Đặc điểm dịch vụ hệ sinh thái Đến nay, các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ mà các HST cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm: i dịch vụ cung cấp; Dịch vụ cung cấ
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Trang 2CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI 1.1 Các khái niệm về hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái
HST là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật (QXSV) và khu vực sống (sinh cảnh) của quần xã, trong đó các sinh vật tác động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh tạo nên các chu trình sinh địa hóa
b Phân loại
Hệ sinh thái có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, như:
- Theo kích thước: Hệ sinh thái có thể nhỏ như một cái ao hoặc một khu rừng, hoặc lớn như một đại dương hoặc một lục địa
- Theo môi trường sống: Hệ sinh thái có thể là hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới nước, hoặc hệ sinh thái hỗn hợp
- Theo các mối quan hệ giữa các sinh vật: Hệ sinh thái có thể là hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo, hoặc hệ sinh thái hỗn hợp
Cụ thể:
(1) Phân loại theo kích thước: gồm ba loại chính:
- Hệ sinh thái vi mô: Là hệ sinh thái có kích thước nhỏ, chỉ bao gồm một số lượng nhỏ các sinh vật sống, như hệ sinh thái trong một giọt nước hoặc trên một chiếc lá
- Hệ sinh thái trung bình: Là hệ sinh thái có kích thước trung bình, bao gồm một
số lượng lớn các sinh vật sống, như hệ sinh thái trong một cái ao hoặc một khu rừng nhỏ
Trang 3- Hệ sinh thái vĩ mô: Là hệ sinh thái có kích thước lớn, bao gồm một số lượng rất lớn các sinh vật sống, như hệ sinh thái trong một đại dương hoặc một lục địa
(2) Phân loại theo môi trường sống: có thể phân thành 02 loại chính:
- Hệ sinh thái trên cạn: Là hệ sinh thái tồn tại trên đất liền, bao gồm các hệ sinh thái rừng, đồng cỏ, sa mạc,
- Hệ sinh thái dưới nước: Là hệ sinh thái tồn tại dưới nước, bao gồm các hệ sinh thái biển, sông, hồ,
(3) Phân loại theo các mối quan hệ giữa các sinh vật: có thể được phân thành 03 loại chính:
- Hệ sinh thái tự nhiên: Là hệ sinh thái tồn tại một cách tự nhiên, không có sự tác động của con người
- Hệ sinh thái nhân tạo: Là hệ sinh thái được tạo ra bởi con người, như hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị,
- Hệ sinh thái hỗn hợp: Là hệ sinh thái bao gồm cả yếu tố tự nhiên và nhân tạo, như hệ sinh thái rừng trồng, hệ sinh thái hồ thủy lợi,
Một số ví dụ về hệ sinh thái
+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: Là hệ sinh thái trên cạn, bao gồm các cây gỗ lớn, các loại cây bụi, dây leo, và các loài động vật hoang dã
+ Hệ sinh thái biển: Là hệ sinh thái dưới nước, bao gồm các loài sinh vật biển như
cá, tôm, cua, rong biển,
+ Hệ sinh thái đồng cỏ: Là hệ sinh thái trên cạn, bao gồm các loại cỏ, các loại cây bụi, và các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt
+ Hệ sinh thái sa mạc: Là hệ sinh thái trên cạn, bao gồm các loại cây bụi, xương rồng, và các loài động vật thích nghi với điều kiện khô hạn
+ Hệ sinh thái nông nghiệp: Là hệ sinh thái nhân tạo, bao gồm các loại cây trồng, vật nuôi, và các loài động vật có ích
+ Hệ sinh thái đô thị: Là hệ sinh thái nhân tạo, bao gồm các tòa nhà, đường phố,
và các loài động vật sống trong thành phố
c Cấu trúc HST
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần chủ yếu với các chức phận sau:
- Chất vô cơ (Thành phần không sống, bao gồm các yếu tố thuộc sinh cảnh)
Trang 4+ Thành phần vô cơ: Đất, đá, nước, các chất hóa học (O2, CO2, N2…)
+ Thành phần hữu cơ: Các chất phân giải từ xác động vật, thực vật: Protein, Lipit, Gluxit, Viatamin…
+ Các yếu tố khí hậu: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa…
- Các thành phần sống: Là các loài sinh vật của quần xã Các sinh vật được sắp xếp theo chức năng của chúng trong hệ sinh thái
+ Sinh vật cung cấp hay sinh vật sản xuất: là các loài sinh vật của quần xã có sắc
tố (Thực vật và một số vi khuẩn), có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ
+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật ăn động vật + Sinh vật phân giải hay sinh vật phân hủy là sinh vật có khả năng phân giải để biến chất hữu cơ thành chất vô cơ, đó chính là những yếu tố tạo nên sinh cảnh Gồm chủ yếu các vi khuẩn, nấm, một số loài động vật không xương sống như giun đất, sâu bọ…
Hình 1.1 Cấu trúc của một hệ sinh thái
(Nguồn: …)
Tất cả các hệ sinh thái đều có yêu cầu về nguồn năng lượng bên ngoài (thường là ánh sáng Mặt Trời) để hoạt động Trong một hệ sinh thái những yếu tố vô cơ cần thiết cho đời sống quần xã như nitơ, cacbon… đều được sử dụng và tái sử dụng theo chu trình nên chúng được lưu hành trong quần xã
Trang 5Các loài sinh vật (quần xã) của hệ sinh thái được gắn bó với nhau chủ yếu bởi quan
hệ dinh dưỡng (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt) Khi chúng chết đi xác chúng
được nấm và vi khuẩn phân hủy thành chất vô cơ (sinh cảnh) những chất vô cơ này lại được cây xanh sử dụng dưới tác dụng của ánh sáng Mặt Trời Sự quang hợp đã biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ Chất hữu cơ lại được vận động qua các thành phần của quần xã Xác động vật và thực vật sẽ lại được phân hủy thành các chất vô cơ Như vậy, giữa các loài sinh vật trong một quần xã và giữa quần xã với ngoại cảnh của nó có một
sự trao đổi vật chất và năng lượng; nhờ đó và quần xã và ngoại cảnh của nó trở thành một hệ thống thống nhất
d Những nhận xét rút ra trong việc nghiên cứu hệ sinh thái
1 Hệ sinh thái trẻ1 ít đa dạng về loài, ít phân tầng Ngược lại hệ sinh thái già2 có
hệ số đa dạng cao, sự phân tầng nhiều hơn
2 Sinh vật trong hệ sinh thái trẻ thường có cỡ nhỏ và có chu kỳ sống ngắn, ngược hẳn với hệ sinh thái già
3 Chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái trẻ đơn giản, thường là chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh, ngược lại với ở hệ sinh thái già chuỗi thức ăn phức tạp và thường là chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ đã bị phân hủy
4 Tính ổn định của hệ sinh thái trẻ thấp, ít thích nghi với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, quan hệ sinh vật ăn thịt - con mồi, ký sinh - vật chủ cao, còn ở hệ sinh thái già tính
ổn định cao và quan hệ cộng sinh, hội sinh nhiều
5 Tốc độ tăng trưởng và khả năng sinh sản của các loài trong quần xã của hệ sinh thái trẻ lớn, năng suất chủ yếu do số lượng, ngược lại với hệ sinh thái già, năng suất chủ yếu do chất lượng quyết định
6 Hệ sinh thái trẻ thường có sinh khối nhỏ, có năng suất sinh học cao, tỷ lệ P/B lớn hơn, các hệ sinh thái và có sinh khối cao và P/B nhỏ
7 Hệ sinh thái nông nghiệp và lâm nghiệp được xếp vào loại hệ sinh thái trẻ để
có năng suất cao con người phải luôn luôn làm “trẻ” các hệ sinh thái nông nghiệp và lâm nghiệp vì ở đây có sản lượng sinh vật riêng P/B cao (năng suất cao) Tuy nhiên thường do chế độ độc canh, hệ sinh thái nông nghiệp không ổn định dễ bị thiên tai và sâu bệnh phá hoại Để nâng cao tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp con người phải làm “già” một số quá trình ở chúng, ví dụ:
1 Hệ sinh thái trẻ: có quần xã ở gần giai đoạn tiên phong
2 Hệ sinh thái già: có quần xã ở giai đoạn đỉnh cực hoặc gần tới giữa giai đoạn đỉnh cực
Trang 6- Độc canh được thay bằng phương pháp luân canh cây trồng, trồng xen, trồng gối
- Sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tăng cường quay vòng chất hữu cơ để làm tăng loại chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ đã bị phân hủy
- Đưa thêm vào loài mới trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học
Theo Bunting (1972) có thể không cần tăng tính đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp mà là tác động vào sự thay đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống luân canh, các biện pháp kĩ thuật
1.1.2 Dịch vụ hệ sinh thái
Hệ sinh thái có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người thông qua qua các dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp là những lợi ích mà con người có được làm nền tảng quan trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội
Từ năm 1997, Liên Hợp quốc định nghĩa dịch vụ HST là những chức năng đặc tính do các đặc tính phi sản xuất của đất, nước và không khí (bao gồm cả các hệ sinh thái liên quan) và các sinh vật của chúng cung cấp
Nói một cách đơn giản hơn, dịch vụ HST thường được đề cập đến như là các ngoại ứng môi trường tích cực do HST tự nhiên sản sinh ra Do nhu cầu phát triển thị trường chi trả dịch vụ HST, hiện nay nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra các định nghĩa về dịch vụ HST cụ thể hơn, phục vụ cho những mục đích cụ thể mà các tổ chức hướng tới trong đó
có chi trả dịch vụ HST
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), dịch vụ HST là “các điều kiện
và các mối quan hệ mà thông qua đó các hệ sinh thái tự nhiên và các loài phát triển tồn tại và phục vụ cho cuộc sống cho con người”
Tựu chung lại, có thể hiểu một cách đơn giản, dịch vụ HST là những lợi ích mà con người có được từ môi trường cho dù chúng là hàng hóa vô hình hay những chức năng hữu hình Về mặt bản chất, có thể hiểu các dịch vụ HST là những điều kiện và các tiến trình mà thông qua đó các HST hỗ trợ và đáp ứng đời sống con người trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên hoạt động chức năng của hệ Các HST cung ứng một “dòng chảy” các
“hàng hóa” và “dịch vụ” có tính thiết yếu đối với sự sống và các lợi ích khác của xã hội loài người
Cũng có thể xem các dịch vụ sinh thái là những tiến trình mà nhờ đó môi trường
tự nhiên tạo ra các tài nguyên và lợi ích được sử dụng bởi con người Có thể nói, giữa HST hay dịch vụ môi trường từ HST tự nhiên với phúc lợi con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Con người, một mặt, sống nhờ vào hệ sinh thái thông qua các dịch
vụ của nó, mặt khác con người lại tác động vào HST thông qua các hoạt động sinh kế
Trang 7trực tiếp (nguyên nhân trực tiếp) và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội (nguyên nhân sâu xa/cơ bản) – tác động chính làm suy thoái các hệ sinh thái Các dịch vụ môi trường HST rất đa dạng, tác động đến chất lượng đất, nước, lương thực và sức khỏe con người
1.2 Đặc điểm dịch vụ hệ sinh thái
Đến nay, các nhà sinh thái học đã xác định 4 nhóm dịch vụ mà các HST cung cấp, còn gọi là dịch vụ môi trường, bao gồm:
(i) dịch vụ cung cấp;
Dịch vụ cung cấp là những sản phẩm mà con người trực tiếp lấy từ hệ sinh thái:
Nguyên liệu: Gỗ, sợi tự nhiên, và các nguyên liệu khác sử dụng trong công
nghiệp và xây dựng
(ii) dịch vụ điều tiết;
Dịch vụ điều tiết là các quá trình tự nhiên giúp điều tiết các điều kiện môi trường:
và giảm nguy cơ lũ lụt
phát của dịch bệnh
nước và không khí
(iii) dịch vụ văn hoá;
Dịch vụ văn hóa liên quan đến các giá trị phi vật chất mà hệ sinh thái cung cấp:
giải trí và du lịch
dục và nghiên cứu khoa học
thần với các hệ sinh thái tự nhiên
Trang 8(iv) dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là nền tảng cho tất cả các dịch vụ hệ sinh thái khác, bao gồm:
giúp duy trì sự sống và cân bằng sinh thái
bảo vệ chống xói mòn
cho sự phát triển của thực vật và động vật
Hình 1.2 Các nhóm dịch vụ hệ sinh thái
(Nguồn: Millennium Ecosystem Assessment (2005))
Các dịch vụ HST rất đa dạng, tác động đến chất lượng đất, nước, không khí, sức khỏe cũng như sinh kế của con người Bản báo cáo Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ năm 2005 đã xác định danh mục các loại hình dịch vụ hệ sinh thái cung cấp như: sản phẩm lương thực, thực phẩm (như lúa gạo, vật nuôi, thủy hải sản ); các cây công nghiệp (như bông, gỗ, gai dầu ); các nguồn dược liệu; cung cấp nguồn nước; điều hòa không khí; điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn; các dịch vụ văn hóa (bao gồm cả tinh thần
và tôn giáo, các giá trị thẩm mỹ, giải trí, du lịch sinh thái ) Cũng theo báo cáo, khoảng 60% dịch vụ HST trên thế giới đang bị suy thoái hoặc khai thác, sử dụng không bền vững Do đó, nhằm mục đích thúc đẩy phát triển HST dựa vào cộng đồng, khôi phục lại những HST bị phá hủy và duy trì việc cung cấp các dịch vụ HST quan trọng dẫn đến việc hình thành công cụ chi trả dịch vụ HST
Dịch vụ hệ sinh thái đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và phát triển bền vững Việc bảo vệ và quản lý bền vững các hệ sinh thái là cần thiết để đảm bảo rằng các dịch vụ này tiếp tục cung cấp lợi ích cho con người và môi trường
Trang 9Bảng 1.1 Ví dụ về các loại dịch vụ hệ sinh thái
nghiệp Dịch
1.3 Cơ chế thị trường dịch vụ hệ sinh thái
Thị trường là sự tâp hợp hai bên bao gồm người mua và người bán để giao dịch hàng hóa, dich vụ Những giao dịch trực tiếp rõ ràng là khác nhau với các cơ chế như thuế hoặc chương trình trợ cấp Các yêu cầu cơ bản để phát triển thi ̣trường dich vu ̣ môi trường là xác đinh nhu cầu hoăc đã có hoăc cần phải tao ra, đồng thời đinh giá các sản phẩm dịch vụ môi trường có thể cung cấp và bán nó đến người mua Ngoài ra, mối liên
hệ giữa người mua và người bán là cần thiết để cho phép trao đổi thông tin và chỉ ra nguồn khác nhau về tài chính Thị trường có thể được xác định ở cấp địa phương, khu vực và quốc tế Dịch vụ môi trường có thể được giao dịch riêng lẻ hoặc như một loại hàng hóa đi kèm Một loạt các cơ chế đang tồn tại cho giao dịch nhưng rõ ràng là thị trường không phải là giải pháp duy nhất cho cung cấp bền vững các dịch vụ môi trường rừng (Katila, 2003)
Trang 10Cơ chế thị trường dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystem Services - PES)
là một cách tiếp cận kinh tế để bảo vệ và quản lý các dịch vụ hệ sinh thái bằng cách tạo
ra các cơ hội thương mại hóa các lợi ích mà hệ sinh thái cung cấp Dưới đây là một số
cơ chế và phương thức hoạt động của thị trường dịch vụ hệ sinh thái
Theo tác giả Katila (2003) cho biết một số lượng lớn các cơ chế dựa vào thị trường khác nhau đã được xúc tiến cho kinh doanh dịch vụ môi trường rừng Chúng phản ảnh
sự khác biệt về bản chất của dich vu, hàng hóa môi trường rừ ng và mức độ phức tạp của thị trường Cơ chế trung gian khác nhau thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGOs), quỹ ủy thác, v.v là chiếm đa số (25%) của tất cả các trường hợp được xem xét, tiếp theo là sự đàm phán trực tiếp giữa người bán và người mua (17%), gộp giao dịch (12%) và qua các giao dịch truy cập (12%) Các tùy chọn khác bao gồm quỹ đầu tư, vốn liên doanh, liên doanh giao dịch, đấu giá, vv Môt c ̣ ách tổng thể cho thấy cơ chế thị trường dịch vụ môi trường rừng chưa đươc ̣ phát triển tốt Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các quỹ khác nhau, chẳng hạn như GEF đang đóng vai trò trung tâm trong trung gian và giao dịch thỏa thuận trực tiếp và tự phát (miễn phí)
Tiềm năng của dịch vụ môi trường khác nhau để phát triển thị trường thay đổi đáng
kể, bởi vì một số dịch vụ tự cho vay tốt hơn cho thương mại, trong khi ở một số trường hợp cung cấp có thể đảm bảo tốt nhất thông qua các công cụ như thuế và các quy định của chính phủ Nhiều yếu tố tạo ra thị trường ảnh hưởng đến dịch vụ môi trường như: (i) nhu cầu và khả năng cung ứng, (ii) giá trị và tầm quan trọng của dịch vụ, (iii) vị trí địa lý của thị trường, (iv) tiềm năng thi ̣trườ ng, (v) xác định và thực thi quyền sở hữu, (vi) mức độ của thể loại trừ và sự cạnh tranh của các dịch vụ được cung cấp, (vii) chi phí giao dịch, (viii) đô ̣ tin cây về măt khoa h ̣ ọc và khả năng kiểm tra thẩm đinh, và (ix) rủi ro Độ dài của danh sách các yếu tố ảnh hưởng gợi ý rằng việc tạo ra thị trường cho các dịch vụ môi trường là một quá trình phức tạp
1.3.1 Nguyên tắc hoạt động của PES
Người hưởng lợi trả tiền: Những người hoặc tổ chức nhận được lợi ích từ các dịch vụ hệ sinh thái (như nước sạch, không khí sạch, cảnh quan đẹp) sẽ trả tiền cho những người hoặc tổ chức bảo vệ và duy trì các dịch vụ này
Người cung cấp dịch vụ nhận tiền: Những người hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái sẽ nhận được khoản tiền từ người hưởng lợi
1.3.2 Các loại dịch vụ hệ sinh thái trong cơ chế thị trường
Dịch vụ cung cấp: Như nước sạch, thực phẩm, gỗ, dược liệu
Trang 11Dịch vụ điều tiết: Như kiểm soát lũ lụt, điều hòa khí hậu, lọc nước và không khí
Dịch vụ hỗ trợ: Như duy trì đa dạng sinh học, hình thành đất
Dịch vụ văn hóa: Như du lịch sinh thái, giá trị văn hóa và tinh thần
1.3.4 Các bước triển khai PES
Đánh giá và xác định dịch vụ hệ sinh thái: Xác định các dịch vụ hệ sinh thái có giá trị và cần được bảo vệ
Định giá dịch vụ hệ sinh thái: Đánh giá giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái
để xác định mức tiền trả phù hợp
Thiết lập cơ chế tài chính: Xây dựng cơ chế tài chính để thu và phân phối tiền cho các bên tham gia
Giám sát và đánh giá: Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo vệ
hệ sinh thái để đảm bảo rằng các dịch vụ hệ sinh thái được duy trì và cải thiện
1.3.5 Lợi ích và thách thức của PES
Trang 12o Quản lý và giám sát: Yêu cầu hệ thống quản lý và giám sát hiệu quả để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của PES
o Sự tham gia của cộng đồng: Đảm bảo sự tham gia và hợp tác của cộng đồng địa phương trong các chương trình PES
1.4 Một số thị trường dịch vụ hệ sinh thái điển hình trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1 Dịch vụ hệ sinh thái rừng
Dịch vụ hệ sinh thái rừng (Forest Ecosystem Services) là lợi ích mang lại cho con người từ hệ sinh thái rừng (Mullan) Dịch vụ môi trường rừng (Forest Environment Services) nằm trong hệ thống dịch vụ hệ sinh thái rừng Trong đó dịch vụ môi trường rừng là những sản phẩm dịch vụ rừng cung cấp không phải là sản phẩm trực tiếp như
gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ
Dịch vụ hệ sinh thái rừng bao gồm (Mullan; Krieger, (2001):
a) Dịch vụ cung cấp gỗ: Hằng năm rừng cung cấp khoảng 1.7 tỷ m3 gỗ tròn (FAO, 2007) trên toàn thế giới và 80% là từ các quốc gia phát triển Lượng gỗ này hoặc được buôn bán hoặc được sử dụng
b) Dịch vụ cung cấp lâm sản ngoài gỗ (NTFPs) Rừng cung cấp nhiều sản phẩm
có giá trị thương mại hơn là gỗ, bao gồm:
- Hàng năm rừng trên thế giới cung cấp khoảng 1.9 tỷ m3 củi dùng cho năng lượng, củi đốt (Millan)
- Thực phẩm: Bao gồm trái cây, mật ong, hạt, rau, thịt, nấm, măng, mây, …
- Dược liệu
- Cây cho sợi, vật liệu để dệt may, làm nhà, dụng cụ
- Thực phẩm cho chăn nuôi
- Động vật hoang dã
c) Dịch vụ bảo vệ đầu nguồn, nguồn nước cho thủy điện, thủy lợi, sinh hoạt: Rừng đầu nguồn lưu giữ, điều hòa và dự trữ nước; từ đó đóng góp cho việc cân bằng dòng chảy nước theo mùa Rừng cũng giúp cho việc làm sạch nước nhờ vào việc ổn định đất và lọc các chất bả Khối lượng và chất lượng của dòng chảy nước từ rừng đầu nguồn là quan trọng cho nông nghiệp, thủy điện, nước sinh hoạt, cho môi trường sống của các loài thủy sản và các loai động vật hoang dã khác (Krieger, D.J., 2001)
Trang 13d) Dịch vụ hấp thụ CO2 rừng để giảm khí gây hiệu ứng nhà kính để giảm biến đổi khí hậu Rừng có 5 bể chứa carbon (IPCC, 2006) để lưu giữ carbon và hấp thụ CO2 giúp cho việc giảm khí nhà kính trong khí quyển Vì vậy đang hình thành chương trình REDD+ (Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng)
e) Dịch vụ du lịch sinh thái, văn hóa, nghỉ dưỡng: Hàng năm trên toàn thế giới có đến 205 triệu khách đến viếng thăm, du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia (Mullan) f) Ổn định và chống xói mòn đất: Thực vật rừng giúp cho việc ổn định đất và giảm xói mòn, rửa trôi chất hữu cơ (Krieger, 2001)
g) Chất lượng không khí: Cây rừng hấp thụ các chất thải độc hại trong không khí và cải thiện chất lượng không khí để tốt cho sức khỏe của con người (Krieger, 2001)
h) Thông tin, vật liệu di truyền của đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là quan trọng ở nhiều khía cạnh; bao gồm vai trò của nó như là một kho dự trữ vật liệu di truyền
và có thể đươc sử dụng để chọn, cải thiện giống thực, động vật; đóng góp vào điều khiển sâu bệnh hại tự nhiên và cung cấp những sản phẩm dược liệu có giá trị
i) Quản lý dịch hại
k) Lợi ích thẩm mỹ
l) Kiểm soát hiểm họa thiên nhiên
Dịch vụ ở mục a và b là các dịch vụ cung cấp các sản phẩm trực tiếp của rừng; trong khi đó các dịch vụ đa dạng hơn ở mục c – d chính là dịch vụ môi trường rừng Trong đó Katial et al (2003) xác định trong thực tế có 4 nhóm dịch vụ môi trường quan trọng nhất là:
+ Đa dạng sinh học - biodiversity
+ Lưu giữ carbon rừng - carbon sequestration
+ Bảo vệ đầu nguồn - watershed protection
+ Cảnh đẹp rừng - forest landscape beauty
Trong đó các dịch vụ mang lại thu nhập, tài chính trực tiếp là gỗ, NTFPs, và các dịch vụ môi trường như là bảo vệ rừng đầu nguồn, hấp thụ CO2 để giảm biến đổi khí hậu và du lịch sinh thái văn hóa; trong khi đó các dịch vụ khác đang ở giai đoạn tiềm năng nhưng sẽ có giá trị cao và lâu dài như là quản lý dịch hại, cung cấp vật liệu di truyền từ đa dạng sinh học của rừng hoặc các giá trị về thẩm mỹ, sức khỏe cho con người
Trang 14Các dịch vụ trên được cung cấp có thể ở mức địa phương, quốc gia cho đến toàn cầu và nó mang lại lợi ích cho cá nhân cho đến cộng đồng quốc tế
Tuy nhiên không phải bất kỳ khu rừng nào cũng cấp đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm nói trên, nó phụ thuộc vào:
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, sinh học của rừng;
- Lợi ích của địa phương hoặc khu vực từ dịch vụ rừng phụ thuộc vào hoạt động quản lý, tổ chức của con người và chính sách, thể chế của địa phương, quốc gia
Định giá dịch vụ môi trường (Valuation) rừng thường được đề cập để xác định các giá trị môi trường của rừng được quy đổi thành tiền, làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị tài nguyên rừng, mua bán các giá trị dịch vụ rừng
Khái niệm giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng/môi trường rừng có mối liên hệ chặt chẽ với giá trị mà rừng cung cấp cho xã hội, con người
Thông thường dịch vụ môi trườ ng rừng được cung cấp một cách “miễn phí” và không có giá trị trên thị trường Vì vậy hiện nay để làm rõ giá trị của môi trường rừng, cần có phương pháp lượng hóa giá trị của nó, làm cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế với các sản phẩm khác cũng như cân nhắc khi chuyển đổi rừng thành các loại hình canh tác khác
Lý do cần phải đinh ̣ giá trị dịch vụ môi trường rừng là (Mullan):
- Để ước tính được tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng
- Để chứng minh hoặc đánh giá sự cần thiết phải bảo tồn rừng
- Để xác định lợi ích mang lại như thế nào trong bảo tồn rừng
- Để xác định nguồn tài chính tiềm năng đươc chi trả để quản lý, bảo tồn rừng
- Để xác định chi phí cơ hội của quản lý, bảo vệ, bảo tồn rừng; cần chỉ ra lợi ích
so sánh của quản lý rừng bảo vệ rừng với chuyển đổi rừng thành đất canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ quá mức và phát triển đô thị, hạ tầng như thủy điện, … Sự so sánh này sẽ giúp cho việc cân nhắc liệu có nên chuyển đổi rừng thành loại hình sử dụng đất khác hay không?
Ở Viêt Nam việc định giá hê ̣sinh thái rừng theo hướng định giá tài sản hữu hình
và vô hình để có thể cho thuê, thế chấp, mua bán tài nguyên rừng
Nguyên tắc cơ bản của Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) là đảm bảo lợi ích cho người cung cấp dịch vụ môi trường, ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng, thông qua việc nhận được bồi hoàn cho chi phí của việc cung cấp những dịch vụ này Từ năm
2004, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập cơ sở pháp lý nhằm thực hiện chương trình quốc
Trang 15gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi (2004) Có thể nói, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á ban hành
và triển khai chính sách PFES ở cấp quốc gia Mục tiêu của PFES tại Việt Nam là: bảo
vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng rừng, gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng và đảm bảo an sinh xã hội của người làm nghề rừng
Phân tích dịch vụ môi trường rừng cần làm rõ loại dịch vụ nào, ai là người hưởng lợi từ dịch vụ (bên mua) và ai là người cung cấp dịch vụ (bên bán) và nhu cầu phát triển
cơ chế chính sách để thực hiện thu phí người mua và chi trả cho người cung cấp Khung phân tích ở bảng 1.2 sau làm rõ vấn đề này
Bảng 1.2 Các bên liên quan trong hệ thống dịch vụ hệ sinh thái rừng/môi trường -
Cơ chế chính sách tiềm năng
Loại dịch vụ
Cơ chế chính sách tiềm năng cho bên cung cấp dịch vụ
Gỗ
Công ty lâm nghiệp Cộng đồng nghèo sống gần rừng
Công ty lâm nghiệp Cộng đồng địa phương
Quyền sở hữu rừng Chứng chỉ rừng
Lâm sản ngoài gỗ
Người nghèo ở gần rừng
Công ty tư nhân
Cộng đồng địa phương Quyền sở hữu rừng
Nước cho thủy
điện
Dân cư hạ nguồn
Các công ty thủy điện
Cộng đồng địa phương đầu nguồn Công ty lâm nghiệp
Chi trả dịch vụ quản
lý lưu vực đầu nguồn
Hấp thụ CO2 Cộng đồng quốc tế
Công ty lâm nghiệp Cộng đồng địa phương
Tín chỉ carbon
Du lịch sinh thái Dân cư trong và
ngoài nước
Cộng đồng địa phương
Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
Phí từ dịch vụ du lịch
sinh thái
Đa dạng sinh học Cộng đồng quốc tế
Cộng đồng địa phương
Các vườn quốc gia,
Nhãn hiệu sinh thái Chi phí trao đổi vật liệu di truy
Trang 16khu bảo tồn thiên nhiên
Các dịch vụ hệ sinh thái rừng quan trọng của Việt Nam
Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam cung cấp cho con người, môi trường và nền kinh tế rất nhiều hàng hoá và dịch vụ quan trọng được chia thành 4 nhóm theo cách phân loại dịch vụ hệ sinh thái của Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ (Millenium Ecosystem Assessment, 2005) gồm: (i) dịch vụ cung cấp (là cáchàng hoá, sản phẩm hữu hình mà con người nhận được từ hệ sinh thái như:vật liệu thô, nước sạch, thực phẩm, dược liệu v.v); (ii) dịch vụ điều tiết (là các lợi ích mà con người nhận đượctừ chức năng điều tiết của hệ sinh thái như xử lý chất thải, hấp thụ các-bon, điều tiết vi khí hậu, v.v), (iii) dịch
vụ văn hoá (là các lợi ích phi vật chất mà con người nhận được từ hệ sinh thái thông qua các hoạt động du lịch, giáo dục, nghiên cứu, tâm linh, v.v.); và (iv) dịch vụ hỗ trợ (là những gì cần thiết cho sự hình thành các dịch vụ hệ sinh thái khác như đa dạng nguồn gen, chu trình dinh dưỡng, v.v)
Dịch vụ cung cấp: Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam hiện đang cung cấp hàng
loạt các hàng hoá khác nhau, được chia thành 3 nhóm: gỗ, củi và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2017), mỗi năm các hệ sinh thái rừng của Việt Nam cung cấp khoảng 18 triệu m3gỗ rừng trồng và rừng tự nhiên làm nguyên liệu để sản xuất bột giấy, ván dăm, trụ mỏ, dàn giáo, v.v Bên cạnh đó, mỗi năm các hệ sinh thái rừng của Việt Nam còn cung cấp khoảng 24,5 triệu tấn củi được sử dụng làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp dựa vào năng lượng nhiệt như chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, v.v và được sử dụng để nấu ăn và sưởi ấm trong các hộ gia đình Ngoài ra, hệ sinh thái rừng còn cung cấp hơn 60.000 tấn lâm sản ngoài gỗ có giá trị cho người dân và cho nền kinh tế Đến thời điểm hiện tại, khoảng 3.830 loài dược liệu (trong đó, 1.800 loài có giá trị dược lý), 500 loài tinh dầu, 620 loài nấm, 820 loài tảo, 40 loài mây, 76 loài cho nhựa thơm, 600 loài cho tannin, 823 loài cho dầu béo, 186 loài đặc hữu đã được tìm thấy ở Việt Nam Lâm sản ngoài gỗ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số sinh sống
ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (ví dụ, lá cây dùng làm thực phẩm cho gia súc, củi để nấu
ăn, trái cây, hoa, mật ong, vỏ cây để làm thức ăn và thuốc, v.v.) Lâm sản ngoài gỗ cũng
là nguồn nguyên liệu thô để sản xuất nhiều mặt hàng có giá trị (như: tinh dầu, thủ công
mỹ nghệ, trang sức, v.v.) phục vụ nhu cầu trong nước lẫn xuất khẩu (Dzung, 2017)
Dịch vụ điều tiết: Các hệ sinh thái rừng của Việt Nam có vai trò quan trọng
trong việc phòng hộ đầu nguồn nhờ khả năng giữ đất, kiểm soát xói mòn, ngăn ngừa sự
Trang 17bồi lắng và tích tụ bùn, cát trong dòng chảy Bên cạnh đó, các hệ sinh thái rừngcủa Việt Nam cũng có khả năng điều tiết dòng nước, giảm thiểu lũ lụt và cải thiện chất lượng nước Suy thoái rừng do khai thác bừa bãi và thay đổi sử dụng đất gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng phòng hộ đầu nguồn của hệ sinh thái này (FSIV, 2009) Ngoài ra, các hệ sinh thái rừng cũng giúp giảm lưu lượng nước chảy trên bề mặt và tăng khả năng thẩm thấu nước vào đất Theo Thái Phiên và Trần Đức Toàn (1998), tốc độ dòng chảy bề mặt bên dưới các tán rừng thấp hơn 2,5 đến 2,7 lần so với tốc độ dòng chảy tại khu vực canh tác nông nghiệp Lưu lượng dòng chảy bề mặt trong rừng tự nhiên thấp hơn 3,5 đến 7 lần so với rừng trồng Trong rừng tự nhiên, tốc độ thẩm thấu nước vào đất là 16,8 mm/phút, trong rừng trồng, tốc độ này là 10,2 mm/phút và ở các khu vực có cỏ và cây bui thì tốc độ giảm xuống còn 2,1 mm/phút (Vũ Văn Tuấn, 2003) Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh với độ che phủ 70-80% có thể ngăn ngừa 9,5-11,7% nước mưa rơi xuống đất, trong khi đó các thảm thực vật có độ che phủ 30 - 40% chỉ có thể ngăn ngừa được 5,7% Nếu độ che phủ của thảm thực vật giảm từ 70-80% xuống 30-40%, xói mòn đất sẽ tăng 42,2% và dòng chảy trên mặt đất sẽ tăng 30,4% Tương tự, nếu độ che phủ của các rừng tre nứa được giảm từ 70-80% xuống 40-50% thì tốc độ xói mòn sẽ tăng 27,1% và dòng chảy bề mặt sẽ tăng 33,8% (Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải, 1997) Các hệ sinh thái rừng với nhiều tầng tán có khả năng trữ nước trong mùa mưa và cấp nước trong mùa khô rất hiệu quả Những năm gần đây, lũ lụt đã xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho tính mạng và tài sản của người dân Lũ lụt gia tăng có một phần nguyên nhân là do nạn
phá rừng ở các khu vực đầu nguồn (Bann et al, 2017)
Dịch vụ văn hóa: Các hệ sinh thái rừng là một phần rất quan trọng của văn hóa
Việt Nam cả về mặt tinh thần lẫn mặt giải trí Các nghiên cứu nhân chủng học tại Việt Nam đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hệ sinh thái tự nhiên với sinh kế và văn hóa của người dân tộc bản địa Ví dụ, các nhóm người bản địa ở Tây Nguyên rất gắn bó với rừng Họ sử dụng gỗ để xây dựng nhà truyền thống và các vật dụng khác trong nhà, sử dụng cây rừng để làm thuốc, thu nhặt các lâm sản ngoài gỗ để làm lương thực, chất đốt Thêm vào đó, tất cả các nghi lễ văn hóa ở đây đều liên quan đến rừng và tài nguyên
thiên nhiên (Bann et al, 2017).Ngoài ra, hầu hết các hệ sinh thái rừng có tính đa dạng
sinh học cao và có vẻ đẹp hữu hình, lôi cuốn đều được quy hoạch thành các vườn quốc gia và rừng đặc dụng, cung cấp cơ hội cho nền công nghiệp giải trí tại Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch sinh thái – một ngành có nhiều tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, giúp đa dạng hoá sinh kế và xoá đói giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tại phương và tạo ra các cơ hội để người dân địa phương có thể tiếp thị các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng như các loại lâm sản ngoài gỗ như mật ong, dược liệu
Trang 18Dịch vụ hỗ trợ: Dịch vụ hỗ trợ của các hệ sinh thái rừng Việt Nam không có tác
động rõ ràng và trực tiếp đến nền kinh tế nhưng chúng là nền tảng cho nhiều hoạt động kinh tế có lợi cho con người Các hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào khả năng cung cấp như nước, cải thiện độ phì đất của các hệ sinh thái rừng Quá trình thụ phấn của nhiều loại cây trồng phụ thuộc vào việc môi trường xung quanh có duy trì được
đủ số lượng các loài thụ phấn hay không Sự phụ thuộc của hoạt động sản xuất nông nghiệp vào các hệ sinh rừng thể hiện ở chỗ, bất kỳ thay đổi nào của hệ sinh thái rừng ngay lập tức sẽ gây ra những tác động đáng kể về năng suất của hệ thống nông nghiệp liên quan Các dịch vụ hỗ trợ của hệ sinh thái rừngkhông chỉ ảnh hướng đến địa điểm
và hình thức canh tác mà còn ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của diện tích đất canh tác Mặc dù đất canh tác được định giá một phần bởi giá trị của cây trồng nhưng giá trị kinh
tế của đất canh tác cũng phụ thuộc vào chi phí sản xuất có liên quan đến dịch vụ hệ sinh
thái như tăng cường độ phì, độ xốp của đất hay kiểm soát dịch bệnh (Bann et al, 2017)
Các chương trình Payments for Ecosystem Services (PES) trong rừng đã được triển khai ở nhiều quốc gia để bảo vệ và quản lý bền vững các dịch vụ hệ sinh thái Dưới đây
là một số ví dụ điển hình:
1 Chương trình PES ở Costa Rica
Mục tiêu: Bảo vệ và phục hồi rừng, tăng cường các dịch vụ hệ sinh thái như điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước và đa dạng sinh học
Hoạt động: Chính phủ Costa Rica trả tiền cho các nông dân và chủ đất để thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng như trồng lại rừng, bảo vệ rừng tự nhiên và duy trì rừng sinh thái Nguồn tài chính cho chương trình này chủ yếu đến từ thuế nhiên liệu, thuế nước và các nguồn thu khác
Kết quả: Chương trình đã giúp tăng diện tích rừng và giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời cải thiện nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học
2 Dự án REDD+ (Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation)
Mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính từ phá rừng và suy thoái rừng, bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái của rừng
Hoạt động: Dự án REDD+ trả tiền cho các quốc gia và cộng đồng địa phương để duy trì và bảo vệ rừng Các quốc gia tham gia nhận được các khoản thanh toán dựa trên lượng phát thải khí nhà kính mà họ đã giảm được thông qua các biện pháp bảo vệ và quản lý rừng
Trang 19Kết quả: Dự án đã được triển khai tại nhiều quốc gia, bao gồm Brazil, Indonesia
và Việt Nam, và đã giúp giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương
3 Chương trình PES ở Mexico
Mục tiêu: Bảo vệ nguồn nước, kiểm soát xói mòn và duy trì đa dạng sinh học Hoạt động: Chính phủ Mexico triển khai chương trình PES để trả tiền cho các chủ đất và cộng đồng địa phương nhằm thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và nguồn nước Chương trình tập trung vào các khu vực có tầm quan trọng cao đối với nguồn nước và
đa dạng sinh học
Kết quả: Chương trình đã giúp bảo vệ hàng triệu hecta rừng và cải thiện chất lượng nước, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các cộng đồng địa phương
4 Dự án PES tại Việt Nam
Mục tiêu: Bảo vệ và phục hồi rừng, tăng cường quản lý tài nguyên nước và cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương
Hoạt động: Việt Nam triển khai các dự án PES tại nhiều tỉnh như Lâm Đồng, Sơn
La, và Quảng Nam Các dự án này trả tiền cho người dân để bảo vệ và trồng lại rừng, quản lý nguồn nước và duy trì các dịch vụ hệ sinh thái
Kết quả: Các dự án PES tại Việt Nam đã giúp tăng diện tích rừng, cải thiện nguồn nước và đa dạng sinh học, đồng thời tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân địa phương
1.4.2 Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước
Trên thế giới, đất ngập nước là hệ sinh thái rất đa dạng phong phú cung cấp tài nguyên thiên nhiên và có chức năng quan trọng, điều hòa môi trường, cung cấp các dịch
vụ văn hóa du lịch cũng như nhiều lợi ích phi vật chất khác Với diện tích vào khoảng 7-9 triệu km2, chiếm khoảng 4-6% bề mặt đất, đất ngập nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống nhân loại, bao gồm khoảng 45% giá trị tự nhiên của các hệ sinh thái (Mitsch và Gosselink, 2000), (Costanza et al., 1997)
Đất ngập nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học, điều tiết nước, và bảo vệ môi trường Dưới đây là một số chương trình và sáng kiến nổi bật nhằm bảo vệ và phục hồi các vùng đất ngập nước trên thế giới:
1 Công ước Ramsar về Đất Ngập Nước (Ramsar Convention)
Công ước Ramsar, được ký kết năm 1971, là một hiệp định quốc tế nhằm bảo vệ
và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trên toàn thế giới
Trang 20Mục tiêu: Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước thông qua các biện pháp quốc gia và hợp tác quốc tế
Hoạt động: Các quốc gia thành viên phải chỉ định ít nhất một vùng đất ngập nước quan trọng để bảo vệ và quản lý theo các nguyên tắc của Công ước Các hoạt động bao gồm giám sát, nghiên cứu, và nâng cao nhận thức cộng đồng
Ví dụ: Khu Ramsar Everglades ở Florida, Mỹ, nổi tiếng với hệ sinh thái đa dạng
và là nơi trú ngụ của nhiều loài động thực vật quý hiếm
2 Chương Trình Khôi Phục Everglades (Everglades Restoration Project)
Dự án khôi phục Everglades là một trong những nỗ lực lớn nhất để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước tại Florida, Mỹ
Mục tiêu: Khôi phục dòng chảy tự nhiên, cải thiện chất lượng nước, và bảo vệ đa dạng sinh học trong vùng Everglades
Hoạt động: Dự án bao gồm các biện pháp kỹ thuật như xây dựng các hệ thống dẫn nước mới, cải tạo các vùng đất ngập nước, và quản lý các nguồn nước
3 Chương Trình Bảo Tồn Đất Ngập Nước Bắc Mỹ (North American Wetlands Conservation Act - NAWCA)
Chương trình NAWCA, được thông qua vào năm 1989, là một sáng kiến nhằm bảo vệ và phục hồi các vùng đất ngập nước tại Bắc Mỹ
Mục tiêu: Bảo tồn, phục hồi và quản lý các vùng đất ngập nước nhằm duy trì và phục hồi các quần thể chim nước và các loài động vật hoang dã khác
Hoạt động: Cung cấp tài chính cho các dự án bảo tồn, hỗ trợ hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ, cơ quan chính phủ và cộng đồng địa phương
4 Chương Trình Tái Tạo Đất Ngập Nước Đô Thị (Urban Wetlands Restoration Programs)
Nhiều thành phố trên thế giới đã triển khai các chương trình tái tạo và bảo vệ đất ngập nước đô thị để cải thiện chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong khu vực
đô thị
Mục tiêu: Khôi phục và bảo vệ các vùng đất ngập nước trong khu vực đô thị nhằm giảm ngập lụt, cải thiện chất lượng nước, và tạo ra không gian xanh cho cộng đồng
Ví dụ: Chương trình tái tạo đất ngập nước đô thị tại New York, Mỹ, giúp cải thiện chất lượng nước và tạo ra các khu vực sinh thái cho chim và các loài động vật hoang dã khác
Trang 215 Chương Trình Dịch Vụ Hệ Sinh Thái Đất Ngập Nước (Wetland Ecosystem Services Programs)
Các chương trình này nhằm đánh giá và bảo vệ các dịch vụ hệ sinh thái mà đất ngập nước cung cấp, như lọc nước, điều hòa khí hậu, và bảo vệ bờ biển
Mục tiêu: Đánh giá, bảo vệ và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái mà đất ngập nước cung cấp
Hoạt động: Nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng, và phát triển các chính sách bảo vệ đất ngập nước
1.4.3 Dịch vụ hệ sinh thái biển
Môi trường ven biển và đới bờ với diện tích có thể lên tới 100 km vào đất liền, mở rộng đến thềm lục địa và bao gồm các hệ thống đại dương với vùng nước sâu tới 50 mét (Edward B Barbier, 2017) Các HST biển riêng biệt được tìm thấy trong các môi trường này bao gồm vùng cửa sông và vùng đất ngập mặn, như đầm lầy và rừng ngập mặn, bãi cát và cồn cát, thảm cỏ biển, và các rạn san hô và hàu Các dịch vụ môi trường HST biển
là lợi ích mà con người thu được từ HST biển Biển và đại dương cung cấp cho con người các sản phẩm sinh thái và dịch vụ môi trường như hải sản, điều hòa khí hậu, giảm thiểu tác hại từ bão, làm sạch chất thải, giải trí, bảo tồn ĐDSH Theo Forest Trends and The Katoomba Group (2010), các dịch vụ hệ sinh thái biển là một nguồn tài nguyên quan trọng cho các cộng đồng ven biển, cũng như các nền kinh tế quốc gia và thương mại quốc tế Các dịch vụ HST toàn cầu đã được định giá khoảng 33 nghìn tỷ USD mỗi năm, với gần hai phần ba dịch vụ (xấp xỉ 20 nghìn tỷ USD) đến từ môi trường biển Trên khía cạnh kinh tế, các dịch vụ hệ sinh thái được xem như là cổ tức mà xã hội nhận được
từ nguồn vốn tự nhiên này Duy trì kho dự trữ nguồn vốn tự nhiên cho phép cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái bền vững trong tương lai, do đó góp phần cải thiện phúc lợi của con người Những hiểu biết về khoa học tự nhiên là cần thiết để hiểu được mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái Giá trị của các dịch vụ HST biển không chỉ trở thành một vấn đề mới nổi mà còn là một vấn đề xã hội ngày càng quan trọng Đặc biệt, con người được hiểu là một phần không thể thiếu của các HST, đó có thể được xem là một chức năng ở quy mô không gian nào
Trang 22Hình 1.3 Con đường từ cấu trúc và quy trình của hệ sinh thái đến phúc lợi con
người
(Nguồn: De Groot và cộng sự, 2010)
Dịch vụ môi trường HST biển đề cập đến những lợi ích mà con người thu được từ các hệ sinh thái biển, bao gồm đại dương, biển ven bờ và cửa sông Hiện nay, môi trường biển và đới bờ đang ngày càng bị xuống cấp và dần mất đi khả năng cung cấp các dịch
vụ cơ bản ảnh hưởng đến phúc lợi của con người Sản lượng khai thác thủy sản tiếp tục giảm mặc dù đã tăng cường nổ lực và đang chuyển sang những loài có giá trị thấp hơn
Ô nhiễm biển và đới bờ đã dẫn đến sự xuất hiện của tình trạng thiếu oxi quy mô lớn và tảo nở hoa có hại, môi trường sống ven biển đang mất đi tính ĐDSH và các chức năng
cơ bản khi chúng được chuyển đổi và xuống cấp Bên cạnh đó, việc mất đi các dịch vụ HST biển và đới bờ còn bị ảnh hưởng bới tác động của BĐKH Theo nghiên cứu của Edward B Barbier (2017), do sự phát triển ven biển, gia tăng dân số, ô nhiễm và các hoạt động khác của con người, 50% ao muối, 35% rừng ngập mặn, 30% rạn san hô và 29% cỏ biển đã bị mất hoặc xuống cấp trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ Có đến 89% các rạn san hô hàu cũng có thể bị mất trên toàn cầu Đánh bắt quá mức là một vấn
đề dai dẳng và đang gia tăng trong môi trường HST, và việc mất thủy sản cũng liên quan đến 17 việc giảm chất lượng nước thông qua sự xuất hiện ngày càng nhiều của tảo nở hoa gây ô nhiễm, ô nhiễm xa bờ và thiếu oxy
Bảng 1.3 Dịch vụ hệ sinh thái biển
Trang 23Các dịch vụ hệ
1 Cung cấp
- Cung cấp Thực phẩm (ví dụ, thủy sản và nuôi trồng thủy sản)
- Nhiên liệu (ví dụ, gỗ rừng ngập mặn và dầu ngoài khơi và khí đốt)
- Năng lượng thay thế (ví dụ: năng lượng gió và sóng ngoài khơi)
- Các sản phẩm tự nhiên (ví dụ: cát, ngọc trai, đất tảo cát)
- Bảo vệ rủi ro tự nhiên (ví dụ: từ giông, bão và lũ lụt)
- Điều hòa dinh dưỡng
hệ sinh thái liền kề chúng Ví dụ, thảm có biển có thể lưu trữ các bon, chu trình dinh dưỡng, hỗ trợ sản lượng thủy sản, giảm độ đục và cung cấp các chức năng bảo vệ bờ biển Hơn nữa, năng suất của HST rừng ngập mặn và rạn san hô cũng được tăng cường bởi ao muối khi cá di chuyển giữa các môi trường sống khác nhau để kiếm thức ăn và nơi trú ẩn trong các giai đoạn sống khác nhau Theo Rashid và cộng sự (2005), trong
Trang 24khi mỗi chức năng của HST có thể được định lượng riêng rẻ, nhưng hoạt động sản xuất được liên kết rất chặt chẽ Khả năng của mỗi môi trường sống để cung cấp dịch vụ cũng như phụ thuộc vào sức khỏe của các hệ thống được kết nối cho dù đó là biển, đới bờ, nước ngọt hoặc ở trên cạn Mối liên kết ngụ bất kỳ tác động nào, dù tích cực hay tiêu cực, trên một dịch vụ HST hoặc môi trường sống đều có thể tác động theo các mức độ đến các dịch vụ và môi trường sống khác
1.4.4 Dịch vụ hệ sinh thái núi đá
Các hệ sinh thái vùng núi, bao gồm các hệ sinh thái núi đá, cung cấp nhiều loại hàng hóa, dịch vụ cho cộng đồng ở cả khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, bao gồm: (i) dịch vụ cung cấp như nước ngọt, nguồn thực phẩm, nguồn thức ăn gia súc, gỗ, môi trường sống, nguồn gen…; (ii) dịch vụ điều tiết và hỗ trợ: điều tiết vật lý (điều hòa khí hậu, chất lượng không khí, nguồn nước, xói mòn ) và điều tiết sinh học (hỗ trợ hệ sinh thái như thụ phấn, phát tán hạt giống, điều chỉnh sâu bệnh); và (iii) dịch vụ văn hóa: di sản văn hóa, giá trị thẩm mỹ và tinh thần bản địa độc đáo được hình thành qua thời gian dài
Hiện nay, các hệ sinh thái vùng núi đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và thách thức do con người gây ra, chủ yếu liên quan đến việc thay đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quá mức, các loài ngoại lai xâm lấn và biến đổi khí hậu Trong bối cảnh
đó, việc cần thiết phải tìm ra các giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường cũng như giải quyết hiệu quả việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện quản lý các giá trị của hệ sinh thái
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên (PES) là một giải pháp đã được áp dựng tại nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới để giải quyết được mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế cho các hệ sinh thái tự nhiên dựa trên cách tiếp cận
về thị trường Tuy nhiên, đối với những hệ sinh thái núi đá, nơi có sự đa dạng về văn hóa và sinh học, nhưng lại đặc trưng bởi sự nghèo đói, xa xôi và khả năng tiếp cận hạn chế với các khu vực khác, PES có thể không hiệu quả bằng các giải pháp kết hợp các dịch vụ thanh toán kết hợp cả hai hình thức thị trường và phi thị trường trong việc chi trả các dịch vụ hệ sinh thái
Công cụ ưu đãi/ khuyến khích dịch vụ hệ sinh thái ( Incentives for Ecosystem Services – IES) là một công cụ có thể được sử dụng để duy trì hoặc cải thiện dòng dịch
vụ sinh thái, hỗ trợ hiệu quả việc cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết sự suy giảm dịch vụ hệ sinh thái và mang lại các giá trị kinh tế cho con người, đặc biệt trong việc quản lý các hệ sinh thái núi đá IES hoạt động bằng cách xác định và thiết lập các thỏa thuận đôi bên cùng có lợi – cơ chế “win – win” giữa các nhà cung cấp dịch vụ hệ sinh
Trang 25thái (có thể là nhà quản lý, cộng đồng có ảnh hưởng đến môi trường tại khu vực, hoặc chủ sở hữu đất tại khu vực) và những người hưởng lợi Công cụ IES mang lại lợi ích cho hệ sinh thái, cộng đồng quản lý và cho người hưởng dịch vụ hệ sinh thái Nhà quản
lý, các cá nhân hoặc cộng đồng quản lý, sở hữu các tài nguyên hoặc diện tích đất sử hữu nhận được lợi ích bằng cách chấp nhận việc quản lý và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái cho các cá nhân hoặc tổ chức khác Theo định nghĩa, IES là một giao dịch tự nguyện, liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái được xác định rõ ràng, tại một vị trí cụ thể, trong một thời gian nhất định được thỏa thuận trước
Quy trình xây dựng hệ thống ưu đãi/ khuyến khích hệ sinh thái tự nhiên, được áp dựng để xác định chi trả dịch vụ hệ sinh thái núi đá, bao gồm 10 bước, được thể hiện ở hình dưới, bao gồm:
(1) Ước lượng giá trị hệ sinh thái: bước này đưa ra kết quả mong muốn của việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái, bao gồm việc xác định các cải thiện cụ thể về dịch vụ hệ sinh thái, về sinh kế; mô tả các hoạt động kinh doanh cụ thể trong quá trình chỉ trả dịch
vụ hệ sinh thái và các thay đổi mong muốn;
(2) Xác định phạm vi: nhằm xem xét các cơ hội, nguồn lực, đối tác và trở ngại, kiểm tra các khả năng, năng lực hiện có, phạm vi của IES, xác định được người tiêu dùng và nhà sản xuất tiềm năng, xác định các bên và các dịch vụ hệ sinh thái “có thể bán được” dựa trên quy luât cung – cầu, nghĩa là nhu cầu về dịch vụ đó phải cao hơn nguồn cung cấp
(3) Tư vấn: tham khảo các ý kiến của các bên có liên quan chính, bao gồm các nhà sản xuất, người tiêu dùng cụ thể của các dịch vụ hệ sinh thái, các tổ chức có vai trò hỗ trợ trong hệ thống IES như các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ tại địa phương hoặc các tổ chức/ cá nhân khác có khả năng bị ảnh hưởng bởi hệ thống IES
(4) Định lượng: định lượng các dòng dịch vụ hệ sinh thái hiện có, xác định rõ những hoạt động cụ thể nào đang tác động đến dịch vụ hệ sinh thái, những hành động
cụ thể nào có thể được thực hiện nhằm cải thiện tình hình; định giá chi phí có thể có của các “giao dịch” để có thể thanh toán được
(5) Đánh giá: đánh giá giá trị của dịch vụ đối với người sản xuất dịch vụ và người tiêu dùng, và các khía cạnh khác như chi phí giao dịch trong thiết lập hệ thống IES; tiến hành nghiên cứu cụ thể về giá trị của hệ sinh thái, so sánh với các giá trị khác tại khu vực
(6) Triệu tập/ tham vấn: Xác định phương tiện tham vấn và hình thức tham vấn; thiết lập tình trạng hiện tại, sự tham gia, nhận thức của các đối tượng tham gia, tìm hiều các tác động của các hành động theo thời gian
Trang 26(7) Đàm phán: giữa người sản xuất, tiêu dùng và các đối tượng trung gian trong chi trả dịch vụ hệ sinh thái nhằm thiết lập sự sẵn sàng chi trả/ sẵn sàng chấp nhận Đồng thời, chỉ định các hành động quản lý cụ thể và rõ ràng và các mục tiêu được định lượng cho dịch vụ hệ sinh thái, kiểm soát các vấn đề có thể xảy ra
(8) Khởi tạo IES: chính thức hóa các thỏa thuận, xác minh chính sách và bối cảnh
về pháp lý; lập kế hoạch quản lý và khuyến khích chi trả dịch vụ hệ sinh thái
(9) Giám sát: quan sát hệ thống để phát hiện những hậu quả ra mà không lường trước được; đảm bảo hoạt động quản lý và chi trả đang được diễn ra;
(10) Cải thiện: giải quyết các hậu quả ngoài ý muốn, tìm kiếm các ý kiến đóng góp
bổ sung, chỉa sẻ các bài học từ các trường hợp thực tế Đây là bước quan trọng trong quy trình xây dựng hệ thống IES, góp phần tạo ra hệ thống chi trả dịch vụ hệ sinh thái bền vững, linh hoạt và có hiệu quả lâu dài
Hình 1.4 Quy trình xây dựng hệ thống IES
(Nguồn: Adrienne Grêt-Regamey, 2012)
Đề có thể thực hiện được chi trả dịch vụ hệ sinh thái núi đá, một trong những nhiệm
vụ quan trọng cần thực hiện là cần xác định/ định lượng được các giá trị của hệ sinh thái Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Adrienne Grêt-Regamey (2012) đã chỉ ra rằng, đối với hệ sinh thái vùng núi, phương pháp sử dụng hệ số định giá toàn cầu dựa trên các đặc điểm của hệ sinh thái địa phương hoặc các phương pháp chuyển giao giá trị tương tự là
Trang 27phương pháp được sử dụng phổ biến để định giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên Các đặc điểm hệ sinh thái địa phương có thể bao gồm: các vấn đề về dân số, các điều kiện môi trường như thời tiết, khí hậu…
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái núi đá tại Việt Nam
Việt Nam là một trong số các quốc gia có hệ sinh thái núi đá với hệ sinh thái và cảnh quan đa dạng, các hình thái địa chất kiến tạo độc đáo Hệ sinh thái núi đá tại Việt Nam có diện tích khá lớn, lên tới 50.000 - 60.000 km2 được hình thành tại 24 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, chiếm gần 15% diện tích đất liền tập trung chủ yếu ở 4 tiểu vùng Việt Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn), Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh), Tây Bắc Bộ (Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình) và Bắc Trung Bộ (Quảng Bình) Hệ sinh thái núi đá, bao gồm cả núi
đá vôi chưa có cấu thành thảm rừng nhưng có thực vật cây bụi khá phong phú và đa dạng
Trong đó, các hệ sinh thái núi đá thuộc di sản thiên nhiên, phục vụ cho mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, là đối tượng thuộc nhóm các dịch vụ hệ sinh thải tự nhiên được chi trả theo quy định tại Khoản 2, Điều 138, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và tại Khoản 2 Điều 121, Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Tại Điều 122, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, tổ chức Tổ chức, cá nhân cung ứng và được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên bao gồm: (1) Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; (2) Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 2, Điều, 121 Nghị định này
Để có thể thực hiện các dịch vụ chi trả dịch vụ hệ sinh thái núi đá, các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp Tỉnh là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái cấp Tỉnh và trách nhiệm phê duyệt
Đề án này thuộc Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh Nội dung chính của đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái núi đá cấp Tỉnh bao gồm:
i) Thông tin chung về các khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất; danh sách, bản đồ các khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất Bản đồ bao gồm bản đồ in và bản đồ số tỷ lệ 1:25.000 - 1:100.000 (tùy theo hình dáng và diện tích của tỉnh);
ii) Tổ chức, cá nhân cung ứng và được trả tiền dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất;
Trang 28iii) Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất được cung ứng; loại hình hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất và các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất;
iv) Hình thức chi trả, mức chi trả tối thiểu đối với các loại hình dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất theo quy định tại Điều 125 và khoản 1 Điều
đá, hang động, công viên địa chất cấp cơ sở bao gồm:
i) Tên gọi, địa danh của hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất; ii) Thông tin chung về khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất; bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới, diện tích cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất theo tỷ lệ 1:5.000 đến 1:25.000 (tùy theo hình dáng và diện tích của khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất);
iii) Các loại hình dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất được cung ứng;
iv) Danh sách tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất;
v) Các biện pháp bảo tồn, duy trì, phát triển hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất;
vi) Dự kiến mức chi trả, hình thức chi trả;
vii) Phương án sử dụng nguồn thu từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất
Trang 29Hình thức chi trả dịch hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất nằm trong quy định tại Điều 125, Nghị định 08/2022/NĐ-CP về Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên Theo đó có 2 hình thức chi trả chính: chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp
Hình thức trả tiền trực tiếp
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền trực tiếp cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên thông qua hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Trường hợp không thực hiện theo hình thức trả tiền trực tiếp, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác qua quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo
vệ môi trường Việt Nam trong trường hợp địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh
Hình thức chi trả thông qua ủy thác
Việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác được thực hiện đối khi phù hợp với đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cho toàn bộ khu vực áp dụng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên quy định tại khoản 4 Điều 128 Nghị định 08/2022/NĐ-CP Nếu ủy thác qua quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT
Về thời gian nộp tiền: Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên nộp tiền theo từng quý hoặc từng năm Thời gian nộp chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc quý đối với trường hợp nộp theo quý và chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày kết thúc quý I đối với trường hợp nộp theo năm
Trang 30CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ
SINH THÁI 2.1 Cơ sở pháp lý thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái
Theo khoản 1 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái tự nhiên tạo ra
để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên
Căn cứ cơ bản nhất để thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái là Luật BVMT 2020; Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022, quy định về hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm
2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
(1) Luật BVMT 2020
Chương XI, mục 1:
- Điều 138 Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 139 Tổ chức và phát triển thị trường các-bon
(2) Nghị định Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022, quy định về hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Chương X, mục 1 - CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN:
- Điều 121 Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả
- Điều 122 Tổ chức, cá nhân cung ứng và được chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 123 Tổ chức, cá nhân sử dụng và trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 124 Đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 125 Hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 126 Mức chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 127 Sử dụng, quản lý tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 128 Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
- Điều 129 Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Trang 31(3) Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 1 năm 2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Chương VI, điều 75
- Phụ lục VII MẪU BIỂU VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN Mẫu số 01: Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức trực tiếp; Mẫu số 02: Hợp đồng chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức ủy thác; Mẫu số 03: Kế hoạch nộp tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo hình thức
2.2 Nguyên tắc xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái
Theo khoản 3, điều 138, chương XI, Luật BVMT 2020, Nguyên tắc xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ hệ sinh thái bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng một hoặc một số dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
- Việc chi trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được thực hiện bằng hình thức trả tiền trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp thông qua ủy thác;
- Tiền chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được hạch toán vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, phải bảo đảm bù đắp chi phí cho hoạt động bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên;
- Tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải sử dụng tiền thu được từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái
tự nhiên
Trang 32Các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả bao gồm (Điều 138, Luật BVMT 2020):
a) Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;
c) Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;
d) Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí;
đ) Dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích hấp thụ và lưu trữ các-bon, trừ trường hợp quy định tại điểm (a)
Cụ thể, các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được áp dụng chi trả theo quy định tại mục b, c, khoản 2 Điều 121 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 bao gồm:
- Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản của vùng đất ngập nước quan trọng, vùng sinh thái hỗn hợp theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
- Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản của khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động thuộc di sản thiên nhiên phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí; dịch vụ hệ sinh thái công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí; trừ trường hợp đã thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng quy định tại khoản 1 Điều này
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức áp dụng thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ
và lưu trữ các-bon của hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đất ngập nước, làm căn cứ báo cáo Chính phủ quyết định việc áp dụng chính thức
Theo điều 122, Nghị định Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022,
tổ chức, cá nhân sử dụng và trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên bao gồm:
(1) Tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ của hệ sinh thái tự nhiên thuộc khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phải trả tiền dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên khi có các hoạt động sau đây:
Trang 33a) Khai thác, sử dụng mặt nước, mặt biển của hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ giải trí dưới nước;
b) Khai thác, sử dụng cảnh quan của hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch, giải trí
Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được xác định theo nguyên tắc (khoản 6, điều 124, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 1 năm 2022):
- Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm vùng đất ngập nước quan trọng, vùng nước thuộc vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước và khu vực khác có các hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản sử dụng các dịch
vụ được cung ứng bởi các hệ sinh thái đất ngập nước (nếu có);
- Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái biển bao gồm khu bảo tồn biển và vùng nước thuộc vùng đệm của khu bảo tồn biển; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực khác có các hoạt động kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản sử dụng các dịch
vụ được cung ứng bởi các hệ sinh thái biển (nếu có);
- Khu vực cung ứng dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động, công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí bao gồm toàn bộ diện tích khu vực núi đá, hang động, công viên địa chất
(2) Các trường hợp được miễn trừ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân ở khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn, hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác nhận bởi chính quyền địa phương;
b) Cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh bị mất năng lực hành vi dân sự, chết hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích không còn tài sản để trả hoặc người giám hộ, người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho cá nhân đó;
c) Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có quyết định giải thể hoặc phá sản của
cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không còn vốn, tài sản để chi trả
nợ cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
d) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đồng thời là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ hạch toán các chi phí phục vụ hoạt động bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên
2.3 Các phương pháp xác định mức chi trả
* Các phương pháp lượng giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng
Trang 34Giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái (bao gồm các hệ sinh thái rừng) là thước đo về sự đóng góp của chúng cho phúc lợi của con người (Pascual et al, 2010) Giá trị kinh tế thường được thể hiện dưới dạng tiền tệ Trong các nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái được quan sát qua giá thị trường – đại lượng phản ánh lợi ích của tiêu dùng và chi phí của sản xuất Trong trường hợp các dịch vụ hệ sinh thái không có thị trường thì giá trị kinh tế của chúng được đo lường bởi các phương pháp phi thị trường
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp để lượng giá giá trị các dịch
vụ hệ sinh thái Các phương pháp này có thể chia thành 2 nhóm, gồm: các phương pháp lượng giá sơ cấp (sử dụng các dữ liệu sơ cấp để tạo ra thông tin mới/thông tin gốc) và các phương pháp chuyển giao giá trị (sử dụng các thông tin có sẵn cho các bối cảnh chính sách mới) Hình 2.1 trình bày các phương pháp hiện có đểlượng giá dịch vụ hệ sinh thái
Hình 2.1 Các phương pháp lượng giá dịch vụ hệ sinh thái
a) Các phương pháp lượng giá sơ cấp
Bảng 2.1 dưới đây trình chi tiết về một số phương pháp lượng giá sơ cấp thường được sử dụng trong các nghiên cứu gần đây:
Trang 35Bảng 2.1 Các phương pháp lượng giá
Phương
Các dịch vụ hệ sinh thái phù hợpđể lượng giá
Gỗ, củi, nước sạch, sản phẩm thuỷ sản, tín chỉ các-bon, v.v
Trực quan,
dễ sử dụng, không đòi hỏi số liệu phức tạp
Chưa tính đến các chi phí khai thác dịch vụ
hệ sinh thái; giá cả thị trường có thể bị bóp méo do các thất bại thị trường hoặc do có sự can thiệp của Chính phủ (thông qua chính sách trợ giá, bảo hộ, v.v.); nhiều loại dịch
vụ hệ sinh thái không
Chất lượng của đất hoặc nước là đầu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp
Được phát triển trên một nền tảng vững chắc của lý thuyết kinh
tế vi mô
Khó xác định được mối quan hệ về liều lượng thích ứng (dose adaptation) giữa sự thay đổi về chất lượng hoặc số lượng của dịch
vụ hệ sinh thái với sự thay đổi về đầu ra của quá trình sản xuất hàng hoá; phức tạp và khó
áp dụng nếu sự thay đổi về chất lượng hay
số lượng của dịch vụ
hệ sinh thái kéo theo sự thay đổi về giá thị trường của các hàng hoá có liên quan
Trang 36Phương
Các dịch vụ hệ sinh thái phù hợpđể lượng giá
dịch vụ hệ sinh
thái bằng các
công trình nhân tạo có công năng tương đương
Dịch vụ làm sạch nước, dịch
vụ phòng hộ ven biển
Không đòi hỏi thông tin, số liệu đầu vào quá phức tạp
Chỉ có thể áp dụng ở những nơi có giải pháp thay thế dịch vụ (đã bị mất đi) của hệ sinh thái
và ở những nơi lưu giữ thông tin về chi phí; chi phí không phải là phép đo tương đương/chính xác của lợi ích; khó kết nối giữa chất lượng của dịch vụ hệ sinh thái với mức độ thiệt hại
cả của các hàng hoá khác
trên thị trường,
Các dịch vụ hệ sinh thái làm thay đổi chất lượng môi trường xung quanh
Dịch vụ làm sạch không khí, làm sạch nước;
dịch vụ bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Cho phép lượng giá dịch vụ hệ sinh thái dựa trên lựa chọn thực tế của con người
Khó về mặt kỹ thuật; đòi hỏi dữ liệu chuyên sâu; Chỉ áp dụng cho những dịch vụ hệ sinh thái liên quan về mặt không gian đối với vị trí của bất động sản
Trang 37Phương
Các dịch vụ hệ sinh thái phù hợpđể lượng giá
lịch để ước lượng đường cầu đối với dịch vụ giải trí
tại các điểm du
lịch dựa vào hệ
sinh thái
Dịch vụ hệ sinh thái tại các điểm giá trí
Vui chơi giải trí ngoài trời với không gian mở
Kết quả ước lượng dễ giải thích và
có độ thuyết phục cao
Khó về mặt kỹ thuật; đòi hỏi dữ liệu chuyên sâu;chỉ giới hạn trong việc lượng giá dịch vụ giải trí;việc lượng giá trở lên phức tạp nếu chuyến đi có nhiều mục đích khác nhau hoặc chuyến đi có nhiềuđiểm đến khác
nhau
Lượng giá
ngẫu nhiên
Hỏi người hưởng lợi về mức sẵn lòng
chi trả hoặc mức chấp nhận
đền bù cho sự
thay đổi về chất lượng hoặc
Tất cả các dịch vụ
hệ sinh thái
Sự tồn tại các loài, các diện tích tự nhiên, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước, cảnh quan, yế tố thẩm mĩ
Có độ linh hoạt cao; có thể áp dụng với mọi loại dịch vụ hệ sinh thái
Việc thực hiện các cuộc điều tra trên diện rộng rất tốn kém; kỹ thuật xử lý số liệu khá phức tạp; kết quả ước lượng có thể gây tranh
và các hàng hoá khác nhằm
khai thác về sự
sẵn lòng chi trả
Tất cả các DV HST
Sự mất mát về các loài, các diện tích tự nhiên, chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước, cảnh quan, thẩm
mĩ
Tốn kém và khó về mặt
kỹ thuật trong việc thực hiện Dễ bị thành kiến trong thiết kế và phân tích