1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Tác giả Lê Trung Kiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

Nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả trong quá trình quản lý nhà nước đối với kinh tế thể thao trên địa bàn Tây Ninh: Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

SKC008643

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÊ TRUNG KIÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới

sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân Tôi xin cam đoan đây

là công trình nghiên cứu của bản thân Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Tác giả luận văn

Lê Trung Kiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện Luận văn này, tôi xin bày tỏ cảm ơn chân thành tới:

TS Nguyễn Thị Thanh Vân- giảng viên hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ

Các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ những kiến thức nền tảng trước khi bắt tay vào làm luận văn

Xin chân thành cảm ơn cán bộ, công chức, nhân viên các sở ban ngành hữu quan, đặc biệt là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh; UBND tỉnh Tây Ninh,…đã tận tình giúp đỡ và cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến Đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

TÓM TẮT

Trên thế giới, thể thao ở nhiều nước đã thực sự trở thành một ngành nghề trong hệ thống kinh tế Và kinh tế thể thao có sự liên kết với nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác, tạo công ăn, việc làm, lợi nhuận, thu nhập, đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia và tạo ra các giá trị xã hội tích cực Hiện nay, Việt Nam nằm trong vùng chậm phát triển công nghiệp thể thao nên cần phải học hỏi kinh nghiệm, gấp rút thay đổi, tăng tốc để không tụt hậu và xây dựng được nền công nghiệp thể thao phù hợp Kinh tế thể thao vẫn chưa phát triển xứng với những thành tích và sự quan tâm mà xã hội dành cho lĩnh vực có thể “hái ra tiền” này Dùng thể thao để nuôi chính thể thao và có đóng góp trở lại cho nền kinh tế là cái đích mà thể thao Việt Nam đang hướng tới Với vị thế giáp với khu kinh tế lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình chính trị ổn định, tỉnh Tây Ninh có nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế-xã hội nói chung và là cơ hội để phát triển kinh tế thể thao nói riêng Sau đại dịch Covid-19, lĩnh vực kinh tế thể thao trên địa bàn Tây Ninh

đã có sức hút lớn, không chỉ là các nhà đầu tư tại địa phương mà có các nhà đầu tư

ở địa phương khác, quốc gia khác đến triển khai các hình thức kinh doanh

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực từ nhu cầu tiêu dùng và sử dụng các dịch

vụ TDTT, KTTT thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có sự lạc quan về doanh thu nhưng đối với các lĩnh vực mới như truyền thông thể thao, chuyển nhượng thể thao vẫn còn hạn chế, chưa phát huy Đầu tư cho các cơ sở xã hội hóa về TDTT đạt chuẩn cần có số vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư Các cơ sở TDTT do ngân sách tỉnh đầu tư diện tích còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, vị trí rải rác nhiều nơi, thiếu tập trung gây khó khăn trong công tác quản lý, khai thác sử dụng Nghiên cứu cũng đề ra một số giải pháp nhằm gia tăng tính hiệu quả trong quá trình quản lý nhà nước đối với kinh tế thể thao trên địa bàn Tây Ninh: Chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về TDTT; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế thể thao; Tăng cường truyền thông marketing và tài trợ thể thao; Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ thể thao; Rà soát, kiến nghị bãi bỏ điều kiện kinh doanh trong một

số loại hình TDTT; Giải pháp tăng cường đầu tư và huy động nguồn lực tài chính

Trang 6

Around the world, sports in many countries have truly become a profession

in the economic system And the sports economy is a massive machine, linked with many other service production industries, creating jobs, profits, income, contributing significant taxes to the national budget and generating income create positive social values Currently, Vietnam is in an area where the sports industry is slow to develop,

so it is necessary to learn from experience, urgently change and speed up so as not

to fall behind and build a suitable sports industry The sports economy has not yet developed commensurate with the achievements and attention that society has given

to this "money-making" field Using sports to support sports itself and contribute back to the economy is the goal that Vietnamese sports are aiming for With a plain terrain, a tropical climate that is less prone to natural disasters, the south borders the country's largest economic zone, Ho Chi Minh City, and a stable political situation, Tay Ninh province has many conditions for development socio-economy in general and an opportunity to develop sports economy in particular After the Covid-19 pandemic, the field of sports economy in Tay Ninh area has had great attraction, not only local investors but also investors from other localities and other countries coming to deploy Declare business forms

Although there are positive signs from consumer demand and use of sports services, the sports economy in Tay Ninh province is optimistic about revenue, but for new fields such as sports media, Sports transfer is still limited and has not been promoted Investing in socialized sports facilities that meet standards requires a large amount of investment capital, and the capital recovery period is slow, so it is not really attractive to investors The area of sports facilities invested in by the provincial budget is limited, does not meet development needs, is scattered in many places, lacks concentration, causing difficulties in management, exploitation and use The study also proposes a number of solutions to increase the effectiveness of the state management process for the sports economy in Tay Ninh: Proactive integration, strengthening international cooperation and exchange on sports and sports ;

Trang 7

economics; Strengthen marketing communications and sports sponsorship; Strongly develop all types of sports services; Review and propose the abolition of business conditions in some types of physical training; Solutions to increase investment and mobilize financial resources

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu chung 7

3.2 Mục tiêu cụ thể 7

4 Đối tượng nghiên cứu 7

5 Phạm vi nghiên cứu 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu 7

6.2 Phương pháp chuyên gia 8

6.3.Phương pháp thống kê mô tả 8

6.4.Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin 8

7 Đóng góp của luận văn 9

8 Kết cấu của luận văn 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THỂ THAO 10

1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế thể thao 10

1.1.1 Khái niệm về thể thao 10

1.1.2 Khái niệm về kinh tế thể thao 11

1.1.3 Các loại hình kinh tế thể thao 11

1.2 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao 15

1.2.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế 15

1.2.2 Khái niệm Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao 15

1.2.3.Vai trò của quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế thể thao 16

1.3 Nội dung của quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao 18

Trang 9

1.3.1 Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách

về lĩnh vực KTTT 19

1.3.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về KTTT 21

1.3.3 Đầu tư và huy động các nguồn lực tài chính để phát triển công trình phục vụ hoạt động thể dục thể thao nói chung và KTTT nói riêng 22

1.3.4 Kiểm tra, giám sát các hoạt động KTTT ở địa phương 23

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế thể thao 24

1.4.1 Chính sách pháp luật 24

1.4.2 Nguồn nhân lực 25

1.4.3 Cơ sở vật chất 26

1.4.4 Sự phối hợp các cơ quan có liên quan 26

1.5 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao 27

1.5.1 Kinh nghiệm quốc tế 27

1.5.2 Kinh nghiệm từ các địa phương khác trong cả nước 29

1.5.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tây Ninh 31

Tóm tắt chương 1 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 34

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Tây Ninh 34

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

2.1.2 Điều kiện kinh tế 34

2.1.3 Điều kiện xã hội 36

2.2.Thực trạng hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 38

2.2.1 Hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thể thao 38

2.2.2 Hoạt động quảng cáo, tài trợ, khai thác bản quyền về TDTT 41

2.2.3 Nguồn thu từ tổ chức sự kiện thể thao 42

2.2.4 Nguồn thu của các cơ sở thể thao công lập trên địa bàn 43

2.2.5 Các hoạt động kinh tế thể thao khác 44

Trang 10

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế thể thao ở

Tây Ninh 44

2.3.1 Chính sách pháp luật 44

2.3.2 Nguồn nhân lực 45

2.3.3 Cơ sở vật chất 46

2.3.4 Sự phối hợp của các cơ quan liên quan 47

2.4 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 47

2.4.1 Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về lĩnh vực kinh tế thể thao 47

2.4.2 Bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế thể thao 52

2.4.3 Đầu tư và huy động các nguồn lực tài chính để phát triển công trình phục vụ hoạt động thể dục thể thao nói chung và KTTT nói riêng 55

2.4.4 Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế thể thao ở Tây Ninh 57

2.5 Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 61

2.5.1 Những kết quả đạt được 61

2.5.2 Những vấn đề còn tồn tại 63

Tóm tắt chương 2 68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 69

3.1 Bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến khả năng phát triển kinh tế thể thao 69

3.1.1 Bối cảnh thế giới 69

3.1.2 Bối cảnh trong nước 70

3.2 Quan điểm và mục tiêu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 71

3.2.1 Quan điểm quản lý 71

3.2.2 Mục tiêu quản lý 72

Trang 11

3.3 Giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể

thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 73

3.3.1 Giải pháp đối với quá trình ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về lĩnh vực kinh tế thể thao 73

3.3.2 Giải pháp về hoàn thiện máy quản lý nhà nước về kinh tế thể thao 74

3.3.3 Giải pháp trong đầu tư và huy động các nguồn lực tài chính để phát triển công trình phục vụ hoạt động thể dục thể thao nói chung và KTTT nói riêng 77 3.3.4 Giải pháp trong hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế thể thao ở Tây Ninh 83

3.3.5 Một số giải pháp hỗ trợ khác 84

Tóm tắt chương 3 86

KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 1 90

PHỤ LỤC 2 91

PHỤ LỤC 3 93

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2005-2022 35 Hình 2.2 Các loại hình kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 39 Hình 2.3 Quy mô vốn đầu tư đối với các cơ sở kinh doanh thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023 40 Hình 2.4 Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đọan 2011-2022 41 Hình 2.5 Nguồn thu từ khai thác các cơ sở thể dục thể thao công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2022 43 Hình 2.6 Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng các lĩnh vực thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh 56 Hình 2.7 Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2022 57

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo tại vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2018 – 2022 38 Bảng 2.2 Nguồn thu từ tổ chức sự kiện thể thao 42

Trang 15

MỞ ĐẦU

1.Lý do lựa chọn đề tài

Thể dục thể thao là một hoạt động gắn liền với xã hội loài người, kết quả tích cực của hoạt động này không chỉ dừng lại ở việc cải thiện sức khỏe cho người tham gia mà còn là một kênh giao lưu xã hội, thể hiện sự gắn kết và trình độ văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi địa phương Trình độ thể dục thể thao còn là một kênh thể hiện năng lực đổi mới sáng tạo và tạo ra sức hút lớn đối với nhân dân cũng như là một lĩnh vực đầu tư dưới góc độ kinh tế Do đó, việc phát triển hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong cộng đồng là một trong những phương thức phát triển được các quốc gia quan tâm, đầu tư phát triển Theo Thu Sâm (2023): Trên thế giới, thể thao ở nhiều nước đã thực sự trở thành một ngành nghề trong hệ thống kinh tế Và kinh tế thể thao

là một cỗ máy đồ sộ, liên kết với nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác, tạo công

ăn, việc làm, lợi nhuận, thu nhập, đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia và tạo ra các giá trị xã hội tích cực.Đơn cử cường quốc thể thao như Mỹ, lĩnh vực Kinh tế thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP (năm 2018); ở Trung Quốc, nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới, từ năm 2011, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp (DN) thể thao của quốc gia này vượt mức 300 tỷ NDT, chiếm 1,2% GDP Hiện nay, Việt Nam nằm trong vùng chậm phát triển công nghiệp thể thao nên cần phải học hỏi kinh nghiệm, gấp rút thay đổi, tăng tốc để không tụt hậu và xây dựng được nền công nghiệp thể thao phù hợp Kinh tế thể thao vẫn chưa phát triển xứng với những thành tích và sự quan tâm mà xã hội dành cho lĩnh vực có thể “hái

ra tiền” này Dùng thể thao để nuôi chính thể thao và có đóng góp trở lại cho nền kinh tế là cái đích mà thể thao Việt Nam đang hướng tới

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới công tác TDTT

và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm phát triển sự nghiệp TDTT trong đó có kinh tế thể thao (KTTT) Việc cụ thể định hướng phát triển lĩnh vực thể dục thể thao cũng như kinh tế thể thao đã được Thủ tướng đề cập chi tiết trong nội dung của Quyết định số 2160/QĐ-TTg về việc phê duyệt "Quy hoạch phát

Trang 16

triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" trong đó

có nêu rõ: “Tăng cường phát triển kinh tế thể thao, xác định rõ các lĩnh vực hoạt động kinh doanh thể dục, thể thao; thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thể dục thể thao chuyên nghiệp; khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác giữa nhà nước, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong phát triển kinh doanh thể dục thể thao.”

“Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trên các tuyến giao thông quan trọng của vùng, quốc gia và đường Xuyên Á, giáp với nước bạn Campuchia, cách không xa các đô thị, trung tâm công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An” Với địa hình là đồng bằng, khí hậu nhiệt đới ít chịu thiên tai, phía nam giáp với khu kinh tế lớn nhất nước là Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình chính trị ổn định, tỉnh Tây Ninh có nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế-xã hội nói chung và là cơ hội để phát triển kinh tế thể thao nói riêng Sau đại dịch Covid-19, lĩnh vực kinh tế thể thao trên địa bàn Tây Ninh đã có sức hút lớn, không chỉ là các nhà đầu tư tại địa phương mà có các nhà đầu tư ở địa phương khác, quốc gia khác đến triển khai các hình thức kinh doanh Tính đến cuối năm 2022, trên địa bàn của Tây Ninh có trên 650 cơ sở hoạt động thể dục, thể thao trong đó có 76

cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ bơi, lặn, trên 50 cơ sở hoạt động thể hình, 92 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo, còn lại là các môn thể thao khác như: cầu lông, bóng bàn, thể dục thẩm mỹ, bóng chuyền, Billards, patin, Yoga Trong đó, có nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục thể thao có sự đầu tư kinh phí lớn về điều kiện cơ sở vật chất

và dụng cụ trang thiết bị tập luyện; xây dựng cơ sở rộng rãi, thoáng mát thu hút nhiều người tham gia tập luyện; đáp ứng nhu cầu tập luyện vui chơi, giải trí của nhân dân, tạo điều kiện cho mọi người tham gia hoạt động thể thao nhằm rèn luyện thân thể, đảm bảo sức khỏe, đồng thời góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội ở địa phương Tổng số người tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên của tỉnh chiếm trên 33% tổng số dân; số hộ gia đình thể thao chiếm trên 25% tổng số hộ dân của tỉnh1 Đây là một trong những dấu hiệu tích cực để nhìn nhận về vai trò của thể dục thể thao đối

Trang 17

với xã hội đồng thời là tiềm năng khá lớn cho phát triển kinh tế thể thao trên địa bàn Tây Ninh

Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế thể thao nhưng tốc độ phát triển vẫn còn chậm chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh Từ đó có thể thấy rằng KTTT của cả nước nói chung, và tỉnh Tây Ninh nói riêng còn nhiều mặt hạn chế như: việc đầu tư còn manh mún, việc quản lý hoạt động này vẫn còn lỏng lẻo và chưa có những chiến lược phát triển tương thích với nhu cầu ngày càng cao của xã hội Do đó, việc cần phải có một công trình nghiên cứu toàn diện các nội dung KTTT của tỉnh Tây Ninh để đưa ra những giải pháp thật sát với tình hình thực tế tại địa phương, góp phần phát triển KTTT nói riêng và tổng thể nền kinh tế của tỉnh nói chung trong thời gian tới là điều cần thiết Xuất phát từ

những nguyên nhân trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” để làm nghiên cứu cho chương trình thạc sĩ

Quản lý Kinh tế của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thứ nhất, các nghiên cứu quốc tế

Taeyeon Oh và cộng sự (2023) trong nghiên cứu: “Outcome Uncertainty and Esports Viewership: The Case of Overwatch League” Điểm mới của nghiên cứu này là lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp cận các môn thể dục thể thao, theo đó, yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến từ chi phí tài chính để tiếp cận Theo kết quả khảo sát từ 230 người có đam mê thể thao, vấn đề họ quan tâm hàng đầu chính là tỷ lệ giữa chi phí/thu nhập của họ khi trải nghiệm các dịch vụ thể thao Điều này dẫn đến xu hướng tiếp cận gián tiếp (thỏa mãn thông qua xem truyền hình) hơn

là tiếp cận trực tiếp (mua vé xem giải trực tiếp) để tiết kiệm chi phí Kết quả nghiên cứu là một gợi mở cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực thể thao, để lợi nhuận cao nhất cần tập trung vảo mảng thể thao trực tuyến để thu hút người xem đồng thời lồng ghép các chương trình quảng cáo để tối ưu hóa doanh thu cho doanh nghiệp

Andreff (2002) trong nghiên cứu: Financing Modern Sport in the Face of a Sporting Ethic Nội dung chính của nghiên cứu hướng đến việc gia tăng tính hiệu

quả trong việc thu hút những nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực đầu tư Một trong những

Trang 18

hướng đó đến từ việc kêu gọi các nhà tài trợ Nghiên cứu cũng làm bật mối quan hệ giữa yếu tố “đạo đức” – một phạm trù khá mới trong lĩnh vực thể thao đối với khả năng tìm kiếm các dạng tài trợ khác nhau Theo đó, bên cạnh tiềm năng, năng lực sẵn có của đội thi đấu thì yếu tố đạo đức nghề nghiệp của chính câu lạc bộ, nền tảng văn hóa của vận động viên là một trong những sức hút lớn để thu hút khả năng tài trợ của các nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh tế thể thao

Swask (2016) New Perspectives in Sports Economics: A European View

Nghiên cứu chỉ ra những sự thay đổi trong phát triển lĩnh vực kinh tế thể thao từ trước đến nay Khởi phát của kinh tế thể thao đến từ nhu cầu giải trí và tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động thể thao thông qua các hình thức mang tính chất “cá cược” bằng sự kỳ vọng của khán giả, người xem Điều này tạo nên sức hút khá lớn đối với giới doanh nhân khi họ nhìn nhận rằng, việc đầu tư vào những đội ngũ vận động viên chuyên nghiệp sẽ tạo nên lợi thế lớn trong việc hấp dẫn ngừơi xem Sự đa dạng của các hình thức đầu tư ngày càng thể hiện rộng hơn trên nhiều phương diện như quảng cáo, truyền thông, sản xuất các dụng cụ thể thao hay các sản phẩm đặc thù của bộ môn thể thao nhằm tìm kiếm doanh thu Kinh tế thể thao ngày càng quan trọng và chiếm một tỷ trọng cao khi nền kinh tế của các quốc gia ngày càng phát triển, do đó, các giá trị đầu tư cũng sẽ nhiều hơn và chuyên nghiệp hơn Đặc trưng của kinh tế thể thao là cần có lộ trình nhất định về mặt thời gian để có thể mang lợi thế tối ưu

Avgerinou và cộng sự (2005) The Economics of Football Cuốn sách này

trình bày phân tích kinh tế thể thao chi tiết về bóng đá chuyên nghiệp ở cấp câu lạc

bộ, sử dụng sự kết hợp giữa lý luận kinh tế và phân tích thống kê và kinh tế lượng Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ban đầu được trình bày trong cuốn sách đều dựa trên các câu lạc bộ bóng đá ở Anh Các chủ đề cụ thể bao gồm: mối liên hệ giữa sức mạnh tài chính của các câu lạc bộ bóng đá với sự cân bằng cạnh tranh và sự không chắc chắn về kết quả; các yếu tố quyết định thù lao của cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp; đo lường sự đóng góp của người quản lý bóng đá vào hiệu suất của đội, các yếu tố quyết định sự thay đổi của người quản lý và ảnh hưởng của nó đến hiệu suất

Trang 19

bóng đá, thị trường cổ phiếu công ty của các câu lạc bộ bóng đá Cuốn sách kết thúc bằng một cuộc thảo luận mở rộng về các vấn đề chính sách kinh tế thể thao lớn mà các nhà lập pháp và quản lý bóng đá trên toàn thế giới hiện đang phải đối mặt

Thứ hai, các nghiên cứu trong nước

Lưu Quang Hiệp (2014) với nghiên cứu “Giải pháp phát triển kinh tế Thể dục thể thao ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế” Trên cơ sở lý luận và kinh

nghiệm quốc tế cho thấy, không chỉ kinh doanh TDTT là tất yếu với nhiều tiềm năng

và cơ hội trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia chuyển đổi, tái cơ cấu, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khu vực mà còn cả tư duy định hình và phát triển một ngành kinh tế mới trong hệ thống của nền kinh tế quốc dân nước ta là ngành công nghiệp thể thao Các nghiên cứu về lý luận, kinh nghiệm quốc tế sẽ là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp trong công tác định hình và phát triển ngành kinh tế TDTT

ở nước ta trong thời gian tới, bao gồm tạo căn cứ pháp lý, điều chỉnh chiến lược phát triển đến xây dựng Đề án quốc gia với lộ trình phát triền kinh doanh và thị trường TDTT

Nguyễn Thị Hồng Vân (2016) với nghiên cứu “Các giải pháp Marketing thể thao nhằm phát triển kinh doanh E-Sport của công ty VTC Intecom” Qua kết quả

khảo sát cho thấy nguồn tìm kiếm thông tin để sử dụng game của khách hàng: có đến 58% khách hàng thường xuyên tham khảo từ các Blog/ diễn đàn về game Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC Intecom của khách hàng cao nhất là chất lượng sản phẩm (TB=4.47) Các sản phẩm thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC Intecom khách hàng thường quan tâm cho thấy, Counter strike (Giả lập thi đấu bắn súng đồng đội) được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam (chiếm 75.5%), Đặc điểm các sản phẩm thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC Intecom khách hàng thường quan tâm: có chất lượng tốt là nhiều nhất chiếm 55.5% Thời điểm khách hàng có nhu cầu sử dụng thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC Intecom: có đến 49% khách hàng sử dụng thể thao điện tử (E-Sport) vào những lúc rảnh rỗi Có đến 60% khách hàng sử dụng thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC Intecom xa chỗ ở Chương trình khách hàng quan tâm khi sử dụng thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC Intecom: văn hóa tiêu dùng

Trang 20

của khách hàng Việt Nam là mong muốn được trải nghiệm những loại game mới, thiết kế đẹp, thu hút người chơi, hấp dẫn, lôi cuốn Đặc điểm gây sự chú ý đến khách hàng của các sản phẩm thể thao điện tử (E-Sport) của công ty VTC theo cảm nhận của khách hàng Việt Nam là hài hòa và hợp lý vể tất cả các tiêu chuẩn: sự đa dạng, thiết kế đẹp, thu hút người chơi, tính hấp dẫn lôi cuốn, tư duy linh hoạt, tính gắn kết, tính đồng đội

Trần Thị Thúy Hạnh (2016) với nghiên cứu: “Thực trạng và giải pháp phát triển loại hình kinh doanh câu lạc bộ Bơi lội cho học sinh trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” Qua khảo sát cho thấy, thời gian học sinh tham gia sử dụng loại hình bơi lội chủ yếu 3 lần/tuần chiếm tỉ lệ 43%; Thời gian trong ngày học sinh tham gia sử dụng loại hình bơi lội chủ yếu tập trung vào buổi sáng sớm từ 5h – 7h chiếm

tỉ lệ 38.8% và buổi chiều từ 14h-16h30 chiếm tỉ lệ 30%; Đa số học sinh tham gia sử dụng loại hình bơi lội để tăng cường sức khỏe (chiếm 96.3%), giải trí (chiếm 64%), Ảnh hưởng từ người thân/ gia đình/ bạn bè/ đồng nghiệp (chiếm 76.5%), Ảnh hưởng của quảng cáo trên truyền hình (chiếm 72%), Do sức ép của nhà trường phải học bơi (chiếm 52.3%) Mức độ hài lòng của học sinh về chất lượng dịch tại các câu lạc bộ

hồ bơi qua khảo sát đa số ở mức bình thường, tạm chấp nhận được Về phương diện hoạt động của các CLB bơi lội trên địa bàn thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương mà đề tài tiến hành khảo sát có sự đầu tư khá toàn diện về các mặt nhân lực, cơ sở vật chất, các chương trình quản bá hình ảnh CLB, chăm sóc khác hàng, tổ chức các giải thi đấu… đều nhằm mục đích phát triển loại hình kinh doanh CLB bơi lội không chỉ cho học

sinh mà cho cộng đồng nói chung

Có thể thấy rằng KTTT đang là lĩnh vực mới mẻ, các công trình nghiên cứu hiện tại chủ yếu nói về một khía cạnh nhỏ của KTTT, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu cập đến việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đến kinh tế thể thao của Việt Nam nói chung, đặc biệt là nghiên cứu tại một địa phương cụ thể như

ở tỉnh Tây Ninh nói riêng

Trang 21

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế thể thao tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2022, từ đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tương lai

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kinh tế thể thao

- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

4 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn

liên quan đến kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

- Phạm vi thời gian: kinh tế thể thao tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011 - 2022

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, tài liệu

Để phục vụ công tác nghiên cứu, các báo cáo, số liệu và tài liệu về kinh tế thể thao được thu thập từ các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2011-2022 như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh và các cơ quan tổ chức liên quan đã được thu thập, tổng hợp, phân tích và kết hợp theo từng mục tiêu, nội dung cụ thể của đề tài Các tài liệu này đã cung cấp những thông tin số liệu chính thức về thực trạng thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế thể thao của tỉnh Tây Ninh Đồng thời các đánh giá, phân tích nhận định, định hướng chiến lược từ các tài liệu này cũng được thu thập, hệ thống hóa và phân tích trong đề tài

Trang 22

Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu liên quan, các giáo trình, sách tham khảo, tạp chí và tài liệu trên internet cũng được thu thập phân tích làm cơ sở cho phát triển nội dung của đề tài

6.2 Phương pháp chuyên gia

Thông tin, số liệu, tài liệu sơ cấp được thu thập tập trung vào các vấn đề về quản lý nhà nước đối với các hoạt động thể dục thể thao và các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu Chuyên gia là những đối tượng có thâm niên làm việc 10 năm trở lên trong lĩnh vực Thể dục thể thao cũng như quản lý các hoạt động về kinh tế thể thao trên địa bàn Tỉnh Họ có trải nghiệm và nắm bắt khá rõ tình hình thực tiễn

về hoạt động đầu tư trên địa bàn Tây Ninh thời gian qua Việc sử dụng phương pháp chuyên gia sẽ giúp nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn và có những giải pháp phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu xây dựng phiếu phỏng vấn dưới dạng câu hỏi bán cấu trúc, tiếp cận 10 chuyên gia ở các đơn vị khác nhau như các chủ đầu tư các dự án về thể dục thể thao, các nhà quản lý, các nhà làm chính sách theo bảng câu hỏi được lập sẵn, sử dụng các phiếu khảo sát với phương thức tiếp cận ngẫu nhiên và thuận tiện Bảng hỏi và danh sách chuyên gia được thể hiện rõ ở Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của nghiên cứu

6.3.Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê là cách thức sử dụng nguồn dữ liệu sẵn có tại đơn vị hoặc dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát để tiến hành xử lý, sắp xếp theo một qui luật, trật tự mà tác giả muốn trình bày để giải thích cho thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế thể thao tại tỉnh Tây Ninh được sáng rõ hơn bằng chính các kết quả đó Việc thống kê giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có thể dự đoán một số nội dung, diễn biến có thể xảy ra trong tương lai đối với phạm trù đang tìm hiểu Phương pháp này được đánh giá là mang tính khách quan cao vì phản ánh thông qua những con số cũng như các kết quả cụ thể, rõ ràng

6.4.Phương pháp tổng hợp phân tích thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin như:

Trang 23

hướng và theo từng mục đích cụ thể Vì vậy, bảng thống kê giúp cho việc đánh giá,

so sánh, đối chiếu được thuận tiện và linh hoạt

Biểu đồ, hình vẽ: các loại biểu đồ, hình vẽ được sử dụng trong đề tài này là biểu

đồ hình tròn, biểu đồ cột

Trong quá trình thực hiện đề tài, sử dụng các phần mềm tin học như Excel để phân tích xử lý số liệu, phục vụ cho đề tài

7 Đóng góp của luận văn

- “ Về mặt lý luận: Luận văn góp phần làm rõ tính phổ quát và tính đặc thù

của quản lý nhà nước bằng pháp luật về kinh tế thể thao Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng

- Về mặt thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu có sự gắn kết giữa

phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn địa phương Vì vậy, có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc hoàn chỉnh, hoàn thiện chính sách, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về kinh tế thể thao, cũng như việc hoạch định các chủ trương, chính sách về quản lý nhà nước bằng pháp luật về kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm tới, cũng như là nguồn

tư liệu tham khảo cho những người nghiên cứu các đề tài liên quan đến kinh tế thể thao”

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các hình vẽ và bảng biểu, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương:

Luận văn có 3 chương, gồm:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể

thao

Chương 2 Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao

trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Chương 3 Giải pháp nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế

thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Trang 24

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THỂ THAO

1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế thể thao

1.1.1 Khái niệm về thể thao

Theo Luật số 26/2018/ QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục Thể thao ngày 14/06/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 quy định cụ thể: Thể thao là tất cả các loại hình hoạt động thể chất và trò chơi có tính chất cạnh tranh, từ đó có việc trao giải thưởng thông qua thành tích Thể thao hiện đại mang mục đích là duy trì, cải thiện các kĩ năng và năng lực thể chất, trau dồi các kỹ năng

xã hội, rèn luyện sức khỏe, đem lại niềm vui, hứng khởi cho những người tham gia (thường gọi là các vận động viên, bất kể ở lứa tuổi nào, giới tính, trình độ, đẳng cấp nào) và mang đến sự giải trí cho người xem

Mai Xuân Vinh (2020) cho rằng: Thể thao có những đặc thù cụ thể, thông thường cuộc thi đấu hay trò chơi diễn ra giữa hai bên, mỗi bên cố gắng để vượt qua đối phương Một số môn thể thao cho phép có tỉ số hòa; một số môn khác áp dụng các phương thức phá vỡ thế cân bằng, để đảm bảo có một bên thắng và một bên thua Nhiều trận thi đấu đối kháng như vậy có thể được sắp xếp thành một giải đấu để chọn

ra nhà vô địch Nhiều giải thể thao tổ chức các mùa giải thể thao định kỳ để chọn nhà

vô địch, đôi khi phải phân định bằng một hay nhiều trận play-off Ngày nay có hàng trăm môn thể thao được tổ chức, từ những môn được tranh tài giữa các cá nhân, cho tới những môn có nhiều người tham gia cùng một lúc

Trong thể thao, huấn luyện viên là người trực tiếp huấn luyện, đào tạo và hướng dẫn các hoạt động của một đội thể thao hoặc của một cá nhân vận động viên Một huấn luyện viên, đặc biệt trong một trận đấu lớn, thường được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều trợ lý huấn luyện viên Họ có thể là điều phối viên hoặc chuyên gia thể lực

Trang 25

1.1.2 Khái niệm về kinh tế thể thao

Kinh tế thể thao là một thuật ngữ mô tả việc nhìn nhận và đánh giá lĩnh vực thể thao dưới góc độ kinh tế, dựa trên các kết quả kinh tế mà ngành này mang lại cho các thành phần tham gia Có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về kinh tế TDTT

Theo Swask (2016), Kinh tế học TDTT có thể được hiểu là môn học nghiên cứu và giải thích quan hệ kinh tế trong quá trình tiến hành các hoạt động TDTT cũng như dịch vụ TDTT, là môn học nghiên cứu giải thích ba vấn đề cơ bản của kinh tế trong lĩnh vực TDTT là TDTT tiến hành hoạt động gì, như thế nào và thỏa mãn cho

ai

KTTT là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, là một lĩnh vực kinh doanh giống như mọi ngành kinh doanh trên thị trường; cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT cho nhu cầu xã hội để thu hoặc không thu lợi nhuận Kinh doanh các hoạt động TDTT

là cơ sở của KTTT và trong nền kinh tế thị trường hiện hữu với tư cách là một ngành công nghiệp được gọi là công nghiệp thể thao (Sport Industry)

Bùi Xuân Mẫn (2018) cho rằng: KTTT theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT (tập luyện, thi đấu, ) cũng như gián tiếp phục vụ cho các hoạt động TDTT như: Sản xuất, cung cấp các dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến TDTT (trang thiết bị, truyền thông, marketing, cá cược, chứng khoán ) Theo nghĩa hẹp, KTTT chỉ bao gồm các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến hoạt động TDTT Nền tảng cơ bản của thể thao chuyên nghiệp là môi trường hoạt động, được hình thành và phát triển dưới ảnh hưởng của môi trường chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa và sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên, người hâm mộ

1.1.3 Các loại hình kinh tế thể thao

Kinh tế thể thao là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, cung cấp hàng hóa, dịch vụ thể thao cho nhu cầu xã hội Đây cũng là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, mang lại giá trị kinh tế ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức… Các loại hình kinh doanh, dịch vụ rất phát triển, như: Du lịch thể thao; hàng hóa thể thao; trang thiết bị, dụng cụ thể thao; hoạt động thể thao nghiệp dư; hoạt động thể thao nhà

Trang 26

nghề; thể thao giải trí; thể thao trong trường học; thể thao ngoài trời; quảng cáo thể thao; tài trợ thể thao… Các quốc gia tận dụng các cơ hội đăng cai các giải thi đấu quốc tế lớn để tạo dựng hình ảnh đất nước, phát triển các dịch vụ, hàng hóa thể thao, quản lý thể thao chuyên ngành, củng cố, cải thiện kết cấu hạ tầng cho thể thao, bản quyền truyền thông, du lịch cho nên các lọai hình dịch vụ thể thao và kinh tế thể thao cũng khá đa dạng (xem Bảng 1.1.)

3 Thị trường xem thi đấu và

biểu diễn thể thao thể thao nhà nghề, các loại hình thi đấu biểu diễn thu hút người đến xem

4 Thị trường tập huấn thể thao huấn luyện, giảng dạy, bồi dưỡng,…

5 Thị trường tư vấn thể thao tư vấn phát triển thể lực, tầm vóc, tư vấn phương pháp tập luyện,…

6 Thị trường y học hồi phục và

y học trị liệu thể thao Y học trị liệu, y học hồi phục

7 Thị trường du lịch thể thao đua xe, dù bay, kết hợp du lịch và các

hoạt động thể thao giải trí

8 Thị trường xổ số cá cược thể

thao

tổ chức các hình thức cá cược có sự cho phép của nhà nước

9 Thị trường môi giới thể thao chuyển nhượng cầu thủ

10 Thị trường truyền thông thể

ở Việt Nam hiện nay được chia ra làm 3 loại hình cơ bản:

Trang 27

Thứ nhất, Các cơ sở kinh doanh hoạt động thể dục thể thao

Tại Điều 3 Nghị định 106/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, có quy định như sau:

1 Kinh doanh hoạt động thể thao là việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết

bị thể thao để cung cấp một, một số hoặc tất cả dịch vụ hướng dẫn tập luyện, tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao nhằm mục đích sinh lợi

2 Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao là doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoặc các cơ sở khác có chức năng kinh doanh hoạt động thể thao

Như vậy, các cơ sở kinh doanh hoạt động TDTT chủ yếu là doanh nghiệp, hộ kinh doanh và được chia thành 02 đối tượng cơ bản: (1) Đối với các cơ sở công lập chủ yếu có nhà thi đấu thể thao thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Tuy nhiên, công năng của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT chưa được phát huy tối đa, chưa đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước (2) Đối với doanh nghiệp và

hộ kinh doanh hoạt động TDTT chủ yếu kinh doanh dịch vụ ở các môn thể thao: Yoga, Bơi lặn, Bóng đá, Thể hình, Billards, Cầu lông, Quần vợt

Thứ hai, Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

Luật Thể dục, Thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có quy định: “Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp; kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực thể thao và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật”

Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia Có đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp

Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp Có nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ

Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp bên cạnh những trách nhiệm thì quyền lợi cũng thể hiện rõ:

(1) Tham gia thi đấu giải thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức

Trang 28

(2) Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng năng khiếu thể thao Đào tạo, huấn luyện vận động viên chuyên nghiệp Ký hợp đồng lao động với vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp

(3) Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao Bảo đảm nguồn tài chính hoạt động của câu lạc bộ

(4) Được sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật Được hưởng chính sách ưu đãi trong sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị do Nhà nước quản lý

(5) Được Nhà nước tạo điều kiện để tăng nguồn thu hợp pháp Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

Từ những quy định trên, có thể thấy rằng, Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp thực chất là một doanh nghiệp kinh doanh hoạt động TDTT, trong đó Câu lạc bộ chuyên nghiệp có thể thực hiện các hoạt động về mua bán chuyển nhượng vận động viên, kinh doanh các hoạt động quảng cáo và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật

Thứ ba, Cơ sở sản xuất, buôn bán hàng hóa, dụng cụ thể thao

Việc sản xuất, buôn bán, hàng hóa dụng cụ thể thao là một ngành công nghiệp phụ trợ cho lĩnh vực thể dục thể thao Và khi các hoạt động thể dục thể thao ngày càng phát triển thì nhu cầu mua sắm các dụng cụ hỗ trợ ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn Tùy vào thị hiếu của người chơi thể thao mà lĩnh vực này khá đa dạng sản phẩm và đa dạng các nhà cung ứng Ở Việt Nam hiện nay, các thương hiệu dụng cụ thể thao có thị phần cao thường đến từ các nhà cung ứng nước ngoài như ADIDAS, NIKE hay DECATHLON và phân khúc chủ yếu hướng đến các vận động viên, các câu lạc bộ chuyên nghiệp Việc chiếm lĩnh các phân khúc cũng như giá trị kinh tế mang lại từ lĩnh vực này phụ thuộc khá lớn vào thị hiếu của người tiêu dùng đối với các loại hình thể dục thể thao ở địa phương đó, quốc gia đó Đơn cử như ở Mỹ, các dụng cụ thể thao bộ môn bóng bầu dục rất được ưa chuộng nhưng điều này ngược lại so với Argentina khi môn bóng đá là môn thể thao có sức hút lớn nhất

Trang 29

Để đánh giá tiềm năng và năng lực phát triển của các cơ sở sản xuất, buôn bán hàng hóa dụng cụ thể thao, cầm xem xét đến mức độ mở rộng của các cơ sở này cũng như doanh thu mang lại từ lĩnh vực này đối với tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn

1.2 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao

1.2.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế

Theo Nguyễn Văn Quang (2018): “Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động

có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống các chính sách với các công

cụ quản lý kinh tế lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước

đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở của và hội nhập kinh tế quốc tế”

Để có thể quản lý nhà nước dưới góc độ kinh tế, bản thân Nhà nước sẽ sử dụng những công cụ mang tính chất độc quyền như: (1) Dựa trên các quy định pháp luật; (2) Các quy định về mặt hành chính hoặc có thể thông qua (3) Các chính sách kinh tế để can thiệp và định hướng sự phát triển chung của nền kinh tế Và rõ ràng, kết quả mang lại của hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế phải tạo ra những giá trị tích cực và tính hiệu quả cho phần lớn người dân trong xã hội

1.2.2 Khái niệm Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao

Theo Bùi Xuân Mẫn (2018): Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao

là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền và thông qua một hệ thống một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế lên các hoạt động TDTT nhằm vừa đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, vừa nâng cao sức khỏe toàn dân

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến hoạt động kinh tế thể thao của các cơ sở kinh doanh và người tập luyện TDTT nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về hoạt động kinh tế thể thao

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao bao gồm một số hoạt động chủ yếu: công tác hoạch định và ban hành các văn bản, công tác kiểm tra, thanh tra

Trang 30

và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý và nghiên cứu khoa học…

Ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước chính về các hoạt động kinh tế thể thao là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ở mỗi tỉnh/thành Nhiệm vụ trọng yếu của

cơ quan này là thông qua sự phát triển của các loại hình thể thao trên địa bàn, nắm được tình hình hoạt động của các cơ sở và là căn cứ để đưa ra các chính sách và định hướng phát triển đối với lĩnh vực thể dục thể thao trong tương lai

1.2.3.Vai trò của quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế thể thao

Nhà nước có vai trò quan trọng trong QLNN về hoạt động TDTT nói chung

và KTTT nói riêng, nó chi phối khá rộng rãi, sâu sắc và ảnh hưởng tích cực trong việc nâng cao sức khỏe của nhân dân, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, đẩy lùi tệ nạn xã hội Đảng và Nhà nước luôn coi việc phát triển hoạt động KTTT là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội như:

Thứ nhất, quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao nhằm thực hiện chức năng của Nhà nước

Quản lý nhà nước là hoạt động để Nhà nước thực hiện hai chức năng cơ bản

đó là chức năng quản lý và chức năng phục vụ

Theo Bùi Xuân Mẫn (2018), chức năng quản lý của Nhà nước về hoạt động KTTT thể hiện trên nhiều phương diện nhưng điểm mấu chốt là Nhà nước tạo khung pháp lý, định hướng, hỗ trợ, điều tiết, tạo điều kiện thúc đẩy, hoạt động KTTT để

nó có thể phát triển thuận lợi, rộng khắp, thường xuyên nhưng không mang tính tự phát, nhất thời Vai trò của chức năng này có thể được cụ thể hóa bằng việc ban hành các chính sách, quy hoạch mạng lưới cụ thể, giúp phát huy những thế mạnh về hoạt động KTTT tương quan với các loại hình thể thao thành tích cao Nhờ đó, Nhà nước trong việc thực hiện vai trò của mình về hoạt động TDTT nói chung và KTTT nói riêng một cách rõ rệt nhất, sinh động nhất, bản chất nhân văn, tính phục vụ của mình Nhà nước không chỉ coi hoạt động KTTT như một đối tượng quản lý của mình, mà còn nâng đỡ, trợ giúp, thúc đẩy nó phát triển Với sự quản lý của mình Nhà nước

Trang 31

thực hiện vai trò là người định hướng, khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ, điều tiết, về hoạt động KTTT thông qua hàng loạt các nội dung quản lý

Chức năng quản lý của Nhà nước về hoạt động KTTT, điều này có thể được nhìn nhận theo các cấp độ như sau:

Trước tiên, cũng như các lĩnh vực khác trong đời sống, TDTT nói chung và hoạt động KTTT nói riêng chịu sự quản lý của Nhà nước Nhà nước là chủ thể duy nhất sử dụng quyền lực công để quản lý các ngành và lĩnh vực, đặt chúng vào trong khuôn khổ, đi theo định hướng mình vạch ra, vì mục tiêu của Nhà nước Đây là điều tất nhiên đối với mọi ngành và lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội

Hai là, TDTT nói chung và hoạt động KTTT nói riêng nhận được sự quan tâm lớn từ phía Nhà nước, do Nhà nước khẳng định mục tiêu chăm sóc sức khỏe, cải thiện thể lực cho nhân dân là một trong những ưu tiên hàng đầu Do đó, bên cạnh thể thao thành tích cao, thi đấu trong và ngoài nước với sự quan tâm đặc biệt của quốc gia và xã hội, Nhà nước có những chính sách cụ thể, mạnh mẽ cho hoạt động KTTT chính bởi tầm quan trọng của hoạt động này đối với sự phát triển thể chất và đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội, hay nói một cách khác là đối với sự phát triển của nguồn nhân lực xã hội

Như vậy, có thể thấy rằng, vai trò của Nhà nước trong QLNN về hoạt động KTTT được đề cao và mang những điểm đặc thù Đó chính là những cách thức tác động của Nhà nước nhằm ưu tiên phát triển hoạt động KTTT Đây là một công cụ hữu hiệu cho chủ thể quản lý là Nhà nước để có thể đi đến mục tiêu cuối cùng là xây

dựng một phong trào TDTT rộng khắp trên cả nước

Thứ hai, quản lý nhà nước về hoạt động KTTT để đáp ứng nhu cầu rèn luyện thân thể của nhân dân

Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu về thể dục thể thao ngày càng đa dạng và đi kèm với đó, mong muốn sinh hoạt ở các câu lạc bộ, các dụng cụ sử dụng trong thể thao càng phong phú hơn Việc phát sinh nhu cầu là căn cơ cốt yếu cho những tình trạng biến động về giá cả cũng như chất lượng sản phẩm trên thị trường Quản lý hoạt động KTTT của nhà nước trong trường hợp này hướng đến việc đảm bảo nhu cầu của người dân được tiếp cận sản phẩm một cách phù hợp nhất, đảm

Trang 32

bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia vào việc kinh doanh các loại

hình dịch vụ cũng như những sản phẩm thể dục thể thao này

Một đặc thù cơ bàn là, cơ quan quản lý nhà nước không trực tiếp kinh doanh

mà giữ vai trò đích thực của mình là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, quản lý, giám sát, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh theo pháp luật và định hướng chiến lược phát triển với sự hỗ trợ, can thiệp cần thiết nhất định và phù hợp, nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ công cộng mà tư nhân không làm hay không muốn làm vì

lý do lợi nhuận hay các khó khăn, rào cản về kinh doanh

Tạo dựng, phát triển các nhân tố của kinh doanh thể thao: các tổ chức, cá nhân kinh doanh TDTT được tập hợp, tổ chức lại thành hệ thống sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ TDTT, kết nối với kinh doanh khu vực, quốc tế Tạo dựng, phát triển và hội nhập thị trường TDTT với thị trường chung Đồng thời thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc kinh doanh TDTT tại các cơ sở kinh doanh, các câu lạc

bộ thể thao chuyên nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập

Thứ ba, quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế thể thao tạo tiền đề cơ bản cho quá trình hội nhập quốc tế

Nền kinh tế càng mở cửa, việc hội nhập quốc tế giữa Việt Nam và thế giới không chỉ dưới phương diện kinh tế, chính trị mà còn là tiền đề cho các lĩnh vực văn hóa, thể thao giao lưu và phát triển Sự giao lưu ngày càng cao, nhu cầu tiếp cận các dịch vụ về thể thao càng nhiều sẽ mở ra những thị trường mới, những thị hiếu tiêu dùng dịch vụ thể thao mới Việc nắm bắt các thông tin hội nhập thể thao là tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước định hình những lĩnh vực kinh doanh thể thao mới và hướng đến những giá trị lợi nhuận cao trong tương lai

Tất yếu của quá trình hội nhập sẽ có những giao lưu thể thao; là cơ sở cho việc hiểu thêm về văn hóa giữa các quốc gia với nhau, gắn kết thêm tình hữu nghị và

từ đó mở rộng các cơ hội giao dịch về kinh tế Rõ ràng, với cơ chế thúc đẩy và lan tỏa, vai trò của nhà nước đối với các hoạt động kinh tế thể thao cần linh hoạt và nhạy bén trong việc nắm bắt các thông tin liên quan và có những chính sách về kinh tế thể thao một cách phù hợp

Trang 33

1.3.1 Ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về lĩnh vực KTTT

Hệ thống pháp luật về kinh tế được hiểu theo nghĩa tổng thể các văn bản luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường Pháp luật về kinh tế

là công cụ quan trọng nhất trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Thiết lập được một hệ thống pháp luật về kinh tế đồng bộ, bao quát và hiệu quả cũng có nghĩa là tạo ra công cụ chủ yếu giúp nhà nước khắc phục được các khuyết tật của thị trường, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành và phát triển Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu trước hết đặt ra đối với các hoạt động kinh tế là tính được điều chỉnh và có trật tự của quan hệ kinh tế, qua

đó đề cao tính trách nhiệm và kỷ luật của các bên tham gia quan hệ kinh tế Mặt khác, gắn liền với những yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường như sự tự do, năng động, cạnh tranh, hiệu quả và sáng tạo là nguy cơ của tình trạng vô chính phủ, sự tuỳ tiện và làm ăn gian lận mà yêu cầu cấp bách là cần phải khắc phục Trước những yêu cầu này, sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể được thực hiện và phát huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới hình thức pháp luật nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi cơ chế pháp luật thích hợp

Ngoài ra, hệ thống pháp luật kinh tế còn đóng vai trò đặc biệt quan trong việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh Tự do kinh doanh là điều kiện cho mỗi cá nhân, mỗi

tổ chức tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận Để đảm bảo quyền tự do kinh doanh, pháp luật kinh tế thực hiện bằng việc luật hóa nhu cầu kinh doanh thành quyền pháp định và thậm chí cao hơn, là quyền hiến định, thể chế hóa các đòi hỏi của tự do kinh doanh Một hệ thống pháp luật minh bạch, đảm bảo quyền tự do kinh doanh sẽ là cơ sở thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Hệ thống pháp luật tốt là nền tảng để nhà nước hoạt động hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững Nhiều học giả đã phân tích “hội chứng thiếu pháp luật” và chỉ ra những hậu quả tai hại ở các nước có hệ thống pháp luật yếu kém, đặc biệt là nhóm đang phát triển Thực trạng yếu kém ở các quốc gia này là minh chứng sống động cho sự cần thiết phải có nền tảng pháp luật vững chắc Chúng góp phần khẳng định luận điểm cho rằng một khi thiếu vắng nền tảng pháp lý, các chính phủ sẽ không

Trang 34

bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người kinh doanh Thực tế diễn ra ở các nước trên thế giới cho thấy, khi không có pháp luật hoặc pháp luật không đủ bao quát các lĩnh vực, khía cạnh của nền kinh tế, thì hoạt động quản lý của nhà nước sẽ không đạt hiệu quả, và đây sẽ là một trong những trở ngại nghiêm trọng, làm hạn chế sự phát triển của nền kinh tế

Kinh tế thể thao là một lĩnh vực khá mới ở Việt Nam cho nên việc đưa ra các quy định về quản lý và định hướng phát triển của ngành này hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn Ở một góc độ nào đó, việc quản lý kinh tế thể thao có sự lồng ghép vào các nội dung của hoạt động quản lý thể thao chứ chưa có sự tách bạch và rõ ràng cơ chế để định hình và quản lý sẽ còn nhiều vấn đề phức tạp Căn cứ quan trọng để hình thành nên các điều kiện trong quản lý kinh tế thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch xuất phát từ Luật Thể dục, thể thao năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một

số Điều của Luật Thể dục, thể thao năm 2018 Trong đó có quy định khá rõ về điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực KTTT

Điều 55 Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp nêu rõ:

1 Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp bao gồm: a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động; b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao

2 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;

b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường

Trang 35

Điều 56 Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể

1.3.2 Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về KTTT

Thực tiễn cho thấy, các quốc gia có thể có điều kiện và nguồn lực tự nhiên tương đồng nhau, nhưng trình độ phát triển kinh tế lại không giống nhau Trong đó,

sự phát triển và giàu có của quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế, bởi phần lớn các “trục trặc”, khó khăn và yếu kém trong quản lý nói chung đều bắt nguồn từ tính không tương thích của bộ máy quản lý10 Với nước ta, trong bối cảnh vừa tạo lập, xây dựng và phát triển nền kinh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa vận hành nền kinh tế đó trong xu hướng mở cửa hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, thì tư duy trong xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế phải có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện mới nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nền kinh tế quốc dân Đây là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong giai đoạn hiện nay

Thực tế vận hành bộ máy quản lý Nhà nước về KTTT ở nước ta cho thấy, tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý kinh tế của Nhà nước chưa cao có nguyên nhân từ

sự phối hợp chưa hợp lý và chặt chẽ với nhau Điều đó đã diễn ra ngay giữa một số

bộ phận (khâu) của cùng một cấp trong bộ máy quản lý, giữa bộ phận của bộ máy này với bộ phận của bộ máy quản lý liên quan, giữa bộ phận thuộc cấp dưới với bộ phận thuộc cấp trên Thực trạng trên đòi hỏi phải sớm được khắc phục nhằm đảm

10 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị môn Quản lý kinh

tế (tập 12), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.91-92

Trang 36

bảo cho bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế vận hành một cách có hiệu quả, hiệu lực hơn

Nhìn nhận từ lĩnh vực kinh tế thể thao cho thấy, đây là một lĩnh vực khá mới

và có sự đan xen, chồng chéo trong việc phân tách trách nhiệm quản lý chuyên môn

và quản lý dưới góc độ kinh tế Thông thường, đây là lĩnh vực thuộc các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của các tỉnh/thành trong cả nước quản lý các hoạt động về văn hóa, thể thao nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh kinh tế thể thao lại chịu sự ràng buộc và quản lý từ các cơ quan chuyên bên kinh tế như Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư; từ cục Thuế,…Vậy rõ ràng, cần có những hướng dẫn cụ thể và phân tách rõ hơn trong việc thiết lập một bộ máy và đội ngũ nhân lực hài hòa nhằm thực

hiện tốt hơn chức năng quản lý của bộ máy nhà nước đối với hoạt động KTTT

1.3.3 Đầu tư và huy động các nguồn lực tài chính để phát triển công trình phục vụ hoạt động thể dục thể thao nói chung và KTTT nói riêng

Trên thế giới, kinh tế thể thao ở nhiều quốc gia đã thực sự là một cỗ máy đồ

sộ, tạo công ăn việc làm, lợi nhuận, thu nhập, đóng góp khoản thuế đáng kể cho ngân sách quốc gia Vấn đề toàn cầu hóa của ngành công nghiệp thể thao cũng phát triển nhanh chóng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, nổi bật ở 5 lĩnh vực gồm: Thể thao chuyên nghiệp - nhà nghề; Thể thao giải trí; Du lịch thể thao; Tổ chức sự kiện thể thao; Truyền thông thể thao Trong những năm qua, thể dục thể thao Việt Nam đang từng bước chuyển đổi phương thức vận hành để phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực thể dục thể thao, các hoạt động kinh tế thể thao ở nước ta đã và đang phát triển sôi động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo nguồn lực cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao

Tuy nhiên để kinh tế thể thao Việt Nam bứt phá, chúng ta còn gặp nhiều rào cản, mà nút thắt lớn nhất chính là các cơ chế chính sách liên quan đến cơ sở vật chất Đối với các nước phát triển khi quy hoạch về khu dân cư bao giờ cũng có quỹ đất dành cho thể thao, để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh về thể thao, có chỗ để người dân rèn luyện thể thao Các cơ sở vật chất chủ yếu là của nhà nước và do nhà

Trang 37

thì rất khó khăn Các CLB chuyên nghiệp nếu không có sân, không có cơ sở vật chất

sẽ không bao giờ phát triển được vấn đề kinh doanh thể thao, bởi vì nguồn thu từ sân

là rất lớn Hiện tại chúng ta chưa có chính sách giao sân cho các CLB để các CLB chủ động trong việc kinh doanh, tạo thêm nguồn thu Trong khi ở nhiều nước, đã có chính sách giao sân cho các doanh nghiệp hoặc nhà nước có thể cho thuê từ 50-100 năm để các doanh nghiệp chủ động khai thác sân Có thể thấy các vấn đề về phát triển cơ sở vật chất cho thể thao hiện đang rất vướng, đây là nút thắt lớn nhất

Do đó, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, cần có các chính sách một cách hợp lý để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực KTTT, đồng thời hình thành một nguồn tài chính phù hợp hướng đến việc hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng lĩnh vực KTTT Để đánh giá được tính hiệu quả của KTTT ở một địa phương, cần xem xét các tiêu chí sau:

(1) Lượng vốn đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này qua các năm

(2) Các hình thức đầu tư chủ yếu

(3) Các cơ sở hạ tầng được đầu tư mới và được sửa chữa qua các năm

1.3.4 Kiểm tra, giám sát các hoạt động KTTT ở địa phương

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quyền quy định của pháp luật

về kinh tế thể thao là nội dung quan trọng thứ hai trong nội dung quản lý về kinh tế của Nhà nước Công tác này được tiến hành trên hai phạm vi: trong nội bộ các cơ quan nhà nước và với nền kinh tế, bao gồm các chủ thể kinh tế tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh để bảo đảm việc thực thi pháp luật về kinh tế là toàn diện và tránh tình trạng hoặc để thị trường tự vận động không theo khuôn khổ định sẵn, lấn át chính sách hoặc các cơ quan, cá nhân trong bộ máy quản lý nhà nước lạm dụng chức vụ, quyền hạn dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực như tham ô, tham nhũng, lạm quyền; tránh chồng chéo, trùng lắp và bảo đảm tính kế thừa trong hoạt động thanh tra, kiểm tra;

Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về KTTT, Nhà nước duy trì trật tự kinh tế trên cơ sở đã được pháp luật thừa nhận và nhờ đó, thực hiện các biện pháp điều chỉnh đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh

tế Một cơ quan chuyên trách thanh tra, kiểm tra sẽ không đủ để bao quát tất cả các

Trang 38

lĩnh vực liên quan đến việc thi hành và tuân thủ pháp luật về kinh tế, mặc dù nhiệm

vụ, quyền hạn chủ yếu thuộc về Chính phủ và có phân công, phân cấp đến các cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về kinh tế Do vậy, vẫn cần sự phối hợp, theo dõi chặt chẽ của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước để bảo đảm chắc chắn thi hành pháp luật về kinh tế được duy trì có hiệu quả

Hoạt động thanh tra, kiểm tra có thể được kết hợp giữa thực hiện thường xuyên, định kỳ với kiểm tra đột xuất Các hoạt động mang tính kế hoạch là để đảm bảo tốt hơn những mục tiêu đã đặt ra trong hoạt động của các tổ chức kinh tế trong khi những đợt kiểm tra bất thường lại ngăn chặn được tình trạng giả dối, gian lận, đối phó và nhờ đó phát hiện được những yếu tố bất thường để kịp thời có biện pháp ứng phó Tính nghiêm túc, kịp thời trong các đợt kiểm tra, thanh tra cũng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác quản lý và cũng cần đảm bảo đạo đức của các cán bộ, công chức thực thi Dù kiểm tra định kỳ hay bất thường thì vẫn phải đặt trên nguyên tắc hiệu quả, minh bạch và đúng chức năng, nhiệm vụ được giao

Hơn nữa, một trong những mục đích chủ yếu của các hoạt động thanh tra, kiểm tra là phát hiện kịp thời những sai phạm, sai sót của các tổ chức kinh tế, giúp

họ khắc phục để phát triển lành mạnh theo các quy định pháp luật

Có thể thấy, sự giám sát và hợp tác của các tổ chức, cá nhân trong xã hội là yếu tố không thể thiếu góp phần hiệu quả công tác thực thi pháp luật về kinh tế của Nhà nước Vì vậy, quá trình Nhà nước thực thi pháp luật về kinh tế cũng đồng thời

là quá trình kết hợp với công sức của các chủ thể trong nền kinh tế trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng quyền tự do căn bản tự nhiên của mỗi thực thể, trong đó có tự do ngôn luận

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế thể thao

1.4.1 Chính sách pháp luật

Hệ thống pháp luật, chính sách KTTT đã được xây dựng tương đối đồng bộ với

hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung, đáp ứng được ở mức độ nhất định yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Pháp luật đã ghi nhận

Trang 39

nhận chủ yếu trong Luật Thể dục, thể thao, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; đã xác định trật tự và môi trường kinh doanh lành mạnh cho mọi hoạt động kinh tế trong lĩnh vực TDTT Các nội dung liên quan đến KTTT cũng được thể chế hóa tại các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Thể dục, thể thao; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật

Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để các doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong hoạt động cung ứng các loại hình thể thao, sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao với phương châm: “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” Chú trọng phát triển thị trường trong nước, chủ động kết nối, phát triển các kênh phân phối sản phẩm hàng hóa của Việt Nam

1.4.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Trong bất kỳ lĩnh vực nào, thì yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành công, có tác động điều khiển, quyết định phát triển hay trì trệ công việc, nguồn nhân lực có thể là nhân tố thành công hay thất bại của tổ chức

Đối với nguồn nhân lực trong quản lý kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh là nói đến nguồn nhân lực trong bộ máy quản lý, là tất cả những cán bộ được phân công làm việc trong các cơ quan tham gia vào công tác quản lý nhà nước về kinh tế thể thao

Trong thời gian qua, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý TDTT trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo về số và chất lượng so với nhu cầu phát triển kinh tế thể thao của tỉnh Lực lượng cán bộ có chuyên môn và bằng cấp phù hợp chủ yếu tập trung ở các đơn vị của tỉnh, còn cấp huyện xã thì chỉ có một số ít cán bộ có trình độ chuyên môn

là phù hợp, phần lớn phải kiêm nhiệm ở nhiều lĩnh vực, từ đó gây khó khăn trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở tại địa phương mình quản

Trang 40

1.4.3 Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất lĩnh vực kinh doanh TDTT tỉnh thực hiện các quy định hiện hành của Trung ương, tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia hoạt động trên lĩnh vực TDTT

Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao của các doanh nghiệp, tư nhân đã đầu tư kinh phí khá lớn xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm dụng cụ, thiết bị tập luyện thể dục, thể thao, phục vụ nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thể dục, thể thao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia rèn luyện thể thao, nâng cao sức khỏe

1.4.4 Sự phối hợp các cơ quan có liên quan

Trên địa bàn tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chính thực hiện công tác quản lý các hoạt động kinh tế thể thao

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư để nắm số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lĩnh vực TDTT Phối hợp phối

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để nắm số lượng các huấn luyện viên, hướng dẫn viên người nước ngoài tham gia vào các dịch vụ thể thao Phối hợp Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách xã hội hóa dành cho các hoạt động kinh doanh lĩnh vực TDTT, tham gia đoàn kiểm tra các hoạt động kinh doanh TDTT trên địa bàn tỉnh

Thường xuyên cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh lĩnh vực TDTT, các doanh nghiệp kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan an ninh thuộc Công an tỉnh

Cuối cùng, UBND tỉnh chính là đơn vị đứng đầu trong trong việc chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và kinh tế thể thao nói riêng UBND tỉnh

sẽ ban hành các chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh, từ đó các cơ quan đơn vị chuyên môn có trách nhiệm triển khai thực hiện theo lĩnh vực mình phụ trách

Ngày đăng: 03/07/2024, 09:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. An Bình (2023), UAE phát triển mạnh kinh tế thể thao và nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Báo Điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, link truy cập: https://toquoc.vn/uae-phat-trien-manh-du-lich-the-thao-va-nhieu-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam-20230706155708843.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: UAE phát triển mạnh kinh tế thể thao và nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: An Bình
Năm: 2023
2. Bùi Xuân Mẫn (2018), Nhận thức chung về kinh tế thể thao, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 3/2018, tr56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức chung về kinh tế thể thao
Tác giả: Bùi Xuân Mẫn
Năm: 2018
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị môn Quản lý kinh tế (tập 12), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.91-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị môn Quản lý kinh tế (tập 12)
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2014
5. Mai Xuân Vinh (2020), Những nguyên tắc trong thể dục thể thao, Nxb Văn hóa, tr 124 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên tắc trong thể dục thể thao
Tác giả: Mai Xuân Vinh
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 2020
6. Nguyễn Lê Minh (2010), “Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao tại Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về xã hội hóa thể dục thể thao tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Lê Minh
Năm: 2010
12. Nguyễn Thành Nam (2005), “Đổi mới chính sách đãi ngộ với huấn luyện viên, vận động viên ngành thể dục thể thao”, luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách đãi ngộ với huấn luyện viên, vận động viên ngành thể dục thể thao
Tác giả: Nguyễn Thành Nam
Năm: 2005
13. Nguyễn Văn Quang (2018), “Quản lý nhà nước về kinh tế thể dục thể thao tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý nhà nước về kinh tế thể dục thể thao tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Tác giả: Nguyễn Văn Quang
Năm: 2018
17. Thu Sâm (2023), Để kinh tế thể thao Việt Nam phát triển, Báo Văn hóa ngày 7/6/2023. Link truy cập http://baovanhoa.vn/the-thao/artmid/422/articleid/65305/de-kinh-te-the-thao-viet-nam-phat-trien-bai-1160trong-sang-cac-nuoc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để kinh tế thể thao Việt Nam phát triển
Tác giả: Thu Sâm
Năm: 2023
18. Vương Bích Thắng (2014) "Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới" Tạp chí Cộng sản điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới
20. Ủy ban Thể dục Thể thao (2006), “60 năm Thể dục thể thao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, NXB Thể dục Thể thao Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 năm Thể dục thể thao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Tác giả: Ủy ban Thể dục Thể thao
Nhà XB: NXB Thể dục Thể thao
Năm: 2006
21. UBND tỉnh Tây Ninh (2023), Báo cáo “Đánh giá hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Tác giả: UBND tỉnh Tây Ninh
Năm: 2023
1. Andreff, W. & Staudohar, P. (2000). The Evolving European Model of Professional Sports Finance. Journal of Sports Economics, 1, 3, 257-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Evolving European Model of Professional Sports Finance
Tác giả: Andreff, W. & Staudohar, P
Năm: 2000
2. Avgerinou, V., Kalaitzis, K. & Famisis K. (2005). The Economics of Football. Sports Organization, 2, 1, 64-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economics of Football
Tác giả: Avgerinou, V., Kalaitzis, K. & Famisis K
Năm: 2005
3. Andreff, W. (2002). Financing Modern Sport in the Face of a Sporting Ethic. http://www.playthegame.org/knowledge%20Bank/Articles/Financing%20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financing Modern Sport in the Face of a Sporting Ethic
Tác giả: Andreff, W
Năm: 2002
4. Swask, W. (2006). New Perspectives in Sports Economics: A European View. IASE-AK Conference Proceedings, Bochum Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Perspectives in Sports Economics: A European View
Tác giả: Swask, W
Năm: 2006
5. Taeyeon Oh & Seomgyun Lee & Hayley Jang (2023), "Outcome Uncertainty and ESports Viewership: The Case of Overwatch League," Journal of Sports Economics, , vol. 24(8), pages 971-992, December Sách, tạp chí
Tiêu đề: Outcome Uncertainty and ESports Viewership: The Case of Overwatch League
Tác giả: Taeyeon Oh & Seomgyun Lee & Hayley Jang
Năm: 2023
3. Hoàng Anh Tú (2018), Phát triển thể dục thể thao Việt Nam trong tình hình mới, nguồn http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2014/28656/Phat-trien-the-duc-the-thao-Viet-Nam-trong-tinh-hinh- moi.aspx truy cập ngày 30/5/2019) Link
14. Quốc hội (2018), Luật số 26/2018/ QH 14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục Thể thao ngày 14/06/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 Khác
15. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh (2021) Báo cáo tổng kết công tác thể dục thể thao năm 2021 Khác
16. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh (2021) Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh tế thể thao Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tương ứng giữa thị trường TDTT và các loại hình KTTT - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Bảng 1.1. Tương ứng giữa thị trường TDTT và các loại hình KTTT (Trang 26)
Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo tại - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Bảng 2.1 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo tại (Trang 52)
Hình 2.2. Các loại hình kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hình 2.2. Các loại hình kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Trang 53)
Hình 2.3. Quy mô vốn đầu tư đối với các cơ sở kinh doanh thể dục, thể thao - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hình 2.3. Quy mô vốn đầu tư đối với các cơ sở kinh doanh thể dục, thể thao (Trang 54)
Hình 2.4. Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thể thao trên địa bàn - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hình 2.4. Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thể thao trên địa bàn (Trang 55)
Bảng 2.2. Nguồn thu từ tổ chức sự kiện thể thao - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Bảng 2.2. Nguồn thu từ tổ chức sự kiện thể thao (Trang 56)
Hình 2.5. Nguồn thu từ khai thác các cơ sở thể dục thể thao công lập trên địa - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hình 2.5. Nguồn thu từ khai thác các cơ sở thể dục thể thao công lập trên địa (Trang 57)
Hình 2.6. Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng các lĩnh vực thể thao trên địa bàn - Luận văn thạc sĩ: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế thể thao trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Hình 2.6. Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng các lĩnh vực thể thao trên địa bàn (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN