1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhận diện các quan hệ pháp luật hành chính Đã phát sinh trong tình huống trên giải thích vì sao

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận diện các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh trong tình huống trên? Giải thích vì sao?
Tác giả Phạm Huyền Diệu, Hoàng Thị Thùy Dương, Trần Minh Đức, Trần Thị Lam Giang, Đào Minh Hằng, Ngô Minh Hằng, Phan Tuấn Hoàng
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính Việt Nam
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 335,25 KB

Nội dung

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các qua

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NHÓM : 02 LỚP : N13 – TL3

CA THẢO LUẬN: TIẾT 9, 10 THỨ 7

THÀNH VIÊN NHÓM:

Phạm Huyền Diệu – 462807

Hoàng Thị Thùy Dương – 462808

Trần Minh Đức – 462809

Trần Thị Lam Giang – 462810 Đào Minh Hằng – 462811 Ngô Minh Hằng – 462812 Phan Tuấn Hoàng – 462813

BÀI TẬP NHÓM BỘ MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Trang 2

MỤC LỤC ĐỀ BÀI 3 MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 4

1 Nhận diện các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh trong tình huống trên? Giải thích vì sao? 4

2 Có những Quyết định hành chính nào đã được ban hành trong tình

huống trên? Xác định loại QĐHC và giải thích vì sao? 6

3 Thủ tục ký hợp đồng thuê đất và thanh lý HĐ thuê đất; thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có phải là thủ tục hành chính không? Tại sao? Thuộc loại thủ tục hành chính nào? 7

4 Xác định hành vi vi phạm hành chính mà ông Lợi đã thực hiện trong tình huống? Căn cứ pháp luật? 9

5 Lý giải tại sao Chủ tịch UBND thành phố lại ban hành QĐ 273 và QĐ 152? Căn cứ pháp luật? 10

KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM 13

2

Trang 3

ĐỀ BÀI

Công đoàn phường 7 ký hợp đồng cho thuê đất (Ki ốt 707 có diện tích là 80m2 với thời hạn 1 năm) với ông Lợi và 5 hộ gia đình khác Năm 2017 công đoàn phường 7 thanh lý hợp đồng thuê đất với ông Lợi và các hộ dân; đến năm

2019 UBND phường 7 thông báo đến ông Lợi và các hộ gia đình về việc giao lại mặt bằng đất trên cơ sở đã thanh lý Hợp đồng thuê đất

Ngày 1/2/2019, UBND phường 7 gửi công văn yêu cầu UBND thành phố

hỗ trợ tiền cho ông Lợi và các hộ gia đình để trao trả lại mặt bằng Tuy nhiên ông Lợi không thực hiện, đồng thời UBND thành phố đề nghị UBND phường xem xét xử lý hành vi không trả lại mặt bằng đất của ông Lợi UBND phường 7

đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không trao trả lại mặt bằng của ông Lợi vào ngày 20/2/2019 Ngày 29/8/2021, Chủ tịch UBND thành phố ban hành QĐ 273/QĐ-UB áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra Ngày 9/1/2022, Chủ tịch UBND thành phố tiếp tục ban hành

QĐ 152/QĐ-UB về việc cưỡng chế trả lại mặt bằng đất đối với ông Lợi Không đồng ý với Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố, ông Lợi khiếu nại đối với

QĐ 273/QĐ-UB Ngày 29/3/2022 Chủ tịch UBND thành phố ban hành QĐ 2004/QĐ-UB giải quyết khiếu nại của ông Lợi với nội dung bác khiếu nại; giữ nguyên quyết định 273/QĐ-UB;

1 Nhận diện các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh trong tình huống trên? Giải thích vì sao? (2 điểm)

2 Có những Quyết định hành chính nào đã được ban hành trong tình huống trên? Xác định loại QĐHC và giải thích vì sao? (2 điểm)

3 Thủ tục ký hợp đồng thuê đất và thanh lý HĐ thuê đất; thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có phải là thủ tục hành chính không? Tại sao? Thuộc loại thủ tục hành nào? (2 điểm)

4 Xác định hành vi vi phạm hành chính mà ông Lợi đã thực hiện trong tình huống? Căn cứ pháp luật? (2 điểm)

Trang 4

5 Lý giải tại sao Chủ tịch UBND thành phố lại ban hành QĐ 273 và QĐ 152? Căn cứ pháp luật? (2 điểm)

MỞ ĐẦU

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý1 Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua một số hình thức, trong đó có cho thuê đất2 Khi hợp đồng cho thuê chấm dứt, người dân đương nhiên có trách nhiệm trao trả mặt bằng đất đã thuê cho nhà nước Tuy nhiên, vấn nạn người dân chây ì, từ chối trao trả mặt bằng dù hợp đồng đã được thanh lý xảy ra đã không còn là chuyện hiếm lạ Vậy hành vi này có phải vi phạm hành chính không, nếu có, ai có thẩm quyền xử phạt, xử phạt thế nào, căn cứ vào đâu, ?

Xuất phát từ sự quan tâm và sự tìm hiểu cá nhân, nhóm chúng em chọn đề bài trên làm đề tài bài tập nhóm của mình

NỘI DUNG

1 Nhận diện các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh trong tình huống trên? Giải thích vì sao?

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ quản lý hành chính nhà nước

Trường hợp trên đã phát sinh nhiều quan hệ pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính đầu tiên phát sinh khi UBND phường 7 gửi công văn yêu cầu UBND thành phố hỗ trợ tiền cho ông Lợi và các hộ gia đình

để trao trả lại mặt bằng Tiếp theo, khi ông Lợi không thực hiện nghĩa vụ trao trả mặt bằng, quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa UBND thành phố và

1 Quốc hội, Luật đất đai 2013, điều 4

2 Tấn Tèo, “Hiểu đúng quy định về chế độ sở hữu đất đai tại nước ta và nhận diện chiêu trò của các thế lực thù địch trong công tác thu hồi đất”, https://congan.daklak.gov.vn/-/hieu-ung-quy-inh-ve-che-o-so-huu-at-ai-tai-nuoc-ta-va-nhan-dien-chieu-tro-cua-cac-the-luc-thu-ich-trong-cong-tac-thu-hoi-at#:~:text=Theo%20quy

%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A7a%20ph%C3%A1p,%C4%90%E1%BA%A5t

%20%C4%91ai%20n%C4%83m%202013)) , 14/3/2022, truy cập 19/6/2022.

4

Trang 5

UBND phường 7 khi UBND thành phố đề nghị UBND phường xem xét xử lý hành vi không trả lại mặt bằng đất của ông Cả 2 quan hệ pháp luật hành chính này đều là quan hệ pháp luật hành chính nội bộ vì:

- Quan hệ pháp luật này phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức UBND phường và UBND thành phố đều nằm trong một hệ thống

cơ quan chấp hành – hành chính của cả nước mà đứng đầu là Chính phủ – Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Đây là hệ thống điều hành công việc của quốc gia từ Trung ương xuống địa phương, các cơ quan có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức

- Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính đề cập tới vấn đề chỉ đạo điều hành giữa các chủ thể UBND phường 7 có quyền yêu cầu UBND thành phố xem xét hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình để trao trả mặt bằng cho UBND thành phố; cũng như UBND thành phố có thể yêu cầu UBND phường 7 thụ lý, xem xét, xử lý hành vi vi phạm hành chính

- Quan hệ pháp luật hành chính tiếp theo phát sinh giữa UBND phường 7 và ông Lợi UBND phường 7 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành

vi không trao trả lại mặt bằng của ông Lợi vào ngày 20/2/2019 Tiếp đến, ngày 29/8/2021, quan hệ pháp luật hành chính phát sinh khi chủ tịch UBND thành phố ban hành QĐ 273/QĐ-UB áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra Do ông Lợi vẫn tiếp túc hành vi vi phạm hành chính, không trả lại mặt bằng đất, cho nên, ngày 9/1/2022, Chủ tịch UBND thành phố tiếp tục ban hành QĐ 152/QĐ-UB về việc cưỡng chế trả lại mặt bằng đất đối với ông Lợi.Vì không đồng ý với Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố, ông Lợi khiếu nại đối với QĐ 273/QĐ-UB Cuối cùng, ngày 29/3/2022 Chủ tịch UBND thành phố ban hành QĐ 2004/QĐ-UB giải quyết khiếu nại của ông Lợi với nội dung bác khiếu nại; giữ nguyên quyết định 273/QĐ-UB Mỗi sự kiện nêu trên là một quan hệ pháp luật hành chính, và chúng đều là quan hệ pháp luật hành chính liên hệ vì các quan hệ này đều phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ thuộc Chúng là quan hệ phát sinh giữa cơ quan (UBND phường 7,

Trang 6

UBND thành phố), cán bộ trong bộ máy nhà nước (Chủ tịch UBND thành phố) với cá nhân ngoài bộ máy nhà nước ( ông Lợi – công dân vi phạm hành chính)

Có thể xác định tất cả các quan hệ xã hội đã nêu trên là các quan hệ pháp luật hành chính vì những lí do sau:

- Các quan hệ pháp luật trên phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hoặc đối tượng quản lý hành chính nhà nước Có quan hệ phát sinh theo yêu cầu hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình để trao trả lại mặt bằng của UBND phường 7 lên UBND thành phố, có quan hệ phát sinh theo đề nghị của UBND thành phố để UBND phường xem xét xử lý hành vi không trả lại mặt bằng đất của ông Lợi Đối tượng quản lý hành chính nhà nước là ông Lợi – công dân có hành vi vi phạm hành chính cũng có quyền khiếu nại, yêu cầu chủ tịch UBND xem xét lại quyết định hành chính gây bất lợi cho mình, hành vi khiếu nại này cũng đã làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính

- Nội dung các quan hệ pháp luật này là các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các bên tham gia quan hệ đó Quyền của bên này ứng với nghĩa

vụ của bên kia và ngược lại Ví dụ, quyền yêu cầu hỗ trợ tiền của UBND phường 7 lên UBND thành phố ứng với nghĩa vụ xem xét hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình để trao trả mặt bằng của UBND thành phố Quyền khiếu nại quyết định hành chính của ông Lợi ứng với nghĩa vụ xem xét, giải quyết khiếu nại của công dân của chủ tịch UBND thành phố

- Một bên tham gia các quan hệ pháp luật đã nêu được sử dụng quyền lực nhà nước Các chủ thể đặc biệt trong các quan hệ trên có thể là UBND thành phố, UBND phường 7 và Chủ tịch UBND thành phố

- Các tranh chấp phát sinh trong các quan hệ pháp luật hành chính trên được giải quyết theo thủ tục hành chính

2 Có những Quyết định hành chính nào đã được ban hành trong tình huống trên? Xác định loại QĐHC và giải thích vì sao?

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính

6

Trang 7

nhà nước tiến hành theo một trình tự với những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương biện pháp đặt ra các quy tắc

xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước

Dựa trên định nghĩa đó, xác định được trong tình huống có 3 quyết định hành chính: QĐ 273/QĐ-UB, QĐ 152/QĐ-UB và QĐ 2004/QĐ-UB bởi:

- Chúng đều thể hiện tính quyền lực nhà nước Về mặt hình thức, chúng

do chủ tịch UBND thành phố – người đứng đầu một cơ quan nhà nước đơn phương ban hành Về nội dung, các văn bản này đều thể hiện tính mệnh lệnh rất cao, theo nguyên tắc, chúng đều phải được thi hành, kể cả có sự phản kháng từ phía đối tượng quản lý Nếu cần thiết, chúng sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của nhà nước

- 3 quyết định khi được ban hành đều có giá trị về mặt pháp lý QĐ 273/QĐ-UB, QĐ 152/QĐ-UB và QĐ 2004/QĐ-UB đều là quyết định áp dụng pháp luật, làm phát sinh quan hệ pháp luật hành chính giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và ông Lợi - cá nhân có hành vi vi phạm hành chính

- Cả 3 văn bản quyết định đều dưới luật, nhằm thi hành luật

- Cả 3 văn bản đều do chủ tịch UBND thành phố - chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành

- Mục đích và nội dung của cả 3 văn bản đều xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước QĐ 273/QĐ-UB được ban hành nhằm áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, QĐ 152/QĐ-UB được ban hành để cưỡng chế ông Lợi trả lại mặt bằng đất, còn QĐ 2004/QĐ-UB giải quyết khiếu nại của ông Lợi với nội dung bác khiếu nại

Căn cứ vào tính chất pháp lý, cả 3 quyết định QĐ 273/QĐ-UB, QĐ 152/QĐ-UB và QĐ 2004/QĐ-UB đều là quyết định cá biệt vì chúng được được ban hành nhằm để chủ thể có thẩm quyền giải quyết một công việc cụ thể trong việc quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần, cho một đối tượng cụ thể là ông Lợi

Trang 8

3 Thủ tục ký hợp đồng thuê đất và thanh lý HĐ thuê đất; thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có phải là thủ tục hành chính không? Tại sao? Thuộc loại thủ tục hành chính nào?

Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức3

Cả thủ tục ký hợp đồng thuê đất và thanh lý hợp đồng thuê đất, thủ tục áp dụng biện pháp khác phục hậu quả đều là thủ tục hành chính vì:

- Chúng đều là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lí nhà nước, được thực hiện bởi chủ thể quản lý hành chính nhà nước (Công đoàn phường 7, Chủ tịch UBND thành phố)

- Chúng đều do quy phạm pháp luật hành chính quy định Điều 79 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê đất Hợp đồng thuê đất được thanh lý là trường hợp chấm dứt hợp đồng theo pháp luật quy định tại điều 422 Bộ luật dân sự 2015 và trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng thuê đất được quy định ở khoản 1 điều 65 Nghị định 43/2014/ NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra đều đã được quy định rõ ràng trong Mục 2 Chương I Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020

- Các thủ tục đều có tính mềm dẻo, linh hoạt

Căn cứ vào tính chất công việc được tiến hành theo thủ tục hành chính, cả

ba thủ tục đều là thủ tục hành chính liên hệ bởi vì các thủ tục đó đều là thủ tục giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của tổ chức, cá nhân

- Thủ tục ký hợp đồng thuê đất và thanh lý hợp đồng thuê đất là thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân Thủ tục được lập ra để giải quyết yêu cầu cho thuê đất và thanh lý hợp đồng của Công đoàn phường 7 đối với các

hộ gia đình

3 Khoản 1 điều 3 Nghị định 63/2010/ NĐ-CP

8

Trang 9

- Ban hành thủ tục áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra là quyền, nhiệm vụ của chủ tịch UBND thành phố nhằm buộc chủ thể vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình, khắc phục lại tình trạng ban đầu, trao trả mặt bằng

Căn cứ vào mục đích của thủ tục, cả 3 thủ tục đều là thủ tục giải quyết các công việc cụ thể Chúng đều liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cả 3 thủ tục đều được ban hành để giải quyết các công việc cụ thể với mục đích khác nhau, không phải nhằm ban hành văn bản quy phạm pháp luật để duy trì trật tự quản lí trong từng lĩnh vực hoặc trong phạm vi lãnh thổ nhất định

4 Xác định hành vi vi phạm hành chính mà ông Lợi đã thực hiện trong tình huống? Căn cứ pháp luật?

Theo Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, sửa đổi, bổ sung 2020: Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính Để xác định một hành vi có phải là vi phạm hành chính hay không cần xác định các yếu tố cấu thành vi phạm, bao gồm bốn yếu tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể

Ông Lợi đã có hành vi vi phạm hành chính khi không trao trả mặt bằng đất cho nhà nước dù hợp đồng cho thuê trước đó đã được thanh lý và đã được nhận tiền hỗ trợ Xét hành vi này, các yếu tố cấu thành vi phạm như sau:

- Về chủ thể: ông Lợi

- Về khách thể: xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai

- Mặt chủ quan:

+ Lỗi: ông Lợi cố ý không trao trả lại mặt bằng cho UBND phường 7 dù

đã có yêu cầu trao trả và nhận được hỗ trợ của UBND thành phố, cố tình chống lại yêu cầu, quyết định của cơ quan nhà nước Chủ thể vi phạm biết hoặc phải

Trang 10

và sau khi thanh lý hợp đồng, ông Lợi phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phải trao trả mặt bằng cho UBND phường 7 nhưng ông lại không thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình Ông Lợi biết hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, do đó đây là hành vi có lỗi, thể hiện bằng hình thức không hành động

- Mặt khách quan:

Hành vi trái pháp luật: không trao trả mặt bằng

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong trường hợp đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn Theo Khoản 7 Điều 170 Luật Đất đai, người sử đất

có nghĩa vụ giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn

sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng

Theo điều 19 Nghị định 182/2004/ NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai “Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồng đối với hành vi cố ý trốn tránh, chây ì không trả lại đất đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phương án bồi thường đã được thực hiện theo quy định của pháp luật”

+ Hậu quả: phá vỡ trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai

- Căn cứ pháp luật:

+ Điều 65 Luật Đất đai 2013

+ Điều 170 Luật Đất đai 2013

+ Điều 19 Nghị định 182/2004/ NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

5 Lý giải tại sao Chủ tịch UBND thành phố lại ban hành QĐ 273 và QĐ 152? Căn cứ pháp luật?

Lý do đầu tiên khiến Chủ tịch UBND thành phố ban hành QĐ 273 và QĐ

152 là vì ông Lợi có hành vi vi phạm hành chính, cố ý không trao trả lại mặt bằng đất cho UBND phường 7 Theo điểm b khoản 2 Điều 18 Luật xử lý vi phạm hành chính, chủ tịch UBND thành phố có trách nhiệm “xử lý kỷ luật đối

10

Ngày đăng: 02/11/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w