hụt ngân sách - nợ công/nợ nước ngoài - tăng trưởng - lãi suất - lạm phát - cáccân bằng kinh tế đối ngoại trong điều kiện cụ thé của nước ta dé từ đó đưa ra những định hướng và hành động
Tổng quan tình hình nghiên cứu - 2 2 2 s+EE+EE+EE+zEzEezEezresred 5 1 Tình hình nghiên cứu nợ công ở nước ngoải
Những van dé chung về nợ CON 2-2 z+s+cx+cscszz 10 1.2.2 Những van đề chung về khủng hoảng nợ công
Dé hiểu được ban chất, nguyên nhân và đánh giá các van đề về nợ công, trước hết chúng ta phải tìm hiểu và thống nhất về khái niệm nợ công. Đây là một khái niệm tương đối phức tạp và khá đa dạng được biết đến từ đầu thập niên 80 của thé ky XX, nổi bật có hai quan điểm sau:
Theo quan điểm truyền thống vẻ nợ công, đại diện là J.M Keynes, cho rằng việc vay nợ của Chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích lũy vốn, vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên đã khuyến khích thế hệ hiện tại tiêu ding nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm di, mặc dù lạm phát có thể cao hơn nhưng vay nợ sẽ để lại gánh nợ cho thế hệ sau.
Trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công trên, những người theo quan điểm kinh tế vĩ mô cổ điển (từ thập niên 70), đại diện là Ricardo — Barro lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ Chính phủ không kích thích chi tiêu trong ngắn han do không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyền thuế từ hiện tại sang tương lai.
Vì vậy mà việc cắt giảm thuế và vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế.
Bước sang thế kỷ XXI, một sỐ quan điểm nỗi bật về nợ công là các quan niệm cua WB, IMF và của Việt Nam.
Theo WB thì nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ va những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh Trong đó:
- Nợ của Chính phủ bao gồm toàn bộ các khoản nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ; nợ của các tỉnh, thành phố hoặc các tổ chức chính trị thuộc Chính phủ; nợ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
- Nợ của Chính phủ bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ đối với những khoản nợ trong nước va nước ngoài của khu vực tư nhân do Chính phủ bao lãnh.
Do đó, theo cách tiếp cận cua WB, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của 4 nhóm chủ thé bao gồm:
(i) nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;
(ii) nợ của các cấp chính quyên địa phương;
(11) nợ của Ngân hàng trung ương;
(iv) nợ của các tô chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn.
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát nợ công là toàn bộ các khoản vay nợ của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương tại một thời điểm nào đó.
Còn theo IMF, nợ công có thê hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, nợ công là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, NHTW và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước (NSNN) quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu Nhà nước vả trong trường hợp vỡ nợ, Nhà nước phải trả nợ thay) Theo nghĩa hep, nợ công bao gồm nghĩa vụ trả nợ của chính quyên trung ương, chính quyền địa phương và nợ của các tổ chức độc lập được Nhà nước bảo lãnh thanh toán. Ở Việt Nam, theo Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009 thì nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương Như vậy, các khoản vay như vay vốn ODA (Official Development Assistance — Hỗ trợ Phát triển Chính thức), phát hành trái phiếu chính phủ (trong cũng như ngoài nước), trái phiếu công trình đô thị hay một tập đoàn kinh tế vay nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh đều được xem là nợ công.
- Nợ Chính phủ: là các khoản nợ được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ, các khoản nợ do Bộ Tài chính ký kết, phát hành hoặc
12 uỷ quyền phát hành; nhưng không bao gồm các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời ky.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vay trong và ngoài nước được Nhà nước, Chính phủ đứng ra bảo lãnh.
- Nợ chính quyên địa phương: là các khoản nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành [Khoản 2, 3, 4 Điều 3
Luật Quản lý nợ công 2009]
Có thé nhận thấy răng định nghĩa của IMF day đủ và chỉ tiết hơn nhiều so với Luật quản lý nợ công của Việt Nam và của WB Tuy nhiên khó có thé nói là có sự khác biệt lớn giữa các cách định nghĩa nay do có thé coi các khoản nợ của khu vực các tô chức công là các khoản nợ mà Chính phủ sẽ bảo lãnh trong trường hợp các tô chức này vỡ nợ Theo Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, phạm vi nợ công của nước ta hiện nay hep hon so với các tô chức quốc tế Nợ công không bao gồm nợ của DNNN, nợ của NHTW Chính vì vậy, các số liệu thống kê về nợ công do Chính phủ Việt Nam công bố thường có sự khác biệt so với số liệu thống kê của các té chức quốc tế.
Nhu vậy, có thé hiểu nợ công hay còn gọi là nợ chính phủ hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nham tai trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thé, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nảo đó.
Nợ công được phân loại dựa trên một số tiêu chí khác nhau, sau đây là một sô tiêu chí phân loại phô biên:
* Theo nguồn địa lý của chủ thể cho vay, nợ công bao gồm: nợ trong nước và nợ nước ngoải.
- Nợ trong nước: Là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức trong nước.
- Nợ nước ngoài: Là nợ công mà bên cho vay là chính phủ nước ngoài, vùng lãnh thé, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nước ngoài Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, nợ nước ngoài không được hiểu là nợ mà bên cho vay là nước ngoài, mà là các khoản nợ công không phải là nợ trong nước.
Việc phân loại nợ trong nước và nợ nước ngoai có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nợ Việc phân loại này về mặt thông tin sẽ giúp xác định chính xác hơn tình hình cán cân thanh toán quốc tế Và ở một khía cạnh khác, việc quan lý nợ nước ngoai còn nhằm dam bảo an ninh tiền tệ của một quốc gia, vì các khoản vay nước ngoài chủ yêu bằng ngoại tệ tự do chuyên đổi hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế khác.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 2-2 2 s+rxzrserse2 39 2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu . - 2 22+ z+cx+zxsrxersee 39 2.1.1 Nguồn số liệu thực hiện luận văn . -¿2+s+cs£s+x+E+zzszsez 39 2.1.2 Phương pháp xử lý số liệu - 2 52©52+£2+£++£zrxerxersee 39 2.2 Các phương pháp cụ thỂ 2- 2222 2+EE+EE+EE£EESEEEEEE2EE2EEEEEEEkrrkerkee 40 2.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng - -+ 55+ s+<s++scs+e+ 40 2.2.2 Phương pháp phân tích và tong hợp 2- 2s s sss+¿ 40 2.2.3 Phương pháp gắn liền logic với lịch sử 5-5 5+: 4I 2.2.4 Phương pháp trừu tượng hóa khoa học . - ‹++-s<++s+ 42 Chương 3: THUC TRANG NO CÔNG VA KHUNG HOANG NO CÔNG Ở
Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công chau Âu
Thứ nhất, là những bất hợp lý từ mô hình kinh tế thiên về dịch vụ tài chính ngân hàng và những bất cập trong mô hình quản lý của khối EU và Eurozone, thể hiện ở chỗ mỗi khi nền kinh tế suy thoái hoặc đất nước có bầu cử thì nợ công lại tăng cao do các chính phủ không đưa ra những giải pháp lâu dài cho vân đê nợ công mà chỉ chú tâm vào những giải pháp nhat thời Van dé nợ
53 công không được giải quyết triệt dé, các yêu kém dan tích tụ khiến gánh nặng nợ công ngày càng chồng chất đến mức không thê ứng phó nổi nữa.
Thứ hai, là khi bước sang thập ky 1990, ngành dich vụ tài chính va ngân hàng phát triển mạnh mẽ nhưng chủ yếu dựa trên kẽ hở của thị trường, thiên về đầu tư tài chính tạo nên những viễn cảnh giàu có “đo” ở châu Âu và
Mỹ Hậu quả làm nảy sinh nhiều bất ổn trong cơ cấu ngành nghề, phân khúc giàu nghèo và số người thất nghiệp tăng lên và sống nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống tài chính giúp cho nguồn tín dụng được cung ứng trên thị trường ôn định hơn, do vậy, đã thúc đây hoạt động vay mượn và tăng trưởng tín dụng với tốc độ cao Kết quả là tình trạng nợ công ngày càng chồng chat.
Thứ ba, là năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu bùng phát, các nước lại áp dụng chính sách cũ, tức là vay nợ dé tai trợ cho các quỹ tín dụng doanh nghiệp, trợ cấp thất nghiệp trong khi trái phiếu các nước phát hành dé vay no da dén kỳ tra nợ ca von lẫn lãi Gánh nặng nợ nan tích tụ may chục năm qua của các nước dường như càng nặng hơn bao giờ hết Dù nhận thức được bất hợp lý trong việc chuyển sang mô hình kinh tế thiên về dịch vụ tài chính, nhưng chính phủ vẫn không muốn từ bỏ thói quen sống với nên kinh tế “do”, chỉ giải quyết tạm thời bang cách vay nợ mới gối đầu trả nợ cũ và ném phao cứu hộ cho những ngân hang đang “hấp hoi”.
Thứ tu, là do vẫn đề về cơ câu nên EU có hạn chế về điều hành nền kinh tế của cả khối, các chính sách tiền tệ không đi cùng với chính sách tài khoá, nhất là chính sách cải cách thuế và lao động EU có đề ra giới hạn mức nợ công và thâm hụt ngân sách của các quốc gia thành viên nhưng cơ chế quản lý, giám sát còn lỏng lẻo làm cho việc vay nợ của các quốc gia trở nên dễ dàng, không kiểm soát được EU và ECB phản ứng quá chậm với các nền kinh tế khi gặp khủng hoảng.
Thứ năm, là sự xuất hiện đồng tiền chung Euro (đồng tiền chung châu Âu) Điều này đem lại thuận lợi cho các nước nhỏ có thể thu hút được lượng vốn đầu tư không lồ từ bên ngoài, do có một hệ thống tiền tệ thống nhất Tuy nhiên, điều này cũng đem lại thách thức là khi dòng vốn vượt quá năng lực hấp thu bền vững của nền kinh tế, lượng đầu tư dư thừa sẽ đễ dàng bị sử dụng lãng phí vào các hoạt động không dem lại hiệu quả cho nền kinh tế, và do vậy, có thé day mức nợ xấu của các ngân hàng gia tăng và hệ quả là khủng hoảng nợ nhanh bùng nô.
Thứ sáu, là do lượng tiền vào các nền kinh tế nhỏ trong EU quá lớn, tức là cung tiền tệ tăng cao, dẫn đến giá cả leo thang, làm cho mức lạm phát của các nước nhỏ cao hơn các nước lớn, thậm chí còn cao hơn cả mức lãi suất phải trả (tức là giá trị các khoản nợ giảm theo thời gian, làm cho người đi vay trở nên có lợi) Điều này đã khuyến khích các hành vi vay nợ của các nền kinh tế nhỏ (cả người dân và chính phủ trở nên bất can với các khoản nọ). Hậu quả của việc tận dụng dòng tiền từ bên ngoài (nhập khâu nhiều) là thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài, nhưng các nước lại không tự điều chỉnh được bang chính sách tiền tệ của quốc gia mình do sử dụng chung một đồng tiền với quốc gia khác Thêm vào đó, khi sử dụng dòng tiền từ bên ngoài sẽ làm thâm hụt ngân sách gia tăng (do không khuyến khích sản xuất trong nước), vượt quá mức 3% GDP theo quy định của EU Thâm hụt ngân sách kéo dai qua các năm góp phần làm nợ công tăng dần.
* Nhóm nguyên nhân bên trong các quốc gia Một là, tất cả các nước rơi vào vòng xoáy nợ công đều có kỷ luật tài khoá lỏng lẻo Tình hình thực hiện ngân sách chi cuối năm luôn vượt xa Nghị quyét của Quoc hội vê chi ngân sách được công bô đâu năm.
Hai là, việc phân bé nguồn vốn, trong nhiều trường hợp, chịu tác động của các mục tiêu chính trị nhiều hơn mục tiêu kinh tế (vi dụ: chi phí quốc phòng-an ninh, chi trợ cấp xã hội, chi trả lương hưu cho công chức, chi ba lãi suất ngân hang cho các dự án công ích, chi các lễ kỷ niệm ).
Ba la, thời gian thực hiện các dự án thường kéo dai (ít có dự án công nào hoàn thành đúng tiễn độ) Hậu quả là tiền lãi phải trả trên nợ vay tăng mạnh.
Bốn là, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thường thấp hơn các dự án vay vốn thương mại của khu vực tư), do người đi vay vốn không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc hoàn trả Tức là trách nhiệm người đi vay không cao vì những người tham gia quyết định vay nợ không hăn là những người sẽ phải lo trả nợ nhất là khi người vay không có cơ hội tái đắc cử.
Năm là, chính phủ có khả năng che đậy các vấn đề bất cập của tình hình nợ công trong một thời gian khá dài (có thể tới 10 năm) nên việc điều chỉnh chính sách khắc phục không được kịp thời.
* Nhóm nguyên nhân bên ngoài
Một là, các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu và xếp hạng tín dụng như S&P, Moody va Fitch là nhân tố góp phan vào sự bat ôn của các thi trường, day các nước vào khủng hoảng do họ tuyên bố hạ thấp mức xếp hạng tin dụng làm cho các nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường này.
Hai là, áp lực từ nhóm tài phiệt gồm các nhà đầu cơ, các tô chức tai chính lớn và các trung tâm quyền lực kinh tế đã thuyết phục được các chính phủ chỉ điều chỉnh thé chế chứ không áp dụng các biện pháp cải cách các thé chế Chính phủ các nước phải tốn nhiều tỷ Euro hỗ trợ các ngân hàng và cho các chương trình hỗ trợ hoạt động kinh tế nhằm cứu ngân hàng và nền kinh tế không bị đồ vỡ Điều này dẫn đến một hệ quả không thé tránh khỏi là nợ công gia tăng Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân nhận tiền với lãi suất thấp, khoảng 1% từ các ngân hàng trung ương với mục đích cung cấp tài chính cho
56 các doanh nghiệp va tư nhân phát triển sản xuất nhưng lại dùng tiền đó dé mua nợ của các chính phủ với lãi suất 4% hoặc 5%.
Tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu
Tác động dau tiên của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu chính là việc đồng Euro liên tục trượt giá so với các đồng tiền khác Điều này gây thiệt hại nặng nề cho tất cả các quốc gia thành viên trong khối Eurozone Biến động tỉ giá ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại, do chi phí cho các hàng hóa nhập khâu gia tăng theo đà suy giảm của đồng Euro Thêm nữa, bên cạnh việc nhận viện trợ từ EU va IMF, các quốc gia này cũng phải tập trung nguồn lực tài khóa dé chống chọi với cuộc khủng hoảng, trong khi dư âm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007 vẫn chưa hoàn toàn được dập tắt Hậu quả trực tiếp từ những chính sách thắt chặt ngân sách tại khu vực này làm cho tăng trưởng kinh tế đều thấp và thậm chí có tăng trưởng âm Nền tài chính của nhiều nước suy yếu nghiêm trong và có thé phải mat nhiều năm mới phục hồi Các ngân hàng và các tô chức tài chính cũng có nguy cơ phá sản hàng loạt nếu như khu vực đồng tiền chung châu Âu tan vỡ.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng tác động lên nhóm các quốc gia đang phát triển Sự sụt giá của đồng Euro làm cho giá trị xuất khẩu của các quốc gia này sụt giảm, dẫn đến suy giảm kinh tế Theo đánh giá của
UNESCAP, nếu như khu vực châu Âu thi hành các chính sách tài khóa nghiêm ngặt, tăng trưởng của khu vực châu A — Thái Bình Dương sẽ chỉ vào khoảng 6,5% trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2013 Trong khi đó, nếu khu vực Eurozone xử lý nợ thiếu hiệu quả hoặc tôi tệ hơn là tan vỡ, mức tăng trưởng sẽ còn thấp hơn nhiều vào năm 2012 và tiếp tục giảm vào năm 2013.
Về lạm phát, trong tất cả các kịch bản, đến năm 2013, đều không phải là vấn đề lớn đối với khu vực châu A — Thái Binh Dương.
Các số liệu thống kê cho thấy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone đã giảm liên tiếp trong hai quý cuối năm 2011 và quý đầu năm
2012, lần lượt ở mức 0,3% và 0,2% Đức - nền kinh tế số một Eurozone, tuy tăng trưởng 0,1% trong quý I năm 2012, nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của toàn khu vực [19, tr.2].
Một số nhà phân tích cho rằng, kinh tế châu Âu suy thoái càng làm tình hình thất nghiệp thêm tram trọng Theo Cơ quan thống kê châu Au (Eurostat), năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone ở mức 10,9%, mức cao nhất kê từ khi đồng Euro được đưa vào sử dụng năm 1999 Tính đến tháng 9 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp ở Eurozone ở mức cao kỷ lục 12,2% Tỷ lệ thất nghiệp của thang 8 được điều chỉnh từ 12% như đã công bồ trước đó lên 12,2% [29, tr.3] Một điểm đáng chú ý trong thống kê của Eurostat, là sự khác biệt về tỷ lệ thất nghiệp giữa các thành viên Eurozone ngày càng lớn Tại Áo hay Hà Lan, tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 4,2% và 4,9% Đức đứng hạng ba, với một tỷ lệ được coi là ồn định ở mức 5,7% trong khi tỷ lệ này tại Italia và Pháp lần lượt là 9,3% và 10% Tôi tệ hơn là tình trạng thất nghiệp tại Ireland (14,7%), Bồ Đào Nha (15%), Hy Lạp (21%) Riêng Tây Ban Nha đang là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất tại Eurozone (23,6%), với hơn một nửa thanh niên trong độ tuổi từ
UNESCAP: United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific - Ủy ban Kinh tế
Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
16-25 bị gạt ra ngoài thị trường lao động [29, tr.7] Các nước châu Âu ven Địa Trung Hải đang đứng trước một bài toán nan giải là cắt giảm chỉ tiêu dé giải quyết nợ công, trong khi 15-25% dân số trong tudi lao động thất nghiệp Dang quan ngại hơn là số người không tìm được việc làm ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng thêm.
Bên cạnh đó, khủng hoảng ngân hàng đã nỗi lên là nguy cơ mới đối với sự liên kết của khu vực đồng Euro và EU Cộng hòa Síp, một trong những thành viên nhỏ nhất của EU đã thừa nhận có thê phải tìm kiếm một khoản cứu trợ cho các ngân hàng của họ, cùng với Tây Ban Nha Cộng hòa Síp đang sa vào khủng hoảng ngân hang do nền kinh tế và các ngân hàng của họ phụ thuộc nặng nề vào Hy Lạp.
Tác động của cuộc khủng hoảng khu vực Eurozone về dài hạn vẫn rất khó có thé dự đoán, khi mà triển vọng xử lý nợ công chưa thực sự rõ rang.Nếu quá trình phục hồi kéo dai hoặc thậm chí tiếp tục lan rộng thêm ra các quốc gia khác, tình hình còn diễn biến phức tạp hơn nữa và khu vực châu Âu cũng như các quốc gia khác sẽ càng khó khăn trong việc phục hồi ké từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Trường hợp tôi tệ nhất vẫn là việc khu vực đồng tiền chung châu Au tan vỡ, điều này sẽ làm sụp dé niềm tin về việc hội nhập kinh tẾ quốc tế ở tầm khu vực cũng như toàn thế giới Việc một khu vực kinh tế với các quốc gia phát triển mạnh và bền vững như khu vực đồngEuro mà còn rơi vào khủng hoảng sé rất khó dé các quốc gia và khu vực đang phát triển có thể mơ ước vào một hình thức hội nhập kinh tế cao hơn.
Khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp - c5 5c + *+*v+seseereereseres 59 1 Thực trạng khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp
Hy Lap là một nước vi trí ở Đông Nam chau Âu, dan số trên 11 triệu người, chiếm khoảng 2% EU Ngoài phần đất liền, Hy lạp có khoảng 1.400 đảo trong đó 227 đảo không có người ở Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh cô kính và nền dân chủ Hy Lạp là quốc gia thứ mười gia nhập EU vào ngày
01 tháng 02 năm 1991, tham gia đồng tiền chung châu Âu vào năm 2001 Hy Lạp có lợi thé phát triển dich vụ du lịch và vận tải biển với nhiều cảng nước sâu Hy Lạp có thu nhập bình quân đầu người khoảng 21.965,9 USD (2013) Ý. tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 10,2% (trong khi tỷ lệ này của EU là 10%) nhưng lại duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trong EU-16.
3.2.1 Thực trạng khủng hoảng nợ công ở Hy Lap
3.2.1.1 Tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp
Từ lúc bắt đầu tham gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào giữa năm 2001 cho đến năm 2010, Hy Lạp luôn vượt chỉ tiêu nợ công theo quy định của Hiệp hội các nước thuộc khu vực EU là 60%/GDP, có lúc tỷ lệ nợ công của quốc gia này lên đến 148,3% GDP vào năm 2010, nợ chính phủ lên đến 328,6 tỷ EUR (năm 2010) vượt xa chỉ tiêu mà khu vực Eurozone cho phép Cho đến năm 2013, con số nợ này lên mức 175,1% GDP [Bang 3.1] [Hình 3.2] Cu thé, trong giai đoạn 2008-2013, ty lệ nợ công trên GDP của Hy
Lạp luôn không ngừng tăng lên, và luôn giữ ở mức trên 100%, thậm chí có lúc gần tới 180%.
Greece government debt to GDP
Hình 3.2: Ty lệ nợ công/GDP của Hy Lap giai đoạn 2008-2013
4 Nguồn: http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD
3.2.1.2 Ty trọng nợ công cua Hy Lap
Rui ro lớn nhất của Hy Lap là nợ vay nước ngoài chiếm ty lệ lớn, có thé lên đến 80% Ước tinh ty lệ trái phiếu do nước ngoài năm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu chính phủ phát hành Chủ nợ phan lớn là các ngân hang châu Âu Các nước Italia, Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhưng không bị đánh giá nghiêm trọng bang Hy Lạp Sở di như vậy vì các nước nay có nên kinh tế tương đối lớn, ngân sách lớn, khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn, các chỉ số về cơ cầu nợ cũng như các biến số về phát triển kinh tế vĩ mô tốt hơn Hy Lạp.
Hình 3.3: Tỷ trọng nợ công của Hy Lạp theo kỳ hạn tính đến tháng
Nguồn: Lemonde.fr avec AFP, 20/4/2010.
Tinh theo thời gian với mức vay nợ như trên, Hy Lạp phải đối mặt với khoản nợ đến hạn phải thanh toán 8,5 ty Euro (tương đương 11,3 ty USD) trái
61 phiếu chính phủ vào ngày 19 tháng 5 năm 2010 Chưa đến một năm, một đợt trả nợ kế tiếp diễn ra vào tháng 3 năm 2011, với số tiền 8,6 tỷ Euro.
Hau hết các khoản nợ của Hy Lạp là ngắn hạn, trong đó, số nợ phải trả trong năm 2010 là 16% tổng nợ [Hình 3.3]
3.2.1.3 Thâm hụt can cân vãng lai trong một thời gian dai
Hy Lạp thâm hụt cán cân vãng lai trong một thời gian dài, ngay từ khi gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Euro, nhưng tình trạng thâm hụt vẫn không được cải thiện mà có xu hướng ngày càng tăng, đến thang 8 năm 2011,
Hy Lạp báo cáo thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương với 145 triệu EUR.
Hình 3.4: Cán cân vãng lai của Hy Lạp giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/greece/current-account Nhìn vào Hình 3.4, ta thấy từ năm 2008 đến nay, cán cân vãng lai của
Hy Lạp luôn trong tình trạng thâm hụt, mặc dù đã có cải thiện trong khoảng 3 năm gần đây Sự thâm hụt cán cân vãng lai của Hy Lạp bắt nguồn từ sự thâm hụt thương mại của nước này, cũng như tinh trạng cán cân vãng lai, cán cân thương mai của Hy Lạp luôn trong tinh trạng thâm hụt, tháng 8 năm 2014, Hy
Lạp báo cáo thâm hụt thương mại tương đương với 2.169 triệu EUR Cụ thể, chúng ta có thé nhìn thấy trong Hình 3.5, ké từ năm 2008 đến nay, cán cân
62 thương mại của Hy Lạp luôn ở tình trạng thâm hụt, đặc biệt là trong giai đoạn
2008-2010, tình trạng thâm hụt thương mại ở tình trạng rất cao.
Hình 3.5: Cán cân thương mại của Hy Lạp giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/greece/balance-of-trade
3.2.1.4 Tình trạng thâm hụt ngân sách
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp bắt đầu vào tháng 12 năm 2009 khi Thủ tướng mới của Đảng xã hội Hy Lạp, ông George A Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng 16 mà nước này dang mắc phải Tỷ lệ thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 9,8% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó.
Trong những năm qua, tình trạng thâm hụt ngân sách của Hy Lạp ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2009-2012 Năm 2009, mức thâm hụt ngân sách là 9,8% GDP vượt ngưỡng an toàn là 5% GDP và vượt mức cho phép của khu vực đồng tiền chung là 3%/GDP Dé bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hy Lạp đã vay nợ dưới nhiều hình thức.
Với tình trạng thâm hụt ngân sách như vậy, đến năm 2010, sau khi thực hiện các biện pháp “that lưng buộc bung”, thì tình trạng thâm hụt của Hy Lap không những giảm mà còn tăng lên tới 15,7% GDP, tới năm 2011 giảm còn
11,1% GDP, năm 2012 tiếp tục giảm còn 10,2% GDP, tuy nhiên đây cũng còn là một con số khá cao so với chỉ tiêu mà khu vực đồng tiền chung này đề ra.
Hình 3.6: Ngân sách chính phủ Hy Lạp giai đoạn 2006-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/greece/government-budget
3.2.2 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lap
Ngoài những nguyên nhân chung của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu thì một số nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp bao gồm:
- Nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là khả năng quản trị tài chính công yếu kém của nước này với những khoản chỉ tiêu của chính phủ quá lớn và vượt khỏi tam kiểm soát Kết quả là thâm hụt ngân sách nước này vượt trên 10% GDP và tổng nợ chính phủ trên GDP 142,8%
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế: cuộc khủng hoảng đã làm cho nguồn thu từ thuế của Chính phủ Hy Lạp sụt giảm nghiêm trọng trong khi Chính phủ vẫn phải chi tiêu để kích thích nền kinh tế phục hồi trong suy thoái, chính điều này càng làm bong bóng nợ công thêm phình to ra.
- Tham những, hối lộ có “hệ thong”: nhiều năm qua, các quan chức, chính trị gia ở Hy Lạp liên tục phải từ chức vì liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ Nhưng cho đến nay rat it người bi xét xử va kết án vì tội danh tham nhũng Chính điều này đã khiến người ta nghĩ đến một điều luật “bat thành văn”, đó là việc, các quan chức tham nhũng, nhận hối lộ rất “mạnh tay”, nhưng đến khi bị cơ quan điều tra phát hiện thì lại rất nhanh và “mạnh mom” tuyên bỗ từ chức, và sẽ không bị đưa ra xét xử nữa.
Nghiên cứu cua Daniel Kaufmann thuộc Viện Brookings ở Mỹ cho rang có mối liên hệ chặt chẽ giữa tham những và thâm hụt ngân sách Thiét hại mà tham nhũng gây ra cho Hy Lạp được ước tính vào khoảng 83% GDP
Nói cách khác, khoảng hơn 50% số thâm hụt ngân sách năm 2009 của Hy Lạp là do tham nhũng mà ra.
Khủng hoảng nợ công ở Ireland - - ¿+ +++ + *+*x++Ese+eereeseereeeeee 74 1 Thực trạng khủng hoảng nợ công ở Ireland
Ireland là một quốc gia nằm tại phía tây bắc châu Âu, chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland Phía bắc giáp Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), phía tây và phía nam giáp với Đại Tây Dương và phía đông giáp với biển Ireland Đây là một trong những quốc gia có thu nhập cao trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người là 50.503,42 USD (WB, 2013) và tỷ lệ thất nghiệp vào khoảng 9,7% (Eurostat,
3.3.1 Thực trạng khủng hoảng nợ công ở Ireland
3.3.1.1 Tỷ lệ nợ công trên GDP cua Ireland
IRELAND GOVERNMENT DEBT TO GDP
Hình 3.9: Nợ chính phú/GDP của Ireland giai đoạn 2006-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/government-debt-to- gdp
Năm 2009, tỷ lệ nợ chính phu/GDP cua Ireland vào khoảng 64,4%, thi đến năm 2010 ở mức 87,4% GDP, đến tháng 12 năm 2011, tỷ lệ này vào khoảng 111,2% GDP và đến năm 2014, tỷ lệ này đạt 109,7% GDP Từ năm
1980 đến năm 2014, nợ chính phủ/GDP trung bình cua Ireland là 74,09%,
74 từng đạt mức cao lịch sử 123,2% năm 2013 và thấp nhất là khoảng 24,80% năm 2006 [Hình 3.9]
3.3.1.2 Tình trạng thâm hụt ngân sách
Trước quý I năm 2008, ngân sách của Chính phủ Ireland luôn ở trạng thái thặng dư Tuy nhiên từ thời điểm đó tới nay, tình trạng ngân sách của nước này ngày càng xấu di, theo báo cáo năm 2011 mức thâm hụt ngân sách đã lên đến con số 32,4% GDP Ireland là nước có thâm hụt ngân sách cao nhất khu vực Eurozone Mặc dù ké từ năm 2012 đến nay, con số thâm hụt ngân sách đã giảm, nhưng vẫn còn ở mức khoảng - 4,1% [Hình 3.10]
Hình 3.10: Ngân sách Chính phủ Ireland giai đoạn 2006-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/government-budget Suốt 3 năm qua, giá nhà giảm 50-60% khiến cho tỷ lệ nợ xấu (đặc biệt là nợ của các công ty phát triển bất động sản) tăng đến mức báo động Hệ thống ngân hàng, theo đó bị đặt trước nguy cơ đồ vỡ khiến Chính phủ phải ra tay can thiệp, cho dù cái giá phải trả là nợ công tăng cao Năm 2009, chính phủ quốc hữu hóa Anglo Irish Bank Trong đề xuất về gói hỗ trợ từ EU và IMF, Chính phủ Ireland còn tiếp tục dùng một phan trong khoản tiền đó dé quốc hữu hóa hai ngân hàng lớn của nước này là Bank of Ireland và Allied
Irish Bank, tiếp tục bơm tiền dé tái cấp vốn cho nhiều ngân hang dé tăng ty lệ an toàn vốn của các tô chức này.
3.3.1.3 Thâm hụt can cân vãng lai
Ireland báo cáo thang dư thương mại tương đương với 4.113 triệu EUR vào tháng 9 năm 2011 Xuất khâu vẫn là động cơ chính cho sự tăng trưởng của Ireland Ireland đã đạt được thặng dư thương mại tương đối cao nhất so với GDP của EU Trong thời kì khủng hoảng nợ công hoanh hành, tình hình xuất khẩu của Ireland giảm mạnh, tuy nhiên cán cân thương mại vẫn ở trạng thái thang dư Tuy nhiên, ké từ năm 2010 đến nay, tình hình đã có phan cải thiện do những nỗ lực từ phía Chính phủ nước này [Hình 3.11] Theo con số thống kê thì Ireland đạt thing dư thương mại tương đương 4.570 triệu EUR in tháng 4/2015 Còn trong giai đoạn 1970-2015, cán cân thương mại đạt trung bình khoảng 1.155,313 triệu EUR, trong đó cao nhất là 4.972,8 triệu EUR vảo tháng 8/2012 và thấp nhất là - 294,081 triệu EUR vào tháng 7/1981.
Hình 3.11: Cán cần thương mại của Ireland giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/balance-of-trade Tuy vậy, cán cân vãng lai của Ireland vẫn thâm hụt dài hạn Cán cân vãng lai thâm hụt nặng nhất vào quý I năm 2008, ở mức 4.000 triệu EUR. Đến quý I năm 2011 mức thâm hụt đã giảm xuống tương đương với 1.031
76 triệu EUR Những chuyền biến xấu trong cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và chuyên giao vãng lai một chiều đã gây nên tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bất chấp cán cân thương mai thặng dư Tuy nhiên, kể từ năm 2012 đến nay, dưới sự nỗ lực của Chính phủ và toan thể người dan Ireland, can cân vang lai cua Ireland da thang du tro lai [Hinh 3.12]
' [In_ơFln_nLln Al uD ` A&E
Hình 3.12: Cán cân vãng lai của Ireland giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/balance-of-trade 3.3.1.4 Cơ cấu nợ nước ngoài và nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công
Từ năm 2003 đến nay, nợ nước ngoai cua Ireland tăng nhanh liên tục, đặc biệt là những năm 2009-2011 Trong đó, năm 2009, 2010 tỉ trọng nợ của các tổ chức tài chính tiền tệ có phần giảm xuống và bù lại tỉ trọng nợ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và nợ trong các lĩnh vực khác tăng lên Trong cơ cấu nợ của Ireland, nợ của các tô chức tai chính tiền tệ luôn chiếm ti trọng lớn nhất, những khoản nợ này cũng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2003-2008 do hệ thống ngân hàng của nước này quá dễ dãi trong việc phát hành các khoản cho vay (nhất là trong lĩnh vực bất động sản) ” Khi thị trường bất động sản sụp đồ, các ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn, tương tự như trường hợp
'S Nguồn: https://irelandafternama.wordpress.com/
77 của Mỹ, Chính phủ Ireland buộc phải cứu hệ thống ngân hàng theo cách riêng của minh, đó là tạo ra một định chế tài chính mới gọi là NAMA dé nhận hau hết tất cả các khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn của Ireland Các ngân hàng của Ireland sẽ “bẩ” lại câc khoản nợ xấu năy cho Chính phủ để đổi lấy trâi phiếu chính phủ Như vậy, Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu của các ngân hàng này thành tài sản công (nhưng đang liên tục mat giá) và lay tiền của ngân sách đê bù dap cho các tôn that của nó.
Hình 3.13: Nợ nước ngoài của Ireland giai đoạn 2008-2014
Nguồn: http://www.tradingeconomics.com/ireland/external-debt Tuy nhiên, trước sau gì thì cách thức dùng tiền chính phủ dé duy trì các tai sản ngày càng xuống giá trong nền kinh tế và bom vốn đề vực dậy khu vực ngân hàng cua Ireland cũng sẽ buộc nước này phải liên tục di vay mượn va chấp nhận thâm hụt ngân sách cho đến khi họ không còn khả năng chỉ trả nữa và phải đến cầu viện nước ngoài Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ công của Ireland Việc dé hệ thống ngân hàng sụp đồ sẽ khiến cho nền kinh tế Ireland hoàn toàn bị ngưng trệ, kéo theo sau đó là hàng loạt các hệ lụy về xã hội Ngoài ra sau đó nó có thé là quân bài đôminô đầu tiên cho sự sụp đồ hàng loạt của các ngân hàng và các chính phủ trong khu
78 vực EU Cuối cùng là sự sụp đồ của khu vực Erozone, một điều mà chăng ai mong muốn xảy ra Vì vậy Chính phủ Ireland đã phải chấp nhận tinh trang nợ công tăng cao bơm tiền dé cứu các ngân hàng, sau đó hy vọng các nước EU va IMF sẽ cứu trợ Chúng ta có thé thấy, nợ nước ngoài của Ireland ké từ
2012 trở về đây đã giảm đáng kê, và đây thật sự là một tín hiệu đáng mừng đối với người dân Ireland nói riêng và các nước EU nói chung Mức nợ nước ngoài cua Ireland vào khoảng 1.721.604 triệu EUR (quý IV/2014), cao hơn một chút so với con số trung bình khoảng Ireland 1.414.352,78 triệu EUR trong giai đoạn 2002-2014 [Hình 3.13]
3.3.2 Nguyên nhán gay ra khủng hoảng nợ công ở Ireland
Khác với khủng hoảng nợ của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yêu kém của nước này với những khoản chỉ tiêu của chính phủ quá lớn và vượt kiểm soát làm cho thâm hụt ngân sách nước này vượt trên 13% GDP và tổng nợ chính phủ trên GDP gần 130%. Quản lý nợ công của Ireland tương đối khá hơn với mức nợ chính phủ trên
GDP chỉ trên dưới 90% GDP Tuy nhiên, mức thâm hụt ngân sách của Ireland gần đây tăng mạnh không kém Hy Lạp là do chính phủ nước này phải bỏ tiền ra cứu trợ ngành ngân hàng, bao gồm quốc hữu hóa ngân hàng và chỉ tiền để tái cấp vốn cho một số ngân hàng trong nước Như vậy Chính phủ Ireland đã biến nợ xấu từ khu vực tư nhân thành gánh nặng nợ nan của Chính phủ và cuối cùng Chính phủ không đủ tiền trả nợ phải đi cầu viện EU va IMF dé có tiền tiếp tục cứu giúp hệ thống ngân hàng của mình Tuy nhiên, tình trạng này đã được cải thiện và đang có xu hướng ngày càng tích cực.
3.3.3 Tác động của khủng hoảng nợ công ở Ireland
3.3.3.1 Xếp hạn tín nhiệm bị hạ bậc
Một trong những tác động rõ nét nhất của khủng hoảng nợ công lên tình hình tài chính tiền tệ Ireland chính là việc xếp hạng tín nhiệm bị hạ bậc.