TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ, KINH TẾ XÃ HỘI CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI Học phần: Lịch sử - Văn hóa
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ, KINH TẾ XÃ HỘI CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
Học phần: Lịch sử - Văn hóa và tư tưởng phương Đông
Giảng viên: Lê Đình Chỉnh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bảo Ngọc
Mã sinh viên: 21030566
Ngành học: Đông Nam Á học
khóa: QH-2021-X
HÀ NỘI – 2021
Trang 2MỤC LỤC
BÌA 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1 Đặc điểm kinh tế 3
2 Đặc điểm xã hội 4
3 Đặc điểm chính trị 6
3.1 Một số trung tâm lớn điển hình cho đặc điểm chính trị 6
3.2 Nguyên nhân khiến chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ở phương Đông 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
LỜI MỞ ĐẦU
Phương Đông là một khu vực văn hóa – văn minh lớn và được coi như là cái nôi của nền văn minh nhân loại Khái niệm Đông phương học vốn xuất phát
từ phương Tây Trong lịch sử, “phương Đông” là “gồm toàn bộ thế giới ngoài Châu Âu” Khái niệm này mang tính tương đối và không rõ ràng, không có thuần túy xác định về phương hướng như hiện nay Toàn bộ lãnh thổ phương Đông bao phủ cả Châu Á và phần Đông Bắc Châu Phi với điều kiện tự nhiên rất phong phú và đa dạng
Điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái được coi là tác nhân cực kì quan trọng đến văn hóa, xã hội, hoạt động kinh tế cũng như đời sống chính trị của con người Các nền văn minh cổ ở phương Đông thường xuất hiện gắn liền với những con sông lớn Do đó, tính chất nông nghiệp - nông thôn được thể hiện
ở rất nhiều bình diện và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển
Trang 3Tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đặc điểm chính trị, kinh tế và xã hội của các quốc gia phương Đông cổ đại” làm đề tài tiểu luận cuối kỳ của mình với mong muốn có thể tìm hiểu sâu và ôn tập thêm về những gì đã được học Đồng thời có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức mới mẻ hơn về phương Đông Và tôi hi vọng bài báo cáo này có thể đem lại những thông tin hữu ích dành cho các bạn đọc
NỘI DUNG
1 Đặc điểm kinh tế
Thiên nhiên phương Đông ưu ái cho nơi đây rất nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển nông nghiệp Các lưu vực sông lớn đã tạo thành những đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng và phì nhiêu; sông bồi đắp phù sa khiến đất đai tơi xốp, dễ canh tác; khí hậu ấm áp, thích hợp cho sinh vật sinh sôi mạnh, rất phù hợp để phát triển ngành trồng trọt, đặc biệt là nghề trồng lúa nước Bên cạnh đó, người dân còn chăn nuôi gia súc và gia cầm hoặc làm các nghề thủ công với những người thợ chuyên môn như: làm đồ gốm, làm nông cụ, dệt vải… để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày Tuy nhiên các ngành nghề công thương lại không được khai thác triệt để và phát triển trở thành một nền kinh tế hàng hóa thị trường mà chỉ là một hoạt động kinh tế phụ để đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp trong văn hóa khép kín của các làng xã phương Đông Nguyên nhân bởi vì
sự phân công chuyên môn hóa giữa các ngành chưa diễn ra một cách sâu sắc, năng suất lao động thấp kém, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ
Ngoài ra, việc cư dân phương Đông đã sớm bước vào thời đại kim khí, tức là có sự xuất hiện của những công cụ lao động bằng kim khí như đồng đỏ, đồng thau và sắt cũng là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế gốc nông nghiệp Đây là một bước tiến có tác động vô cùng sâu sắc đến xã hội loài người thời bấy giờ Với công cụ lao động bằng kim khí, năng suất lao động được nâng cao khiến cho việc canh tác và mở rộng, khai hoang đất trở nên dễ dàng hơn Cụ
Trang 4thể nghề đúc đồng sớm nhất là ở Tây Á, Ai Cập vào đầu thiên niên kỷ IV TCN, Trung Quốc vào cuối thiên niên kỷ III TCN Đến thiên niên kỷ II TCN tức khoảng 4000 năm trước đây, đồng thau phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới Ban đầu, người Lưỡng Hà nhặt được những thỏi đồng nguyên chất (đồng đỏ) Sau này, người ta luyện đồng với các hợp kim chì thiếc kết hợp cùng với đồng tạo ra chất mới gọi là đồng thau Từ loại đồng này, họ chế tạo ra những công cụ lao động như: dao, rìu, lưỡi cày, lưỡi cuốc… có hình dáng tương tự như ngày nay Ở giai đoạn này, nền kinh tế đã phát triển bước lên một nấc thang cao hơn về sản xuất Sự xuất hiện của sắt - một thứ kim loại sắc và cứng hơn đồng rất nhiều vào khoảng cuối thiên niên kỷ II, đầu thiên niên kỷ I mang một ý nghĩa vô cùng to lớn Nhà lý luận chính trị, triết gia và nhà khoa học người Đức F Engels đã từng nhận định rằng: “Sắt cho phép người ta có thể trồng trọt trên những diện tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú rộng lớn hơn; sắt khiến cho người thợ thủ công có được một công cụ cứng và sắc mà không có một loại đá nào hay một loại kim khí quen thuộc nào có thể đương đầu với nó được”
Do tính chất của nền kinh tế nông nghiệp, luôn đòi hỏi một môi trường hài hòa, ổn định lâu dài Ngoài các điều kiện tự nhiên thuận lợi, họ vẫn phải đối mặt với các nguy cơ, thiên tai nên việc phát triển thủy lợi là rất cần thiết cũng
do đó, để thích nghi với cuộc sống này nên người phương Đông có đặc điểm đối
xử với mọi vật mềm dẻo như nước, cốt cũng là mong muốn hướng đến sự ổn định chung Vì thế mà kinh tế phương Đông là một nền kinh tế khép kín, hướng nội, tách biệt với những phần còn lại Mọi sản phẩm, hàng hóa cũng mang tính
tự cung tự cấp, không có sự đa dạng, phong phú
Tư liệu sản xuất chính của các quốc gia phương Đông cổ đại chính là ruộng đất Do sự phát triển yếu ớt của chế độ tư hữu ruộng đất và sự tồn tại dai dẳng những tổ chức công xã nông thôn, tàn tích của xã hội thị tộc nguyên thủy khiến cho tình trạng phát triển của các nền văn minh cổ đại phương Đông trở nên trì trệ, yếu kém
2 Đặc điểm xã hội
Trang 5Ở giai đoạn kim khí, năng suất lao động ngày càng được tăng cao, xuất hiện hiện tượng dư thừa của cải thường xuyên Từ đó, kinh tế phát triển, loài người bước vào xã hội văn minh, xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp, nhà nước cổ đại Các thủ lĩnh đứng đầu, tộc trưởng hay bô lão xuất hiện ý nghĩ lợi dụng uy tín và chức vụ của bản thân để chiếm đoạt tài sản chung, cho phép bản thân chiếm hữu nhiều phần hơn so với người khác Dần dần, họ trở nên giàu có hơn
và xuất hiện các tầng lớp giai cấp Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt Những người giàu thì hợp lại thành tầng lớp quý tộc là giai cấp thống trị chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải… Còn giai cấp bị trị những người dân nghèo
bị chiếm hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất Để có thể tồn tại, họ trở nên bị lệ thuộc vào tầng lớp quý tộc, bị đè đầu cưỡi cổ, áp bức lóc lột của cải và sức lao động
Phương Đông bước vào xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại một cách tương đối sớm vào khoảng thế kỷ IV TCN Đó là nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập và Lưỡng Hà Về cơ bản, chúng ta có thể chia thành các giai cấp như sau:
- Giai cấp thống trị: Vua là người đứng đầu, nắm giữ mọi quyền hành Quý tộc gồm các quan lại, tăng lữ, thủ lĩnh quân sự là những chủ nô sống giàu có nhờ bổng lộc mà tước vị mang lại và sự bóc lột tầng lớp
bị trị
- Giai cấp bị trị:
+ Nông dân công xã: là lực lượng sản xuất chính và là bộ phận đông đảo nhất Họ là những người nông dân có một ít ruộng đất, sống khép kín ở các công xã nông thôn Tuy họ có quyền làm người nhưng khi bị chiếm hữu hết ruộng đất, họ bị bần cùng hóa trở thành lĩnh canh hoặc thậm chí là nô lệ Ngoài ra, còn có một số ít chiếm thiểu số là thị dân thành thị và thợ thủ công Họ cũng bị áp bức bóc lột bởi tầng lớp thống trị
Trang 6+ Nô lệ: là giai cấp rẻ rúng, thấp hèn nhất nằm ở dưới đáy của xã hội,
họ bị coi là những món màng hóa, những con súc vật biết nói thuộc quyền sở hữu của chủ nô, có thể bị đem đi mua bán, trao đổi, chuyển nhượng Nô lệ chủ yếu là tội phạm, tù binh bị bắt trong chiến tranh, hoặc là nông dân nghèo bị mất hết ruộng đất, không trả được nợ phải bán mình Nô lệ không có quyền được làm người, hằng ngày phải lao động khổ sai, hầu hạ cho chủ nô bất kể giờ giấc, không được hưởng bất kì một đãi ngộ nào Ở các nước cổ đại phương Đông, nô lệ cùng sống chung với các thành viên trong gia đình… tuy ở Lưỡng Hà cũng được sử dụng trong nhiều ngành sản xuất như cày cấy trong các trang trại, hoặc làm việc trong các xưởng thủ công, song việc làm của nô lệ chủ yếu vẫn là hầu hạ, phục vụ chủ nô và chưa trực tiếp làm ra của cải vật chất Do đó quan hệ nô lệ vẫn mang đậm tính chất gia đình (gia trưởng) Vậy nên vai trò của nô lệ vẫn chưa thực sự nổi bật Đây cũng
là một đặc trưng khác biệt so với quan hệ nô lệ ở phương Tây
Ngoài việc phân chia giai cấp, các đất nước còn có chế độ phân chia đẳng cấp nhằm mục đích củng cố địa vị và quyền lợi của giai cấp thống trị với vỏ bọc
là do ý muốn của thần thánh: giai cấp thống trị thuộc đẳng cấp cao quý; giai cấp
bị trị gồm nông dân công xã, thợ thủ công, thị dân là đẳng cấp thấp hèn Ở Ấn
Độ thời kỳ Vêda (khoảng từ năm 1500 TCN đến năm 600 TCN), cư dân được chia thành 4 đẳng cấp: Balama, Kơsatơria, Vaisia, Suđra Trong đó, Suđra là tiện dân có địa vị thấp kém nhất
3 Đặc điểm chính trị
Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền – mọi quyền lực đều tập trung vào tay vua được thiết lập và phát triển mạnh bởi các quốc gia cổ đại phương Đông
3.1 Một số trung tâm lớn điển hình cho đặc điểm chính trị
Trang 7Đứng đầu bộ máy nhà nước Ai Cập là vua (Pharaoh), lời nói của vua chính là pháp luật, vua được thần thánh hóa và coi như một vị thần sống; nắm hết quyền điều hành trong tay: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, quyền sở hữu ruộng đất, tài sản của thần dân khắp vương quốc Do đó mà vua chính là chủ nô to lớn nhất của đất nước Quý tộc muốn tâu với nhà vua về điều
gì cũng phải úp mặt sát đất và không được phép hôn chân vua, không ai được phép gọi tên húy của nhà vua mà phải gọi bằng danh xưng “Pharaoh” với ý nghĩa: kẻ ngự trị trong cung điện Xác của vua sau khi chết sẽ được ướp và chôn cất ở trong các kim tự tháp tráng lệ cùng rất nhiều đồ tùy táng quý giá được làm bằng vàng Dưới trướng và giúp việc cho vua là cả một hệ thống quan lại cồng kềnh từ trung ương đến địa phương do Tể tướng điều hành (Vidia/Virzi) Cùng với quý tộc, quan lại, tầng lớp tăng lữ đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị xã hội Tăng lữ là chỗ dựa về mặt tinh thần của tầng lớp thống trị Chúng luôn tìm cách thần thánh hóa nhà vua và bộ máy chính quyền nhà nước cho nên tăng lữ có quyền hành rất lớn và được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt Nhà nước Ai Cập ngoài việc tập trung củng cố bộ máy nhà nước, họ còn xây dựng lực lượng quân đội tinh anh, hùng hậu để tiến hành xâm lăng, đánh chiếm các nước khác và bóc lột, đàn áp nhân dân trong nước
Lịch sử Lưỡng Hà đã trải qua rất nhiều biến động bởi các cuộc chiến tranh giành quyền thống trị của các tộc định cư và du mục Thể chế chính trị quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng bởi người Xume Người đứng đầu quốc gia được gọi là Patêsi, ban đầu vốn được tầng lớp quý tộc bầu ra nhưng dần trở thành cha truyền con nối và ngày càng có cơ hội thâu tóm nhiều quyền hành trong tay Tuy nhiên, nhà nước vẫn còn mang tính sơ khai, vẫn còn có dấu hiệu tàn dư của chế độ bộ lạc thị tộc Mãi cho đến thời kỳ cổ Babylon, thì nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mới được củng cố một cách toàn diện nhất Bởi đây là thời kỳ Lưỡng Hà đạt tới đỉnh cao kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, sự thống nhất về chính trị trong toàn quốc được thiết lập Hammurabi đã chia vương quốc thành hai bộ phận, hai khu vực hành chính khác nhau: vùng Accát và Bắc Xume là một khu vực hành chính,
Trang 8vùng Nam Xume là khu vực hành chính thứ hai Ông dùng những biện pháp cai trị khác nhau cho mỗi khu vực Quân đội thời Hamurabi là quan đội thường trực được huấn luyện và kỉ luật vô cùng khắt khe và nghiêm túc Nhờ quân đội hùng mạnh mà Hammura bi đã có thể đưa Babilon trở thành “thời kỳ hoàng kim” của lịch sử Lưỡng Hà Về sau này, tuy có nhiều biến chuyển trong các dấu mốc lịch
sử, nhưng về cơ bản, mô hình này vẫn được duy trì trong một khoảng thời gian dài
Chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền ở Ấn Độ cũng giống như các quốc gia cổ đạp phương Đông khác Nhà vua thâu tóm mọi quyền lực và được xem như là một thánh thần được phái đến để giúp nhân dân Thừa tướng là người đứng đầu trong bộ máy nhà nước cồng kềnh, các bộ được các thượng thư trông coi Dưới trướng nhà vua là hôi đồng cơ mật Parisát Họ là đại biểu cho những gia đình quý tộc uy tín và có tiếng tăm nhất đất nước Và cũng giống như các nước quân chủ chuyên chế tập quyền khác, việc xây dựng một quân đội hùng mạnh để đàn áp cả trong cả ngoài là một yếu tố không thể thiếu
Trung Quốc tuy ra đời muộn hơn văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà nhưng lại hình thành nhà nước cổ đại từ khá sớm Nhà nước quân chủ chuyên chế đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc là triều đại nhà Hạ (khoảng thế kỷ XXI – XVI TCN) Vua là người nắm quyền điều hành cao nhất của đất nước, trước kia là thủ lĩnh
đã liên minh các bộ lạc lại với nhau Ngôi vua mang tính truyền thừa cha truyền con nối Để bảo vệ quyền lực của bản thân nói riêng và giai cấp thống trị nói chung, nhà vua đã tạo ra những công cụ bạo lực như quân đội, nhà tù, hệ thống quan lại Bộ máy nhà nước triều Hạ được xây dựng khá đơn giản với một số quan lại giúp việc dưới trướng vua và sau này thì từng bước dần được hoàn thiện hơn khi nhà Hạ sụp đổ và nhà Thương (khoảng thế kỷ XVII – XII TCN) lên thay Triều đại nhà Chu được kế thừa những thành quả từ thời nhà Thương và tiếp tục phát triển trở thành triều đại lớn mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc thời cổ đại Người đứng đầu bộ máy lúc này được gọi là Thiên tử cùng các bá quan được chia thành hai ngành Văn và Võ Triều đình đặt ra những chức quan
Trang 9phụ trách các công việc cụ thể của đất nước, hệ thống sáu bộ đã được thành lập Chế độ “thế tộc” được xác lập Mọi tài sản trong nước đều là của nhà vua, kể cả các thần dân Để củng cố địa vị thống trị, hòa hoãn những mâu thuẫn nội bộ, vua Chu tiến hành phân phong đất đai cho họ hàng con cháu, công thần…cho họ làm chư hầu, để họ cùng quản lý xã hội Trên cơ sở đó, các chư hầu cũng xây dựng chính quyền riêng Các chức quý tộc ở các chư hầu như Khanh, Đại phu…được cha truyền con nối Chế độ cai trị “Tông Pháp” của nhà Chu lúc đầu rất có hiệu quả đối với một lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều tộc người Tuy nhiên, đây lại
là một con dao hai lưỡi dẫn đến sự sụp đổ của nhà Chu sau này Khi chính quyền trung ương vững mạnh thì các nước chư hầu thần phục, nhưng khi có dấu hiệu bất ổn thì các vương công có thế lực lớn sẽ lợi dụng điều đó để khống chế thiên tử, các nước chư hầu trở nên hôn loạn, xâu xé lẫn nhau
Ở đây tôi chỉ đề cập đến bốn nền văn minh phương Đông cổ đại tiêu biểu Tuy nhiên chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền vẫn xuất hiện trên nhiều quốc gia phương Đông khác
3.2 Nguyên nhân khiến chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ở phương Đông
Nguyên nhân khiến cho chế độ này được thiết lập trên khắp các đất nước phương Đông là vì đặc điểm kinh tế vốn là góc nông nghiệp với tư liệu sản xuất chính là ruộng đất, việc nắm trong tay tất cả tư liệu sản xuất giúp cho giai cấp thống trị có thể thao túng nhân dân và giành được quyền điều hành chính trị Thêm vào đó, việc tập trung quyền lực vào tay trung ương sẽ có thể huy động lực lượng, kêu gọi đoàn kết để thực hiện đắp đê, chống thiên tai lũ lụt và phát động các cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi, chủ động bảo vệ lãnh thổ của mình Bản chất của nhà nước là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội Vì vậy việc xây dựng bộ máy nhà nước to lớn, thần thánh hóa nhà vua là nhằm mục đích để bảo toàn địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị và đàn
áp, bóc lột giai cấp bị trị
Trang 10KẾT LUẬN
Thông qua bài báo cáo trên, dựa trên những thông tin mà tôi đã tìm hiểu, phân tích Tôi xin được tổng hợp khái quát lại một số ý chính về các đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia phương Đông cổ đại như sau:
Cơ sở kinh tế của các quốc gia phương Đông là gốc nông nghiệp Điều này ảnh hưởng cực kì sâu sắc đến hướng phát triển, các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế,chính trị của “cái nôi của nền văn minh nhân loại” Tiếp đó, tôi đã trình bày về sự phân hóa giai cấp trong xã hội đã xuất hiện từ khá sớm Chế độ quân chủ trung ương tập quyền là tổ chức nhà nước đặc biệt, có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trong khu vực Phương Đông Nhờ đó mà con người đã xây dựng, tích lũy được những giá trị văn hóa đa dạng, những thành tựu rực rỡ về mọi lĩnh vực và là bước đệm để con người bước đến những hình thái kinh tế xã hội mới Những dấu ấn đậm nét về cuội nguồn lịch sử dường như càng lan tỏa thêm niềm
tự hào, tình yêu vào những giá trị văn hóa rực rỡ và đẹp đẽ mà tổ tiên chúng ta
đã truyền thừa cho đời sau
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lương Ninh (chủ biên), 2004, Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục
2 Vũ Dương Ninh (chủ biên), 1999, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục
3 Mai Ngọc Chừ (chủ biên), 2008, Giới thiệu văn hóa phương Đông, NXB Hà Nội
4 Will Durant, 2002, Lịch sử văn minh Trung Hoa, NXB Văn Hóa Thông Tin
5 Lê Phụng Hoàng (chủ biên), 1999