 1930 nổi lên mấy sự kiện lớn:

Từ 1920 đến 1930: Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo Lần thứ nhất Luận cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Đây là một sự kiện có tác động lớn đến khuynh hướngcứu nước của Người về sau.Tiếp đó, Hồ Chí Minh hoạt động với cương vị Trưởng tiểu banĐông Dương trong Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp, tham dự Đại hội I và

II của Đảng Cùng với những nhà hoạt động cách mạng của các dân tộc thuộc địa Pháp, HồChí Minh thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” và xuất bản tờ Người cùng khổ (Le Paria) HồChí Minh đã hoạt động tích cực trong cương vị lãnh đạo hội, đồng thời là người chịu tráchnhiệm mọi mặt của tờ Người cùng khổ Những hoạt động sôi nổi đó có ảnh hưởng không nhỏđến phong trào cách mạng ở các thuộc địa nói chung cũng như Việt Nam nói riêng

Từ năm 1923 đến 1924: Hồ Chí Minh sang Liên Xô, lúc đầu để tham dự Hội nghị Quốc tếNông dân và được bầu vào Đoàn Chủ tịch Sau đó Người được lưu lại và tham quan triển lãmkinh tế quốc dân Liên Xô, tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Liên

Trang 6

Xô, sau đó vào học lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đông Năm 1924, Hồ Chí Minhtham dự Đại Hội V Quốc tế Cộng sản Sau đó, Người còn lần lượt tham dự Đại hội Quốc tếThanh niên, Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ Việc được tham dự các Hội nghị Quốc

tế lớn,học tập lý luận trong trường học cũng như quan sát thực tiễn cách mạng Liên Xô có ảnhhưởng rất lớn đến việc định hình quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh

- Thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1945:

Năm 1930: phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mau chóng, hình thành ở trong nước

ba tổ chức cộng sản hoạt động độc lập Một yêu cầu khách quan đặt ra là phải thống nhất các

tổ chức làm một.Theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, tháng 2/1930, Hồ Chí Minh đã chủ trìHội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản, sáng lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam ChínhNgười đã soạn thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọinhân dịp thành lập Đảng Những văn kiện đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

ta, cũng là những tác phẩm thể hiện cao độ những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ ChíMinh

Sau cao trào 1930-1931, sự khủng bố của thực dân Pháp càng gắt gao hơn, nhiều chiến

sĩ cách mạng bị bắt bớ, tù đày, giết hại Ngày 6 tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chínhquyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc) Cuối năm 1933, Nguyễn ÁiQuốc rời Hồng Kông Đầu năm 1934 Người trở lại Liên Xô Tại đây Người vào học trườngQuốc tế Lênin, nghiên cứu ở Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời tiếptục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước trong tình hình chủ nghĩa phát xít đãcông khai đàn áp mọi phong trào dân chủ và hoà bình.Trong nhiều tài liệu Nguyễn Ái Quốcnêu lên sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kỳ 1936-1939, nhấn mạnh vấn

đề tập hợp mọi tầng lớp nhân dân và thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi đấutranh đòi tự do, dân chủ và hoà bình

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, tháng 10 năm 1938, Nguyễn Ái Quốcrời Liên Xô về Trung Quốc Tháng 9 năm 1940 phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương Cuốinăm 1940 Người về sát biên giới Việt - Trung , bắt liên lạc với tổ chức Đảng, chuẩn bị vềnước Người đã mở lớp huấn luyện chính trị để chuẩn bị cán bộ đáp ứng yêu cầu tình hình

Trang 7

nhiệm vụ mới Người nêu rõ trong tài liệu huấn luyện: "Sự nghiệp giải phóng dân tộc là sựnghiệp chung của các dân tộc, các giai cấp bị bóc lột ở Đông Dương Toàn thể nhân dân ĐôngDương không phân biệt dân tộc nào, giai cấp nào đều phải đồng tâm hiệp hội đoàn kết cùngnhau mới làm nổi".

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm căn

cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng Vùng Khuổi Nậm Pác Bó là nơihọp Hội nghị lần thứ VIII của Trung ương (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì,nơi ra báo Việt Nam độc lập, mở các lớp huấn luyện xây dựng lực lượng cách mạng Pác Bó

có hang Cốc Bó, nơi Nguyễn Ái Quốc chọn làm chỗ ở và làm việc của mình

Hồ Chí Minh bị bắt giam, sau đó bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnhQuảng Tây Trong thời gian ở tù, Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thơ nổi tiếng "Nhật ký trongtù" Đến nay "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra hơn 10 thứ tiếng.Tháng 9 năm 1943, Hồ ChíMinh được trả lại tự do.Tháng 3 năm 1944, Người tham dự Hội nghị các lực lượng cách mạngViệt Nam ở Liễu Châu (Trung Quốc) Tại Hội nghị này Người đã đọc báo cáo về hoạt độngcủa Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản, nêu rõ tiền đồ của sự nghiệp giải phóng dân tộc ởViệt Nam, mối quan hệ mật thiết và lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng Người gửi thư cho đồng bào toànquốc kêu gọi chuẩn bị triệu tập Quốc dân đại hội.Tháng 12 năm 1944, Người quyết địnhthành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dânViệtNam.Ngày 9 tháng 3 năm 1945, phát xít Nhật đảo chính hất cẳng Pháp độc chiếm ĐôngDương Cuộc chiến tranh thế giới thứ I cũng bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi củaLiên Xô các nước Đồng minh

Ngày 4 tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) sau

sự kiện Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản (ngày 9 tháng 8 năm 1945) và ồ ạt tiến công đạoquân Quan Đông của chúng, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6-8), vàNagadaki (9-8), ngày 10 tháng 8 phe Đồng minh đã gửi công hàm yêu cầu Nhật Bản đầu hàngkhông điều kiện

Trang 8

Chớp thời cơ ấy, ngày 12 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh cùng Ban thường vụ Trungương Đảng quyết định Tổng khởi nghĩa vũ trang trong cả nước Theo đề nghị của Người, Hộinghị toàn quốc của Đảng đã họp tại Tân Trào ngày 13 tháng 8 năm 1945 Hội nghị thông quaquyết định Tổng khởi nghĩa, thành lập ủy ban khởi nghĩa toàn quốc Ngày 16 tháng 8 năm

1945 Quốc dân đại hội Tân Trào đã hoàn toàn nhất trí với chủ trương phát động khởi nghĩacủa Đảng Đại hội đã bầu ra ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do

Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọcTuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Người tuyên bố: "NướcViệt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toànthể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữvững quyền tự do, độc lập ấy"

PHẦN 2NHỮNG NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HÌNH THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN

TỪ 1920 ĐẾN 1930

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” Những luận điểm về cách mạng Việt Nam trong tưtưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển suốt đời cùng sự biến đổi của thực tiễn cáchmạng và quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh Tuy nhiên, giai đoạn từ 1920 đến 1930 đángđược ghi nhận là một trong những giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình hình thành vàphát triển của tư tưởng Hồ Chí với sự hình thành tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc,

về đảng cộng sản, về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng quốc tế Nhữngnội dung tư tưởng hình thành trong giai đoạn này thể hiện ở những hoạt động thực tiễn của HồChí Minh và chủ yếu ở các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường kách mệnh(1927), và các tác phẩm tập hợp trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930)

2.1 Giai đoạn từ 1920 đến 1930 đã hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 9

Trong đó, Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục tiêu, bản chất của cách mạng giải phóngdân tộc, từ đó có cái nhìn đúng đắn về phương pháp đấu tranh và phương pháp tập hợp lựclượng.

Về mục tiêu của cách mạng: cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đitheo con đường cách mạng vô sản Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dânlao động, giải phóng giai cấp công nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một xuất phát điểm duynhất là lòng yêu nước thương nòi Người muốn ra nước ngoài, “xem nước Pháp và các nướckhác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình” Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hộiPháp vì đó là tổ chức duy nhất bênh vực quyền lợi của các thuộc địa mà chưa hề có nhận thức

rõ ràng về Chủ nghĩa Mác - Lênin, về Chủ nghĩa xã hội Đúng như sau này, Người đã thổ lộ:

“Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểuhết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại

đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết.Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy- (hồi đó tôi gọi các đồng chícủa tôi như thế) - đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Cònnhư Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưahiểu.” (Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin - Bài viết cho tạp chí Các vấn đề phươngĐông (Liên Xô) nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V.I.Lênin, năm 1960.) Tháng 7năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh, khi lần đầu tiênNgười đọc trên báo Nhân đạo của Đảng xã hội Pháp “Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộcđịa” của Lênin Theo Người thì tuy bài báo có những khái niệm chính trị khó hiểu nhưng “cứđọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính Luận cương của Lênin làmcho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóclên” Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, ủng hộ Quốc tế III Đó cũng là cơ sở cho quyếtđịnh lịch sử của Hồ Chí Minh 5 tháng sau đó, tháng 12 năm 1920, tại Đại hội Đảng Xã hộiPháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sánglập Đảng Cộng sản Pháp Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Người đã đi từ

Trang 10

Chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin Hồ Chí Minh khẳng định: bây giờ chủnghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩaMác - Lênin Người viết: muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là conđường cách mạng vô sản “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng đượccác dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” Từ đó, Hồ ChíMinh ra sức tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, thành lập Đảng cộng sản đểlãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công.

-Về bản chất của cách mạng: các mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”,đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập tự do

- Về xác định và tập hợp lực lượng: giải phóng dân tộc là việc chung của cả dân chúng, phảitập hợp lực lượng dân tộc thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai Trong Cươnglĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh viết: “Đảng phải thu phục cho được đại đa sốdân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo” Đồng thời lại “phải hết sức liên lạc vớitiểu tư sản, trí thức trung nông để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp Còn đối với phú nông,trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ítnữa là làm cho họ trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ” Có thểđánh giá đây là quan điểm thể hiện tầm cao của tư tưởng Hồ Chí Minh Người đã vượt quađược những hạn chế của các đồng chí đương thời của mình, thường nhấn mạnh quá cao vấn

đề đấu tranh giai cấp mà không chú ý tận dụng được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để đánh

đổ kẻ thù chung, đáp ứng yêu cầu khẩn thiết nhất của lịch sử Trong các văn kiện do mìnhsoạn thảo, Hồ Chí Minh vừa xác định rõ đâu là bạn, đâu là thù của cách mạng Đồng thờicũng nhìn ra đâu là những bộ phận có thể bắt tay hợp tác có điều kiện Những thắng lợi củaphong trào cách mạng tháng Tám 1945 và các cuộc kháng chiến về sau đều có sự góp mặt củamột nhân tố quan trọng: chúng ta đã nhìn nhận và tập hợp lực lượng được đúng đắn, phát huyđược sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”

Ngày đăng: 02/03/2024, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w