Dạy ta vượt lên sóng gió Trùng trùng lớp lớp đi xa Những lời thơ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ lên bức tranh cầu Long Biên vô cùng sinh động, chân thực với bao khói lửa kháng chiến.
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
-BÀI TẬP CÁ NHÂN HỌC PHẦN: HÀ NỘI HỌC
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh
Lớp: Quản trị khách sạn D2023 B
Mã sinh viên: 223002173
Trang 2CẦU LONG BIÊN - MỘT CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ
( KÈM VIDEO )
Bên kia cầu, chùa Bồ Đề như chiếc nấm linh chi cổ đại
Trang 3Dạy ta vượt lên sóng gió
Trùng trùng lớp lớp đi xa
Những lời thơ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ lên bức tranh cầu Long Biên vô cùng sinh động, chân thực với bao khói lửa kháng chiến Ai đến với Hà Nội, đặc biệt là được tiếp xúc và biết đến lịch sử của Hà Nội xưa cũng không thể quên đi hình ảnh cây cầu Long Biên - một chứng nhân lịch sử đã cùng nhân dân trải qua trận kháng chiến trường kì
vô cùng gian truân, vất vả
I Giới thiệu về cầu Long Biên :
Trang 4Cầu Long Biên là cây cầu bằng thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền 2 quận Hoàn Kiếm và Long Biên Đây là cây cầu được người Pháp xây dựng từ năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902, ban đầu có tên là cầu Doumer - được lấy tên từ cha đẻ khai sinh ra chiếc cầu, Paul Doumer - một toàn quyền Đông Dương người Pháp Sau ngày Thủ
đô giải phóng, cầu được đổi tên thành Long Biên bởi Đốc lý Hà Nội – bác sĩ Trần Văn Lai và sử dụng tên đó cho đến ngày hôm nay
Không chỉ là tuyến đường huyết mạch nối liền đôi bờ sông Hồng, cây cầu này còn có ý nghĩa quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Đặc biệt, trong kháng chiến chống Mỹ, cầu bị hư hỏng nghiêm trọng do những trận mưa bom ác liệt Trải qua
Trang 5hàng trăm năm, cầu Long Biên Hà Nội vẫn sừng sững, hiên ngang dù đã hoen rỉ bởi tác động tự nhiên, trở thành chứng nhân lịch sử và biểu tượng của Thủ đô
II Thông tin về cầu Long Biên :
Ở thời điểm xây dựng, cầu Long Biên đã được xem là cây cầu tầm cỡ nhất trong khu vực
và cả thế giới Kết cấu cầu gồm có 19 nhịp dầm thép, bên dưới là 20 trụ lớn với tổng chiều dài lên đến 2.290 m Phía tây của cầu là 896 m đường bằng đá dẫn lên cầu
Với chiều rộng 4,75 m, cầu được chia thành 3 phần đường chính Trong đó, 2 bên có 2,6
m dành cho ô tô, xe máy và các loại xe thô sơ, 0,4 m ngoài cùng là phần dành cho người
đi bộ Chính giữa là khu vực đường sắt chuyên dụng cho tàu hoả hoạt động
Khác với những cây cầu ở Việt Nam, luồng giao thông trên cầu hướng về bên trái Đây cũng chính là kiểu thiết kế quen thuộc ở các nước Châu Âu, điển hình là nước Pháp Rất
Trang 6nhiều người liên tưởng cây cầu này với cầu Tolbiac nối liền thành phố Orléans với Paris, Pháp
Lúc khánh thành, cầu Long Biên là cây cầu dài thứ 2 trên thế giới, sau cây cầu Brooklyn bắc qua sông East – River của Mỹ Thậm chí, cây cầu lịch sử còn từng được ví von là tháp Eiffel nằm ngang của Thủ đô Hà Nội Với kiến trúc bằng sắt ấn tượng, nhiều năm qua, Long Biên vẫn là cây cầu được nhắc đến nhiều nhất ở Hà thành
Trang 7Cầu Long Biên được thiết kế và xây dựng bởi nhà thầu Pháp nổi tiếng Daydé & Pillé (Paris) Cầu được xây dựng bằng những phương pháp tiên tiến nhất thời bấy giờ, vừa đáp
ứng được tiêu chí kỹ thuật vừa đảm bảo được yếu tố nghệ thuật
Toàn bộ phần thân cầu là kết cấu thép xếp tầng chặt chẽ, thiết kế hài hoà và ấn tượng Nhìn từ xa, cây cầu trông giống hệt một con rồng khổng lồ uốn lượn, bắt qua con sông Hồng mênh mông
III Lịch sử gắn liền với cây cầu Long Biên :
Cầu Long Biên đã cùng dân tộc Việt trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với bao cột mốc hào hùng cùng những sự kiện đáng nhớ Vào ngày 02/9/1945, chiếc cầu đã
Trang 8dẫn lối cho đồng bào đến Thủ đô chứng kiến thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình
Cầu Long Biên cũng chứng kiến hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội
để bộ đội ta vào tiếp quản theo Hiệp định Genève vào tháng 10/1954 Đến thời kháng chiến chống Mỹ, cầu đóng vai trò quan trọng trong đường chi viện cho chiến trường miền Nam Vì thế, cầu đã trở thành trọng điểm bắn phá của không quân Mỹ với bao lần ném bom, bắn rốc két
Quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, tử thủ để bảo vệ thành cầu Chiếc cầu cũng trở thành ụ pháo cao xạ cùng quân dân ta chống trả các đòn không kích của máy bay Mỹ để dần chiếm lĩnh trận địa Đến thời bình, cầu Long Biên là tuyến giao thông quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân hai bờ sông Hồng
*Thiệt hại trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) :
Năm 1946, khi quân đội Pháp quay trở lại Đông Dương, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ Vào cuối tháng 12 năm 1946, khi cuộc chiến ở Hà Nội diễn ra ác liệt, để ngăn chặn sự tiến công của quân Pháp vào trung tâm thành phố, lực lượng Việt Minh đã chủ
Trang 9động phá hủy một số nhịp cầu Long Biên Hành động này nhằm cắt đứt tuyến giao thông quan trọng, làm giảm khả năng tiếp vận của quân Pháp
Năm 1947-1954, quân Pháp đã nhanh chóng sửa chữa lại cầu để sử dụng cho các hoạt động vận chuyển hàng hóa, binh lực, và trang bị chiến tranh từ Hải Phòng lên Hà Nội và ngược lại Dù bị phá hủy nhưng trong giai đoạn này, cầu Long Biên vẫn hoạt động dưới
sự kiểm soát của quân đội Pháp
*Thiệt hại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) :
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cầu Long Biên bị tàn phá nặng nề do trở thành mục tiêu của các cuộc không kích từ phía không quân Mỹ
Từ năm 1967, không quân Mỹ bắt đầu thực hiện chiến dịch "Sấm Rền"(Operation Rolling Thunder) nhằm ngăn chặn sự di chuyển của quân và dân ta Cầu Long Biên, là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông vận tải Bắc Nam, đã bị ném bom nhiều lần Cụ thể, vào ngày 10/8/1967, lần đầu tiên cầu Long Biên bị máy bay Mỹ ném bom, khiến một nhịp cầu bị sập hoàn toàn, gây gián đoạn giao thông
Ngày 14/12/1967, một cuộc không kích khác đã phá hủy thêm hai nhịp cầu và làm hư hỏng nhiều trụ cầu
Trang 10Năm 1972, trong chiến dịch không kích Điện Biên Phủ trên không kéo dài từ ngày 18 đến 29/12, cầu Long Biên tiếp tục là mục tiêu ném bom lớn.Sau 10 lần dội bom liên tục từ không kích của Mỹ, 7 nhịp và 4 trụ cầu đã bị phá hủy, trong đó có các nhịp quan trọng ở giữa cầu, khiến giao thông qua cầu bị gián đoạn nghiêm trọng Mặc dù bị đánh bom liên tục và hư hại nhiều lần, nhưng cầu Long Biên luôn được khẩn trương sửa chữa Quân và dân Hà Nội đã nhiều lần huy động lực lượng để khôi phục các nhịp cầu bị phá hủy, đảm bảo việc thông xe phục vụ cho vận tải quân sự và tiếp tế hậu cần trong suốt thời gian
Trang 11chiến tranh.
Trang 13IV Một số lưu ý khi đến thăm cầu Long Biên :
Với vị thế kết nối với khu vực trung tâm, giữa quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên, cây cầu đã trở thành một cây cầu có ý nghĩa về giao thông vô cùng quan trọng, giúp gắn kết 2 bên bờ với nhau
Trang 14Tọa lạc gần phố cổ Hà Nội nhưng việc di chuyển đến cầu thường xuyên gặp nhiều trở ngại do giao thông tắc nghẽn vào các khung giờ cao điểm, từ 06h00 09h00 và 16h00 -19h30
Do đó, du khách nên gửi xe trong phố và đi bộ lên cầu để có hành trình tham quan thảnh thơi, thuận lợi Ngoài ra, du khách có thể đến cầu Long Biên bằng xe buýt với các tuyến
có trạm dừng gần chân cầu như: tuyến xe buýt số 01, 18, 34, 36 CT, 41, 50 và 55B