Tinh cap thiét và ý nghĩa của van dé nghiên cứu Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” các cấp chính quyền từTrung ương đến địa phương luôn tìm mọi biện pháp dé phát triển kinh tế, kha
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Trương Văn Hùng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE QUOC TE
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Trương Văn Hùng
CHUYEN NGÀNH: KINH TE QUOC TE
MA SO: 60 31 01 06
LUẬN VAN THẠC SĨ KINH TE QUOC TE
Người hướng dẫn khoa học
PGS TS Hà Văn Hội
Hà Nội — 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu
và trích dẫn nêu trong Luận văn là hoản toan trung thực Kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa từng được người khác công bố trong bất kỳ công trìnhnào.
Hà nội, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Tác giả Luận văn
Trương Văn Hùng
Trang 4MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt 1
Danh mục Bảng, Biểu HPHAN MỞ ĐẦU 1
CHUONG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ
KHOA HỌC CUA THU HUT DAU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TREN
DIA BAN TINH TAY NINH 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
_ 1.1.1 Các nghiên cứu về vai trò của FDI đối với tăng trưởng và phát
triên kinh tê nói chung 5
1.1.2 Các nghiên cứu về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội
của địa phương 7
1.2 Cơ sở lý luận của việc đây mạnh thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh 13
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
1.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 131.2.3 Các lý thuyết về thu hút FDI 15
1.2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh 26
1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương 311.3.1 Kinh nghiệm thu hut FDI của tinh Binh Duong 311.3.2 Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Đồng Nai 34
CHƯƠNG 2 KHUNG KHO PHAN TÍCH 36
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 362.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 36
2.1.1 Tiếp cận hệ thống 36
2.1.2 Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng 362.2 Khung khô phân tích 362.3 Các phương pháp nghiên cứu 372.3.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp 38
2.3.2 Phương pháp thống kê 40
2.3.3 Phương pháp so sánh 4I
2.3.4 Phương pháp chuyên gia 43
Trang 52.3.5 Phương pháp kế thừa 44
2.3.6 Phương pháp case- study 44 2.3.7 Phương pháp phân tích SWOT 44
CHƯƠNG 3 PHAN TICH THỰC TRANG THU HUT VON ĐẦU TU
TRUC TIEP NUOC NGOAI CUA TINH TAY NINH 46
3.1 Phân tích lợi thé so sánh trong việc thu hút FDI vào tinh Tay Ninh46
3.1.2 Tai nguyén thién nhién 473.1.3 Tiém nang kinh té 513.2 Phân tích tình hình thu hút đầu tư nước ngoai của tinh Tây Ninh thời
gian qua 54
3.2.1 Về giá trị các dự án đầu tu 54
3.2.2 Về cơ cau vốn đầu tư của các dự án FDI tại Tây Ninh 56
3.2.3 Về hình thức đầu tư 593.2.4 Về số dự án FDI phân theo đối tác đầu tư 593.3 Đánh giá tình hình thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh 61 3.3.1 Mặt tích cực 61
3.3.2 Mặt hạn chế 63 3.3.3 Đánh giá cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của tinh67 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 694.1 Đánh giá các biện pháp, chính sách thu hút FDI của tỉnh 694.1.1 Ưu điểm 69 4.1.2 Mặt hạn chế 72
4.2 Đánh giá ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Tây Ninh 73
4.3 Quan điểm, định hướng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn tỉnh 82
_ AA: Kiến nghị một số giải pháp nhằm day mạnh thu hút vốn dau tư trực
tiép nước ngoài vao địa ban tỉnh 83
4.4.1 Một số giải pháp chính 834.4.2 Kiến nghị đối với Nhà nước 84
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
STT Ky hiệu Nguyén nghia
Build — Operate — Transfer/Build — Transfer —
Operate / Build — Transfer / Xây dựng — Kinh
Ị BOT/BTO/BT doanh — Chuyên giao / Xây dung — Chuyén giao —
Kinh doanh / Xây dựng — Chuyên giao
2 CNN Cum công nghiệp
3 ĐTNN Đâu tư nước ngoài
4 FDI Foreign direct investment / Dau tư trực tiếp nước
8 OECD Orgranization for Economic Cooperationand
-Development / Tô chức hợp tac phát triên kinh tê
9 TNCs TransNational Corporations / Các công ty xuyên
quoc gia
10 VAT Value Added Tax / Thué gia tri gia tang
II WB World Bank / Ngân hàng Thế giới
12 WTO World Trade Orgranization / Tô chức thương mại
thế giới
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
STT Bảng Nội dung Trang
Một số nhân tô quyết định đến hình thức của
1 Bang 1.1 , 19
hoạt động kinh doanh quôc tê
Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tây Ninh đến năm
kinh tê lity kê đên 31/12/2013
Số dự án FDI của Tây Ninh phân theo đối tác
5 Bảng 3.4 | _ khu 61
đâu tư lũy kê đên 31/12/2013
Cơ câu vôn đầu tư toàn xã hội theo giá so sánh
6 Bảng 4.1 ; ; \ 75
2010 (don vi tính: triệu đông)
Tổng quan tình hình phát triển kinh tế-xã hội
7 Bảng 4.2 T7
tỉnh Tây Ninh
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn theo
8 | Bang 4.3 | gia so sánh 2010 phân theo loại hình kinh tế 78
(Đơn vi tính: Triệu đồng)
9 Bang 4.4 | Chi số phát trién (Năm trước = 100) - % 79
10 Bang 4.5 Tri gia hàng hóa xuat khâu trên dia ban (Don vi 80
tinh: Nghin USD)
11 Bang 4.6 Co câu nguôn thu ngân sách nhà nước trên địa 89
ban tinh
il
Trang 9PHAN MỞ DAU
1 Tinh cap thiét và ý nghĩa của van dé nghiên cứu
Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” các cấp chính quyền từTrung ương đến địa phương luôn tìm mọi biện pháp dé phát triển kinh tế, khai
thác tiềm năng về lao động, tài nguyên của địa phương, của quốc gia nhằm tạo việc làm, nâng cao đời song nhan dan Tuy nhién, dé phat triển kinh tế đòi
hỏi phải có vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý, tài nguyên (lao động, tài nguyênthiên nhiên), công nghệ sản xuất v.v Trong điều kiện nước ta là một nướctrai qua nhiều năm chiến tranh, tài nguyên thiên nhiên không nhiêu, lực lượnglao động chưa được đảo tạo, chưa có thói quen lao động công nghiệp nên tinhthần hợp tác lao động chưa cao, đặc biệt là von đầu tu, công nghệ san xuất
còn rất thiếu và yếu Theo xu thế của thời đại hiện nay: hợp tác quốc tế ngày
càng sâu, rộng trên mọi lĩnh vực; sự liên kết của các quốc gia dé hình thànhcủa các khu vực thương mại tự do (FTA), các định chế tài chính như WB,ADB, IME có vai trò ngày càng lớn, có tác động mạnh mẽ đến chính sáchkinh tế của các quốc gia thành viên; sự phát triển và đầu tư ngày cảng mạnh
mẽ của các công ty đa quốc gia (TNCs) vào nhiều quốc gia làm cho khoảngcách công nghệ của các quốc gia ngày càng ngắn lại, các quốc gia ngày cảng
được sử dụng nhiều thành tựu của khoa học, kỹ thuật của cả thế gidi.
Tây Ninh là một tinh ở miền Đông Nam bộ, thuộc vùng kinh tế trongđiểm phía Nam; nhưng cũng là một Tỉnh chịu nhiều thiệt hại cả trong chiếntranh chống Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam nên kết cấu hạ tầng kinh tế
kỹ thuật lạc hậu, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có quy mô bé nhỏ.Tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên khá được ưu đãi với vùng đất bằng phăngphù hợp với nhiều loại cây công nghiệp có giá trị, có nhiều cửa khẩu quốc tế,
quốc gia; khí hậu ôn hòa, nền đất phù hợp với xây dựng công trình với chi phí thấp, lực lượng công nhân tương đối đồi dào với chi phí tiền lương thấp
Trang 10trong khi nhu cầu vốn dé phát triển kinh tế xã hội ở địa phương rất lớn Nhưvậy, trong điều kiện hiện nay, dé có thé đây mạnh phát triển KT -XH trên địabàn Tinh, cần phải thu hút vốn dau tư từ nhiều nguồn, trong đó nguồn vốn đầu
tư nước ngoài có ý nghĩa rất quan trong Do đó, việc nghiên cứu đề tài : Thuhút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đốivới tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu
Luận văn tổng hợp và nghiên cứu các lý thuyết về FDI của các nhà kinh
tế trên thế giới; các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về FDI dé tìm ra những giải pháp mới nhằm day mạnh thu hút FDI phù hop
với đặc điểm tỉnh Tây Ninh.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu , đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và thực
trạng của việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong th ời gian qua, Đề
tài đề xuất một số giải pháp nhằm đây mạnh thu hút vốn FDI góp phần vào
việc phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Đề đạt được mục đích nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần phải
giải quyết là:
i) Những nhân tô nào anh hưởng đến việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh
Tay Ninh?
ii) Tình hình thu hut FDI vào tinh Tay Ninh thời gian qua ra sao?
iii) Tây Ninh có những thé mạnh và tiém năng gì để đẩy mạnh thu hút
FDI?
iv) Trong thời gian tới, tỉnh Tây Ninh cần có giải pháp gì đ é đẩy mạnh
thu hút vốn FDI góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội một cách
bên vững trên địa bàn tỉnh
Trang 11Dé có thê luận giải rõ rang các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của đê tài can tập trung giải quyết các van đê cơ bản sau :
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh.
- Phân tích các nhân tô ảnh hưởng cũng như thực trang thu hút FDI trênđịa bàn tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp day mạnh thu hut FDI vào tinh Tây Ninh.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quá trình thu hút FDI vào tỉnh
Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của dé tài là nghiên cứu,đánh giá về thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2006-2013; định hướng
đến năm 2020.
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp định tính là chủ yếu như : Phươngpháp phân tích, tổng hợp ; thống kê ; so sánh ; chuyên gia ; kế thừa ; case-study ; SWOT dé thực hiện nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của Luận văn
- Làm rõ lợi thé so sánh, tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thu hút FDI vào Tây Ninh.
- Phân tích và đánh giá quá trình thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh trongthời gian qua dé rút ra những hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp đây mạnh thu hút FDI vào Tây Ninh trongthời gian tới.
Trang 127 Bô cục luận văn
Ngoài Danh mục các từ việt tat, Danh mục bảng biêu, Phân mở đâu,Mục lục, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm các chương như sau :
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học của việc
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Chương 2 Khung khô phân tíchChương 3 Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàicủa tỉnh Tây Ninh.
Chương 4 Thảo luận và kiến nghị
Trang 13CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HOC CUA THU HUT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu về vai trò của FDI đối với tăng trưởng va phát triển kinh tế nói chung
Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, đây mạnh thu hút FDI,
có rất nhiều công trình nghiên cứu về FDI Cụ thể:
“Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnhhội nhập” là công trình nghiên cứu chung của cơ quan hợp tác quốc tế Nhậtbản và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004) Tài liệu này trình bày vềhợp tác kinh tế và nghiên cứu công nghệ và thương mại của Việt Nam, trong
đó có quan điểm thu hút FDI là một chiến lược công nghiệp hoá Tài liệu này cũng đề cập đến những khó khăn của Nhật Bản trong quá trình toàn cầu hoá,
đồng thời, nêu lên thực trạng và những vấn đề cần phải giải quyết trong việc
hợp tác kinh tế của Nhật Bản với Việt Nam Đặc biệt, đây là cuốn sách nghiên cứu về chính sách đối với một số ngành công nghiệp và thương mại cụ thê theo quan điểm riêng của từng chuyên gia Nhật Bản và các chuyên gia Việt
Nam Các chuyên gia Nhật bản nêu bật vai trò quan trọng của chính sách trong thu hut FDI trong thời đại hiện nay chứ không phải là những ưu đãi nào
đó Trong tài liệu này, một số chuyên gia Việt Nam đã nói về thu hút FDI vào
Việt Nam theo góc độ phân chia các doanh nghiệp FDI thành hai khu vực
thay thế nhập khẩu và định hướng xuất khẩu Trong toàn bộ cuốn tài liệu này,
van đề FDI với chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) ngành kinh tế đòi hỏi
phải có những nghiên cứu sâu hơn dé các chính sách trở nên toàn diện, nhất
quán, đáp ứng được tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 14N A
Công trình của Lê Xuân Bá và Nguyễn Thi Tuệ Anh về “Tác động của
đâu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” (2006) Côngtrình đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của đầu tư trựctiếp nước ngoai đến một số ngành kinh tế được lựa chọn ở Việt Nam và đãphát hiện ra một số van đề cụ thé khá quan trọng về tác động tràn của dau tưtrực tiếp nước ngoài Đề tài đã đưa ra kiến nghị quan trọng là tạo cơ hội cho
việc xuất hiện tác động tràn và tăng khả năng hấp thụ của các tác động tràn tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp trong nước.
Về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, tác giả Đào Thị Bích Thủy
(2012), trong bài viết: Tac động của dau tư nước ngoài đến tăng trưởng kinh
tế trong mô hình nên kinh tế có dự thừa lao động, trên Chuyên san Kinh tế và
Kinh doanh, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội (DHQGHN), số 3
đã viết: Trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng chủ
yếu vẫn dựa vào vốn Đặc điểm của các nước đang phát triển là nguồn vốn rất
hạn hẹp, trong khi tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm lại rất phô biến.Một trong những giải pháp về vốn là dựa vào đầu tư nước ngoài Bài viếtnghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng của
các nền kinh tế đang phát triển với tình trạng dư thừa lao động Đây là một
nghiên cứu lý thuyết sử dụng phân tích mô hình và phương pháp mô phỏng
Những hàm ý chính sách được rút ra từ mô hình là hiện hữu trên thực tiễn và
điều này cho thấy nghiên cứu đã bước đầu đề xuất được mô hình khá phù hợp
giúp lý giải thực tiễn về tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với tăng
trưởng kinh tế của các nước đang phát trién
Cũng liên quan đến định hướng thu hút FDI, tác giả Bùi Tat Thắng &
Nguyễn Hoang Hà trong bài: về định hướng thu hút FDI trong tình hình mới,
Tạp chí KT&PT Số 182, tháng 8 năm 2012, cho rằng: Trong 25 năm qua,
nguồn vốn dau tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp tích cực
không thể phủ nhận đối với tiến trình phát triển kinh tế đi lên của đất nước
Trang 15Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, FDI đang đứng trước những vấn đềmới đặt ra bởi những thay đổi lớn lao về bối cảnh quốc tế và trong nước ViệtNam cần một hướng đi mới trong thu hút FDI trong giai đoạn tới và đó có thê
là sự hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược, có chọn lọc với một số tập
đoàn xuyên quốc gia (TNC) hàng đầu toàn cầu.
1.1.2 Các nghiên cứu về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội
của địa phương
Trong thời gian qua, kế từ khi Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam được thông qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách củacác tỉnh, thành phố trong việc thu hút FDI vào địa bàn tỉnh Cụ thể:
Về vai trò của FDI đối với chuyên dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tácgiả Đào Văn Hiệp trong Luận án tiến sỹ kinh tế, 2005 với nhan đề “Dau twtrực tiếp nước ngoài và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cau kinh tế(CDCCKT) ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải
Phòng" đã phân tích và đề cập đến đầu tư nước ngoài và CDCCKT ngành ở
Việt Nam Trên cơ sở đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài và tác động củaFDI đến CDCCKT ngành ở Hải Phòng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá Phương hướng và giải pháp thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thúc đâyCDCCKT ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Hải Phòng Tuy
nhiên, đề tài này chưa đề cập đến FDI với chuyên dịch cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế trong xu thé hội nhập kinh tế quốc tế, mô hình ảnh hưởng, tác động và mỗi quan hệ giữa FDI với cân đối co cau ngành,
thành phần và vùng kinh tế của Việt Nam đặc biệt là khu vực Tây Đắc
Cũng phân tích về vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội tại địaphương, Luận án tiến sỹ của Tống Quốc Dat, “Cơ cấu dau tư trực tiếp nước
ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam” của tác gid Tong Quốc Đạt (2005) đã
làm rõ vấn đề lý luận cơ bản về FDI va cơ cau đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo ngành kinh tế; hệ thong những thay đổi về cơ chế, chính sách của Việt
Trang 16Nam trong thời kì từ khi ban hành luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987) đếnnay nhằm thu hút FDI theo ngành kinh tế; đánh giá thực trạng hoạt động FDItheo ngành kinh tế của Việt Nam đến năm 2005 Trên cơ sở đó, luận án đãđưa ra một số quan điểm, định hướng về việc thu hút FDI hướng tới việc điềuchỉnh cơ cau ngành kinh tế thông qua việc khang định vai trò của FDI với tưcách là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân và những giải pháp chủ yếu
định hướng thu hút FDI theo ngành kinh tế để chuyền dịch cơ cầu ngành kinh
tế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thời gian
tới Luận án này chưa đề cập nhiều đến FDI với chuyển dich cơ cấu thànhphần kinh tế, co cầu vùng kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, luận
án nghiên cứu ở thời điểm khi chưa thống nhất chung một luật đầu tư cho cả
đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đặc biệt phạm vi nghiên cứu của đề
tài ở tầm cả nước mà chưa xem xét cụ thé theo điều kiện kinh tế xã hội, điềukiện thu hút FDI hướng vào Chuyên dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh vùng núiTây Bắc
Liên quan đến ảnh hưởng của FDI tới việc đây mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở các địa phương, Luận án tiễn sỹ kinh tế “Dau tư trực tiếp nướcngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện địa hoá ở Việt Nam giai đoạn
1988-2005” của tác giả Đỗ Thị Thuỷ (2001) đã phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến FDI vào Việt Nam, nhất là giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế trong khu vực làm giảm sút FDI vào Việt Nam giai đoạnnày Trên cơ sở đánh giá và phân tích các nguyên nhân, tác giả đã đưa ra các
giải pháp nhằm thu hút FDI vào Việt Nam nói chung đến năm 2005 phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Luận án chưa đề cập đến thu hút FDInhằm CDCCKT tại Việt Nam nói chung và cụ thé ở một tỉnh như Tây Ninhnói riêng.
Trong dé tài NCKH cấp Bộ (1999)“CDCCKT trong điều kiện hội nhập
với khu vực và thé giới”, tác giả Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ cũng đã
Trang 17đề cập tới luận cứ khoa học của CDCCKT theo hướng hội nhập, thực trang
chuyển dich cơ cau theo ngành kinh tế nước ta những năm 1991-1997, thực
trạng CDCCKT một số vùng, phương hướng và giải pháp CDCCKT nước ta
theo hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực va trên thế giới Trong tài liệunày, vai trò của FDI với CDCCKT nói chung không được đề cập nhiều, đặcbiệt là chưa đề cập và được áp dụng đối với một địa ban cụ thé như Tây Ninh
Báo cáo Dau tu trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Ninh - 15 năm nhìn lại
(2012) Báo cáo cho rằng: Sau 15 năm phát triển, khu vực kinh tế có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh
tế, góp phần tích cực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề
Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp Bắc Ninh bước vào thời kỳ đây mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu: “ Phan đấu đến năm 2015 đưaBắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, thành phố
trực thuộc Trung ương vao năm 2020” Sự phat triển của một mô hình kinh tế
phụ thuộc vao tinh chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Do vậy,định hướng phát triển khu vực FDI trong nền kinh tế, trước hết là định hướngphát triển của lực lượng sản xuất, chứ không phải là tỷ lệ tăng trưởng số
lượng hàng năm bằng bất cứ giá nào Hơn nữa, chúng ta đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo tư duy chuyển từ “chiều rộng” sang “chiều sâu”,
trong đó có khu vực FDI, để chuẩn bị bước vào thời kỳ phát triển mới Trong
nội dung báo cáo cũng khăng định: Lao động chất lượng cao luôn là điều kiện
tiên quyết dé thu hút các nguồn vốn dau tư vào những ngành sản xuất có giá
trị gia tăng cao Chỉ số thành phần chất lượng lao động trong PCI 2011 Bắc
Ninh giảm điểm so với những năm trước, nhưng thứ tự trên bảng xếp hạng lạităng thứ 6 toàn quốc Điều đó cho thấy báo động về nguồn lao động chất
lượng cao đề thu hút FDI công nghệ cao những năm tới Thực hiện chiến lược
phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, tinh cần chú trọng dao tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung đôi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo
dục và dạy nghề của tỉnh Đồng thời thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia
Trang 18cả hai hướng: thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuấtkhẩu; tạo điều kiện để một số tập đoàn đa quốc gia xây dựng các trung tâm
nghiên cứu, phát triên công nghệ gan với dao tạo nguôn nhân lực.
Đề tài NCKH cấp Bộ (2009), Đầu tu trực tiếp nước ngoài (FDI) với chuyển dịch cơ cấu kinh tế cua tỉnh Thái Nguyên trong xu thé hội nhập kinh tê quốc té, của Nguyễn Tiến Long, cũng đã khang định FDI là nguồn vốn từ bên ngoài rất quan trọng, FDI đã có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế- xã
hội của Việt Nam trong đó có tỉnh Thái Nguyên Đã có rất nhiều nghiên cứu
về FDI như ở trên, chính vì vậy FDI có vai trò cực kì quan trọng đối vớiCDCCKT của Việt Nam và của các địa phương, trong đó có tỉnh Thái
Nguyên Từ đó, việc nghiên cứu về FDI với CDCCKT của tỉnh Thái Nguyên
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay là rất cần thiết Qua nghiêncứu này cũng có thê mở rộng phạm vi nghiên cứu ở nhiều Tỉnh và địa phươngkhác và cả nước.
Cơ cấu kinh tế của Thái nguyên hiện tại v ẫn chưa thực sự đáp ứng được
mục tiêu đề ra Tốc độ chuyên dich cơ cau kinh tế các ngành công nghiệp,
dịch vụ còn chậm Trong cơ cấu nhóm ngành công nghiệp cần nâng cao tỷ
trọng của các lĩnh vực có công nghệ và kỹ thuật hiện đại, cơ cấu nội bộ ngành
dịch vụ cần có sự chuyên dịch mạnh mẽ đối với các dịch vụ chất lượng cao
Có thé nói, thiếu một đòn bay quan trọng dé thúc đây quá trình chuyên dịch
cơ cau kinh tế của Thái Nguyên diễn ra nhanh chóng hơn nữa, đặc biệt là việc
Thái Nguyên cần có một cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế Do vậy, trong thời gian tới Thái Nguyên cần tiếp tục thực hiện
chuyên dịch cơ câu kinh tê một cách mạnh mẽ hơn nữa.
Đề đạt được mục tiêu chuyền dịch cơ cấu kinh tế nhằm đạt được cơ cấu
kinh tế hợp lí như ở trên thì Thái Nguyên vẫn còn gặp phải nhiều nhiều bấtcập do rất nhiều lí do, nhưng phần lớn là do thiếu vốn, đặc biệt là vốn FDI Dé
10
Trang 19có thé tận dụng tối đa thế mạnh và tiềm năng góp phan phát triển kinh tế củatỉnh thì vốn FDI đóng vai trò quyết định.
Đề tài làm rõ van đề lí luận về FDI, cơ cau kinh tế và CDCCKT (cơ cầu
kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cau thành phan kinh tế) nhưng sẽ tập
trung chủ yếu vào nghiên cứu và làm rõ cơ cau kinh tế ngành và cơ cau thànhphần kinh tế (chú trọng đến thành phần kinh tế có yếu tổ nước ngoài) Đánh
giá thực trạng thu hút FDI vào Thái Nguyên, cũng như thực trạng CDCCKT
của Thái Nguyên trong những năm qua Từ đó, rút ra những mặt đạt được,
hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho giải pháp và khuyến nghị Đề tài
đưa ra các quan điểm và các giải pháp có khả năng thực thi hữu hiệu, dé tăng
cường thu hút FDI góp phần CDCCKT của Thái Nguyên theo hướng phù hợptrong những năm tới.
Thu hút FDI cần tập trung vào các ngành có công nghệ cao, công nghệ
nguôn, thân thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực(kinh tế vùng quốc gia, nội bộ nền kinh tế của tỉnh, hệ thống cơ sở giáo dục và
dạy nghề., ) Đặc biệt, cần tập trung vào các dự án thuộc ngành, lĩnh vực tạo
ra các sản phâm có lợi thé cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu như công nghệ cao, cơ khí, công nghệ
thông tin và truyền thông, được, công nghệ sinh học, công nghiệp môi trường
và các ngành sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo dé hướng tới “co
bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại” Có một nghiên cứu đã đưa ra dự báo “Thái Nguyên trở thành một trung tâm công nghiệp điện tửviễn thông của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới”
Đối với chính sách thu hút FDI vào một ngành cụ thé, tác giả Nguyễn
Quốc Luật (2010), trong bài Day mạnh thu hút vốn dau tư trực tiếp nước
ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, Tạp chi Cộng sản số tháng 8 đã nhắn mạnh:
Nước ta có diện tích canh tác lớn và lực lượng lao động nông nghiệp đông
đảo nên nhu câu vê vôn và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp rât cao.
II
Trang 20Nông nghiệp nước ta đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, lạc hậu, yếu kém nênrất cần thu hút vốn FDI vào hoạt động, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh
vực nay có khả năng mở ra những hướng di mới Mặt khác, với xu thé phát
triển hiện nay, nguồn FDI sẽ tạo điều kiện dé xây dựng các trang trại quy môlớn, tập trung, giảm dần tình trạng trồng trọt, chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, đồngthời mở đường tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
Tác giả Đỗ Thị Hương (2012), trong bài viết Định hướng và giải phápcải thiện môi trường thu hút FDI vào các tỉnh miễn núi- trung du phía Bắc,Tạp chí KT&PT, số 186 tháng 12 năm 2012, đã khang định: Sau hơn 20 nămthực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, các dự án có vốn FDI đã có
mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam Tuy nhiên, cơ cầu dự án đầu
tư theo vùng thay đổi rat chậm Phan lớn các dự án FDI tập trung ở các vùngmiền có điều kiện thuận lợi, các trung tâm kinh té và các thành phó lớn, các
khu vực còn lại, đặc biệt là các tỉnh miễn núi, vùng sâu, vùng xa rất khó khăn
thu hút FDI Cụ thê là, các tỉnh miền núi -trung du phía Bắc thu hút không
đáng kể số dự án và vốn FDI Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, các tỉnh miền
núi — trung du phía Bắc là một trong hai khu vực có kết quả thu hút FDI thấp
nhất trong cả nước cả về số dự án và vốn đầu tư (cao hơn khu vực Tây Nguyên) Cụ thé là, các tinh trong khu vực mới thu được 345 dự án FDI với
số vốn 2.856,5 triệu USD, trong khi đó các con số tương ứng tại khu vực
đồng băng sông Cửu Long: 678 dự án và 10.257,5 triệu USD; duyên hải miền
trung: 809 dự án và 41.458 triệu USD, đồng bằng sông Hồng: 3.862 dự án và47.443,2 triệu USD, Đông Nam Bộ: 7.746 dự án và 93.694,2 triệu USD Mộttrong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả thu hút FDI vào các tỉnhmiền núi — trung du phía Bắc còn rất khiêm tốn là môi trường dau tư của các
tỉnh còn có nhiều vấn đề bất cập, cần được khắc phục, đặc biệt là cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực, tính minh bach và thủ tục hành chính.Từ các vẫn đề nêu
trên, dé giúp các tỉnh miền núi — trung du phía Bắc thu hút FDI thành công
cần chú trọng xây dựng và thực thi định hướng và những giải pháp mang tính
12
Trang 21đột phá về cải thiện môi trường đầu tư Bài viết tập trung làm rõ ba nội dungchính như sau: Đánh giá tổng quan về môi trường dau tư tại các tỉnh miền núi
- trung du phía Bắc; Định hướng cải thiện môi trường đầu tư tại các tỉnh miền
núi — trung du phía Bắc; Một số giải pháp tiếp tục cải thiện môi trường dau tưtại các tỉnh miên núi — trung du phía Bac.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của vấn
dé thu hút FDI, tuy nhiên chưa có công trình nao nghiên cứu riêng về thu hút
FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt trong bối cảnh quốc tế hiện nay có
nhiều thay đổi, đưa ra nhiều thời cơ vào thách thức mới trong thu hút FDI so
với truyền thống trước đây
1.2 Cơ sở lý luận của việc đây mạnh thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Dau tư số 59/2005/QHII ngày 29 tháng 11 năm 2005 của
Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Đầu tư nước ngoài là
việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam góp vốn băng tiền và các tài
sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư Vốn đầu tư là đồng Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyên đổi và các tai sản hợp pháp khác dé thực hiện
hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài
bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý các hoạt động đầu tư
1.2.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, đầu tu trực tiếp nước ngoài có các hình thức sau đây:
a)Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn đề thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phan, công ty hợp danh theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có
13
Trang 22tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể
từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư
b)Doanh nghiệp liên doanhNhà đầu tu nước ngoài được liên doanh với nha đầu tư trong nước déđầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty
cô phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Doanh
nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo
pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động ké từ ngày cấp Giấy chứngnhận đầu tư
c)Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà
đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước Trong nội dung
hợp đồng hợp tác kinh doanh quy định cụ thé về quyên lợi, trách nhiệm vàphân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh Trong quá trình đầu tư,
kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thành lập ban điều phối đề thực hiện
hợp đồng hop tác kinh doanh Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạocủa các bên hợp doanh.
d)Đầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau: Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; đổi mới công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.Nhà đầu tư có
quyền góp vốn, mua cô phan, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp dé tham gia
quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp Dù đầu tưtheo hình thức nào thì nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẫn được
Nhà nước Việt Nam bảo đảm về vốn và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư,
không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu băng biện pháp hành chính; đảm
bảo đối xử bình đăng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành
phần kinh tế, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đảm bảo
quyên tự chủ đầu tư, kinh doanh của nhà dau tư.
14
Trang 231.2.3 Các lý thuyết về thu hút FDI
1.2.3.1 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI
Lý thuyết này do John H Dunning, giáo sư trường dai hoc Reading ở
Anh phát triển và hoàn thiện trên cơ sở lý thuyết về tổ chức ngành nghề củaStephen Hymer Nội dung của lý thuyết được tác giả trình bay lần đầu tiên ởHội nghị chuyên đề của giải thưởng Nobel về “Vị trí của hoạt động kinh tếquốc tế” tại Stockholm, Thụy Điển năm 1976 Lý thuyết lựa chọn lợi thế đưa
ra ba yếu tổ là lợi thế về sở hữu (ownership advantages) hay là nội lực của
một doanh nghiệp, lợi thế về vị trí ( location advantages) - đây là yêu tố quyết đỉnh địa điểm sản xuất và lợi thế về gan kết nội bộ (internalization advantages) của doanh nghiệp dé trả lời cho ba câu hỏi "tại sao TNCs muốn đầu tư ra nước ngoài, địa điểm nào được TNCs lựa chọn đầu tư va TNCs
thực hiện đầu tư như thế" nào?”
Lợi thế sở hữu (O - ownership advantages)
- Quy mô của doanh nghiệp
- Nhãn hiệu về công nghệ và thương mại
- Hé thống tổ chức và quan ly
- Năng lực tham gia cung ứng
- Nang lực tiếp cận thị trường và bí quyết công nghệ
- Các cơ hội về tham gia thị trường quốc tế như đa dang hoá rủi ro
Lợi thể về vị trí (L - location advantages)
- Đầu vào và thị trường
- Giá lao động, chi phí nguyên vật liệu va chi phi vận chuyền giữacác nước
15
Trang 24- Thái độ và chính sách của chính phủ nước nhận đầu tư
- Cơ sở hạ tang về thương mại và luật pháp
- Ngôn ngữ, văn hoá và tập quán
Lợi thế gan két nội bộ (I - internalization advantages)
- Giảm chi phí trong nghiên cứu, đàm phán và kiểm soát chi phi
- _ Tránh được các chi phí liên quan đến luật bản quyền
- Tránh được quy định về các loại giá
- Giữ quyền kiểm soát đối với tài sản và bảo vệ sản phẩm của
doanh nghiệp; tránh được hàng rào thuế quan
Lý thuyết Chiết trung hay mô hình OLI đưa ra những lý giải cơ bản vềđộng lực thúc day hoạt động đầu tư nước ngoài Lý thuyết này là cơ sở giúp
cho các công ty đưa ra những quyết định đầu tư và địa điểm đầu tư phù hợp
với năng lực kinh doanh của công ty; lý thuyết này đặc biệt phù hợp với các
công ty xuyên quốc gia (TNC).
Theo lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI thì cả 3 điều kiện kể trên
đều phải được thoả mãn trước khi có FDI Lý thuyết cho rằng: những nhân tô
“đây” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn lợi thé L tạo ra nhân tổ “kéo” đối với
FDI Những lợi thé này không cố định mà biến đôi theo thời gian, không gian
và sự phát triển nên luồng vào FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ
khác nhau Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bướcnào của quá trình phát triên
1.2.3.2 Lý thuyết về động cơ thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
Lý thuyết về động cơ đầu tư ra nước ngoài được xây dựng và phát triển
bởi rất nhiều nhà kinh tế học như Hymer, Kindleger, Heckscher, Ohlin,
16
Trang 25Casson, Vernon và Dunning Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Dunning đã tong kết thành bốn động lực thúc day hoạt động đầu tư nước ngoài Đó là: “sự
tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tàisản chiên lược”.
a) Tìm kiêm tài nguyên:
Mục đích của các nhà đầu tư thực hiện đầu tư nước ngoài là muốn tìm kiếm các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất, kinh doanh với chi phí rẻ hơn so
với trong nước dé thu được lợi nhuận lớn hơn cũng như nâng cao khả năngcạnh tranh trên thị trường đang cung cấp sản pham và thị trường mới trongtương lai Có ba loại tài nguyên thường được các nhà đầu tư tìm kiếm khi đầu
tư vào một nước nao đó gôm:
-Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên như là khoáng sản, nguyên vật liệu thô,sản phẩm nông nghiệp và những tải nguyên có hạn Việc sử dụng các tài
nguyên này sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm tối thiểu chi phí sản xuất đồng
thời đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất
-Thứ hai, TNCs tìm kiém các nguồn cung cấp đồi dao với giá rẻ cũngnhư nguồn lao động lành nghé và không lành nghề Các nhà đầu tư thường
chuyển nhà máy từ các nước có chỉ phí lao động cao sang những nước có chỉ
Trang 26thé mua được những sản phẩm chất lượng cao, đang ngày càng phát triển và
hâp dân các nhà đâu tư từ nước ngoài.
Việc tìm kiếm thị trường dé đầu tư gồm cả những thị trường đã có hàng
hoá của doanh nghiệp và những thị trường mới Ngoài ra, dung lượng thị
trường tiềm năng và xu hướng phát triển tương lai của thị trường cũng là một
lý do thúc đây các công ty thực hiện đầu tư Việt Nam với thị trường tiềmnăng hơn 90 triệu dân luôn hâp dân các nhà đâu tư.
c) Tìm kiêm các nguôn lực:
Động lực về tìm kiếm nguồn lực được dựa trên cấu trúc của các nguồn tài nguyên đã có hoặc kết quả của việc tìm kiếm thị trường đầu tư Mục đích tìm kiếm nguồn lực của TNCs là tận dụng các lợi thế các nguồn lực đã có như
văn hoá, hệ thống kinh tế, chính trị và thị trường ở một số khu vực để tậptrung sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác Nguồn lực
gôm hai loại:
-Thứ nhất là việc tận dụng những lợi thế khác nhau đã có sẵn và các tài
sản truyền thống ở các nước Sự đầu tư của TNCs ở các nước phát triển và nước đang phát triển là sự đầu tư về tiền vốn, công nghệ và thông tin làm gia tăng giá trị của các hoạt động đầu tư và sau đó là lao động và tài nguyên thiênthiên.
-Thứ hai, tìm kiếm nguồn lực còn được thực hiện ở các nước tương tự về
hệ thống kinh tế và mức thu nhập, đồng thời cũng tận dụng những thuận lợi của qui mô nền kinh tế và sự khác nhau về thị hiếu tiêu dùng cùng khả năng
cung cấp Đề việc tìm kiếm nguồn lực được thực hiện, các thị trường đa biên
cần được mở và phát triển Về thực tế, tìm kiếm nguồn lực dường như là sự
cạnh tranh của các công ty toàn câu vê yêu tô cơ ban của sản phâm được đưa
18
Trang 27ra thị trường va khả năng đa dang hóa sản phẩm của công ty cũng như khả
năng khai thác lợi nhuận trong sản xuât ở một sô nước.
d) Tìm kiêm tài sản chiên lược:
Là hình thức xuất hiện ở giai đoạn cao của toan cầu hoá Thực hiện đầu
tư với mục đích này, các công ty tìm kiếm khả năng nghiên cứu và phát triển Các công ty có thé sử dụng tài sản của các công ty nước ngoài dé thúc day mục tiêu chiến lược dải hạn đặc biệt là cho việc duy trì và đây mạnh khả năng
cạnh tranh quốc tế Sự tìm kiếm này giúp khám phá những lợi thế đặc biệthoặc lợi thế về marketing Hơn thế nữa, chiến lược và sự hợp lý hoá trong đầu
tư ra nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước cơ cấu lại tài sản nhằmđáp ứng mục tiêu kinh doanh Chiến lược nay nhằm củng cố va nâng cao sức
mạnh của chiên lược cạnh tranh lâu dai.
Tóm lại, qua các phân tích trên, chúng ta thấy răng lý thuyết Chiết trung
đưa ra các lý luận cơ bản về các động lực thúc đây các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và Lý thuyết về động cơ đầu tư ra nước ngoài chỉ ra Bốn động lực tìm kiếm của hoạt động đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp đều nhằm mục đích cuối cùng là mở rộng thị trường, giảm chỉ phí, nâng cao khả năng cạnh tranh dé tối đa hoá lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa các động cơ chính của nhà đầu tư và thuyết chiết trung được tóm tắt lại
như sau:
Bang 1.1 Một số nhân tố quyết định đến hình thức của hoạt động
kinh doanh quốc tế
Hình thức | Lợi thế về tài sản sở Lợi thể vị trí Loi thé gan kết nội bộ
kinh doanh hữu
quốc tế
19
Trang 28tai sản bô sung.
Sở hữu về tài nguyên
thiên nhiên và cơ sở hạ
tầng, hệ thống thuế và các chính sách khuyến
năng tô chức và quản
ly, nghiên cứu phát
triển và khả năng
khác, tỷ lệ các nền kinh tế
Nguyên liệu thô, lao động, dung lượng thị trường, chính sách của
chính phủ về khuyến khích đầu tư nước
ngoài.
Mong muốn giảm chi phí
về giao dịch và thông tin, bảo vệ quyền tác giả.
vào
Sự tập trung vao sản phẩm đặc biệt, chi phí
lao động thập và những
khuyến khích về sản xuất của chính phủ
nước nhận đâu tư
Làm gia tăng lợi ích từ quản lý thường xuyên của
nền kinh tế và kết hợp về chiều sâu cũng như đa dạng hoá về chiều rộng của những nền kinh tế
Tìm kiêm
tài sản chiên
lược
Bất kê loại nào trong
ba loại trên đưa ra cơ
hội cho việc hợp lực
các loại tài sản
Bat ké loại nào trong ba
loại trên đưa ra công
nghệ, thị trường và các tai sản khác mà công ty có
Sự quản lý thường xuyên
của các nền kinh tế, tăng
cường cạnh tranh hoặc lợi thế chiến lược, giảm thiểu
hoặc phân tán rủi ro.
Nguồn: Dunning, Multinational enterprise and global economy (1993)
Quan điểm của lý thuyết này nhắn mạnh động cơ của TNCs khi day
mạnh đâu tư ra nước ngoài Điêu này làm cơ sở cho các nước đang phát triênmuốn thu hút FDI thì phải làm thé nào dé đáp ứng được các điều kiện dé việc
đầu tư ra nước ngoài của TNCs được diễn ra; đảm bảo lợi ích hài hòa của
TNCs và của nước nhận đâu tư.
20
Trang 291.2.3.3 Lý thuyết lợi nhuận cận biên hay mô hình HOS
Lý thuyết này chủ yêu dựa trên cơ sở phân tích mô hình Heckcher Ohlin Samuelson (HOS) dé đưa ra các nhận định về nguyên nhân của di chuyển vốn
là có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận so sánh giữa các nước, va sự di chuyền đó tạo ra sản lượng cho nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu
tư Mô hình HOS được xây dựng dựa trên giả định: Hai nước tham gia trao
đổi hang hoá hoặc đầu tư (nước I và nước II), hai yếu tố sản xuất (lao động-L
và von-K), hai hàng hoá (X và Y) trình độ kỹ thuật sản xuất, thị hiếu và hiệu
quả kinh tế theo quy mô ở hai nước như nhau, không có chỉ phí vận tải, can
thiệp của chính phủ, thị trường hai nước là hoàn hảo và không có sự di
chuyền các yếu tố sản xuất giữa các nước Với những giả định này, mô hình HOS phân tích tỷ lệ chi phí của các yếu tố sản xuất ở hai nước I và II Mô
hình này được Helpman và Sibert sử dụng dé phân tích cơ sở hình thành đầu
tư nước ngoài Theo giả định của các tác giả thì năng suất cận biên của vốn có
sự khác nhau giữa các nước và theo quy mô kinh tế Thông thường, năng suất
cận biên của vốn thấp ở nước dư thừa vốn và cao ở nước khan hiếm vốn đầu
tư Tình trạng này dẫn đến xuất hiện di chuyên dòng vốn từ nơi dư thừa đến
nơi khan hiém nhăm tôi đa hoá lợi nhuận.
Cùng các quan điểm trên, A Mac Dougall đã giải thích hiện tượng đầu tư
quốc tế từ phân tích so sánh giữa chi phí và lợi ích của việc di chuyên vốn quốc tế Tác giả cho rằng, chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước là nguyên nhân dẫn đến lưu chuyển vốn quốc tế Quan điểm này được
M Kemp phát triển thành mô hình Mac Dougall - Kemp Theo đó, những
nước phát triển (dư thừa vốn) có năng suất cận biên của vốn thấp (Marginal
productivity of capital) hơn năng suất cận biên của vốn ở các nước đang pháttriên Vì thê xuât hiện dòng lưu chuyên vôn giữa hai nhóm nước này Lý
21
Trang 30thuyết này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các lý luận như lý thuyết về danh mục đầu tư, lý thuyết về thị trường vốn.
1.2.3.4 Lý thuyết danh mục dau tư (Porfolio theory)
Bên cạnh các lý thuyết về FDI, hoạt động đầu tư gián tiếp cũng đượcnhiều nhà kinh tế học nghiên cứu Lý thuyết danh mục đầu tư với việc sửdụng mô hình định lượng đã lý giải mục đích của hoạt động đầu tư này là
người đầu tư sẽ lựa chọn các loại hình đầu tư gián tiếp ở nước ngoài có thê
đem lại lợi nhuận cao và đồng thời chấp nhận một mức rủi ro nhất định so vớiđầu tư trong nước Lý luận này ra đời là cuộc cách mạng trong quản lý tiền tệ,quản ly chất lượng dau tư và khả năng thu hồi tiền tệ Trước khi lý thuyết vềdanh mục đầu tư gián tiếp ra đời, nhiều nhà đầu tư thường nói về khả năng
thu lợi cũng như rủi ro của đồng tiền họ bỏ ra đầu tư nhưng không có công cụ
tính toán chính xác Lý thuyết này bằng việc sử dụng một số công thức và môhình tính toán đã giúp cho người đầu tu tính toán được một cách tương đối chitiết về lợi nhuận mà mình sẽ thu được khi bỏ ra một khoản tiền đầu tư vào các
cô phiêu và các chứng khoán nợ khác sau một thời gian nhât định.
Cụ thé hơn đối với danh mục đầu tư chứng khoán, nhà kinh tế học đã đoạt giải thưởng Nobel, Harry Markowitz đã đưa ra Lý thuyết danh mục đầu
tư hiện đại (Modern Porfolio theory) vào năm 1950 Theo lý thuyết này, các
nhà đầu tư có thé tối thiêu hóa rủi ro thị trường cho một mức tỷ suất sinh lời
kỳ vọng bang việc xây dựng một danh mục đầu tư phong phú và đa dạng khiđầu tư chứng khoán Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại đưa ra phương châm
giảm thiểu rủi ro đó là “đừng bỏ tat cả trứng vào một gid’ Lý thuyết này cũng
thiết lập nên khái niệm “đường biên hiệu quả” Một danh mục đầu tư hiệu quả
sẽ có mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng cho sẵn và mức rủi ro là thấp nhất Rủi ro
cao hơn sẽ đi kèm với mức sinh lời cao hơn Đê xây dựng một danh mục đâu
22
Trang 31tư thích hợp với lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, các nhà đầu tư phải tính toán được rủi ro/ty suất sinh lời của mỗi tài sản Lý thuyết danh mục đầu tư
hiện đại giúp cho các nhà đầu tư một phương pháp đầu tư có kỷ luật và hiệuquả Vì vậy ngày nay, lý thuyết này vẫn được sử dụng rộng rãi
1.2.3.5 Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm (International productlife cycle- IPLC) của Raymond Vernon
Ly thuyết nay được S Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R.Vernon
phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966 Lý thuyết này lý giải cả đầu tưquốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiêntrong vòng đời sản phẩm Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh,sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình
quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyền dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm", sau là đến
các nước "bắt chước muộn" Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyếtnày rất đơn giản, đó là: Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện chođến khi bị dao thải; vòng đời này dai hay ngăn tuỳ vào từng sản phẩm Cácnước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc quyền do
họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mô Theo
lý thuyết này, ban đầu phan lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khâu đi các nước khác Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác Kết quả rất có thé là sản phẩm sau đó sẽ được xuất
khâu trở lại nước phát minh ra nó Cụ thé vòng đời quốc tế của một sản phamgồm 3 giai đoạn :
23
Trang 32+ Giai đoạn 1 : Sản phẩm mới xuất hiện, cần thông tin phản hồi nhanh xem có thoả mãn nhu cầu khách hàng không và được bán ở trong nước cũng
là để tối thiểu hoá chi phí Xuất khâu sản phẩm giai đoạn này không đáng kẻ.Người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sảnphâm Qui trình sản xuât chủ yêu là sản xuât nhỏ.
+ Giai đoạn 2 : Sản phẩm chín muôi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh,
các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thé kiếm được
nhiều lợi nhuận Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở
nước ngoài tiếp tục tăng Xuất khâu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy
ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI) Giá trở thành yếu tô quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.
+ Giai đoạn 3 : Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường én định, hàng
hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng
nhiều càng tốt dé tăng lợi nhuận hoặc giảm giá dé tăng năng lực cạnh tranh.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụnglao động rẻ Sản xuất tiếp tục được chuyền sang các nước khác có lao động rẻhon thông qua FDI Nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước(trong đó có nước phat minh ra sản phâm) nay trở thành nước chủ đầu tư vaphải nhập khẩu chính sản pham đó vì sản phẩm sản xuất trong nước khôngcòn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế Các nước này tập
trung đầu tư cho những phát minh mới.
1.2.3.6 Lý thuyết về Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị, hay còn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là mộtkhái niệm từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phé cập lần
đầu tiên vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh
của ông: “ Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động
24
Trang 33trong một ngành cụ thê Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty
hoạt động một ngành nghề cụ thé Sản phẩm đi qua tat cả các hoạt động của
chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào
đó Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá
tri gia tăng của các hoạt động cộng lại”.
Tiếp đó, nhà nghiên cứu Kaplins Rapheal đã đưa ra khái niệm về chuỗi
giá trị trong phân tích toàn cầu hóa: “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động
cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm,
thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau (bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất va đầu vào các dich vụ sản xuất khác nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng” Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tat cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động dé
tạo ra tôi da giá tri cho chuối.
Như vậy, ta có thé giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp
hoặc nghĩa rộng Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các
hoạt động thực hiện trong một công ty dé sản xuất ra một sản phẩm nhất định.Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân
phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một
chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng Hơn nữa, mỗi hoạt động lại
bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng Vi dụ như khả năng cung cấp dịch
vụ hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng thông qua việc gắn vào các sản pham củamình số điện thoại gọi miễn phí để khách hàng có thé sử dụng dé khiếu nại,
hỏi thông tin hay góp ý kiến đối với công ty cũng làm tăng giá trị chung của
sản phẩm: Hãng Pizza hut in số điện thoại gọi miễn phí trên các hộp bánhPizza chuyên di; mỗi khi khách hàng khiếu nai, Pizza hut sẽ chuyển hộp thưthoại người quản lý cửa hàng, người này bắt buộc phải gọi lại cho khách hàngtrong vòng 48 giờ và giải quyết khiếu nại của khách hàng Nói cách khác, một
25
Trang 34khách hàng có thể sản sàng trả giá cao hơn một sản phân có dịch vụ hậu mãi tốt hơn Tương tự như vậy thì đối với các công ty nông nghiệp, một hệ thống
kho lạnh bảo quản phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như rau, hoa, quả)
sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thành phẩm, và vì vậy, sẽ làm tăng giá tri
sản phầm.
Tuy nhiên thì trong thực tế, các chuỗi giá trị thường phức tạp hơn nhiều
so với chuỗi giá trị trên Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những
hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất so
cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyên dịch theo các mối liên kết vơi các doanh nghiệp
khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến, Các tiếp cận theo nghĩa rộng
không xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành,
mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xuôi cho đến khi nguyên liệu thôđược sản xuât và kêt thúc với người tiêu dùng cuôi cùng.
Tóm lại, có khá nhiều lý thuyết về thu hút FDI, nhưng mỗi lý thuyết phùhợp cho mỗi giai đoạn và từng trường hợp cụ thể; không có lý thuyết nàođúng hoàn toan cho mọi trường hợp, các nhà kinh tế luôn không ngừngnghiên cứu đề hoàn thiện các lý thuyết đã có cũng như tìm ra những lý thuyếtmới Việc tìm hiểu các lý thuyết về FDI sẽ giúp cho ta biết tại sao các nhà đầu
tư lại đầu tư ra nước, các điều kiện cần và đủ dé FDI xảy ra, dé từ đó cho
chiến lược thu hút FDI hiệu quả
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh
Nếu như mối quan hệ bên trong quyết định nhiều đến năng lực và sản
phẩm của doanh nghiệp thì mối quan hệ bên ngoài lại liên quan nhiều đến
hình ảnh của doanh nghiệp và tạo động lực cho sự phát triển của doanhnghiệp Trên thực tế, dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển thường là từ
26
Trang 35các TNC của các nền kinh tế tiên tiến, vi vậy các hoạt động "bên trong"thường được tô chức khá hoàn chỉnh Với đặc điểm này, các yêu tố bên ngoài
là những yếu tô có kha năng ảnh hưởng quyết định đến thành công của các
doanh nghiệp FDI Các yếu tô bên ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với hoạtđộng của doanh nghiệp FDI thường được phân loại theo nhóm như sau:
1.2.4.1 Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý
Tăng trưởng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp
nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp trong nước về các vấn đề liên quan đến
môi trường pháp lý Bên cạnh đó môi trường pháp lý cũng quyết định đến đặc
điểm của thị trường địa phương và trong nước Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp Một môi trường pháp lý ôn
định và phù hợp là cơ sở rất quan trọng cho một môi trường kinh doanh tốt và
điều này đóng vai trò quyết định đến việc tăng trưởng của các doanh nghiệp
nhất là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Đây thường là yếu tố được quantâm đầu tiên của các nhà đầu tư khi lựa chọn địa điểm thực hiện các hoạt động
kinh doanh.
1.2.4.2 Nguồn lực cho sản xuất kinh doanh
Chi phí cho các yếu tố đầu vào là yếu tố quyết định cho khả năng cạnh
tranh của sản phẩm Vì vậy mức độ san có, chất lượng và chi phí của các đầu
vào cần thiết luôn là quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư Thông thường,
các yếu tô nguồn lực sản xuất bao gồm vốn, nguồn tài nguyên, nguồn nhân
lực và công nghệ Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài các yếu tố
nguồn vốn và công nghệ thường đóng vai trò thứ yếu so với hai yếu tố còn lại.
Đề đảm bảo tính cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, các doanh nghiệpFDI cố gắng khai thác tối đa các nguồn lực này tại địa phương để giảm chỉ
phí sản xuất và đảm bảo tính chủ động cho doanh nghiệp.
27
Trang 361.2.4.3 Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phụ trợ cho sản xuất kinh doanh
Cơ sở hạ tầng thường được các nhà đầu tư đưa ra xem xét rất kỹ lưỡng
khi quyết định đầu tư hoặc mở rộng hoạt động tại địa phương Cùng với yếu
tố đó, hệ thống các dịch vụ phụ trợ phục vụ cho hoạt động FDI của doanh
nghiệp hiện cũng được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng
của doanh nghiệp Hệ thống phụ trợ này có thé bao gồm các hoạt động tư van
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ có liên
quan đến doanh nghiệp, cung cấp các thông tin có liên quan đến thị trường,
các chương trình marketing, các hỗ trợ để doanh nghiệp có thê tiếp cận với
các dịch vụ tài chính Do môi trường chính sách trên toàn quốc thống nhất,
nên vai trò của chính quyền địa phương trong cung cấp các dịch vụ hỗ trợ là
yếu tố quan trọng quyết định tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địaphương so với các địa bàn khác.
1.2.4.4 Hệ thống thông tin
Trong hoàn cảnh lãnh thổ là sự kết nối của các hệ thống và mạng lưới,thông tin giữ vai trò quan trọng Một mạng lưới thông tin giữa các cơ quanquản lý và hệ thống doanh nghiệp có thường được tô chức theo nguyên tắctrung gian Trung gian ở đây được hiểu là một nhóm các chuyên gia đảm
trách việc thu thập và quản lý thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp tiếp cận Các chuyên gia này phải hiểu rõ các vấn đề doanh nghiệp gặp phải và thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp Nếu thiết lập được một bầu khôngkhí tin tưởng giữa chủ doanh nghiệp và các chuyên gia thu thập thông tin sẽ
giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược phát triển và đóng vai
trò chính cho việc ra quyết định cho các hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.4.5 Mạng lưới - Đối tác - Văn hóa
Đối với các doanh nghiệp FDI thành công và tăng trưởng trong kinhdoanh luôn được ghi nhận trong mối liên kết tốt về mạng lưới - đối tác - vănhóa Đặc điêm đâu tiên của các doanh nghiệp FDI là phải mở cửa với bên
28
Trang 37ngoài để có tầm nhìn rộng hơn ra môi trường xung quanh, duy trì thườngxuyên việc theo đối các động thái bên ngoài Đó cũng là biết cách biến đổi
các nguyên tắc và biện pháp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế vào tình hình cụ
thể, tạo ra sự đoàn kết, trao đổi, hợp tác nhăm thực thi các hoạt động Bên
cạnh đó việc phối kết hợp tốt các yêu tố này cũng làm cho hoạt động trong nội
bộ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và
người lao động trở nên hòa đồng hơn, tạo động lực thúc đây tăng trưởng của
doanh nghiệp.
1.2.4.6 Vai trò chính quyền địa phương trong việc thu hút FDI.
Ở Việt nam, chính quyền địa phương được hiểu là chính quyền cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương Việt nam hiện nay có 63 tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung uơng Nếu như chính quyền trung ương đóng vai trò quyết
định trong việc tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng trên toàn quốc, tăng
tính cạnh tranh thu hút FDI của quốc gia thì kết quả thực hiện chính sách thu
hút FDI lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của chính quyền địa phương
Thu hút FDI là hoạt động khá phức tạp đòi hỏi chính quyền địa phươngphải thể hiện vai trò của mình một cách rõ ràng, có trách nhiệm và sáng tạo.Chính quyền địa phương thông qua các chức năng cơ bản của mình là xây
dựng, hướng dẫn khuôn khổ pháp lý, huy động và phân bổ nguồn lực trong phạm vi địa phương, cung cấp các dich vụ hỗ trợ cần thiết, ôn định trật tự kinh tế xã hội để tạo nên một hình ảnh tốt đẹp về địa phương dưới con mắt
các nhà đâu tư.
Vai trò của chính quyền địa phương trước hết thé hiện trong việc hướng
dẫn thực hiện luật pháp, các quy định của chính quyên trung ương trong phạm
vi địa phương, đảm bảo sự ổn định về hệ thống chính trị và pháp lý trong nội
bộ các cơ quan chính quyền địa phương, đồng thời có giải pháp 6n định kinh
tế xã hội địa phương nhằm tạo ra lòng tin cho các nhà đầu tư Cụ thể và chủ
động hơn, chính quyền địa phương có thé nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng
29
Trang 38những lợi thế của khu vực có tiềm năng tăng trưởng để xây dựng quy hoạchđầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư, và thực hiện các hoạt động xúc tiễn đầu tư
của địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan xúc tiễn đầu tư quốc gia
dé thực hiện tiếp thị hình ảnh địa phương Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và
quy hoạch thu hút đầu tư, chính quyền địa phương phải thể hiện vai trò của
mình trong việc huy động các nguồn lực nhằm đảm bảo có một hệ thống hạ
tầng phù hợp và hệ thống dịch vụ phụ trợ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Bên cạnh vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương, các hệ thống
thé chế, co quan doan thé, và văn hóa ứng xử của người dân địa phương cũng
là những yếu tố có tác động nhất định đến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại địa phương Mặc dù các cơ quan chính quyền có thé không có ảnh hưởng
quyết định đối với các yếu tô này nhưng các cấp chính quyền có khả năng
định hướng, khuyến khích các tổ chức đoàn thể xã hội và người dân địa phương có cách thức ứng xử phù hợp nhằm tạo ra môi trường văn hóa có khảnăng chap nhận va dung hòa các yêu tô văn hóa nước ngoài.
Thực hiện vai trò của chính quyền địa phương, phát triển hình ảnh của
địa phương trên quy mô quốc gia và quốc tế là một thử thách lớn đối với
chính quyền địa phương Do đó, chính quyền địa phương phải được trang bị
những phương tiện và năng lực cần thiết Thu hút nhân tài, tuyên chọn và phát
triển cán bộ là hết sức cần thiết nhằm tạo ra một hệ thống cơ quan chính
quyền địa phương hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của tăng trưởng kinh tế nói
chung và xúc tiên, nuôi dưỡng đâu tư nói riêng.
Tóm lại, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tưnước ngoài không chỉ thuần túy dừng lại ở việc tạo ra và thúc đây một vài yếu
tố, nó bao hàm một phương pháp tiến hành hoàn toàn không đơn giản, từquyết tâm phát triển lãnh thé cần tạo ra những yếu tố cần thiết khác cho hoạtđộng của các doanh nghiệp như một mạng lưới nghiên cứu và đào tạo hoàn
30
Trang 39chỉnh, các dịch vụ có chất lượng, hệ thống liên kết mạnh, mạng lưới thông tin
phù hợp và hiệu quả, cơ câu lồng ghép ngành nghề và lĩnh vực hợp lý, trên co
sở lồng ghép một cách có hiệu quả các hoạt động nhằm tạo ra các điều kiện
thuận lợi cho quan hệ đối tác doanh nghiệp
Việc thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại những lợi
ích quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế địa phương Bên cạnh việc làm trực tiếp cho người lao động địa phương và các khoản thu từ thuế cho địa phương
còn có các lợi ích gián tiếp khác cho động đồng địa phương đó là nâng caotrình độ tay nghề cho lao động, góp phan tăng mặt bằng lương của lao độngđịa phương, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hiện có của địa phương có cơhội phát triển
1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI của một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Bình Dương
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến giữa năm
2012, tinh đã thu hút được gần 2,4 ty USD vốn dau tư nước ngoài (FDI), vượt
kế hoạch đặt ra cho cả năm 2012 Tỉnh đã thu hút 21 dự án mới và 25 dự án
tăng vốn với vốn tăng thêm 224,3 triệu USD Tính chung, toàn tỉnh hiện có
2.049 dự án FDI với tổng vốn 17 tỷ USD.
Nồi bật trong các dự án FDI mới, dự án Khu đô thị Tokyu Bình Dương(Tokyu Binh Duong Garden City) được khởi công vào đầu tháng 3/2012 tạitrung tâm thành phố mới Bình Dương với quy mô gần 71,5ha bao gồmkhoảng 7.500 căn hộ, nhà ở, các cơ sở giải trí, thương mại, văn phòng Đây
là dự án mang tính đột phá trong lĩnh vực bất động sản và là dự án khu đô thị
lớn nhất có vốn đầu tư nhiều nhất với 1,2 tỷ USD
Số liệu thống kê đã chỉ ra những triển vọng hết sức lạc quan cho thịtrường bất động sản Bình Dương Bình Dương đã làm rất tốt việc khơi thông
31
Trang 40dòng vốn đầu tư thông qua các giải pháp mang tính chiến lược và một kế
hoạch lâu dài cho việc phát triển thị trường bat động sản, cu thé là:
-Xây dựng và phát triển thị trường dựa trên chiến lược “Win — Win”
Một điều dé dàng nhận thấy tại Bình Duong là các dự án khi triển khai thì đều hoàn thành và mang tính khả thi cao Sự hỗ trợ hết mình của chính quyền địa phương cùng với quan điểm khi đầu tư vào Bình Dương thì các nhà
đầu tư sẽ cùng thang; nên Bình Dương đã xây dựng cơ chế dé sử dụng nguồn
tài nguyên (đất) dé đối trọng với kinh nghiệm, tiền tài và vật tư của các doanh
nghiệp khi đầu tư tại Bình Dương Sự chia sẻ và phân công công việc khiến
cho việc đầu tư vào Bình Dương trở lên dễ dàng, thuận lợi; nên Bình Dương
thực sự là thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước
-Chủú trọng việc hút vốn dau tư trong nước và khơi thông dòng vốn dau
việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Mỹ, vv Chính việc đa dạng hóa kênh thu hút vốn đầu tư khiến cho Bình
Dương thu hút được rất nhiều vốn; đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoai trong
giai đoạn thị trường bất động san trầm lắng hiện nay Thị trường trong nước
bị tê liệt thì đã có những dòng vốn từ nước ngoài đồ vào, khiến cho Bat động
sản Bình Dương thực sự nóng ngay cả khi thị trường trong nước ảm đạm, nguội lạnh.
-Thu hút các doanh nghiệp mang tính dẫn dắt, tạo tiếng vang dé thu hút
các dòng vốn khác
32