1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập chuyên môn pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư dưới góc Độ so sánh

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư dưới góc độ so sánh
Tác giả Nguyễn Minh Khánh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật so sánh
Thể loại Báo cáo thực tập chuyên môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 306,93 KB

Nội dung

Phần nội dung của báo cáo gồm 03 phần: Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập Công ty Luật và Tài chính CIC Chương 2: Pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư của Việt Nam và

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN MINH KHÁNH

K29ECQ052

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC TƯ DƯỚI

GÓC ĐỘ SO SÁNH (CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN: LUẬT SO SÁNH)

CƠ SỞ THỰC TẬP: CÔNG TY LUẬT VÀ TÀI CHÍNH CIC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

Lời cam đoan và ô xác nhận của cán bộ hướng dẫn thực tập

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.

Trang 3

DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤ

DANH MỤC KÍ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP – CÔNG TY LUẬT VÀ TÀI CHÍNH CIC 1 CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ

SO SÁNH 2 2.1 Khái quát về pháp luật phòng chống tham nhũng trong khu vực tư: 2 2.2 So sánh pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư của Việt Nam và một số quốc gia: 3

2.2.1 So sánh quy định về nhận diện hành vi tham nhũng trong khu vực tư ở một số quốc gia 4 2.2.2 So sánh quy định về ngăn ngừa hành vi tham nhũng trong khu vực tư

ở một số quốc gia 6 2.2.3 So sánh quy định về phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư ở một số quốc gia 8

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC TƯ TẠI VIỆT NAM 11 3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư 11

3.1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư tại Việt Nam 11 3.1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư tại CSTT - Công ty Luật và Tài chính CIC 13

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư tại Việt Nam 14 PHẦN KẾT LUẬN

i

Trang 5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Kể từ khi đất nước bước vào giai đoạn đổi mới đến nay, khu vực kinh tế tư nhân đã

có những bước phát triển mạnh mẽ và dần trở thành một động lực quan trọng trong quátrình phát triển kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, thời gian qua lĩnh vực này đã xảy ranhiều tiêu cực, những vụ án lớn, trọng điểm liên quan một số tập đoàn tư nhân như VạnThịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC đã được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chốngtham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo cho thấy thông điệp rất mạnh mẽ củaĐảng, Nhà nước trong việc làm trong sạch hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

Mở rộng phạm vi PCTN, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước đã được đề cập trongKết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị Luật PCTN năm 2018 đãdành 01 Chương riêng (Chương VI) với 05 điều quy định về hoạt động PCTN khu vựcngoài nhà nước Kết luận Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu

cực ngày 27/4/2022, đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá: “Tình trạng

tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi hơn, có sự cấu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa, biến chất với các doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi” Vì vậy, việc mở rộng phạm vi PCTN, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà

nước sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, minh bạch, ngăn chặn sựcấu kết, móc nối giữa doanh nghiệp với những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơquan nhà nước; qua đó, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thúc đẩy sự pháttriển bền vững của nền kinh tế đất nước Xét thấy đây là một vấn đề cần được chú trong

nghiên cứu nhiều hơn, em xin chọn đề : “Pháp luật về pháp luật về phòng chống tham

nhũng trong khu vực tư dưới góc độ so sánh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình

Phần nội dung của báo cáo gồm 03 phần:

Chương 1: Giới thiệu về cơ sở thực tập Công ty Luật và Tài chính CIC

Chương 2: Pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư của Việt Nam

và một số quốc gia dưới góc độ so sánh

Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư tại Việt Nam

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP – CÔNG TY LUẬT VÀ TÀI CHÍNH CIC

Công ty Luật và Tài chính CIC có mã số thuế 0110076153, do Luật sư Ngô CaoTùng làm đại diện pháp luật Công ty Luật CIC có trụ sở tại Tầng 12, tòa nhà CIC Tower,

số 1, Nguyễn Thị Duệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội (địa chỉ cũ: số 2, ngõ 219 TrungKính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) Lĩnh vực hoạt động chính của công ty Luật gồm tưvấn đầu tư bất động sản, dân sự, doanh nghiệp, tài chính, định cư nước ngoài, đầu tư nướcngoài và hòa giải, tranh tụng các vụ việc về dân sự, kinh doanh thương mại

Công ty Luật CIC được thành lập từ sự tâm huyết của những Luật sư, chuyên giapháp lý cao cấp với mong muốn mang đến công lý cho mọi người Với đội ngũ nhân sựchuyên nghiệp và chuyên sâu trong nhiều lĩnh vực, Công ty Luật CIC là sự kết hợp củatinh thần trách nhiệm với khách hàng và kinh nghiệm tư vấn thực tiễn luôn nỗ lực và sẵnsàng mang đến các dịch vụ pháp lý hiệu quả, chuyên nghiệp và tối ưu nhất quyền và lợiích cho khách hàng

Giá trị cốt lõi của công ty là hướng đến tiếp nhận và giải quyết công việc củakhách hàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tháo gỡ những khó khăn của khách hàngtriệt để, quyết liệt nhằm hướng tới quyền lợi của khách hàng bảo vệ tối đa Công ty cũngđảm bảo hiệu quả giải quyết công việc theo yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắnnhất, quyền lợi tối đa nhất Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong nhiều lĩnhvực luôn luôn và sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong mọi lĩnh vực, đề xuất cácgiải pháp pháp lý phù hợp và tối ưu cho khách hàng

.Công ty mang sứ mệnh với xã hội: tuân thủ các quy tắc Đạo đức hành nghề Luật

sư, tham gia hỗ trợ, trợ giúp pháp lý và đóng góp chung vào quá trình phát triển, tiến lêncủa nghề Luật sự ở Việt Nam mang tính hội nhập Quốc tế Với khách hàng, công tyhướng đến đồng hành cùng khách hàng trong mọi thời gian, cung cấp các dịch vụ pháp lývới chất lượng, trách nhiệm cao nhất từ đội ngũ chuyên gia tư vấn cao cấp để bảo vệquyền và lợi ích tối đa của khách hàng Với thành viên, công ty hướng tới xây dựng môitrường làm việc chuyên nghiệp, phát triển kỹ năng và ý thức, trách nhiệm đối với nghềLuật

Trang 8

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG KHU VỰC TƯ CỦA

VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ SO SÁNH

2.1 Khái quát về pháp luật phòng chống tham nhũng trong khu vực tư:

Để bảo đảm phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng(UNCAC), trong bối cảnh tăng cường hợp tác quốc tế hiện nay, Bộ luật Hình sự năm

2015 (BLHS- được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung tội đưa hối lộ và tội môi giớihối lộ trong khu vực ngoài Nhà nước (khu vực tư) vào Chương “Các tội phạm khác vềchức vụ”

“Tham nhũng là hành vi trái pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc công

vụ, nhiệm vụ đó để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” Hình thức tham nhũng trong

khu vực tư là hình thức trong đó các chủ thể tham nhũng là các cá nhân hoặc (và) cácdoanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực tư

Theo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 khu vực tư được điềuchỉnh theo phương pháp loại trừ Theo đó, những doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoàiNhà nước là doanh nghiệp, tổ chức không phải là cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước đượcquy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật PCTN 2018

Tham nhũng trong khu vực tư được hiểu là hành vi của một cá nhân (hoặc nhómngười thuộc doanh nghiệp tư nhân, không có vốn đầu tư Nhà nước lạm dụng chức vụ,quyền hạn của mình để trục lợi cá nhân hoặc cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, tập thể, xã hội và ngườidân

Các quốc gia trên thế giới vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới tham nhũng vàcông tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng Công tác PCTN được xác định là một cuộcđấu tranh lâu dài, khó khăn, và phức tạp Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự pháttriển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, tham nhũng trong khu vực tư đang ngày càng tăngcao và bỏ nguy cơ gây ra hệ lụy nghiêm trọng đối với sự ổn định, phát triển kinh tế - xãhội Một yếu cầu tất yếu đặt ra đó là phòng, chống tham nhũng cần phải tiến hành đồng

bộ, song song với công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực tư

PCTN trong khu vực tư là tổng thể những hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân

ở cả khu vực công và khu vực tư nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng trong khu vực

2

Trang 9

tư Những hoạt động này sẽ loại bỏ những cơ hội, nguyên nhân phát sinh tham nhũng,cũng như phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư Pháp luật về PCTNtrong khu vực tư là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảothực hiện quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư

do các cơ sở, các tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội, dịch vụ do tư nhân hoặc nước ngoàiđầu tư, khai thác, và sử dụng

Pháp luật về PCTN trong khu vực tư có những đặc điểm đặc thù và có thể phânbiệt với pháp luật trong các lĩnh vực khác về đối tượng điều chỉnh và hình thức pháp lý

Thứ nhất, về đối tượng điều chỉnh của pháp luật PCTN trong khu vực tư Pháp luật

về vấn đề này điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộclĩnh vực tư trong việc phòng ngừa, phát hiện, và xử lý những hành vi tham nhũng Để việcđiều chỉnh mang lại hiệu qua tốt, pháp luật về vấn đề này đã quy định rõ những hành vinào được coi là tham nhũng trong khu vực tư cùng với những chế tại cần áp dụng vớinhững hành vi đó, các chế tài xử lý có thể là kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc cưỡng chế

về hình sự

Thứ hai, về hình thức pháp lý Về hình thức bên ngoài, pháp luật PCTN trong khu

vực tư được thể hiện dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật, có thể là một văn bảnpháp luật điều chỉnh riêng về vấn đề này, hoặc nhiều văn bản pháp luật khác nhau trong

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Về hình thức bên trong, pháp luật PCTN trong khuvực tư được thể hiện theo cấu trúc chặt chẽ, được cấu thành bởi hai yếu tố là các chế địnhpháp luật và các quy phạm pháp luật về phòng ngừa, phát hiện, và xử lý tham nhũng

Với sự tăng cao của tình trạng tham nhũng trong khu vực tư tại Việt Nam, phápluật về tham nhũng trong khu vực tư của nước ta cũng đang dần được hoàn thiện nhằmhạn chế, ngăn ngừa hành vi này Tuy nhiên, pháp luật về PCTN trong khu vực tư của ViệtNam còn là một lĩnh vực mới, các quy định về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, chưatương thích với pháp luật quốc tế và các Công ước về PCTN mà Việt Nam đã ký kết Vìvậy, để ngày càng nâng cao mức độ hoàn thiện, cũng như để tương thích với pháp luậtquốc tế, cần so sánh pháp luật PCTN trong khu vực tư của Việt Nam với pháp luật về vấn

đề tại những quốc gia, để từ đó đưa ra những kinh nghiệm mà nước ta có thể tham khảo.Hai hệ thống pháp luật mà em chọn để so sánh là pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức

và pháp luật của Vương Quốc Anh

2.2 So sánh pháp luật về phòng chống tham nhũng trong khu vực tư của Việt Nam và một số quốc gia:

Trang 10

Việc tiếp cận so sánh pháp luật phòng chống tham nhũng trong khu vực tư ở một

số quốc gia sẽ được tiến hành theo các nội dung bao gồm: (1) So sánh quy định của phápluật về nhận điện hành vi tham nhũng trong khu vực tư; (2) So sánh quy định về ngânngừa hành vi tham nhũng trong khu vực từ; (3) So sánh quy định về quy trình phát hiện,

xử lý hành vi tham nhũng trong khu vực tư

2.2.1 So sánh quy định về nhận diện hành vi tham nhũng trong khu vực tư ở một số quốc gia

Việt Nam

Nhằm góp phần xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng đốivới khu vực ngoài nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 dành một chương(Chương VI) quy định về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vựcngoài nhà nước, trong đó quy định cụ thể về các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoàinhà nước và quy định việc áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng đối với doanhnghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 03 hành vi tham nhũng trong khu vựcngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vựcngoài nhà nước thực hiện bao gồm: (1) Tham ô tài sản; (2) Nhận hối lộ và (3) Đưa hối lộ,môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi

Điều 80 Luật PCTN cũng quy định các đối tượng được điều chỉnh bởi luật nàygồm: công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và đối với tổ chức xã hội do Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệtđiều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện Bộ luật Hình

sự (sửa đổi, bổ sung) đã mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm về chức vụ để có thể baohàm cả các tội phạm về chức vụ trong khu vực tư tại Điều 352

Việc hình sự hóa hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ trong khu vực từ đã thể hiệnnhững chính sách của Nhà nước về PCTN trong khu vực tư; đáp ứng những nhu cầu vềkinh tế, chính trị, xã hội trong việc phòng ngừa hành vi tham nhũng trong khu vực từ.Ngoài ra, những quy định này đã đảm bảo sự tương thích đối với pháp luật quốc tế, đặcbiệt là Công ước PCTN của Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên

CHLB Đức

Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia với hệ thống pháp luật lâu đời và pháttriển Pháp luật về PCTN của Đức đã có nhiều năm để hoàn thiện Đức là một trongnhững quốc gia ký kết Công ước PCTN của Liên hợp quốc (UNCAC) từ khi Công ướcđược thông qua vào tháng 12 năm 2003 Nhằm tương thích với pháp luật quốc tế và

4

Trang 11

UNCAC, năm 2015, những quy định về tham nhũng trong khu vực tư của Bộ luật Hình sựcủa Đức đã được thực thi Tại Đức không có văn bản pháp luật chuyên ngành về phỏngchống tham nhũng, mà những quy phạm pháp luật về vấn đề này được quy định trongnhững văn bản pháp luật khác nhau.

BLHS của CHLB Đức quy định về tội phạm tham nhũng trong khu vực tư gồm cáctội phạm về cạnh tranh (Điều 299); nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh (Điều300) Tương tự như quy định tại Điều 299, chủ thể của tội phạm này là nhân viên hoặcngười đại diện cho doanh nghiệp có hành vi nhận hối lộ; hoặc người có hành vi đưa hồi lộcho nhân viên, người đại diện doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện ưu đãi không côngbằng hay vi phạm nghĩa vụ với doanh nghiệp 1 Những trường hợp đặc biệt nghiêm trọngcủa nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh có thể chịu hình phạt cao nhất lên đến

5 năm tù giam và tịch thu tài sản do phạm tội mà có Ngoài ra, các luật khác có liên quannhư Luật doanh nghiệp (Điều 405), Luật hợp tác xã (Điều 152) quy định các vi phạmhành chính về đưa, nhận lợi ích có liên quan đến phiếu bầu tại các đại hội cổ đông củadoanh nghiệp, của hợp tác xã

Vương Quốc Anh

Vương quốc Anh cũng một trong những quốc gia ký kết Công ước Phỏng chốngtham nhũng của Liên hợp quốc từ thời điểm Công ước được thông qua Với tư cách làthành viên của UNCAC, Anh đã thực hiện việc tội phạm hóa hành vi tham nhũng trongkhu vực từ trong pháp luật hình sự của nước mình Hiện nay ở Anh có 04 đạo luật vềphòng, chống tham nhũng, hối lộ, đó là: Luật Ngăn ngừa tham nhũng trong xét xử củaTòa án, quy định các biện pháp ngăn chặn các quan tòa không sử dụng quyền lực để nhậnhối lộ; Luật Chống hối lộ của công chức địa phương (1889), quy định các biện pháp ngănngừa hoạt động nhận hối lộ và hành vi hối lộ các quan chức địa phương; Luật Chống hối

lộ qua trung gian, quy định về ngăn ngừa giao nhận hối lộ qua trung gian; Luật Chống hối

lộ năm 2010 của Anh chủ yếu điều chỉnh hành vi tham nhũng trong khu vực tư.2

Luật Chống hối lộ 2010 đã hình sự hóa các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ tronglĩnh vực tư lần lượt tại các điều 1 và điều 2 Việc hình sự hóa các hành vi này cho thấy sựtương thích với chuẩn mực quốc tế quy định về tội phạm hối lộ, đồng thời đáp ứng nhữngyêu cầu của các Công ước về Chống tham nhũng mà Vương quốc Anh là thành viên.Ngoài ra, Điều 07 Luật Chống hối lộ năm 2010 của Anh cũng quy định về hành vi khôngngăn ngừa hối lộ của tổ chức trong khu vực tư

1 Global Legal Insights (2022), "Bribery & Corruption Law and Regulations 2022 | Germany

2 Nguyễn Văn Quyền, Phạm Tất Thắng, Lê Văn Lân (2005), Kinh nghiệm PCTN của một số nước trên thế giới, Sách

Ngày đăng: 03/11/2024, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w