1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn lý luận nhà nước và pháp luật đề tài quyền kết hôn của người đồng giới

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

Họ cần được sư công nhậncủa xã hội , họ cần được tôn trọng, cần được đối xử như một người bình thường, vàlý do xác đáng nhất là cần gia đình công nhận bản thân cũng như người bên cạnhhọ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT MÔN: LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ TÀI: QUYỀN KẾT HÔN CỦA NGƯỜI ĐỒNG GIỚI Giảng viên: PGS.TS ĐỖ MINH KHÔI Thực hiện: K22505 - Nhóm 3 Lý do chọn đề tài Hôn nhân đồng giới không còn là một vấn đề quá xa lạ với xã hội Nó là một vấn đề được tranh luận rất sôi nổi và rất được quan tâm hiện nay + Đặt trong thực tiễn đời sống: Việc đồng ý hôn nhân đồng giới sẽ giúp mọi người có cái nhìn tích cực hơn về cộng đồng LGBT Họ cần được sư công nhận của xã hội , họ cần được tôn trọng, cần được đối xử như một người bình thường, và lý do xác đáng nhất là cần gia đình công nhận bản thân cũng như người bên cạnh họ đến cuối đời + Đặt trong vấn đề pháp luật: Việc chấp nhận hôn nhân đồng giới tại Việt Nam sẽ giải quyết được quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc của cộng đồng LGBT 1 Khái quát công việc Tìm hiểu lý do, sự cần thiết và tầm quan trọng về vấn đề hôn nhân đồng Dựa vào đó phân tích những quy định trên hiến pháp và pháp luật của Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung Ngoài ra đánh giá thực trạng, nhu cầu, từ đó đưa ra những đề xuất và điều chỉnh để phù hợp với xu hướng hiện nay 2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá những quy định pháp luật về việc kết hôn đồng tính và thực tiễn áp dụng pháp luật quyền kết hôn đồng giới ở Việt Nam Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật CHƯƠNG I: GiỚI THIỆU 1.Định nghĩa Định nghĩa về đồng tính luyến ái Là khái niệm chỉ sự hấp dẫn tình yêu, tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh tạm thời hoặc lâu dài Định nghĩ về hôn nhân đồng giới Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về mặt sinh học, giữa họ tồn tại tình yêu và sự đồng cảm dành cho đối phương, mong muốn được về chung một nhà 2.Lý do và tầm quan trọng về vấn đề chấp nhận hôn nhân đồng giới +Xuất phát từ giá trị cốt lõi của con người, đảm bảo quyền con người, quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc + Giải quyết các vấn đề pháp lý cho các cặp đôi đồng tính như quyền thừa kế tài sản, quyền nhận con nuôi, mang thai hộ, bảo hiểm +Nhiều nước đều đã thừa nhận hôn nhân đồng giới và đó là nguồn động lực phát triển cho mỗi cá nhân và xã hội nói chung, nước ta vẫn bị chậm so với các nước phát triển +Tạo sự tiến bộ lớn trong cả nhận thức và trong áp dụng pháp luật về tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của người đồng tính nói riêng, cộng đồng LGBT nói chung +Thực tế việc một cặp đôi đồng giới đi đến quyết định kết hôn cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kinh tế, giáo dục, hay thậm chí là hành vi của người khác -> Chính vì có cơ sở để ủng hộ về hôn nhân đồng giới, chúng ta cần phải lan tỏa, nâng cao nhận thức, tuyên truyền về vấn đề này 1 cách mạnh mẽ hơn nữa để toàn thể người dân biết đến và dễ dàng đón nhận hơn việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong tương lai II.Thực trạng hôn nhân đồng giới Điều tra quốc gia về "Quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới" được Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công bố ngày 26/3/2014, cuộc điều tra được thực hiện tại 8 tỉnh, thành phố tại Việt Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.HCM, An Giang, Sóc Trăng : Khi được hỏi một số quyền cụ thể được đề cập đến trong Luật Hôn nhân – Gia đình, có 56% người dân cho rằng cặp đôi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản Ủng hộ quyền thừa kế tài sản 47% 4 Ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung 51% 3 Ủng hộ cặp đôi đồng giới có quyền nhận nuôi con 56% 2 0% 1 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Biểu đồ thể hiện mức độ ủng các quyền trong hôn nhân Đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (63,2%) Về việc công nhận quyền sống chung giữa những người cùng giới tính, số người ủng hộ là 41,2% (hình thức sống chung theo dạng "kết hợp dân sự" hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng) và 33,7% ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới Ở Việt Nam, có một số thống kê chưa chính thức từ tổ chức phi chính phủ CARE ước tính đến năm 2012 thì Việt Nam có khoảng 50.000 - 125.000 người đồng tính Theo khảo sát hồi tháng 6/2012 của tổ chức ICS có hỏi ý kiến 5.000 người về vấn đề hôn nhân, có 71.1% muốn kết hôn với người đồng giới, 24.7% muốn sống chung có đăng ký, chỉ 4.2% chấp nhận chung sống không đăng ký Đến thời điểm hiện tại là 2022 thì con số này đã tăng lên rất nhiều 11 22 33 44 4.20% 0.00% 71.10% 24.70% Biểu đồ thể hiện mong muốn của người dân về vấn đề kết hôn đồng giới Dưới đây là một số cặp đôi đại diện đã kết hôn đồng giới, họ được biết đến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và có rất nhiều người ủng hộ cho quyết định của họ: 1.Ngôi sao của bộ sitcom đình đám How I Met Your Mother Neil Patrick Harris khác xa với hình tượng anh chàng Barney đào hoa trong phim Ngoài đời thực, Neil Harris Patrick là một người đồng tính nam công khai và anh chàng đã kết hôn với bạn đời là đầu bếp David Burtka từ năm 2014 Neil và Harris có một cuộc hôn nhân viên mãn cùng cặp sinh đôi đáng yêu Gideon Scott và Harper Grace Vào năm 2007, David cầu hôn Neil tại nơi hai người gặp gỡ lần đầu và 5 năm sau, hai người chính thức đính hôn Đến năm 2014 khi Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, Neil và David đã chính thức về chung một nhà sau hơn một thập kỉ hẹn hò Hiện cả hai vẫn cho thấy cuộc sống hạnh phúc khi thường xuyên chia sẻ những khoảnh khắc mật ngọt trên mạng xã hội 2.ca sĩ Ricky Martin thông báo về hôn lễ của mình sau 2 năm hẹn hò với hoạ sĩ 33 tuổi, Jwan Yosef Cặp đôi đã đính hôn vào cuối năm 2016 Ngày 28/9/2017, Ricky Martin chia sẻ tin vui trên tờ Ocean Drive: “ đó sẽ là một sự kiện tuyệt vời và mọi người sẽ nói mãi về nó Chúng tôi là một gia đình hiện đại và tôi nghĩ mọi người cần được biết về một đám cưới Tôi muốn bình thường hóa vẻ đẹp của gia đình mình Đó là lý do tôi quyết định chia sẻ đám cưới với cả thế giới” Document continues below Discover more fCrroim:inal Law K22 Trường Đại học… 12 documents Go to course Notes 230724 092037 - Criminal… 3 None Nghip V HANH Chinh VAN Phong Ch ng 1 V 65 None BM1 - bm1 100% (2) 57 Quan Tri Kinh… Báo Cáo Thực Tập Ngôn Ngữ Anh Tại… 22 Quan Tri 100% (1) Kinh Doan… BT chương 3 - Giải bài tập chương 3… 2 Nguyên lý 100% (4) kế toán Bài tập chương 7,8 5 Nguyên lý 100% (2) kế toán 3.Ở Việt Nam hiện tại nhiều đám cưới giữa hai người đồng giới vẫn đã và đang tổ chức Trước sự chứng kiến và chúc phúc của những người thân, bạn bè của họ Điều đó là một tín hiệu, một xu hướng tích cực giúp mọi người có cái nhìn cởi mở hơn về LGBT CẶP ĐÔI ĐỒNG TÍNH VỀ CHUNG NHÀ SAU 11 NĂM QUEN BIẾT Thời gian qua, video TikTok ghi lại đám cưới của cặp đôi đồng tính với dòng trạng thái “hơn 11 năm gặp nhau và đây là cái kết” gây sốt cộng đồng mạng Nhân vật chính trong video là Khắc Trung (28 tuổi) và Thành Được (26 tuổi) sinh sống tại Tây Ninh, từng có duyên gặp gỡ lúc còn nhỏ Còn tại Việt Nam Hiến pháp năm 1992 không được ghi nhận quyền của cộng đồng này những cũng không cấm Nhìn chung, ở Việt Nam, thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng tính Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng tính Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cổ vũ việc đồng tính luyến ái CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH PHÁP LUẬT 1.Pháp luật Việt Nam Tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết giữa những người cùng giới tính Bên cạnh đó, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 quy định việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng Nhưng đến năm 2014 khoản 2 Điều 8 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Những cặp đôi cùng giới tính sẽ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng họ không được đăng ký kết hôn, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn, cuộc hôn nhân của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận, giữa họ sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ như những cặp vợ chồng bình thường Mọi vấn đề tranh chấp, nhân thân, quyền nuôi con, sẽ dựa vào những luật khác để giải quyết Bên cạnh Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về kết hôn thì văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 cũng quy định về kết hôn cụ thể tại khoản 1 Điều 36: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, là chế độ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau” Chính tại điều này cũng đã nói đến việc kết hôn là quyền của mỗi cá nhân và hiến pháp không quy định các cặp đôi nam – nam, nữ - nữ không được kết hôn Việc Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định kết hôn là việc chỉ giữa nam-nữ là chưa phù hợp với Hiến pháp, trái nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cụ thể tại Điều 3, khoản 1 Điều 14 quy định lần lượt là: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhân› , tôn trọng, bảo vê › và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” và “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” Cho thấy nhân quyền là quyền không thể chối bỏ và gắn liền với mọi người Việc không công nhận hôn nhân đồng giới đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người đồng tính nói chung và cộng đồng LGBT nói riêng Xuất phát từ giá trị cốt lõi của con người, nhân quyền là một quyền thiêng liêng được đặt lên hàng đầu Theo bản Tuyên ngôn độc lập, những dòng chữ đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rất rõ: “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Tiếp đó là bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng về quyền con người và quyền công dân của Cách mạng Pháp (1791), khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi” Quyền kết hôn được xem là một quyền thiêng liêng trong đời sống của mỗi cá nhân Gắn với quyền này, một gia đình sẽ được hình thành, gắn kết với nhau bằng tình cảm, san sẻ giữa những thành viên trong gia đình Do vậy, bảo vệ quyền của người đồng tính sẽ đảm bảo được giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến tính công bằng – mục tiêu cao cả của pháp luật Pháp luật do con người tạo ra, nó cần được thay đổi, bổ sung để đáp ứng được sự phát triển của xã hội Luật pháp không thể có kiểu quy định “không cấm cũng không thừa nhận” Kết hôn đồng giới là một vấn đề xã hội được nhiều nước công nhận Luật pháp phải rõ ràng, công nhận hay không bởi không cấm tức là được làm Mà được làm thì Nhà nước phải công nhận Nếu ta mạnh dạn vì quyền con người, vì các công ước quốc tế mà ta đã tham gia thì ta mạnh dạn công nhận và đặt ra những điều luật mới nhằm đảm bảo quyền lợi của người đồng giới trong hôn nhân cũng như trong đời sống xã hội 2.Pháp luật quốc tế Điều 1, Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền có nói “Tất cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, mặc dù không có giá trị ràng buộc pháp lý, sau đó đã được cụ thể hóa bằng hai công ước quan trọng về nhân quyền có giá trị ràng buộc pháp lý: - Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa - Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị Hai Công ước này đều đã được Việt Nam ký và phê chuẩn vào năm 1982 Tập hợp ba văn kiện quốc tế này được gọi bằng tên chung là Bộ luật Quốc tế về Nhân quyền Khi một quốc gia gia nhập vào những công ước này, đồng nghĩa với quốc gia đó chấp thuận các nghĩa vụ thúc đẩy và bảo vệ các quyền, đảm bảo sự tôn trọng quyền trong các chính sách, pháp luật và thực thi của quốc gia mình (trích từ tài liệu “ Quyền của tôi” của ISEE) Tại những quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, pháp luật đã định nghĩa lại khái niệm hôn nhân, bãi bỏ điều kiện về giới tính của hai bên phối ngẫu (vợ/chồng) dẫn đến việc ban hành một luật hôn nhân thống nhất không phân biệt giới tính Ví dụ như Thụy Điển ghi trong luật hôn nhân của mình là “luật này áp dụng cho tất cả mọi người.” Luật pháp nhiều nơi quy định các quyền, nghĩa vụ dành cho kết đôi có đăng ký giữa hai người cùng giới là hoàn toàn giống với quyền, nghĩa vụ dành cho hôn nhân giữa hai người khác giới - Ví dụ, Bộ luật Kết đôi Dân sự 2004 của Vương quốc Anh quy định những quyền và nghĩa vụ của hai cặp cùng giới trong Kết đôi Dân sự là hoàn toàn giống với hôn nhân của của hai cặp khác giới - Bộ luật Gia đình của bang California (Hoa Kỳ) có một hình thức kết đôi dành riêng cho người đồng tính có tên gọi là “quan hệ gia đình có đăng ký.” - Bộ luật Gia đình của bang tại đoạn 297.5(a) quy định rằng “các bên trong quan hệ gia đình có đăng ký có đầy đủ các quyền, sự bảo hộ, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận giống như các quy định dưới luật này.”  Các hình thức sống chung, kết hôn đa dạng đã dần trở thành xu hướng phát triển tất yếu theo sự vận động và nhu cầu của xã hội 2.1 Nhấn mạnh thêm Tuyên ngôn về Quyền con người của quốc tế và đưa ra hướng điều chỉnh có lợi (VN là 1 nước thành viên -> được thừa nhận và phát triển về nhân quyền) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác Điều 7:Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luât› và được pháp luât› bảo vê ›như nhau không có bất cứ sự phân biêt› nào Tất cả mọi người đều được bảo vê ›như nhau chống lại mọi hình thức phân biêt› đối xử vi phạm Bản tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biêt› đối xử như vây› Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 đã chỉ rõ một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng Tại Điều 1 của Tuyên ngôn này cũng quy định:“Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.”, tức mọi người khi sinh ra dù ở tầng lớp, địa vị, sắc tộc nào thì cũng bình đẳng với nhau về quyền lợi như vậy thì giới tính cũng không ngoại lệ Dù ở bất kì giới tính nào thì họ cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc, kết hôn với người mình yêu một cách tự nguyện, tự do, bình đẳng và hợp pháp Quyền này của con người còn được quy định tại khoản 1 Điều 16 của Tuyên ngôn này: “Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn.” Bên cạnh Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 thì Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 cụ thể tại Điều 3, khoản 1 Điều 14 quy định lần lượt là: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhân› , tôn trọng, bảo vê ›và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.” và “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” => Như vậy, quyền con người cũng đã được nhấn mạnh trong Hiến pháp 2013, càng khẳng định nhân quyền là quyền không thể chối bỏ, gắn liền với mỗi người 3 Bất cập - Tại Việt Nam Hiến pháp năm 1992 không được ghi nhận quyền của cộng đồng này những cũng không cấm Nhìn chung, ở Việt Nam, thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm Một tỉ lệ rất nhỏ người dân có thái độ cởi mở với người đồng tính Nhiều người bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi mở hơn đối với người đồng tính Chưa có ghi nhận nào về sự khuyến khích, cổ vũ việc đồng tính luyến ái - Quan điểm về việc cộng đồng LGBT chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tốt khác nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…bởi lẽ ở Việt Nam còn đang gặp nhiều rào cản, nhận thức của xã hội chưa đầy đủ và gặp phải nhiều kì thị - Quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” đây là một quy định mang tính định tính, nửa vời không rõ ràng Với quy định này, vô tình pháp luật đã đẩy hôn nhân cùng giới ra ngoài pháp luật; việc giải quyết hậu quả hôn nhân giữa những người có cùng giới tính sẽ khó khăn hơn, vì pháp luật không cấm nên trên thực tế sẽ tồn tại mối quan hệ hôn nhân cùng giới sống chung với nhau như vợ chồng nhưng khi xảy ra tranh chấp lại xử lý theo Bộ luật Dân sự, không có quy phạm điều chỉnh phù hợp, dẫn đến nhiều hậu quả xảy ra như nhân thân, con cái, tài sản… - Dưới góc độ quyền con người, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa đảm bảo quyền công bằng, đang làm hạn chế quyền con người của người đồng tính “ Luật hôn nhân và gia đình chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam là một thất bại Tuy nhiên đây là thất bại của Quốc hội nói riêng và của xã hội VN nói chung chứ không phải là thất bại của cộng đồng người đồng tính và những cá nhân, tổ chức ủng hộ họ Thất bại vì VN vẫn phân biệt đối xử với những người chỉ vì họ sống là chính họ Tôi nghĩ, cộng đồng người đồng tính đã cố gắng hết mình, nhiều người dũng cảm vượt qua sợ hãi để sống thật, tham gia vận động chính sách và vận động xh Họ xứng đáng được pháp luật đối xử công bằng hơn hiện tại” (theo ông Lê Quang Bình – Viện trưởng iSEE) - Vấn đề như tài sản chung phát sinh trong thời kỳ chung sống giữa hai người đồng giới Khi họ không chung sống nữa, khối tài sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống sẽ phân chia thế nào? Vấn đề hai người đồng giới cùng nhận con nuôi thì cả hai có được cùng đứng tên là bố, hoặc cùng đứng tên là mẹ nuôi của đứa trẻ không? Vấn đề khi một người qua đời mà không để lại di chúc thì người kia có quyền hưởng thừa kế tài sản như quyền thừa kế của vợ, chồng hay không? Rà soát các văn bản pháp luật hiện hành để có những điều chỉnh phù hợp - Bất cập trong thi hành pháp luật dẫn đến khó khăn trong cơ hội việc làm và rủi ro về sức khỏe, y tế của người thuộc cộng đồng LGBT Vấn đề về phòng chống bạo lực gia đình đối vs người LGBT, cùng đó là các vấn đề về chính sách bảo vệ trẻ em LGBT lang thang, cỡ nhỡ còn trống vắng CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của những người đồng giới kết hôn, chúng tôi đưa ra kiến nghị: Cần sớm ban hành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức kết hợp dân sự giữa những người đồng giới theo hướng dự liệu những vấn đề  Điều chỉnh có lợi: - Công nhận hôn nhân cùng giới tính Quyền kết hôn là quyền của con người, trong khi đó quyền con người được pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế ghi nhận Việc không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính sẽ trái với nguyên tắc tự nguyện trong kết hôn, kết hôn là quyền chứ không phải là nghĩa vụ Bên cạnh đó hôn nhân cùng giới tính phải được quy định trong pháp luật Quan hệ hôn nhân cùng giới tính đã tồn tại, tất yếu phải cần có pháp luật điều chỉnh để điều chỉnh mối quan hệ đó trong xã hội theo khuôn khổ của pháp luật, cũng như có thể thực hiện tốt công tác quản lý của Nhà nước, có thể giải quyết các mâu thuẫn hôn nhân này một cách khách quan, tốt nhất - Chính vì thế việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới cần có một lộ trình hợp lý, để tránh gây ra xáo trộn trong xã hội và cũng để người dân hiểu và cảm thông đối với những người thuộc LGBT Đồng thời ta có thể thấy rằng bản chất của các yếu tố văn hóa truyền thống mang tính bối cảnh vì thế chúng biến đổi không ngừng Vì vậy chúng có thể biến đổi theo thời gian hoặc ta hoàn toàn có thể thay đổi chúng Nên không thể dùng truyền thống, văn hóa ra để biện minh cho sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người LGBT - Cần thay đổi quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, đây là một quy định mang tính định tính, nửa vời không rõ rang - Không chỉ thay đổi trong luật hôn nhân gia đình mà nên thừa nhận các quyền khác ( quyền xác định danh tính, nhân thân, giải quyết tranh chấp, ) - Thay đổi luật con nuôi – số 52/2010/QH12 (liên quan đến việc cùng nhận nuôi con của cặp cùng giới) - Thay đổi ý nghĩa vợ chồng trong luật hôn nhân - Xét xử các hành vi tiêu cực của người dân đối với cộng đồng LGBT - Giáo dục về giáo dục giới tính; lan tỏa, tuyên truyền đến toàn thể người dân về sự hạnh phúc, nhẹ nhõm khi được về chung một nhà mà không bị kì thị, phân biệt giới tính - Hội nhập văn hóa, tiếp thu thêm văn hóa của các nước phát triển để giảm bớt sự hà khắc trong việc nhìn nhận hôn nhân đồng giới Một số giải pháp pháp lý: -Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới, thay vào đó quy định “ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” và đưa ra những quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung như vợ chồng Quy định trên là một tiến bộ rõ rệt trong tư duy Tuy nhiên, luật pháp vn cần thay đổi cho phù hợp, kết hôn đồng giới là vấn đề được nhiều nước công nhận Luật pháp phải có sự rõ ràng, công nhận hoặc không công nhận vì không cấm tức là được làm Mà được làm thì Nhà nước phải công nhận Thứ nhất, quy định nửa vời như vậy đã đẩy người LGBT ra ngoài pháp luật, dẫn đến việc hiểu và giải thích luật gặp khó khăn Dự thảo luật hôn nhân và gia điình (sửa đổi) trình Quốc hội tháng 10 năm 2013 có quy định tại điều 17d về việc giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính Chúng tôi nghĩ những quy định đó là cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho những người LGBT Thứ 2, Cần hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vì không hợp phá hóa quan hệ sống chung vs người đồng tính dưới hình thức có đăng kí sẽ gây bất ổn trong xã hội và trong việc thực thi pháp luật, dẫn đến tình trạng kỳ thị và cẩu thả trong thi hành pháp luật Thứ 3, xét trong bối cảnh kinh tế- xã hội hội nhập hiện nay, tư tưởng ủng hộ người đồng tính đang dược mở rộng trong xã hội, đồng thời người đồng tính ngày càng hiểu rõ bản thân mình hơn, dám bộc lộ bản thân nhiều hơn Các quan hệ xh người đồng tính ngày càng phát triển mạnh mẽ, có thể trong vòng 5 hay 10 năm tới sẽ phải tiếp tục sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình Khi đó chúng ta sẽ không có cơ sở thực tiễn về việc sống chung của những cặp đôi đồng tính để đánh gi, xem xét Khi đã công nhận việc kết hợp dân sự hay hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thì nên có 1 số sửa đổi những quy định như sau: Chỉ áp dụng có các cá nhân đồng tính là công dân VN với nhau hoặc việc đki kết hợp dân sự, kết hôn chỉ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN Vấn đề liên quan đến con cái: quy định về việc nuôi con nên được nhận con nuôi chung và cần bổ sung cho pháp các cặp đồng tính nữ có con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản Vấn đề về tài sản, quyền đại diện, giám hộ: các cặp đôi đồng tính khi đăng kí kết hôn có quyền đại diện, giám hộ cho nhau như cặp đôi dị tính Tuy nhiên vấn đề về giám hộ đói với trẻ em để xây dựng một lộ trình cụ thể Hiện tại áp dụng theo quy định pháp luật hiện hành vì trên thực tế học không có con đẻ hay con nuôi chung Nhà nước cần có những chính sách cụ thể hơn để bảo vệ, chăm sóc trẻ em LGBT và phòng chống bạo lực gia đình Đặt ra các chính sách, tránh tình trạng chúng lang thang và bị lợi dụng làm gia tăng các tệ nạn xã hội Thực hiện các chính sách tuyên truyền về người LGBT làm giảm thiểu cách hiểu sai lầm về họ, giảm bạo lực trong gia đình với người LGBT

Ngày đăng: 22/03/2024, 16:26

w