ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTIỂU LUẬN CUỐI KỲ Đề tài: Tác hại của thói quen thức khuya đối với sinh viên đại học tại Hà Nội MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài: Tác hại của thói quen thức khuya đối với sinh viên đại học tại Hà Nội
MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
Giảng viên: Trịnh Khánh Vân Người thực hiện: Bùi Khánh Huyền Mã sinh viên: 23030584
Hà Nội - 2024
Trang 2- Ảnh hưởng của việc
thức khuya đến các hệtuần hoàn, hệ bài tiết củasinh viên
- Ảnh hưởng của việcthức khuya đến hệ thầnkinh của sinh viên
Tâm lí
- Gây nên các diễn biến tâm lý không ổn định tác động đến mọi hoạt động trong cuộc sống
- Ảnh hưởng đến tâm tinh thần mọi người xung quanh
- Dễ trở nên cáu gắt, không kiểm soát được cảm xúc
- Bị stress quá mức, dẫn đến chứng trầm cảm
Trang 3MỤC LỤC:
PHẦN I: MỞ ĐẦU……….………4
1 Lí do chọn đề tài……….……… 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……….……… 4
2.1 Mục đích nghiên cứu……….……… 4
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu……….……… 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………5
3.1 Đối tượng nghiên cứu……… 5
3.2 Phạm vi nghiên cứu……….5
4 Câu hỏi nghiên cứu……… 5
5 Tổng quan nghiên cứu……… …………5-6 6 Phương pháp nghiên cứu……… 6
PHẦN II: NỘI DUNG……….6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ẢNH HƯỞNG ĐỊNH KIẾN GIỚI ĐẾN SINH VIÊN NAM VÀ SINH VIÊN NỮ TRONG HỌC TẬP VÀ TÌM KIẾM VIỆC LÀM……… 6
1.1 Định nghĩa “thói quen”………6
1.1 Định nghĩa “thức khuya”… ……… ………… …………6
1.2 Định nghĩa “tác hại”……… ……… ……….7
CHƯƠNG 2: Tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên Đại học tại Hà Nội hiện nay………7
2.1 Thực trạng tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên Đại học tại Hà Nội hiện nay………7-8 2.2 Tác động của việc thức khuya đến sinh viên Hà Nội……… …… 9-10 2.2.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh viên Hà Nội ….… ………10
2.2.2 Ảnh hưởng đến ngoại hình của sinh viên Hà Nội ………….…… …10
2.2.3 Ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên Hà Nội ………… …………11
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM giảm thiểu tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên đại học tại Hà Nội……….……… 11
3.1 Nhận xét……… ……… 11-12 3.1.1 Nguyên nhân gây nên việc thức khuya………… ………12-13 3.1.2 Hậu quả của việc thức khuya đối với cá nhân và xã hội…… ………13-14-15 3.2 Giải pháp hạn chế và xóa bỏ tình trạng thức khuya …15
PHẦN III KẾT LUẬN……… ………15-16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ………….18-19
BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU……… ………19-20
HÌNH ẢNH MINH HỌA……… 21-22-23-24-25
Trang 4PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Là một gen Z, em hiểu được các thói quen phổ biến của giới trẻ hay cụ thể là sinhviên đại học Vấn đề thức khuya sau 12 giờ không còn xa lạ với mọi lứa tuổi đặcbiệt là đối với các bạn sinh viên tại Hà Nội Các bạn có rất nhiều lý do để thứckhuya và mỗi người sẽ có một thời gian biểu hoạt động khác nhau, việc đi ngủ muộnthường xuyên sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe, nhansắc, trí tuệ và tinh thần của bản thân không những thế điều đó còn ảnh hưởng đếnmọi người xung quanh Đây là vấn đề hot và chưa có giải pháp nào để ngăn chặnvậy nên em quyết định chọn đề tài nói về tác hại của việc thức khuya để nghiên cứu
và mong muốn góp phần tìm ra giải pháp thích hợp và lan tỏa thống điệp có ích đếnvới các bạn sinh viên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu về vấn đề: Nhiệm vụ đầu tiên là tìm hiểu sâu về thói quen thức khuya Điềunày bao gồm nghiên cứu các nghiên cứu trước đây, tài liệu tham khảo, sách vở, báocáo và các nguồn tư liệu khác liên quan đến vấn đề này Quá trình này giúp hiểu rõhơn về tình trạng thức khuya, các yếu tố ảnh hưởng và tác động của nó đến cá nhân và
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên
đại học tại Hà Nội
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học học tại Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ ngày 9/4/2024 đến ngày 20/4/2024
- Phạm vi không gian: Các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên các
trường đại học tại Hà Nội như thế nào?
- Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:
+ Tác hại là gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thức khuya thường xuyên đối với các sinh
viên đại học ở Hà Nội?
+ Tình trạng thức khuya ở các bạn sinh viên diễn ra như thế nào?
+ Cần đề ra những giải pháp nào nhằm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của thói quen thứckhuya đến sinh viên?
5 Tổng quan tài liệu
Trên thực tế, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu và nghiên cứu về nguyên nhân, tìnhtrạng và hậu quả của thói quen thức khuya
- Theo bài nghiên cứu về việc đưa ra các giải pháp hạn chế việc thức khuya của sinhviên trong tương lai, nâng cao hiệu quả việc học tập và sức khỏe cho các bạn sinh viênvào đầu năm 2024 của master Hoàng Viết Đại,nguyên nhân tạo thành thói quen thứckhuya của các sinh viên hiện nay chủ yếu do lịch trình sinh hoạt cá nhân không cân đối,bên cạnh đó Quyết định thức khuya của sinh viên được đưa ra dựa vào ý chí của mỗibạn sinh viên, nhưng khi nó trở thành thói quen thì sẽ rất khó để có một quyết định tráichiều Một phần nữa là do những lý do như áp lực công việc, học tập, môi trường sống,việc sử dụng các chất khích thích, nghiện mạng xã hội và một số bệnh lý khác
- Trao đổi với báo Thanh Niên, thạc sĩ - bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa, Khoa Khámbệnh và nội khoa (Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Đà Nẵng), các tổ chức nghiêncứu về giấc ngủ uy tín đã đưa ra các khuyến cáo thời gian ngủ hợp lý theo lứa tuổi nhưsau: Trẻ mới sinh cần 20 giờ/ngày, càng lớn thời gian ngủ của trẻ càng giảm, đến 6tuổi trẻ cần ngủ 10 - 12 giờ/ngày Từ 6 - 13 tuổi cần ngủ 9 - 11 giờ/ngày; thiếu niên(14 - 17 tuổi) cần ngủ 8 - 10 giờ/ngày; thanh niên và người trưởng thành (18 - 64 tuổi)cần ngủ 7 - 9 giờ/ngày; người già (trên 65 tuổi) cần ngủ 7 - 8 giờ/ngày.Đặc biệt, bác sĩHòa cho biết nếu người trẻ ngủ dưới 5 giờ/ngày thì nguy cơ teo não tăng 25%; nguy cơđột quỵ tăng lên 800%; nguy cơ tử vong do bệnh tim và các bệnh mạch vành tăng 48lần so với người ngủ đủ giấc; chưa nói liên quan đến các bệnh ung thư như: ung thưđại tràng, ung thư vú tăng lên.Chứng tỏ thức khuya sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sứckhỏe và các hệ thống chức năng trong cơ thể
Trang 6-Trong bài phỏng vấn với báo dân chínói về lối sống thức khuya của Gen Z, bác sĩNguyễn Ngọc Sơn đến từ Bệnh Xá Quân Y Nhà Máy Z111 cho hay: "Hiện nay, cácbạn trẻ thức khuya ngày càng nhiều với mật độ dày đặc và bỏ ngoài tai lời khuyên củabác sĩ Khi thức khuya, con người sẽ có nhu cầu sử dụng chất kích thích như trà, càphê, nước tăng lực để giúp bản thân tỉnh táo hơn Nhưng họ không biết rằng mình đã
vô tình gây nên những căn bệnh nguy hiểm như: Tiểu đường, béo phì, tim mạch, thầnkinh Đặc biệt, nếu duy trì thói quen này trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đếncăn bệnh trầm cảm khó chữa Như vậy thức khuya không chỉ ảnh hướng trực tiếp tớisức khoẻ mà còn ảnh hướng đến tâm lý con người
Trên cơ sở đó, mục đích nghiên cứu của em là tìm hiểu thêm về tác hại của thói quenthức khuya, khai thác được nhiều khía cạnh trong một vấn đề và hướng đến nhữnghành động thực tế để các sinh viên nhận thức được ảnh hưởng nghiêm trọng của việcthức khuya đối đang đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của họ Bài nghiên cứu của em baogồm định nghĩa, tìm hiểu nguyên nhân, mực độ thực trạng, hậu quả và đưa ra các giảipháp mới cho thói quen thức khuya
6 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt về đề tài “ táchại của thói quen thức khuya đối với sinh viên đại học tại Hà Nội” nhằm thu thập vàtìm hiểu tài liệu liên quan
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phát bảng hỏi đến sinh viên các trường Đại học tại Hà Nộinhằm tìm hiểu thực trạng và ảnh hưởng của thói quen thức khuya đến sinh viên đạihọc
PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Định nghĩa “Thói quen”:
- Thói quen là hành vi tự nhiên, tự động của con người được sử dụng lặp đi lặp lạitrong một khoảng thời gian dài Theo các nhà tâm lý học thói quen có thể xuất phát từ
vô ý hoặc cố tình của 1 hoặc nhiều cá thể Thói quen tốt hay xấu cũng sẽ thay đổinhiều vấn đề của con người, khiến con người ngày càng hoàn thiện, phát triển hơnhoặc là tụt lại phía sau Giúp con người có thể nhìn nhận, đánh giá được lẫn nhau
1.2 Định nghĩa “thức khuya”
- Thức khuya là hành động sinh hoạt không đúng quy trình, đảo lộn giờ giấc sinh hoạtcủa một cơ thể người Hành động này là hành động xấu, có hại cho sức khoẻ Tuynhiên từ khoá này luôn xuất hiện đi kèm với rất nhiều lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ hiệnnay
Trang 72.1 Thực trạng tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên Đại học tại Hà Nội:
- Tình trạng thức khuya không còn quá xa lạ đối với các bạn sinh viên hiện nay, nó
có những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ, trí tuệ và tâm lý của thế hệ thanhniên
Để nắm bắt rõ thực trạng này em đã khảo sát gần 150 bạn sinh viên đến từ các
trường đại học trong thành phố Hà Nội bao gồm trường Khoa Học Xã Hội và NhânVăn, học viện Ngân Hàng, học viện Ngoại Giao, học viện Hành Chính Quốc Gia,đại học Dược, học viện Tài Chính, đại học Thương Mãi, đại học Kinh Doanh vàCông nghệ,… đối tượng làm khảo sát bao gồm sinh viên năm nhất, năm 2, năm 3 vànăm 4
- Khi được hỏi “ Bạn có hay thức khuya không?” thì 41,7% (chiếm đa số) là CÓ, chỉ2,1% là không và mức độ thường xuyên của họ thấp hơn mức độ thỉnh thoảng thứckhuya là 2% chứng tỏ sinh viên có thức khuya nhưng tần suất không lớn Tuy nhiên,chỉ cần thức khuya vài lần là đã có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần ngày hômsau Điều đặc biệt hơn là khi khảo sát “ bạn ngủ 1 ngày bao nhiêu giờ?” thì hầu hếtcác bạn sinh viên đều ngủ từ 6-9 tiếng/ ngày, như vậy thói quen thức khuya ngủngày là khá lớn, đây là thói quen vô cùng đáng sợ và nguy hiểm, có thể huỷ hoạimột con người bình thường
Hình 1: Biểu đồ thống kê mức độ thức khuya của sinh viên tại Hà Nội
Trang 8Đáng nói hơn nữa là khi được hỏi “ Bạn có biết tác hại và ảnh hưởng nghiêm trọngcủa việc thức khuya thường xuyên không?” thì 100% là họ biết thế nhưng họ vẫnchưa thể thay đổi được thói quen thức khuya của mình cụ thể hơn thì là họ chưa nhậnthức rõ được tác hại của việc đi ngủ quá khuya và ngủ bù ngày hôm sau Tình trạngnày rất đáng báo động nếu như không có sự thay đổi của các nhân cũng như công táctuyên truyền của trường lớp và các kênh thông tin đại chúng.
Hình 2: Biểu đồ thống kê nhận thức của sinh viên về tác hại của thói quen thứckhuya
Tóm lại thói quen thức khuya thường xuyên của các sinh viên tại Hà Nội hiện đang ở con số đáng báo động, cần nghiên cứu, phân tích sâu hơn về nguyên nhân và hậu quả để tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này.
Trang 92.2 T ác động của việc thức khuya đến sinh viên Hà Nội
2.2.1 Ảnh hưởng đến sức khoẻ:
- Theo số liệu thống kê hình 4 cho biết, khi đi ngủ muộn thì có đến 66,7%các bạn sinh viên cảm thấy uể oải, mệt mỏi vào ngày hôm sau, 38,3 % cóhiện tượng đau đầu, chóng mặt bởi giấc ngủ đã bị rút ngắn không đủ thờigian để các cơ quan trong cơ thể hoạt động trao đổi chất, não bộ không đủthời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc hết công xuất, bởi vì Từ 21-23h làquãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc),Từ23h – 1h sáng là quãng thời gian bài độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủsay Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện tronggiấc ngủ say Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi Cũng chính là lý dotại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạtđộng bài độc đã chạy đến phổi Từ nửa đêm cho đến 4h sáng là thời gian tủysống tạo máu, cần phải ngủ say, không nên thức khuya Từ 5h – 7h là khoảngthời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi wc vào lúc này
- Cùng với đó là những ảnh hướng đến trí tuệ và thị lực, khoảng 46.7% sinhviên cảm thấy bị suy giảm trí nhớ Theo thống kê của sở y tế Nam Định, tỷ lệngười có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với ngườibình thường không có thói quen thức khuya Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để
bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày Nhưngkhi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khigiảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não và 40% bị suy giảm thị lực, khi chúng tathức đêm có nghĩa là mắt phải tiếp tục làm việc cộng với điều kiện không đủánh sáng lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể Nếu thức khuya mà làm việc cùngcác thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại đòi hỏi mắt phải điều tiết
và tiết ra các chất lỏng bôi trơn Càng nhìn trong thời gian dài cộng thêm điềukiện ánh sáng không đáp ứng đủ, mắt càng phải tiết nhiều chất lỏng bôi trơnhơn, và đó cũng là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi
Ngoài ra, ánh sáng màn hình máy tính hay điện thoại được gọi là ánh sáng xanh.Bản chất ánh sáng xanh là ánh sáng có năng lượng lớn nhất trong các loại ánhsáng nhìn thấy được, chúng có thể đâm xuyên qua các lớp lọc ánh sáng tựnhiên của nhãn cầu đến đáy mắt và gây tổn thương võng mạc Tổn thương doánh sáng xanh gây ra là những tổn thương vĩnh viễn và sẽ tích lũy dần theo thờigian, cuối cùng có thể gây các bệnh mắt, đặc biệt hay gặp nhất là bệnh thoáihóa điểm vàng, một nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa Ngày nay căn bệnhthoái hóa điểm vàng đang dần trẻ hóa và nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ánhsáng xanh là một tác nhân thúc đẩy bệnh phát triển
-Khoảng 30% sinh viên có triệu chứng chán ăn hoặc ăn không ngon vìTrungkhu thần kinh uể oải thì thần kinh vị giác cũng trì trệ
Trang 10- Không những thế các chuyên gia còn cảnh báo về vấn đề rối loạn nội tiết tố ở
nữ giới, trong thời gian ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thểtránh rơi vào trạng tháirối loạn nội tiết Ở những người thường xuyên thứckhuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng
Ở phụ nữ những người thường xuyên thức khuya gâyrối loạn kinh nguyệt, tăngnguy cơu xơ tử cung…Hay Gây ảnh
hưởng tới hệ tiêu hóa, các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phụcvào ban đêm trong khi ngủ Việc thức khuya khiến cho các tế bào này khôngđược nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạdày tiết ra nhiều dẫn đếnviêm loét dạ dàynếu tình trạng này kéo dài, hoặc làmnặng hơn tình trạng bệnh nếu đã mắc bệnh trước đó rồi
- Đặc biệt, bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài sẽ khả năng mắc phảicăn bệnh về tim mạch và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so vớinhững người không thức khuya
- Tình trạng cũng thường xuyên gặp phải khi thức khuya đó chính là dễ tăngcân, thừa cân và kéo theo căn bệnh liên quan đến huyết áp, tiểu đường,…20%sinh viên đã gặp phải trường hợp này
Trang 11Hình 3: Biểu đồ những vấn đề gặp phải khi thức khuya đối với sinh viên tại Hà Nội.
2.2.3 Ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên Hà Nội:
- Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cơ thể và trí tuệ thì thóiquen thức đêm còn gây ra các vấn đề tâm lý:
+ Thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi và stress,20% sinh viên thường có nhiều áp lực về học tập, công việc làm thêm, hoạtđộng trong các câu lạc bộ hay áp lực từ cuộc sống hàng ngày nên thường thứckhuya để suy nghĩ vì vậy dẫn đến các vấn đề tâm lý như dễ dàng cáu gắt, khókiểm soát được cảm xúc và chứng rối loạn lo âu Tình trạng này kéo dài trongmột thời gian dài sẽ tích tụ những suy nghĩ bị kìm nén tạo ra những năng lượngxấu có thể dẫn đến căn bệnh trầm cảm
+ Đồng thời 20% sinh viên có tình trạng mất tập trung trong mọi việc, vì não
bộ chưa được nghỉ ngơi đủ và đúng
+ Bên cạnh đó tâm lý mệt mỏi ở sinh viên sẽ làm mất cảm giác hứng thú vớimọi hoạt động, với mọi người Trong xu thế hội nhập và phát triển trên thế giới,chúng t rất cần những người trẻ biết cống hiến, tuy nhiên nếu tâm lý bị ảnhhưởng lớn thì giới trẻ Việt Nam sẽ dần rơi vào trầm tư, không phát huy hết sứctrẻ để cống hiến cho đất nước Các tổ chức công lập, tư nhân khó sở hữu đượcnhững nhân tố nhiệt huyết
Như vậy, tâm lý cực kỳ quan trọng đối với cá nhân và xã hội, nó tác động, đốidiện trực tiếp với các hình thức sinh hoạt làm việc trong cuộc sống mỗi người
Trang 12và dẫn đến những hệ luỵ khác nhau Do đó, thói quen thức khuya là vô cùngnguy hiểm và độc hại đối với sinh viên đại học tại Hà Nội.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM giảm thiểu tác hại của việc thức khuya đối với sinh viên đại học tại Hà Nội
3.1: Nhận xét:
- Qua quá trình khảo sát về tình trạng, ảnh hưởng của thói quen thức khuyađối với sinh viên tại Hà Nội hiện nay, khi được hỏi “Bạn có ý định thay đổi
để đi ngủ sớm hơn không? Nếu không thì vì sao?” đại đa số sinh viên đều ốc
ý định sẽ cố gắng đi ngủ sớm và cải thiện giấc ngủ (khoảng 71%), còn lại29% là các bạn trả lời không bởi vì đã quen với khung giờ sinh hoạt này Từ
đó ta thấy được xu hướng cũng như trào lưu độc hại của giới trẻ là rất đángbáo động Mặc dù ai cũng biết hoặc đã từng nghe qua tác hại của nó nhưng ít
ai quan tâm đến vấn đề này, cũng như là thờ ơ với chính sức khoẻ của bảnthân họ Đồng ý với việc ai cũng có kế hoạch, mục đích riêng nhưng nếu nódừng lại ở mức tự kiểm soát được, sử dụng vào mục đích tốt thì sẽ không gâyảnh hưởng tới xã hội Nếu những thói quen này còn được tiếp diễn thì khôngsớm thì muộn tuổi trẻ họ sẽ bị đánh rơi một cách đáng tiếc vào những dịch vụ
y tế, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bởi phải chữa những căn bệnh do thức khuyagây ra, bên cạnh đó cũng làm chất lượng cuộc sống của con người Việt Namxuống dốc không Chưa kể đến những tệ nạn xã hội sẽ ngày một dày hơn bởithời gian rảnh về
đêm của giới trẻ nói chung, sinh viên đại học nói riêng Nói chung thứckhuya sẽ để lại nhưng hậu quả khôn lường và không thể cứu vãn
3.1.1 Nguyên nhân gây nên việc thức khuya:
Nguyên nhân của thói quen thức khuya ở sinh viên đại học tại Hà Nội:
- Theo thống kê khảo sát cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng thức khuya ở sinh viên, điển hình và phổ biến nhất chính là do bị lôicuốn vào các thiết bị công nghệ, họ lướt web, facebook, tiktok,và các nềntảng mạng xã hội khác, khoảng 54,2% là sử dụng điện thoại thông minh, laptop, ipad để giải trí trước khi đi ngủ Tiếp đó là 29,2% nguyên nhân thứckhuya là để học tập và làn việc, con số này chỉ bằng 1 nửa của lý do lướtmạng xã hội Còn lại là 14,6% các bạn sinh viên bị mất ngủ, hoặc không ngủđược do một số lý do cá nhân như gặp vấn đề về sức khoẻ,…2,1% là do chơi