1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thực tiễn triển khai, Đàm phán và ký kết hợp Đồng mua bán hàng hóa tại công ty tnhh mtv xnk tiên huyền

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực tiễn triển khai, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền
Tác giả Nguyễn Tiến Đạt
Người hướng dẫn Cô Vân Anh
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 80,36 KB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vàcác hoạt động liên quan, em đã chọn Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tiên Huyền làm nơi thực tập với đề tài: “Thực tiễn

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

-* *

* -BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 2

ĐỀ TÀI: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI, ĐÀM PHÁN VÀ

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MTV XNK TIÊN HUYỀN

Giảng viên hướng dẫn: Cô Vân Anh

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Tiến Đạt

MSV :6654224

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoaKhoa Học Xã Hội, chuyên ngành Luật Kinh Tế - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.Trong suốt quá trình học tập tại trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô trongkhoa đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức trong suốt 3 năm qua.Những kiến thức này không chỉ là nền tảng cho quá trình thực tập, nghiên cứu đề tàibáo cáo thực tập mà còn là hành trang quý báu giúp em tự tin bước vào đời

Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc đến cô đã tận tình hướng dẫn cũng như nhận xét, góp ý trong suốt quá trình viếtBáo cáo thực tập lần này

Qua đó em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc Công ty TNHH MTVXNK Tiên Huyền đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tạicông ty Em xin chân thành cảm ơn trong công ty đã trực tiếp hướng dẫn em trongsuốt 1 tháng thực tập vừa qua Em xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể các anhchị trong công ty Chúc công ty ngày càng thành công và phát triển

Trong quá trình thực tập không tránh khỏi sự thiếu sót, vì kiến thức có hạn nêntrong quá trình thực tập, hoàn thiện báo cáo thực tập em không tránh khỏi những saisót, kính mong nhận được sự góp ý quý giá từ quý thầy cô cũng như quý công ty

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

I MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 2

1.1 Các khái niệm liên quan 2

1.1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa 2

1.1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 2

1.2 Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại hàng hóa 3

1.2.1 Quy trình đàm phán hợp đồng thương mại 3

1.2.2 Quy trình ký kết hợp đồng thương mại 5

1.3 Quy định của pháp luật về đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 6

1.3.1 Chủ thể tham gia hợp đồng 6

1.3.2 Đối tượng tham gia hợp đồng 7

1.3.3 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển rủi ro 7

Chương 2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MTV XNK TIÊN HUYỀN 8

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền 8

2.2 Thực trạng đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền 9

2.2.1 Thực trạng đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền 9

2.2.2 Thực trạng ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền 13

Trang 4

2.3 Đánh giá tình hình đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại

Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền 14

2.3.1 Những kết quả đạt được 14

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 15

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 17

2.4 Một số giải pháp hoàn thiện việc đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 18

C KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 5

I MỞ ĐẦU

Trải qua hơn ba thập kỷ đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng về mặt kinh tế, đóng góp tích cực vào sự ổn định và tăngtrưởng của đất nước Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâurộng, xuất nhập khẩu là lĩnh vực mũi nhọn, đóng vai trò không nhỏ trong sự pháttriển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam Ngành xuất nhập khẩukhông chỉ tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng GDP mà còn mang lại nhiều cơ hộiviệc làm, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tiên Huyền là một trong những doanhnghiệp tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc

lá, và thuốc lào, bên cạnh các hoạt động khác như thu gom rác thải, tái chế phếliệu, và kinh doanh các sản phẩm nông, lâm sản Những hoạt động này khôngchỉ góp phần vào việc cung cấp hàng hóa thiết yếu cho thị trường trong nước màcòn đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường thông qua các hoạt độngthu gom và tái chế Công ty cũng tham gia sâu rộng vào lĩnh vực đại lý, môi giới

và đấu giá, mở rộng phạm vi hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểntoàn diện

Trước sự thay đổi nhanh chóng của môi trường pháp lý và sự phát triểnkhông ngừng của thị trường, việc tuân thủ và áp dụng hiệu quả các quy định củapháp luật về kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng mua bán hàng hóa,trở nên vô cùng cần thiết Pháp luật không chỉ đóng vai trò như một hành langpháp lý vững chắc, mà còn là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững củacác doanh nghiệp trong nước khi đối mặt với cạnh tranh quốc tế

Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vàcác hoạt động liên quan, em đã chọn Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Tiên

Huyền làm nơi thực tập với đề tài: “Thực tiễn triển khai, đàm phán và ký kết

hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền”.

Trang 6

Trong bài báo cáo này, em sẽ trình bày những kiến thức và kinh nghiệm thuđược trong suốt quá trình thực tập từ ngày 12/8 đến 30/8 Nội dung báo cáo sẽtập trung vào các quy trình nghiệp vụ, quản lý rủi ro, và những chiến lược pháttriển của công ty Thông qua báo cáo này, em hy vọng sẽ góp phần đem lạinhững góc nhìn hữu ích, không chỉ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà còn chocác hoạt động kinh doanh và quản lý môi trường.

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRIỂN KHAI, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Các khái niệm liên quan

lý để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch mua bán

Theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng là sự thỏa thuận về quyền

và nghĩa vụ giữa các bên Điều 430 định nghĩa hợp đồng mua bán tài sản là sựthỏa thuận về việc bên bán giao tài sản và nhận tiền, còn bên mua trả tiền vànhận tài sản Luật Thương mại 2005 không định nghĩa rõ hợp đồng mua bánhàng hóa, nhưng quy định tại khoản 8 Điều 3 cho thấy hợp đồng này là mộtdạng của hợp đồng mua bán tài sản, với mục đích giao hàng và thanh toán

1.1.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình mà các bên liên quanthảo luận và thương lượng về các điều khoản của hợp đồng, như giá cả, chấtlượng, phương thức thanh toán và nghĩa vụ của từng bên Mục tiêu của đàm

Trang 7

phán là đảm bảo cả hai bên đều đạt được lợi ích thỏa đáng, đồng thời làm rõ cácyếu tố pháp lý và tránh xung đột sau này Đàm phán giúp định hình nội dung củahợp đồng để các bên sẵn sàng cam kết thực hiện sau khi ký kết.

Đàm phán hợp đồng là bước quan trọng để các bên đạt được sự thỏa thuậntối ưu về các yếu tố của hợp đồng Quá trình này giúp bảo đảm lợi ích hài hòacho tất cả các bên liên quan Trong đàm phán, các bên có thể điều chỉnh các điềukhoản sao cho phù hợp với yêu cầu và năng lực thực hiện của mình Việc thảoluận kỹ càng trước khi ký kết sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tránh các tranh chấppháp lý phát sinh sau này

Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa là quá trình chính thức hóa thỏa thuậngiữa các bên sau khi quá trình đàm phán kết thúc Đây là bước mà các bên xácnhận cam kết thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong đàm phán Sau khi

ký kết, hợp đồng có hiệu lực pháp lý và ràng buộc các bên thực hiện đúng quyền

và nghĩa vụ của mình Điều này đảm bảo rằng giao dịch thương mại được tiếnhành một cách minh bạch và hợp pháp

Đây là bước cuối cùng và mang tính quyết định trong việc thực hiện giaodịch Khi ký kết, các bên xác nhận ý chí tự nguyện và cam kết thực hiện những

gì đã thỏa thuận trong quá trình đàm phán Hợp đồng sau khi ký kết có giá trịpháp lý, tạo cơ sở cho quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, cũng như đảm bảorằng mọi hành vi vi phạm hợp đồng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật

1.2 Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại hàng hóa

1.2.1 Quy trình đàm phán hợp đồng thương mại

a Chuẩn bị đàm phán

Doanh nghiệp cần chuẩn bị các yếu tố cơ bản như ngôn ngữ, thông tin thịtrường, thông tin về hàng hóa, và kỹ năng của người đại diện Khi đàm phán vớiđối tác nước ngoài, việc chuẩn bị ngôn ngữ là rất cần thiết để tránh hiểu lầm.Ngoài ra, việc nắm rõ thông tin về thị trường và hàng hóa sẽ giúp người đại diệnhiểu rõ vị thế của doanh nghiệp và có thể thương lượng một cách tự tin Kỹ năng

Trang 8

của người đại diện cũng đóng vai trò quan trọng, bởi người này cần phải có khảnăng thuyết phục và giải quyết các tình huống phát sinh trong đàm phán Cuốicùng, việc xác định thời gian và địa điểm phù hợp sẽ giúp đảm bảo sự thuận tiệncho cả hai bên, tạo điều kiện cho cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ.

Trước khi bước vào bàn đàm phán, doanh nghiệp cần đặt ra các mục tiêu cụthể mà họ muốn đạt được, chẳng hạn như giá cả, điều kiện giao hàng, hoặc thờigian thanh toán Mỗi mục tiêu cần phải được xác định rõ ràng và có thể đolường để đảm bảo rằng kết quả đạt được là hợp lý và có lợi Ngoài ra, doanhnghiệp cần phân tích điểm mạnh và yếu của mình, từ đó xác định giới hạn củacác thỏa thuận có thể chấp nhận Điều này giúp bên mình không bị thiệt thòitrong quá trình đàm phán

Doanh nghiệp cần nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến đối tác, baogồm nhu cầu, mục tiêu và điều kiện mà đối tác có thể đưa ra trong cuộc đàmphán Tìm hiểu kỹ về lịch sử giao dịch và khả năng tài chính của đối tác giúpdoanh nghiệp xây dựng chiến lược phù hợp hơn và tránh được những bất ngờ cóthể xảy ra

b Quá trình đàm phán

Quá trình đàm phán trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm ba giaiđoạn chính: mở đầu, thương lượng nội dung, và kết thúc

- Mở đầu quá trình đàm phán: Đây là giai đoạn ban đầu giúp các bên tìm

hiểu và xây dựng mối quan hệ Đôi khi, các bên có thể bắt đầu với những chủ đềkhông liên quan để tạo không khí thoải mái Việc tạo dựng niềm tin và thể hiệnthiện chí là rất quan trọng Đồng thời, việc quan sát đối tác để đánh giá mức độtin cậy cũng là một bước quan trọng trong giai đoạn này Nếu có thông tin mới,cần điều chỉnh kế hoạch đàm phán phù hợp

- Thương lượng nội dung đàm phán: Đây là phần quan trọng nhất, ảnh

hưởng trực tiếp đến lợi ích của cả hai bên Cần đưa ra các đề xuất rõ ràng và dựa

Trang 9

trên cơ sở khoa học Trong quá trình thương lượng, cần lắng nghe đối tác và sẵnsàng nhượng bộ nếu cần thiết, nhưng vẫn giữ lập trường vững vàng Khi xảy ra

bế tắc, có thể cần đến sự can thiệp của bên thứ ba để hỗ trợ hòa giải

- Kết thúc đàm phán: Sau khi thỏa thuận được các nội dung, các bên sẽ

tiến hành ký kết hợp đồng Nếu không đạt được thỏa thuận, quá trình đàm phán

sẽ thất bại và không có giá trị pháp lý Trước khi ký kết, các bên cần kiểm tra vàchỉnh sửa dự thảo hợp đồng để đảm bảo mọi điều khoản đều phù hợp

1.2.2 Quy trình ký kết hợp đồng thương mại

a Đề nghị ký kết hợp đồng

Đề nghị ký kết hợp đồng thương mại là việc thể hiện rõ ý định ký kết hợpđồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị ký kết với bên đãđược xác định Trường hợp đề nghị ký kết hợp đồng thương mại có nêu rõ thờihạn trả lời mà bên đề nghị lại ký kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạnchờ bên được đề nghị trả lời thì bên đề nghị phải bồi thường thiệt hại cho bênđược đề nghị nếu có thiệt hại phát sinh

Thời điểm đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

- Thời điểm do bên đề nghị ký kết ấn định

- Trường hợp bên đề nghị ký kết không ấn định thì thời điểm đề nghị ký kếthợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị ký kết hợp đồng nhận

được đề nghị đó

b Chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng

Đây là việc bên được đề nghị trả lời bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộnội dung của đề nghị ký kết hợp đồng thương mại Thời hạn chấp nhận đề nghị

ký kết hợp đồng có hiệu lực như sau:

- Trường hợp bên đề nghị ký kết ấn định thời hạn trả lời thì việc bên bênđược đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng chỉ có hiệu lựctrong thời hạn đó

Trang 10

- Đối với trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì việc bênbên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị ký kết hợp đồng có hiệu lực

trong thời hạn hợp lý

c Ký kết hợp đồng

Ký kết hợp đồng thương mại diễn ra khi bên đề nghị nhận được sự chấpthuận từ bên được đề nghị Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác địnhkhi bên cuối cùng ký vào hợp đồng hoặc thể hiện sự đồng ý thông qua một hìnhthức chấp nhận khác được nêu rõ trong hợp đồng Điều này có nghĩa là việc kýkết không chỉ đơn thuần là một hành động hình thức, mà còn đánh dấu sự đồngthuận và cam kết của các bên tham gia đối với các điều khoản đã thỏa thuậntrong hợp đồng

1.3 Quy định của pháp luật về đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

1.3.1 Chủ thể tham gia hợp đồng

Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả cá nhân và tổchức, với các yêu cầu pháp lý khác nhau Đối với cá nhân, theo khoản 1 Điều

117 Bộ luật Dân sự 2015, để được công nhận là chủ thể hợp đồng, cá nhân phải

có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, phù hợp với các giao dịch dân

sự được xác lập Điều này có nghĩa là cá nhân cần đạt đủ độ tuổi và không bịhạn chế về năng lực hành vi để tham gia vào các giao dịch mua bán, đảm bảorằng hợp đồng được thực hiện một cách hợp pháp và có hiệu lực

Đối với tổ chức, việc xác định năng lực pháp lý phụ thuộc vào việc tổ chức

đó có được công nhận là pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 Năng lựcnày bắt đầu khi tổ chức được thành lập và sẽ chấm dứt khi tổ chức bị giải thểhoặc phá sản Điều lệ công ty sẽ cụ thể hóa năng lực này theo quy định phápluật Trong thực tế, các bên tham gia hợp đồng cần cung cấp thông tin chính xác

về chủ thể, tránh trường hợp sai lệch địa chỉ hoạt động Đặc biệt trong hợp đồngmua bán hàng hóa quốc tế, việc xác định tư cách chủ thể cũng cần tuân theo

Trang 11

pháp luật của quốc gia nơi chủ thể đăng ký Trước khi ký kết, theo Điều 144 Bộluật Dân sự 2015, các bên cũng nên chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ, bao gồmGiấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để xác định rõ người có thẩm quyền kýkết

1.3.2 Đối tượng tham gia hợp đồng

Đối tượng tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ được phép là nhữngloại hàng hóa không bị cấm Theo Điều 5 Luật Thương mại 2005, hàng hóa bịcấm kinh doanh không được phép giao dịch, trong khi hàng hóa hạn chế hoặc cóđiều kiện chỉ có thể mua bán khi đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý Theo Khoản 1Điều 39 Luật Thương mại 2005, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có thểgây ra trách nhiệm cho bên vi phạm

Các bên thường ký kết hợp đồng nguyên tắc mà không đề cập chi tiết đếnthông số của hàng hóa, mà tách ra thành phụ lục cho từng đơn hàng (PurchaseOrder - PO) Để đảm bảo rõ ràng, các bên nên chuẩn bị mẫu PO trước và thamchiếu đến các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp nếu cần Đối với hợp đồng muabán quốc tế, việc xác định số lượng và đơn vị đo lường cần rõ ràng, nhất là vớihàng hóa có thể thay đổi số lượng Trình bày thông tin hàng hóa rõ ràng sẽ giúpcác bên thực hiện hợp đồng thuận lợi và tạo cơ sở xác định quyền, nghĩa vụtrong trường hợp tranh chấp

1.3.3 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển rủi ro

Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu là một yếu tố quan trọng trong hợpđồng mua bán hàng hóa, tuy nhiên, thường bị các bên bỏ qua Các bên có quyềnthỏa thuận về thời điểm này Nếu không có thỏa thuận rõ ràng, quyền sở hữuhàng hóa sẽ được chuyển từ bên bán sang bên mua khi hàng hóa được chuyểngiao Theo Điều 238 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu sẽ chấm dứt đối vớibên bán kể từ thời điểm quyền sở hữu phát sinh cho bên mua Điều 161 củacùng bộ luật quy định rõ rằng thời điểm xác lập quyền sở hữu sẽ dựa trên thỏa

Trang 12

thuận của các bên hoặc, nếu không có thỏa thuận, thì sẽ là thời điểm tài sảnđược chuyển giao.

Nếu hợp đồng có quy định cụ thể về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,thì các bên sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó Ngược lại, nếu không có quy định,thời điểm chuyển giao quyền sở hữu được xác định là thời điểm bên mua hoặcngười đại diện của họ nhận tài sản từ bên bán Điều này có nghĩa là việc chuyểngiao quyền sở hữu không chỉ phụ thuộc vào sự chuyển giao vật chất của hànghóa mà còn liên quan đến sự đồng ý và xác nhận của các bên

Thời điểm chuyển rủi ro cũng được xác định tương tự, dựa trên thỏa thuậngiữa các bên Nếu không có thỏa thuận cụ thể, các quy định từ Điều 57 đến Điều

60 của Luật Thương mại 2005 sẽ được áp dụng Điều này giúp xác định tráchnhiệm rủi ro giữa bên mua và bên bán trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏnghoặc mất mát trước khi chuyển giao Do đó, việc ghi rõ thời điểm chuyển giaoquyền sở hữu và rủi ro trong hợp đồng là điều cần thiết để bảo vệ lợi ích của cảhai bên

Chương 2 THỰC TIỄN TRIỂN KHAI, ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH MTV XNK TIÊN

HUYỀN 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền

- Tên công ty: Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền

- Tên giao dịch: TIEN HUYEN XNK MTV CO, LTD

- Mã số thuế: 2400960248

- Địa chỉ: Tổ dân phố Trung Đồng, Thị Trấn Thắng, Huyện Hiệp Hòa, tỉnh

Bắc Giang, Việt Nam

Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Tiên Huyền được thành lập vào ngày11/04/2023, với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Bắc Giang cấp Trụ sở chính của công ty tọa lạc tại Tổ dân phố Trung Đồng,thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang Dưới sự dẫn dắt của bà Chu Thị

Trang 13

Huyền, công ty đã nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trong ngành kinhdoanh xuất nhập khẩu.

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền tậptrung vào việc bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá và thuốc lào trongcác cửa hàng kinh doanh tổng hợp Bên cạnh đó, công ty còn cung cấp các dịch

vụ hỗ trợ quan trọng như thu gom rác thải và tái chế phế liệu, góp phần bảo vệmôi trường và thúc đẩy phát triển bền vững Công ty cũng tham gia vào việc bánbuôn nông sản nguyên liệu, đại lý, môi giới và đấu giá hàng hóa, tạo nên mộtchuỗi giá trị kinh doanh đa dạng

Ngoài ra, công ty còn có một số hoạt động nổi bật khác như bán buôn thựcphẩm, gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc, cùng với các loại nông sản lâm nghiệp khác.Được quản lý bởi Chi cục Thuế khu vực Việt Yên - Hiệp Hòa, công ty TNHHMTV XNK Tiên Huyền tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh củamình, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện và bền vững trong môi trường kinhdoanh hiện đại

2.2 Thực trạng đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công

 Chuẩn bị đàm phán

Ngày đăng: 31/10/2024, 21:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Như Chính, Pháp luật về dịch vụ thương mại pháp lý – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, 2011 Khác
[2] Công ty TNHH MTV XNK Tiên Huyền, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Bắc Giang, 2018 Khác
[3] Nguyễn Thị Dung, Pháp Luật Về Hợp Đồng Trong Thương Mại Và Đầu Tư - Những Vấn Đề Pháp Lý Cơ Bản, Nhà xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2016 Khác
[4] Nguyễn Ngọc Điệp, Các Biện Pháp Phòng Chống Rủi Ro Pháp Lý Khi Ký Kết, Thực Hiện Hợp Đồng Và Kỹ Thuật Soạn Thảo Hợp Đồng 2018, Nhà xuất Bản Hồng Đức, 2019 Khác
[5] Vũ Tươi, Luật doanh nghiệp – Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - Luật Thương mại và chính sách ưu đãi đối với phát triển doanh nghiệp, Nhà xuất Bản Lao Động, 2018 Khác
[6] Vũ Thị Hồng Yến, Những Điều Cần Biết Về Kỷ Kết Và Thực Hiện Hợp Đồng Dân Sự, Nhà xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w