1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3
Tác giả Giáo Viên
Trường học Trường Tiểu học
Chuyên ngành Giao tiếp
Thể loại Hội thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc Tiểu học cấp trường
Năm xuất bản 2022 - 2023
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

BIỆN PHÁP Rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 I. Mục đích, yêu cầu ( Lý do chọn biện pháp) Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các cấp cao hơn. Nội dung giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,…. Trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Bởi moị hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều phải được thực hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp và hợp tác là năng lực quan trọng đối với mỗi công dân trong thế kỉ 21. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Việt Nam, giao tiếp và hợp tác là một trong các năng lực chung cần trang bị cho học sinh. Giúp hoc sinh Lớp 3 tiếp cận với CTGDPT 2018 đang là yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác. Trường Tiểu học .......... là trường học thuộc địa phận của Thị trấn ......., với đa số các em học sinh là dân tộc ...... Bên cạnh việc trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập và lao động chúng ta cần rèn cho các em năng lực giao tiếp. Đối với học sinh Lớp 3A nói riêng và các khối lớp tiểu học nói chung, năng lực giao tiếp là rất cần thiết và quan trọng để các em hòa nhập và phát triển trong môi trường học tập và đây cũng là yêu cầu cần đạt được trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học. Thực trạng thường gặp ở lớp tôi là đa phần các em sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp, vậy nên khi các em giao tiếp bằng tiếng phổ thông gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều bạn còn e ngại, xấu hổ không mạnh dạn trình bày trước đám đông. Trong giao tiếp cũng chỉ nói ngắn gọn, không đủ thành phần câu. Ở trường các em được nghe thầy, cô giáo giảng bài, được luyện đọc nhưng chưa nắm được nội dung bài, được luyện viết nhưng không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh được. Khi ra chơi các em giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Khi về với gia đình các em sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn Tiếng Việt tạm thời chìm vào dạng tiềm năng. Môi trường giao tiếp bị hạn hẹp chính là nguyên nhân lớn nhất của sự hình thành tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số, làm cho kỹ năng giao tiếp của các em gặp nhiều khó khăn. Hình ảnh GV chụp ảnh cùng HS tại lớp Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Biện pháp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3A tại trường Tiểu học ………..”.

Trang 2

BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC GIAO TIẾP CHO HỌC

2

Nội dung các biện pháp thực hiện

CẤU TRÚC BIỆN PHÁP

5

Phương hướng

nhiệm vụ

1

Trang 3

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BIỆN PHÁP

- Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng

cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các cấp cao hơn Nội dung giáo dục Tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,…

- Giao tiếp và hợp tác là năng lực quan trọng đối với mỗi công dân trong thế kỉ

21 Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới của Việt Nam, giao tiếp và hợp tác là một trong các năng lực chung cần trang bị cho học sinh Giúp hoc sinh lớp 3 tiếp cận với CTGDPT 2018 đang là yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở giáo dục, trong đó có nội dung giáo dục phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Trường Tiểu học là trường học thuộc địa phận của Thị trấn , với đa số các em học sinh là dân tộc thiểu số Bên cạnh việc trang bị cho học sinh một số kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập và lao động chúng ta cần rèn cho các em năng lực giao tiếp

Trang 4

- Thực trạng thường gặp ở lớp tôi là đa phần các em sử dụng tiếng dân tộc để giao tiếp, vậy nên khi các em giao tiếp bằng tiếng phổ thông gặp rất nhiều khó khăn Nhiều bạn còn e ngại, xấu hổ không mạnh dạn trình bày trước đám đông Trong giao tiếp cũng chỉ nói ngắn gọn, không đủ thành phần câu Ở trường các em được nghe thầy, cô giáo giảng bài, được luyện đọc nhưng chưa nắm được nội dung bài, được luyện viết nhưng không thể viết thành bài văn hoàn chỉnh được

- Khi ra chơi các em giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ Khi về với gia đình các em sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn Tiếng Việt tạm thời chìm vào dạng tiềm năng Môi trường giao tiếp bị hạn hẹp chính là nguyên nhân lớn nhất của sự hình thành tiếng Việt của các em học sinh dân tộc thiểu số, làm cho kỹ năng giao tiếp của các em gặp nhiều khó khăn

I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BIỆN PHÁP

Trang 5

Hình ảnh GV chụp ảnh cùng HS tại lớp

Trang 6

BIỆN PHÁP RÈN NĂNG LỰC GIAO

TIẾP CHO HỌC SINH LỚP 3

Trang 7

Biện pháp 1 Hướng dẫn một số kỹ năng giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò.

II NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

mực

Biện pháp 3

Thay đổi thói quen sử dụng ngôn ngữ năm bắt tâm lý học sinh, tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, sôi nổi

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Trang 8

Nhóm có kỹ năng giao tiếp chưa tốt

Phân loại HS

Nhóm có kỹ năng giao tiếp tốt

Biện pháp 1 Hướng dẫn một số kỹ năng giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò.

- Để học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt,

ứng xử với từng tình huống cụ thể, tôi quan

sát học sinh và nhận thấy rằng trong giao

tiếp hằng ngày của các em được phân chia

thành hai nhóm

Trang 9

- Trong khi giảng dạy, đặc biệt là khi tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống, tôi lựa chọn tình huống phù hợp với hai nhóm đối tượng Nhóm giao tiếp tương đối tốt có cơ hội tiếp tục phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn nữa,còn nhóm đối

tượng có kỹ năng giao tiếp chưa tốt được rèn luyện và phát triển thêm kỹ năng của bản thân Ngoài ra trong quá trình

giao tiếp hằng ngày tôi tiến hành sửa câu nói cho các em học sinh trong mọi lúc, mọi nơi

- Ban đầu tôi hướng dẫn cho các em nói theo lời thầy, cô

giáo Tiếp theo tôi tổ chức cho các em trải nghiệm thực tế

bằng cách đóng vai vào các trò chơi dân gian Qua việc trải nghiệm các em sẽ tự mình học được các lời nói đúng, lời nói sai

Biện pháp 1 Hướng dẫn một số kỹ năng giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò với trò.

Trang 10

Biện pháp 2 Rèn kĩ năng giao tiếp chuẩn

mực

Qua quá trình trải nghiệm, tiếp tục tiến hành cho học sinh đóng vai, với mức độ khó hơn Đưa ra các tình huống cho học sinh, yêu cầu các em tự bàn bạc trong nhóm và tìm ra cách xử lý phù hợp cho từng nhân vật

- Khi được trải nghiệm và được bộc lộ cảm xúc, tôi

nhận thấy quá trình nhận thức của học sinh có tiến bộ

vượt bậc, để các em có kỹ năng thuần thục thì quá trình trải nghiệm phải được lặp lại nhiều lần Bên cạnh đó tôi tiến hành sử dụng phương pháp nêu gương Thường

xuyên tuyên dương những em biết lễ phép, thân thiện với bạn bè trước lớp, trước nhà trường để khích lệ tinh thần học tập của các em học sinh

Trang 11

Biện pháp 2 Rèn kĩ năng giao tiếp chuẩn

Trang 12

Biện pháp 2 Rèn kĩ năng giao tiếp chuẩn

mực

VIDEO HS giới thiệu và tổ chức trò chơi, tham gia trò chơi tại sân trường

Trang 13

- Thay đổi thói quen sử dụng tiếng dân tộc bằng tiếng phổ thông ở trường mọi lúc mọi nơi, để học sinh nắm được vốn từ Tiếng Việt, để rèn thói quen trong giao tiếp hằng ngày khuyến khích học sinh sử dung tiếng phổ thông.

- Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng hấp dẫn, để tiết dạy đạt hiệu quả cao Đây cũng là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy, đối với học sinh dân tộc thiểu số, ở tất cả các bậc học đặc biệt là ở tiểu học.

- Nắm bắt tâm lí học sinh dân tộc thiểu số, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tùy theo các môn học nên chú trọng đến các yếu tố, vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường Tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các môn học và hoạt động tập thể.

Biện pháp 3

Thay đổi thói quen sử dụng ngôn ngữ năm bắt tâm lý học sinh, tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, sôi nổi

Trang 14

Hình ảnh HS tham gia tổ chức trò chơi tại

lớp

Trang 15

Hình ảnh HS tham gia tổ chức sinh nhật

Trang 16

Hình ảnh HS tham gia tổ chức tặng thiệp

cho cô giáo

Trang 17

Biện pháp 4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên.

Trong các tiết học, tôi đã vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp tạo điều kiện cho

học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp của mình

Trang 18

Phương

pháp

2 Trò chơi học tập

3 Phương pháp thuyết trình, kể chuyện, đóng vai

Phương pháp thảo luận nhóm

1

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Trang 19

Phương pháp thảo luận nhóm

1

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Tổ chức nhóm là nhằm tạo cơ hội cho mọi đối tượng được nói, được trình bày miệng trước tổ, được mạnh dạn trình bày và biết cách trình bày một vấn đề trược tập thể Từ đó, giúp các em rèn kỹ năng giao tiếp, biểu hiện thái độ cử chỉ khi trình bày, mạnh dạn, tự tin hơn khi nói trước đông người Vì vậy, đối với các môn học mục tiêu là rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tôi thường vận dụng hình thức này như đối với phân môn Tập làm văn, sinh hoạt lớp tôi sẽ cho các em được tự giới thiệu như: Chào hỏi Tự giới thiệu; Cảm

ơn, xin lỗi; Kể về người thân; …

Trang 20

Phương pháp thảo luận nhóm

1

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Hình ảnh HS giới thiệu về bản thân trong giờ SHL

Trang 21

Phương pháp thảo luận nhóm

1

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Hình ảnh HS thảo luận nhóm 4, nhóm 6

Trang 22

Hình ảnh GV hướng dẫn HS

Trang 23

Biện pháp 4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Khi các nhóm trình bày, giáo viên yêu cầu nhóm khác phải lắng nghe nhóm bạn trình bày, nhận xét,

bổ sung và so sánh cách làm, kết quả với nhóm mình Đồng thời, giáo viên cần động viên, khuyến khích các nhóm và cá nhân đưa ra các câu hỏi có liên quan đến công việc của mỗi nhóm để học sinh trả lời.

Trang 24

2 Trò chơi học tập

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Trò chơi học tập là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh, đặc biệt là những em ngại nói, tức là

ngại giao tiếp, trò chơi học tập sẽ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập Thông qua trò chơi, học sinh

được luyện tập, làm việc cá nhân, làm việc trong đơn vị nhóm, đơn vị lớp theo sự phân công và tinh thần hợp

tác Trò chơi tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự

củng cố kiến thức, tự hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của chính mình

Trang 25

2 Trò chơi học tập

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Hình ảnh HS tổ chức trò chơi hoặc khởi động vào tiết học

Trang 26

3 Phương pháp thuyết trình, kể chuyện, đóng vai

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Đây là hình thức học tập được áp dụng nhiều ở phân môn Nói và nghe qua bài tập “Phân vai dựng lại câu chuyện” Để học sinh có kỹ năng giao tiếp tốt, giáo viên cần chú ý cho học sinh có giọng kể thích hợp kết hợp cùng cử chỉ, điệu bộ trong khi đóng vai Đặc biệt nắm vững nội dung câu chuyện định kể.

Trang 27

Biện pháp 4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Phương pháp thuyết trình

Hình ảnh HS thuyết trình

Trang 28

Biện pháp 4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Phương pháp kể chuyện, đóng vai

Hình ảnh HS đóng vai câu chuyện

Trang 29

Biện pháp 4 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm rèn

kỹ năng giao tiếp cho học sinh

Phương pháp kể chuyện, đóng vai

Hình ảnh HS đóng vai câu chuyện

Trang 30

Sau khi thực hiện giải pháp này, học sinh mạnh dạn trao đổi ý kiến với các bạn trong thảo luận nhóm Các em mạnh dạn trình bày kết quả học tập của nhóm to, rõ ràng, lưu loát, tự tin; mạnh dạn đặt câu hỏi giao lưu với bạn dựa trên chuẩn kiến thức và kỹ năng Các em nhút nhát tự tin hơn khi trình bày ý kiến Tiết học trở nên sôi nổi, học sinh hứng thú hơn trong học tập.

Trang 31

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trang 32

Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp:

Tổng số

Hs

Học sinh nói mạch

lạc

Học sinh nói đủ ý

Học sinh nói chưa

đủ ý

Học sinh nhút nhát

lạc

Học sinh nói đủ ý

Học sinh nói chưa

đủ ý

Học sinh nhút nhát

Trang 33

Giáo viên

Giáo viên

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Với sự kiên trì, lòng nhiệt tình vì học sinh thân yêu, vì sự

nghiệp giáo dục, kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp tôi hiện nay đã được nâng lên vượt bậc

Các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin trước đám đông, sôi nổi trong giờ học, tôi nhận thấy một số biện pháp của tôi đưa ra mang lại kết quả khá khả quan, kĩ năng giao tiếp của các em có sự thay đổi rõ rệt: Các em có kĩ năng giao tiếp

chuẩn mực và lễ phép hơn, các em có ý thức tự giác trong

trong lao động, vệ sinh; các em có tình cảm và tình yêu

trường yêu lớp hơn,…

Trang 34

Học

sinh

Học

sinh

III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Đầu năm các em còn e ngại rụt rè, xấu hổ trước đám đông, đến nay các em đã rất tự tin giao tiếp Trong lớp học các em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, ham học hỏi Giờ học luôn diễn ra trong không khí sôi nổi vui tươi Các môn học và các hoạt động giáo dục đều có tiến

bộ Các em hăng hái tham gia các phong trào thi đua của trường, lớp Giờ sinh hoạt các em tham gia đầy đủ, đóng góp ý kiến nhiệt tình, sôi nổi Ngoài ra, các em đã biết tự tổ chức các HĐ ngoại khóa, biết vẽ tranh, viết thiệp, tặng hoa chúc

mừng thầy cô giáo nhân dịp ngày 20/10, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Trang 35

Hình ảnh HS tặng hoa BGH, GV nhân dịp 20/10, 20/11

Trang 36

Hình ảnh HS tặng hoa BGH, GV nhân dịp 20/10, 20/11

Trang 37

Hình ảnh HS tặng hoa BGH, GV nhân dịp 20/10, 20/11

Trang 38

V PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRONG NHỮNG NĂM

Về phía nhà trường đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, khu vực sân chơi cho học sinh tham gia.

Về phía giáo viên: Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh là một quá trình mà bản thân người giáo viên phải kiên nhẫn, gần gũi với học sinh Bởi lẽ, chỉ khi học sinh cảm thấy thoải mái, thân thiết các em mới cởi mở giao tiếp với giáo viên, bạn bè, người thân Từ đó, chúng ta mới dễ dàng khuyến khích, động viên giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người Bên cạnh đó, cách ứng xử, giao tiếp của giáo viên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cách ứng xử, giao tiếp của học sinh Giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi

theo Chính vì vậy, tôi luôn nhắc nhở mình ứng xử nhẹ nhàng, đúng mực, gần gũi, động viên, khuyến khích và tuyên dương những em tiến bộ

Ngày đăng: 02/11/2024, 20:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh HS vui chơi, tham gia trò chơi tại - Bp rèn năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3
nh ảnh HS vui chơi, tham gia trò chơi tại (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w