1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM - đề tài - BỨC TRANH VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI H'MÔNG Ở VIỆT NAM

39 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bức Tranh Văn Hóa Của Tộc Người H'Mông Ở Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 10,44 MB

Nội dung

Các dân tộc Việt Nam Tỉnh Số người Tỉ lệ chiếm dân số toàn tỉnh Tỉ lệ tổng số người H’Mông tại Việt Nam Ngoài ra còn phân bố ở các tỉnh:Trên thực tế cho thấy các cư dân H’Mông ở Việt N

Trang 1

CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

B Ứ C T R A N H V Ă N H Ó A

C Ủ A T Ộ C N G Ư Ờ I H ' M Ô N G

Ở V I Ệ T N A M

Trang 3

1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Nguồn gốc

Các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người H’Mông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100

năm về trước H’Mông là tên tự gọi có nghĩa là người

(Môngz).

Các dân tộc Việt Nam

Trang 4

1.2 Tên gọi khác và phân loại

Các dân tộc khác còn gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo, Miếu Hạ, Mán Trắng.

Các dân tộc Việt Nam

H’Mông Trắng H’Mông Hoa H’Mông Đỏ

Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc H’Mông

ra làm các ngành: H’Mông Trắng (Môngz Đơư), H’Mông Hoa (Môngz Lênhs),

H’Mông Đỏ (Môngz Si), H’Mông Đen (Môngz Đuz), H’Mông Xanh (Môngz Dua), Na Miểu (Mèo nước) Trong đó, cũng có ý kiến cho rằng H’Mông Hoa và H’Mông Đỏ là một.

H’Mông Đen H’Mông Xanh

Trang 6

Theo Tổng điều tra dân số và nhà

ở năm 2009, người H’Mông ở Việt

Nam có dân số 1.068.189 người,

đứng hàng thứ 8 trong bảng danh

sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú

tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành

phố

Các dân tộc Việt Nam

Tỉnh Số người Tỉ lệ chiếm dân số

toàn tỉnh

Tỉ lệ tổng số người H’Mông tại Việt Nam

Ngoài ra còn phân bố ở các tỉnh:Trên thực tế cho thấy các cư dân H’Mông

ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư dân

đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những

địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với

Trung Quốc và Lào Một bộ phận đáng kể

người Hmông vẫn còn theo các lối sống

truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam Với

sự gia tăng của du lịch vào các khu vực này

trong những năm 1990 đã giới thiệu cho

nhiều người H’mông lối sống phương Tây

Trang 7

1.5 Ngôn ngữ và

chữ viết

Tiếng nói của người Hmông thuộc nhóm

ngôn ngữ Hmông – Dao.

Trang 8

2 VĂN HOÁ

VẬT CHẤT TỘC NGƯỜI H’MÔNG

Trang 9

Các dân tộc Việt Nam

2.1 Đặc điểm kinh tế

Phần lớn người H’Mông sống ở vùng núi cao nên

nguồn sống chính của đồng bào là làm nương du

canh và nương định cư, trồng lúa trồng ngô, ở một

vài nơi có ruộng bậc thang Cây lương thực chính là

ngô và lúa nương, lúa mạch Ngoài ra đồng bào còn

trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu

Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò,

ngựa, chó, gà

Trang 10

2.2 Nhà cửa

Nhà của người H’Mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên

Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo

Nhà của người H’Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm Ngô lúa khi mang từ nương về bao giờ cũng được cất lên gác , ngoài ra, sàn gác

có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách Khói bếp

sẽ làm khô và giữ cho không bị sâu mọt Phong tục người H’Mông không cho con gái, đàn bà được ngủ trên gác Khi đàn ông trong nhà đi vắng thì con dâu không được phép lên gác Nhà của người H’Mông không bao giờ làm dính sát vào nhau, cho dù là anh em ruột thịt

Trang 11

Các dân tộc Việt Nam

2.3 Ẩm thực

Đồng bào thường ăn ngày 3 bữa với thức

ăn chính là bột ngô đồ chín, còn gọi là mèn

mén Ngày thường người H’Mông ăn mẻn

mén với rau cải, rau bí, rau đậu xào… Khi

nhà có khách, người H’Mông thường mổ

Rượu ngô là đồ uống rất nổi tiếng của

người H’Mông Cũng như nhiều cộng đồng

dân cư khác, đối với người H’Mông rượu là

một loại đồ uống không thể thiếu trong

mâm cỗ cúng tế và cũng là thứ đồ dùng

hàng ngày của đàn ông để chống mỏi mệt

sau khi làm việc nặng nhọc hoặc khi tiếp

Trang 12

2.4 Trang phục

TRANG PHỤC NỮ GIỚI

Phụ nữ H’Mông thường mặc áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào trong váy Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa Khi mặc váy thường mang theo tạp dề

Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là ‘giao thoa’ giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật; phần trang trí hoa văn

là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người H’Mông Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có

một số nhóm đội khăn quấn thành khối cao trên đầu Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn

Phụ nữ thích dùng chiếc ô màu sắc đẹp, vừa có tác dụng che mưa, che nắng và làm vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng

TRANG PHỤC NAM GIỚI

Trang phục nam thường mặc

áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang

Trang 14

Và chúng tớ đang trên máy bay để đến Sapa

Trang 15

VĂN HOÁ TINH THẦN

Trang 16

3.1 Tổ chức cộng đồng

Quan hệ làng bản, dòng họ: Người H'mông rất

coi trọng dòng họ, họ quan niệm người cùng dòng

họ là những người anh em có cùng tổ tiên, có thể

đẻ và chết trong nhà nhau mà không bị tổ tiên trách

cứ, phải luôn luôn giúp đỡ cưu mang nhau

Các dòng họ phổ biến trong người H’Mông là: Lù,

Giàng, Mã, Sùng, Vù, Cù, Thèn, Lùng, Ly Do quan niệm

về ông tổ của dòng họ, nên một số dòng họ có kiêng kị

trong ăn uống: họ Giàng không ăn tim, họ Ly kiêng ăn lá

lách

Trang 17

3.1 Tổ chức

cộng đồng

Hình thức sinh hoạt nổi bật nhất- Chợ Phiên

Không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa, buôn bán

mà còn là nơi thể hiện như cầu giao lưu tình cảm (chợ tình), sinh hoạt giữa của người dân.

Trang 18

3.1 Tổ chức cộng đồng

Đơn vị hành chính: Đơn vị cư trú của người H’Mông

gọi là giao Mỗi giao có thể có từ vài nóc nhà đến hàng

trăm nóc nhà ở một hay nhiều địa điểm Tổ chức xã hội có

phạm vi rộng hơn giao gồm nhiều bản hay nhiều xã gọi là

“giồng” Mỗi giao có một hoặc hai người đứng đầu theo

chế độ luân phiên, họ đôn đốc thực hiện các qui ước chung

gọi là "Lúng thầu " hay "Sống thầu"

Trang 19

3.2 Hôn nhân,

gia đình

Hôn nhân, Gia đình

Người H'Mông lựa chọn bạn đời theo xu hướng kén chọn đối tượng, người cùng dòng họ thì không kết hôn với nhau Gia đình theo nặng chế độ phụ hệ, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" Người Cô và Cậu cũng có quyền lực ảnh hưởng rất lớn

Tục "bắt vợ" của người Mông

Lễ cưới độc đáo của người H'Mông

Trang 20

3.3 Tục lệ,

ma chay

Tục lệ Ma Chay

Đám ma của người Mông đen

Tục giữ thi thể của người H'Mông

Trang 21

3.5 Tín ngưỡng,

tôn giáo

Tục thờ cúng đầu năm

Lễ cúng thổ công

Trang 22

3.6 Lễ Hội

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Nào Cống

Trang 23

3.5 Văn học dân

gian, văn nghệ

Người H’mông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền miệng có rất nhiều thể loại, như Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống và dạy người H’mông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc …

Truyện cổ tích về các con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về hổ…

Người H’mông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuống)… mà

họ thường hát khi lao động nương rẫy, trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội

Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu tào (đón năm mới), những bài hát dân ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc

cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi…) Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với bạn tình, ca

ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước.

Trang 24

4 NGƯỜI MÔNG VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN VÀ KẾ THỪA

TRONG NGÀY NAY

Các dân tộc Việt Nam

- Tích cực

- Tiêu cực

- Hướng phát triển/ biện pháp

Trang 25

4.1 Tích cực

Các dân tộc Việt Nam

• Có rất nhiều gương mặt nổi bật của người H’Mông tham gia vào bộ chính trị Việt Nam và

là thành viên Đảng Cộng Sản Việt Nam của các khóa như Mùa A Vàng, Hầu A Lềnh, Tráng Thị Xuân, ….

• Đời sống an sinh xã hội của dân tộc người H’Mông ngày càng ổn định, nhiều chế độ an

sinh xã hội, chợ búa hay các địa điểm phục vụ đời sống được mọc lên nhiều nơi phục vụ đời sống người dân Chế độ ưu tiên dành cho người H’Mông cũng được chú trọng

• Về mặt dân trí, trẻ em và người lớn biết đọc biết viết ngày một nhiều, trường học ngày

một mở rộng và giáo viên tận tâm tận lực nâng đỡ.

• Với sự kế thừa văn hóa độc đáo, vào các dịp lễ hội hay các dịp đặc biệt, dân tộc H’Mông

tiếp đón rất nhiều đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm và trao đổi bản sắc, giúp cho lợi nhuận và thu nhập của các người dân tộc H’Mông ở đây được phụ thêm

phần nào cho đời sống.

• Và song hành là cơ hội việc làm được mở ra cho đồng bào người H’Mông ngày càng

nhiều và đa dạng.

Trang 26

4.2 Tiêu cực

Các dân tộc Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh đó, những điểm chưa tốt và đúng hơn là tiêu cực vẫn còn ảnh hưởng

và chi phối đồng bào người H’Mông nơi đây.

• Các hủ tục vẫn được duy trì, tảo hôn, bắt vợ, mê tín dị đoan,… vẫn còn diễn ra hằng ngày.

• Do trình độ dân trí nên rất dễ bị người khác dụ dỗ liên quan đến vấn đề tôn giáo, chính trị

• Ở địa hình cao và hiểm trở, nên thật sự khó để có thể kiểm soát người dân tộc H’Mông

cũng như là bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm tiềm tang.

Trang 27

4.3 Hướng phát triển/ biện pháp

Các dân tộc Việt Nam

Vì thế mạnh của người H’Mông là bản sắc dân tộc và văn hóa đặc biệt, nên ta cần phải

nhân rộng mô hình về bản sắc đặc biệt, qua đó tạo them công ăn việc làm, đa dạng hóa các sản phẩm về vật chất cũng như tinh thần cho người H’Mông

• Tạo các làng nghề để bảo vệ văn hóa cho họ tránh sự mai một về văn hóa, tộc người

• Dành các vị trí đặc biệt để nâng tầm quan trọng vai trò của người dân tộc

• Ưu tiên phát triển đời sống vùng cao, giúp cuộc sống của người dân tộc H’Mông được ổn

định và kinh tế vững vàng hơn.

Trang 28

CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Trang 29

Câu hỏi 1: Tộc người H’Mông còn có tên gọi khác là gì?

Các dân tộc Việt Nam

A Mèo

B Méo

C Meo

D Cả A và C

Trang 30

Câu hỏi 2: Tộc người H’Mông hiện nay có dân số đứng thứ mấy nước ta?

Các dân tộc Việt Nam

A 5

B 6

C 7

D 8

Trang 31

Câu hỏi 3: Tiếng nói của người H’Mông thuộc nhóm ngôn ngữ nào?

Các dân tộc Việt Nam

A Nhóm H’Mông - Thái

B Nhóm H’Mông - Tày

C Nhóm H’Mông - Dao

D Nhóm H’Mông - Khơ me

Trang 32

Câu hỏi 4: Đâu là trang phục của tộc người H’Mông?

Các dân tộc Việt Nam

Trang 33

Câu hỏi 5: Món “cơm” người H’Mông thường ăn ngày

Trang 34

Câu hỏi 6: Đơn vị cư trú của người H’Mông gọi là gì?

Các dân tộc Việt Nam

A Sóng thầu

B Lúng thầu

C Giồng

D Giao

Trang 35

Câu hỏi 7: Tác phẩm văn học nào có liên quan đến tộc

Trang 36

Câu hỏi 8: Trong tác phẩm trên có liên quan đến tục gì

của tộc người H’Mông?

Các dân tộc Việt Nam

A Cướp vợ

B Bắt vợ

C Nhặt vợ

D Cả A và B

Trang 37

Câu hỏi 9: Một trong những gương mặt nổi bật của người H’Mông tham gia vào bộ chính trị Việt Nam và là thành viên Đảng Cộng

Sản Việt Nam là ai?

Các dân tộc Việt Nam

A Mùa A Đồng

B Hầu A Lềnh

C Tráng A Xuân

D Mùa Thị Vàng

Trang 38

Câu hỏi 10: Bài thuyết trình vừa rồi có bao nhiêu phần?

Trang 39

Câu hỏi 10: Bài thuyết trình vừa rồi có bao nhiêu phần?

Ngày đăng: 01/11/2024, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w