Có vai trò gì đối vớiphát triên kinh tế xã hội của địa phương?”, “Thực trạng thu ngân sách Nhà nước tạiquận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015?” và “Giải pháp nào détăng th
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRAN THỊ THU VAN
TANG THU NGAN SACH TREN DIA BAN
LUẬN VĂN THAC SĨ TÀI CHÍNH - NGAN HANG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Hà Nội - 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRÀN THỊ THU VÂN
TANG THU NGÂN SÁCH TREN DIA BAN
Chuyén nganh: Tai chinh — Ngan hang
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VAN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN VĂN HIỆU
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VĂN
PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai
Hà Nội - 2016
Trang 3CAM KÉT
Tôi xin cam đoan rang, tất cả các nguồn số liệu được sử dụng trong phạm vi
nội dung nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị khoa học nao Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguôn goc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2016
Tác giả
Trần Thị Thu Vân
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành được bày tỏ sự cám ơn sâu sắt nhất tới các đơn vị và cánhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, xin cảm ơn Thay giáo PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu — người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề hoàn thành
bài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiêncứu Đồng thời xin chân thành cám ơn các cơ quan chuyên môn của quận ThanhXuân đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu dé tôi hoàn thành luận
văn này một cách tốt nhất
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đãchia sẻ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu va hoàn thành bailuận văn này Trong quá trình thực hiện, luận văn khó tránh khỏi những sai sót, rấtmong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô va bạn đọc dé luận văn
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cam on!
Ha Nội, ngày 06 thang 10 năm 2016
Tac gia
Trần Thị Thu Vân
Trang 5TÓM TẮT
Tăng thu ngân sách Nhà nước là yêu cầu tất yếu nhằm tạo cơ sở dé Nhà nướcthực hiện đầy đủ chức năng và quyền lực của mình Trong đó, việc tăng nguồn thu ở
từng cấp ngân sách nói chung và của ngân sách cấp huyện (quận) nói riêng có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, vì vậy “Tang thu ngân sách trên địa ban quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội” đã được lựa chọn lam đề tai nghiên cứu
Xoay quanh đối tượng là các nguồn thu ngân sách, với phạm vi nghiên cứu
trên địa bản quận Thanh Xuân giai đoạn 2012-2015, luận văn đã khái quát những van
dé lý luận cơ bản về ngân sách Nha nước va thu ngân sách Nha nước cấp huyện(quận) làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng tong thể nguồn thu và chi tiếtL7 khoản thu chủ yếu trên địa bàn quận Tập trung trả lời các câu hỏi: “Thu ngân sáchNhà nước cấp huyện (quận) là gì? Gồm những khoản thu nào? Có vai trò gì đối vớiphát triên kinh tế xã hội của địa phương?”, “Thực trạng thu ngân sách Nhà nước tạiquận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015?” và “Giải pháp nào détăng thu ngân sách quận Thanh Xuân trong giai đoạn ôn định tiếp theo?”
Bằng phương pháp nghiên cứu thực địa dựa trên số liệu thứ cấp, thực hiện sosánh phân tích số liệu dé trả lời cho các câu hỏi trên Dé khang định thêm và làm rõnhững kết luận về thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận giai đoạn
2012-2015 tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên việc thu thập
số liệu sơ cấp thông qua bản khảo sát đối tượng thu ngân sách, xử lý số liệu quabảng tính excel Bên cạnh đó, chỉ ra được những điểm mạnh và yếu trong công tácquản lý nguồn thu ngân sách, làm rõ các nguyên nhân
Từ những nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng công tác thu ngân sách trên địa bản quận Thanh Xuân rút ra những định hướng va 07 giải pháp dé gia tăng
nguồn thu, phát hiện và đây mạnh thu những khoản thu sót, chưa đạt hiệu quả cao
Giúp cho các lãnh đạo của quận Thanh Xuân có cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc chỉ đạo ngành tài chính hoạt động theo đúng chỉ thị, định hướng chung của
Nhà nước Bên cạnh đó, đề xuất một số kiến nghị dé thực hiện các giải pháp đạt
hiệu quả cao nhật.
Trang 6Chương 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THUC TIEN VE NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CAP HUYỆỆN (QUẬN) G5 ST EEE121111111 11 1111112112111111 111111111111 re 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2- 2¿©2+¿+2£+2++2Ex+2E++£E++zx++zxzrxrzrxez 41.2 Cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và thu ngân sách Nhà nước cấp huyện
rút ra cho quận Thanh XuÂn - - + 1191 211911211 11911 g1 ng ng Hà HH ng ghe 29
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc tăng thu ngân sách 29
1.3.2 Bai học kinh nghiệm rút ra cho quận Thanh Xuân - - 33
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIET KE NGHIÊN CỨU - 352.1 Thiết kế nghiên cứu 2 + s+2E+2EE+EE£EEEEE2E12212717112112112217121 211 T1 35
2.2 Phương pháp tư duy trong nghiÊn CỨU 5 + 2 3+3 11+ EEEsrsreeerres 36
2.3 Phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin - - 55 2+ +5s*++s+ss+ss2 36
2.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp - ¿2 SSE2E2E£EEEE2EEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEerrer 372.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp -¿-¿- 5522k E2E2E5E1212121111211211171 1111 xe 40
Chương 3: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
QUAN THANH XUAN, THÀNH PHO HÀ NỘI GIAI DOAN 2012-2015 433.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu -2¿-+¿+2++2+++Ex+2Ext2E+2EE+2EESrkrrkrerkrerkree 43
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên ¿52 2+t v22 tre 433.1.2 Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội - 2-5: 443.1.3 Cơ chế phân cấp quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội - ¿2E SE 2E2E£EEEE2E£EEEEEEEEEEEEEEErErrkrrrrs 49
3.2 Thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bản quận Thanh Xuân giai đoạn
” 000 1 52
Trang 73.2.1 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bản 52
3.2.2 Thực trang từng nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa ban 533.2.3 Kết quả khảo sát các ý kiến đánh giá về quản lý công tác thu nộp ngân
sách Nhà nước ở quận Thanh Xuân - - - +22 1131333322 E+EEErrreeeesss 73 3.3 Đánh gia tình hình thực hiện thu ngân sách Nhà nước trên dia bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2012-20 Š 2 -c 11 2111111121111 1 11101111 11g 11 ng ng rrh 78
3.3.1 Kết qua đạt được và nguyên nhân ¿+ 5+ Sz+x+EvESEEzEeEeEEzEerrrsrxee 783.3.2 Tôn tại và những nguyên nhân chính ¿22 ++++E+E££+zEz£z£szxez 81
Chuong 4: GIAI PHAP TANG THU NGAN SACH TREN DIA BAN QUAN
THANH XUAN, THÀNH PHO HA NỘI -:-222¿2222+++22xvrserrvrrsrrrrree 854.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quận Thanh Xuân đến năm 2020 85
4.1.1 Mục tiêu tong quát c5 s SE 12EEE511211111110111 1111111111111 11 te 854.1.2 Mục tiêu CU thỂ 5c: 2x22 v22 221112 22 ri 85
4.2 Giải pháp tăng thu ngân sách trên địa ban quận Thanh Xuân 87
4.2.1 Nâng cao chất lượng lập dự toán thu ngân sách - 5 s52 g74.2.2 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các nguồn thu ngân sách
Nhà nước trên địa bản quận ¿+ c1 1232111131111 1511 1111151811111 8111 E8 ke re 88
4.2.3 Tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy và chính quyền các cấp, su phối
hợp tích cực của các ngành trong tô chức thu ngân sách trên địa bàn 934.2.4 Triển khai thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản
lý thuế và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngành thuế 954.2.5 Tăng cường vận động, giáo dục, tuyên truyền về thuế 974.2.6 Đây mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, xử lý vi phạm và
thực hiện nghiêm túc công tác khen thưởng, kỷ luật -<+<>++ 98
4.2.7 Đây mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn dé phát triển kinh
tế bền vững nhằm nuôi dưỡng nguồn thu - 5-52 2 S££2EzE£E£EzEeEerszed 1014.3 Kiến nghị 55c S1 E21 1EE1811211211211 2111111 112112111111 11110101012 1e g 102
4.3.1 Kiến nghị với Trung ương - ¿+ + SE2EEEEEE2EEE 21122 eErrki 1024.3.2 Kiến nghị với HĐND, UBND thành phố Hà Nội -5- 1034.3.3 Kiến nghị với HĐND, UBND quận Thanh Xuân - 103KẾT LUẬN 2-©5-2S22222E192EE2112212712712112112112111121121121111211121 011 cye 104TAI LIEU THAM KHẢO - 2-22 %5S£2E£2EE£EE£EEEEE2EEEEEEEE2E22E12717121222xcExe2 105
I;i0005 9 2 109
Trang 8DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT Ky hiéu Nguyên nghĩa
1 CNH-HDH Công nghiệp hóa — Hiện dai hóa
2 CTN Công thương nghiệp
3 CTN - NQD Công thương nghiệp — Ngoài quốc doanh
4 GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phâm quốc nội5_ |GPMB Giải phóng mặt băng
6 GRDP Tổng sản phâm trên địa bàn
7 |HĐND Hội đông nhân dân
8 KBNN Kho bạc Nhà nước
9_ |KT-XH Kinh tế - Xã hội
10 |NSĐP Ngân sách địa phương
11 NSNN Ngân sách Nha nước
12 NSTW Ngân sách Trung ương
13 |SX Sản xuất
14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15 | TTDB Tiéu thu dac biét
16 |UBND Uy ban nhân dân
17 | XD Xây dung
18 | XD Xây dung
19 | XDCB Xây dựng cơ ban
20 | XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC BANG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 2.1 Tiên độ các bước nghiên cứu 35
Thông tin chung về điều tra đối tượng quản lý công
2 Bảng 2.2 „ “cố TQ as ` ` 41
tác thu ngân sách trên địa ban quận Thanh Xuân
„ Tình hình thực hiện dự toán thu NSNN trên địa
3 Bang 3.1 ` ` ¬ 53
ban quan Thanh Xuan giai doan 2012-2015
Thu thuế CTN-NQD quận Thanh Xuân giai đoạn
4 Bảng 3.2 55
2012 —2015
„ Cơ câu và bién động nguồn thu CTN-NQD quận
5 Bảng 3.3 “Vu 56
Thanh Xuân giai đoạn 2012 — 2015
„ Tông hợp bộ thuế CTN-NQD quận Thanh Xuân
6 Bảng 3.4 ¬ 57
giai đoạn 2012-2015
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ cấp phường
7 Bảng 3.5 | hưởng 100%, trên địa bàn quận Thanh Xuân giai 60
đoạn 2012 — 2015
Cơ câu và biến động nội bộ các khoản thu phân
8 Bang 3.6 | chia theo tỷ lệ phường hưởng 100% của quận 61
Thanh Xuân giai đoạn 2012 — 2015 Thu phí và lệ phí trong thu ngân sách Nhà nước
9 Bảng 3.7 | trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2012 — 63
2015
10 | Bảng3.8 | Thu tiên sử dụng đất giai đoạn 2012 — 2015 65
„ Thu khác ngân sách quận Thanh Xuân giai đoạn
II Bảng 3.9 67
2012 —2015
Cac khoản thu phân chia theo ty lệ ngân sách quan
12 | Bảng 3.10 | hưởng 18% trên địa ban quận Thanh Xuân giai 69
doan 2012 — 2015
Co câu và biên động nội bộ các khoản thu phân
13 | Bảng 3.11 | chia theo tỷ lệ ngân sách quận hưởng 18% của 70
quận Thanh Xuân giai đoạn 2012 — 2015
ii
Trang 10STT Bảng Nội dung Trang
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách địa
14 | Bảng 3.12 | phương hưởng 100% trên dia ban quận Thanh 72
Xuân giai đoạn 2012 — 2015
15 | Bảng 3.13 | Đánh giá về công tác lập và giao dự toán 73
16 | Bảng 3.14 | Đánh giá về chức năng giám sát của HĐND quận 74
Tổng hợp ý kiến đánh giá về ty lệ phân chia các
17 | Bảng 3.15 | nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận 75
giữa quan và phường
Bảng tổng hợp các tôn tại, vướng mắc chủ yếu
18 | Bảng 3.16 | trong công tác thu ngân sách trên địa bản quận 76
Thanh Xuân
Đánh giá biên động nguôn thu ngân sách Nha
19 | Bảng 3.17 | nước trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 78
2012 — 2015
ill
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính câp thiêt của đê tài
Quản lý thu ngân sách Nhà nước là một bộ phận rất quan trọng của chínhsách tài chính quốc gia Trong những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế Việt Nam cóphục hồi và các chỉ số vĩ mô dần ôn định nhưng những nguy cơ và khó khăn đối vớinền kinh tế đang lớn dần Chính phủ muốn tăng lương để kích cầu nhưng lươngtăng chang được bao nhiêu, đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông thôn thì cũngnhỏ giọt tất cả chỉ vì không có ngân sách
Bên cạnh đó, với vai trò là tế bào của nền kinh tế, khi gặp khó khăn trong sảnxuất kinh doanh nhiều doanh nghiệp trông mong vào chính sách hỗ trợ của Chínhphủ từ giãn thuế, giảm lãi suất, điều tiết tỉ giá, kích cầu nhưng trong thời điểm
hiện tại, khi gánh nặng bội chi ngân sách đang đẻ nặng trên vai thì những giải pháp
Chính phủ đưa ra tưởng như chỉ là sự khích lệ, động viên với các doanh nghiệp Vì
vậy dé cân đối thu chi ngân sách, đáp ứng nhu cau cải cách tiền lương, có đủ tiềmlực giúp doanh nghiệp, trước tiên Chính phủ cần phải tìm cách gia tăng nguồn thu
ngân sách.
Quận Thanh Xuân là một trong 30 quận, huyện của Thành phố Hà Nội, tậptrung nhiều trường đại học, doanh nghiệp lớn, hàng năm đóng góp một lượng nguồnthu đáng ké vào ngân sách Nhà nước Quan lý thu ngân sách Nha nước trên địa bantrong những năm qua đã được chú trọng, cải tiến, thu ngân sách cơ bản đáp đứng nhucầu chi, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc quan lý còn thiếutập trung, thống nhất, trên thực tế vẫn còn nhiều nguồn thu mà quận chưa khai tháchết như thuế nhà trọ, thuế xây dựng, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng đặc biệt là thutiền sử dụng đất chưa được quan tâm thực hiện triệt dé dẫn đến that thu ngân sách.Theo số liệu báo cáo Ban thường vụ Quận ủy Thanh Xuân cua Chi cục thuế quận tạicuộc họp ngày 07/10/2015: Số hộ được cấp giấy phép xây dựng năm 2015 đến30/09/2015 trên địa bàn quận là 609 hộ, tuy nhiên mới chỉ quản lý thu thuế của 74 hộvới tổng số tiền thu được là 604.884.850 đồng [10] Số tiền nợ đọng thu tiền sử dụngđất đến 29/08/2015 trên dia bàn quận chưa thu hồi được là 2.054.088.005.000 đồngcủa 21 công ty, doanh nghiệp [11] Trong xu thé hội nhập quốc tế, dé ôn định và phát
Trang 12triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, việc phát hiện, nuôi dưỡng các nguồn thu và triểnkhai các giải pháp tăng thu ngân sách là một yêu cầu cần thiết Vậy làm thé nào dé
tăng thu ngân sách?
Góp phan đáp ứng đòi hỏi đó của thực tiễn, đề tài “Tang thu ngân sách trênđịa ban quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Muc đích nghiên cứu
Vận dụng lý luận về ngân sách Nhà nước, thu ngân sách Nhà nước cấp huyện(quận) dé phân tích, đánh giá thực trạng thu ngân sách Nhà nước của quận ThanhXuân, thành phố Hà Nội Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng thu ngân sách
trên dia bàn quận trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước, thu ngânsách Nhà nước cấp huyện (quận);
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2012-2015;
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội trong giai đoạn ồn định mới từ 2016-2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung và địa bàn nghiên cứu: Thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội;
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thu và các nguồn thu ngân sách Nhà nước
cấp huyện (quận)
Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2012-2015, đềxuất giải pháp trong giai đoạn ôn định từ 2016-2020
Trang 134 Cau hỏi nghiên cứu
Dé đạt được các mục tiêu dé ra, đề tài cần làm rõ một số van đề nghiên cứu
cụ thé sau:
- Thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (quan) là gi? Gồm những khoản thunào? Có vai trò gì đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương?
- Thực trạng thu ngân sách Nhà nước tại quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội giai đoạn 2012-20152
- Giải pháp nào để tăng thu ngân sách quận Thanh Xuân trong giai đoạn ônđịnh tiếp theo?
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4
chương:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn vềngân sách Nhà nước, thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
- Chương 2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
- Chương 3 Thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015
- Chương 4 Giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội
Trang 14Chương 1
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIEN VE NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC,
THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁP HUYỆN (QUẬN)
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong những năm
qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan trungương và địa phương Đề tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài một
cách hệ thống, tác giả chia thành các nhóm tài liệu như sau:
Thứ nhất, nhóm tài liệu về quản lý ngân sách Nhà nước nói chung Trongnhóm tài liệu này có thé ké đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
- Phạm Hồng Đức, 2002 Hodn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp
chính quyền địa phương Luận án tiến sĩ Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội [27] Dựavào hệ thống hóa các van dé lý luận cơ bản về phân cấp ngân sách, tác gia đã phân tích
cơ chế phân cấp các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam đến năm 2001, chỉ ranhững thành quả đạt được và những hạn chế còn tồn đọng để đưa ra các giải pháp vàkiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địaphương Việt Nam Tác giả đã kế thừa từ luận án này một số cơ sở lý luận về phân cấp
ngân sách cho quá trình nghiên cứu của mình.
- Đặng Văn Thanh, 2005 Mét số vấn dé về quản lý và điều hành ngân sáchNhà nước Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [34] Tác giả đã đề cập và phântích một số vấn đề về quản lý và điều hành NSNN trong thời gian từ năm 2005 trở
về trước Qua đó đánh giá những mặt được và những mặt còn hạn chế, đưa ra một
số định hướng trong quản lý và điều hành NSNN trong thời gian tới
- Nguyễn Thị Chiến, 2015 Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách Nhà nước
tại quận Cầu Giấy Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia
Hà Nội [20] Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý ngân sách Nhà nước của
quận Tây Hồ và tổng kết thực tiễn hoạt động quản lý thu chi ngân sách Nhà nước,
Trang 15tác giả làm rõ thực trạng hoạt động thu thuế, quản lý chi ngân sách, phân tích ưu
điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách Nhànước trên dia ban quận Cầu Giấy Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài khá
rộng, nghiên cứu cả hai mảng thu và chi Qua đề tài này tác giả đã kế thừa những lý
luận về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp quận, huyện, làm cơ
sở trong việc xây dựng bảng hỏi phỏng vấn sâu đối tượng làm công tác thu NSNN
trên địa bàn nghiên cứu.
- Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách tài chính, 2015 Thành tựu tàichính ngân sách qua 30 năm đôi mới Tạp chí Tài chính, số 2 [50] Bài viết đã phântích các thành tựu tài chính sau 30 năm đổi mới như: phân định rõ nguồn thu, nhiệm
vụ chỉ của các cấp chính quyền, thâm quyền của cơ quan nhà nước trong việc lập,phê chuẩn và quyết toán NSNN; các cơ chế, chính sách thuế, hải quan, kho bạc đã
được chú trọng, trở thành đòn bay kích thích và hướng dẫn san xuất kinh doanh;
xây dựng bộ máy và phương thức thu ngân sách có hiệu lực, hiệu quả; đánh giá
đúng và khai thác, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài nguyên quốc gia, nâng dần tỷ lệ
động viên vào NSNN; hệ thống chính sách thuế đã trở thành công vụ quan trọng
trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Qua bài viết, tác giả thấy được hiệu quảcủa một số giải pháp trong công tác điều hành, quản lý NSNN, làm cơ sở cho việcphân tích, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý NSNN nói chung và thu
NSNN nói riêng trong thời gian tới tại địa bàn nghiên cứu.
Thứ hai, nhóm tài liệu về giải pháp tăng thu ngân sách trên một địa bản cụ
thé có một số công trình nghiên cứu được kê đến là:
- Nguyễn Ngọc Tuan, 2009 Gidi pháp tăng thu trong cân đối ngân sách trên
địa bàn huyện Bồ Trạch, tỉnh Quảng Bình Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh
tế Huế [38] Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân sách nha
nước và quản lý thu Ngân sách trên địa bàn huyện làm cơ sở khoa học cho việc
đánh giá thực trạng tông thé nguồn thu trong cân đối ngân sách và chỉ tiết 13 khoảnthu chủ yếu Trên cơ sở đánh giá thực trang các nguồn thu so với dự toán được giao,biến động tình hình thực hiện qua từng năm dé chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu
Trang 16trong công tác quản lý nguồn thu trong cân đối ngân sách và làm rõ các nguyênnhân Luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cơ bản, trong mỗi nhóm đã đưa ra
những giải pháp cụ thê dé tăng nguồn thu trong cân đối ngân sách.
- Đào Công Thanh, 2011 Nghiên cứu giải pháp nhằm tăng thu ngân sách
giai đoạn 2011-2015 của huyện Kim Động, tinh Hưng Yên Luận văn Thạc sĩ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội [33] Trên cơ sở lý luận về thu ngân sách Nhà
nước, đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kim Động, tác giả đã đánh giá
thực trạng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 Qua
đó, phân tích được 03 nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN của huyện Kim Động:Nhân tổ tăng trưởng kinh tế, nhân tố cơ chế chính sách, nhân tổ tổ chức thực hiệnthu dé đề ra các giải pháp nhằm tăng thu ngân sách giai đoạn 2011-2015 tại huyện
- Vũ SY Cường, 2013 Giải pháp thu ngân sách Nhà nước năm 2013: Nhìn từ
bài học năm 2012 Tap chi Tài chính, số 2, tháng 3 năm 2013 [25] Bài viết đánh giá
một cách khái quát về tình hình thu ngân sách năm 2012 và đề xuất những bài học,
giải pháp cho việc thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2013 Qua bai
viết, tac gia vận dung dé nghiên cứu giải pháp cụ thé trong việc tăng thu ngân sách
trên địa bàn quận trong thời gian nghiên cứu thực tế
- Đăng Thủy, 2014 Một số giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước năm
2014 Đắk Lắk, tháng 3 năm 2014 [51] Qua nghiên cứu phân tích, tổng hợp và đánhgiá tình hình thực hiện các giải pháp thu NSNN trong thời gian trước và đặc điểmkinh tế, xã hội của Đắk Lắk năm 2014, tác giả đã đưa ra 10 giải pháp có tính khả thicao, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương Qua bài viết, tác giả thấyđược hướng phân tích, tổng hợp trong việc đánh giá thực trạng thu ngân sách trênmột địa bàn cụ thé dé đi đến việc đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế
- Nguyễn Đắc Thảo, 2015 Giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước trên địabàn tỉnh Bắc Ninh Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh — Đại học Thái Nguyên [35] Luận văn đã đánh giá được thực trạng thu ngân
sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, dựa trên 03 quan điểm về tăng thu Ngân
Trang 17sách đưa ra 06 giải giáp có tính khả thi cao, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
- Phạm Thi Vân Anh, 2015 Giải pháp tang thu ngân sách Nhà nước ở huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
Gia Hà Nội [2] Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tăng thungân sách Nhà nước cấp huyện, đánh giá thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địabàn huyện Đức Thọ Qua đó đưa ra 8 giải pháp cụ thé giúp tăng thu ngân sách Nha
nước trên địa bàn huyện Đề tài này gần sát với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu,
nhưng phạm vi không gian tại huyện có đặc điểm kinh tế - xã hội khác với quậnThanh Xuân, Hà Nội Qua đề tài này tác giả kế thừa được những cơ sở lí luận vềtăng thu ngân sách cấp huyện, bên cạnh đó căn cứ vào thực trạng nghiên cứu cụ thê
dé đưa ra giải pháp phù hợp cho luận văn của mình
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nghiên cứu về ngân
sách Nhà nước nói chung và thu ngân sách Nhà nước nói riêng Các công trình
nghiên cứu trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động quản lý thu
NSNN Tuy nhiên, phần lớn các tác giả đều xuất phát từ mục tiêu tăng cường, nâng
cao hiệu quả quản lý thu của NSNN trên địa bàn thành phó, huyện trực thuộc tỉnh.
Mặt khác, chủ yếu các nghiên cứu mới chỉ đưa ra những vấn đề bất cập trong thực
tế ở từng địa phương trong giai đoạn trước năm 2014 Chưa có một luận án, đề tàinào đề cập đến nghiên cứu về tăng thu ngân sách trên địa bản một quận cụ thê
Riêng đối với tăng thu ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào Cho thấy, việc nghiên cứu đềtài này là vấn đề mới đang đặt ra, vừa khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu những điều
kiện đặc thù của quận.
Đề thực hiện dé tai của minh, tác giả đã tham khảo, kế thừa một phần cáccông trình trên, kết hợp với thực tế quản lý thu NSNN tại quận Thanh Xuân, thànhphó Hà Nội dé phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp giúp tăng thu ngân sách
quận trong thời gian tới.
Trang 181.2 Cơ sở lý luận về ngân sách Nhà nước và thu ngân sách Nhà nước cấphuyện (quận)
1.2.1 Khái niệm, chức năng của ngân sách Nhà nước
1.2.1.1 Khai niệm ngân sách Nhà nước
NSNN ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, Nhà nước bằng quyền lựcchính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính dé đảm bảo thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoản thu, chi cua NSNN.
Điều 1, Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam (số 01/2002/QH11 ngày16/12/2002) do Quốc hội ban hành quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ cáckhoản thu, chi của Nha nước đã được cơ quan nha nước có thâm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước” (Quốc Hội, 2002, Điều 1) [3]
Luật Ngân sách Nhà nước 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015,
có hiệu lực từ năm ngân sách 2017, thay thế Luật Ngân sách nhà nước năm 2002.Luật Ngân sách nhà nước 2015 tiếp tục kế thừa các quy định của Luật Ngân sáchnhà nước năm 2002 hiện hành bảo đảm tính thống nhất của NSNN và là hành lang
pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, xu
hướng hội nhập quốc tế, góp phan quan trọng vao tiễn trình cải cách tài chính côngtheo hướng hiện đại Theo Điều 4, Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam năm 2015
quy định: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thâm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước” (Quốc Hội, 2015, Điều 4) [32]
Như vậy, theo Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 phạm vi thời gian các
khoản thu, chi của Nhà nước phải được dự toán và thực hiện “trong một khoảng
thời gian nhất định” không còn là “trong một năm” như Luật Ngân sách Nhà nước
năm 2002.
Có thé hình dung khái quát NSNN theo biểu mẫu số 1
Trang 19Mẫu biểu số 01CAN DOI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NAM
(Dùng cho Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ)
Ước thực hiện năm | Dự toán năm | So sánh
1 | Thu từ nội dia (không kể
thu từ dau thô)
2 | Thu từ dau thô
3 | Thu từ xuất khẩu, nhap
Chi trả nợ và viện trợ Chi thường xuyên
BR C2 NO = Chi bé sung quỹ dự trữ tài
2_ | Vay trong nước
3| Vay ngoài nước
(Nguon: Phu lục số 7 — biểu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 59/TT — BTC ngày23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dan thi hành Nghị định 60/2003/ND — CP) [4]
Trang 20Nội dung chủ yếu của ngân sách là thu, chỉ nhưng không phải chỉ là các con
số, cũng không phải chỉ là quy mô, sự tăng giảm số lượng tiền tệ đơn thuần mà còn
phan ánh chủ trương, chính sách của Nhà nước; biểu hiện các quan hệ tài chính giữacác cấp chính quyền (cũng là cấp ngân sách); giữa Nhà nước với các chủ thé kinh tếkhác của nền kinh tế quốc dan trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối
thu nhập.
Như vậy, về hình thức có thé hiểu: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi củaNhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan Nhà nước có thâm quyền phê duyệt(Quốc hội) và được thực hiện trong một khoảng thời gian dé đảm bảo việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Về nội dung, đăng sau hình thức biểu hiện ra bên ngoài của NSNN là một
quỹ tiền tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó, NSNN là hệ thống các quan
hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã hội dé tạolập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhăm thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
1.2.1.2 Chức năng của Ngân sách Nhà nước
NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là công cụ quan trọng
dé Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội Chức năng và nhiệm vụ
cơ bản của NSNN là động viên hợp lý các nguồn thu, tổ chức và quản lý chi tiêuNSNN Cụ thê:
Một là, chức năng phân phối NSNN: Bộ máy Nhà nước muốn hoạt động củamột cách bình thường và én định để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản
lý mọi mặt của đời sống xã hội của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn NSNN
đảm bảo.
Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước sử dụng các công cụ, các biệnpháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tàichính cần thiết Nhưng cơ sở dé hình thành nguồn lực tài chính đó là từ sự phát triểnkinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh Vì vậy, muốn động viên được nguồn thuNSNN ngày càng tăng và có hiệu quả thì nền kinh tế nói chung, sản xuất kinh
10
Trang 21doanh nói riêng phải được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững và có hiệu quả cao.
Do đó, Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội phải nam được quy luật
kinh tế và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan Đồng thời phải bảo đảm hàihoà các quan hệ lợi ích của các chủ thể của nền kinh tế
Một NSNN vững mạnh là một ngân sách mà cơ chế phân phối của nó đảm
bảo được sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nuôidưỡng nguồn thu, trên cơ sở đó tăng được thu dé đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà
nước ngày càng tăng lên.
Mặt khác, một NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản
ly chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả Nhà nước sử dụng khối lượng tài chính từnguồn NSNN để chỉ tiêu vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu cho sự
hoạt động của bộ máy Nhà nước Như vậy, chức nang của NSNN, ngoài việc động
viên nguồn thu thì còn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho luônđảm bảo tiết kiệm, hiệu quả Đó cũng là một tất yếu khách quan
Hai là, chức năng giám đốc quá trình huy động các nguồn thu và thực hiệncác khoản chỉ tiêu Thực hiện chức năng này, Nhà nước thông qua NSNN để biết
được nguồn thu - chi nào là cơ bản của từng thời kỳ, từng giai đoạn và do đó có
những giải pháp để làm tốt thu - chi Nhà nước định ra cơ cấu thu - chỉ hợp lý; theodõi các phát sinh và những nhân tố ảnh hưởng đến thu - chỉ
Tóm lại, NSNN có hai chức năng cơ bản - chức năng phân phối và chứcnăng giám đốc NSNN không thẻ cân đối được nếu như không thực hiện đầy đủ hai
chức năng đó, bởi vì: nếu không có sự giám đốc trong việc động viên khai thác hợp
lý các nguồn thu và do đó sẽ dẫn đến tinh trang thất thu dưới nhiều hình thức Nếu
không thực hiện tốt chức năng phân phối thì cũng không thể động viên được nguồn
Trang 221.2.1.3 Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước
Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền
hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngânsách Nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội
Phân cấp quản lý NSNN được xem là một trong những biện pháp quản lýNSNN Thực chất của việc phân cấp quản lý NSNN là việc phân chia trách nhiệm,quyền hạn trong quản lý hoạt động của NSNN cho các cấp chính quyền nhằm đạtđược hiệu quả cao nhất
Phân cấp quản lý ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, tậptrung dân chủ Nội dung chính về phân cấp quản lý thu NSNN: Tập trung đại bộphận nguồn thu lớn, ổn định cho NSTW, đồng thời tạo cho NSĐP có nguồn thu gan
với địa bàn Do vậy, nguồn thu được chia thành 03 loại:
- Các khoản thu NSTW hưởng 100%;
- Các khoản thu NSĐP hưởng 100%;
- Các khoản thu điều tiết theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương [32].
Phân cấp quản lý NSNN dựa trên 04 nguyên tắc sau:
Một là, phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn
Hai là, đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW và vi trí độc lập của NSĐP trong
hệ thống NSNN thống nhất
Ba la, phân định cụ thé nguồn thu, nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách; làm
rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách trung ương, nguồn thu vànhiệm vụ chi nào gắn với ngân sách các cấp địa phương Qua đó, làm rõ thâmquyền, trách nhiệm của từng cấp, làm cơ sở cho các cấp chính quyền địa phươngchủ động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản
Bốn là, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp NSNN Việc phâncấp quản lý NSNN phải đảm bảo yêu cầu phát triển chung của đất nước, hạn chế
tôi đa sự chênh lệch về kinh tê, văn hóa, xã hội giữa các vùng miên Nguyên tặc
12
Trang 23này xuất phát từ thực tế khách quan, các địa phương khác nhau trong một quốc gia
có những đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều.Nếu như một hệ thống NSNN được phân cấp, áp dụng như nhau sẽ có nguy cơ dẫntới những chênh lệch, không công bằng, những khoảng cách về sự phát triển giữa
các địa phương.
1.2.2 Thu ngân sách Nhà nước
1.2.2.1 Khai niệm thu ngân sách Nhà Nước
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình tập trungmột bộ phận tổng sản phẩm quốc dân dé hình thành nên quỹ NSNN nhằm thỏa mãncác nhu cầu của Nhà nước
Tại Khoản 1, Điều 2 Luật NSNN năm 2002 do Quốc hội ban hành: “Thu
ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từhoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tô chức và cá nhân;
các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật” [3].
Tuy nhiên, theo Khoản 1, Điều 5 Luật NSNN năm 2015 do Quốc hội banhành: “Thu ngân sách Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí;
toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện,
trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phi thu từ
các hoạt động dịch vụ do đơn vi sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nha nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản viện trợ
không hoan lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho
Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; Các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật” (Quốc Hội, 2015, Điều 5) [32]
Như vậy, so với Luật NSNN năm 2002, phạm vi thu NSNN tại Luật NSNN
năm 2015 đã được quy định rõ hơn nhăm tăng cường công tác quản lý nguồn thu.Xét về hình thức, thu NSNN là một hoạt động, là quá trình của nhiều hành vi, hành
động của Nhà nước Xét về nội dung, thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng các
quyền lực có được của mình để động viên, phân phối một bộ phận của cải của xãhội dưới dạng tiền tệ về tay Nhà nước nhằm hình thành nên quỹ NSNN
13
Trang 241.2.2.2 Đặc điểm
Thu NSNN có những đặc điểm sau đây:
- Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia
các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thê trong xã hội
- Cơ câu các khoản thu NSNN là gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền
lực chính trị của Nhà nước.
- NSNN luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù chínhtrị Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ hoạtđộng của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN
Như vậy, thu NSNN thực chất là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữaNhà nước với các chủ thé trong xã hội dựa trên quyền lực chính trị của Nhà nướcnhằm giải quyết hài hòa các mặt lợi ích kinh tế, xã hội Sự phân chia đó xuất phát từyêu cầu tổn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước cũng như trong việc thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2.2.3 Các hình thức thu Ngân sách Nhà nước
Hình thức thu Ngân sách phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã hội và
cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kì Hiện nay, có các hình thức thu cơ bản sau:
- Thuế: Thuế là nội dung chủ yếu, quan trọng nhất của thu NSNN, ra đời từrất sớm cùng với sự ra đời của Nhà nước Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụđối với Nhà nước được quy định bởi pháp luật do các pháp nhân và thé nhân thực
hiện nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu của Nhà nước
- Phí và lệ phí: Phí và lệ phí là các khoản thu mang tính bắt buộc nhưng cótính chất đối giá, có nghĩa là phí và lệ phí thực chất là các khoản tiền mà dân chúng
trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do Nhà nước cung cấp So với thuế,
tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn
Thu phí và lệ phí nhằm tạo nên thu nhập, bù đắp chỉ tiêu của Nhà nước ở cáclĩnh vực tạo ra hàng hóa dịch vụ công cộng, hành chính, pháp lý, góp phần thựchiện công bằng xã hội khi hưởng thụ các hàng hóa dịch vụ công cộng của dân
chúng Mặt khác, thông qua việc thu phí và lệ phí, Nhà nước thực hiện việc quản lý
và kiểm soát có hiệu quả hơn các hoạt động xã hội trong khuôn khổ pháp luật, tạo
14
Trang 25điều kiện để người dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các giá trị vật chất và
tinh thần của cộng đồng xã hội
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước Gồm:
+ Thu về bán hoặc cho thuê tài nguyên thiên nhiên như: đất chuyên dùng, đất
rừng, mặt nước; bán tài nguyên, khoáng sản
+ Thu về bán tài sản thuộc sở hữu của Nha nước nhưng không thuộc tai nguyên
- Các khoản thu khác:
+ Thu từ hợp tác lao động với nước ngoài, thực chất của khoản thu này là khoản
thu hôi của quôc gia đã bỏ tiên ra đê nuôi dưỡng, đào tạo, rèn luyện người lao động.
+ Các khoản thu khác như: bán tài sản không có người thừa nhận, các khoản viện trợ không hoàn lại, biếu, tặng [28]
1.2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước
Nội dung chính của thu NSNN là xác định mức động viên và các lĩnh vực
cần động viên vào NSNN Xác định đúng đắn mức động viên và các lĩnh vực độngviên không những ảnh hưởng đến số thu NSNN mà còn có tác động đến quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội Có rất nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốcgia ảnh hưởng đến thu NSNN Tuy nhiên, trên thực tế có những nhân tô ảnh hưởngtrực tiếp đến thu NSNN sau:
- Thu nhập GDP bình quân dau ngườiGDP (Gross Domestic Product) tức tổng sản phẩm quốc nội là giá
trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm
vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Đây làmột chỉ tiêu phản ánh khả năng tăng trưởng và phát triển, khả năng tiết kiệm, tiêudùng và đầu tư của một nước Mức độ phát triển nền kinh tế hàng hóa tiền tệ luôn lànhân tô quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi khâu tài chính
GDP bình quân đầu người là một yếu tố khách quan quyết định mức động
viên của NSNN Do đó, khi xác định mức độ động viên thu nhập vào NSNN mà
không tính tới chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiếtkiệm, tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế
Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng
15
Trang 26lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử
dụng có hiệu quả mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài
chính, mức chi ngân sách phải thay đôi cho phù hợp Ngược lại, khi trình độ phat
triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bản thấp, việc sử dụng các khoản
chi con lãng phí sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả quan lý thu — chi NSNN.
- Tỷ suất doanh lợi bình quân của nên kinh tế
Ty suất doanh lợi bình quân trong nền kinh tế là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả của đầu tư phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệpnói riêng Tỷ suất doanh lợi bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và
mở rộng các nguồn thu nhập trong nén kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng huyđộng cho NSNN Đây là yếu tô quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN Dovậy, khi xác định tỷ suất thu Ngân sách cần căn cứ vào tỷ suất doanh lợi bình quântrong nền kinh tế dé đảm bảo việc huy động của Ngân sách Nhà nước không gâykhó khăn về mặt tài chính cho các hoạt động kinh tế
Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ suất doanh lợi càng lớn (tức thu NS cànglớn hơn chi NS) làm cho nguồn tài chính càng lớn, nâng cao tỷ suất thu cho NSNN
và ngược lại, khi kinh tế chậm phát triển, tỷ suất doanh lợi thấp làm giảm nguồn thu
cho NSNN.
- Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiênKhả năng khai thác và xuất khâu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ vàkhoáng sản) là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách Nhà nước
Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dao phong phú thì xuất khâu
tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu lớn NSNN Với cùng một điều kiện phát triển kinh
tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản lớn thì tỷ lệ động viên
vào NSNN cũng lớn hơn.
- Mực độ trang trải các khoản chỉ phí cua Nhà nước
Nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến thu ngân sách Nhà nước là mức độ trang
trải các khoản chi phí của Nhà nước Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiêu yêu tô như quy mô tô chức của bộ máy Nhà nước và hiệu
16
Trang 27quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ kinh tế — xã hội mà Nhà nước dam
nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước.
Quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước cồng kénh, hoạt động kém hiệu quả
sẽ gây lãng phí NSNN Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà
nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hỏi
tỷ suất thu của Ngân sách cũng tăng lên Các nước đang phát triển thường rơi vàotình trạng nhu cau chi tiêu của NSNN vượt quá khả năng thu, nên các Chínhphủ thường phải vay nợ dé bu đắp bội chi Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéotheo vấn đề phụ thuộc nước ngoai cả về chính trị lẫn kinh tế Vay nợ trong nước
sẽ làm tăng lãi suất, tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chỉtrả của ngân sách Nhà nước cho kì sau Việc vay nợ sẽ làm tăng nguồn thu NSNNnhưng vay quá nhiều thì sẽ làm bội chi NSNN
Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, nhà nước đều có tham vọngđây nhanh sự tăng trưởng kinh tế băng việc đầu tư công trình lớn, nhưng muốn cóvốn đầu tư yêu cầu phải tăng thu Tuy nhiên trong thực tế, tăng thu đồng nghĩa vớiviệc tăng thuế đối với các đối tượng như doanh nghiệp, thuế tăng doanh nghiệp khókhăn đòi hỏi doanh nghiệp lại tăng giá sản phẩm và điều đó sẻ ảnh hưởng đến mứcthu mua trên thị trường Sức mua giảm, đời sống nhân dân giảm sút, dé giải quyết
van dé này Nhà nước phải có chương trình phát triển — xã hội một cách thận trongtrên cơ sở khoa học thực tiễn dé đạt hiệu quả cao từ đó xác lập một chính sách chi
tiêu hiệu quả tiết kiệm
- Tổ chức bộ máy thu - nộpTrong quá trình thu NSNN cần tổ chức bộ máy thu nộp Bộ máy thu NSNNphải t6 chức gọn nhẹ nhưng bao quát hết toàn bộ nguồn thu, thu đúng, thu đủ, thutheo Luật định Đồng thời, cần được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạntrong việc thực thi nhiệm vụ thu ngân sách tránh để xảy ra tình trạng thiếu tráchnhiệm, lạm quyền Bộ máy thu ngân sách phải đảm bao được nguyên tắc thu ngânsách nhiều nhất, chỉ phí thu ít nhất Tô chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả
cao, chống được thất thu sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn
thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của NSNN
17
Trang 28Ngoài ra thu ngân sách Nhà nước còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tốkhác, như hoạt động kinh tế đối ngoại, sự ổn định về chính trị - xã hội [28]
Tóm lại, để có mức thu đúng đắn thúc đây tăng trưởng kinh tế cần phải có sựđánh giá, phân tích ty mi các nhân tổ tác động đến nó một cách toàn diện Đồng thời
thực hiện các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước như:
Khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu
cho ngân sách, Nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho dé nuôi dưỡng, tái
tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản,tài nguyên vì mục đích trước mắt
Chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách Nhànước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư; chính sách vay
dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước phải được đặt trên cơ sở thu nhập vàmức sống của dân; dùng ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh
nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
Nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệmtiêu dùng, tỉnh giản bộ máy, cải cách hành chính détich lũy vốn chi cho
đầu tư Quan tâm đúng mức tới các yếu tố ảnh hưởng tới thu ngân sách Nhà nước
và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nêu trên sẽ góp phần thực hiệnthắng lợi mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước bền vững
1.2.2.5 Lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước
Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước
Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự
toán được tiến hành từ cơ sở và tông hợp từ dưới lên Thời gian lập dự toán được quy
định từ 10/6 hang năm Các cơ quan, đơn vi có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân
sách phải tô chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vị nhiệm vụ được giao
và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp
Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị
cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp đưới tổng hợp, lập dự toán va
phương án phân bồ ngân sách địa phương dé trình Uy ban nhân dân cùng cấp Ủy ban
18
Trang 29nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa
phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính
Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên Bộ Tài chính xem xét dự toán ngân sách củacác cơ quan trung ương, dự toán ngân sách địa phương, tong hợp và lập dự toán ngân
sách Nhà nước trình Chính phủ Quá trình lập dự toán thu ngân sách Nhà nước được chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán ngân sách và thông báo số kiểm tra
- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán ngân sách.
- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách Nha nướcSau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấp trên,UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ dựtoán NS cấp mình, bảo đảm dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng
- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiến trởthành hiện thực Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển
KTXH của Nhà nước.
- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh
tế - tài chính của Nhà nước Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự
phù hợp của chính sách với thực tiễn.
19
Trang 30- Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quantrọng có ý nghĩa quyết định Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới
dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay
không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS Hơn nữa, chấp hành NS thực hiện tốt sẽtạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN [5]
Nội dung tô chức chấp hành thu ngân sách Nhà nước: Trên cơ sở nhiệm vụthu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dựtoán thu NS quý chỉ tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi
cơ quan tài chính cuối quý trước
Biểu mẫu lập dự toán và chấp hành dự toán thu NSNN:
Tỉnh, thành phố, quận (huyện): Biểu số 3
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU, CHI NGÂN SÁCH NĂM VÀ DỰ TOÁN NĂM
Đơn vị: Triệu đồng
SO SANH
F TH | DT | UTH| DT UTH | DT năm
Sô > a 5 ' 5 -_ |ƯTH năm
TT CHI TIỂU năm | năm | năm | nắm TH/TH năm TH/
hu từ DN có vôn
-| BES
M1
T= =
= hu từ khu vực kinh tê
1.4jThu tiên sử dung dat
THU TỪ HOẠT DONG UÁT NHẬP KHẨU
¬
m5
20
Trang 31(Biểu mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014) [5]
Thu NSNN được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phi và lệ phi ).Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước
Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thué, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khácđược Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế,phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện Cơ quan Hải quan tô chức thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu Cơ quan Tài chính
và các cơ quan thu khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN
1.2.3 Thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
1.2.3.1 Khái niệm
Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách Nhà nước phân cấp cho cấp
địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương
và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương
Huyện (quận) là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương và là một cấp
ngân sách hoàn chỉnh thuộc NSNN Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận) là người điều
hành ngân sách cấp mình Ngân sách huyện (quận) là một bộ phận hữu cơ, không thê
tách rời, ra đời, tôn tại và phát triên cùng với sự tôn tại và phát triên của NSNN.
21
Trang 32Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện (quận) là toàn bộ các khoản thu
mà chính quyền địa phương huyện (quận) huy động vào quỹ ngân sách trong mộtthời kỳ dé đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Nó chỉ bao gồm những khoảnthu, mà chính quyền địa phương huy động vào ngân sách, không bị ràng buộc bởitrách nhiệm hoàn trả cho đối tượng nộp
Nhu vậy, thu NS huyện (quận) là quá trình tao lập, hình thành NS huyện
(quận) Dé dam bảo nguồn thu cho NS, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của huyện
(quận) cần phải có chính sách thu phù hợp và hiệu quả Chính sách thu NS là tậphợp các chủ trương, biện pháp nhằm huy động nguồn thu vào cho NSNN
1.2.3.2 Cơ cấu, nguồn thu ngân sách cấp huyện (quận)
Ngân sách cấp huyện (quận) bao gồm ngân sách quận và ngân sách phường
Nguồn thu ngân sách huyện (quận)Nguồn thu 100% của quận bao gồm: Thuế môn bài (trừ thuế môn bai thu từ
các cá nhân và nhóm kinh doanh nhỏ ở xã, thị tran); các khoản phí, lệ phí từ cáchoạt động do các cơ quan thuộc cấp huyện (quận) quản lý; tiền thu từ hoạt động sự
nghiệp của các cơ quan, đơn vị do cấp quận quản lý; viện trợ không hoan lại củapháp luật; đóng góp của các tô chức, cá nhân dé đầu tư xây dựng các công trình kết
cấu hạ tầng theo quy định; đóng góp tự nguyện của các tô chức, cá nhân ở trong vàngoài nước cho ngân sách cấp quận; thu kết dư ngân sách cấp quận; bổ sung từ ngânsách thành phố; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách cấp tỉnh, ngânsách huyện (quận) và ngân sách cấp xã (phường) gồm: Thuế chuyền quyền sử dụng
đất; thuế nhà, đất; tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên;
lệ phí trước bạ; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước và một số khoản thu
khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh được phân chia với ngân sáchcấp tinh theo tỷ lệ phan trăm khoản thu lệ phi trước bạ, không kê lệ phí trước ba nhàđất phát sinh trên địa bàn do HĐND tỉnh quyết định nhưng không đưới 50%
Nguồn thu ngân sách xã (phường)
22
Trang 33Nguồn thu 100% gồm: Thuế môn bài thu từ các cá nhân và nhóm kinh doanh
nhỏ; các khoản phí, lệ phí và đóng góp thu cho ngân sách xã (phường) theo quy định
của pháp luật; thu hoa lợi công sản khác; tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do xã, thịtran quan lý; các khoản đóng góp tự nguyện cho xã, thi tran; viện trợ không hoàn lại
của các tô chức và cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho các xã (phường), thị
tran theo quy định của pháp luật; thu kết dư ngân sách xã (phường), thị tran; b6 sung
từ ngân sách cấp trên; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
Nguồn thu điều tiết gồm: Thuế chuyên quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế
sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng sản xuấttrong nước Tỷ lệ phân chia các nguồn thu này do UBND cấp tỉnh quy định nhưng
không dưới 70% [49]
1.2.3.3 Đặc điểm thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
Thu NSNN cấp huyện (quận) về cơ bản cũng có những đặc điểm giống với
thu NSNN nói chung Tuy nhiên, do gắn với một cấp ngân sách cụ thể nên thuNSNN cấp huyện (quận) có các đặc điểm sau:
Một là, thu NSNN cấp huyện (quận) là hình thức phân phối nguồn tài chính
của huyện (quận) với các chủ thé trong xã hội, dựa trên quyền lực của chính trị của
huyện (quận) nhăm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế Sự phânphối này xuất phát từ yêu cầu ton tại và phát triển của bộ máy Nhà nước nói chung
cũng như trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của huyện (quận) nói riêng.
Thu NSNN là cơ sở, là tiền đề để huyện (quận) duy trì quyền lực chính trị và thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Hai là, thu NSNN cap huyén (quan) gan liền với thực trạng nên kinh tế và sự
vận động của các phạm trù giá trị khác nhau như chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nộiGDP, lãi suất, giá cả, thu nhập Huyện (quận) nào có sự phát triển kinh tế tốt,người dân có thu nhập cao sẽ có được nguồn thu dồi dao hơn những địa phương cótốc độ phát triển kinh tế kém Do phần lớn các khoản thu được xây dựng trên nềntảng nghĩa vụ là nộp thuế hoặc một số khoản có tính chất trao đôi (phí, lệ phí), cho
vay, đóng gop tự nguyện
23
Trang 34Ba là, thu NSNN cấp huyện (quận) được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả
không trực tiếp là chủ yếu Điều này có nghĩa là, thu NSNN phần lớn bao gồm cáckhoản tiền Nhà nước huy động vào NSNN mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệmhoàn trả trực tiếp cho các đối tượng nộp
1.2.3.4 Vai trò của thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (quận)
Đề đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính trị ở địa phương, thu
NSNN cấp huyện (quận) giữ vai trò vô cùng quan trọng Có thé nhìn nhận vai trò
của NSNN cấp huyện (quận) dưới các khía cạnh sau:
Một là, NSNN huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chỉ tiêucủa huyện (quận) Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của ngân sách Nhà
nước, dé đảm bảo cho hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
xã hội đòi hỏi phải có những nguồn tài chính nhất định Những nguồn tài chính nàyđược hình thành từ các khoản thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò
lịch sử của ngân sách Nhà nước mà trong bất kỳ chế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế
nào ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện
Là một cấp chính quyền địa phương, huyện (quận) cũng tổ chức thành một
hệ thống các cơ quan, doan thé hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhànước Thu ngân sách cấp huyện (quận) trước hết phục vụ việc chỉ trả lương cho đội
ngũ cán bộ công chức, viên chức, duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan,
đơn vi trực thuộc huyện (quận) Bên cạnh đó, tại huyện (quận) thu NSNN con dam
bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, cấp phátkinh phí cho tất cả các lĩnh vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội trên địa bản
như: giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thê thao
Bên cạnh đó, một trong những chức năng đóng vai trò quan trọng của Nhà
nước là đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng An ninh, quốc phòng có ồn định thìhuyện (quận) mới có điều kiện an toàn dé phát triển về mọi mặt Đề thực hiện chứcnăng này, đòi hỏi ngân sách huyện (quận) phải có nguồn đảm bảo, dự toán được xâydựng cụ thé, chi tiết, dự phòng hợp ly
Hai là, thụ NSNN cấp huyện (quận) là công cụ định hướng phát triển sản
24
Trang 35xuất, thúc day tăng trưởng kinh tế 6n định và bền vững trên địa bàn Dé định hướng
và thúc day tăng trưởng kinh tế, Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách
Bằng công cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác với các mứcthuế khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển và hướng dẫn các nhà đầu
tư bỏ vốn đầu tư vào những vùng những lĩnh vực cần thiết dé hình thành cơ cấukinh tế theo hướng đã định
Đề thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế của cấp trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện (quận) cần phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình đề điều tiết và địnhhướng phù hợp Tùy theo đặc điểm kinh tế, xã hội, thế mạnh phát triển ở từng địaphương, thu NSNN ở từng huyện (quận) sẽ có vai trò định hướng, phát triển kinh tế
khác nhau.
Ba là, thu NSNN cấp huyện (quận) là công cụ điều tiết thị trường, bình én
giá cả và kiềm chế lạm phát tại địa phương nói riêng và trên cả nước nói chung: Đặcđiểm nỗi bật của nền kinh tế thị trường là luôn biến động va bị chi phối mạnh mẽbởi các quy luật thị trường với các yếu tố cung - cầu, giá cả thường xuyên biến đổi
Sự mat cân đối giữa cung - cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây
ra bién động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ
nganh này sang ngành khác, từ địa phương nay sang địa phương khác Việc dịch
chuyên vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triểnkhông cân đối
Do đó, dé đảm bảo lợi ich cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Nhà
nước phải sử dụng ngân sách dé can thiệp vào thị trường nhằm bình ôn giá cả thôngqua công cụ thuế và các khoản chỉ từ ngân sách Nhà nước dưới các hình thức tài trợ
vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính Đồng thời,trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách Nhà nước còn tác động đến thị trườngtiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: pháthành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứngkhoán trên thị trường vốn qua đó góp phần kiêm soát lạm phát
Ngoài ra, thu NSNN cấp huyện (quận) còn là công cụ tài chính hữu hiệu
25
Trang 36được sử dụng để điều tiết thu nhập giữa các bộ phận dân cư, với các sắc thuế nhưthuế thu nhập luỹ tiễn, thuế tiêu thụ đặc biệt, một mặt tạo nguồn thu cho ngân
sách địa phương mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thunhập cao Bên cạnh đó, với các khoản chi của NS cấp huyện (quận) như chi trợ cấp,chi phúc lợi cho các chương trình phát triển xã hội: Phòng chống dịch bệnh, phố cậpgiáo dục tiêu học, dân số và kế hoạch hoá gia đình lại là nguồn bổ sung thu nhập
cho tang lớp dân cư có thu nhập thấp và giải quyết các van dé xã hội, góp phần thúc
đây việc phát triển toàn diện tất cả các mặt kinh tế - xã hội của huyện (quận)
1.2.4 Tăng thu ngân sách cấp huyện (quận)
1.2.4.1 Quan điểm về tăng thu ngân sách huyện (quận)
Tăng thu ngân sách là một bộ phận cấu thành trong quản lý kinh tế nói chung
và tài chính nói riêng Việc thực hiện tăng thu ngân sách phải được thực hiện theo
chiến lược phát triển kinh tế, tài chính vĩ mô Tại cấp huyện (quận) tăng thu ngân
sách có những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, tăng thu ngân sách cấp huyện (quận) phải đồng bộ và phù hợp vớichính sách quản lý kinh tế, tài chính khác Các chính sách kinh tế, tài chính ở đây
thuộc các lĩnh vực ngoài ngân sách Khi thu ngân sách thay đôi lập tức cơ cấu kinh
tế dù ít hay nhiều cũng có sự chuyển dich do đối tượng thu của ngân sách rất dadạng Chăng hạn, việc tăng hay giảm thuế ở một ngành, một lĩnh vực tất yếu sẽ dẫntới sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của ngành, lĩnh vực khác Khi cơ cấu kinh tếthay đồi, đòi hỏi chính sách quan lý kinh tế cũng như tài chính phải thay đổi dé phù
hợp với tình hình chung.
Thứ hai, tăng thu ngân sách cấp huyện (quận) phải đảm bảo quản lý nguồn
thu hợp lý cho ngân sách, đảm bảo mức sống phù hợp, công băng cho các đốitượng dân cư dưới tác động của chính sách thu Điều này xuất phát từ vai trò củathu ngân sách nhà nước cấp huyện (quận) trong việc điều tiết thu nhập giữa các bộphận dân cư và đảm bảo thúc đây phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương mộtcách toàn diện Đối tượng nào có khả năng nộp thuế nhiều hơn sẽ phải nộp nhiềuhơn, các đối tượng có khả năng nộp thuế như nhau sẽ phải nộp thuế như nhau
26
Trang 37Thứ ba, tăng thu phải đảm bảo vừa huy động được nguồn thu cho ngân sáchhuyện (quận), vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư Phảiquán triệt tư tưởng không tận thu để bao chi, mà phải động viên nguồn thu ngânsách một cách hợp lý dé đáp ứng nhu cầu chi trên cơ sở vừa bồi dưỡng và phattriển nguồn thu, vừa kiểm soát và tập trung khai thác một cách hợp lý và có hiệuquả các nguồn thu Việc thu thuế là có giới hạn, nghĩa là thu từ thuế chỉ đạt được
hiệu quả tối đa tại một điểm thuế suất nào đó Khi Chính phủ cứ tăng thuế dé tăng
nguồn thu sẽ dẫn tới những tác động tiêu cực như xuất hiện tình trạng trén thuế,đình trệ sản xuất
Cuối cùng, tăng thu ngân sách phải đảm bảo tính quần chúng Điều đó có
nghĩa là, các chính sách thu phải đơn giản, dé hiéu, dé thực hiện Do trình độ của
các đối tượng nộp thuế là khác nhau nhưng để thu ngân sách đạt hiệu quả cao,
mang tính đồng bộ, chính sách thu phải có được tính quần chúng [2]
1.2.4.2 Những thuận lợi, khó khăn trong việc tăng thu ngân sách cấp huyện (quận)
Vai trò của thu NSNN cấp huyện (quận) là vô cùng quan trọng, để nội dung
các chính sách tăng thu ngân sách đi vào thực tiễn đòi hỏi phải có sự nghiên cứu,
đánh giá đúng thực trạng của từng địa phương để tìm ra giải pháp thu đạt hiệu quảcao nhất Việc thực hiện tăng thu ngân sách cấp huyện (quận) trên thực tế đang cóđược nhiều điều kiện thuận lợi như:
Cùng với sự bùng nỗ của thời đại công nghệ thông tin, công tác thu thuế
ngày càng được hiện đại hóa, đây mạnh cải cách thủ tục hành chính về nộp thuế.
Bên cạnh đó, hiện nay chất lượng kết nói thông tin 4 ngành (thuế - hải quan - kho bạc
- tài chính) đã giúp rút ngắn thời gian cập nhật, đối chiếu dữ liệu phục vụ điềuhành và quản lý thu ngân sách Qua đó, giảm nguồn lực cùng nhập một loại thôngtin dùng chung cho 4 ngành và khắc phục tình trạng không thống nhất về thông
tin, phục vụ tốt đối tượng nộp thuế.
Người nộp thuế còn được tạo điều kiện thuận lợi khi làm nghĩa vụ do cơquan thu phối hợp thu thuế qua hệ thống ngân hàng thương mại, góp phần đa dạnghóa các kênh thu ngân sách, tăng thêm nhiều lựa chọn về địa điểm nộp thuế Từ
27
Trang 38đó, giảm lượng tờ khai phải nộp thuế, tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế, thúc day
tăng thu ngân sách.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác thu ngân sách hiện nay có
trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao Cùng với yêu cầu phải thay đôi lốilàm việc theo cơ chế bao cấp tập trung, cửa quyền trước kia sang lối làm việc theoquy trình một cửa nhanh chóng, linh hoạt Điều này, đã tạo điều kiện để đối tượng
nộp dễ dàng nhận được sự giúp đỡ kịp thời trong việc giải quyết những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện, giảm bớt thủ tục hành chính, góp phần nâng
cao hiệu quả thu ngân sách.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng thu ngân sách, hiện nay công tác nàyđang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như: Năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng Sản xuất nông nghiệp có tăng trưởng nhưng ở mức thấp Việctiêu thụ một số mặt hàng nông sản gặp khó khăn Tốc độ tăng trưởng kim ngạch
xuất khâu cùng kỳ chưa tương xứng với tiềm năng Số doanh nghiệp giải thể,
ngưng hoạt động vẫn diễn ra.
Mặt khác, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước hàng loạt chính sách mới đã
được ban hành và có hiệu lực thi hành, tác động không nhỏ đến nguồn thu và khảnăng tăng thu ngân sách Chang hạn, Luật Thuế TNDN năm 2013 quy định từ01/01/2014 áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%; doanh nghiệp có tổng doanhthu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ ngày
01/7/2013; từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phô thông là 20% và mức thuế suất ưuđãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17% Trong lĩnh vực nông nghiệp, ké từ
ngày 01/01/2015 theo Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội — Luậtsửa đối, bổ sung một số điều của các luật về Thuế các mặt hàng phân bón; máy móc,thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp; thức ăn gia súc, gia cầm thuộc
đối tượng không chịu thuế (trước đây áp dụng thuế suất thuế GTGT 5%) Hợp tác xã
và doanh nghiệp tại địa bàn đặc biệt khó khăn được miễn thế thu nhập doanh nghiệp
28
Trang 39và áp dụng thuế suất 10% đối với doanh nghiệp tại địa bàn khó khăn Không thu thuếtài nguyên đối với nguồn nước thiên nhiên dùng trong nông - lâm - ngư nghiệp [31]
Trong khi đó, các chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước
ta còn nhiều hạn chế, ngành thuế đang thiếu chế tài dé có thé xử lý kiên quyết nợthuế Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật về nghĩa vụ nộp ngân sách của một
bộ phận người nộp chưa tốt, họ lợi dụng chính sách tạo môi trường kinh doanhthông thoáng của Nhà nước, cé tình chây y, nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế
Cuối cùng, theo phân cấp ngân sách hiện nay, mặc dù một vài sắc thuế của
huyện (quận) thu được cao nhưng tỷ lệ điều tiết về ngân sách huyện (quận) còn ở
mức thấp như: thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ nhà dat,thu tiền sử dụng đất Trong khi đó, các khoản thu phân cấp 100% nguồn thu chongân sách huyện (quận) có hiệu suất và quy mô thu thấp như phí chợ, thu sự
nghiệp khi giao dự toán thu chưa bám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa
phương, dẫn đến tình trạng vừa tạo áp lực phải chạy theo chỉ tiêu thu cho các cơ
quan thuế, vừa tạo tình trạng thiếu động lực mạnh mẽ cho bộ máy chính quyền
huyện (quận) Điều này đòi hỏi trong việc quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụchi cho ngân sách cấp huyện trong giai đoạn ôn định 2016 — 2020 của Trung ương
và Thành phố cần có sự nghiên cứu dé đưa ra tỷ lệ phù hợp, giúp động viên nguồnthu cho ngân sách cấp huyện
1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc tăng thu ngân sách và bài
học rút ra cho quận Thanh Xuân
1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong việc tăng thu ngân sách
1.3.1.1 Kinh nghiệm tăng thu ngân sách tại quận Cau Giấy, thành phô Hà Nội
Cầu Giấy là một quận nội thành Hà Nội, có điều kiện KT-XH thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế nhất là ngành du lịch, thương mại Giai đoạn 2011 — 2016,quận Cầu Giấy được ghi nhận với nhiều thành tựu kinh tế — xã hội nổi bật Giaiđoạn này quận định hướng phát triển kinh tế theo cơ cấu dịch vụ — công nghiệp —thương mại, đây nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị ngành kinh tế dịch vụ Sự chuyềndịch đúng hướng đã đem lại sự tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với
29
Trang 40chỉ tiêu đề ra Trong đó, thương mại dịch vụ với tốc độ tăng bình quân 17,6%/năm,chiếm trên 61% cơ cấu kinh tế của quận với các loại hình dịch vụ chất lượng cao
như tài chính, ngân hàng, tư vấn, giáo dục, y tế, bưu chính, viễn thông, điện tử, tin
học Định hướng phát triển kinh tế của quận Cầu Giấy gần giống với định hướngcủa quận Thanh Xuân với hướng phát triển kinh tế theo cơ cấu địch vụ - công
nghiệp, xây dựng — thương mại.
Trong những năm qua, quận Cầu Giấy luôn hoàn thành và vượt dự toán thu NSđược giao Năm 2015, tổng mức luân chuyên hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
xã hội đạt gần 69.859,170 tỷ đồng (tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước) Tổng thungân sách trên địa bàn quận năm 2015 đạt 5.605 tỷ đồng (đạt 154% kế hoạch)
Dé dat được kết quả thu ngân sách như trên, quận Cầu Giấy đã xây dựng
nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá Do là đột phá trong đây mạnh cải cách
hành chính thuế với tiêu chí phục vụ Toàn thể cán bộ làm công tác tiếpnhận được quán triệt, không được yêu cầu Người nộp thuế nộp thêm bat cứ một loại
hồ sơ, giấy tờ nao hoặc thực hiện quy định khác so với thủ tục hành chính đã côngbố; đồng thời, có các biện pháp ngăn chặn tiêu cực có thé xảy ra
Không chỉ công khai, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, Chi cục thuế củaquận cũng đã triển khai thực hiện các đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế như:
Kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua ngân hàng thương mại; hiện đại hóa công tácthu nộp NSNN, phối hợp giữa các đơn vị thuế, hải quan, kho bạc nhà nước và tàichính Đơn vị đã tăng cường hướng dẫn Người nộp thuế kê khai thuế qua mạngInternet, nộp thuế qua ngân hàng, nộp thuế điện tử, nhằm làm giảm thời gian thực
hiện các thủ tục hành chính của cơ quan thuế và Người nộp thuế Điều này giúp cơ
quan thuế rảnh tay, có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác thanh tra, kiểmtra, quản lý nợ thuế
Cùng với biện pháp cải cách thủ tục hành chính thuế, tại quận Cầu Giấy đểđây mạnh việc phát triển ngành xây dựng, UBND quận đã có những chỉ đạo quyếtliệt trong công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và
xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là kết nối hệ thống giao thông, cấp
30