Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật là học phần chuyênmôn cơ sở của chuyên ngành điện, điện tử, truyền thông và máy tính, mục tiêu của môn học làcung cấp cho ng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT
Mã học phần: 850350 ( Tài liệu sử dụng cho sinh viên khoa Điện tử viễn thông )
Giảng viên: TS HỒ VĂN CỪU Bộ môn Viễn thông
TP, Hồ Chí Minh, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
Contents
Mục lục 2
MỞ ĐẦU 3
1 GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC 3
2 NỘI DUNG MÔN HỌC 3
3 KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ 4
4 YÊU CẦU MÔN HỌC 4
5 CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC 4
6 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 4
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN 6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT 6
1 THÔNG TIN HỌC PHẦN 6
2 BỘ MÔN PHỤ TRÁCH 6
3 MÔ TẢ HỌC PHẦN 6
4 MỤC TIÊU HỌC PHẦN 6
4.1 Về kiến thức 6
4.2 Về kĩ năng 6
4.3 Về thái độ 6
5 NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY 7
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
7 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN 9
8 KẾT LUẬN 9
DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC 10
1 Tìm hiểu về công nghệ thông minh 4.0 và ứng dụng 10
Trang 32 Tìm hiểu về năng lượng mặt trời và ứng dụng trong hệ thống sạc điện 10
3 Tìm hiểu về công nghệ kỹ thuật 4.0 10
4 Tìm hiểu về giải pháp cung cấp điện cho nhà thông minh 10
5 Tìm hiểu về Máy bay điều khiển DRONE và ứng dụng 11
6 Tìm hiểu phần mềm học trực tuyến Elearning và ứng dụng 11
7 Giải pháp cấp nguồn cho trạm viễn thông 11
8 IOT và Ứng dụng 11
9 Người máy Robot 12
10 Pin Lithium-Ion 12
11 Đề tài mới do sinh viên tự chọn và thiết kế nội dung 12
CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC 13
1.1.1 Khái niệm về khoa học 13
1.1.2 Các đặc trưng của khoa học 13
1.1.3 Phân loại khoa học 15
1.1.4 Sự phát triển và phương pháp nhận biết giá trị khoa học 16
1.2 KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 18
1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học 18
1.2.2 Các đặc tính của nghiên cứu khoa học 18
1.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19
1.4 PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19
1.4.1 Phân loại nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực nghiên cứu 19
1.4.2 Phân loại NCKH theo chức năng nghiên cứu 20
1.4.3 Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu 20
1.4.4 Phân loại theo phương thức thu thập thông tin 20
1.4.5 Phân loại nghiên cứu theo thành tựu khoa học đặc biệt 21
Trang 41.5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHOA HỌC TẠI VIỆT NAM 21
1.5.1 Bộ Khoa học và Công nghệ 21
1.5.2 Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước 21
1.5.3 Phòng Quản lý Khoa học trường đại học Sài Gòn 24
1.5.4 Chuyên viên Quản lý Khoa học khoa Điện tử viễn thông trường đại học Sài Gòn24 1.5.5 Quy định các thuật ngữ về đề tài nghiên cứu khoa học để áp dụng tại Việt Nam .25 1.6 TÓM TẮT CHƯƠNG 26
1.7 CÂU HỎI ÔN TẬP 28
CHƯƠNG 2 CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 30
2.1 LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ XÁC ĐỊNH TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 30
2.1.1 Yêu cầu về chủ đề và tên đề tài nghiên cứu 30
2.1.2 Mội quan hệ của nguồn tài liệu chủ đề nghiên cứu 31
2.1.2 Vấn đề lựa chọn chủ đề, tên đề tài nghiên cứu và người hướng dẫn nghiên cứu trong trường đại học 31
2.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI, VÀ LẬP THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 33
2.2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu 33
2.2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 33
2.2.3 Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu tiền khả thi 33
2.2.4 Lập kế hoạch đăng ký thực hiện đề tài 33
2.3 ĐẶT VẤN ĐỀ, XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 34
2.3.1 Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết nghiên cứu 34
2.3.2 Xây dựng các câu hỏi về nghiên cứu chủ đề 34
2.4 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.5 THU THẬP, PHÂN TÍCH, VÀ DIỄN GIẢI DỮ LIỆU 35
2.5.1 Khái niệm 35
Trang 52.5.2 Phương pháp thu thập thông tin 35
2.6 TRÌNH BÀY CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
2.6.1 Bài báo khoa học 36
2.6.2 Tài liệu chuyên khảo 37
2.6.3 Đồ án, Khóa luận, luận văn, luận án 38
2.7 TÓM TẮT 38
2.8 CÂU HỎI ÔN TẬP 40
CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG NGÀNH KỸ THUẬT 41
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT 41
3.1.1 Khái niện về phương pháp nghiên cứu lý thuyết 41
3.1.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết 41
3.1.3 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết 41
3.1.4 Phương pháp mô hình hóa 41
3.1.5 Phương pháp giả thuyết 42
3.1.6 Phương pháp lịch sử 42
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 42
3.2.1 Khái niệm về phương pháp nghiên cứu thực tiễn 42
3.2.2 Phương pháp quan sát khoa học 42
3.2.3 Phương pháp điều tra 42
3.2.4 Phương pháp thực nghiệm khoa học 42
3.2.5 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm 43
3.2.6 Phương pháp chuyên gia 43
3.3 TÓM TẮT 43
3.4 CÂU HỎI ÔN TẬP 44
CHƯƠNG 4 CÁCH VIẾT BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 45
Trang 64.1 CÁCH VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC 45
4.1.1 Giới thiệu 45
4.1.2 Hình thức trình bày một bài báo khoa học 45
4.2 CÁCH VIẾT TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO 46
4.2.1 Giới thiệu 46
4.2.2 Hình thức trình bày tài liệu chuyên khảo 46
4.3 CÁCH TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN, KHÓA LUẬN, LUẬN VĂN, LUẬN ÁN 47
4.3.1 Phần mở đầu 47
4.3.2 Phần nội dung 47
4.4 DANH MỤC CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC XẾP HẠNG 49
4.4.1 Giới thiệu 49
4.4.2 Phân loại tạp chí khoa học theo chuẩn quốc tế 50
4.4.4 CHỈ SỐ ẢNH HƯỞNG KHOA HỌC 52
4.5 TÓM TẮT 54
4.6 CÂU HỎI ÔN TẬP 55
CHƯƠNG 5 ĐẠO ĐỨC KHOA HỌC 56
5.1 ĐẶC TÍNH VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 56
5.2 NGUYÊN TẮC VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 56
5.3 ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 58
5.3.1 Khái niệm 58
5.3.2 Mục tiêu đánh giá 58
5.3.3 Đố tượng đánh giá 58
5.3.4 Phương pháp đánh giá 58
5.4 TÓM TẮT 59
5.5 CÂU HỎI ÔN TẬP 59
CHƯƠNG 6 CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ thế hệ thứ tư 4.0 61
Trang 76.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ 4.0 61
6.1.1 Thế nào là công nghệ 4.0 61
6.1.2 Các công nghệ chủ chốt trong CN 4.0 61
6.2 CÁC ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 63
6.2.1 Nhà máy thông minh 63
6.2.2 Đô thị thông minh 63
6.3 CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 63
6.3.1 Những cơ hội mà nền công nghiệp 4.0 mang lại 63
6.3.2 Những thách thức mà nền công nghiệp 4.0 mang lại 64
6.4 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC NGÀNH KHOA HỌC KỸ THUẬT 65
6.4.1 Khái niệm Education 4.0 65
6.4.2 Những yêu cầu cần thiết cho người lao động trong thời kỳ CN 4.0 68
6.4.3 Trường học thông minh (Smart School) 70
6.5 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THÔNG CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. .71
6.6 TÓM TẮT 72
6.7 CÂU HỎI ÔN TẬP 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 77
1 Biểu mẫu về phiếu giao nhiệm vụ thiết kế đồ án môn học 77
2 Biểu mẫu về thiết kế đề tài nghiên cứu cấp bộ 80
Trang 9MỞ ĐẦU
1 GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
Ngành điện, điện tử, viễn thông là ngành công nghiệp rất quan trọng, tốc độ phát triển rấtnhanh chóng, góp phần phát triển mạnh mẽ các ngành kinh tế, xã hội Hiện nay, trên thế giới hầuhết các nước đều đầu tư phát triển ngành công nghiệp đến cấp độ hiện đại và tự động hóa cao, đãtạo ra nhiều hệ thống sản phẩm hiện đại ứng dụng trên toàn cầu
Sau năm 1975, Việt Nam bắt đầu triển khai nhiều dự án nghiên cứu đầu tư phát triển hạtầng kỹ thuật và công nghệ cho ngành kỹ thuật trong đó có các ngành trọng điểm như ngành điện,điện tử, viễn thông, cơ khí, tự động hóa, kim loại, năng lượng, để góp phần phát triển toàn diện nềnkinh tế xã hội của Việt Nam, hướng đến trình độ kỹ thuật hiện đại ngang tầm với thế giới
Môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật là học phần chuyênmôn cơ sở của chuyên ngành điện, điện tử, truyền thông và máy tính, mục tiêu của môn học làcung cấp cho người học hiểu được các vấn đề chính về khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoahọc, các phương pháp nghiên cứu, để áp dụng vào việc tìm chủ đề, xây dựng đề cương và triểnkhai thực hiện các đề tài và viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập tạitrường đại học Sài Gòn cũng như triển khai nghiên cứu mới trong tương lai
Mục tiêu cụ thể của môn học là sinh viên áp dụng thực hiên tốt các đồ án môn học, báo cáokhóa luận tốt nghiệp và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
2 NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài giảng môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học tổ chức thành 5 chương chính theo
đề cương và bổ sung thêm một chương về công nghệ 4.0 như sau:
Chương 1: Đại cương về nghiên cứu khoa học, nội dung của chương là giới thiệu tổng quan
về các khái niệm về khoa học và nghiên cứu khoa học và mô hình quản lý kết quả nghiên cưu khoahọc
Chương 2: Các bước nghiên cứu khoa học, nội dung chương là trình bày các bước cơ bản
về quá trình triển khai thực hiện đề án nghiên cứu khoa học
Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường dùng trong kỹ thuật, nội dungchương là trình bày hai phương pháp nghiên cứu chính theo dạng điều tra và nghiên cứu định tính
Chương 4: Cách viết báo cáo nghiên cứu khoa học, nội dung chương là trình bày cách viếtkết quả đề tài nghiên cứu khoa học
Chương 5: Đạo đức khoa học và đánh giá nghiên cứu khoa học, nội dung chương là trìnhbày các vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu khoa học, phương pháp đánh giá kết quả thực hiện đềtài nghiên cứu khoa học
Trang 103 KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật là môn học học cơ sở,
có kiến thức tổng hợp về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và học phần tin học Nội dung củamôn học là giải quyết các vấn đề chính về các phương pháp nghiên cứu khoa học, để áp dụng vàoviệc tìm chủ đề, xây dựng đề cương và triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trongquá trình học tập tại trường đại học Sài Gòn
4 YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải hiểu được các vấn đề chính về phương pháp nghiên cứu khoa học để ápdụng triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong thực tế Do đó, người học cần phảitham dự đầy đủ các buổi giảng lý thuyết, buổi thảo luận trên lớp học, nắm vững các nội dungchính các chương trong bài giảng, thực hiện đầy đủ các nội dung ôn tập, chịu khó đọc thêm một sốtài liệu tham khảo và hoàn thành báo cáo đồ án môn học
5 CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các kiến thức về máy tinh để thực hiện các báocáo đồ án môn học, truy tìm tài liệu tham khảo, nghiên cứu kỹ bài giảng, trả lời các câu hỏi ôn tập,làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài học mới và chủ động tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến
về phương pháp nghiên cứu khoa học để áp dụng triển khai thực hiện một đề tài nghiên cứu khoahọc trong thời gian học tập tại trường đại học Sài Gòn
6 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
Điểm quá trình hệ số (0.5): gồm điểm chuyên cần hệ số (0.1), điểm kiểm tra giữa kỳ hệ số(0.2), điểm đồ án môn học hệ số (0.2) Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợpvới quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập
Điểm thi kết thúc học phần hệ số (0.5), hình thức thi tự luận, nội dung thi bao gồm nộidung của các chương và có thể vận dụng thêm một số vấn đề mở liên quan đến lĩnh vực Nghiêncứu khoa học
Bài giảng Môn học Phương pháp Nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật được nghiêncứu biên soạn để phục vụ cho giảng viên, sinh viên các ngành Điện, Điện tử, truyền thông và máytính, tham khảo giảng dạy và học tập học phần Phương pháp Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
kỹ thuật Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và sinh viên để tiếp tụcnghiên cứu, hoàn thiện tốt hơn trong các lần tái bản
Trang 11ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH
KỸ THUẬT
1 THÔNG TIN HỌC PHẦN
- Tên học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật Mã học phần:850350
- Số tín chỉ: 2 Số tiết (lý thuyết, thảo luận): 30 (6,24)
- Trình độ đào tạo: đại học
- Điều kiện để học học phần: Không có yêu cầu học phần học trước
2 BỘ MÔN PHỤ TRÁCH
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Điện tử Giảng viên tham gia giảng dạy có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
3 MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành kỹ thuật nhằm hỗ trợ kiến thức,
cơ sở lý luận và rèn luyện kỹ năng làm việc theo phương pháp của nghiên cứu khoa học Ngoài rahọc phần cũng sẽ giúp cho sinh viên nắm bắt được đạo đức trong khoa học, cách đánh giá kết quảnghiên cứu khoa học, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, áp dụng tốt vào việc thực hiện các đề tàinghiên cứu khoa học tại trường đại học Sài Gòn
4 MỤC TIÊU HỌC PHẦN
4.1 Về kiến thức
Sinh viên phải nắm vững được các bước cần thiết của quá trình nghiên cứu từ việc lựa chọnchủ đề, khảo cứu, điều tra tài liệu các chủ đề đã được nghiên cứu có liên quan đến chủ đề cầnnghiên đến việc lựa chọn phương pháp thu thập, xử lý và diễn giải kết quả dữ liệu một cách tối ưu
4.2 Về kĩ năng
Có khả năng đánh giá, xác định mục tiêu nghiên cứu, có kỹ năng sử dụng các phương phápthu thập và xử lý dữ liệu khác nhau, có kỹ năng viết trình bày một báo cáo kết quả khoa học hay ýtưởng nghiên cứu Cuối cùng là kỹ năng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học
4.3 Về thái độ
Thực hiện đúng tác phong sinh viên, tự giác, tích cực học tập, thảo luận, học tập và đạo đứcnghiên cứu
Trang 125 NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Nội dung và kế hoạch dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
kỹ thuật được triển khai chi tiết như sau:
Nội dung chi tiết học phần Số
tiết
Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, và kiểm tra, đánh giá Chương 1 Đại cương về nghiên cứu khoa
+ Phân công và giao nhiệm vụ thiết kế đồ
án môn học cho sinh viên (1 tiết)
1.1. Khái niệm
1.2. Các đặc trưng của phương pháp khoa
học
1.3. Các bước nghiên cứu
1.4. Phân loại nghiên cứu
Chương 2 Các bước nghiên cứu 3 + Sinh viên đọc trước nội dung của
2.2 Tìm hiểu các lý thuyết, nghiên cứu có
liên quan trước đó
2.3 Đặt giả thiết hoặc câu hỏi cần nghiên
cứu
2.4 Xác định phương pháp nghiên cứu
2.5 Thu thập, phân tích và diễn giải dữ liệu
2.6 Trình bày kết quả nghiên cứu
Chương 3 Các phương pháp nghiên cứu
thường dùng trong chuyên ngành kỹ thuật 6
+ Sinh viên đọc trước nội dung củachương
+ Giảng viên hướng dẫn và giảng lýthuyết (1 tiết)
+ Thảo luận: Sinh viên thực tập các
3.1 Phương pháp nghiên cứu dạng điều tra
3.2 Các phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.1 Khảo sát thực địa
Trang 13Nội dung chi tiết học phần Số
tiết
Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, và kiểm tra, đánh giá
-phương pháp đã được hướng dẫn, giảiquyết các vấn đề thắc mắc của sinh viên(1 tiết)
+ Kiểm tra đề cương báo cáo thực hiện
đồ án môn học (4tiết)
3.2.2 Phỏng vấn
3.2.3 Nghiên cứu tài liệu và thực nghiệm
Chương 4 Cách viết báo cáo kết quả
+ Sinh viên báo cáo đồ án môn học (4tiết)
4.1 Đồ án, khóa luận văn tốt nghiệp
4.2 Bài báo khoa học
4.3 Đề tài nghiên cứu
+ Sinh viên báo cáo đồ án môn học (4tiết)
5.1 Đạo đức khoa học
5.2 Đánh giá nghiên cứu khoa học
5.2.1 Đánh giá kết quả nghiên cứu
5.2.2 Đánh giá hiệu quả nghiên cứu
Chương 6 Cuộc cách mạng công nghệ thế
+ Thảo luận: Sinh viên tập phân tích các
6.1 Giới thiệu về công nghệ 4.0
6.2 Các ứng dụng quan trọng của công nghệ
4.0
6
Trang 14Nội dung chi tiết học phần Số
tiết
Hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, và kiểm tra, đánh giá
-thiếu sót của các bài báo, luận văn tốtnghiệp và dự án mẫu (1 tiết)
+ Sinh viên báo cáo đồ án môn học (3tiết)
+ Công bố điểm chuyên cần ( 1 tiết)
2 Prof Samy Tayie (2005), “Research methods and writing research proposals, Faculty of
Engineering), Cairo University, (Ebook)
3 Vũ Cao Đàm, (2010), “Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, NXB GD,
về công nghệ 4.0
Trang 15DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN HỌC
1 Tìm hiểu về công nghệ thông minh 4.0 và ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1 Tổng quan về Công nghệ 4.0
Chương 2 Robot cộng tác
Chương 3 Machine Learning
Chương 4 Big Data
Chương 5 Nhà máy thông minh và Ứng dụng
Chương 1 Tổng quan về Công nghệ 4.0
Chương 2 Sự phát triển và đặc trưng của Công nghệ 4.0
Chương 3 Những lợi ích và thách thức của Công nghệ 4.0
Chương 4 Mô hình ứng dụng trong nhà máy thông minh
Trang 16Chương 2 Giải pháp điều khiển thiết bị điện thông minh.
Chương 3 Hiệu quả sử dụng điện năng
Kết luận
5 Tìm hiểu về Máy bay điều khiển DRONE và ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1 Tổng quan về DRONE
Chương 2 Mô hình DRONE và ứng dụng trong đời sống
Chương 3 Mô hình Drone ứng dụng trong quân sự
Kết luận
6 Tìm hiểu phần mềm học trực tuyến Elearning và ứng dụng
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1 Giới thiệu về học trực tuyến
Chương 2 Mô hình học trực tuyến
Chương 3 Hiệu quả học trực tuyến
Kết luận
7 Giải pháp cấp nguồn cho trạm viễn thông
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1 Tổng quan về mô hình trạm viễn thông
Chương 2 Các thành phần kiến trúc trong trạm viễn thông Chương 3 Các hệ thống cấp nguồn
Trang 17Tổng quan về Robot dạng người
Mô hình hóa Robot dạng người
Điều khiển Robot
Kết luận
10 Pin Lithium-Ion
Nội dung:
Mở Đầu
Chương 1 Tổng quan về pin Lithium-Ion
Chương 2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Chương 3 Mô hình ứng dụng
Chương 4 Tiềm năng phát triển
Kết luận
(Tài liệu tham khảo: https://techport.vn/chi-tiet-thao-luan-227.html )
11 Đề tài mới do sinh viên tự chọn và thiết kế nội dung
Trang 18CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học là kết quả một quá trình nghiên cứu, khám phá của con người về sự vật trong thế giới tự nhiên, để tạo ra hệ thống kiến thức mới, tốt hơn, phù hợp hơn, phục vụ cho lợi ích con người Nội dung trong chương trình bày các vấn đề về khái niệm khoa học, khái niệm về nghiên cứu khoa học và phân loại khoa học.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC
1.1.1 Khái niệm về khoa học
UNESCO(*) đề xuất định nghĩa Khoa học: “Khoa học là hệ thống tri thức về các quy luật vận động của vật chất, trong tự nhiên”, tri thức được chia thành hai loại cơ bản là: Tri thức khoa học và Tri thức kinh nghiệm Định nghĩa này được sử dụng trong các
vặn kiện chính thức về nghiên cứu khoa học trên thế giới.[2],[3],[14]
Khoa học trong tiếng Anh là Science Theo Luật Khoa học và Công nghệ được
Quốc hội, thông qua năm 2013, khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, qui luật tồn tại
và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Khoa học là quá trình
nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xãhội Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có thể thay thế dần những cái cũkhông còn phù hợp
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vậnđộng của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy
1.1.2 Các đặc trưng của khoa học
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống khoa học
hoàn chỉnh thông qua quá trình nghiên cứu khoa học, có mục tiêu, có phương pháp khoahọc, có đánh giá các kết quả quan sát, thu thập qua các sự kiện xảy ra theo quy luật của cáchoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức phân chia theo ngành và
bộ môn khoa học (discipline) như: xã hội học, khoa học tự nhiện, triết học, lịch sử học,kinh tế học, toán học, sinh vật học, vật lý học, hóa học, trí tuệ nhân tạo,…
Trang 19Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động thực tiễn của
con người trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiênnhiên Quá trình hoạt động thực tiễn giúp con người hiểu biết về sự vật, về thiên nhiên, về
sự sống để hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinhnghiệm được con người sử dụng và phát triển liên tục trong hoạt động thực tế Tuy nhiên,tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tínhcủa sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệmchỉ phát triển đến một giới hạn về sự hiểu biết nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ
sở cho sự hình thành tri thức khoa học
(*):UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO ( tiếng Anh : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một tổ chức chuyên môn hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục , khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc , UNESCO có 195 quốc gia thành viên và 9 quan sát viên Trụ sở chính đặt tại Paris , Pháp , với hơn 50 văn phòng khu vực [2],[3],[4-14]
1.1.2.2 Khoa học là một hoạt động xã hội
Ngày nay, khoa học trở thành một hoạt động nghề nghiệp đặc biệt, nhằm tìm kiếmnhững nguyên lý mới để giải thích cho những điều chưa biết, hoạt động xã hội trong khoahọc hướng tới những mục tiêu sau:
Phát hiện bản chất các sự vật, phát triển nhận thức về thế giới
Dựa vào quy luật đã nhận biết của sự vật mà dự báo quá trình phát triển của sự vật.Sáng tạo các sự vật mới phục vụ những mục tiêu tồn tại và phát triển bản thân conngười và xã hội của con người
1.1.2.3 Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Trong Triết học đã xem khoa học là một hình thái ý thức xã hội Với tư cách là mộthình thái ý thức xã hội, khoa học cùng tồn tại bên cạnh các hình thái ý thức xã hội khác,như một hình thức phản ánh thế giới khách quan và tồn tại xã hội vào ý thức của conngười, như một sản phẩm của quá trình hoạt động thực tiễn
Các hình thái ý thức xã hội khác nhau ở đối tượng và hình thức phản ánh Chúngcũng khác nhau về các chức năng xã hội và tính độc đáo của các quy luật phát triển Nhậnthức này rất quan trọng trong phượng pháp tư duy khoa học, thậm chí còn đóng vai trò là tưtưởng chủ đạo trong tư duy khoa học Nó đòi hỏi phải vừa xem xét mối quan hệ hữu cơgiữa các hình thái ý thức xã hội, song mặt khác, vẫn phải giữ tính độc lập cao trong tư duykhoa học, không để bị chi phối bởi những ràng buộc của các hình thái ý thức xã hội khác
Trong khoa học mỗi một hình thái ý thức xã hội tồn tại đều mang tính độc lập tươngđối với các hình thái ý thức xã hội khác Đây là một nhận thức có ý nghĩa quan trọng vềphương pháp luận nghiên cứu khoa học, trong việc xử lý mối quan hệ phức tạp giữa khoahọc với các hình thái ý thức xã hội khác nhau
Trang 201.1.2.4 Khoa học là một thiết chế xã hội
Lý thuyết Price đề xuất: “Khoa học có thể sẽ là một thiết chế xã hội có ý nghĩa nhất trong xã hội hiện đại Thiết chế ấy đang làm biến đổi đời sống và số phận con người trên thế giới này hơn bất kỳ một sự kiện chính trị hoặc tôn giáo nào”.
Thiết chế xã hội là một khái niệm của xã hội học Đó là một hệ thống các quy tắc,các giá trị và cấu trúc, là một hệ thống các quan hệ ổn định, tạo nên các khuôn mẫu xã hộibiểu hiện sự thống nhất, được xã hội công khai thừa nhận, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cơbản của xã hội Khoa học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động xã hội và thực hiệnnhững chức năng của một thiết chế xã hội để hình thành hệ thống các giá trị mới như sau:
Định ra một khuôn mẫu hành vi, lấy tính khoa học làm thước đo, chẳng hạn, tácphong làm việc khoa học, tổ chức lao động theo khoa học
Xây dựng luận cứ khoa học cho các quyết định trong sản xuất kinh doanh, tổchức xã hội
Tăng hàm lượng khoa học trong công nghệ và sản phẩm nhằm tạo thế mạnh cạnhtranh cho sản phẩm
Khoa học ngày càng trở thành một phương tiện quan trọng làm thay đổi các giátrị của các hoạt động trong đời sống xã hội
1.1.3 Phân loại khoa học.
Phân loại khoa học là để xác định chính xác hệ thống tri thức, và cơ cấu xã hội.Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ môn khoa học thành từng nhóm khoa học cócùng một tiêu chí nhận thức nào đó của khoa học Mỗi bộ môn khoa học là một lĩnh vựcchuyên môn do một nhóm nghiên cứu thực hiện và đề xuất Có hai cách phân loại khoa học
chung nhất là: Phân loại khoa học theo sự hình thành và Phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu
1.1.3.1 Phân loại khoa học theo sự hình thành phương pháp khoa học
Việc phân loại khoa học theo phương pháp hình thành là cách tiếp cận khoa họctheo cơ sở lý thuyết hình thành của bộ môn khoa học, quan tâm đến tiến trình hình thànhchủ thể của khoa học Phương pháp hình thành khoa học được phân chia thành các tiêu chísau:
Khoa học tiên nghiệm (a priori): là những bộ môn khoa học được hình thành
dựa trên những định lý, định nghĩa, mệnh đề hoặc hệ tiền đề Ví dụ như khoa học đại số,hình học, lý thuyết tương đối
Khoa học hậu nghiệm (a poisteriori): là những bộ môn khoa học được hình
thành dựa trên quan sát hoặc thực nghiệm Ví dụ như khoa học xã hội học, vật lý học thựcnghiệm
Khoa học phân lập (differentiation): là những bộ môn khoa học được hình
thành dựa trên sự phân chia đối tượng nghiên cứu của một bộ môn khoa học vốn tồn tạithành những đối tượng nghiên cứu hẹp hơn Ví dụ như khoa học khảo cổ học được phân
Trang 21lập từ sử khọc, cơ học được phân lập từ vật lý học, khoa học thiên văn học được thống kêtheo sự vận động của của hệ thiên hà.
Khoa học tích hợp (integration), là những bộ môn khoa học được hình thành
dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý thuyết hoặc phương pháp luận của hai hoặc nhiều bộ mônkhoa học khác nhau Ví dụ như khoa học kinh tế học, khoa học chính trị được tích hợp từkinh tế học và chính trị học, hóa lý được tích hợp từ hóa học và vật lý học
1.1.3.2 Phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu khoa học.
Việc phân loại khoa học theo đối tượng nghiên cứu theo mô hình tam giác với bađỉnh là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học triết lý Tâm của tam giác là khoahọc tâm lý, các cạnh tam giác là sự tiến triển không ngừng của khoa học xã hội nhân văn,khoa học kỹ thuật, khoa học toán lý hóa Đối tượng nghiên cứu khoa học sẽ được phân chiatheo các nhóm chủ đề sau:
Nhóm I: Khoa học tự nhiên gồm các chủ đề về khoa học cơ bản, khoa học chính xác
Nhóm II: Khoa học kỹ thuật và công nghệ gồm các chủ đề về khoa học ứng dụng, khoahọc thuộc khối kỹ thuật công nghệ như cơ khí, điện, điện tử, tin học, điều khiển,…
Nhóm III: Khoa học đời sống bao gồm các chủ đề về khoa học nông nghiệp, lâmnghiệp, thủy sản, khoa học di truyền
Nhóm IV: Khoa học sức khỏe bao gồm các chủ đề về khoa học y dược, khoa học dịch
tễ học, bệnh học, khoa học về dinh dưỡng học, khoa học về sinh sản, …
Nhóm V: Khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các chủ đề về khoa học ngôn ngữ học,
xã hội học, lịch sử học, địa lý, …
Nhóm VI: Khoa học triết lý bao gồm cả các khoa học về tư duy, lôgic học, tôn giáohọc, nhà nước học
1.1.4 Sự phát triển và phương pháp nhận biết giá trị khoa học.
Sự phát triển khoa học là sự phát triển theo phương hướng nghiên cứu là một tậphợp những nội dung nghiên cứu thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được địnhhướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận hoặc theo cáchnhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu Từ đó, hình thành một hướng mới về lý thuyếthoặc phương pháp luận khoa học
Lý thuyết khoa học là lý thuyết đặc trưng cơ bản của mỗi bộ môn khoa học Không
có lý thuyết thì không có khoa học Kết quả nghiên cứu khoa học là tạo ra một sản phẩmquan trọng về lý thuyết khoa học có giá trị mới
Ví dụ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quá trình phát triển khoa học dựa vàotrình độ phát triển công nghệ ứng dụng và phân chia thành các thế hệ như thế thứ I (động
cơ hơi nước), thế hệ thứ II(động cơ điện), thế hệ thứ III (tự động hóa), và hiện nay là thế hệthứ IV(người máy), như hình vẽ sau:
Trang 22Hình 1 Mô hình phát triển các thế hệ khoa học và công nghệ [2-10]
Phương pháp nhận biết giá trị thực của một bộ môn khoa học được xây dựng theo 5 nhóm tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí 1: Theo đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật đượcđặt trong phạm vi khảo sát của bộ môn khoa học
Tiêu chí 2: Theo hệ thống lý thuyết Lý thuyết là một hệ thống tri thức khoa học baogồm khái niệm, phạm trù, quy luật Hệ thống lý thuyết của bộ môn khoa học thường gồm hai bộphận: bộ phận riêng và bộ phận kế thừa từ các khoa học khác
Tiêu chí 3: Theo hệ thống phương pháp luận Phương pháp luận thể hiện theo hệ thống
lý và phương pháp Phương pháp luận của một bộ môn khoa học bao gồm hai bộ phận: phươngpháp luận riêng biệt và phương pháp luận đan xen từ các bộ môn khoa học khác nhau
Tiêu chí 4: Theo mục đích ứng dụng Ứng dụng là kết quả quan trọng nhất của nghiêncứu khoa học Quá trình ứng dụng được hình thành từ các kết quả phát triển từ phòng thí nghiệm,
từ nghiên cứu chế tạo thử nghiệm ở một số cơ sở sản xuất, theo một khoản thời gian nào đó rồi tiếptục nghiên cứu để hoàn thiện và áp dụng
Tiêu chí 5: Theo lịch sử nghiên cứu Lịch sử nghiên cứu của một bộ môn khoa họcthường có thể bắt nguồn từ một giai đoạn nào đó, rồi tiếp tục nghiên cứu đến giai đoạn tiếp sau,với sự hoàn thiện về lý thuyết và phương pháp luận
1.2 KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2.1 Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm hiểu, xem xét, điều tra, thử nghiệm, đánh giá
về bản chất của sự vận động của vật chất thế giới tự nhiên, dựa trên hệ thống tri thức khoa
Trang 23học để tạo ra phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao hơn phục vụ cho lợi íchcủa con người và sự vật
1.2.2 Các đặc tính của nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học có 7 đặc điểm chính như sau:
Tính mới: Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những giá trị khoa
học mới, không lặp lại các phương pháp, thí nghiệm đã thực hiện trước đó
Tính tin cậy: Tính tin cậy kết quả nghiên cứu sự đúng đắn và chuẩn xác của kết quả
nghiên cứu sau khi được kiểm chứng bởi bất kỳ các nhóm nghiên cứu nào đó trong mọi thời điểmkhi có cùng điều kiện giống nhau
Tính thông tin: Tính thông tin là khả năng công khai kết quả nghiên cứu Sản phẩm của
nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, có thể là một mô hìnhmẫu, sản phẩm mới, đều mang đặc trưng thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, vàquy trình công nghệ theo các tham số đặc tính có định tính và định lượng
Tính khách quan: Tính khách quan là sản phẩm nghiên cứu khoa học có độ chính xác,
có giá trị và có tính ứng dụng
Tính rủi ro: Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành
công hoặc thất bại, thành công sớm hoặc thành công rất muộn Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao
Tính kế thừa: Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa
học, các phương hướng nghiên cứu hiện hữu đều có tính kế thừa từ các phương pháp và kết quả đãđạt được trước đó
Tính riêng biệt: Tính riêng biệt là sản phẩm nghiên cứu của một cá nhân hay một nhóm
người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định
1.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Quá trình nghiên cứu khoa học được hình thành và phát triển theo cấp độ từ thấp đến cao,
theo trình tự các bước như: Xây dựng chủ đề, thiết lập mô hình toán (quan hệ), xây dựng mô hình toán phân tích, xây dựng mô hình thực nghiệm, đánh giá kết quả, đề xuất các giá trị khoa học mới, và đề xuất hướng nghiên cứu mới tiếp theo.
1.4 PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Phân loại nghiên cứu khoa học dựa theo đặc tính nghiên cứu được phân chia theo loạinghiên cứu là: Lĩnh vực nghiên cứu, Chức năng nghiên cứu, Giai đoạn nghiên cứu, Thu thập thông tin nghiên cứu, Thành tự khoa học đặc biệt
1.4.1 Phân loại nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực nghiên cứu
Chủ đề nghiên cứu khoa học có nhiều cách phân loại, đối với quy định của Bộ Khoa
học và Công nghệ (KH&CN) quy định phân loại nghiên cứu khoa học theo lĩnh vực
nghiên cứu như bảng sau:
Trang 24Bảng 1.1 Bảng phân loại nghiên cứu theo lĩnh vực nghiên cứu của bộ KH&CNST
Lĩnh vực nghiên cứu
Phân loại nghiên cứu khoa học theo các tiêu chí chính như sau:
1.4.2 Phân loại NCKH theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học dựa theo chức năng nghiên cứu được phân chia theo hình thứctriển khai nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu mô tả: Nghiên cứu mô tả là phát triển một hệ thống kiến thức mới giúp
con người phân biệt các sự vật trong tự nhiên về các nội dung mô tả định tính, mô tả định lượng,
mô tả hiện tượng riêng lẽ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
Nghiên cứu giải thích: Nghiên cứu giải thích là diễn giải chi tiết các qui luật vận động,
bản chất đặc tính của sự vật trong tự nhiên
Nghiên cứu giải pháp: Nghiên cứu giải pháp là đề xuất mới có giá trị cao hơn, bao
gồm giải pháp công nghệ, giải pháp tổ chức và giải pháp quản lý
Nghiên cứu dự báo: Nghiên cứu dự báo là đề xuất mới các xu hướng về sự vận động
và hiện tượng của các sự vật trong tương lai
1.4.3 Phân loại theo các giai đoạn của nghiên cứu
Nghiên cứu khoa học phân chia theo giai đoạn của nghiên cứu, được thực hiện theo
3 loại: 1 Nghiên cứu cơ bản (CB) 2 Nghiên cứu ứng dụng (ƯD) 3 Nghiên cứu triển khai (TK) Đặc tính các loại nghiên cứu được liệt kê như sau:
Nghiên cứu cơ bản: Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu có đề xuất mới các thuộc
tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng
Nghiên cứu ứng dụng: Nghiên cứu ứng dụng là giải đoạn triển khai tiếp theo của
nghiên cứu cơ bản, sử dụng kết quả của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiệntượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sảnxuất
Nghiên cứu triển khai: Nghiên cứu triển khai là giai đoạn triển khai tiếp theo của
nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thửnghiệm Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn: 1 Chế tạo sản phẩm mẫu 2 Xây dựng quytrình thử nghiệm sản phẩm mẫu 3 Thử nghiệm ứng dụng trên quy mô nhỏ Kết quả của
Trang 25quá trình thử nghiệm là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của quy trình trên quy mô nhỏ đểđánh giá và đề xuất giải pháp công nghệ ứng dụng hoàn thiện vào thực tiễn
1.4.4 Phân loại theo phương thức thu thập thông tin
Nghiên cứu thu thập thông tin tài liệu: Nghiên cứu thu thập thông tin tài liệu là là
phương pháp nghiên cứu tài liệu tại thư viện Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở thuthập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau
Nghiên cứu thu thập thông tin quan sát thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn là các
nghiên cứu dựa trên sự quan sát trực tiếp ngoài hiện trường, hoặc quan sát gián tiếp qua cácphương tiện: đo đạc, ghi âm, ghi hình, hoặc các hình thức giao tiếp, trò chuyện, phỏng vấn,điều tra…
Nghiên cứu thu thập thông tin trắc nghiệm đúng sai thực nghiệm: Nghiên cứu thu
thập thông tin trắc nghiệm đúng sai thực nghiệm gọi tắt là nghiên cứu thực nghiệm, là cácnghiên cứu triển khai trong thực nghiệm, trong đó người nghiên cứu cố ý gây những tácđộng làm biến đổi 1 số yếu tố, thông số kỹ thuật, trạng thái của đối tượng nghiên cứu vớimục đích cần thu được các kết quả mới để kiểm chứng giả thuyết bị sai lệch so với lýthuyết; khống chế các biến trong các điều kiện khác nhau của nghiên cứu; và phát hiệnnhững mối liên hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc
1.4.5 Phân loại nghiên cứu theo thành tựu khoa học đặc biệt
Phân loại nghiên cứu theo thành tựu khoa học đặc biệt là dựa vào sản phẩm đặc biệtcủa nghiên cứu, như phát hiện, phát minh, sáng chế Các sản phẩm đặc biệt được ghi nhậncủa các tổ chức quản lý về khoa học công nghệ trên thế giới, đặc tính chi tiết của các sảnphẩn đặc biệt như sau:
Phát minh: là sự khám phá ra những quy luật, những tính chất hoặc những hiệntượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đólàm thay đổi cơ bản nhận thức của con người
Phát hiện: là sự khám phá ra những vật thể, những quy luật xã hội đang tồn tại mộtcách khách quan
Sáng chế: là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và ápdụng được
1.5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHOA HỌC TẠI VIỆT NAM
1.5.1 Bộ Khoa học và Công nghệ
Luật pháp Việt Nam coi khoa học kỹ thuật là nền tản quan trọng để phát triển đấtnước, chính phủ thành lập bộ Khoa học và Công nghệ để thống nhất tổ chức và quản lýtoàn bộ lĩnh vực khoa học công nghệ của quốc gia
Trang 261.5.2 Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước
Chính phủ thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước để xét công nhận danh hiệu cho cácnhà khoa học trong nước
Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước Việt Nam là 1 hội đồng quan trọng củangành giáo dục Việt Nam, là cơ quan có nhiệm vụ, vai trò như trọng tài đề cử, xem xét, vàphong tặng chức danh giáo sư của Việt Nam Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước doThủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo, có trách nhiệm xét công nhận hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư,phó giáo sư;
Thành viên của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước gồm: Chủ tịch hội đồng, mộtPhó Chủ tịch hội đồng, Tổng thư ký và các ủy viên Các thành viên Hội đồng Chức danhgiáo sư nhà nước phải có chức danh giáo sư Tổng thư ký hội đồng làm việc theo chế độchuyên trách Các thành viên khác của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
Trang 27Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hộiđồng Chức danh giáo sư nhà nước, các Hội đồng chức danh giáo sư ngành, liên ngành vàHội đồng chức danh giáo sư cơ sở
Trang 281.5.3 Phòng Quản lý Khoa học trường đại học Sài Gòn
Phòng Quản lý khoa học do hiệu trưởng trường đại học Sài Gòn ký quyết định thành lập, có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lí, đề xuất, tổ chức thực hiện vàtổng kết các hoạt động khoa học - công nghệ của Trường
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học – công nghệ của Trường
+ Quản lí công tác nghiên cứu, thông tin về khoa học - công nghệ; tổ chức nghiệmthu, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học; hướng dẫn, tổ chức và theo dõi các hộinghị, hội thảo khoa học; tổ chức việc tham gia các giải thưởng khoa học, công nghệ trongnước; Tổ chức thực hiện việc liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học - công nghệ với các địaphương, với các trường đại học và các viện nghiên cứu
1.5.4 Chuyên viên Quản lý Khoa học khoa Điện tử viễn thông trường đại học Sài Gòn
Chuyên viên Quản lý khoa học của khoa Điện tử viễn thông do trưởng khoa Điện
tử viễn thông trường đại học Sài Gòn phân công nhiệm vụ và có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Tham mưu và giúp phó trưởng khoa trong việc quản lí, đề xuất, tổ chức thực hiện
và tổng kết các hoạt động khoa học - công nghệ của khoa
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học – công nghệ của khoa
Trang 29+ Quản lí công tác nghiên cứu, thông tin về khoa học - công nghệ; tổ chức nghiệm thu, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học; hướng dẫn, tổ chức và theo dõi các hội nghị, hội thảo khoa học; của khoa Điện tử viễn thông
1.5.5 Quy định các thuật ngữ về đề tài nghiên cứu khoa học để áp dụng tại Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định các thuật ngữ về đề tài nghiên cứu khoa học để
áp dụng tại Việt Nam như sau:
a Đề tài nghiên cứu khoa học: Là một nhiệm vụ KH&CN nhằm phát hiện quy luật,
mô tả, giải thích nguyên nhân vận động của sự vật, hiện tượng hoặc sáng tạo nguyên lý,những giải pháp, bí quyết, sáng chế, được thể hiện dưới các hình thức: Đề tài nghiêncứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp cảnghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm
b Dự án sản xuất thử nghiệm (dự án SXTN): Là nhiệm vụ khoa học và công
nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thửnghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế-xã hội hoặc sản xuất thử ởquy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất vàđời sống
c Dự án khoa học và công nghệ (dự án KH&CN): Là nhiệm vụ khoa học và công
nghệ, bao gồm một số đề tài nghiên cứu khoa học và một số dự án sản xuất thử nghiệm gắnkết hữu cơ, đồng bộ được tiến hành trong một thời gian nhất định nhằm giải quyết các vấn
đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc nhóm sảnphẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, mộtlĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
d Chuyên đề khoa học: Là một vấn đề khoa học cần giải quyết trong quá trình
nghiên cứu của một đề tài, dự án KH&CN, nhằm xác định những luận điểm khoa học vàchứng minh những luận điểm này bằng những luận cứ khoa học, bao gồm luận cứ lý thuyết(cơ sở lý luận) và luận cứ thực tế (là kết quả khảo sát, điều tra, thí nghiệm, thực nghiệm dochính tác giả thực hiện hoặc trích dẫn công trình của các đồng nghiệp khác)
Chuyên đề khoa học được phân thành 2 loại dưới đây:
Trang 30- Loại 1: Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết bao gồm các hoạt động thu thập và xử lý các
thông tin, tư liệu đã có, các luận điểm khoa học đã được chứng minh là đúng, được khaithác từ các tài liệu, sách báo, công trình khoa học của những người đi trước, hoạt độngnghiên cứu-thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, từ đó đưa ra những luận cứ cần thiết đểchứng minh luận điểm khoa học
- Loại 2: Chuyên đề nghiên cứu lý thuyết kết hợp triển khai thực nghiệm, ngoài các
hoạt động như chuyên đề loại 1 nêu trên còn bao gồm các hoạt động điều tra, phỏng vấn,khảo cứu, khảo nghiệm, thực nghiệm trong thực tế nhằm đối chứng, so sánh, phân tích,đánh giá để chứng minh luận điểm khoa học
e Chuyên gia: Là người có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu, tối thiểu có
05 năm kinh nghiệm về lĩnh vực KH&CN của đề tài, dự án; nắm vững cơ chế quản lýKH&CN; có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, chuyển giao và
áp dụng các kết quả KH&CN vào thực tế sản xuất; có uy tín chuyên môn và đạo đức nghềnghiệp
g Cơ quan có thẩm quyền quản lý đề tài, dự án: Là cơ quan nhà nước được giao
nhiệm vụ; Xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện; xét duyệtnội dung và kinh phí; kiểm tra và đánh giá nghiệm thu kết quả các đề tài, dự án
h Tổ chức chủ trì đề tài, dự án: Là tổ chức có tư cách pháp nhân được cơ quan
quản lý có thẩm quyền giao nhiệm vụ và kinh phí để thực hiện đề tài, dự án
3 Phân loại khoa học là để xác định chính xác hệ thống tri thức, và cơ cấu xã hội.Phân loại khoa học là sự phân chia các bộ môn khoa học thành từng nhóm khoa học có
cùng một tiêu chí nhận thức nào đó của khoa học Có hai cách phân loại khoa học: 1 Phân
Trang 31loại khoa học theo phương pháp hình thành khoa học 2 Phân loại theo đối tượng nghiên cứu khoa học.
4 Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ quá trình phát triển khoa học dựa vào trình
độ phát triển công nghệ ứng dụng và phân chia thành các thế hệ như thế thứ I, thế hệ thứ II,thế hệ thứ III, và hiện nay là thế hệ thứ IV
5 Phương pháp nhận biết giá trị thực của một bộ môn khoa học được xây dựng theo
5 nhóm tiêu chí cơ bản sau: 1: Theo đối tượng nghiên cứu 2: Theo hệ thống lý thuyết 3:Theo hệ thống phương pháp luận 4: Theo mục đích ứng dụng 5: Theo lịch sử nghiên cứu
6 Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm hiểu, xem xét, điều tra, thử nghiệm, đánhgiá về bản chất của sự vận động của vật chất thế giới tự nhiên, dựa trên hệ thống tri thứckhoa học để tạo ra phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới có giá trị cao hơn phục vụ cholợi ích của con người và sự vật
6 Quá trình nghiên cứu khoa học được hình thành và phát triển theo cấp độ từ thấp
đến cao, theo trình tự các bước như: Xây dựng chủ đề, thiết lập mô hình toán, xây dựng mô hình phân tích, xây dựng mô hình thực nghiệm, đánh giá kết quả, đề xuất các giá trị khoa học mới, và đề xuất hướng nghiên cứu mới.
7 Nghiên cứu khoa học có 7 đặc điểm chính: 1 Tính mới 2 Tính tin cậy 3 Tính
thông tin 4 Tính khách quan 5 Tính rủi ro 6 Tính kế thừa 7 Tính riêng biệt
8 Nghiên cứu khoa học được phân chia theo 4 loại: 1 Chức năng nghiên cứu 2.Giai đoạn của nghiên cứu 3 Phương thức thu thập thông tin 4 Thành tựu khoa học đặcbiệt
9 Sản phẩm nghiên cứu đặc biệt được được cấp bằng theo các loại: 1 Phát hiện 2.Phát minh 3 Sáng chế
10 Cơ quan có thẩm quyền quản lý đề tài, dự án: Là cơ quan nhà nước được giaonhiệm vụ; Xác định nhiệm vụ; tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện; xét duyệtnội dung và kinh phí; kiểm tra và đánh giá nghiệm thu kết quả các đề tài, dự án
11 Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các lĩnh vực NCKH như sau:
Lĩnh vực nghiêncứu
Trang 322 Kinh tế; XH-NV 5 Nông Lâm 8 An toàn lao động
12 Phòng quản lý khoa học là đơn vị cơ sở của trường đại học Sài Gòn có chứcnăng tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lí, đề xuất, tổ chức thực hiện và tổngkết các hoạt động khoa học - công nghệ của Trường
13 Nhiệm vụ chính của phòng quản lý khoa học là: Xây dựng kế hoạch hoạt độngkhoa học – công nghệ của Trường Quản lí công tác nghiên cứu, thông tin về khoa học -công nghệ; tổ chức nghiệm thu, đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học; hướng dẫn,
tổ chức và theo dõi các hội nghị, hội thảo khoa học; tổ chức việc tham gia các giải thưởngkhoa học, công nghệ trong nước; Tổ chức thực hiện việc liên kết hợp tác nghiên cứu khoahọc - công nghệ với các địa phương, với các trường đại học và các viện nghiên cứu;
1.7 CÂU HỎI ÔN TẬP
1 Trình bày khái niệm về khoa học là gì?
2 Cho biết cách phân loại khái niệm về tri thức trong khoa học?
3 Trình bày cách phân loại khoa học?
4 Cho biết các thành tựu khoa học đạt được để phân chia thành các thế hệ của cuộccách mạng về khoa học công nghệ?
5 Trình bày các phương pháp nhận biết giá trị thực của một bộ môn khoa học?
6 Nghiên cứu khoa học là gì?
6 Trình bày tiến trình triển khai nghiên cứu khoa học?
7 Cho biết các đặc điểm chính của nghiên cứu khoa học?
8 Cho biết các loại sản phẩm nghiên cứu khoa học?
9 Cho biết các lĩnh vực NCKH theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ?
10 Cho biết nhiệm vụ chính của Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước?
Trang 3311 Cho biết cách phân loại NCKH theo chức năng nghiên cứu và theo giai đoạn nghiên cứu?
12 Cho biết nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền quản lý đề tài NCKH?
13 Giới thiệu về tổ chức UNESCO?
14 Cho biết chức năng nhiệm vụ của phòng QLKH trường đại học Sài Gòn?1.5 Chuyên viên quản khoa học của khoa Điện tử viễn thông trường đại học Sài Gòn có những nhiệm vụ gì?
Trang 34CHƯƠNG 2 CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mục tiêu thực hiện đề tài nghiên cứu là tìm ra kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn tốt nhất, thời gian thực hiện nhanh, nguồn kinh phí thực hiện phù hợp, do
đó, người nghiên cứu cần biết các quy tắc, các bước triển khai nghiên cứu để xây dựng kế hoạch nghiên cứu thật khoa học Nội dung trong chương đề xuất các bước cơ bản như sau:
1 Lựa chọn chủ đề và xác định tên đề tài nghiên cứu
2 Xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện và đăng ký đề tài nghiên cứu
3 Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết nghiên cứu
4 Xây dựng phương pháp nghiên cứu
5 Thu thập số liệu, phân tích thông tin số liệu và chứng minh giả thuyết nghiên cứu
6 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và công bố các luận cứ nghiên cứu
2.1 LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ XÁC ĐỊNH TÊN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thông qua các hoạt động về nghiên cứu, đào tạo, và sản xuất trong thực tiễn, kếthợp với khả năng nhận thức của mỗi người để tập họp thành nhóm nghiên cứu, thảo luậnnhững chủ đề có tính thời sự, xác định chủ đề cần nghiên cứu, đề xuất những ý tưởng mới,lựa chọn tên đề tài nghiên cứu phù hợp và có tính khả thi Xác định chủ đề và tên đề tàinghiên cứu là bước đầu tiên rất quan trọng cần phải thống nhất trong nhóm nghiên cứu, sau
đó mới tiếp tục các bước thu thập tài liệu, triển khai xây dựng nội dung đề cương và kếhoạch thực hiện
2.1.1 Yêu cầu về chủ đề và tên đề tài nghiên cứu
Chủ đề nghiên cứu cần thỏa các yêu cầu căn bản về ý tưởng mới, chủ đề có tính thời
sự, phù hợp điều kiện khách quan, có tính khả thi và có mục đích sử dụng hiệu quả vàothực tiễn cuộc sống của con người
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tổng họp thông tin, sau khi tích luỹ một lượngthông tin, tài liệu đủ lớn để có cái nhìn tổng quát và sâu sắc, phát sinh ý tưởng mới về đềtài nghiên cứu, đồng thời đôi khi còn có thể nhận thấy đề tài diễn ra theo hướng khác, do
đó, cần điều chỉnh chủ đề và tên đề tài cho phù hợp với xu hướng mới
Căn cứ theo chức năng nghiên cứu cũng như hàm lượng khoa học, đề tài nghiên cứu
có thể được phân chia thành 4 dạng thể loại cơ bản sau: 1 Đề tài mô tả (MT) 2 Đề tài giải thích (GT) 3 Đề tài giải pháp (GP) 4 Đề tài dự báo (DB).
Căn cứu theo giai đoạn nghiên cứu thì đề tài chia làm 3 giai đoạn: 1 Đề tài nghiên cứu cơ bản (CB) 2 Đề tài nghiên cứu ứng dụng (ƯD) Đề tài nghiên cứu triển khai (TK).
Dựa theo cách phân loại các dạng thể loại đề tài nghiên cứu để xác định tên đề tàinghiên cứu phù hợp Tên đề tài nghiên cứu cần xác định rõ chủ đề, gắn liền với một sự kiệnkhoa cụ thể, định lượng mục tiêu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và hạn chế sử dụng cácthuật ngữ không xác định được số lượng, không định lượng được kết quả nghiên cứu như:
Một số giải pháp, nhằm mục đích nâng cao, một số biện pháp, …
Trang 352.1.2 Mội quan hệ của nguồn tài liệu chủ đề nghiên cứu
Tài liệu là nguyên liệu chính để hình thành ý tưởng và chủ đề nghiên cứu, công tácnghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng Đó không phải là công việc chỉ làm một lần,
mà được lặp đi lặp lại nhiều lần, với nhiều mức độ và mục đích khác nhau
Trong giai đoạn mới bắt đầu nghiên cứu tài liệu sẽ giúp người nghiên cứu hìnhthành chủ đề nghiên cứu, lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ trợ,đặt vấn đề nghiên cứu
Trong giai đoạn đang triển khai nghiên cứu, nguồn tài liệu sẽ giúp người nghiên cứuviên củng cố các luận cứ, luận chứng, bổ sung các phân tích, so sánh, đánh giá khoa học
Trong giai đoạn nghiên cứu hoàn tất, kết thúc nghiên cứu tài liệu sẽ giúp ngườinghiên cứu viên xây dựng mô hình mẫu, xây dựng bản tham số tiêu chuẩn kỹ thuật để tiếnhành các kỹ năng soạn thảo và trình bày kết quả nghiên cứu
Trong thực tế, khi xây dựng chủ đề nghiên cứu thì không có những quy tắc tuyệt đốiđúng trong mọi trường hợp Nhưng điều đó không có nghĩa là không có những quy tắc cầntuân theo Cách tốt nhất là đọc nhiều, tìm hiểu nhiều để biết được những quy tắc cùng tồntại song song, xen kẽ, có những mối liên hệ, ràng buộc nhau, để có thể đưa ra được sự lựachọn phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh, từng tình huống thực tế
2.1.2 Vấn đề lựa chọn chủ đề, tên đề tài nghiên cứu và người hướng dẫn nghiên cứu trong trường đại học
Trong phạm vi của trường đại học hay cơ sở đào tạo, việc xác định chủ đề và tên đềtài nghiên cứu chủ yếu dành cho đối tượng người nghiên cứu là sinh viên; học viên caohọc, nghiên cứu sinh và giảng viên làm nhiệm vụ trợ giảng, một số công đoạn quan trọngtrong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu sinh cần thực hiệnnhư sau:
2.1.2.1 Lựa chọn đề tài
Một trong những thao tác đầu tiên của việc triển khai một đề tài nghiên cứu khoahọc là lựa chọn đề tài Đối với người nghiên cứu chuyên nghiệp, các đề tài thường được lựachọn qua kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được, đặt trong bối cảnh yêu cầu về mặtchuyên môn, quản lí hoặc nhu cầu thực tế của xã hội Đối với sinh viên, học viên cao học
và nghiên cứu sinh, ngoài việc lựa chọn đề tài hoặc được phân công chỉ định chủ đề và tên
đề tài nghiên cứu khoa học
2.1.2.2 Người hướng dẫn khoa học
Khi người học, lựa chọn được chủ đề và tên đề tài nghiên cứu, thì còn lựa chọnngười hướng dẫn khoa học, hoặc được chỉ định người hướng dẫn khoa học
Yêu cầu quan trong nhất của việc chọn người hướng dẫn khoa học là người có hiểubiết sâu rộng về chuyên môn và kỹ năng triển khai các nghiên cứu khoa học Tuy nhiên,
Trang 36trong một số trường hợp người hướng dẫn khoa học không hoàn toàn phù hợp chuyên mônvới đề tài nghiên cứu được lựa chọn.
Việc chọn tên đề tài và người hướng dẫn thường diễn ra theo hai khả năng là có thểchọn người hướng dẫn trước, chọn đề tài sau; hoặc ngược lại, chọn đề tài trước rồi mới tìmngười hướng dẫn phù hợp Nhưng rất thông thường, nhất là trong hoàn cảnh Việt Nam hiệnnay, một đề tài nghiên cứu làm khoá luận/luận văn/luận án thường được xác định sau khi
đã có người hướng dẫn khoa học
2.1.2.3 Lựa chọn người hướng dẫn khoa học
Nói chung trong nghiên cứu khoa học, không có người thầy lí tưởng cho mọi ngườihọc, vì mỗi người đều có tính cách, sở thích, phương pháp làm việc riêng biệt Điều bạncần làm là tìm được người thầy phù hợp, có thời gian, sẵn sàng hướng dẫn mình trong suốtthời gian thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Cách tốt nhất là trước khi tiếp xúc với người thầy mà mình dự định lựa chọn thànhngười hướng dẫn, hãy tìm hiểu kĩ về thành tích khoa học, đặc điểm cá tính, phương pháplàm việc, quan điểm khoa học, kinh nghiệm chuyên môn, chủ đề nghiên cứu ưu tiên
Đồng thời, người nghiên cứu cũng cần trang bị cho mình những ý tưởng cơ bản vềmột đề tài nghiên cứu mà mình quan tâm thông qua nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tếhoặc chọn một đề tài trong danh sách ưu tiên của người hướng dẫn khoa học
2.1.2.4 Xây dựng mối quan hệ giữa người hướng dẫn và người nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Những phẩm chất mà một người học viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nên
có là giàu óc tưởng tượng, giàu sáng kiến, nhiệt tình và kiên trì Biểu hiện rõ ràng nhữngphẩm chất này sẽ giúp cho người thầy hướng dẫn hiểu được người học của mình hơn, vàđiều đó hiển nhiên là có ích cho sự tiến triển của đề tài nghiên cứu
Người thầy hướng dẫn sẽ hiểu mình cần làm gì để giúp người học thực hiện tốt đềtài nghiên cứu: lựa chọn đối tượng, rèn luyện phương pháp, tư vấn nghiên cứu tài liệu, xử lí
số liệu, tuy nhiên, chính người học luôn phải là người chủ động trong công việc của mình,không nên thụ động, ỷ lại, trông chờ hoàn toàn vào sự chỉ định của thầy, vì người thầy chỉđịnh hướng, dẫn dắt mà không làm thay cho người học
Trong quá trình thực hiện, cần duy trì đều đặn những buổi làm việc định kì để theodõi tiến độ nghiên cứu, xác định những kết quả đạt và chưa đạt, đưa ra hướng giải quyếtnhững vướng mắc xảy ra, thảo luận những bước đi kế tiếp, v.v Mật độ làm việc thay đổituỳ lĩnh vực và đề tài, nhưng nói chung khoảng từ hai đến ba tuần một lần là vừa đủ, và
Trang 37đừng để vượt quá bốn tuần Lịch gặp quá dày hoặc gặp mà không có nội dung/kết quả gìmới mẻ thì thường sẽ vô ích, thậm chí bất lợi cho sự tiến triển của đề tài Khi làm việc định
kì, sinh viên cũng không nên tỏ ra quá nhút nhát mà cần có sự tự tin đúng mực
2.2 XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI, VÀ LẬP THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI
2.2.1 Xác định mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là những nội dung cần bàn luận, phân tích, giải thích rõ vấn đềnghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu có mục tiêu chung và mục tiêu chi tiết Mục tiêu có quan
hệ logic đến thể loại đề tài
2.2.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu được xác định trong một không gian, thời gian vàphạm vị nghiên cứu có giới hạn nhất định và chia thành 3 phạm vi cơ bản: 1 Quy mônghiên cứu 2 Thời gian nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu
2.2.3 Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu tiền khả thi.
Sau khi xác định được chủ đề và mục tiêu nghiên cứu, bước triển khai nghiên cứuđầu tiên đó là nghiên cứu xem xét các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trước đó đểhướng tới kết quả nghiên cứu có tính mới và khả thi
Kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi nhằm giải quyết các vấn đề chính sau: 1 Cơ sở lýthuyết 2 Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã triển khai công bố kết quả nghiêncứu 3 Đề xuất nội dung, mục tiêu và kết quả nghiên cứu của đề tài
2.2.4 Lập kế hoạch đăng ký thực hiện đề tài
Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học, có thể có những khả năng do người hướngdẫn áp đặt một đề tài do chính người hướng dẫn đang quan tâm, ưu tiên thực hiện cácnghiên cứu trước mắt, người hướng dẫn sẵn sàng hướng dẫn thực hiện những đề tài nhưvậy; đôi khi cũng có khả năng người hướng dẫn chỉ gợi ý một chủ đề, đề tài được cho làphù hợp, có thể là với khả năng và điều kiện thực tế; để người nghiên cứu thực hiện
Kế hoạch đăng ký thực hiện đề tài là công việc đầu tiên có tính pháp lý đối vớingười nghiên cứu cần thực hiện đề tài nghiên cứu kế hoạch đăng ký bao gồm các côngviệc chính như sau:
1 Nghiên cứu các quy định về nghiên cứu khoa học của cơ quan chủ quản, hồ sơđăng ký đề tài, thời gian xét duyệt,
2 Xây dựng đề cương nghiên cứu
3 Lập hồ sơ đăng ký theo đúng mẫu quy định
4 Hiệu chỉnh và đáp ứng các yêu cầu của hội đồng thẩm định đề cương nghiên cứu
Trang 382.3 ĐẶT VẤN ĐỀ, XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.3.1 Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết nghiên cứu là xác định luận điểm khoa học, xác
định một bản chất của sự vật Quá trình xây dựng giả thuyết nghiên cứu gồm các bước như:Đặt vấn đề, đặt giả thuyết lý thuyết, đặt giả thuyết phân tích để chứng minh
Giả thuyết nghiên cứu (Hypothisis) là kết luận giả định về bản chất của sự vật dongười nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ
Giả thuyết chứng minh là luận điểm khoa học, luận cứ khoa học mà người nghiêncứu cần phải tìm hiểu, nhận biết trong quá trình nghiên cứu
Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ thường lượng hóa mô hình giảthuyết đề tài nghiên cứu thành mô hình toán như sau:
1 Đặt vấn đề là xây dựng mô hình quan hệ để xác định mô hình toán
2 Xây dựng giả thuyết là xây dựng các hàm, biến số và nghiệm số của mô hình toán
3 Xây dựng giả thuyết chứng minh là xây dựng phương pháp giải tích mô hình toán
và tìm nghiệm và đưa ra kết luận đúng sai của giả thuyết
2.3.2 Xây dựng các câu hỏi về nghiên cứu chủ đề
Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, triển khai kế hoạch nghiên cứu là quátrình thực hiện các câu hỏi cơ bản sau: Đơn vị nào sẽ phê duyệt đề tài nghiên cứu? Nghiêncứu cái gì? Những ai sẽ tham gia nghiên cứu? Nghiên cứu như thế nào? Nội dung cầnnghiên cứu để chứng minh được vấn đề gì? Nghiên cứu để làm gì? thời gian nghiên cứutrong bao lâu?
Người nghiên cứu sau khi tự giải đáp được các câu hỏi trên thì xem như vấn đề về
kế hoạch triển khai nghiên cứu đề tài đã được sáng tỏ phần nào
2.4 XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là dựa vào hệ thống thông tin của các khái niệm
để chứng minh, phản đoán một chủ đề, một giả thuyết giả định, nào đó về hiện tượng vàbản chất của sự vật
Phương pháp nghiên cứu thống kê là tập hợp các thông tin đã diển ra, thông tin dựbáo sẽ diễn ra, thông qua phỏng vấn, khảo sát, để hình thành luận cứ chứng minh dựa theokết quả đo lường theo số đông
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm trên
mô hình mẫu, hoặc mô hình cụ thể để khảo sát các đặc điểm về lý tính, hóa tính, tập hợpcác kết quả đo lường để khẳng định luận cứ chứng minh của đề tài
Tuy nhiên, với thể loại đề tài nghiên cứu, như là đề tài mô tả (MT), đề tài giải thích(GT), đề tài dự báo (DB), đề tài giải pháp (GP) thì sẽ chọn phương pháp nghiên cứu tươngđồng
Trang 392.5 THU THẬP, PHÂN TÍCH, VÀ DIỄN GIẢI DỮ LIỆU
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Xác định nội dung nghiên cứu
Đặt giả thuyết nghiên cứu
Tìm kiếm luận cứ để chứng minh giả thuyết
2.5.2 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập tài liệu nghiên cứu là tập hợp các thông tin nghiên cứu cũng như các kếtquả nghiên cứu đã diễn ra từ tài liệu hoặc từ các kết quả khảo sát, phỏng vấn để kế thừanhững thành tựu nghiên cứu trước đó Thư viện là cơ sở dữ liệu phong phú nhất
Thu thập thông tin từ trực tiếp quang sát trên các đối tượng khảo sát để nghiên cứu
và tìm ra luận cứ chứng minh Đặc tính kỹ thuật của đối tượng khảo sát là công cụ quantrọng để người nghiên cứu làm công cụ khảo sát
Thu thập thông tin từ trực tiếp từ các hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm trên cácđối tượng khảo sát hoặc mô hình thực nghiệm tương tự để đo lường các kết quả về lý tinhcủa sự vật diễn ra trong quá trình nghiên cứu
Thu thập thông tin từ các nguồn phỏng vấn, trắc nghiệm, điều tra đối tượng khảosát, nghiên cứu, để thu thập các thông tin phản ứng từ các đối tượng khảo sát Ngườinghiên cứu phải xây dựng các bảng câu hỏi để hội tụ nguồn thông tin cần tập hợp
Một đối tượng khảo sát rất quan trọng đó là tập hợp các thông tin từ các chuyênnghiên cứu thông qua phỏng vấn, các báo cáo khoa học, phiếu điều tra, …, gọi chung làphương pháp chuyên gia
Trang 402.6 TRÌNH BÀY CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu khoa được trình bày thành tài liệu khoa học được công bố côngkhai rộng rãi hoặc công khai trong một phạm vi hẹp, tùy theo yêu cầu của cơ quan chủquản đề tài Tài liệu khoa học thể hiện theo nhiều dạng như bài báo khoa học, kỹ yếu hộinghị, tài liệu chuyên khảo Trong phạm vi cơ sở đào tạo còn có thêm các thể loại tài liệukết quả nghiên cứu như đồ án môn học, khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp, luận ántiến sỹ, bài giảng, giáo trình môn học Mỗi một thể loại tài liệu có một cấu trúc trình bàykhác nhau
2.6.1 Bài báo khoa học
Kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học, kỹ yếu hội nghị đượcgọi chung là bài báo khoa học, các tiêu chí cần biết để công bố kết quả nghiên cứu đạt đượchiệu quả cao nhất đó là:
1 Các tạp chí khoa học nằm trong danh mục tạp chí được hội đồng Giáo sự Nhànước công nhận hàng năm
2 Quy định của tạp chí khoa học về việc đăng bài, các quy định của tạp chí đượccông bố trong tài liệu thể lệ của tạp chí, các thông báo báo hội nghị khoa học
3 Cấu trúc nội dung trình bày một bài báo gồm các phần chính như sau:
Tên bài báo, nếu tạp chí trong nước thì cần có tên bài báo bằng Tiếng Việt vàTiếng Anh
Tên tác giả, và nhóm tác giả, có đầy đủ thông tin về email đơn vị làm việc
Giới thiệu tóm tắt bài báo bằng tiếng Việt và trình bày phần Abtracst bằng TiếngAnh có đính kèm từ khóa và Kyword
Tổng quan về chủ đề nghiên cứu, nội dung của phần tổng quan là giới thiệu cácvấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu, lý do chọn chủ đề và mục tiêu nghiêncứu
Phân tích nội dung chủ đề, nội dung của phần phân tích là trình bày chi tiết cácgiả thuyết, luận cứ, liên quan đến chủ đề nghiên cứu để đưa ra một kết luận mớicủa đề tài nghiên cứu
Kết quả thực nghiệm, nội dung của phần thực nghiệm là trình bày các mô hìnhthí nghiệm, thực nghiệm trên các mô hình mẫu tương đương, đo lường kết quả,hoặc thực hiện các bài trắc nghiệm để thống kê sự hài lòng của đối tượng nghiêncứu