Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong sự phát triển của đất nước và dân tộc Trung Quốc, vì thế ở đây, chúng tô
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay, Việt Nam có không ít những công trình nghiên cứu, tìm hiểu về các DSVHPVT ở cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, riêng việc nghiên cứu về những DSVHPVT cấp quốc gia của Trung Quốc vẫn chưa được chú trọng và đầu tư khai thác, đơn cử là điệu dân vũ Cổn Đăng Dư Hàng thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang Nhìn chung, hầu hết những tài liệu liên quan đến vấn đề này đều xuất phát từ phía Trung Quốc
Nổi bật có thể kể đến bài nghiên cứu khoa học: “非物质文化遗产余杭滚灯的艺 术人类学价值探究” (tạm dịch: “Khám phá giá trị nhân học nghệ thuật của DSVHPVT điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng”) (tạp chí học thuật “美与时代: 创意 (上)”, Số 11, 2014, tr 35-38) của tác giả 薛媛 Công trình đã khẳng định tầm ảnh hưởng sâu rộng và mối liên hệ chặt chẽ của nghệ thuật múa này đối với lịch sử, nền văn hóa dân tộc, cũng như bản sắc văn hóa dân gian Xét theo góc độ nhân học nghệ thuật, bài nghiên cứu này còn góp phần thổi bừng sức sống, khơi gợi ngọn lửa kế thừa và phát triển DSVHPVT cấp quốc gia, làm tiền đề tham khảo cho các công trình nghiên cứu về sau
“非遗视角下对余杭滚灯传承现状的调查研究” (tạm dịch: “Khảo sát và nghiên cứu thực trạng kế thừa điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng dưới góc độ DSVHPVT”) (Tạp chí “大众文艺: 学术版”, Số 17, 2015, tr 1-1) của 2 vị tác giả 陈杭瑞 và 梅燕玲 chủ yếu tập trung nghiên cứu về các biện pháp đề xuất để quản lý, bảo vệ và phát huy DSVHPVT này theo xu hướng phát triển của thời đại Đồng thời áp dụng phương pháp khảo sát để luận rõ hiện trạng và những khó khăn mà điệu dân vũ Cổn Đăng Dư Hàng đang phải đối mặt trong hành trình kế thừa và phát triển
Gần đây nhất, không thể không kể đến công trình nghiên cứu ““让非遗进校园, 探索余杭滚灯在幼儿体育教育领域的传承与发展之路” (tạm dịch: “Mô hình “Đưa
DSVHPVT vào trường học”, tìm hiểu về sự kế thừa và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng trong lĩnh vực Giáo dục thể chất cho trẻ Mầm Non”) (Tạp chí 福建茶
叶, 2019, tr 9) được cùng chấp bút bởi tác giả 朱芳盈, 张红 và 陈囿瑾 Bài nghiên cứu này đã khai thác triệt để giá trị của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, nhất là ở độ thể dục - thể thao DSVHPVT này đã góp phần truyền bá và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thể thao quốc gia và nâng cao nhận thức của người dân về mô hình
“Đưa DSVHPVT vào trường học”
Nhìn chung, bên cạnh các công trình nghiên cứu bằng tiếng Trung được nêu trên và nhiều bài nghiên cứu tương tự, thì hầu hết những nguồn tư liệu bằng ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Việt về DSVHPVT cấp quốc gia Cổn Đăng Dư Hàng của Trung Quốc vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, chủ yếu là các bài viết giới thiệu sơ lược, rời rạc về lịch sử hình thành và các đặc trưng riêng của điệu múa, chứ không đi sâu vào cốt lõi của vấn đề Đứng trước tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như hiện nay, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Tìm hiểu về sự kế thừa và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, DSVHPVT của Trung Quốc” này nhằm mở rộng và nghiên cứu sâu hơn về điệu dân vũ Cổn Đăng Dư Hàng và những vấn đề xung quanh nó, đồng thời chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tồn hiện của DSVHPVT này, cũng như đổi mới khi cần thiết để mang đến một bài nghiên cứu toàn diện hơn.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập và phân loại các tài liệu liên quan đến điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng và DSVHPVT của Trung Quốc Các tài liệu này có thể bao gồm sách, báo cáo, bài báo, tạp chí, và các nguồn trực tuyến Chúng tôi sẽ đọc, phân tích, và tổng hợp thông tin từ các tài liệu này để hiểu rõ hơn về lịch sử, ý nghĩa, và tầm quan trọng của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
- Phương pháp phân tích: Phân tích dữ liệu để tìm ra các yếu tố xu hướng, mô hình, và quan hệ ảnh hưởng đến sự kế thừa và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu về lịch sử của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, sự phát triển, và thay đổi của nó qua thời gian Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử và văn hóa về DSVHPVT nói chung và Cổn Đăng Dư Hàng nói riêng
- Phương pháp logic: Sử dụng lý thuyết và nguyên tắc logic để đánh giá, phê bình, và giải thích các thông tin và dữ liệu mà chúng tôi đã thu thập được, đảm bảo các kết luận được rút ra là hợp lý và có cơ sở
- Phương pháp liên ngành: Kết hợp các phương pháp và kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như văn hóa, lịch sử, xã hội học và nghệ thuật, để có cái nhìn toàn diện hơn về điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng và DSVHPVT của Trung Quốc.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học “Tìm hiểu về sự kế thừa và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, DSVHPVT của Trung Quốc” có ý nghĩa khoa học quan trọng trong việc khám phá và bảo tồn DSVHPVT của Trung Quốc
Bằng việc nghiên cứu về sự kế thừa và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, đề tài này có thể cung cấp thông tin về lịch sử, nguồn gốc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của một hình thức nghệ thuật cụ thể, giúp hiểu rõ hơn về nền văn hóa và truyền thống của Trung Quốc
Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được rằng điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đã được kế thừa và phát triển qua từng thế hệ Việc tìm hiểu về quá trình này có thể giúp xác định những yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, cũng như đưa ra các phương pháp và chính sách thích hợp để duy trì và phát triển điệu múa này
Cuối cùng, việc nghiên cứu và truyền bá về điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng sẽ góp phần thúc đẩy sự đa dạng hóa và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, giúp tăng cường hợp tác, mở rộng sự hiểu biết và tương tác văn hóa giữa Trung Quốc với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu về sự kế thừa và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, DSVHPVT của Trung Quốc có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc tạo ra cơ sở kiến thức cho giảng dạy và nghiên cứu Nghiên cứu này cung cấp cơ sở kiến thức về điệu múa cho các nhà nghiên cứu, giảng viên và học sinh Điều này giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu về nghệ thuật truyền thống này, đồng thời tạo ra cơ hội cho việc truyền đạt và phổ biến kiến thức văn hóa đến cộng đồng, giúp thế hệ trẻ càng thêm hiểu và yêu mến DSVHPVT này.
Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, thì nội dung chính của đề tài nghiên cứu được triển khai thành 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận
Chúng tôi tiến hành trình bày những khái niệm cơ bản về văn hóa, DSVHPVT,… đồng thời nêu khái quát các nét nổi bật về đất nước Trung Quốc ở góc độ văn hóa, làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu những vấn đề ở các chương tiếp theo
Chương 2 Giới thiệu sơ lược và Sự kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
Nội dung tập trung chủ yếu về tìm hiểu sự kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng trong “Trung Quốc thời đại mới” thông qua việc giới thiệu sơ lược về nguồn gốc văn hóa, quá trình phát triển của vấn đề, từ đó đúc kết giá trị cốt lõi của bài nghiên cứu Chương 3 Vai trò và sự phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
Tổng quan về vai trò của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đối với Trung Quốc trên nhiều phương diện Nêu rõ thực trạng của di sản trong thời điểm hiện nay, từ đó đề ra các biện pháp giữ gìn, phát huy vai trò của điệu múa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của DSVHPVT này.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm của DSVHPVT
DSVHPVT (gọi tắt là DSVHPVT) là “sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”(Quốc hội, 2009) Do vậy, DSVHPVT là bộ phận năng động và quan trọng nhất của sự đa dạng văn hóa, là kết tinh của nền văn minh nhân loại, là của cải chung quý giá nhất, chứa đựng trí tuệ, nền văn minh và vinh quang của lịch sử nhân loại
DSVHPVT đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của một vùng miền Nó bao gồm những phong tục tập quán, tín ngưỡng, truyền thống, kiến thức và ngôn ngữ được lưu truyền qua nhiều thế hệ Ngoài ra, DSVHPVT còn phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội; phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng đó đến với thế giới; góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa dân tộc và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế
Năm 2005, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã xây dựng “Ý kiến về tăng cường bảo vệ DSVHPVT ở Trung Quốc” và thành lập danh sách DSVHPVT cấp quốc gia, tỉnh, thành phố và cấp quận
Năm 2006, 518 hạng mục DSVHPVT cấp quốc gia đã được chính thức công bố, chia DSVHPVT của Trung Quốc thành 10 loại: văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, kịch truyền thống, khúc nghệ (loại hình nghệ thuật hát nói của Trung Quốc), tạp kỹ và thể thao, mỹ thuật dân gian, thủ công mỹ nghệ truyền thống, y học cổ truyền, văn hóa dân gian Danh sách này được cập nhật hai năm một lần, danh mục DSVHPVT được công bố, rà soát từng bước ở cấp quận, thành phố, tỉnh Điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng thuộc loại hình Múa dân gian, một trong 10 loại hình DSVHPVT của Trung Quốc Điệu múa có 9 bộ gồm 27 động tác biểu diễn, phong cách trình diễn táo bạo, phóng khoáng, thường được biểu diễn rộng rãi trong các lễ hội vui chơi và hội chợ đèn lồng Đây là một điệu nhảy dân gian cổ truyền thống của dân tộc Hán kết hợp các kỹ năng và sức mạnh: tích hợp thể thao, khiêu vũ và nhào lộn (贺
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2006, thông qua sự phê chuẩn của Quốc vụ viện, điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng được đưa vào “Danh sách DSVHPVT cấp quốc gia đợt đầu tiên”, với số hiệu di sản Ⅲ-16.
Sự kế thừa của DSVHPVT
Kế thừa là kim chỉ nam cho sự phát triển của mọi lĩnh vực Nó giúp ta tiếp thu những tinh hoa của quá khứ, đồng thời tạo nền tảng cho những sáng tạo mới mẻ trong tương lai Kế thừa không chỉ đơn giản là sao chép hay lặp lại cái cũ, đó là cả một quá trình chắt lọc những giá trị tinh túy, đồng thời kết hợp với những yếu tố mới mẻ để tạo ra những giá trị phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị cần được kế thừa, đặc biệt các DSVHPVT
DSVHPVT là mảnh ghép mấu chốt trong kho tàng văn hóa nhân loại, giữ vai trò nòng cốt góp phần duy trì tính đa văn hóa và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội Vì lẽ đó, quá trình bảo tồn gìn giữ DSVHPVT cũng mang ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi dân tộc, quốc gia Không dừng lại ở việc giữ gìn vẻ đẹp văn hóa truyền thống từ các thế hệ trước, mà còn tạo ra cơ sở để các thế hệ sau tiếp tục phát triển, tái tạo, liên tục làm mới và truyền dạy, nhưng vẫn không xóa nhòa bản sắc vốn có của dân tộc, đồng thời làm sống lại một số yếu tố đã bị mai một Ngoài ra,
Hình 1 Tranh minh họa biểu diễn nghệ thuật Cổn Đăng việc kế thừa DSVHPVT sẽ khắc ghi hình ảnh và dấu ấn riêng biệt của từng quốc gia, qua đó tạo nên ấn tượng, nền tảng văn hóa, lịch sử riêng với bạn bè thế giới, mang đến một nguồn phát triển kinh tế đầy tiềm năng
Là một loại hình nghệ thuật múa, DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng, đã trở thành một phần không thể tách rời trong văn hóa đại chúng Trung Quốc đối với mỗi người dân, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, lễ chùa ở vùng Giang Nam, Trung Quốc Năm 2012, ông Uông Diệu Lâm, sinh vào tháng 4/1945, là người dân tộc Hán, được chọn làm người kế thừa “Cổn Đăng Dư Hàng” Được sinh ra trong một gia đình có truyền thống với loại hình nghệ thuật múa, kế thừa nét văn hóa đặc sắc của quê hương từ ông nội, cha và chú của mình, ông Uông không chỉ đề ra những đổi mới trong kỹ thuật múa mà còn tích cực thành lập nhóm múa nghệ thuật Cổn Đăng để tiến hành truyền đạt và giảng dạy, làm vực dậy ý chí văn hóa nghệ thuật đang dần bị mai một của gia đình Nỗ lực không ngừng nghỉ của ông đã giúp cho nghệ thuật văn hóa truyền thống “Cổn Đăng Dư Hàng” tiếp tục được kế thừa và phát triển
Hình 2 Chứng nhận đại diện kế thừa hạng mục DSVHPVT cấp quốc gia của ông Uông Diệu Lâm
Nói chung, sự kế thừa DSVHPVT đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực từ mọi tầng lớp trong xã hội, từ cộng đồng đến chính trị và các tổ chức văn hóa Chỉ thông qua những nỗ lực kết hợp này, di sản văn hóa có thể được bảo tồn và kế thừa cho các thế hệ mai sau.
Sự phát triển của DSVHPVT
Xuất phát từ quan niệm, nhu cầu và thực tiễn phát triển của các quốc gia ngoài châu Âu, hiện nay, khái niệm phát triển không còn được hiểu là sự thay đổi tuyến tính một cách thống nhất và toàn diện Thay vào đó, phát triển được nhận định là một hình thức đa dạng, tồn tại ở các xã hội khác nhau với các quan điểm truyền thống khác nhau, liên kết và phù hợp với bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Trong nhận thức và cách tiếp cận mới này, di sản văn hóa và phát triển là hai khía cạnh có thể song hành, hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phục vụ nhu cầu hiện tại và hướng tới tương lai
Nhìn từ góc độ của các cộng đồng chủ nhân di sản, sự phổ biến rộng rãi của các diễn ngôn về DSVHPVT và phát triển, ngày càng nhiều các DSVHPVT được công nhận, xếp hạng, đã giúp họ có cách nhìn mới về sản phẩm tinh thần này, càng củng cố niềm tin, ngày một tự hào, nâng cao nhận thức về giá trị mà họ đang nắm giữ và thực hành Đó cũng chính là chất xúc tác để nhiều nhóm cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển DSVHPVT một cách tự nguyện (dẫu điều đó có thể không mang lại lợi ích về mặt kinh tế)
Tại thế vận hội Olympic Bắc Kinh lần thứ 29 vào ngày 8 tháng 8 năm 2008, điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đã trở thành tiết mục dân gian duy nhất của tỉnh Chiết Giang đến Bắc Kinh để tham gia buổi biểu diễn trước lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Tháng 2 năm 2010, Văn phòng Tuyên truyền Thành ủy Hàng Châu, Khu Dư Hàng tổ chức dự án Cổn Đăng Dư Hàng di sản văn hóa phi vật thể Hàng Châu lần đầu tiên đến Nam bán cầu để giao lưu văn hóa ngay dịp kỷ niệm lần thứ 11 Lễ hội đèn lồng New Zealand Cũng trong năm đó, ngay tại buổi diễu hành trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm Thế giới Thượng Hải đã diễn ra tại Khu triển lãm Thế giới Thượng Hải, gần 20 cô gái đến từ đội múa Cổn Đăng Dư Hàng, Hàng Châu đã biểu diễn tiết mục Cổn Đăng
Dư Hàng, thu hút du khách trong và ngoài nước đến xem Tuy một thời đỉnh cao là vậy, dựa trên kết quả khảo sát năm 2015 của một số nhà nghiên cứu khoa học tại Quảng trường Nhân dân, Bảo tàng, Quảng trường Vũ Lâm, Thư viện và một vài nơi khác, mức độ nhận biết của công chúng đối với DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng đã ở mức thấp báo động (陈杭瑞 & 梅燕玲, 2015) Nhận thức được sự yếu kém trong quá trình truyền đạt tinh hoa của bộ môn nghệ thuật này cho thế hệ mai sau, Trung Quốc đã nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng những giải pháp và tiến hành thực hiện nhằm xúc tiến DSVHPVT này song hành cùng sự phát triển của con người và thời đại Đơn cử phải kể đến “Cuộc thi Cổn Đăng” được tổ chức vào nửa cuối năm 2019 tại Dư Hàng, đây là một trong chuỗi các hoạt động nhằm kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhằm thúc đẩy kế thừa và phát triển dự án DSVHPVT quốc gia Cổn Đăng Dư Hàng Bên cạnh đó, theo đề xuất nghiên cứu giải pháp đưa DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng vào trong giảng dạy được đưa ra trước đó (罗鹏, 2019), năm 2022, Hiệp hội bảo vệ DSVHPVT tỉnh Chiết Giang đã ban hành “Thông báo công bố cơ sở giảng dạy kế thừa vũ điệu truyền thống”, áp dụng tại trường Nhân văn và Ngoại ngữ thuộc Đại học
Hình 3 Các nghệ nhân đang biểu diễn trong “Cuộc thi Cổn Đăng”
Qua đó, sự phát triển của DSVHPVT luôn gặp không ít khó khăn và trở ngại, nhất là trong bối cảnh thời đại đầy biến động như hiện nay Vì vậy, việc phát triển
DSVHPVT một cách hiệu quả cần có một kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể để tăng cường các vai trò huyết mạch của DSVHPVT trong xã hội
Tóm lại, DSVHPVT là tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của một dân tộc, là biểu tượng cho bản sắc riêng biệt, là sợi dây kết nối cộng đồng và là nguồn động lực cho sự phát triển chung Vì thế, việc kế thừa và phát huy DSVHPVT là một trách nhiệm chung của mỗi cá nhân và toàn xã hội, là yếu tố thiết yếu giúp giữ gìn nét đẹp văn hóa củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy sự phát triển bền vững Nhờ đó, những giá trị tinh hoa dân tộc sẽ không bị mai một mà còn được bảo tồn và phát huy, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Tuy vậy, việc phát triển DSVHPVT vẫn còn một số trở ngại, vì thế chúng ta cần một kế hoạch cụ thể, cùng sự chung tay góp sức của cả cộng đồng để phát triển những DSVHPVT dân tộc một cách hiệu quả.
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIỆU MÚA CỔN ĐĂNG DƯ HÀNG VÀ S Ự KẾ THỪA CỦA ĐIỆU MÚA CỔN ĐĂNG DƯ HÀNG 14 2.1 Nguồn gốc của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
Phòng tránh nạn cướp biển
Người xưa kể rằng ngành sản xuất muối là nguồn thu nhập chính của địa phương và đã thúc đẩy thương mại phát triển nhanh chóng tại Dư Hàng thời bấy giờ
Tuy nhiên, cướp biển xuất hiện thường xuyên ở các vùng duyên hải, khiến khu vực này trở nên bất ổn và hỗn loạn Người dân địa phương tin rằng chỉ có cơ thể khỏe mạnh và võ nghệ cao cường thì mới đủ sức chiến đấu chống lại bọn cướp biển Có một người thợ thủ công lành nghề, thường xuyên đan lát tre nứa, hiểu biết rất rõ tính dẻo dai của tre Người thợ khéo léo này đã chẻ tre thành từng nan, vút nhọn rồi đan thành một quả cầu rỗng lớn, ở trung tâm khối cấu cũng được gắn một chiếc đèn tre nhỏ hình cầu, có đốt nến bên trong, khi múa sẽ bắt gặp khung cảnh dập đèn ánh nến, nên mới gọi là “Cổn Đăng”, sau khi đan dệt xong, người thợ đã biên đạo một “vũ đạo” võ thuật đặc biệt kết hợp với loại đèn lồng này và truyền thụ cho những người dân địa phương
Dân làng rất thích thú và bắt đầu học hỏi từ người thợ thủ công nọ, đồng thời nâng cao sức khỏe để chống lại bọn cướp biển Từ đó tục lệ múa đèn lồng được lưu truyền trong dân gian.
Xuất phát từ điệu Na Vũ ( 傩舞 )
Theo truyền thuyết vạn vật trong dân gian đều có các vị thần tương ứng cai quản, vị thần phụ trách thủy lợi lúc bấy giờ được gọi là Nhị Lang Thần Vào thời cổ đại, do bị ảnh hưởng bởi thủy triều lớn của Vịnh Hàng Châu, lũ lụt ven bờ sông Tiền Đường khiến hiện tượng vỡ đê liên tục xảy ra Khi đê vỡ, nước tràn khắp nơi, người dân sống ven bờ sông lâm vào cảnh khốn khó
Sau sự kiện trên lại có con rồng đến quấy phá, Nhị Lang Thần được lệnh tấn công nó, khuất phục con rồng độc ác và cũng mang một viên bảo châu của nó về làm chiến lợi phẩm Viên bảo châu này rất được Ngài yêu thích
Về sau để cầu xin sự phù hộ của Nhị Lang Thần, các vũ công đã thực hiện buổi lễ Na (傩仪) 2 đeo lên những chiếc mặt nạ của vị thần và nhảy điệu Na Vũ, tuy vậy viên bảo châu độc nhất vô nhị của thần khó lòng sao chép được Vì vậy, người ta đã thay thế nó bằng những quả cầu được đan từ tre, sau đó thắp nến từ bên trong, bằng cách này, ánh sáng lung linh từ loại đèn này tựa như viên bảo châu Ban đầu, Cổn Đăng có kích thước khá khiêm tốn Dân chúng cảm thấy loại đèn này quá nhỏ, không đủ hoành tráng so với viên bảo châu của thần, vì thế họ quyết định làm chúng lớn hơn để thể hiện sức quyến rũ của viên bảo châu một cách chân thực nhất Vì vậy, “Vũ điệu Cổn Đăng Nhị Lang Thần” đã trở thành nghi thức chính thức để cầu nguyện phước lành từ vị thần.
Xuất phát từ hội chùa
Hàng Châu là kinh đô của Nam Tống, cũng chính là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa đương thời, vì thế Phật giáo và Đạo giáo phát triển vô cùng mạnh mẽ, chùa chiền và Đạo quán có ở khắp mọi nơi Các vị hoàng đế thường xuyên viếng thăm nhiều ngôi chùa khác nhau, thắp hương và thờ cúng Phật, quan chức và người dân cũng từ đó mà noi theo, từ đó những ngày hội chùa lại ngày càng phổ biến hơn
Hội chùa Hàng Châu thường được tổ chức vào ngày sanh thần và thăng thiên của các vị Bồ Tát, ở xung quanh các chùa chiền, miếu thờ dành để thờ cúng cho các vị thần, nhằm thu hút các tín đồ tôn giáo Đây là một trong những hoạt động mang đậm chất tín ngưỡng dân gian truyền thống của Trung Quốc
Hoạt động ở hội chùa có thể được chia thành hai loại: Một là 坐会 (tạm dịch:
“Tọa hội”) 3 , hai là 巡会 (tạm dịch: “Tuân hội”) 4 , còn được gọi là 迎神赛会 (tạm dịch:
Khi buổi lễ rước thần bắt đầu, tám người sẽ tiến hành khiêng kiệu và một số người khác sẽ dọn đường để nghênh đón Bồ Tát Ngoài ra, để bày tỏ lòng thành kính
2 Một tập tục cổ, nghi thức xua đuổi các loài quỷ mang bệnh đến, thường được thực hiện lúc giao thừa
3 Tổ chức các nghi lễ cố định xung quanh đền thờ như đọc kinh, cầu nguyện thần linh, ca tụng công đức của các vị thần, v.v
4 Chỉ các hoạt động diễu hành, nghênh đón thần linh “đi dạo” nhân gian với thần và tăng thêm bầu không khí nhộn nhịp người ta đã tạo ra Cổn Đăng và kết hợp biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc như múa điệu Cổn Đăng vào đám rước để dọn đường diễu hành; Cổn Đăng ra đời từ đây.
Lịch sử hình thành và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
Cổn Đăng Dư Hàng bắt nguồn từ nền văn hóa Lương Chử 5000 năm trước của Trung Hoa Cùng với sự phát triển của nền văn minh nguyên thủy, đến năm 222 TCN, sau khi nhà Tần hoàn toàn thống nhất lãnh thổ Trung Hoa, nghệ thuật dân gian từng bước ra đời Sau khi định đô ở Hàng Châu vào thời Nam Tống, nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của Phật giáo, Đạo giáo, vì vậy việc xây dựng chùa chiền ở Hàng Châu trở nên rất phổ biến, thúc đẩy sự tăng trưởng của các loại lễ hội và một số nghệ thuật dân gian, Cổn Đăng Dư Hàng từ đó được sáng tạo nên Lúc bấy giờ nghệ thuật dân gian này được coi là một hoạt động diễu hành hết sức quan trọng, thường xuyên biểu diễn trong lễ hội, thường có mấy chục đến hàng trăm nghệ nhân tham gia Phạm Thành Đại, một nhà thơ thời Nam Tống, từng mô tả về Cổn Đăng trong bài thơ ngũ ngôn “上元纪吴中节物俳谐体三十二韵”(phiên âm: “Thượng nguyên kỷ ngô trung tiết vật bài hài thể tam thập nhị vận”) như sau: “掷烛腾空稳,推 球滚地轻” (tạm dịch: “Những ngọn nến bay cao nhịp nhàng, bóng sau khi được đẩy sẽ lăn nhẹ trên mặt đất”) Thuở bấy giờ, Cổn Đăng được sử dụng trong ngày lễ Nguyên Tiêu (còn gọi là Lễ hội đèn lồng) hay lễ hội chùa, bất kể già trẻ lớn bé hoặc nam hay nữ sẽ cùng nhau thắp lên ngọn đèn cát tường mang đến niềm hy vọng mưa thuận gió hòa, đất nước thịnh vượng và thái bình (黄德灿 & 枚影, 2002)
Vào thời nhà Minh, vùng duyên hải phía đông Trung Hoa bị bọn cướp biển hoành hành, náo loạn, chúng thường xuyên cướp bóc, phá hoại của cải, giết hại người dân Dư Hàng cùng với khu vực xung quanh Để diệt bọn giặt lùn hung bạo, triều đình đã lệnh biến Dư Hàng làm khu vực trọng địa chống cướp biển, rất nhiều quân lính đã đóng quân ở đây Khi đó, Cổn Đăng Dư Hàng chính là một loại phương thức huấn luyện khá phù hợp cho việc rèn luyện thân thể, tăng cường sức lực do đặc trưng khá nặng của loại đèn, về sau để tăng độ khắc nghiệt cho quá trình huấn luyện, bên trong đèn còn được treo thêm đá hoặc sắt làm thành bóng, 武灯 (tạm dịch: “Đèn võ”) cũng được ra đời từ đây Đến thời nhà Thanh, theo tài liệu lịch sử ghi lại năm đó, sau khi quân đội Thái Bình hành quân từ Thượng Hải đến Dư Hàng, Hàng Châu, người dân địa phương bày tỏ tình cảm chào đón và vui mừng thông qua Cổn Đăng Dư Hàng, 沪 城岁时行歌 (tạm dịch: “Bài ca mùa hành quân ở thành phố Thượng Hải”) đã ghi lại cảnh tượng náo nhiệt lúc đó “艳说年半五谷登龙蟋九节彩云燕,瞥如声涌惊涛沸火 树千条拖滚灯” (tạm dịch: “Nửa năm vui tươi, ngũ cốc chín mùa, dế rồng chín đốt, mây ngũ sắc và chim én hòa quyện với nhau, thoáng qua như tiếng sóng nước dữ dội sôi sục tựa ngọn đuốc nổi lên ngàn sợi dây kéo Cổn Đăng”)
Cuối thời nhà Thanh, cục diện đất nước hỗn loạn, các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng bước vào thời kì đóng băng Cổn Đăng Dư Hàng hầu như chỉ xuất hiện trong các dịp tết Nguyên Tiêu và Tết Nguyên đán Sau đó Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, Hàng Châu rơi vào tay giặc, người dân địa phương không còn tâm trí tổ chức biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động giải trí khác mà phải chuyên tâm kháng chiến cứu nước Sau khi kháng chiến thắng lợi, nội chiến, lạm phát và các bất ổn xã hội khác lại bùng nổ khiến cuộc sống của người dân Dư Hàng ở Hàng Châu gặp nhiều khó khăn, hoạt động lễ hội và văn nghệ cũng vì thế mà trì trệ, mất hút Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập, nhà nước bắt đầu coi trọng phát triển kinh tế cũng như khôi phục các hoạt động văn hóa truyền thống đã bị mai một Điều này đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng địa phương, giúp Cổn Đăng Dư Hàng một lần nữa tỏa sáng Tuy vậy, ánh sáng ấy lại lần nữa bị vụt tắt khi phong trào chính trị Đại Cách mạng Văn hóa diễn ra, gây ra nhiều biến động tiêu cực, Cổn Đăng Dư Hàng lại một lần nữa bị cấm
Sau khi cải cách kinh tế, nắm bắt thời cơ tốt, các nhà chức trách đã triển khai khôi phục và phát huy các hoạt động văn nghệ nghệ thuật dân gian truyền thống Sau khi cân nhắc về nhiều mặt, Cổn Đăng Dư Hàng đã một lần nữa được xuất hiện trước công chúng, đồng thời thành lập đội ngũ Cổn Đăng Dư Hàng, trở thành một loại hình văn hóa đặc sắc của địa phương Trong hơn 800 năm phát triển, Cổn Đăng Dư Hàng từng đứng trên đỉnh cao phát triển, nhưng cũng có lúc suy thoái, thậm chí là biến mất khỏi công chúng, và giờ đây được bảo tồn để kế thừa và phát triển, đã trở thành đại diện văn hóa có bề dày nhất của khu vực Hàng Châu, nó gửi gắm kỳ vọng tốt đẹp của con người trong hàng nghìn năm qua, thúc đẩy giao lưu giữa người với người và góp phần quảng bá nền văn hóa
Trong quá trình hình thành và phát triển, Cổn Đăng Dư Hàng dần hình thành một phong cách biểu diễn độc đáo của riêng họ kết hợp cùng nhiều động tác thể thao, khiêu vũ hiện đại Những thay đổi này mang lại cho điệu múa này một diện mạo hoàn toàn mới, tuy táo bạo nhưng tinh tế, vừa phóng khoáng lại trang nghiêm, trong nét mạnh mẽ được điểm mềm mại Khi biểu diễn trên sân khấu, hình thức biểu diễn truyền thống cũng được thay thế bằng một phong cách hiện đại hơn, đồng thời lồng ghép các loại Cổn Đăng lớn và nhỏ, vai trò trình diễn đa phần do các nghệ sĩ nữ đảm nhận Nhờ đó, Cổn Đăng Dư Hàng vừa toát lên sự khỏe khoắn, mạnh mẽ của người đàn ông thông qua chiếc Cổn Đăng lớn, đồng thời làm nổi bật sự duyên dáng, mềm mại của người phụ nữ thông qua chiếc Cổn Đăng nhỏ, đạt đến một tầm cao mới về kỹ thuật, kỹ xảo và hiệu ứng hình ảnh.
Nét đặc sắc và giá trị cốt lõi của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
2.3.1 Nét đặc sắc của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
Theo nhịp bước của thời đại, từ một vật thể vô tri, Cổn Đăng đã từng bước phát triển thành một điệu múa đầy sức sống, sử dụng Cổn Đăng làm chủ đạo
Cổn Đăng, linh hồn của điệu múa, là một loại đèn có dạng hình cầu được tạo thành từ 12 nan tre, tùy vào mục đích sử dụng mà đèn được đan một hoặc nhiều lớp, với những kích thước khác nhau, từ nhỏ, trung bình đến lớn Loại đèn lồng lớn và nhỏ lần lượt có đường kính dài khoảng 115 cm và 95 cm, vị trí trung tâm đèn thường được lồng vào một loại Cổn Đăng nhỏ hơn rồi treo nến ở trong nó Cổn Đăng nhỏ được lồng vào trong thường có hai loại: loại được bọc bên ngoài bằng lụa đỏ được gọi 文灯 (tạm dịch: “Đèn văn”), nặng tầm 20 kg, chủ yếu do các nữ nghệ nhân biểu diễn; còn loại được bọc bằng lụa đen gọi là 武灯 (tạm dịch: “Đèn võ”), nặng tầm 60 kg, do những người đàn ông phụ trách biểu diễn Cổn Đăng lớn vòng ngoài thường không được bọc lụa Khi múa, quả cầu và nến bên trong lăn tròn theo động tác của người biểu diễn, phát ra ánh sáng nhấp nháy đẹp mắt, hình thành nên hình ảnh một chiếc đèn đang lăn, nên người xưa gọi là “Cổn Đăng” Nguyên lý cấu tạo của DSVHPVT này gần giống với
“con quay hồi chuyển” trong vật lý hiện đại, có thể đảm bảo rằng khi đèn xoay, nến luôn hướng lên trên, không bị lật hay tắt Đèn võ đa phần được sử dụng trong các dịp lễ hội dân gian trên đường phố, là biểu tượng của sự sung túc, trù phú của người dân và địa phương, nhưng không mang lại giá trị biểu diễn cao, trái ngược với đèn văn
Hình 4 Đèn võ và đèn văn được các nam nghệ nhân trình diễn
Nhờ sự đa diện trong phong cách biểu diễn kết hợp linh hoạt giữa các động tác múa uyển chuyển cùng kỹ thuật thể thao dứt khoát, điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng không chỉ phản ánh nét đặc sắc của văn hóa dân gian, mà còn thể hiện sự sáng tạo và đổi mới trong nghệ thuật biểu diễn
Trước đây, Cổn Đăng Dư Hàng từng có một phong cách biểu diễn truyền thống, người nghệ nhân có thể lựa chọn hình thức độc diễn hoặc cùng nhau đồng diễn
9 bộ với 27 động tác Tuy nhiên trong những năm gần đây, trải qua nhiều quá trình kế thừa, đổi mới và sáng tạo không ngừng, vũ điệu này đã phát triển thêm nhiều phong cách biểu diễn khác nhau, phù hợp với tình hình số lượng nghệ nhân nữ ngày một gia tăng
2.3.1.1.1 Phong cách truyền thống Đây là phong cách thể hiện vẻ đẹp nguyên bản nhất của Cổn Đăng Dư Hàng, được bảo tồn và lưu truyền qua nhiều thế hệ Trong những buổi biểu diễn ngày trước đòi hỏi phải do nghệ sĩ nam cầm trịch, bởi lẽ người nghệ sĩ sẽ lấy cơ thể mình làm trục trung tâm, tung quả bóng tre “Đèn võ” nặng hàng chục ký xung quanh mình tựa như một quả bóng cao su, Cổn Đăng di chuyển xung quanh nghệ sĩ như thể hổ mọc thêm cánh, vừa duyên dáng mà lại đầy khí thế Phiên bản truyền thống này mang đậm đà bản sắc dân tộc Trung Hoa, hòa cùng giá trị thể thao đặc sắc, thể hiện khí chất mạnh mẽ của những người đàn ông Khí thế sôi động đặc trưng của Cổn Đăng Dư Hàng càng hùng hồn, uy dũng hơn khi được biểu diễn trong hoạt động diễu hành trong Lễ hội đèn lồng Những động tác mang đặc trưng truyền thống phải kể đến 金球缠身 (tạm dịch:
“Kim cầu quấn thân”), 金猴戏球 (tạm dịch: “Khỉ vàng chơi bóng”), 旭日东升 (tạm dịch: “Mặt trời mọc đằng Đông”), 苏秦背剑 (tạm dịch: “Tô Tần mang ấn kiếm)”, 霸 王举鼎 (tạm dịch: “Bá Vương nâng vạc”), 白鹤生蛋 (tạm dịch: “Hạc trắng đẻ trứng”), 张飞跨马 (tạm dịch: “Trương Phi cưỡi ngựa”), 乌龙扫地 (tạm dịch: “Ô long giáng thế”), v.v… Tuy đa dạng là vậy nhưng phong cách này vẫn còn nhiều hạn chế để mang lên sân khấu biểu diễn
Dựa trên nền tàng của phong cách biểu diễn truyền thống, một phiên bản khác sử dụng những loại Cổn Đăng nhỏ và nhẹ hơn “đèn văn” của Cổn Đăng Dư Hàng được sáng tạo thêm nhằm tôn vinh sự mềm mại, thanh thoát, nữ tính của người phụ nữ vùng Giang Nam, nhân tố đã bị bỏ qua và quên lãng trong quá khứ Những nữ nghệ nhân phụ trách biểu diễn là đại diện cho phái yếu, vì thế cũng sẽ có những thay đổi cho phù hợp, theo đó mỗi người nghệ nhân khi biểu diễn đều cầm trên tay một Cổn Đăng, kết hợp với vũ đạo sẽ giúp màn trình diễn cân đối, hài hòa hơn, mang đến một hiệu ứng khá nịnh mắt
Trong khâu biên đạo các động tác, nhiều kỹ thuật và phương pháp biểu diễn kịch nghệ trên sân khấu đã được áp dụng 插秧步 (tạm dịch: “Bước cấy mạ”) được chọn làm động tác mở màn, sau đó chèn thêm các động tác nhảy như 流星灯(tạm dịch:
“Đèn sao băng”), 甩手灯 (tạm dịch: “Đèn vung tay”), v.v và sử dụng một số kỹ thuật kịch nghệ như 风火轮 (tạm dịch: “Vòng xoay gió lửa”), 大甩腰 (tạm dịch: “Xoay eo”) và nhiều động tác khác, giúp thể hiện sự mềm mại và uyển chuyển của phụ nữ một cách trọn vẹn
Trong những năm gần đây, người nghệ nhân biểu diễn đã không còn giới hạn chỉ nam giới hay nữ giới, mà cả thiếu niên và cả học sinh võ thuật đều có thể tham gia, Cổn Đăng vì thế cũng được cải tiến để đa dạng hóa đối tượng biểu diễn Nét đẹp mềm mại, uyển chuyển của người phụ nữ là sự bù trừ hoàn hảo cho cái nặng nề của Cổn Đăng do các nam nghệ nhân sử dụng, trong khi thiếu niên mang đến một màn biểu diễn hoạt bát, vui vẻ, tràn trề sức sống, kết hợp các động tác võ thuật đẹp mắt, khiến cho tính kỹ xảo và thưởng thức của vũ đạo được nâng lên một tầm cao mới, làm phong phú thêm cho hình thức nghệ thuật múa Cổn Đăng Dư Hàng (贺月甜, 2016)
Theo đó, phong cách biểu diễn của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đã hình thành các quy tắc nghiêm ngặt riêng biệt, trong đó có 9 bộ bao gồm 27 động tác như 缠腰翻
滚 (tạm dịch: “Cuộn eo lăn mình”), 鹧鸪冲天 (tạm dịch: “Đa đa ngút trời”), 蜘蛛吐
丝 (tạm dịch: “Nhện nhả tơ”), v.v Các nghệ nhân biểu diễn cũng phải tuân thủ một quy trình biểu diễn cố định: Trước tiên hai người sẽ thực hiện 抱灯 (tạm dịch “Bế đèn”), từ hai hướng trái phải của sân khấu tiến vào giữa khu vực biểu diễn với động tác 猛虎跳
涧 (tạm dịch: “Mãnh hổ vượt thác”) Sau đó, một nghệ nhân sẽ độc diễn một bộ động tác rồi nhanh chóng rời sân khấu và chuyển cảnh, người biểu diễn tiếp theo sẽ thực hiện bộ động tác thứ hai Nhện nhả tơ, và 21 động tác còn lại cứ thế sẽ lần lượt được thể hiện bởi bảy người còn lại Khi thực hiện động tác 开荷花 (tạm dịch “Hoa sen nở”), ba người cầm đèn di chuyển thành một vòng tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với tiết tấu giống nhau, còn vòng ngoài của vòng tròn được bao quanh bởi một đội hình khoảng 30 đến 40 người di chuyển theo chiều kim đồng hồ, tạo hiệu ứng chồng chồng lớp lớp Động tác cuối cùng đánh dấu kết thúc buổi trình diễn chính là 荷花争放 (tạm dịch: “Hoa sen đua nở”)
Thực trạng kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhất mạch tương thừa, trải qua hơn 800 năm phát triển, Cổn Đăng Dư Hàng đã tiếp thu tinh hoa sáng tạo của người dân qua các thời đại khác nhau Tuy nhiên, trái đất luôn xoay, vạn vật luôn đổi, nếu không thay đổi sẽ bị thay thế, vì vậy DSVHPVT Cổn Đăng
Dư Hàng cần phải hội nhập với sự phát triển của các thế hệ mới trong kỷ nguyên Xã hội chủ nghĩa mới của Trung Quốc Thực trạng kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng được thể hiện qua bảng dưới đây
2006 Cổn Đăng Dư Hàng được Hội đồng Nhà nước đưa vào danh sách là
DSVHPVT quốc gia đợt đầu tiên
2011 Sở văn hóa tỉnh Chiết Giang xây dựng phương án bảo tồn DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng, chỉ đạo công tác bảo vệ Cổn Đăng Dư Hàng trong 5 năm tới
2014 Nhóm trung tâm văn hóa quận Dư Hàng tiến hành quay hình phim truyện bảo tồn DSVHPVT “Giải cứu Cổn Đăng Dư Hàng”
2015 Cộng đồng Tây An đã đặc biệt mở nhà triển lãm văn hóa Cổn Đăng Dư
Hàng, nhằm quảng bá và thể hiện toàn diện sức quyến rũ của DSVHPVT này
2016 Các quỹ đặc biệt được cấp phép cho người kế thừa DSVHPVT Cổn Đăng
Dư Hàng, đồng thời các trường đại học bắt đầu triển khai công tác đào tạo bảo vệ DSVHPVT
2019 Nhà văn hóa khu Dư Hàng thành phố Hàng Châu giành được tư cách đơn vị bảo tồn dự án Cổn Đăng Dư Hàng
2023 Đơn vị bảo tồn ban đầu của Cổn Đăng Dư Hàng có sự thay đổi lớn về tính chất đơn vị, cơ cấu, không đáp ứng đủ điều kiện cơ bản của một đơn vị bảo tồn, xác định lại đơn vị bảo tồn là Nhà văn hóa quận Lâm Bình thành phố Hàng Châu
Bảng 1 Tình hình kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng (từ 2006-hiện nay)
Từ bảng trên, có thể thấy được, từ năm 2006, sau khi Cổn Đăng Dư Hàng được liệt vào dự án DSVHPVT cấp quốc gia đợt đầu, những năm gần đây nhà nước ngày càng coi trọng DSVHPVT, ban hành các văn kiện, các tỉnh, thành phố cũng tích cực hưởng ứng, không ngừng ban hành các chính sách địa phương mới Việc ban hành các văn kiện quốc gia này đã thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của Cổn Đăng Dư Hàng và các dự án DSVHPVT khác
Tuy đã nỗ lực quảng bá nhằm tăng tính phổ biến, vào năm 2015 một số nhà nghiên cứu đã thiết kế một bảng câu hỏi và khảo sát tại Quảng trường Nhân dân, Bảo tàng, Quảng trường Vũ Lâm, Thư viện và những nơi khác, và nhận được 436 bảng câu hỏi hợp lệ Cuộc khảo sát này mang tính tương đối phổ biến và đại biểu Thông qua các cuộc khảo sát này, chủ yếu là để nắm rõ tình hình hiểu biết của công chúng về điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng và liệu việc thực hiện các biện pháp bảo vệ mà Chính quyền địa phương Dư Hàng đã triển khai có thực sự phổ biến hay không Thông qua việc phân tích kết quả khảo sát, người ta thấy rõ rệt rằng tình hình kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng của người dân đang đi xuống cực kỳ nghiêm trọng, điều này cũng phản ánh lên vấn đề hiện nay mọi người đang đơn giản hóa chế độ kế thừa điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, nói nôm na là mọi người xem việc kế thừa DSVHPVT này hoàn toàn không quan trọng Trong bảng câu hỏi khảo sát, đối tượng được chia thành năm nhóm tuổi cụ thể: dưới 20 tuổi, 20-30 tuổi, 31-40 tuổi, 41-50 tuổi và trên 50 tuổi Ngoài ra, người nghiên cứu đã phân thành hai mục so sánh giữa “Có nghe nói đến nhưng không tìm hiểu” và “Chưa bao giờ nghe nói đến” về Cổn Đăng Dư Hàng ở các nhóm tuổi khác nhau Kết quả thu được khiến nhà nghiên cứu khá bất ngờ, vì trong 100 bảng khảo sát về Cổn Đăng, đã có 46 người dưới 20 tuổi, chiếm gần một nửa Điều này cho thấy trong số những người trẻ ở Dư Hàng, Cổn Đăng Dư Hàng đã dần rút khỏi cuộc sống của họ, và trong quá trình đó, vẫn thường nghe thấy nhiều thanh thiếu niên cảm thán: “Cổn Đăng là gì?”, “Hoàn toàn chưa nghe ai nói đến cả!” Chúng ta nên nhận thức được rằng câu nói này có ý nghĩa gì - nếu không có thế hệ trẻ tham gia vào đội ngũ kế thừa văn hóa, vậy thì sự sống còn và phát triển của Cổn Đăng Dư Hàng cũng sẽ mất đi tương lai
Hiện nay, người thừa kế chính thống cấp tỉnh và cấp quốc gia của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng chỉ có một mình ông Uông Diệu Lâm, 79 tuổi, hiện đã về hưu, ông vẫn truyền dạy DSVHPVT này cho con cháu đời sau Ông chủ yếu phụ trách triển khai các hoạt động kế thừa tại nhà văn hóa, quảng trường, v.v., tổ chức và tham gia các triển lãm DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng, ngoài ra ông còn đến các trường học và các vùng sâu vùng xa để giảng dạy và truyền tập Được biết con trai của ông, Uông Vĩnh Hoa, vẫn được kế thừa nghệ thuật Cổn Đăng Dư Hàng, nhưng hiện vẫn chưa được công nhận
Phải thừa nhận rằng, sự kế thừa và quảng bá của Cổn Đăng Dư Hàng đã tạo ra một ảnh hưởng nhất định đến chính địa phương Dư Hàng Sự xuất hiện thường xuyên của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng trong các hội chợ, đền thờ truyền thống và các buổi Hình 6 Ông Uông Diệu Lâm, người thừa kế chính thức của Cổn Đăng Dư Hàng biểu diễn dân gian đã nâng cao sự hiểu biết về Cổn Đăng của người dân Dư Hàng lên một mức độ nhất định Tuy nhiên, phạm vi và mức độ công khai còn tương đối hạn chế, cộng thêm tác động của nghệ thuật hiện đại đối với nghệ thuật truyền thống, điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng không được hầu hết khách du lịch và người lao động nhập cư hiểu hết Chính vì điều đó, có thể thấy sự hiểu biết của mọi người về Cổn Đăng còn rất hạn chế, và mức độ tham gia vẫn cần phải được cải thiện
Cổn Đăng Dư Hàng ẩn chứa sức mạnh tinh thần to lớn, len lỏi vào đời sống người dân qua từng câu chuyện truyền thuyết, từng buổi biểu diễn hội chùa Ánh sáng lung linh huyền ảo của những chiếc đèn xoay thắp lên niềm tin hy vọng về cuộc sống an lành, sung túc Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cùng với sự sáng tạo của các nghệ nhân tài hoa, Cổn Đăng Dư Hàng dần khoác lên mình vẻ đẹp riêng biệt, độc đáo
Phong cách biểu diễn đầy sức hút với các động tác có kỹ thuật phức tạp, những bộ cánh rực rỡ sắc màu cùng giai điệu sôi động của các nhạc cụ dân tộc đã tạo nên sức sống mãnh liệt cho điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng Qua đó, ta nhận thấy giá trị văn hóa sâu sắc ẩn chứa trong DSVHPVT này
Dòng chảy thời gian luôn vận động không ngừng, đòi hỏi di sản cần có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng hiện đại Việc kế thừa và phát triển Cổn Đăng Dư Hàng tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng chính phủ và người dân vẫn đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp, nhằm đưa di sản này đến gần hơn với công chúng Họ như những ngọn lửa bất diệt, luôn cháy sáng với niềm tin và hy vọng, để chiếc đèn xoay này mãi khắc sâu trong lòng mỗi người dân.
VAI TRÒ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆU MÚA CỔN ĐĂNG DƯ HÀNG
Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong vấn đề kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
múa Cổn Đăng Dư Hàng
Trong giai đoạn Trung Quốc thời đại mới, nhiệm vụ kế thừa và bảo tồn Cổn Đăng Dư Hàng đã có sự phát triển nhất định Tuy nhiên, so với những năm trước, sau khi phát triển đạt đến đỉnh cao với Thế vận hội Olympic 2008, Hội chợ Triển lãm Thế giới và Lễ hội đèn lồng New Zealand 2010, DSVHPVT này có xu hướng bình ổn và không có những biến đổi vượt bậc nào trong những năm gần đây Nguyên nhân chủ yếu do những yếu tố sẽ được nhắc đến sau đây
3.1.1 Người thừa kế đương nhiệm không có người kế tục
Hiện nay, chỉ có ông Uông Diệu Lâm là người thừa kế chính thống được Nhà nước, ông còn mang quan niệm truyền thống chỉ truyền nghề lại cho con trai Tuy rằng con trai ông, Uông Vĩnh Hoa và các thế hệ nghệ nhân sau đều có niềm đam mê với nghệ thuật Cổn Đăng, nhưng họ không xem đó là nghề nghiệp chính và bản thân họ vẫn chưa được chính phủ công nhận Điều này chứng tỏ nếu Uông Diệu Lâm càng lớn tuổi, công tác truyền dạy nghệ thuật Cổn Đăng Dư Hàng sẽ ngày một khó khăn, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến DSVHPVT này bị thất truyền Vì vậy, sự thiếu hụt số lượng của những người kế nhiệm hiện nay rất đáng lo ngại
3.1.2 Kỹ thuật sản xuất Cổn Đăng chính thống ở Dư Hàng đang trên bờ vực thất truyền
Dựa trên cuộc điều tra về tình hình kỹ thuật sản xuất nghệ thuật Cổn Đăng ở
Dư Hàng năm 2019, Cổn Đăng chủ yếu có hai hình thức chế tác là làm bằng tre và nhựa Hiện tại, ông Mạc Đức Hưng là nghệ nhân chế tác Cổn Đăng bằng tre duy nhất tại quận Dư Hàng, hệ quả là số lượng cùng chất lượng Cổn Đăng có xu hướng thấp rõ rệt Một trong những nguyên nhân chính khiến việc học nghề làm Cổn Đăng gặp khó khăn là do của sự thiếu hụt nguồn tài liệu bản cứng, hình ảnh và video giảng dạy cũng khá hiếm Bên cạnh đó, sự cạnh tranh hiệu quả kinh tế khốc liệt từ các ngành nghề tiềm năng khác đã dẫn đến số lượng người kế thừa ngày càng ít đi Điều này phản ánh kỹ thuật sản xuất Cổn Đăng chính thống ở Dư Hàng hiện đang đứng trên bờ vực nguy hiểm, không có người học nghề và cũng không có hoạt động gia tăng độ nhận diện của nghề với công chúng
3.1.3 Tính đơn điệu trong hệ thống nhóm những người kế nhiệm của điệu múa
Dựa trên các bảng khảo sát các đặc trưng cơ bản trong quần thể những người kế nhiệm của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng năm 2019 (罗鹏, 2019, pp 44-54), có thể thấy: Tỷ lệ nam nữ trong lĩnh vực này không cân đối, phụ nữ chiếm đa số Nhóm người này chủ yếu tập trung vào giai đoạn trung niên đến cao tuổi từ 41-50, đa phần đều đã về hưu, lực lượng kế thừa thế hệ trẻ đang bị thiếu hụt trầm trọng Trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở lên trong quần thể chiếm khoảng 50%, chứng tỏ đội ngũ kế thừa này đều được giáo dục nhất định, nhưng những người có trình độ chuyên ngành chính quy đại học lại khá ít Ngoài ra, có một số người kế nhiệm không tích lũy đủ kiến thức về cái cốt lõi và nguồn gốc văn hóa của Cổn Đăng Dư Hàng, đồng thời, thời gian học nghề cũng khá ngắn dẫn đến hệ quả không có ý thức bảo tồn đối với những văn hóa truyền thống của quê nhà Bên cạnh kinh phí tham gia vào các hoạt động kế thừa của Cổn Đăng do chính phủ và nhà đầu tư cung cấp, có khoảng 29% số lượng người kế nhiệm lựa chọn tự bỏ tiền túi
Những số liệu này đều chứng tỏ kết cấu quần thể người kế nhiệm của Dư Hàng không hề đa dạng và phong phú, nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay thế hệ trẻ kế thừa DSVHPVT này quá ít, xã hội đương đại lại phát triển nhanh chóng, văn hóa phương Tây và các thể loại văn hóa khác liên tục được du nhập vào, Cổn Đăng Dư Hàng không còn là đích đến tiềm năng của mọi người
3.1.4 Giao lưu DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng bị suy yếu dần
Sau khi Cổn Đăng Dư Hàng tham gia biểu diễn kỷ niệm 50 năm thành lập vào những năm 1990, chính phủ đã xây dựng kế hoạch và biện pháp bảo vệ DSVHPVT này, và đào tạo một số đội biểu diễn điệu múa này tại Bảo tàng Văn hóa quận Dư Hàng, hàng năm phân bổ hàng trăm nghìn vốn để giúp truyền bá và giao lưu văn hóa Cổn Đăng Dư Hàng ở Thế vận hội, ra mắt Hội chợ Thế giới Thượng Hải, v.v Tuy nhiên trong những năm gần đây, Cổn Đăng Dư Hàng hiếm hoạt động giao lưu văn hóa với nước ngoài, hầu hết các buổi biểu diễn và giao lưu Cổn Đăng chỉ quanh quẩn trong quận Dư Hàng, các hoạt động đối ngoại đã giảm đáng kể Mức độ coi trọng và hỗ trợ chính sách của Chính phủ đối với Cổn Đăng Dư Hàng dần giảm xuống, điều này dẫn đến việc DSVHPVT này đang bị dậm chân tại chỗ trong công cuộc bảo tồn, kế thừa và phát triển.
Đề xuất giải pháp đổi mới và phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng
Việc kế thừa và phát triển điệu múa DSVHPVT cấp quốc gia này đòi hỏi một kế hoạch toàn diện và sự hợp tác chặt chẽ từ nhiều bên, bao gồm cả chính phủ, các tổ chức văn hóa, nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ, nghệ nhân và người dân Trong quá trình kế thừa, chúng ta không chỉ phải duy trì tính chân thực của Cổn Đăng Dư Hàng mà còn phải đổi mới nó, nhờ đó hình thành hệ thống kế thừa và bảo vệ hiệu quả Ở giai đoạn đầy biến động như hiện tại, Cổn Đăng Dư Hàng phải đối mặt với không ít những cơ hội và thách thức mới Để góp phần đẩy mạnh công cuộc kế thừa DSVHPVT này, đồng thời thổi một luồng gió mới cho phù hợp với hơi thở của thời đại, chúng tôi xin đưa ra những đề xuất cụ thể như sau
3.2.1 Cập nhật chính sách công nhận người kế thừa
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài Uông Diệu Lâm và Mạc Đức Hưng là hai người thừa kế được Nhà nước công nhận trong hạng mục điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng và chế tạc Cổn Đăng bằng tre, vẫn chưa xuất hiện một trường hợp được công nhận nào khác Điều này rất bất lợi trong công cuộc truyền bá rộng rãi DSVHPVT này Vì lẽ đó, điều cấp thiết lúc này là chính phủ cần ban hành một chính sách mới nhằm mở rộng phạm vi và điều kiện được công nhận làm người thừa kế cấp tỉnh và cấp thành phố, … và phổ biến rộng rãi chính sách này khắp cả nước để mỗi người có niềm đam mê và có năng lực trong bộ môn nghệ thuật này có thể nộp đơn xét duyệt
3.2.2 Đa dạng và hoàn thiện hóa quần thể những người kế nhiệm
Hiện nay, vấn nạn thiếu hụt số lượng người kế nhiệm trẻ tuổi đang ở mức đáng báo động Điều này đòi hỏi các bộ phận liên quan phải tăng cường, mở rộng các phương thức quảng bá Cổn Đăng Dư Hàng để thế hệ trẻ có thể dễ tiếp cận, thông qua các việc phát sóng trực tiếp trực tuyến, video ngắn, blog,… Đồng thời xoáy sâu vào những điểm khác biệt, độc đáo của Cổn Đăng Dư Hàng, từ đó tăng thêm sự tò mò và thích thú của thế hệ trẻ này Các đội ngũ có đủ năng lực đảm nhận trách nhiệm kế thừa sẽ tổ chức các buổi biểu diễn hoặc thuyết trình ở nhiều trường cao đẳng, đại học khác nhau để thu hút nhiều nguồn lực trẻ tham gia
Ngoài ra, cần nâng cao trình độ văn hóa của những người kế nhiệm, nâng tầm nhận thức mức độ quan trọng của công cuộc kế thừa và vai trò của chính họ trong công cuộc đó Vì vậy, cần tối ưu hóa cơ cấu những người kế thừa này bằng cách tổ chức các khóa đào tạo, bổ sung văn hóa, kiến thức về DSVHPVT vào nội dung đào tạo, để những người thừa kế hiểu rõ, sâu và rộng về DSVHPVT mà bản thân sẽ kế thừa, chứ không chỉ tập trung vào giá trị thể chất và nghệ thuật của nó, từ đó đào tạo ra những người kế nhiệm có đủ cả trình độ lẫn kinh nghiệm
3.2.3 Thành lập một quỹ bảo tồn chuyên biệt
Nếu tình trạng bị phớt lờ và không nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ càng kéo dài, sự phát triển của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng sẽ càng bị hạn chế và đình trệ Vì vậy, chính phủ nên cung cấp, hỗ trợ các cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết cho các hoạt động DSVHPVT này Đồng thời, xem xét thành lập quỹ bảo vệ đặc biệt dành riêng cho bộ môn nghệ thuật Ngoài ra, đối với những người kế thừa cũng như những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công cuộc kế thừa và phát triển Cổn Đăng Dư Hàng cũng sẽ được khen thưởng, tùy thuộc vào mức độ của thành tích
3.2.4 Xây dựng thương hiệu Cổn Đăng Dư Hàng
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của thị trường, sức mạnh của thương hiệu luôn ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và việc xây dựng thương hiệu có thể thúc đẩy hiệu quả công cuộc kế thừa và phát triển DSVHPVT Cổn Đăng Dư Hàng Trước hết, thiết kế logo thương hiệu Cổn Đăng Dư Hàng, bao gồm các yếu tố như hình dáng, kiểu chữ, bao bì, màu sắc , là yếu tố tiên quyết quyết định độ nhận diện của thương hiệu Cổn Đăng Dư Hàng Vì vậy, Cổn Đăng Dư Hàng nên thiết kế các biểu tượng hoặc hoa văn dựa trên những đặc điểm riêng biệt như hình dáng tròn đầy của Cổn Đăng, vừa đơn giản, lại dễ nhận diện và ghi nhớ hơn Thứ hai, Cổn Đăng
Dư Hàng cũng có thể trở thành mốt lấy tài nguyên DSVHPVT làm cốt lõi, hợp tác với một số thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như Starbucks, Nike, Adidas và các thương hiệu nổi tiếng khác để tạo thành các sản phẩm đồng thương hiệu như giày, túi xách, quần áo, Từ đó lan tỏa giá trị của Cổn Đăng Dư Hàng ngày càng phổ biến, nhờ đó hình thành một “thương hiệu thời trang” Cuối cùng, việc phát triển thương hiệu
Cổn Đăng Dư Hàng phải duy trì tính đa dạng và tính chân thực về văn hóa, tránh sử dụng thương hiệu quảng bá một cách vô tội vạ, làm mất đi giá trị và sức hấp dẫn của chính nó Tóm lại, việc xây dựng một thương hiệu nổi tiếng Cổn Đăng Dư Hàng là một quá trình lâu dài và phức tạp, nhưng đồng thời cũng chính là phương thức đẩy việc hiện thực hóa và truyền tải giá trị thương hiệu Cổn Đăng Dư Hàng một cách hiệu quả nhất hiện nay
Tóm lại, sự phát triển đổi mới và kế thừa Cổn Đăng Dư Hàng trong thời đại mới đòi hỏi sự nỗ lực và hỗ trợ chung của toàn xã hội Bằng cách kết hợp các yếu tố hiện đại, tăng cường hợp tác xuyên biên giới, thúc đẩy sự phát triển đổi mới của nghệ thuật Cổn Đăng Dư Hàng, mở rộng ảnh hưởng xã hội của DSVHPVT này và đi sâu nghiên cứu lý thuyết và phổ biến giáo dục về nó, đẩy mạnh giáo dục và tăng cường hỗ trợ chính sách, tin rằng nghệ thuật múa Cổn Đăng Dư Hàng sẽ tỏa sáng rực rỡ hơn trong thời đại mới
3.3 Vai trò của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đối với “Trung Quốc thời đại mới”
Cùng với sự hiện đại hóa của xã hội, cũng như đa dạng hóa trong phương thức giải trí, các lễ hội truyền thống hầu hết đã biến mất, Cổn Đăng Dư Hàng đang dần mất đi vị trí của mình trong bảng xếp hạng phổ biến trước công chúng, nhường chỗ cho các hình thức văn hóa giải trí phù hợp với thị hiếu của giới trẻ hiện đại Tuy nhiên, trọng trách của DSVHPVT này không vì thế mà suy giảm, mà ngược lại loại hình nghệ thuật này đang bắt đầu thích nghi và tìm kiếm thời cơ để chuyển mình một cách đầy ngoạn mục, một lần nữa thu hút sự chú ý của mọi người, kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống Trung Quốc với hình thức nghệ thuật độc đáo và nội hàm văn hóa sâu sắc Điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng là loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc dân gian DSVHPVT này sử dụng hình ảnh “đèn lồng lăn tròn” để đuổi theo ánh sáng và bóng tối, mang theo kinh nghiệm sống, tuyên bố lòng dũng cảm và sức mạnh, thể hiện niềm tin tâm linh, cảm xúc về trời cao và trái đất, thực sự đạt được tính thẩm mỹ của cuộc sống, giữ ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc, đóng vai trò cầu nối giữa bạn bè quốc tế thực sự cảm nhận được sức hấp dẫn của nghệ thuật múa dân gian Trung Quốc và văn hóa Chiết Giang Ngoài ra đây cũng là một môn thể thao dân gian truyền thống, có giá trị nghiên cứu văn hóa dân gian Trung Quốc nói chung và thể thao dân gian Trung Quốc nói riêng
Ngày nay, điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng không chỉ mang ý nghĩa thiết thực trong việc thờ cúng, chiêu đãi thần linh và thi đấu võ thuật mà còn thể hiện trong những nét nghệ thuật khu vực với thế giới dưới hình thức biểu diễn sân khấu Sự kết hợp giữa thiết kế sân khấu hiện đại và nghệ thuật Cổn Đăng đơn giản đã mang đến cho điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng một phong cách nghệ thuật kết hợp giữa cứng cáp và mềm mại, giữa sức mạnh và vẻ đẹp, thông minh và khí chất, mang đến một đại tiệc của âm thanh và hình ảnh xuất sắc Điệu múa truyền thống dân gian này còn có vai trò tiên quyết trong việc phát huy tính chủ quan văn hóa dân tộc và định hình hình ảnh quốc tế trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Việc xem xét, khám phá những phẩm chất nhân văn và kinh nghiệm kế thừa của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng dưới góc độ nhân học nghệ thuật không chỉ giúp tiếp nối sức sống của loại hình nghệ thuật dân gian này, mà còn góp phần kế thừa, đổi mới nền DSVHPVT của nước ta Giờ đây, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện, cuộc sống giải trí phong phú đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người dân Dưới sự lãnh đạo và ra mắt của đội múa Cổn Đăng cộng đồng, ngày càng có nhiều người tiếp xúc với phong tục dân gian này Điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đi vào cộng đồng dưới hình thức khiêu vũ thể dục để thúc đẩy sự phát triển của các môn thể dục thể thao quốc gia.
Liên hệ với phương pháp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia sở hữu gia tài DSVHPVT rất đồ sộ và phong phú, trong đó không thể không kể đến các điệu múa dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc và âm hưởng của địa phương Những DSVHPVT này là một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia và cũng là một biểu hiện quan trọng của sự đa dạng văn hóa của nhân loại
Tại Việt Nam, ở tỉnh Phú Thọ tồn tại một bộ hình nghệ thuật khá tương đồng với Cổn Đăng Dư Hàng, chính là DSVHPVT hát Xoan Đây là loại hình dân ca lễ nghi kết hợp hài hòa các yếu tố hát, múa, nhạc, đặc biệt trống, quạt và chén rượu là những đạo cụ không thể thiếu khi trình diễn hát Xoan Năm 2009, hát Xoan được chọn xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Năm 2011, loại hình nghệ thuật này có tên trong danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp Nhưng bất ngờ thay, không chấp nhận giá trị văn hóa sẽ bị biến mất mãi mãi, trong vòng 6 năm (2011-
2017) hát Xoan của Việt Nam đã trở thành trường hợp hiếm hoi đầu tiên có sự chuyển đổi đặc biệt từ Danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp sang Danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại Từ chỗ nguy cơ mai một chỉ với 7-8 nghệ nhân có kỹ năng trình diễn và thực hành đến 68 nghệ nhân cùng 34 câu lạc bộ với khoảng 1.500 thành viên yêu thích và trình diễn được hát Xoan, các nhà chức trách của địa phương đã thực hiện đầy đủ 3 điều sau: các nghệ nhân đã đào tạo được tầng lớp, thế hệ hát Xoan tại cộng đồng với số lượng đông đảo, câu lạc bộ hát Xoan liên tiếp được thành lập, các nhà chức trách, phục hồi các ngôi đình, miếu - không gian thực hành hát Xoan cổ
Với cách tiếp cận và giải quyết vấn đề hiệu quả như trường hợp trên, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố then chốt quyết định thành công của công cuộc bảo tồn và phát triển DSVHPVT là nên lấy yếu tố con người làm trung tâm, nỗ lực giải quyết các vấn đề nổi bật được người dân cùng quan tâm và không ngừng nâng cao ý thức tham gia, lợi ích và bản sắc của người dân, từ đó có thể phục hồi toàn vẹn DSVHPVT, đồng thời đổi mới, nhưng vẫn phải tôn trọng ý nghĩa cơ bản và phát huy giá trị đương đại của nó
Là hai nước đồng văn, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng trong việc bảo tồn và phát triển DSVHPVT Vì lợi ích chung là bảo tồn giá trị văn hóa của nhân loại và lợi ích riêng là giữ gìn bản sắc của dân tộc, hợp tác quốc tế là phương
Hình 7 Các nữ nghệ nhân trình diễn hát Xoan thức khá hữu ích để trao đổi, học hỏi trong việc bảo vệ DSVHPVT, chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp bảo vệ, cùng thúc đẩy công tác bảo vệ DSVHPVT Nhờ thế đôi bên cùng có lợi Thông qua trao đổi và học hỏi, chúng ta có thể nâng cao hiệu suất và hiệu quả bảo vệ và kế thừa, đồng thời truyền đạt lại những tinh hoa văn hoa ấy cho thế hệ tương lai, đồng thời tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy trao đổi văn hóa, nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng của người dân đối với nền văn hóa tương ứng của mỗi nước, giúp thúc đẩy quan hệ song phương cùng phát triển
Lấy con người làm trung tâm và hợp tác quốc tế là hai yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát triển DSVHPVT Bằng cách phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kinh nghiệm, chúng ta có thể bảo vệ thành công di sản văn hóa quý báu này cho thế hệ tương lai
Nhận thức được thực trạng kế thừa đáng báo động của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng, qua tìm hiểu chúng ta có thể nhận thấy những khó khăn trong việc bảo tồn DSVHPVT đặc sắc này xuất phát từ nhiều khía cạnh, nhưng vấn đề đáng lo ngại nhất chính là sự thờ ơ của giới trẻ đối với truyền thống nước nhà mà chạy theo những sự hiện đại của xã hội du nhập hiện nay Nhìn thấy được nguy cơ từ những nguyên nhân nói trên, nhà nước cùng lãnh đạo địa phương đã, đang và sẽ lần lượt đưa ra nhiều chính sách và phương án phát triển giúp điệu múa dân gian thu hút nhiều đối tượng, đặc biệt giới trẻ, đến tham gia học hỏi và góp phần gìn giữ DSVHPVT này Việc nâng cao hiểu biết của thế hệ sau về di sản Cổn Đăng Dư Hàng là mục tiêu mà các cấp lãnh đạo hướng đến Vì lẽ đó, nếu muốn nhận được sự phản hồi tích cực của mọi người, vai trò quan trọng của điệu múa Cổn Đăng Dư Hàng đối với văn hóa Trung Quốc nói chung và văn hóa địa phương nói riêng phải được làm rõ
Từ việc kế thừa di sản văn hóa của đất nước tỷ dân Trung Quốc, Việt Nam cũng có trách nhiệm gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa độc đáo và thú vị của mình Trong bối cảnh du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển, việc giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống đến bạn bè quốc tế là một cơ hội tuyệt vời để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới.