1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bất cập trong vấn Đề quy Định về quyền kết hôn của người Đồng tính dưới góc Độ quyền con người

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bất Cập Trong Vấn Đề Quy Định Về Quyền Kết Hôn Của Người Đồng Tính Dưới Góc Độ Quyền Con Người
Tác giả Đỗ Thu Uyên
Người hướng dẫn PGS.TS. GVCC Phan Trung Hiền
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Phương Pháp Và Kỹ Năng Nghiên Cứu Khoa Học Luật
Thể loại Bài luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 50,36 KB

Nội dung

Quy định bất cập trong Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 với quyền con người về việc kết hôn của người đồng tính Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân Gia đình hiện hành quy định thuật ngữ “kết hôn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA SAU ĐẠI HỌC

Môn:

PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬT

Tên đề tài:

BẤT CẬP TRONG VẤN ĐỀ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

DƯỚI GÓC ĐỘ QUYỀN CON NGƯỜI

Giảng viên Người thực hiện

Lớp: LK2334SU MSHV: M3423074

CẦN THƠ - 2024

Trang 2

Thuật ngữ “đồng tính” hiện nay chưa được định nghĩa cụ thể tại bất kỳ văn bản pháp luật nào, trong đời sống xã hội, thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hai người có cùng giới tính bị hấp dẫn về mặt tình dục hoặc tình yêu với nhau Trong đồng tính có nhiều xu hướng tính dục khác nhau gồm: đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), người song tính hoặc lưỡng tính (bisexual), người chuyển giới (transgender)1 tất cả những nhóm người này gọi tắt là LGBT

Theo báo cáo khoa học từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vào năm 2013 có khoảng 3% dân số có thiên hướng đồng tính, nếu tỉ lệ này áp dụng ở Việt Nam thì vào thời điểm năm 2013 cả nước có khoản 2,5 triệu người đồng tính2 Tính đến thời điểm hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào thống kê chính xác số lượng người đồng tính Việt Nam hiện tại, tuy nhiên theo báo cáo của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh

tế và Môi trường (iSee) và Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) ước lượng số người đồng tính tại nước ta vào năm 2021 chiếm khoảng 9 – 11% dân số3, tương đương khoảng 10 triệu người Có thể thấy, chỉ trong vòng 08 năm,

số lượng người đồng tính nói riêng ở Việt Nam đã tăng rất nhanh, từ 2,5 triệu người tăng lên khoảng 10 triệu người, gấp 4 lần

Mặc dù số lượng người đồng tính không ngừng tăng lên và các cá nhân, tổ chức luôn cố gắng đấu tranh quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT, nhưng hiện nay pháp luật Hôn nhân Gia đình vẫn chưa hợp pháp hoá kết hôn đồng tính Bản thân tác giả cho rằng đây là một bất cập, một xung đột trong việc cả về mặt xã hội lẫn quy định giữa pháp luật Hôn nhân gia đình với quyền con người Trong bài viết này tác giả sẽ đưa ra các luận điểm làm rõ sự bất cập, xung đột giữa quy định về việc không công nhận hôn nhân đồng giới theo quy định của Luật Hôn nhân Gia đình hiện nay với quy định về

1 Từ Thắng, ngày 22/09/2022, Hôn nhân đồng giới tác động thế nào đến xu hướng kết hôn?, Báo Thanh niên

-Diễn đàn của hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, truy cập ngày 01/02/2024 tại https://thanhnien.vn/hon-nhan-dong-gioi-tac-dong-the-nao-den-xu-huong-ket-hon-1851502582.htm

2 Bùi Hoàng Tám, ngày 13/09/2013, Số phận gần 3 triệu người đồng tính Việt Nam sẽ ra sao?, Báo Dân Trí, truy

cập ngày 01/02/2024 tại https://dantri.com.vn/blog/so-phan-gan-3-trieu-nguoi-dong-tinh-viet-nam-se-ra-sao-1379498494.htm

3 Thái An, ngày 22/12/2021, Công bố Kết quả nghiên cứu Đánh giá tác động kinh tế của chính sách về hôn nhân

cùng giới tại VN, Tạp chí bảo hiểm xã hội – Cơ quan ngôn luận của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, truy cập ngày

02/02/2024 tại https://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/cong-bo-ket-qua-nghien-cuu-danh-gia-tac-dong-kinh-te-cua-chinh-sach-ve-hon-nhan-cung-gioi-tai-vn-69120.html

Trang 3

quyền con, nguyên nhân của việc này và kiến nghị những giải pháp góp phần giải quyết mối mâu thuẫn này

1 Quy định bất cập trong Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 với quyền con người về việc kết hôn của người đồng tính

Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân Gia đình hiện hành quy định thuật ngữ “kết hôn” như sau:

“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình quy định:

“Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”

Luật Hôn nhân Gia đình đã quy rất rõ rằng hôn nhân của những người cùng giới tính sẽ không được Nhà nước thừa nhận, điều này đồng nghĩa những cặp đôi đồng tính

dù chung sống với nhau, có tổ chức đám cưới nhận được sự công nhận của gia đình, bạn bè và xã hội thì họ vẫn không được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp, bởi

lẽ pháp luật đã tước đoạt quyền kết hôn giữa những người đồng tính với nhau

Việc quy định hạn chế quyền kết hôn của những cặp đôi cùng giới tính có sự mâu thuẫn so với các quy định về quyền con người, cụ thể:

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 tại Điều 1 và Điều 16 quy định:

“Điều 1:

Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi…”

“Điều 16:

1) Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.”

Trang 4

Khoản 2 Điều 23 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định:

“Quyền kết hôn và lập gia đình của nam và nữ đến tuổi kết hôn phải được thừa nhận”

Có thể thấy, trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia quy định rằng mọi người dù thuộc giai tầng, giới tính, sắc tộc nào đều bình đẳng như nhau về quyền lợi Người đồng tính cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, có quyền kết hôn với người mình yêu một các tự nguyện, tự do, bình đẳng và hợp pháp Đây là một quyền chính đáng mà họ xứng đáng được nhận, vì quyền kết hôn và lập gia đình là quyền không được xâm phạm, khi đến độ tuổi thành hôn nam nữ có quyền bình đẳng khi kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do gì

Còn theo quy định của Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tại Điều 17 có quy định:

“1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2 Không ai bị phân biệt dối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội”

Từ quy định của Hiến pháp, nhận thấy rằng Nhà nước công nhận quyền được bình đẳng trước pháp luật là dành cho tất cả mọi người, việc một người là nam hay nữ,

có xu hướng đồng tính hay dị tính không ảnh hưởng đến quyền được bình đẳng của người đó trong các mối quan hệ pháp luật và không cá nhân hay cơ quan tổ chức nào được quyền phân biệt đối xử với người khác trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội

Như vậy, nếu hiểu theo quy định của Hiến pháp, người đồng tính cũng là con người, cũng được quyền bình đẳng trước pháp luật như những người có xu hướng dị tính, và theo cách hiểu này thì họ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, có quyền thực hiện kết hôn với nhau và không bị phân biệt đối xử trong đời sống dân sự, văn hoá, xã hội Việc quy định như vậy là phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham

Trang 5

gia, tuy nhiên điều này lại mâu thuẫn so với quy định của Luật Hôn nhân Gia đình năm

2014, theo đó, Luật Hôn nhân gia đình không công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng tính nhưng theo Hiến pháp và các Công ước quốc tế thì mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc bình đẳng như nhau trước pháp luật

Điều này là không công bằng đối với cộng đồng người đồng tính, bởi lẻ những

cá nhân này đều là con người, đều có quyền được mưu cầu sự sống, mưu cầu hạnh phúc, và đứng trước pháp luật mọi người đều bình đẳng với nhau, việc quy định như vậy là đang xâm phạm vào quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người, là trái với Hiến pháp

Theo quy định, Hiến pháp là pháp luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp và văn bản nào không phù hợp với nội dung Hiến pháp phải bị xử lý, vậy trong trường hợp này rõ ràng việc quy định giữa Luật chuyên ngành và Hiến pháp có sự mâu thuẫn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của cộng đồng người đồng tính, vì lẽ đó cần phải sửa đổi luật để phù hợp với tinh thần và quy định của Hiến pháp, thống nhất toàn diện về chủ trương, quan điểm trong pháp luật Việc này cần phải được xem xét cẩn trọng và nghiêm túc, đặc biệt là trong tình trạng số người công khai đồng tính ngày càng gia tăng và dân sinh cũng có cái nhìn khách quan hơn đối với những người đồng tính, thậm chí số lượng người ủng hộ hôn nhân đồng tính không chỉ xuất phát từ những người thuộc cộng đồng này mà còn là những người có xu hướng dị tính

2 Nguyên nhân chưa hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính

Thứ nhất, trái với truyền thống văn hoá của người Việt Nam và không thể thực hiện

được sứ mệnh của hôn nhân Á Đông Trước nay Việt Nam luôn duy trì hôn nhân dị tính, việc người đồng tính có quyền yêu đương tuy nhiên không phải tất cả người dân Việt Nam đều ủng hộ mối quan hệ yêu đường đồng tính, còn về hôn nhân đồng tính càng là chuyện khó chấp nhận đối với nhiều người Mặc dù xã hội Việt Nam đã ngày càng cởi mở hơn, người dân dần có cái nhìn thiện cảm, thoải mái hơn với các cặp đôi đồng tính nhưng để có thể chấp nhận một mối quan hệ chính danh giữa người đồng

Trang 6

tính với nhau lại là chuyện khác Theo quan điểm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì sứ mệnh chính của hôn nhân là để duy trì nòi giống, hai người đồng giới kết hôn hiển nhiên là không thể sinh con, không thể duy trì nòi giống, việc này được xem là trái với thuần phong mỹ tục của người Á Đông

Thứ hai, sự bền vững của hôn nhân đồng tính cũng là một vấn đề cần xem xét, các

nghiên cứu nước ngoài chỉ ra rằng tỷ lệ ly hôn giữa các cặp đôi đồng tính có tỷ lệ khá cao, khoảng 16%, tỷ lệ này nếu tính riêng các cặp đồng tính nữ cao là khoảng 34%4 Một con số khá cao để các nhà làm luật cần phải suy xét cẩn thận khi hợp pháp hoá hôn nhân Bởi lẽ việc đi ngược lại các định kiến Á Đông cố hữu đã không phải dễ dàng, mà

tỷ lệ tan vỡ được ghi nhận từ các nước đã hợp pháp hoá lại khá cao, nếu Việt Nam thông qua hôn nhân đồng tính mà tỷ lệ ly hôn giữa các cặp đôi này lại quá cao sẽ dẫn đến những hình ảnh phản cảm trong tiềm thức của mỗi người về hôn nhân đồng tính, những cuộc hôn nhân chóng vánh, vội vàng, và giá trị về quan niệm hôn nhân sẽ không được giữ gìn

Thứ ba, trẻ em được nuôi dưỡng bởi các cặp đồng tính có nguy cơ bị tổn thương

tâm lý cao hơn Theo nhà tâm lý học Enrique Rojas: “Theo nghiên cứu từ Hoa Kỳ,

Canada và New Zealand, 70-80% số đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi người đồng tính sẽ phát triển những khuynh hướng đồng tính tương tự” Việc nuôi dạy một đứa trẻ bởi hai

người đồng tính được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến khuynh hướng tình cảm và tính dục của trẻ, trẻ sẽ có xu hướng bắt chước “bố mẹ” mà tự mặc định rằng hôn nhân là phải hai người có cùng giới tính với nhau, việc này có thể sẽ gây ảnh hưởng cả một thế hệ

3 Tính cấp thiết trong việc hợp thức hoá hôn nhân đồng tính

Vấn đề về việc cần hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính hiện đang nóng hơn bao giờ hết, bởi lẽ con số người đồng tính ở Việt Nam đang gia tăng rất nhanh, và cộng đồng người đồng tính cũng tích cực tuyên truyền, đấu tranh giành các quyền về bình đẳng giới, trong đó mạnh mẽ nhất là yêu cầu về việc được công nhận hợp pháp mối

4 Huyền Chi, ngày 20/07/2022, Vì sao hôn nhân đồng giới vẫn bị cấm ở nhiều quốc gia?, Báo Lao Động, truy cập

ngày 02/02/2024 tại https://laodong.vn/gia-dinh-hon-nhan/vi-sao-hon-nhan-dong-gioi-van-bi-cam-o-nhieu-quoc-gia-1070069.ldo

Trang 7

quan hệ hôn nhân giữa họ Các cuộc vận động, tuyên truyền này đã được nhiều người tiếp nhận tích cực, không chỉ có thế hệ trẻ tiếp nhận mà trong đó có rất nhiều người là phụ huynh của những người đồng tính, họ đã được các tổ chức LGBT giải thích và thấu hiểu rằng đây không phải là bệnh, đây là nhu cầu tất yếu của con người và việc công nhận này không có gì là trái với tự nhiên

Ngay từ hơn một thập kỷ trước đã có nhiều cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng cộng đồng người đồng tính rất mong muốn có thể được chính danh trong mối quan hệ với bạn đời của mình, để có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như một cặp vợ chồng, cụ thể:

Trong cuộc điều tra về đồng tính nữ năm 2012, trong số 2.401 người tham gia nghiên cứu có 92% người muốn pháp luật cho phép kết hôn cùng giới5 Trong điều tra tương tự năm 2012 do Trung tâm ICS thực hiện với hơn 2.000 người đồng tính nam và đồng tính nữ tham gia thì 71% mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới, 25% muốn được sống chung có đăng ký và 4% muốn được sống chung không đăng ký Trong nghiên cứu đồng tính nữ, nếu pháp luật cho phép, 77% cho rằng họ muốn kết hôn, 3% không muốn, 16% cho rằng kết hôn hay không không quan trọng và số còn lại không rõ mong muốn của mình6 Một cuộc khảo sát của Vnexpress vào tháng 6 năm

2012 về vấn đề “Là một người đồng tính, nếu được Luật cho kết hôn bạn sẽ làm gì?”, trong số 1.299 người đồng tính tham gia có đến 65,9% sẽ công khai cưới người yêu, 22,8% sẽ chỉ đăng ký kết hôn mà không tổ chức cưới Những con số khảo sát trên đều cho thấy sự mưu cầu có một chính danh của các cặp đôi đồng tính, cũng như các cặp đôi dị tính, kết thúc viên mãn của một mối quan hệ tình cảm là đi đến hôn nhân, được kết hôn với người yêu của mình, được bạn bè gia đình và pháp luật công nhận mối quan hệ đó Chính vì lẽ đó, các cộng đồng bảo vệ người đồng tính luôn cố gắng tuyên truyền và đấu tranh tìm lại quyền kết hôn cho những người đồng tính để có thể đi đến

5Nghiên cứu quan hệ đồng tính nữ (2012), Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường, Hà Nội

6 Trương Hồng Quang, ngày 21/05/2014, Một số quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam hiện nay, Cổng

thông tin điện tử Bộ Tư pháp, truy cập ngày 02/02/2024 tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1692

Trang 8

việc được công nhận hoàn toàn về danh phận, về pháp lý, nghĩa vụ và quyền như các cặp vợ chồng dị tính

Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam hôn nhân đồng giới vẫn chưa được hợp pháp hoá song lại có rất nhiều cặp đôi đã sinh sống với nhau như vợ chồng, trong các mối quan hệ với họ hàng thân thích không khác gì với các cặp vợ chồng, họ cùng nhau kinh doanh, thậm chí có nhiều cặp đôi rất thành công trong kinh doanh và tạo được nhiều tài sản có giá trị cao Dù chẳng khác gì với các cặp đôi vợ chồng dị tính trong mối quan hệ xã hội, gia đình, đời sống nhưng về mặt pháp lý lại rất khác biệt và tiềm ẩn nhiều vấn đề về tài sản, an sinh xã hội

Không được pháp luật Hôn nhân Gia đình công nhận đồng nghĩa mặc dù sống chung như vợ chồng và cùng tạo ra tài sản, họ có thể cùng nhau đứng tên trên tài sản được tạo lập tuy nhiên có trường hợp do không hiểu rõ quy định pháp luật nên chỉ đứng tên một người trên tài sản điều này làm cho quyền lợi của bên còn lại không được đảm bảo như trong mối quan hệ vợ chồng được pháp luật thừa nhận và có nguy cơ bị mất tài sản do chính mình tạo ra Hoặc khi một trong hai người mất đi mà không để lại

di chúc, người còn lại sẽ không được nhận thừa kế vì không thuộc diện nhận thừa kế theo quy định tại Điều 651 của Bộ luật Dân sự

Mặt khác, hiện nay pháp luật quy định chế độ hôn nhân một vợ một chồng, tuy nhiên do chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, nên một số cá nhân mặc dù đã có người yêu và xem nhau như “vợ chồng” trong đời sống nhưng vẫn ngoại tình, có quan hệ tình cảm với những người khác, và không có cơ sở pháp lý nào để điều chỉnh, ràng buộc về các mối quan hệ này Điều này góp phần làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội khi không

có pháp luật công nhận và bảo vệ thì họ vẫn chưa là gì của nhau về mặt pháp lý nên vẫn có thể quan hệ tình cảm với nhiều người khác tạo nên các vấn đề mất trật tự xã hội, nếu rơi vào trường hợp này thì không có cơ chế gì để bảo vệ người còn lại như các cặp

vợ chồng dị tính

Trang 9

Tính đến tháng 09 năm 2022 đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới7 và khoa học cũng đã phát triển hơn rất nhiều, hiện nay nếu muốn đáp ứng mục đích duy trì nòi giống khi kết hôn các cặp đôi đồng tính vẫn có thể thực hiện các biện pháp khoa học tiên tiến như thụ tinh nhân tạo, thuê người đẻ hộ với mục đích nhân đạo… Việc các nhà làm luật vẫn giữ quan điểm về hôn nhân truyền thống, những giá trị cốt lõi truyền thống mà không quan tâm đến nhu cầu thực tiễn xã hội đã thay đổi, các quốc gia tiên tiến không ngừng phê duyệt các sắc lệnh thông qua đạo luật hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính, cộng đồng người đồng tính trong nước cũng tăng lên đáng kể và song hành với sự tăng lên về chất đó là vấn đề về lượng, bản thân tác giả nhận định rằng đã tích luỹ đủ chất để có thể tạo bước nhảy thay đổi về lượng Chúng ta phải nhìn vào thực tiễn xã hội đang cần gì, giá trị về hôn nhân hiện đại đã có phần thay đổi với quan điểm trước đây, nếu chúng ta vẫn lấy những thước đo cũ để làm tiêu chí thì sẽ sớm lạc hậu, thụt lùi so với các nước trên thới giới, so với nhu cầu xã hội cơ bản

ở Việt Nam

Về vấn đề ảnh hưởng đến những đứa trẻ được nuôi dạy trong hôn nhân đồng tính, quan điểm này là không đúng đắn, thực tế có những cặp đôi đồng tính có trình độ tri thức rất cao và họ có đầy đủ khả năng, kiến thức để nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, việc bố mẹ đồng tính không ảnh hưởng đến con của họ sẽ có khuynh hướng đồng tính, Hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã kết luận rằng không có bất kỳ nguy cơ nào cho sự phát triển của trẻ khi được nuôi dưỡng trong các gia đình này8

Từ những ý kiến nêu trên, tác giả nhận thấy rằng vấn đề hợp thức hoá hôn nhân đồng tính mặc dù có tồn tại những lý do để Nhà nước phải cân nhắc kỹ lưỡng tuy nhiên đây là một nhu cầu thật sự cần thiết và phù hợp với quyền con người, các quan niệm truyền thống về hôn nhân gia đình đã dần thay đổi hiện đại hơn, xã hội cũng đã chấp nhận các mối quan hệ chung sống như vợ chồng của các cặp đôi đồng tính, bên cạnh

7 Từ Thắng, ngày 22/09/2022, Hôn nhân đồng giới tác động thế nào đến xu hướng kết hôn?, Báo Thanh niên -

Diễn đàn của hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, truy cập ngày 01/02/2024 tại https://thanhnien.vn/hon-nhan-dong-gioi-tac-dong-the-nao-den-xu-huong-ket-hon-1851502582.htm

8 Tasker (2010), Same-sex parenting and child development: Review the contribution of parental gender,Journal

of Marriage and Family.

Trang 10

đó khoa học kỹ thuật cũng đã phát triển để giúp các cặp đôi đồng tính vẫn có thể thực hiện được mục đích duy trì nòi giống Việc cần thiết bây giờ là có một cơ chế pháp luật công nhận mối quan hệ này, hợp pháp hóa việc kết hôn giữa các cặp đôi đồng tính, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ giữa họ trong mối quan hệ gia đình, đây có lẽ là khó khăn và thử thách lớn nhất đối với khung pháp lý của Việt Nam hiện nay Nhưng không thể vì khó mà không thực hiện, không vì khó mà hạn chế đi quyền chính đáng của những người đồng tính, chúng ta phải bắt tay vào xây dựng chính sách, áp dụng và tìm ra những lỗ hỏng để sửa đổi thì mới có thể hoàn chỉnh cơ chế

4 Kiến nghị giải quyết vấn đề

Theo tác giả, trước hết cần sửa đổi một số thuật ngữ và điều kiện kết hôn quy định trong Luật Hôn nhân Gia đình theo hướng hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính, cụ thể:

Khoản 5 Điều 3 sẽ được sửa thành:

“Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này

về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Khoản 1 Điều 8 quy định về điều kiện kết hôn sẽ sửa thành:

“1 Nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Và bãi bỏ khoản 2 của Điều 8

Việc quy định lại khái niệm thuật ngữ “kết hôn” lược bỏ đi cụm “là việc nam và nữ” xác lập quan hệ vợ chồng giúp mở rộng hơn các đối tượng được quyền kết hôn, nếu theo quy định hiện hành thì chỉ có nam và nữ mới được xác lập kết hôn với nhau,

Ngày đăng: 21/10/2024, 12:43

w