Trên thế giới, ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện từ vựng và/ hoặc ngữ pháp thể hiện tính chất, trạng thái của SV/ HT ở mức độ cực cấp.. Dùng lẻ một mình, thì những tiếng trạng từ ấy
Trang 1SP TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
PHAM HUNG DUNG
CAC PHUONG TIEN THE HIEN
Y NGHIA “CUC CAP”
TRONG TIENG VIET (CO SO SANH VOI TIENG ANH)
LUAN AN TIEN SI NGU VAN
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 283)
Trang 2RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
PHAM HUNG DUNG
CAC PHUONG TIEN THE HIEN
Y NGHIA “CUC CAP”
TRONG TIENG VIET (CO SO SANH VOI TIENG ANH)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIỀN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình tự nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ bât kỳ công trình nào của người khác
Tác giả luận án
PHẠM HÙNG DŨNG
Trang 4QUY UOC VIET TAT
1 Trong luận án có một số từ ngữ thường lặp lại được chúng tôi viết tắt như sau:
—Dấu/: Hoặc, hay
— Dấu —: Có nghĩa là, có thể chuyền thành, hay tương đương với
— Dấu #>: Không có nghĩa là, không thê chuyên thành
— Dấu *: Ngữ, câu không chấp nhận được
—PTCC: Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp”
— T: VỊ từ trạng thái thang độ
— TC: VỊ từ trạng thái cực cấp
2 Trong phần nguồn gốc các cứ liệu trích dẫn, tên của các báo, tạp chí
được viết tắt như sau:
— ANTG: An ninh thế giới
—ANTGCT: Anninh thế giới cuối tháng
— CA TP.HCM: Công an TP Hồ Chí Minh
— SGGP: Sai Gon Giai phong
Trang 5— TT&VH: Thẻ thao & Văn hóa
— VN: Văn nghệ
Trang 6DANH MUC CAC SO DO
So d6 (1.1): Thang d6 mau den theo hai cực đối lập -¿-: 22
Sơ đồ (1.2): Thang độ “chiêu cao” theo hai cực đối lập -5- 35
Sơ đồ (1.3): Trục thang độ ¿2 2 £+S<+EE£EE£EEEEEEEEEEE2E122121 E1 EEcrkeeg 38
Sơ đồ (1.4): Thang độ năng lực và thang nhiệt độ trong tiếng Anh 40
Sơ đồ (1.5): Thang độ đài có hai dải mức độ đối lập ngắn — đài 41
Sơ đồ (1.6): Thang độ đài có hai dải mức độ đối lập đài — ngắn và dải mức
độ không ngắn cũng không dài -z©-2©cs+c+cssresreeres 42
Sơ đồ (1.7): Thang độ đài có hai dải mức độ ngdn — dài và dải trung
gian là chuẩn so sánh -¿- ¿+ s5 £+Ee+EeEEEEE2EEEEerEerkerkrreee 43
Sơ đồ (1.8): Các đải mức độ ngắn — dài có thể xuất hiện trên trục thang độ 44
Sơ đồ (1.9): Các dải mức độ ngắn — dài so với chuẩn . - 25-52 45
Sơ đồ (1.10): Thang độ tính chất, trạng thái nhiệt độ! vẻ đẹp 47
Sơ đồ (1.11): Thang độ tính chất, trạng thái hẳng/ chín - 49
Sơ đồ (1.13): Thang độ trạng thái tâm lý, tình cảm theo hai cực đối lập 52
Sơ đồ (1.14): Thang độ trạng thái tâm lý, tính cảm - 2 2 2+2 54
Trang 7DANH MUC CAC BANG
Bang (2.1): Vị từ trạng thái cực cấp biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” của vị từ trạng
thai thang dO Ằ-"'-' 62 Bảng (2.2): Vị từ trạng thái cực cấp ràng buộc với vị từ trạng thái thang độ 65 Bảng (2.3): Tóm tắt các phương tiện thê hiện ý nghĩa “cực cấp” trong
Bảng (3.1): So sánh các đặc điểm tri nhận của £hẳm Và tí 103 Bang (4.1): Tính từ tiếng Anh theo các tiêu chí của Quirk & al 172 Bảng (4.2): Tóm tắt các phương tiện thê hiện ý nghĩa “cực cấp”
trong tiếng Anh . -22+++222+2222112222111227211221112211 E1 ccee 201
Trang 8DANH MUC CAC HINH VE
Hinh (3.1): Điểm nhìn không thể định vị được trong vật chứa có tính hình
Hình (3.2): Điểm nhìn không thẻ định vị trong không gian tận chân trời 128
Hình (3.3): Điểm nhìn có thê định vị trong vật chứa có tính hình khối lớn
theo định hướng không gian phía trước mặt - 133
Hình (3.4): Điểm nhìn định vị được ở trên cao -¿- s:©s+cx++zxzrxzreeez 138
Hình (3.5): Điểm nhìn định vị được ở đường chân trời - 138
Hình (3.6): Điểm nhìn định vị được ở đáy vật chứa có tính hình khối 139
Trang 9MUC LUC
LOT CAM ĐOAN o- 5-55 5< csceseseeseeseseesersesessersessessrserseos 2/7 QUY ƯỚC VIẾT TẮTT . 2-5 se se sessessessessessessesse 23 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ -5-° se cscsscseesesseseeseeseos 2Õ DANH MỤC CÁC BẢNG -s-sccsccsccsccseesessessessessesse “Ố DANH MỤC CÁC HÌNH VẾ -.-5 s-sccsccsessessessesse 2/7
\ 109809 0111155 ÔÔÌ
MỞ ĐÂU sessesssesssesssesseesee ¬— ¬ 20
1.1 Y nghĩa “cực cấp” — khái niệm cơ sở của đề tài .-. 211
1.2 Vị từ trạng thái tiếng Việt 218
1.3 Thang độ trong tiếng Việt 225 1.4 Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dai trung gian là chuẩn so sánh trên thang độ gắn với ý nghĩa “cực cầp” 229
1.5 Các vị từ trạng thái có tính đối lập qua dải trung gian không phải là
chuan so sánh trên thang độ găn với ý nghĩa “cực câp” -.s«««« 240 1.6 Các vị từ trạng thái có tính đối lập không qua dải trung gian là chuẩn
so sánh trên thang độ găn với ý nghĩa “cực câD” s55s=<ssessssse 241 1.7 Các vị từ trạng thái không có tính đối lập biểu hiện dải trung gian là chuân so sánh trên thang độ găn với ý nghĩa “cực câp” s««««« 242
1.7.1 Cac vi tt trang thai biéu thi tam lý, tình cảm «++s+<ssxssess 242
Trang 101.7.2 Các vị từ trạng thai chi mau SAC oo css essessessessesseseseesessessessessesessees 245
1.8 Các vị từ không có tính đối lập vừa biểu thị trạng thái vừa biểu hiện ý
nghĩa “cực câp” 248
Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN THẺ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CAP” TRONG TIENG VIET XET TREN BINH DIEN CAU
¡1005 ._`
2.1 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là từ: -. s s-«e 251
2.2 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn 255
2.2.1 Ngữ đoạn có vị từ trạng thái cực cấp với hình thức ràng buộc 255
2.2.2 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có yếu tố láy 264
2.2.3 Ngữ đoạn ghép hai ngữ đoạn có vị từ trạng thái cực cấp với hình thức ràng )01914HŨỖ 276
2.2.4 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có từ chỉ mức độ cực 017775 277
2.2.5 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là ngữ đoạn có yếu tô tình thai 279
2.3 Phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là thành ngữ 281
2.3.1 Thành ngữ có yếu tô so sánh thê hiện ý nghĩa “cực cấp” -.- 282
2.3.2 Thành ngữ không có yếu tô so sánh thê hiện ý nghĩa “cực cấp” 287
2.4 Các biện pháp tu từ thường dùng thể hiện ý nghĩa “cực cấp” 294
2.4.1 Ấn dụ ccc HH HH HH g 294 2.4.2 NOL QUA eee 300
2.5 Tiểu kết -ccs ccccceeeestrrtrrrrrrrrtrrrrrrrrrtirrrrrrrrree 301 Chương 3: CÁC PHƯƠNG TIỆN THẺ HIỆN Ý NGHĨA “CỰC CAP” TRONG TIENG VIET XET TREN BINH DIEN TRI
)); 9¬ ÔÔÔÔÔ 304 3.1 Bức tranh thế giới và ý nghĩa “cực cấp” 304 3.2 Các phạm trù tri nhận gắn với các phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực CAP” O0 cọ Họ cọ g0 0 0000.0004 00010 0000 0004.080 0609180 305 3.3 Đặc điểm tri nhận của những phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp”
314
Trang 11
Chuong 4: SO SANH PHUONG TIEN THE HIEN YSD NGHIA
Trang 121 Lí do chọn đề tài |
Mỗi sự vật và hiện tượng (SV/ HT) déu có tính chất, trạng thải của nó, trong đó có những tính chất, trạng thái là bình thường, phỏ biến, nhưng cũng có những tính chất, trạng thái vượt quá ngưỡng bình thường, phổ biển Tính chất, trạng thái vượt quá ngưỡng bình thường, phổ biến có thể nhận cực cấp là mức độ mà hiện tượng vượt quá ngưỡng đạt đến mức tối đa
Trên thế giới, ngôn ngữ nào cũng có những phương tiện từ vựng và/ hoặc
ngữ pháp thể hiện tính chất, trạng thái của SV/ HT ở mức độ cực cấp Chúng tôi gọi đó là các phương tiện thể hiện ý nghĩa "cực cáp”
“Trong tiếng Việt có rất nhiều phương tiện thể hiện ý nghĩa "cực
này một cách thấu đáo, có hệ thống Vi lẽ đó, luận án chọn đề tải Các
phương tiện thể hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt (có so sánh với tiếng Anh)
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu các phương tiện thể hiện ý nghĩa *cục cấp” (từ đây
một số khía cạnh về đặc điểm loại hình của tiếng Việt, cũng như đặc điểm
tri nhận của người Việt thể hiện qua cách dùng các phương tiện hữu quan
Luận án phân tích cấu trúc, ý nghĩa tri nhận của các PTCC nhằm gop phần vào việc dạy học tiếng Việt nói chung và PTCC nói riêng trong nhà
trường phổ thông Phần đối chiếu với tiếng Anh sẽ cho ta một bức tranh
Trang 13'Việt và tiếng Anh như những ngoại ngữ
3 Đối tượng nghiên cứu |
Tuy ý nghĩa "cực cấp” là một phạm trù phổ quát nhưng các phương tiện thể hiện phạm trù này tong các ngôn ngữ khác nhau là không giống nhau
lếng Anh có các phương
Ching hạn, để thể hiện ý nghĩa "cực cất
tiện đã được ngữ pháp hóa (grammaticalized), vi du
~ tall » tallest (cao nh
hoặc
~dangerous _ —>most dangerous (nguy hiểm nhất)
~ imteresing —>most imteresting (lí thú nhất)
extrêmement, v.v đặt trước tính từ để thể hiện ý nghĩa "cực
—le plus grand (cao nhất);
—la moins genile (xấu nhất):
~tvềy ordonné (rất ngăn nắp);
Trang 14~bien matade (rit nguy kichy v3
Giống như tiếng Anh, trong tiếng Pháp cũng có những đơn vị từ vựng
biểu hiện ý nghĩa "cực cấp”, như zichisvime (giàu cực kỳ), minime (ho
chắc), v
Trong tiếng Ý, ý nghĩa “cực cấp” có các cách diễn đạt:
a) thêm các hậu tổ —issimo sau tính từ, chẳng hạn: candido (trắng) —> candidissimo (tắng như tuyế); stanco (một) —> stanchissimo (mét dit); vecchio (cũ) — vecchissbmo (cũ mèm), v.v
b) đặt các trạng từ chỉ mức độ cực cấp (như zmolo/ assai (rit), incredibilimente (cực kỳ), v.v.) trước tính từ, chẳng han: Michele @ molto simpatico (Michele rt xinh);
tir, nhu L’autobus era sovraffollato (Xe buyt dong nghet người); 4) lặp lại tính ti, vi du: Ho wn cane piccolo piccolo (Tdi c6 con chó nhỏ xíu)
e) thêm một tính từ cùng nghĩa với chức năng bổ nghĩa cho tính từ
chính, chẳng hạn: Sono stanco morto (Tôi mét dit) Era bagnato fradicio (N6 w6t nhep) [110, tr 3]
cấp độc lập (the independent superlative morpheme) ichiban hoe mottomo (có ý nghĩa nhur ~est, most trong tiếng Anh) đứng trước tính từ thang độ Ví
Trang 15để thể hiện ý nghĩa “cực cáp” Chúng cĩ thẻ lả từ hoặc ngữ, chang han:
~ từ: ấp, đanh, đầm, đẫm, sũng, hệt, khú, lền, mại, ngất, ngẫu, ngất,
ngời, ngơng, meo, phở, quánh, rộc, thẳm, thột, tít, tẹo, trĩu, tí, lì, xíu, V.V.;
— ngữ: béo nue, béo nức, cao với, đất đặc, diy dp, den thui, den si, nghèo rớt, v + cỏn con, cứng cưng, đứng dưng, héo hẹo, khít khít, khơ héo hèo hẹo, khit khin khit, khé khơng khốc sạch sành sanh, sát sàn sại,
xếp xầm xộp, v.v; béo nung béo nục, béo nung béo mic, den thủi đen thui,
ốm nhom ơm nhách, xa tít xa tắp v.v.; béo như trâu trương, cao như núi,
V.V¿ cực đẹp, tuyệt đẹp, cực kì đẹp, đẹp cực kì, chúa bướng, khĩ vơ cùng,
vơ cùng khĩ, sâu kinh khủng, tỗi cao, tối thượng, v
Đây là những PTCC thẻ hiện nhiều nét đặc trưng quan trọng của tiếng 'Việt Các PTCC rất đa dạng về cấu trúc và ý nghĩa Chẳng hạn, để thể hiện
ý nghĩa “cực cấp” của tính chất nghèo/ giàu, tiếng Việt cĩ những PTCC,
như: nghèo rớt, nghèo rớt ra, nghèo rưới, nghèo xơ nghèo xác, nghèo kiét
đồ vách, giàu như Thạch Sùng, v.v Cĩ thể thấy mỗi PTCC đều miêu tả,
nhận định biểu hiện su tri nhận với những sắc thái biểu cảm khác nhau về tính chất nghèo! giàu Đặc di ie PTCC trong tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc, ÿ nghĩa và qua lãng kính đổi chiếu với các PTCC trong tiếng Anh chính là đối tượng nghiên cứu của luận ấn này
Trang 16tính khái quát, gợi ý Có thể nói vẫn đề này còn để ngỏ 4.1 Ngoài nước
Léopold Cadière (1957) đã phân tích ý nghĩa "cực cấp” trong tiếng
'Việt từ khá sớm Theo ông, trong tiếng Việt có ba loại ý nghĩa “cực cấp”:
1) cực cắp tương đối (superlatjƒrelatj) là sự kết hợp của các đơn vị như
có so sánh như đốt nhữt nhứt hạng, giàu hơn cải hết, v.v.; 2) cực cấp tuyệt đỗi (superlarjf absolu) là sự kết hợp của các đơn vị rất, quá, lắm, cực đứng trước hoặc sau các tính từ trong các hình thức rất cực đẹp, dep lim! qua, yếu tố cực cắp tuyệt đối quá, lắm được mở rộng như quá đi, quá sức, quá
lẽ, hung lắm, dữ lắm, v.x đặt sau các tinh từ để có các hình thức như rốt
quá đi, tốt quá sức, tốt quá lẽ, tốt hung lắm, tốt dữ lắm, v.v (142, tr 42 = 4]
Với quan điểm tiếng Việt cũng có các phụ tố (aƒfixes) giống như các ngôn ngữ Án Âu, đó là tiền tố (prefixes) và hậu tố (swffixes), L.C
‘Thompson (1967) xem các hình thức: a) con con, tẻo feo, cứng cưng, khét thấp xu, xa lắc xa lơ, v.v là từ láy Về nghĩa, tác giả không coi chúng biểu
160 (Iêo teo), cừng (cứng cựng) nhách (sạch nhách), nguit (cut ngut), v.v
có ý nghĩa nhắn mạnh nghĩa của từ gốc và làm cho nghĩa của cả từ lấy có hình ảnh sinh động hơn Đồng thời tác giả cũng xem các ngữ đoạn như cụt
ngủn, thấp xủn, xa lắc, v.v vên mang ý nghĩa nhắn mạnh nếu có hình thức
lay kiểu như cụt ngiin cut nghiu, thép xin thdp xia, xa lắc xa lo, vx thi
Trang 17trắng Việ) M Prévt (2004) cho rằng trong tiếng Việt có hai loại ý nghĩa
kế 10 phương thức thể hiện bai loại ý nghĩa "cực cấp” Ý nghĩa "cục cấp
tương đối được biểu thị bằng các đơn vị nhất, hơn hết, hơn cả trong các
hình thức so sánh, như bén nhất, đẹp hơn hết, giỏi hơn cả, v.v Trên cơ sở
đối chiếu với tiếng Pháp, Marina Prévot đã phân tích đặc điểm hình thức của 9 phương thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” tuyệt đối Tác giả nhận xét đặc điểm ngữ pháp của những yếu tổ bỗ nghĩa trong các phương thức, kết tăng cường sắc thái cảm thán (chát, quá), láy tăng cường (sẾt sét, cứng
cựng, khỏe khỏe là, khỏ khổ là v.v.), lây nhẫn mạnh (hớt ha hót hải, lôi
tha lôi thôi, ba khủng ba khia, bà lem bừ luốc, v.v.), miêu tà (đây ấp, chưa
kê nên tác giả đã chưa phân tích rõ các PTCC Chẳng hạn, tác giả chưa nêu
rõ đặc điểm quan hệ giữa các PTCC, như: cóng và lạnh cóng; dp và đẩy áp; củn còn con, sắt xạt va sát sản sạt, v.v Và tác giả cũng chưa để cập đến
các PTCC, như: a) từ: áp, đanh đầm, đầm, săng hết, khí, lên, mạt, ngất,
Trang 18là, xi, v.v b) ngữ lấy: mênh mơng, lênh khênh, v.x.; c) thành ngữ: nghèo tượng đùng các biện pháp tu từ để biểu hiện ý nghĩa "cực cấp”, như rér cắt
da cắt thịt, thương đit ruột, sợ tím mặt, v.v (an dy); hay buơn chết di được
một thấy ơng bà ơng vải, v.v (nổi quá)
4⁄2, Trong nước
Cĩ thể thấy, các nhà nghiên cứu nước ngồi cĩ những nhận định về các PTCC trong tiếng Việt nhưng những ý kiến này cĩ tính khái quát, sơ lược, chưa đẩy đủ Tương tự, ở trong nước, các nhà nghiên cứu cũng quan
tâm đến các PTCC nhưng với những ý kiến khá tổng quát, tựu trung là: a)
thống kê, nhận định mang tính gợi ý về một hay nhiều PTCC hay các hình
thức liên quan đến ý nghĩa "cực cấp”; b) bàn đến các hình thức vốn là
PTCC nhưng khơng xác định ý nghĩa "cực cấp”
4.2.1 Những phân tích các hình thức liên quan đến ý nghĩa "cực cấp" và xác định ý nghĩa “cực cấp”
Truong Vĩnh Ký (1883) là người trong nước đầu tiên đề cập đến ý nghĩa “cực cấp” của các hình thức răng bĩc, đen thui, đỏ lịm, v.v và các
Trước hết, đối với hình thức như cỏn con, đứng dưng, phau phau, thênh thang, phng phắc, vằng vặc, thộn thoắt, v.v các tác giả gọi là “tinh
từ ghép” và xác định chỉ là "nghĩa mạnh thêm” *do một tiếng trạng từ nĩi
Trang 19tênh, cũ rích, lạnh ngắt, vẫng teo, trong veo, đỏ lòm, v.v., các tắc gia quan
ngất, teo, veo, lòm, v.v là đơn vị không có nghĩa, chúng chỉ là “trạng từ đơn chỉ thể cách” có tinh rằng buộc đối với tĩnh từ đứng trước nó Các tác
giả nói rằng các trạng từ đơn nảy "chỉ dùng riêng được với mấy tiếng tinh
từ Dùng lẻ một mình, thì những tiếng trạng từ ấy không có nghĩa gì cả [88, tr, 102]
Đặc biệt khi bàn về các "đẳng cấp nghĩa tiếng tĩnh từ” (tức vị từ chỉ
tính chất, trạng thái nghĩa thang độ = PHD), các tác giả xác định ý nghĩa vật khác, hoặc tuyệt đối trong sự so sánh với vật khác” và phân biệt rõ
trong hai trường hợp gọi là: agệt đối tối cao đẳng cấp và tỉ hiệu tối cao
đẳng cấp "Tuyệt đối tôi cao đẳng cấp chỉ đẳng cấp rit cao, không có ý nghĩa sơ sánh gì cá” là các ngữ có trạng từ được đánh dấu phía trước tỉnh từ
như cực, chí, tối, đại, v.v trong cực giỏi, chí thiện, tối linh, đại tài, v.v lắm, rắt, quá cũng có ý nghĩa như vậy mà chưa phân biệt lắm, rất, quá là
các hình thức đánh dấu mức độ cao "Tỉ hiệu tối cao đẳng cấp chỉ cái bậc hơn nhất hay kém nhất của một người hay một vật trong sự so sánh” của một tập hợp, nghĩa là trong đó nếu tính chất, trạng thái của SVHT ở "bậc
từ" và nếu ở “bậc tối thấp, thì có những tiếng bét, kém nhất, kém hơn cả,
v.v đứng sau tiếng tĩnh từ [88, tr 84 — 86] Sự phân biệt này chính là dựa
theo cách phân loại hai mức độ cực cấp (superlative degree), đó là cực cấp
trong các ngôn ngữ Ấn Âu.
Trang 20v.v tác giả không xác định đây là PTCC mã định danh chúng với ý nghĩa
tương tự là “từ ghép biểu thị mức độ hết sức cao kèm theo sắc thái biểu
cảm” Theo đó, với quan điểm “trong tiéng Việt nguyên vị là đơn vị ngữ
pháp cơ sở, từ đó tạo ra từ đơn, từ tố; rồi từ tố lại tạo ra từ ghép, v.v.”, tác
khủu, hoành, hoắc, hoắm, hoắt, hoe, khác, lè, lắp, lư, mem, must, mip, trich,
[40, tr 126 ~ 154) Ching được ghép với nguyên vị thực theo mẫu “nguyên
vị thực + nguyên vị hệ thống phụ thuộc không lắp lay” tao hình thức diễn
đạt kiểu như cữ rích, đây áp, trắng hếu, v.v để “biểu thị mức độ hết sức cao của tính chất cữ, đồng thời cũng biểu thị một sắc thái tình cảm nhất
định” |40, tr 342 - 344]
Nguyễn Văn Tu (1978) coi các hình thức (trắng nỗn, ngot lim, vw
gồm có từ tố nghĩa chính là trắng, ngọt còn từ tổ sau nó là tính từ bổ nghĩa
nói lên tính chất của mrẩng, của ngợi là tỉnh từ ghép bổ nghĩa theo dạng
“tinh - tính” [80, tr 36 — 64] Tir dé tác giả chia nghĩa bổ sung của từ tố nghĩa bổ sung này chỉ nhằm "tăng thêm nghĩa cho từ hoặc giảm nghĩa đi hình thức trắng xóa, trắng tinh, tring én, trắng toát, v.v có nghĩa phân
từ tổ xóa, ớn, tỉnh, toát, v.v [80, tr 113 ~ 114] Bên cạnh đó, tác giả coi các
như cú, chắc như đanh đảng cột, v.v chỉ là những quán ngữ so sánh và có nhe (đốt đặc cắn mai, nghèo rớt mộng toi, v.v.) Nhimg quần ngữ này chỉ
Trang 21cổ ý nghĩa "ợi hình ảnh rất sinh động" mà thôi [0, tr 186] Tuy nhiên,
khi phân tích cấu trúc các ngữ láy ba như khít khin khjt, sát san sat, v.v tác
giả đã xác định được "nghĩa tuyệt đối”, nhưng các hình thức như 5é tf teo
120 teo, thơm plưng phức, v.v lại chỉ cô *ý nghĩa cao hơn” |80, tr 74 ~
75] Quả thật, tác giả phân tích nhiều hình thức liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” nhưng chỉ nhìn nhận một hình thức có ý nghĩa "cực cấp”, đó là từ
ghép lấy ba
ái Xuân Ninh (1978) quan niệm các đơn vị như ngất, nhách, ténh,
tanh, ngâu, v.v là các hình vị hạn chế, chỉ xuất hiện một lẫn, như đai nhách, hoặc xuất hiện rằng buộc trong một số trường hợp nhất định, như xanh ngắt, lạnh ngắt, tím ngất, nhẹ tênh, lạnh tanh, vắng tanh, đỏ ngẫu,
đục ngẫu, v.v [14, tr 12 ~ 18] và được coi là tính từ đã xác định, không thể
kèm theo bổ tổ mức độ rất, cực, cực kì, hơi, v.v [14, tr 87] Đồng thời,
cực, cực ki, v.v là bỗ tổ "đặt trước tính từ để chỉ mức cao nhất của trạng
tr 136] Đối với các ngữ láy như phênh phách, lênh khênh, lè tè, lòm lòm,
vx tong các hình thức bac phénh phéch, cao lênh khênh, thấp lề tẻ, đỏ
gọi là hình thức lay nhiều tằng, "hình thức láy lại ing đài thì ý nghĩa của
nó cảng được nhắn mạnh” [14, tr 199] Có thể thấy, tác giả nêu những hình
thức diễn đạt có liên quan đến ý nghĩa “cực cấp” và cho rằng các hình thức nhất của trang thai”, “coi như không thể hơn được nữa”
Lê Cận ~ Phan Thiều (1983) cũng như Ủy Ban Khoa Học Xã Hội
(1983) gọi các hình thức rộng thênh thang, đẹp lộng lẫy, hết sức giỏi! giỏi
hết sức, v.x là tính ngữ có các phụ tổ thênh thang lộng lẫy, v.v với tác
Trang 22dùng lâm phụ tổ loại này như đế sức, vô cừng, cực kỳ, v.v cô thể đặt trước hoặc sau tinh ngtt (47, tr 151], (98, tr, 147 ~ 151]
Cao Xuân Hạo (1998) xác định: “Các yếu tố ràng buộc tuyệt đối còn
xuất hiện sau một số vị từ làm thành những tổ hợp có mô hình trọng âm những trạng ngữ chỉ mức tối cao (superlatj/) của các tinh! vj từ đi trước, kèm thêm một sắc thái biểu cảm nhất định vài hay một ý nghĩa ấn tượng”
Có thể nói, tác giả đã nói đến ý nghĩa “cực cấp” được thể hiện trong
thức say mềm, sáng tring, dé lom, hoi rinh, ding nghét, vv Tác giả giải
thích ý nghĩa “cực cấp” của các hình thức nảy theo mẫu: *A đến nỗi/ đến
mức B” như trong đau điểng, mật nhoài, béo núc, phục lăn, ngọt lim hoặc
là *A đến nỗi như thể (bị) B` như trong đen thui, tròn vo, giống đúc, uới
đâm, lép kẹp” (4, tr 201 ~ 202] Đồng thời tác giả cũng đồng tình với ý hue rita, dé như son, v.v biều hiện ¥ nghĩa “cực cấp” |4, tr 439] VỀ sau,
tác giả cho rằng các đơn vị như chí, chúa, cực, lắm, quá, tối, v.v biểu hiện
v.v là vị từ trạng thái "bao giờ cũng hàm nét nghĩa tuyệt đối” |6, tr 66] Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung (1998) xem các hình thúc xanh lè, xanh um, xanh lơ, xanh biếc, xanh lục, xanh rì, xa ấp, xa tít, thẳng,
đơ, thẳng đuội, thẳng tắp, thắng tuốt, sung véu, sung vii, sung húp, sung
‘mong, v.v là từ ghép chính phụ sắc thái hóa, “trong đó từ tố phụ có tác với từ tố chính khi từ tố chính hoạt động một mình như từ rời, hoặc khiến
nghĩa” *Thành tố phụ ở từ ghép sắc thái hóa, có thể rõ nghĩa, phai nghĩa,
Trang 23này là tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối [11, tr 103],
42.2 Những phân tích các hình thức liên quan đến ý nghĩa "cực cấp nhưng không xác định ÿ nghĩa "ewe cấp”
Phan Khôi (1954) có khái quát đặc điểm cấu trúc của một, bai hình
thức liên quan đến ý nghĩa "cực cấp” nhưng không khẳng định ý nghĩa "cực
cấp” Do quan niệm từ (ông goi la shanh tir [84, tr 61]) là một đơn vị hoàn
iếng đệm là những tiếng tự nó không có nghĩa, đệm sau một từ căn hay đệm cho nhau để nảy ra nghĩa”, nên tác giả xem các tiếng như dén, dirgi,
khd, hoe, him, ngdt, roi, um, v.v trong các hình thức như xanh đờn, buổn
đượi, vàng khè, vàng hoe, ấm hảm, vắng ngắt, mát rợi, xanh wm, v.v và
các tiếng láy trong hình thức như sành sanh (sạch sành sanh), khòc khoe năng "phó từ làm lọn nghĩa cho từ căn đi kèm theo” và phân biệt nghĩa của các từ cùng từ căn như xanh rì, xanh uơn, xanh dồn, xanh ngất, v.v [84, tr 59-74]
‘Truong Van Chỉnh - Nguyễn Hiến Lê (1963) xem các trạng từ' như nhẹ, đỏ, sạch, khí, v.v chỉ diễn đạt một ý đơn giản là nhẹ, đỏ, sạch, khí, vav¿ và các từ kép, như nhẹ nhàng, nhẹ nhé nh diễn đạt diễn tả ý nhẹ của
thái là từ kép do sự điệp âm, điệp từ mà ra và chỉ diễn đạt nghĩa mạnh hơn
của từ đơn gốc, như xốp xóp (xốp kim), khit khjt (khit lắm), sét sệt (sét lắm),
khin khít (hoi khit), sén sét, (hoi sẻ0, v.v |94, tơ 61 = 95] Đặc biệt, đối với
| i ev in ag ih do hin ih cl, wang hi ng (ương Văn Chỉnh Nguyễn Hôn Lê S61 1Ì
Trang 24trạng được các tác giá khẳng định là ngữ Các ình thức diễn đạt kiểu như
dé 6i, đỏ bừng, tái mét, đồng nghịt, v.v cô hai yếu tố: trạng từ chính (đó,
tái, đồng, vav) và hình dung từ (ẤI, bừng, mế, nghị, v.v) bỗ nghĩa cho
trạng từ chính, "kết hợp với nhau chặt chẽ gần như là một ngữ” [94, tr 244 257] Đây là sự khẳng định về cấu trúc của một ngữ thể hiện ý nghĩa “cực
cấp” nhưng các tác giả chưa nói đến ý nghĩa "cực cấp” của chúng
Lê Văn Lý (1972) cũng phát biểu rằng trong tiếng Việt có cách so
sánh bậc hơn nhất của tĩnh từ như Trần Trọng Kim ~ Bùi Kỷ - Phạm Duy
Khiêm đã để cập và khi nói về ý nghĩa của tĩnh từ như già trong các hình
thức diễn đạt như "Nó thật giàu; Nó thiệt giầu: Nó gidu ghê; Nó giầu vô (48, tr 194 ~ 195] tác giả chỉ xem đó là những hình thức đẻ nhắn mạnh mà thôi
Nhìn từ góc độ từ nguyên, Nguyễn Tài Cẩn (1981) coi các hình thức
kiểu như xanh lè, trắng bệch, thơm phức, v.v là từ ghép phụ nghĩa thỉnh
tác giá "có lẽ xanh Ie, trắng bộch, thơm phúc trước kỉa cũng có thời kì được
gốc Hán - Việt Phức trong tiếng Hán - Việt cũng có nghĩa là thơm” [70,
tr, 94], Va tác giả không bản đến ý nghĩa "cực cấp” của các hình thức này Nguyễn Kim Than (1981) khẳng định các “hình thite: dep mhue tién,
đỏ như gắc, đen như củ súng, v.v chỉ là cụm tính từ có bỗ ngữ gián tiếp sau
*eực cấp” hay tuyệt đối của các hình thức so sánh này như Hoàng Phê về
Trang 25tiếng Việt đẹp như tién, vàng như nghệ, lạnh như băng giá ?° [31, tr 52]
Tác giả chỉ xác định “các hình thức chắc nịch, xanh ngất, xanh lè, trắng
lắp, năng trịch, đồng nghịt, v.v và một số hình thức mà từ tổ giả bạo giờ cấp tuyệt đối” I59, tr, 270] Đỗ Hữu Châu (1981) coi “xanh lề, xanh om, xanh ri, thẳng đuội,
thẳng đơ, thẳng tắp, sung vit, simg véu, v.v là từ ghép một chiều có l, om,
rì, đuột, đơ, tắp, vẫu, v.v là các hình vị phân nghĩa và xanh, thẳng, sưng,
tròn, v.v là hình vị chỉ loại lớn” *Các từ ghép phân nghĩa này có tác dung sắc thái hóa các hình vị chỉ loại lớn” và các hình vị phân nghĩa thường mắt
nghĩa vì theo "phân tích từ nguyên cho thấy ít nhiều chúng đồng nghĩa hoặc
liên quan về ngữ nghĩa với ý nghĩa của hình vị chỉ loại lớn” Từ đó tác giả khẳng định "các ngữ cổ định mả từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng
nghĩa một cách hiển nhiên với từ sẵn có” [2I, tr 48 - 68], như: thẳng rưột
véu nhue
xên đồng nghĩa với yêu; dai như chão, dai nhe dĩa đổi, dai như chó nhai gié
rách đồng nghĩa với dai; v.v
Củ Đình Tú (1983), trên phương diện phong cách học, xác định đặc điểm cấu trúc các hình thức ngon ø, móc théch, tng dã, v.v là khẩu ngữ
có “yếu tổ 2 thêm vào vốn không có nghĩa đứng riêng, vốn không phải là
một từ độc lập nhưng khi thêm vào thì làm cho đơn vị mới trở thành từ
khẩu ngữ, mang tính miêu ta cy thé, sắc thái biểu cảm âm tính” [9, tr 134]
Hoàng Văn Hành (1991) nhận thấy "các đơn vị như au, ngất lê, v.v
là những đơn vị từ vựng biểu thị thuộc tính của thuộc tính, ( ) chuyên làm chức năng phụ nghĩa bậc bai”, diễn đạt “mức độ cao” với "hai nét nghĩa là:
Trang 26người nói” như (đó) aw *là (đó) ở mức độ cao, với vẻ tươi, nhìn thấy thích
mắt” Từ đó tác giả kết luận các đơn vị như au, ngất, l, v.v, là từ vì chúng
“e6 hai đặc trưng cơ bản và tổng quát là: a) chúng có tính độc lập tương đối cũng coi những thành ngữ so sánh kiểu như châm như ràa, khỏe như vâm, vxv cũng biểu hiện ý nghĩa mức độ cao [36, tr 106 - 108] Có thể thấy Hoàng Văn Hành xác định các hình thức: a) từ, như aw, mgất, lề, v.v.; b)
ngữ cổ định, như đó au, xanh ngất, xanh lè, v.v; chậm nhưự rùa, khỏe nhục
vâm, v.v chỉ biểu thị mức độ cao
Dao Than (1998) có bàn đến các PTCC, như: cực điểm, cực đó, cực
kì, càng cực, cực, v.v.; vô kễ, vô cùng, vô hạn độ, tột bắc, tột cùng, tột độ:
trứ danh, tuyệt vời, tuyệt tác, tuyệt điệu tuyệt trần, tuyệt, v.v.: hết sức, hết
cỡ, hết xảy, chúa, v.v nhưng tác giả lại cho rằng đây là "những từ ngữ vốn
đã mang sẵn ý nghĩa phóng đại”, "tương đương như các phó từ chỉ mức độ”
miêu tả buẩn mẫu ruột, thương! tiễc đứt ruột, tức lộn ruột, giận sôi gan, mệt ditt hoi, so hét hẳn, đói rã họng, v.v là những “đặc ngữ, quán ngữ” biểu
hiện "ý nghĩa phóng đại luôn luôn xuất phát từ cách nhìn và sự đánh giá chủ quan của người nói” [l6, tứ 154 ~ 155]
Gần đây Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2002) trong luận án tiến sĩ
nghiên cứu "Đặc điểm ngữ pháp ~ ngữ nghĩa của các vị từ có yếu tổ đứng
sau biểu thị mức độ cao trong tiếng Việt" như nhắm nghiễn, im thít, cắm
ti, lần đùng, xanh lè, dé au, chắn phèo, chát sì, mỏng lét, nhẹ tênh, nang
trịch, nhẹ tênh, sáng choang, to kếch, đầy phè, vàng ệch, đẳng nghét, thẳng đuột, tối hit, nhám sì, hôi rinh, tẻ ngắt, đói ngấu, sâu hoắm, v.v Chúng tôi
nhận thấy, mặc dù có đề cập đến các yêu tổ biểu thị mức độ cao như dp, au,
Trang 27Ấp nước [30, tr 15] Non cao núi thẳm Vì chỉ nghiên cứu các yếu tổ “đứng
hình thức diễn đạt có kết hợp với từ biểu thị dải mức độ cực cấp chỉ đứng trước hoặc có thể đứng trước hay đứng sau vị từ trạng thái, như chứ, cực,
chất, nghèo rớt mông tơi, gan các tía, mặt chai may dé, v.v.; những hình
thức diễn đạt có kết hợp với những yếu tổ láy như đổy ấm áp, đông nghìn
nghị, xa lãng lắc, va; hay những ngữ lây, như khit kh, sắt sại, sạch sảnh
sanh, cứng cùng cựng, xa tit xa tắp, chắn ngắt chắn ngơ, V.V Lược qua các ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy có hai hướng tiếp cận liên quan đến đề tài luận án: (1) tiếng Việt có các PTCC; và (2) tiếng Việt
có các hình thức thể hiện ý nghĩa mức độ cao Theo hướng tiếp cận (1)
tác giả xác định tiếng Việt có PTCC và phân ra hai loại cục cấp, đó là cực
cấp tương đối và cực cấp tuyệt đối như các ngôn ngữ Án Âu Tuy nhiên,
các tác giả chủ yêu chỉ đừng lại ở việc liệt kê các hình thức mà thôi Theo
hướng tiếp cận (2), các tác giá không xem tiếng Việt có PTCC hay ít ra là không trực tiếp bàn đến vấn để này Các tác giả cho rằng những biểu thức như đẹp nhất, xấu nhất, tốt nhất, v.v chỉ là so sánh tuyệt đối hoặc những
biểu thức như cực/ cực ki dep, cao tột cùng, xấu vô cùng, v.v biêu hiện ý
đẹp như tiên, chậm như rùa, đen như củ súng, đỏ như gắc, v.v.; d) các hình
thức thể hiện mang tính thành ngữ điềc! dhương đứa rưội đau xé ling vv các tác giả cho rằng chúng chỉ có ý nghĩa nhắn mạnh và sắc thái hóa
Trang 28PTCC là từ và ngữ rất phong phú, đa dạng nhưng chưa được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu một cách thấu đáo Trên cơ sở kế thừa những
thành quả nghiên cứu trước đây, chúng tôi đặt mục tiêu phân tích đầy đủ và
giả đi trước là nguồn tư liệu và những ý tưởng gợi ý quý giá, tạo cơ sở
thuận lợi để chúng tôi giải quyết vấn để mà luận án đặt ra Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
$.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện để tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau Những phương pháp nghiên cứu nảy được sử dụng phối hợp linh hoạt
5.1.2 Phương pháp thông kê
Một số phép tính cơ bản trong phương pháp thống kê cũng được sử
dụng dé tính tỉ lệ phần trăm của các cứ liệu thu thập được Dựa trên số liệu
điểm sử dụng các PTCC trong tiếng Việt
5.1.3 Phương pháp đổi chiều
Phương pháp này dùng để đối chiếu các PTCC của tiếng Việt với
những PTCC tương đương trong tiếng Anh Mục đích của phương pháp này lâm rõ hơn đặc điểm của PTCC trong ngôn ngữ cần miêu tả
Trang 29như những ngoại ngữ
3.2 Nguân ngữ liệu
Các PTCC được khảo sát trên cứ liệu khẩu ngữ trong giao tiếp hing
ngày, cứ liệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, văn bản văn
chương (chủ yếu từ đầu thế kì XX), các từ điển thông dụng như Từ điển
tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Đại từ điển ng Việt (Nguyễn Như Ý chủ tôi khảo sắt cứ liệu trong: khẩu ngữ thông dụng, công trình của các nhà Dictionary, Cambridge Idioms Dictionary, Longman Language Activator, Longman Exams Dictionary, Oxford Learner's Thesaurus, Oxford Advanced Learner's Dictionary, Orford Dictionary of English Idioms
thái thang độ gắn với ý nghĩa "cực
'Việt xét trên bình diện cầu trúc
tạo của các PTCC trong tiếng Việt
Chương 3: Các phương tiện thé hi
Việt xét trên bình dign tri nhận
Chương này mô tả đặc điểm ý nghĩa trí nhận của các PTCC trong tiếng Việt
Trang 30Chương 4: So sánh phương tiện thê hiện ý nghĩa “cực cấp” trong tiếng Việt với các hình thức tương đương trong tiếng Anh
Chương này mô tả đặc điểm cấu tạo của các PTCC trong tiếng Anh và đối chiếu chúng với các PTCC trong tiếng Việt để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ
Phần cuối của luận án có: Công trình khoa học của tác giả có liên quan
đến đề tài (6 bài báo); Danh mục các Tài liệu tham khảo gồm: 100 tài liệu
tiếng Việt, 40 tài liệu tiếng Anh và 3 tài liệu tiếng Pháp; Nguồn gốc các cứ
liệu trích dẫn; và 5 Phụ lục liệt kê các PTCC trong tiếng Việt và PTCC là
thành ngữ trong tiếng Anh mà chúng tôi thu thập được.
Trang 31THÁI GÁN VỚI Ý NGHĨA “CỰC CÁP” TRONG TIÊNG VIỆT
1.1, Ý nghĩa “cực cấp” ~ khái niệm cơ sở của đề tài
"Như đã biết, mọi SV/ HT bao giờ cũng tồn tại bằng cách thức của nó
ý nghĩa nó, với tiêu chỉ [+ động] và [+ chủ ý], các nhà nghiên cứu phân
ra các loại vị từ thực (đối lập với vị từ tình thái), gồm có: vị từ hảnh động,
vị từ quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái (cf Cao Xuân Hạo (chủ biên)
2005) Trong đó, vị từ hành động, quá trình, tư thể không thể "đảnh dấu
các mức độ (desree) như hơi, khá, lắm, quá, rắt, v.v Tiếng Việt không thẻ
có những phát ngôn:
(1) a.* Anh ấy hơi (khái quát rất, v.v.) lầm việc lúc 7 giỏ:
b * Gió hơi (khái quái rất, v.v.) thấi
c.* Anh dy hoi (khái quái rắt, v.v.) nẰm trên giường
dd, * Anh ây hơi (khái quái rất, v.v.) định đánh em
`Vị từ trạng thái biểu thi tinh chit, tinh trạng của §V/ HT, Căn cứ tiêu
chí [+ thường tồn] của tính chất, trạng thái, các nhà nghiên cứu phân vị từ
trạng thái thành các loại: vị từ tính khí, như ác, bướng, dại, gan, hiển,
vị từ vật trạng, như cao, déo, dite, do, hoi, nga
41] Khác với các nhóm vị từ hành động, quá trình, tư thể, các vị từ trạng
Trang 32thái có thé có các hình thúc 4
cùng phong phú, đa dạng SV/ HT thuộc củng một loại nhưng tính chất, cũng không giống nhau Ví dụ:
(2) a Anh dy có nước da đen
b, Anh ấy có nước đa đen dent hoi den
c Anh ấy có nước da rất quá đen
d Anh ấy có nước da đen quái lắm
e, Anh ấy có nước da cực kì đen! đen cực kì
£ Anh Ấy có nước da vô cùng den! den vô cùng
g Anh ấy có nước da đen thui
bh, Anh dy cé nước da đen như cột nhà cháy v Các phát ngôn trên có nội dung giống nhau là cùng biểu hiện một thông tin về máu đen của da nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm và nhận
nhau, từ mức độ thấp đến mức độ cao và nhiễu sắc thái khác nhau thông
qua sự cảm nhận, nhận định của người phản ánh Trong (2a) tính chất đen được nhận định và miêu tả ở mức độ thấp Trong (2c) và (24), tính chất đen
'Còn (2e), (20), (2g), (2) tính el khác nhau về cách điỄn đạt và tạo nên những, được miêu tả ở mức độ «: it den được miêu tả ở mức độ "cực cap
sắc thái khác nhau Nếu biểu diễn tính chất đen trên một trục thang độ mà
đen ở mức bình thường thì các tính chất đen có xu hướng tăng hoặc giảm
về hai cực đối lập theo sơ đỗ (1.1) như sau:
Trang 33(-) (— 1) (1) (2) (+)
den den đen ! rất đen đen thui! đen thùi lùi
den qua den vo cung
đen như cột nhà chảy
A 6
Ghi chú: (— 1): mức độ thấp; 0: bình thường: (1): mức độ cao; (2) mức độ “cực
câp”
So dé (1.1): Thang d6 mau den theo hai cuc đối lập
Có thê thấy tính chất, trạng thái có thể biểu hiện ở các mức độ khác
nhau, từ bình thường đến mức độ thấp, mức độ cao và có thể đến “cực
cap” “Cue cap” trong tiéng Anh goi la superlative Superlative la vuot hon
mọi thứ, thuộc mức độ cao nhất Superlative co gốc tiếng Latin là
superlatus, qua khứ phân từ của superferre Superƒferre kết hợp tiếp đầu
ngữ super và vỊ từ ƒerre
Super có nghĩa là vượt ra ngoài (over), ở trên (above), trên đỉnh (on top of) Ferre co nghia là mang (to carry) Superferre la mang vượt qua (to carry over), tang lén cao (raise high) (102, tr 1412]
Tuy vậy, đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, khái niệm “cực cấp” chưa có sự thống nhất “Cực cấp” (superla/) trong truyền thống ngôn ngữ
học Pháp có hai nghĩa: I) tính chất, trạng thái ở mức độ cao; và 2) tính chất
ở cực độ Chính vì thế Marina Prévot cho rằng các từ chỉ mức độ cao như
lắm, quá, rất, thật, v.v cũng biêu hiện ý nghĩa “cực cấp” (cf Marina Prévot
2005).
Trang 34Theo E Sapir, có sự khu biệt “cực cấp” trong so sánh và “cực cấp” trong thang độ “Cực cấp” trong so sánh được xác lập trong một tập hợp
các SV/ HT có cùng tính chất, trạng thái theo một phạm trù, trong đó tính chất, trạng thái của SV/ HT A có mức độ về tính chất, trạng thái cao hơn
hăn so với các SV/ HT còn lại trong tập hợp đó “Cực cấp” trong thang độ
là tính chất, trạng thái của một SV/HT A được xác định có mức độ vượt
hơn tính chất, trạng thái của tất cả những SV/ HT khác có tính chất, trạng thái cùng phạm trù Với hai ý nghĩa này, Sapir và nhiều nhà nghiên cứu đã phân “cực cấp” thành loại: cực cấp điều kiện (conditioned superlative) hoặc cực cấp tương đối (relative superlative) và cực cấp không điều kiện (unconditioned superlative) hoặc cực cấp tuyệt đối (absolute superlative) [5, tr 86 — 87], [138, tr 145 — 146], [142, tr 42 — 43]
Theo đó, cực cấp tương doi biéu thị tính chất, trạng thái của một SV/
HT có mức độ vượt trội hơn hắn, cao nhất khi được so sánh với tính chất,
trạng thái của các SV/ HT còn lại trong tập hợp có từ ba SV/ HT trở lên,
nghĩa là “cực cấp” có giới hạn Tiếng Việt có các hình thức biểu hiện như
nhất, hơn tất cả, hơn hết, v.v kèm theo sau các đơn vị từ vựng biểu thị tính chất, trạng thái Ví dụ:
(3) a Nam giỏi nhất lóp
b Nam giỏi hơn tất cả các bạn trong lóp
c Nam giỏi hơn hết mọi học sinh cùng trang lứa
Có thể thấy tính chất giỏi được nhận định trong (3a), (3b), (3c) là sự so
sánh trong một tập hợp học sinh để khăng định “Nzm giỏi nhất trong và chỉ
trong một tập hợp học sinh đã được xác định mà thôi”; vì có thể có học sinh
khác ngoài tập hợp học sinh đó giỏi hơn Nam Như vậy yếu tô nhất, hơn tat
? Trước đây, có một số tác giả gọi là: “tỉ hiệu tối cao đẳng cấp” và “tuyệt đối tối cao đắng cấp” (Trần Trọng
Kim 1936: 102 — 103); “tối thượng cấp tương đối” và “tối thượng cấp tuyệt đối” (Lê Văn Lý 1972: 212); “tối
cao đăng cấp tương đối” và “tối cao dang cap tuyệt đối” (Bùi Đức Tịnh 1992: 92) Hiện nay, các tên gọi này
không còn dùng nữa.
Trang 35cả, hơn hết, v.v biéu hién ý nghĩa “cực cấp” có giới hạn, tức biêu hiện cực cấp tương đối
Tương tự, tiếng Anh dùng các hình thức đã được ngữ pháp hóa (grammaticalized) theo hình thức có quy tắc hoặc bất quy tắc đối với các từ
biểu thi tinh chat, trang thái dé diễn đạt ý nghĩa cực cấp tương đối so sánh
trong tập hợp Chăng hạn:
(4) a clever — the cleverest
He was the cleverest man I ever knew (Ông ta là người thông
minh nhất mà tôi từng biết)
b big — the biggest
Henry was the biggest of them (Henry to nhat trong nhom)
c important — the most important
The third requirement is the most important of all (Nhu cau thit
diện Ngược lại, cực cấp tuyệt đối biêu thị tính chất, trạng thái của SV/ HT
ở mức độ tột cùng, tột đỉnh và có những biểu hiện phức tạp hơn
Vì thế, luận án không nghiên cứu những hình thức diễn đạt cực cấp trương đối mà chỉ tập trung vào những hình thức diễn đạt ý nghĩa cực cấp tuyệt doi trong tiếng Việt với quan niệm: ý nghĩa “cực cấp” là ý nghĩa gắn
Trang 36với mức độ tột cùng, tột đỉnh của tính chat, trạng thải của sự vật, hiện
tượng
Quan điểm này làm nảy sinh vấn đề, chăng hạn, tiếng Việt thường có
những hình thức diễn đạt:
(5) a.A cao nghéu
b A cao nghéu nghéu
c A cuc cao
d A cực kỳ cao
Nghĩa là tại sao cao nghệu, cực cao đã biêu hiện ý nghĩa “cực cấp” rồi lại còn có những hình thức diễn đạt ý nghĩa “cực cấp” khác như czo nghêu nghệu, cực kỳ cao?
Thông thường chiều cao trung bình của người Việt đối với nam được
tính từ 1,65m đến 1,70m và đối với nữ là từ 1,60m đến 1,65m Nếu một
chang trai cao 1,80m thì thường được nhận định là cao nghệu, cực cao và nếu một cô gái cao l,70m thì cũng được nhận định cao nghệu, cực cao Nhưng nếu chàng trai cao hơn 1,80m và cô gái cao hơn 1,70m thì họ cũng
có thể được nhận định cao nghệu, cực cao hoặc cao nghêu nghệu, cực kỳ cao Có thể thấy các hình thức diễn đạt ý nghĩa “cực cấp” cao nghệu, cực cao hoặc cao nghêu nghệu, cực kỳ cao có những ý nghĩa khác nhau
Các ngữ đoạn này cùng biểu hiện ý nghĩa “cực cấp” về chiều cao của một người nhưng không xác định cụ thê chỉ số độ cao của người đó; trong
đó yếu tô nghêu, kỳ trong cao nghêu nghệu và cực kỳ cao đường như có vẻ
có tác dụng làm tăng thêm mức độ của tính chất, trạng thái, nhưng, theo chúng tôi các yếu tố này chỉ có chức năng nhân mạnh ý nghĩa “cực cấp”,
tạo nên những sắc thái khác biệt cho biểu thức, chứ không biểu hiện ý
nghĩa tăng thêm độ cao của chiêu cao.
Trang 37Tuy cùng biểu hiện chiều cao “cực cấp” nhưng cao nñghệu Và cực cao
có sắc thái khác nhau Cøo nghệu miêu tả tính chất của chiều cao “cực cấp”
với sắc thái xâu nghĩa: “cao và gay mất hắn cân đối” [30, tr 125], [62, tr 26T], “trông ngất ngưởng như chực đô” [65, tr 261)]; trái lại cực cao không
có ý nghĩa miêu tả đó
Ngoài ra, trong tiếng Việt còn có những hình thức diễn đạt chiều cao
“cực cấp” khác như cao như minh tỉnh, cao như sếu, cao như sào đứng, V.V
mà sự khác biệt về sắc thái giữa chúng người bản ngữ bao giờ cũng cảm
nhận được
Có thể thấy, các PTCC trong tiếng Việt được diễn giải theo nguyên lý phổ quát: Càng nhiều hình thức càng nhiều nội dung (More of Form Is More of Content) Nghia 1a cac biéu thức ngôn ngữ là vật chứa và ý nghĩa của chúng là nội dung của những vật chứa Nếu vật chứa nhỏ thì nội dung
nhỏ, vật chứa lớn thì nội dung cũng lớn [122, tr 127] Trong tiếng Việt có
nhiều hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp”, từ hình thức nhỏ là zừ đến hình
thức lớn hơn là ngữ đoạn Vi du, thể hiện ý nghĩa “cực cấp” của SV/ HT có
trạng thái không còn tiên trong túi, tiếng Việt có các hình thức diễn đạt:
sạch túi, hết sạch túi, nhẫn túi, túi hết nhẫn, túi sạch sành sanh tiền, túi
hết sạch sành sanh tiên, v.v Các biểu thức này đều cùng biểu đạt ý nghĩa
“cực cấp” là không còn một xu nào trong túi, tức không thể ít hơn được nữa, nhưng mỗi hình thức còn hàm chứa một sắc thái biểu cảm riêng biệt Tương tự, đầy ấp là đầy ở mức cực cấp, tức không thể đầy hơn, nhưng trong tiếng Việt còn có đầy ăm ắp Đây ắp và đây ăm ắp đều là những trạng thái đầy cực cấp, nhưng khác nhau về sắc thái nhấn mạnh Có thể lý giải
theo cách đó đối với các hình thức thể hiện ý nghĩa “cực cấp” là các ngữ lây, kiêu như: héo hẹo, héo hèo hẹo, xốp xôp, xốp xôm xộp, V.V
Trang 381.2 Vi tir trang thai tiéng Viét
Tiếng Việt có các đơn vị từ vựng biểu thị tinh chat, nhu to, nhd, réng,
cao, thấp, nặng, nhẹ, lốt, xấu, giàu, nghèo, xanh, đỏ, tím, vàng, V.V va trạng thái, như buôn, chán, mệt, ngán, say, vui, yêu, ghét, sống, chết, v.v
Một số nhà nghiên cứu gọi chung hai loại đơn vị từ vựng này là tính từ [2,
tr 90], [87, tr 101] Theo một hướng khác, các đơn vị từ vựng này được phân thành hai loại: động từ (buon, chán, mệt, ngán, say, vui, yêu, ghét, sống, chết, v.v.) và tính từ (to, nho, rộng, cao, thấp, nặng, nhẹ, tốt, xấu, giàu, nghèo, xanh, đỏ, tím, vàng, v.V.) Trong các sách vở ngữ pháp tiếng Việt, tính từ được hiểu theo những quan niệm khác nhau, đó là: tính từ biểu
thị “tính chất” [14, tr 87], [20, tr 149], [47, tr 145], [60, tr 260], [98, tr
86]; tính từ thể hiện “ý nghĩa đặc trưng” [11, tr 101] hoặc tính từ chỉ
“phẩm chất” [34, tr 1] của SV/HT Trên cơ sở đó, về mặt ngữ pháp, các nhà nghiên cứu cũng đã phân loại tính từ thành các tiểu loại Ban đầu chỉ
căn cứ vào “khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ như rất, Cực, cực ky, v.v.”,
các nhà nghiên cứu phân tính từ ra hai loại, gồm: (a) tính từ có thể kết hợp
với những từ chỉ mức độ, như đẹp, xấu, hay, đở, to, nhỏ, lớn, bé, v.v.; (b)
tính từ không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ, như riêng, chung, tư,
duc, cái, chắc nịch, xanh ngắt, tim bam, v.v Hai loại tính từ này cũng có định danh khác nhau Đái Xuân Ninh gọi loại (a) là /ính từ được xác định,
loại (b) là ứính từ không xác định [14, tr 87 - 87] Nguyễn Kim Thản xem
loại (a) là tính từ tương đối, loại (b) là tính từ tuyệt đối [59, tr 83] Lê Cận
— Phan Thiều coi loại (a) là tính từ miêu tả tính chất, loại (b) là tính từ miêu
tả mức độ tuyệt đối [41 tr 148 — 149] Diệp Quang Ban — Hoang Van Thung xác định loai (a) 1a tinh tur chi đặc trưng không xác định thang độ,
loại (b) là fính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ [LI, tr 101 — 103] v.v
Trang 39Riêng Hoàng Văn Hành, khi khảo sát “tính từ phâm chất”, tác giả “căn
cứ vào khả năng kết hợp được với: a) các phó từ đánh giá mức độ, kiều như
rat, hơi, khí, v.v.; b) các yêu tỗ kiểu như au, ngất, phức, v.v.; c) với câu
trúc so sánh, như (chậm) như rùa, (nhanh) như cất, v.v.” để chia ra thành
hai nhóm: nhóm I “tính từ phẩm chất được đánh giá theo thang độ” và nhóm II “tính từ phâm chất không được đánh giá theo thang độ” [34, tr 2]
Cũng có ý kiến lý giải thêm cho sự phân loại này, tính từ nhóm II là “thuộc
tính thường xuyên, bất biến của sự vật” gọi là “thuộc tính tuyệt đối”, tính từ nhóm I la “trang thai nhất thời của sự vat” gọi là “thuộc tính tương đối”
[64, tr 54]
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước, luận
án phân tính chất, trạng thái của SV/ HT thành hai loại: tính chất, trạng thái
hàm nghĩa thang độ (gradable) được biểu thị bằng các vị từ trạng thái thang
độ; và tính chất, trạng thái không thang độ (non-gradable) được biểu thị
bằng các vị từ trạng thái tuyệt d6i (absolute) va vi tt trạng thái cực cấp (extreme)
1.2.1 Vị từ trạng thái thang độ
Vị từ trạng thái thang độ được hiểu là vị từ biểu hiện tính chất, trạng
thái có thể ước lượng mức độ ít/ nhiều hoặc so sánh hơn kém một cách
tương đối dựa trên cơ sở của nhận thức thông qua các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác như đài, ngắn, lớn, nhỏ,
nhanh, chậm, nặng, nhẹ, V.V và đồng thời cũng có thê xác định băng các don vi đo lường như km m, kgÍ g, v.V (cao 1,75m; ndng 63 kg; v.v.)
Vị từ trạng thái thang độ có các đặc điểm:
a) Có thể kết hợp với các đơn vị từ vựng chỉ mức độ như hơi, khá, lam,
quá, rất, cực, v.v Ví dụ: hơi (khá! quái cực) ngắn (dàU lớn! nhỏi nhanhÍ cham, V.V.).
Trang 40b) Có các hình thức so sánh ở các mức độ: bằng, hơn/ kém và cực cấp tương đối Ví dụ:
(6) a.A cao (thấp! đẹp! mạnh nặng, V.V.) bằng (hơn) B
b A cao (thấp! đẹp! mạnh! nặng, v.v.) nhất lớp
1.2.2 Vị từ trạng thái không thang độ
1.2.2.1 VỊ từ trạng thải tuyệt đối
Vị từ trạng thái tuyệt đối được hiểu là vị từ biểu hiện tính chất, trạng
thái “bất biến” của SV/ HT, tự chúng đã trọn vẹn, hoàn chỉnh ở mức độ cao
nhất và có hữu, không thể tăng hoặc giảm hay so sánh được, như: sống,
chết, công, tư, riêng, chung, đực, cái, mù, ngọng, chéo, V.V
VỊ từ trạng thái không thang độ có các đặc điểm:
a) Không thể kết hợp với các đơn vị từ vựng chỉ mức độ như hơi, khá, lắm, quá, rất, cực, v.v Ví dụ: tiếng Việt không thể có hình thức diễn đạt: *
hơi (khá! quái cực) chết (sống! chung! chéo), V.V
c) Không có các hình thức so sánh ở các mức độ: bằng, hơn/ kém và cực cấp tương đối Tiếng Việt không thê chấp nhận các hình thức diễn đạt:
(7) a *A sống (chết câm! điếc) bằng (hơn) B
b *A câm (điếc) nhất lóp
1.2.2.2 VỊ từ trạng thái cực cấp
Trong tiếng Việt có một loại vị từ trạng thái khá đặc biệt, gọi là vị từ trạng thái cực cấp Các vị từ trạng thái này biểu hiện tính chất, trạng thái
đạt đến mức độ tột cùng nhưng không xác định ngưỡng/ điểm giới hạn, đó
là những vi từ như ap, danh, dam, ngắt, quánh, sũng, thắm thoát, triu, xiu,
v.v Tuy biểu hiện ý nghĩa mức độ tột cùng nhưng vị từ trạng thái này không mang ý nghĩa tuyệt đối mặc dù chúng có đặc điểm giống như vị từ
trạng thái tuyệt đối, đó là: