Lý do chọn đề tài Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất c
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và xây dựng đƣợc một số hoạt động dạy học thay thế đáp ứng linh hoạt điều kiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3- bộ sách Cánh Diều ở vùng đặc biệt khó khăn.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động dạy học đƣợc thiết kế trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3, Bộ sách Cánh Diều
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi đề tài tập trung vào nghiên cứu thiết kế các hoạt động dạy học thay thế để đáp ứng yêu cầu dạy học linh hoạt, phù hợp đối tƣợng HS các kiến thức khoa học tự nhiên trong SGK Tự nhiên và Xã hội
Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề án bao gồm những nội dung sau:
- Tổ chức thử nghiệm dạy học thay thế, đề xuất phương án dạy học phù hợp với điều kiện dạy học vùng khó khăn nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục
- Đánh giá vai trò, những khó khăn thách thức khi tổ chức hoạt động dạy học thay thế cũng nhƣ sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi xây dựng và tổ chức hoạt động dạy học thay thế.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp lí luận: tìm tòi, nghiên cứu, thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài: Về nội dung chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, phương pháp dạy học môn Tự nhiên xã hội và hoạt động dạy học thay thế phù hợp với vùng điều kiện khó khăn.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Trong khi thực hiện đề tài tôi thực hiện phương pháp điều tra, phỏng vấn một số giáo viên đang công tác tại trường tiểu học trên địa bàn các vùng khó khăn tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai; trao đổi để giáo viên chia sẻ những khó khăn trong công tác dạy và học chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Tự nhiên và Xã hội đồng thời cũng chia sẻ vai trò quan trọng của việc xây dựng hoạt động dạy học thay thế đáp ứng nhu cầu dạy học tại vùng khó khăn
Phương pháp khảo sát và hình thức khảo sát: Để có thể tham khảo ý kiến của giáo viên về tính cấp thiết và khả năng ứng dụng của dạy học thay thế vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở vùng đặc biệt khó khăn, tôi thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch khảo sát
- Xác định mục đích, đối tƣợng và phạm vi khảo sát (giáo viên tiểu học dạy lớp 3 tại một số trường có đối tượng học sinh trên 90% là người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai)
Bước 2: Tiến hành khảo sát
- Liên hệ và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên tại trường
- Giải thích rõ ràng mục đích và nội dung khảo sát
- Lắng nghe ý kiến phản hồi của giáo viên một cách cởi mở, khách quan
- Ghi chép lại đầy đủ các ý kiến đóng góp
Bước 3: Tổng hợp và phân tích kết quả khảo sát
- Xem xét, nhóm các ý kiến tương đồng và khác biệt
- Phân tích những ý kiến đóng góp hợp lý, khả thi để sử dụng hoạt động dạy học thay thế vào dạy học
- Lưu ý những nhận xét về mặt hạn chế để điều chỉnh, hoàn thiện
Một số nội dung khảo sát có thể bao gồm:
- Những thuận lợi và khó khăn khi dạy học môn Tƣ nhiên và Xã hội lớp
3 tại vùng đặc biệt khó khăn
- Tính quan trọng của dạy học thay thế đối với học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn
- Khi ứng dụng dạy học thay thế giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những gì để đạt kết quả cao
- Những đề xuất để dạy học thay thế đạt kết quả cao
Việc tham khảo ý kiến giáo viên sẽ giúp có cái nhìn thực tế hơn trong việc ứng dụng hoạt động dạy học thay thế vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
STT Trường tiểu học Số lượng GV tham gia khảo sát
Số lƣợng GV có thể ứng dụng dạy học thay thế
1 Trường TH Lê Văn Tám 6 2
3 Trường TH Võ Văn Kiệt 2 1
Phương pháp quan sát
- Quan sát quá trình dạy học thực tế, đặc biệt là cách tổ chức lớp học, xây dựng hoạt động dạy học môn TN&XH lớp 3
- Quan sát phản ứng, kết quả đạt đƣợc của học sinh sau khi học bài học môn TN&XH
- Quan sát phản ứng, kết quả đạt đƣợc của học sinh sau khi học bài học môn TN&XH có ứng dụng hoạt động dạy học thay thế phù hợp với điều kiện vùng đặc biệt khó khăn.
Phương pháp thực nghiệm
- Tìm hiểu và hệ thống hóa các bài học có nội dung hoạt động có thể thay thế bằng hoạt động khác đáp ứng điều kiện vùng khó khăn
- Xây dựng các hoạt động dạy học thay thế đáp ứng điều kiện vùng khó khăn
- Tổ chức một số tiết dạy môn TN&XH có hoạt động thay thế đáp ứng điều kiện vùng khó khăn.
Phương pháp khảo sát ý kiến
- Khảo sát ý kiến của giáo viên về vai trò quan trọng của dạy học thay thế, những khó khăn gặp phải khi xây dựng và tổ chức hoạt động thay thế
- Đề xuất sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh để tổ chức hoạt động thay thế một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Phương pháp xử lý thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê đơn giản để thống kê các kết quả nghiên cứu bằng phần mềm MS Excel 2020.
Ý nghĩa luận và ý nghĩa thực tiến của đề án
6.1 Ý nghĩa luận Đề án cung cấp đầy đủ những kiến thức, kĩ năng về nội dung chương trình học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực hiện nay và xây đựng được các hoạt
Nâng cao chất lƣợng giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Đối với vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số thì việc dạy các hoạt động thay thế có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao chất lượng trước bối cảnh điều kiện dạy và học gặp nhiều khó khăn
Tăng khả năng linh hoạt của giáo viên khi thực hiện dạy học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng triệt để và nhịp nhàng đồ dùng dạy học, thiết bị trực quan,… thúc đẩy khả năng tìm tòi, học hỏi những cái mới ứng dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục tại địa bàn khó khăn, đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 2 nội dung chính nhƣ sau:
Chương 1: Về cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Khái niệm phương pháp dạy học
Có rất nhiều định nghĩa về phương pháp dạy học nhưng có một cách định nghĩa phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định Phương pháp dạy học bao gồm hai mặt hoạt động: hoạt động của thầy và hoạt động của trò, trong đó thầy giữ vai trò chỉ đạo còn trò giữ vai trò chủ động, tích cực Phương pháp dạy học luôn được đặt trong mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và những điều kiện khác.
Phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học
Phương pháp dạy học tích cực, hay phương pháp giáo dục chủ động, phương pháp dạy học hiện đại,… là cách gọi những phương pháp, những cách thức, kĩ thuật khác nhau làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, người học được làm việc, đƣợc sáng tạo [10]
PPDH tích cực là một cách nói ngắn gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ những PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học “Tích cực” trong PPDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo trái nghĩa với tiêu cực Tính tích cực trong học tập đƣợc biểu hiện ở các điểm nhƣ: hăng hái trả lời câu hỏi của GV, nếu thắc mắc, đặt câu hỏi về những vấn đề chƣa rõ, chủ động vận dụng những kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống, tập trung chú ý vào những vấn đề đang học, kiên trì thực hiện các bài tập, không nản trước khó khăn… Tính tích cực được thể hiện qua các mức độ khác nhau
- Tìm tòi: HS độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề…
- Sáng tạo: HS tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo [11]
Có thể mô tả các mức độ tích cực này dưới dạng hình tròn đồng tâm như hình sau:
Mô hình thể hiện các mức độ tích cực của HS tiểu học
Công cuộc đổi mới phương pháp dạy học tiểu học tại Việt Nam gần đây tập trung vào nâng cao chất lƣợng giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh Điều này bao gồm sự chuyển đổi từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp tập trung vào học sinh, sử dụng công nghệ trong giảng dạy, phát triển chương trình học toàn diện, đào tạo giáo viên, cải thiện cơ sở vật chất và môi trường học tập, tăng cường hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng địa phương Tất cả những biện pháp này hướng tới mục tiêu chung là tạo ra một hệ thống giáo dục tiểu học ngày càng hiệu quả và phản ánh nhu cầu phát triển của xã hội Cụ thể nhƣ sau: a Đổi mới trong phương pháp giảng dạy: [11] Giáo viên tiểu học đang chuyển từ phương pháp dạy truyền thống, tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, sang phương pháp dạy tập trung vào học sinh, khuyến khích họ tham gia tích cực vào quá trình học Sử dụng các phương pháp học tập tích cực như học hỏi chủ động, học hỏi theo nhóm, dựa trên thực hành và vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày học ở các trường tiểu học Sử dụng máy tính, máy chiếu, phần mềm giáo dục để tăng cường hiệu quả giảng dạy và học tập c Phát triển chương trình học: Việc xây dựng và cập nhật chương trình học tiểu học theo hướng phát triển toàn diện cho học sinh, bao gồm cả mặt văn hóa, xã hội và kỹ năng sống Tăng cường quốc phòng an ninh, giáo dục môi trường, giáo dục giới tính và giáo dục về sức khỏe cho học sinh ngay từ cấp Tiểu học d Đào tạo và phát triển năng lực cho giáo viên: Cải thiện chất lƣợng đào tạo cho giáo viên tiểu học, hướng tới việc nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý lớp học và kỹ năng sử dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học e Tạo điều kiện tốt hơn cho học sinh: [11] Cải thiện cơ sở vật chất và môi trường học tập cho học sinh tiểu học, bao gồm cả việc xây dựng nhà trường thân thiện với trẻ, cung cấp đầy đủ tài liệu và sách giáo khoa, cũng như các phương tiện hỗ trợ giảng dạy f Tăng cường hợp tác gia đình và chính quyền địa phương: Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh được tăng cường, với sự tham gia tích cực của phụ huynh vào quá trình giáo dục và nuôi dƣỡng con cái Chính quyền địa phương có những chương trình khuyến học, góp phần tạo động lực cho học sinh.
Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
Đổi mới để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại: Xã hội ngày càng phát triển và yêu cầu ngày càng cao về nhân lực Để đáp ứng nhu cầu này, hệ thống giáo dục cần phải cập nhật và thích ứng với những thay đổi trong công nghệ, kỹ năng và nhu cầu của thị trường lao động Không những vậy, trong thế giới ngày nay, giáo dục không còn giới hạn bởi biên giới quốc gia Việc với môi trường làm việc quốc tế sau này Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu phát triển toàn diện của học sinh: Nhận thức về tầm quan trọng của phát triển toàn diện cho học sinh đang ngày càng đƣợc nhấn mạnh Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn về phương pháp dạy học, không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn phải phát triển kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và tƣ duy sáng tạo cho học sinh Đồng thời, phương pháp dạy học mới cần tạo điều kiện cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo, thay vì chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức Điều này giúp phát triển tƣ duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự sáng tạo của học sinh Đổi mới phương pháp dạy học song hành cùng với ứng dụng công nghệ vào giảng dạy: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã mở ra những cơ hội mới trong giáo dục Việc tích hợp công nghệ vào quá trình dạy học không chỉ là một lựa chọn mà là một yêu cầu để tạo ra một môi trường học tập phù hợp với thế hệ trẻ hiện nay Đồng thời cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy sự thay đổi và chuyển đổi trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả giáo dục Nhu cầu đào tạo nhân lực có khả năng sử dụng công nghệ, tƣ duy linh hoạt và sáng tạo đang ngày càng tăng lên, đòi hỏi phương pháp dạy học phải phản ánh đúng xu hướng này
Nhu cầu về phương pháp dạy học linh hoạt và cá nhân hóa: Mỗi học sinh có những đặc điểm và nhu cầu riêng biệt Do đó, nhu cầu về phương pháp dạy học linh hoạt, tùy chỉnh và cá nhân hóa đang ngày càng đƣợc nhấn mạnh để đảm bảo mỗi học sinh đều có cơ hội tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương sinh vận dụng đƣợc cái gì qua việc học Để đảm bảo đƣợc điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp [1]
Thứ nhất, phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời [11] Không chỉ dạy kiến thức mà còn dạy cách học, trang bị cho
HS phương pháp học tập, phương pháp tự học để thực hiện phương châm học suốt đời Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tƣ duy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”
Lí luận dạy học cũng chỉ ra rằng, muốn xây dựng động lực của quá trình dạy học có hai điều quan trọng cần phải lưu ý:
- Phải biến yêu cầu của chương trình dạy học thành nhu cầu nhận thức của người học bằng cách tạo dựng các tình huống nhận thức, đưa học sinh tới đỉnh điểm của những mâu thuẫn chứa đựng những khó khăn vừa sức đối với HS
- Phải giáo dục tính tích cực, tự giác học tập và tạo điều kiện cho những cố gắng vươn tới của HS bằng khả năng của mình
Trong quá trình dạy học, GV là chủ thể tổ chức, điều khiển và HS là chủ
Thứ hai, tăng cường rèn luyện năng lực tư duy, khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức Bằng cách học thông qua trải nghiệm thực tế tạo các hoạt động học tập dựa trên trải nghiệm thực tế nhƣ thăm các địa điểm địa phương, thăm bảo tàng, trồng cây, hoặc tham gia vào các dự án cộng đồng Những trải nghiệm này giúp trẻ kết nối kiến thức với thế giới xung quanh và hiểu rõ hơn về cách áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày Hoặc học thông qua dự án và thực hành tổ chức các dự án dựa trên vấn đề thực tế mà trẻ quan tâm, như việc thiết kế một khu vườn trường, tổ chức một buổi biểu diễn văn hóa, hoặc làm một sản phẩm thủ công Qua việc thực hành và làm việc nhóm, trẻ sẽ học đƣợc cách áp dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể Đồng thời, giáo viên tạo ra các bài tập giải quyết vấn đề cho trẻ, nhƣ giải các câu đố logic, tìm ra cách giải quyết các tình huống khó khăn trong trò chơi, hoặc tìm ra cách giải quyết các vấn đề hàng ngày nhƣ quản lý thời gian hoặc giải quyết xung đột; tạo ra một môi trường học tập tích cực bằng cách khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và tự chủ trong học tập Điều này giúp trẻ tự tin hơn khi áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày
Thứ ba, cá thể hóa việc dạy học Trong ngữ cảnh giáo dục hiện đại, việc cá thể hóa quá trình dạy học là một yếu tố quan trọng để tối ƣu hóa hiệu quả học tập Các thể hóa việc dạy học có vai trò quan trọng nhƣ: Tạo điều kiện cho mỗi học sinh phát triển theo năng lực riêng của mình; Khuyến khích sự tò mò và sáng tạo của học sinh; Xây dựng môi trường học tập tích cực, tạo động lực cho sự tiến bộ cá nhân Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải hiểu rõ và có những phương pháp dạy học cá thể hóa bằng cách thông qua trải nghiệm thực tế: Tổ chức các hoạt động thực hành, thăm quan để kết nối kiến thức với cuộc sống hàng ngày của học sinh Cần có sự khuyến khích tương tác giữa học sinh của học sinh Việc cá thể hóa quá trình dạy học ở bậc tiểu học tại Việt Nam không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục Bằng cách tạo ra một môi trường học tập linh hoạt và đa dạng, chúng ta có thể tối ƣu hóa việc học tập cho mỗi học sinh, từ đó tạo ra những cá nhân tự tin và có khả năng áp dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế Thứ tư, tăng cường sử dụng thông tin trên mạng, sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học Trong giáo dục hiện đại, việc tối ƣu hóa sử dụng thông tin trên mạng và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng học tập Bằng cách mở rộng phạm vi kiến thức thông qua nguồn thông tin trực tuyến đa dạng, tạo môi trường học tích cực và phát triển kỹ năng sống thông qua các dự án công nghệ, chúng ta có thể thúc đẩy sự tương tác, tham gia và chuẩn bị cho học sinh cho một tương lai số hóa
Thứ năm, từng bước đổi mới việc kiểm tra đánh giá, giảm việc kiểm tra trí nhớ đơn thuần, khuyến khích việc kiểm tra khả năng suy luận, vận dụng kiến thức; sử dụng nhiều loại hình kiểm tra thích hợp với từng môn học
Trong thông tƣ 27/2020/TT- BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học, có nội dung nhƣ sau: “Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.” [6]
Nhƣ vậy, việc đánh giá học sinh có phần nhẹ nhàng, giảm áp lực đối với giáo viên cũng nhƣ học sinh; đồng thời giáo viên có thể linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp, cách thức đánh giá học sinh
Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao Việc gắn dạy học với nghiên cứu khoa học đã trở thành một xu hướng ngày càng lợi ích cho sự phát triển toàn diện của học sinh và tạo ra một môi trường học tập sáng tạo và thú vị
Cuối cùng, ở bậc tiểu học, việc gắn dạy học với nghiên cứu khoa học thường được thực hiện thông qua các hoạt động thực hành và thí nghiệm đơn giản Học sinh đƣợc khuyến khích tò mò, khám phá và tự tìm hiểu thông qua việc thực hiện các hoạt động nhƣ làm thí nghiệm khoa học, quan sát và ghi chú kết quả Điều này giúp trẻ em phát triển tƣ duy logic, kỹ năng quan sát và khả năng giải quyết vấn đề từ khi còn nhỏ
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp nhƣ: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung dạy học và phù hợp với đối tƣợng học sinh Tích cực vận dụng CNTT trong dạy học.
Tổ chức hoạt động dạy học các kiến thức trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
1.2.1 Môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc Tiểu học:
Tự nhiên và Xã hội là môn học tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội Môn học coi trọng việc tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tế, tạo cho học sinh cơ hội tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội [11] tình yêu con người, thiên nhiên; tính chăm chỉ; ý thức bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm, giữ gìn, bảo vệ tài sản; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống [5]
1.2.3 Tổ chức hoạt động dạy học các kiến thức có trong dạy học môn
Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học
1.2.3.1 Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Môn Tự nhiên và Xã hội hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học, bao gồm các thành phần: nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học [5]
Những biểu hiện của năng lực khoa học trong môn Tự nhiên và Xã hội đƣợc trình bày trong bảng sau: [5]
Nhận thức khoa học - Nêu, nhận biết đƣợc ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh như về sức khoẻ và sự an toàn trong cuộc sống, mối quan hệ của học sinh với gia đình, nhà trường, cộng đồng và thế giới tự nhiên,…
- Mô tả đƣợc một số sự vật, hiện tƣợng tự nhiên và xã hội xung quanh bằng các hình thức biểu đạt nhƣ nói, viết, vẽ,…
-Trình bày đƣợc một số đặc điểm, vai trò của một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
- So sánh, lựa chọn, phân loại đƣợc các sự vật, hiện tƣợng đơn giản trong tự nhiên và xã hội theo một số tiêu chí
Tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh
- Đặt đƣợc các câu hỏi đơn giản về một số sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh
- Quan sát, thực hành đơn giản để tìm hiểu đƣợc về sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh
- Nhận xét đƣợc về những đặc điểm bên ngoài, so sánh sự giống, khác nhau giữa các sự vật, hiện tƣợng xung quanh và sự thay đổi của chúng theo thời gian một cách đơn giản thông qua kết quả quan sát, thực hành
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Giải thích đƣợc ở mức độ đơn giản một số sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội xung quanh
- Phân tích đƣợc tình huống liên quan đến vấn đề an toàn, sức khoẻ của bản thân, người khác và môi trường sống xung quanh
- Giải quyết đƣợc vấn đề, đƣa ra đƣợc cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan (ở mức độ đơn giản); trao đổi, chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện; nhận xét đƣợc cách ứng xử trong mỗi tình huống
1.2.3.2 Nội dung và mạch kiến thức môn Tự nhiên và xã hội ở bậc Tiểu học a Nội dung khái quát: [5]
Mạch kiến thức Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
- Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên
- Các thế hệ trong gia đình
- Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ trong gia đình
- Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà
- Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp người lớn trong gia đình
- Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
- Giữ vệ sinh nhà ở của gia đình
- Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà
- Giữ vệ sinh xung quanh nhà
- Cơ sở vật chất của lớp học và trường học
- Các thành viên và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học
- Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học
An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp
- Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường học
- Giữ an toàn và vệ sinh khi tham gia một số hoạt động ở trường
- Hoạt động kết nối với xã hội của trường học
- Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường
- Quang cảnh làng xóm, đường phố
- Một số hoạt động của người
- Hoạt động mua bán hàng hoá
- Một số hoạt động sản xuất
- Một số di tích văn hoá, lịch sử và dân trong cộng đồng
- An toàn trên đường cảnh quan thiên nhiên
Thực vật và động vật
- Thực vật và động vật xung quanh
- Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi
- Môi trường sống của thực vật và động vật
- Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật
- Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó
- Sử dụng hợp lí thực vật và động vật
Con người và sức khỏe
- Các bộ phận bên ngoài và giác quan của cơ thể
- Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn
- Một số cơ quan bên trong cơ thể: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu
- Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
- Một số cơ quan bên trong cơ thể: tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh
- Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
Trái Đất và bầu trời
- Bầu trời ban ngày, ban đêm
- Một số thiên tai thường gặp
- Một số đặc điểm của Trái Đất
- Trái Đất trong hệ Mặt Trời b Nội dung cụ thể: [5]
Nêu đƣợc mối quan hệ họ hàng nội, ngoại
Xƣng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại
Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình và họ hàng nội, ngoại theo mẫu
Bày tỏ đƣợc tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng nội, ngoại
Ngày kỉ niệm, sự kiện đáng nhớ của gia đình
Nêu đƣợc tên một số ngày kỉ niệm hay sự kiện quan trọng của gia đình và thông tin có liên quan đến những sự kiện đó (ví dụ: một chuyến đi dã ngoại, du lịch đáng nhớ của cả gia đình; thay đổi nơi ở, nơi học, công việc của thành viên gia đình, )
Vẽ được đường thời gian theo thứ tự các sự kiện lớn, các mốc quan trọng đã xảy ra trong gia đình
Nhận xét đƣợc sự thay đổi của gia đình theo thời gian qua một số ví dụ
Phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà
Nêu đƣợc một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và nêu đƣợc những thiệt hại có thể xảy ra (về người, tài sản, ) do hoả hoạn
Đƣa ra đƣợc cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra; Nhận xét về những cách ứng xử đó
Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra
Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói với người lớn có biện pháp để phòng cháy
Giữ vệ sinh xung quanh nhà
- Kể tên và làm đƣợc một số việc phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà
- Giải thích đƣợc một cách đơn giản tại sao cần phải giữ vệ sinh xung quanh nhà
Hoạt động kết nối với xã hội của trường học
Nêu được tên và ý nghĩa một đến hai hoạt động kết nối với xã hội của trường học (ví dụ: hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động truyền thông về an toàn giao thông, hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiên tai, ) và mô tả đƣợc hoạt động đó
Nhận xét đƣợc về sự tham gia của học sinh trong các hoạt động đó
Truyền thống của nhà trường
Đặt được một số câu hỏi để tìm hiểu về truyền thống nhà trường (năm thành lập trường, thành tích dạy và học; các hoạt động khác, )
Giới thiệu được một cách đơn giản về truyền thống nhà trường
Bày tỏ được tình cảm hoặc mong ước của bản thân đối với nhà trường
Giữ an toàn và vệ sinh ở trường hoặc khu vực xung quanh trường
Thực hành khảo sát về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường theo nhóm:
+ Lập được kế hoạch khảo sát về sự an toàn của phòng học, tường rào, sân chơi, bãi tập hoặc khu vực xung quanh trường theo mẫu
+ Khảo sát được về sự an toàn liên quan đến cơ sở vật chất của nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường theo sự phân công của nhóm
+ Làm báo cáo, trình bày được kết quả khảo sát và đưa ra được ý tưởng khuyến nghị với nhà trường nhằm khắc phục, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
Có ý thức giữ gìn và làm được một số việc phù hợp để giữ vệ sinh trường học và khu vực xung quanh trường
Một số hoạt động sản xuất
Kể đƣợc tên, sản phẩm và ích lợi của một số hoạt động sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc thủ công) ở địa phương
Trình bày, giới thiệu được một trong số các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật, sưu tầm được
Viết, vẽ hoặc sử dụng tranh ảnh, video, để chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường
Di tích văn hoá, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên
Giới thiệu đƣợc (bằng lời hoặc kết hợp lời nói với hình ảnh) một di tích lịch sử, văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
Thể hiện sự tôn trọng và có ý thức giữ vệ sinh khi đi tham quan di tích văn hoá, lịch sử hoặc cảnh quan thiên nhiên
THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Các bộ phận của thực vật, động vật và chức năng của các bộ phận đó
Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói (hoặc viết) đƣợc tên một số bộ phận của thực vật và động vật
Trình bày đƣợc chức năng của các bộ phận đó (sử dụng sơ đồ, tranh ảnh)
So sánh (hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau; phân loại đƣợc thực vật dựa trên một số tiêu chí (ví dụ: đặc điểm của thân, rễ, lá, )
So sánh đƣợc đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau; phân loại đƣợc động vật dựa trên một số tiêu chí (ví dụ: đặc điểm cơ quan di chuyển, )
Sử dụng hợp lí thực vật và - Nêu đƣợc ví dụ về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày động vật
Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương
Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện
CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Một số cơ quan bên trong cơ thể
Chỉ và nói đƣợc tên các bộ phận chính của các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn, thần kinh trên sơ đồ, tranh ảnh
Nhận biết đƣợc chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân (ví dụ: theo dõi việc ăn, uống và thải bã; phát hiện tim và mạch máu đập; phát hiện khả năng phản ứng của cơ thể nhƣ rụt tay lại khi sờ vào vật nóng và sự thay đổi cảm xúc, khóc khi bị ngã đau, vui khi đƣợc khen, buồn khi các bạn không cho chơi cùng)
Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
Nêu đƣợc một số ví dụ về mối quan hệ với gia đình hoặc bạn bè có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến trạng thái cảm xúc (hoặc sức khoẻ tinh thần) của mỗi người
Trình bày đƣợc một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hoá, tuần hoàn và thần kinh
Kể đƣợc tên một số thức ăn, đồ uống và hoạt động có lợi cho các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh
Thu thập đƣợc thông tin về một số chất và hoạt động có hại đối với các cơ quan tiêu hoá, tim mạch, thần kinh (ví dụ: thuốc lá, rƣợu, ma tuý); nêu đƣợc cách phòng tránh
Xây dựng và thực hiện đƣợc thời gian biểu phù hợp (theo mẫu) để có đƣợc thói quen học tập, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và ngủ đủ giấc
TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
Kể được bốn phương chính trong không gian theo quy ước
Thực hành xác định được các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc sử dụng la bàn
Một số đặc điểm của Trái Đất
Nhận biết ban đầu về hình dạng Trái Đất qua quả địa cầu
Chỉ được cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam và các đới khí hậu trên quả địa cầu
Trình bày được một vài hoạt động tiêu biểu của con người ở từng đới khí hậu dựa vào tranh ảnh và (hoặc) video
Tìm và nói được tên các châu lục và các đại dương trên quả địa cầu Chỉ được vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu
Nêu đƣợc một số dạng địa hình của Trái Đất: đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên; sông, hồ; biển, đại dương dựa vào tranh ảnh và (hoặc) video
Xác định đƣợc nơi học sinh đang sống thuộc dạng địa hình nào
Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Chỉ và nói đƣợc vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ, tranh ảnh
Chỉ và trình bày đƣợc chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trên sơ đồ và (hoặc) mô hình
Giải thích đƣợc ở mức độ đơn giản hiện tƣợng ngày và đêm, qua sử dụng mô hình hoặc video
Chỉ đƣợc chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên sơ đồ và (hoặc) mô hình
Nêu đƣợc Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Những khó khăn gặp phải trong thực tiễn triển khai dạy học ở các trường Tiểu học vùng khó khăn
Trường TH Lê Văn Tám là một trường có 6 điểm trường, diện tích là
15.825 mét vuông, tọa lạc trên địa bàn xã Ia Kriêng có nền kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của huyện Đức Cơ – tỉnh Gia Lai Xã Kriêng có diện tích tự nhiên là 10.872,81 ha, trung tâm xã cách trung tâm huyện 06 km Theo thống kê năm 2018, toàn xã có 1.302 hộ có 5.777 nhân khẩu Trong đó: Dân tộc kinh : 300 hộ có 1.128 khẩu, dân tộc Jrai: 946 hộ có 4.478 khẩu, dân tộc khác:
56 hộ có 171 nhân khẩu Nền kinh tế của xã chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là cà phê, cao su, tiêu, điều và một số loại nông sản ngắn ngày Thời gian gần đây giá nông sản giảm mạnh nên ảnh hưởng nhiều đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân Sự thay đổi của kinh tế, xã hội sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quản lý giáo dục của nhà trường
1.3.1.2 Tình hình về đội ngũ cán bộ của trường TH Lê Văn Tám
Cơ cấu tổ chức của nhà trường gồm có:
Chi bộ nhà trường trực thuộc Đảng bộ xã Xã Kriêng với tổng số đảng viên là 17 đảng viên, trong đó: 01 bí thƣ, 01 phó bí thƣ, 01 Chi ủy viên và 14 đảng viên Công đoàn trực thuộc Liên đoàn lao động huyện Đức Cơ có 34 đoàn viên công đoàn, Ban chấp hành có 05 thành viên Chi đoàn trong năm học 2023- 2024 có 10 đoàn viên, Ban chấp hành có 03 đoàn viên Liên Đội có
25 chi đội, lớp nhi đồng với tổng số là 760 học sinh Đầu năm Hiệu trưởng ra quyết định thành lập 05 tổ chuyên môn và 01 tổ hành chính với tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 31 người, trong đó: Cán bộ quản lý 03, giáo viên 25, nhân viên 02, 02 hợp đồng theo Nghị định dạy và học, có 25 phòng học, 03 phòng học bộ môn, 01 phòng thiết bị, 01 phòng thƣ viện, 01 phòng đọc, 01 phòng đoàn thể, 01 phòng Hội đồng, 02 phòng cho 01 Hiệu trưởng và 02 Hiệu phó, có 02 khu nhà vệ sinh đảm bảo cho giáo viên và học sinh sử dụng, có 06 giếng nước và 02 nhà nước sạch Toàn trường có 760 học sinh chia làm 25 lớp học trong đó khối 1 có 06 lớp tổng 170 học sinh, khối 2 có 06 lớp tổng 175 học sinh , khối 3 có 05 lớp tổng 162 học sinh, khối 4 có 04 lớp tổng 132 học sinh, khói 5 có 4 lớp tổng
121 học sinh Đa số học sinh của trường là người dân tộc thiểu số, nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng Mặc dù vậy, tập thể Hội đồng Sƣ phạm và học sinh trong toàn trường không ngừng cố gắng trong dạy và học nên năm học vừa qua đạt nhiều thành tích đáng khích lệ:
Chi bộ nhiều năm đƣợc công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh, năm
2022, 2023 đƣợc huyện ủy tặng giấy khen Công đoàn đƣợc Liên đoàn lao động huyện tặng giấy khen cho 01 tập thể và 07 đoàn viên công đoàn Liên đội đƣợc Hội đồng Đội huyện công nhận là Liên đội vững mạnh, đƣợc khen tặng Trong năm học 2022-2023 Tổng phụ trách đội đƣợc công nhận là Huấn luyện viên cấp I Trung ƣơng, Liên đội tham gia các cuộc thi cấp huyện đều có giải
Trong năm học 2022-2023 nhà trường có 10 giáo viên dạy giỏi và chủ nhiệm giỏi cấp huyện, trong đó có 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 2 giải Khuyến khích Cuối năm được Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh cho 2 giáo viên; Ủy ban nhân dân huyện khen thưởng Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở cho 04 giáo viên, lao động tiên tiến cho 15 giáo viên, nhà trường đƣợc công nhận là cơ quan đạt chuẩn văn hóa Đội ngũ: Năm học 2023- 2024, khối 3 có tổng số 6 giáo viên Trong đó : + 5 GV văn hoá; 1 GV Tiếng Anh ( Hợp đồng); 1 GV tin học (Tăng cường) Học sinh: Tổng số học sinh của khối đầu năm: 161 em; Dân tộc: 149 em; Nữ: 80 em; NDT: 76 em Tổng số 5 lớp, trong đó: Điểm trung tâm (Làng Ấp):
2 lớp; Làng Lung Rông: 1 lớp; Làng Hrang: 1 lớp; Làng Krai: 1 lớp
1.3.2 Những khó khăn gặp phải trong thực tiễn triển khai dạy học ở các trường Tiểu học vùng khó khăn
Việc thực hiện dạy học theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 tại trường TH vùng khó khăn, có thể đối diện với một số khó khăn và thách thức sau:
Về cơ sở hạ tầng giáo dục, trang thiết bị, học liệu chưa đầy đủ Trường nằm trên địa bàn khu vực nông thôn nơi sinh sống của đại đa số người dân tộc thiểu số, hạ tầng giáo dục thường không được phát triển đồng đều Trường học thiếu cơ sở vật chất, nhƣ phòng học, sách giáo khoa, và trang thiết bị giảng dạy cần thiết Trong khi đó, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu rất nhiều về phát triển năng lực, phẩm chất và kỹ năng để đáp ứng cho lực lƣợng công dân trẻ thời kì mới chứ không đơn thuần là dạy học trang bị kiến thức Trong chương trình sách giáo khoa có một số hoạt động chưa phù hợp với điều kiện dạy học tại trường vùng khó khăn cũng như khả năng tiếp nhận kiến thức của các em nơi đây, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy học Đây là một trong những vấn đề nan giải đối với cán bộ quản lí và giáo viên trực tiếp giảng dạy
Thiếu nguồn nhân lực giáo viên đủ chất lƣợng: Tỉ lệ giáo viên chƣa đạt chuẩn trình độ đại học chiếm khoảng 15% chủ yếu đảm nhiệm dạy các lớp 2,
3 Việc sử dụng phương pháp dạy học mới hay ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học còn khó khăn do trình độ giáo viên không đồng đều, ngại thay để dạy tại các vùng khó khăn là một thách thức.Vì vậy, giáo viên không đủ năng lực kinh nghiệm hoặc thiếu giáo viên là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc tổ chức dạy học chương trình mới
Vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ: Trường học đứng chân trên địa bàn có hơn 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Gia- rai ( Jrai); học sinh có văn hóa và ngôn ngữ riêng biệt, khác hoàn toàn với tiếng phổ thông có phần phổ biến hơn Các em học sinh đa phần giao tiếp với ông bà, cha mẹ hay thậm chí với bạn bè đều bằng tiếng mẹ đẻ, chỉ khi trong tiết học hoặc giao tiếp với cô bằng tiếng phổ thông Điều này gây cản trở không nhỏ tới quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức cũng nhƣ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh
Về đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Trình độ dân trí ở đây còn thấp, tỉ lệ người dân chưa biết chữ chiếm tỉ lệ cao, nên nhận thức về vai trò việc học còn nhiều hạn chế Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề làm nông, thường xuyên đi làm nương làm rẫy, thậm chí ở lại trên rẫy để con cái ở nhà một mình hoặc gửi hàng xóm, các em không có ai động viên, nhắc nhở việc đi học; phụ huynh chƣa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn khoán trắng cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm giáo dục Điện đường trường trạm còn nhiều bất cập, có những tháng mưa lũ liên tiếp, cầu ngập các em không thể đến trường liên tiếp 2, 3 ngày
Khó khăn trong việc duy trì sĩ số học sinh từ đầu năm đến cuối năm Nhƣ đã nói ở trên bố mẹ các em đa số làm nghề nông, đến mùa vụ, các em thường phải giúp đỡ gia đình trong các công việc nông nghiệp, từ đó dẫn đến việc nghỉ học hoặc vắng mặt thường xuyên
2.1.1 Vị trí môn Tự nhiên và Xã hội 3
TN&XH là môn học cung cấp và trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hằng ngày đang diễn ra xung quanh các em, giúp các em có một cách nhìn khoa học, phương pháp tiếp cận khoa học phù hợp trình độ của học sinh về cuộc sống xung quanh, tránh cho học sinh những hiểu biết lan man, đại khái, hình thức tồn tại bên ngoài sự vật hiện tƣợng vì thế mà ở bậc tiểu học hiện nay môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3 là một trong những môn học chiếm vị trí quan trọng nó cùng với những môn học khác có vai trò tích cực trong việc phát triển toàn diện cho học sinh
2.1.2 Mục tiêu dạy học môn Tự nhiên và Xã hội 3
Vai trò hoạt động dạy học thay thế đối với dạy học môn Tự nhiên vã Xã hội lớp
Hoạt động dạy học thay thế tại vùng khó khăn là các phương pháp giáo dục đƣợc triển khai để đảm bảo quyền học tập của học sinh trong điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế xã hội còn hạn chế Bao gồm các hình thức nhƣ dạy học lưu động, lớp học ghép, thay đổi các hoạt động khác với hoạt động đã được thiết kế sẵn trong SGK, học tập theo dự án và tăng cường sự tham gia của cộng đồng,… những vẫn đảm bảo đƣợc những yêu cầu cần đạt đã đặt ra trong chương trình môn học Những phương pháp này giúp khắc phục khó khăn và đảm bảo học sinh có thể tiếp cận giáo dục.
Quy trình thiết kế một hoạt động dạy học thay thế hoạt động đã có trong SGK33 2.4 Khảo sát các kiến thức có thể thiết kế hoạt động dạy học thay thế
Quy trình thiết kế một hoạt động dạy học thay thế để đáp ứng điều kiện khó khăn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu và đánh giá tình hình: Tiến hành nghiên cứu về điều kiện, nhu cầu và đặc điểm ở địa phương Bao gồm việc tìm hiểu về văn hóa, ngôn ngữ, nhu cầu giáo dục, và các yếu tố về cơ sở hạ tầng
Ví dụ: Trong bài 6: Truyền thống trường em (Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3, bộ sách Cánh Diều) [3] có hoạt động lập kế hoạch, phỏng vấn, ghi chép về truyền thống nhà trường Tuy nhiên, đối với trường tiểu học ở vùng điều kiện khó khăn, học sinh đa phần học ở các điểm trường lẻ, cách trường trung tâm khá xa nên không thể tổ chức tìm hiểu được Đồng thời, năng lực giao tiếp, khả năng lập kế hoạch của học sinh còn nhiều hạn chế Nên khó có thể thực hiện được hoạt động tìm hiểu về truyền thống nhà trường theo như định hướng của sách giáo khoa
Bước 2: Xác định mục tiêu và mục đích: Đặt ra mục tiêu cụ thể cho hoạt động dạy học thay thế, nhằm đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu đặc biệt
Thực hiện và đánh giá
Thiết kế hoạt động dạy học
Lập kế hoạch và nguồn lực
Xác định mục tiêu và mục đích cực
Ví dụ: Với mục tiêu của bài học là tìm hiểu đƣợc truyền thống nhà trường và giới thiệu được truyền thống của trường, bày tỏ tình cảm, mong ước của bản thân đối với nhà trường Bằng hoạt động thay thế tổ chức học sinh tham gia trò chơi ô chữ, học sinh sẽ được tìm hiểu truyền thống nhà trường thông qua trả lời các câu hỏi để tìm ra ô chữ Qua đó thể hiện đƣợc niềm tự hào của bản thân đối với ngôi trường mình đang theo học, và định hướng phấn đấu của bản thân trong thời gian tới
Bước 3: Lập kế hoạch và nguồn lực: Phát triển kế hoạch chi tiết cho hoạt động dạy học, bao gồm lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy, tài liệu học tập và các tài nguyên khác cần thiết Xác định nguồn lực cần thiết để triển khai hoạt động, bao gồm cả nhân lực và vật chất
Ví dụ: Sau khi xác định đƣợc mục tiêu của hoạt động thay thế, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch của hoạt động thay thế Chọn và xây dựng bộ câu hỏi tìm hiểu truyền thống nhà trường Thiết kế slide trình chiếu phù hợp, sưu tầm tranh ảnh của nhà trường để giới thiệu tới các em Trao đổi với các giáo viên trong khối, với ban giám hiệu để tìm hiểu thêm thông tin và xác minh thông tin về trường là chính xác trước khi giới thiệu tới các em Xây dựng hoạt động thay thế vào kế hoạch bài dạy (giáo án) một cách phù hợp, đảm bảo đúng mục tiêu của bài học và thời lượng của chương trình
Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học: Phát triển và thiết kế các hoạt động dạy học thú vị, phù hợp với đặc điểm văn hóa và ngôn ngữ của học sinh tại địa phương Đảm bảo rằng hoạt động được thiết kế một cách linh hoạt và tương thích với điều kiện và tài nguyên có sẵn
Ví dụ: Tiến hành dạy học dựa trên kế hoạch bài dạy một cách phù hợp, sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia tiết học thiện hoạt động nếu cần thiết Thu thập phản hồi từ học sinh, giáo viên và phụ huynh để đảm bảo tính hiệu quả và tính phù hợp của hoạt động
Ví dụ: Trong quá trình thực hiện dạy học, mỗi lần học sinh trả lời một câu hỏi là một lần khắc sâu thông tin tiếp thu của học sinh Qua quá trình dạy học, ở cuối tiết học giáo viên có thể kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh bằng cách yêu cầu các em dựa vào những nội dung vừa trả lời có thể thuyết trình lại về ngôi trường mình đang theo học, hoặc yêu cầu học sinh về nhà dựa vào các ô chữ hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu giới thiệu về trường học của em Nếu học sinh nói hoặc viết được thì có thể thấy hoạt động đã thành công, tuy nhiên, ngƣợc lại học sinh chƣa nói hoặc viết đƣợc hoặc nói chƣa đúng thông tin thì giáo viên cần phải ghi chép, rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại hoạt động cho phù hợp Quy trình này nhấn mạnh vào việc đảm bảo tính linh hoạt, tính phù hợp với địa phương và tính tham gia của cộng đồng địa phương, giúp tạo ra những hoạt động dạy học thay thế mang lại hiệu quả cao và bền vững
2.4 Khảo sát các kiến thức có thể thiết kế hoạt động dạy học thay thế
TÊN BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
1 Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể đƣợc một số nguyên nhân dẫn đến cháy nhà và thiệt hại có thể xảy ra khi cháy nhà
- Điều tra, phát hiện đƣợc những thứ (đồ dùng, vật dụng) có thể gây cháy
Cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra
Học sinh dựa vào tình huống có
1 HĐ 1: Cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra
Xây dựng trò chơi học tập, giúp các em tìm ra những việc ĐỘNG THAY ĐỔI trong nhà
- Thu thập đƣợc thông tin và nói với người lớn về cách sử dụng đồ dùng, vật dụng để phòng cháy
- Năng lực tự chủ, tự học:
Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài
Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc trong từng tranh để giải quyết nên làm và không nên làm khi hỏa hoạn xảy ra phù hợp với những tình huống có thể xảy ra tại địa phương nơi các em sinh sống
1 Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
Hđ 1 Lập kế hoạch để tìm
Trò chơi ô chữ chủ đề “Truyền ĐỘNG THAY ĐỔI trường em
-Giới thiệu đƣợc một cách đơn giản về truyền thống nhà trường
- Đặt đƣợc một số câu hỏi để tìm hiểu về truyền thống nhà trường
- Xác định đƣợc một số nội dung tìm hiểu về truyền thống nhà trường
- Năng lực tự chủ, tự học:
Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập
- Phẩm chất nhân ái: Biết bày tỏ đƣợc tình cảm mong ƣớc của bản thân đối với nhà trường hiểu về truyền thống nhà trường
Hđ 2: Thực hiện kế hoạch
Hđ 3: Tổng hợp và trình bày kết quả thống trường em” ĐỘNG THAY ĐỔI
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài
Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
Di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
1 Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Kể đƣợc tên một số di tích – văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Biết đặt câu hỏi và thu thập về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Năng lực tự chủ, tự học:
Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động
Hđ 1: Tìm hiểu một số di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Văn miếu QTG, Phố cổ Hội An, bến Nhà Rồng, Vịnh Hạ Long, Động Thiên Đường
- Tìm hiểu về Văn Miếu- Quốc tử giám dựa vào gợi ý
Hđ 1: Tìm hiểu một số di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Ngoài những di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên trong sách giao khoa bổ sung thêm 1 số địa danh của tỉnh Gia Lai nhƣ: Biển Hồ, núi lửa Chƣ Đăng ya,…
- Tìm hiểu về chiến thắng Chƣ Ty, vẽ tranh để giới thiệu ĐỘNG THAY ĐỔI học tập
- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài
Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm
4 Thực vật và động vật
Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng
Sau khi học, học sinh sẽ:
- Sử dụng đƣợc sơ đồ có sẵn để chỉ vị trí và nói đƣợc tên một số bộ phận của thực vật
- Trình bày dƣợc chức năng của các bộ phận cơ thể thực vật
- So sánh đƣợc ( hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau
- Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí nhƣ đặc điểm của thân ( cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ ( rễ
1 Hoạt động tìm hiểu rễ cây, lá cây của một số cây
Thiết kế các hoạt động dạy học cụ thể
2.5.1 Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà [3]
I Tên hoạt động: Trò chơi tiếp sức
- Qua hoạt động giúp học sinh biết đƣợc cách ứng xử phù hợp khi xảy ra hoả hoạn
- Cung cấp các hoạt động, nhiệm vụ của học sinh là chọn ra các hoạt động phù hợp khi xảy ra hỏa hoạn
IV Cách thức tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm; cung cấp cho 2 nhóm các thẻ hoạt động, nhiệm vụ của các nhóm là chọn ra các hoạt động nên làm khi xảy ra hoả hoạn và sắp xếp các hoạt động ấy cho phù hợp
1 Hô hoán, cầu cứu người lớn 5 Lấy khăn ướt bịt mũi
2 Gọi 114/ chính quyền thôn, làng 6 Chạy ra ngoài thật nhanh
3 Chạy lại xem đám cháy 7 Ngồi khóc
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận trong vòng 3 phút, kết thúc thời gian thảo luận giáo viên cho học sinh chơi trò chơi, lần lƣợt học sinh lên chọn và sắp xếp các thẻ phù hợp
- Giáo viên tuyên dương nhóm làm đúng và hoàn thành xong trong thời gian ngắn nhất
- Giáo viên tặng cho nhóm chiến thắng một món quà, trong đó có 3 câu hỏi, trả lời đúng một câu hỏi đổi lấy một phần thưởng
+ Câu hỏi 1: Theo em, khi gặp hỏa hoạn nhƣng em thấy lửa nhỏ em sẽ làm gì?
+ Câu hỏi 2: Nếu em thấy trong làng có đám cháy em sẽ làm gì?
+ Câu hỏi 3: Nếu em phát hiện trong nhà có mùi khét giống nhƣ đang cháy, em sẽ làm gì?
2.5.2 Bài 6: Truyền thống nhà trường [3]
I Tên hoạt động: Trò chơi ô chữ
- Qua hoạt động học sinh tìm hiểu được truyền thống của nhà trường mình đang theo học
- Giới thiệu được truyền thống nhà trường và bày tỏ được tình cảm, mong ước của bản thân đối với nhà trường
- Qua việc trả lời các ô chữ hàng ngang về chủ đề “Truyền thống nhà trường”, học sinh
IV Cách thức tiến hành: ngang đƣợc 10 điểm Từ hàng ngang thứ 5 đƣợc lật ra các đội chơi có thể trả lời từ khóa hàng dọc Trả lời đƣợc hàng dọc khi lật 5 hàng ngang, đƣợc 50 điểm; khi lật đƣợc 6 hàng ngang đƣợc 40 điểm; khi lật đƣợc 7 hàng ngang đƣợc 30 điểm; lật đƣợc 8 hàng ngang đƣợc 20 điểm; 9 hàng ngang đƣợc 10 Câu hỏi:
1 Hàng ngang thứ nhất có 8 chữ cái, em hay nêu họ tên đầy đủ của thầy hiệu trưởng hiện tại của trường ta?
2 Hàng ngang số 2 có 11 chữ cái, trong hội khỏe Phù Đổng năm 2024, đội tuyển bóng đá trường ta đạt giải gì?
3 Hàng ngang số 3 có 15 chữ cái, trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt, trường chúng ta năm năm liền đạt danh hiệu gì?
4 Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái, trường ta đứng chân trên địa bàn xã nào?
5 Hàng ngang số 5 có 15 chữ cái, đây là chương trình hoạt động thường niên của Liên Đội trường ta tổ chức nhằm hưởng ứng ngày thành lập Đội thiếu niên Tiên phong Hồ Chí Minh và ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đƣợc tổ chức vào tháng 3?
6 Hàng ngang số 6 gồm 7 chữ cái, em hãy cho biết năm thành lập trường ta?
7 Hàng ngang số 7 có 13 chữ cái, em hãy nêu tên đầy đủ của cô hiệu trưởng đầu tiên của trường ta?
8 Hàng ngang 8 có 9 chữ cái, em hãy nêu tên đội viên tiêu biểu đƣợc chọn làm tuyển thủ của đội bóng tỉnh năm học 2023- 2024?
9 Hàng ngang số 9 có 6 chữ cái, điểm trường trung tâm năm trên làng nào?
10 Hàng ngang số 10 có 8 chữ cái, trong năm năm qua, Liên đội trường ta liên tục đƣợc danh hiệu gì?
Hàng dọc: TH LÊ VĂN TÁM
2.5.3 Bài 11: Di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên [3]
I Tên hoạt động: Chúng em là hướng dẫn viên du lịch
- Qua hoạt động học sinh giới thiệu đƣợc một di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
- Thể hiện đƣợc sự tôn trọng di tích lịch sử- văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên, ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan
- Qua hoạt động tìm hiểu, vẽ tranh, thuyết trình, học sinh giới thiệu đƣợc một trong những di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên hiên tại địa phương
IV Cách thức tiến hành :
- Giáo viên: 4 ảnh chụp của 4 di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên tại địa phương: Thác Ia Kriêng, cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, cây đa làng Ghè, công viên Đức Cơ và những thông tin cơ bản của 4 địa điểm trên
- Học sinh: Giấy, bút lông, màu
- Giáo viên cung cấp 4 hình ảnh và những thông tin cơ bản của 4 di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của huyện nhà, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, đọc thông tin và chọn ra tên gọi đúng của từng địa danh
2.2 Hoạt động 2: Tham gia hoạt động làm hướng dẫn viên du lịch
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm một di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan của huyện nhà để mỗi nhóm tìm hiểu thông tin (có bộ câu hỏi kèm theo) vẽ lại cảnh đẹp đó và thuyết trình về nội dung nhóm đã thảo luận
+ Tên địa danh là gì? Đây là di tích lịch sử- văn hóa hay cảnh đẹp? + Cảnh đẹp đó nằm ở đâu? Được xây dựng, thành lập vào thời gian nào?
+ Cảnh đẹp đó có gì đặc biệt?
+ Khi đến tham quan, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp?
- Kết thúc hoạt động, giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan các địa danh đã đƣợc vẽ, mỗi nhóm cử một học sinh đại diện thuyết trình cho bài của nhóm mình Lớp bình chọn ra nhóm giới thiệu đầy đủ và hay nhất
2.4.4 Bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng RỄ CÂY [3]
I Tên hoạt động: Hoạt động tìm hiểu rễ cây
II Chức năng: Giúp học sinh tìm hiểu đƣợc các bộ phận của rễ cây và vai trò của chúng
III Nội dung: Thông qua hoạt động tự tìm hiểu về rễ cây, học sinh tự tìm hiểu được những bộ phận của cây và tác dụng của rễ cây dưới sự định
Bước 1: Tình huống xuất phát
- Giáo viên mời học sinh hát tập thể bài hát Lý cây xanh, dẫn dắt cây xanh có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta, có bao giờ các em tự hỏi cây xanh gồm những bộ phận nào? Cây xanh phát triển sinh sôi nhƣ thế nào? Hôm nay cô và trò chúng ta cùng tìm hiểu bộ phận đầu tiên của cây, đó là rễ cây
Rễ cây có mấy loại? Rễ cây có tác dụng gì?
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh, học sinh thảo luận nhóm 5 (nhóm 5 người), ghi kết quả vào phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Nhóm 1: Rễ cây có một loại đó là rễ chùm, có tác dụng hút nước nuôi cây
+ Nhóm 2: Rễ cây có một loại là rễ cọc, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng
+ Nhóm 3: Rễ cây có hai loại, là rễ cọc và rễ chùm, có tác dụng giữ chặt cây
Bước 3: Hình thành câu hỏi, nêu giả thuyết và đề xuất phương án thí nghiệm
- Giáo viên chốt: Qua phần báo cáo của các nhóm trên thì mỗi nhóm đều đƣa ra một đáp án khác nhau Nhƣ vậy, đâu mới là kết quả đúng
- Đề xuất phương án giải quyết: Học sinh đề xuất phương án thí nghiệm: Quan sát hai rễ cây thật cây rau cải và cây hành tím
- Học sinh tiến hành quan sát
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi, nghiên cứu Học sinh thực hiện quan sát các mô hình rễ cây hoặc quan sát trực tiếp rễ một số loài cây do giáo viên chuẩn bị
- Học sinh ghi chép phiếu thực nghiệm
1 Câu hỏi 1: Em ghi lại câu hỏi của cô giáo
Rễ cây có mấy loại? Tác dụng của rễ cây?
2 Câu hỏi 2: Suy nghĩ của em về rễ cây:
+ Rễ cây có mấy loại: Gồm 2 loại gồm rễ cọc và rễ chùm (Cây cải: rễ cọc; Cây hành lá: rễ chùm)
+ Chức năng của rễ cây: Rễ cây có chức năng hút nước và chất khoáng đi nuôi cây, ngoài ra giúp cây bám chặt đất
3 Em có đề xuất câu hỏi khác không?
+ Vì sao lại gọi là rễ cọc? Vì sao gọi là rễ chùm? Cây có rễ cọc và rễ chùm thường sống ở đâu
4 Phương án tìm ra câu trả lời của em là gì?
Phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm
5 Em tiến hành nó nhƣ thế nào?
Quan sát rễ cây, tay sờ vào rễ cây, thảo luận với bạn tìm ra điểm khác nhau của 2 loại rễ cây
- Giáo viên lắng nghe, nhận xét và đƣa ra kết quả Yêu cầu học sinh lắng nghe Ghi nội dung vào vở: Rễ có hai loại chính là rễ cọc và rễ chùm Rễ có chức năng năng hút nước và chất khoáng nuôi cây, ngoài ra giúp cây bám chặt đất
Thiết kế một số tiết dạy học thử nghiệm với các hoạt động dạy học thay thế
2.5.1 Kế hoạch bài dạy: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
1 Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Đƣa ra đƣợc cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra
- Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho tiết học, giới thiệu đƣợc bài học và mục tiêu bài học
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát tập thể
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cháy nhà?
+ Khi có đám cháy em sẽ làm gì?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương Giới thiệu bài học Hỏa hoạn có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày nếu chúng ta không cẩn thận, vậy để trang bị cho các em những kiến thức khi xảy ra hỏa hoạn để bảo vệ an toàn cho chính mình và những người thân yêu, cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay
- GV ghi tên bài, yêu cầu học sinh nhắc lại và ghi vào vở
Bài 2: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà
- HS trả lời theo hiểu biết của mình
2 Hoạt động chia sẻ, khám phá:
Tìm hiểu những việc đƣợc làm, không đƣợc làm khi xảy ra hoản hoạn Trò chơi: Tiếp sức
Mục tiêu: Qua trò chơi học sinh biết đƣợc cách ứng xử phù hơp khi xảy ra hỏa hoạn
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội, cung cấp cho các đội các thẻ hoạt động, nhiệm vụ của các nhóm là thảo luận và chọn ra các hoạt động nên làm khi xảy ra hỏa hoạn
1 Hô hoán, cầu cứu người lớn
2 Gọi dân quân, chính quyền thôn, làng
3 Chạy lại xem cháy nhà
- Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi Nhận các thẻ hoạt động
4 Vào nhà lấy sách vở, đồ chơi
5 Lấy khăn ƣớt bịt mũi
6 Chạy ra ngoài thật nhanh
8 Lấy nước dập lửa nếu lửa nhỏ
- Giáo viên cho học sinh đọc các thẻ hoạt động, thảo luận nhóm trong thời gian 2 phút Rồi tiến hành chơi trò chơi
- Giáo viên nhận xét Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng nhất
+ Theo em, tại sao không nên lấy nước dập khi lửa nhỏ?
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, kết luận: Khi có sự cố cháy nhỏ, các em không nên chủ quan tự lấy nước dập lửa vì chúng ta không biết nguyên nhân cháy là do đâu, khi dùng nước sẽ rất nguy hiểm vì dễ làm đám cháy lan rộng hơn, thay vào đó các em nên hô hoán, chạy thật xa ra khỏi đám cháy và tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn
- Giáo viên mời học sinh nhắc lại những việc nên làm và không nên làm khi xảy ra hỏa hoạn
- Hai đội tham gia trò chơi Nhóm nào làm đúng kết quả và nhanh nhất thì sẽ chiến thắng
- Kết quả: Những hoạt động nên làm khi gặp hỏa hoạn: 1, 2, 5, 6; Những hoạt động không nên làm khi gặp hỏa hoạn: 3, 4, 7, 8
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Học sinh nêu: Khi có đám cháy xảy ra, chúng ta nên: hô hoán, cầu cứu người giúp; gọi dân quân, hoặc chính quyền thôn làng để nhờ sự giúp đỡ; lấy khăn ƣớt bịt mũi và chạy thật nhanh ra khỏi đám cháy Chúng ta không nên làm: chạy vào nhà lấy đồ chơi, sách vở hoặc chạy lại xem đám cháy, ngồi khóc hoặc lấy
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương Kết luận lại kiến thức: Khi có cháy xảy ra, chúng ta phải thật bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy và gọi sự giúp đỡ
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nước dập lửa nếu cháy nhỏ
3 Hoạt động luyện tập, thực hành:
Mục tiêu: Đƣa ra đƣợc cách ứng xử phù hợp trong tình huống có cháy xảy ra
Thực hành ứng xử trong tình huống giả định khi có cháy xảy ra
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh, nêu tình huống
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4, yêu cầu học sinh trao đổi em và người thân sẽ làm gì trong tình huống trên
- Học sinh thảo luận, nêu tình huống
- HS thảo luận nhóm 4, cùng trao đổi, nói về cách ứng xử nhƣ thế nào nếu em và người thân gặp các tình huống
- Tình huống 1: Em sẽ dừng việc học để xem nhà hàng xóm có vấn đề gì Khi biết nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ 114, người lớn, những người xung quanh Giúp đỡ mọi người dập lửa và cứu người bị thương ra ngoài (nếu có)
- Tình huống 2: Em và người thân sẽ dừng việc xem phim và ra ngoài xem mùi khét bắt nguồn từ đâu Nếu phát hiện nhà hàng xóm bị cháy, ngay lập tức thông báo và tìm sự giúp đỡ từ
- Mời các nhóm trình bày
- GV nhận xét, tuyên dương (bổ sung)
- GV mời HS đọc thông điện chú ong đƣa ra
114, người lớn, những người xung quanh Giúp đỡ mọi người dập lửa, cứu người bị thương (nếu có)
- Học sinh lắng nghe Học sinh đọc thông điệp của chú ong:
4 Hoạt động vận dụng, củng cố:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ những việc nên làm và không nên khi không may có cháy xảy ra
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Học sinh lắng nghe, thực hiện
2.5.2 Kế hoạch bài dạy: Truyền thống nhà trường
1 Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Giới thiệu được một cách đơn giản về truyền thống nhà trường
- Trả lời được một số câu hỏi tìm hiểu về truyền thống nhà trường
- Tìm hiểu được một số thông tin về truyền thống nhà trường
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng hoạt động học tập
- Phẩm chất nhân ái: Biết bày tỏ đƣợc tình cảm mong ƣớc của bản thân đối với nhà trường
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước
- Giáo viên yêu cầu học sinh hát bài hát “Em yêu trường em”
- Trong bài hát nói về ai?
- Tác giả bài hát đã viết bạn nhỏ cặp sách đến trường như thế nào?
- GV Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- Học sinh hát bài hát khởi động
- Trả lời: bạn thân, cô giáo
- Trả lời: Trong muôn vàn yêu thương
+ Dựa vào việc trả lời đúng các ô chữ học sinh tìm hiểu đƣợc thông tin về truyền thống nhà trường đang theo học
- Giáo viên chiếu ô chữ trò chơi lên - Học sinh quan sát, lắng nghe truyền thống nhà trường, cô sẽ cho các bạn tham gia trò chơi ô chữ với chủ đề trường học, trò chơi sẽ giúp các em tìm hiểu đƣợc những thông tin về truyền thống nhà trường
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội Tổ chức thi đua giữa các đội
- Luật chơi: Ô chữ gồm 10 hàng ngang và 1 hàng dọc; hàng dọc là từ khóa cần tìm Thời gian suy nghĩ trả lời câu hỏi là 15 giây Trả lời đúng một hang ngang đƣợc 10 điểm Từ hàng ngang thứ 5 đƣợc lật ra các đội chơi có thể trả lời từ khóa hàng dọc Trả lời đúng dọc khi lật đƣợc 5 hàng ngang đƣợc 50 điểm; khi lật đƣợc 6 hàng ngang đƣợc 40 điểm; khi lật đƣợc 7 hàng ngang đƣợc 30 điểm; lật đƣợc 8 hàng ngang đƣợc 20 điểm; 9 hàng ngang đƣợc 10
+ Hàng ngang thứ nhất có 8 chữ cái, em hãy nêu họ tên đầy đủ của thầy hiệu trưởng hiện tại của trường ta?
+ Hàng ngang số 2 có 11 chữ cái, trong hội khỏe Phù Đổng năm
2024, đội tuyển bóng đá trường ta đạt giải gì?
+ Hàng ngang số 3 có 15 chữ cái, trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt, trường chúng ta năm năm liền đạt danh hiệu gì?
- Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi
- Hai đội tham gia chơi trường ta đứng chân trên địa bàn xã nào?
+ Hàng ngang số 5 có 15 chữ cái, đây là chương trình hoạt động thường niên của Liên Đội trường ta tổ chức nhằm hưởng ứng ngày thành lập Đội thiếu niên Tiên phong Hồ Chí Minh và ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, đƣợc tổ chức vào tháng
+ Hàng ngang số 6 gồm 7 chữ cái, em hãy cho biết năm thành lập trường ta?
+ Hàng ngang số 7 có 13 chữ cái, em hãy nêu tên đầy đủ của cô hiệu trưởng đầu tiên của trường ta?
+ Hàng ngang 8 có 9 chữ cái, em hãy nêu tên đội viên tiêu biểu đƣợc chọn làm tuyển thủ của đội bóng tỉnh năm học 2023- 2024
+ Hàng ngang số 9 có 6 chữ cái, điểm trường trung tâm nằm trên làng nào?
+ Hàng ngang số 10 có 8 chữ cái, trong năm năm qua, Liên đội trường ta liên tục được danh hiệu gì?
- Kết thúc trò chơi, nhóm nào có tổng điểm nhiều hơn nhóm đó thắng cuộc
- Giáo viên mời học sinh đọc lại các ô chữ
- Giáo viên nhận xét, kết luận:
- Học sinh lắng nghe hùng Lê Văn Tám, điểm trường trung tâm nằm trên làng Ấp, xã Ia
Kriêng, Trường được thành lập vào năm 2005, hiệu trưởng đầu tiên của trường là cô Nguyễn Thị Nhan, hiệu trưởng hiện tại là thầy Rơ Lan
Thúc Trong năm học vừa qua, tập thể trường ta đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, liên đội đạt danh hiệu vững mạnh Tham gia hội khỏe Phù Đổng đạt giải Khuyến khích và đội viên Rơ Lan Trực đƣợc chọn vào đội bóng của tỉnh nhà
3 Hoạt động luyện tập, thực hành
- Mục tiêu: Bày tỏ đƣợc tình cảm và mong ƣớc của bản thân đối với nhà trường
- Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ tranh đề tài nhà trường
- Giáo viên gọi một số học sinh đã vẽ xong lên bảng giới thiệu sản phẩm của mình
+ Em ấn tƣợng nhất với thông tin nào về truyền thống nhà trường?
+ Hãy nói về tình cảm hoặc mong ước của em đối với nhà trường
- Giáo viên mời học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, khen những em trả lời hay
+ HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
+ Em rất yêu quý và tự hào khi đƣợc học tập tại trường
4 Hoạt động vận dụng, củng cố:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học
- Giáo viên mời một số em lên nêu lại những gì đã tìm hiểu đƣợc về trường
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà kể cho gia đình nghe về truyền thống nhà trường
2.5.3 Kế hoạch bài dạy: Di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
1 Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Tổng hợp đƣợc một thông tin về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Giới thiệu đƣợc một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập
- Phẩm chất nhân ái: Có tình yêu quê hương đất nước
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm
Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học
+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa” HS tham gia trò chơi và trả lời câu hỏi trong mỗi bông hoa
+ Hãy kể tên 1 số di tích lịch sử-văn hóa
+ Kể tên một số cảnh quan thiên nhiên
- GV Nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS lắng nghe, xung phong tham gia trò chơi và trả lời
- HS lắng nghe, ghi bài vào vở
2 Hoạt động khám phá: Tìm hiểu thông tin về các di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
+ Tổng hợp đƣợc một thông tin về một di tích lịch sử-văn hóa hoặc cảnh quan
- Giáo viên cung cấp 4 hình ảnh và những thông tin cơ bản của 4 di tích lịch sử- văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của huyện nhà, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, đọc thông tin và chọn ra tên gọi đúng của từng địa danh
- Học sinh thảo luận nhóm đôi, chọn ra tên địa danh đúng với từng ảnh
3 Hoạt động luyện tập, thực hành: Tham gia hoạt động làm hướng dẫn viên du lịch
Mục tiêu: Giới thiệu đƣợc một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương
Tham khảo ý kiến về các hoạt động dạy học thay thế của một số giáo viên đang giảng dạy ở một số trường Tiểu học vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia
2.6.1 Vai trò quan trọng của hoạt động dạy học thay thế
Hoạt động dạy học thay thế là một phương pháp quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số khi học sinh không có điều kiện vật chất như các trường học tiêu chuẩn Trong những vùng sâu, xa, và ít phát triển kinh tế, việc tiếp cận giáo dục thường gặp nhiều rào cản, từ
2.6.1 Vai trò quan trọng của hoạt động dạy học thay thế
Những khó khăn gặp phải khi tổ chức hoạt động dạy học
Việc sử dụng hoạt động dạy học thay thế để đáp ứng điều kiện khó khăn
Thiếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng giáo dục: Các vùng dân tộc thiểu số thường thiếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng giáo dục cơ bản như trường học, sách giáo khoa, vật liệu học tập và cơ sở vật chất Điều này làm hạn chế việc triển khai các hoạt động dạy học thay thế một cách hiệu quả
Khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa: Ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc thiểu số thường khác biệt so với ngôn ngữ và văn hóa chính thống, điều này đôi khi làm cho việc áp dụng chương trình dạy học thay thế trở nên khó khăn
Sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa cũng có thể làm giảm sự hiệu quả của quá trình giảng dạy Địa lý và điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Một số vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có điều kiện địa lý và thời tiết khắc nghiệt, làm cho việc tiếp cận giáo dục trở nên khó khăn hơn Các yếu tố nhƣ địa hình đồi núi, mƣa lớn, đường đi không thuận tiện có thể làm giảm sự tiếp cận với giáo dục và hoạt động dạy học
Thách thức trong việc tạo ra tài liệu giáo trình phù hợp: Việc tạo ra tài liệu giáo trình phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lƣỡng và nguồn lực đầu tƣ Điều này có thể là một thách thức đối với các tổ chức giáo dục và giáo viên trong việc phát triển tài liệu giáo trình phù hợp
Thách thức về đội ngũ giáo viên: Các vùng dân tộc thiểu số thường gặp khó khăn trong việc thu hút và giữ chân đội ngũ giáo viên chất lƣợng Có thể thiếu nguồn nhân lực giáo viên có kỹ năng và hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh để có một hoạt động dạy học thay thế đạt hiệu quả
Về giáo viên: Để có một hoạt động dạy học thay thế đạt hiểu quả cao thì thu của học sinh và dựa trên đúng chuẩn kiến thức kĩ năng Đồng thời, giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, như phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học dự án, các kĩ thuật dạy học như bàn tay nặn bột, khăn trải bàn,… để khuyến khích học sinh tăng cường khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề
Về học sinh: Mỗi học sinh cần trau dồi cho bản thân khả năng tự học và kỉ luật bản thân Học sinh bước đầu biết tự xây dựng kế hoạch học tập theo đính hướng của giáo viên, có ý thức tự học và biết quản lí thời gian học tập một cách hiệu quả Ngoài ra, các em còn cần có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ghi chép thông tin và đọc hiểu, phân tích tài liệu
Ngoài ra, để có một tiết học thành công thì cần có sự hỗ trợ của chuyên môn nhà trường, phụ huynh về tài liệu, định hướng xây dựng, thời gian,… Sự phối hợp chặt chẽ giữa học sinh, gia đình, nhà trường và cộng đồng là yếu tố then chốt để nâng cao chất lƣợng giáo dục và tạo điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh trong bối cảnh hiện nay
Sau quá trình triển khai nghiên cứu các nội dung nghiên cứu của đề án, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Đã nghiên cứu đề xuất đƣợc quy trình đề xuất thiết kế một hoạt động dạy học thay thế đáp ứng linh hoạt điều kiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3- bộ sách Cánh Diều ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- Đề án đã tìm hiểu và nghiên cứu đề xuất đƣợc 5 hoạt động dạy học thay thế có thể áp dụng được trong chương trình sách giáo khoa môn Tự nhiên-Xã hội 3, Bộ sách Cánh Diều đối với các vùng khó khăn ở một số điểm trường miền núi tại xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- Qua thực nghiệm sƣ phạm sơ bộ thực tế tại lớp và tham khảo ý kiến một số giáo viên, bước đầu chúng tôi nhận thấy các hoạt động dạy học thay thế có thể áp dụng được và có hiệu quả tại các trường vùng khó khăn, đáp ứng năng lực của học sinh và điều kiện dạy học không thuận lợi của các điểm trường lẻ tại trưởng Tiểu học Lê Văn Tám, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
- Tiếp tục nghiên cứu thêm các hoạt động dạy học thay thế đáp ứng linh hoạt điều kiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2 và môn Khoa học các lớp 4, 5 thuộc bộ sách Cánh Diều hoặc các bộ sách Kết nối tri thức, Chân Trời Sáng Tạo để có thể áp dụng tại các trường tiểu học vùng miền núi khó khăn tại tỉnh Gia Lai tuỳ thuộc vào bộ sách giáo khoa mà nhà trường lựa chọn
- Cần thiết tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn ở cấp trường, cụm trường hoặc cấp phòng Giáo dục và Đào tạo để tạo điều kiện cho giáo viên sinh hoạt chuyên môn, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau riêng và các vùng xa, vùng sâu, vùng khó khăn trên địa bàn cả nước khoa học ở trường tiểu học và trung học cơ sở, NXBGDVN, 2011
2 Bộ GD&ĐT, Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3 – Bộ sách Cánh diều;
3 Bộ GD&ĐT, Tài liệu tập huấn các môn học trong chương trình GDPT mới; NXBGDVN, 2019- 2014
4 Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tự nhiên và xã hội;
5 Bộ GD&ĐT, Thông tư 27/2020/TT- BGDĐT Quy định đánh giá học sinh tiểu học, 2020
6 Mai Sỹ Tuấn, Bùi Phương Nga, Lương Việt Thái, Hướng dẫn dạy học Tự nhiên và Xã hội theo chương trình giáo dục phổ thông mới; NXB Đại học sƣ phạm, 2020
7 Mai Sỹ Tuấn, Nguyễn Văn Khanh, Đăng Thị Oanh, Lê Đức Ánh, Trần
Khánh Vân, Hướng dẫn dạy học môn khoa học tự nhiên theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; NXB Đại học sƣ phạm, 2020
8 Bùi Phương Nga, Nguyễn Thị Tường Loan, Lương Thị Vân, Đoàn Văn
Hƣng, Tự nhiên – Xã hội và phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội ở Tiểu học, NXBGD, 2006
9 Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Thị Thủy, Lê Viết Chung, Cẩm nang phương pháp sư phạm; NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
10 Nguyễn Thị Thấn (Chủ biên), Nguyễn Thƣợng Giao, Đào Thị Hồng,
Nguyễn Thi Hường, Nguyễn Tuyết Nga, Giáo trình phương pháp dạy học các môn học về Tự nhiên và Xã hội; NXB Đại học Sƣ phạm,
11 Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Dạy học tích hợp phát triển năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học, https://ninhbinh.edu.vn/thnguyentrai/tin-tuc-su-kien/doi-moi-phuong- phap-day-hoc-theo-dinh-huong-phat-trien-nang-.html, xem 6/10/2023 tỉnh Gia Lai
1.1 Theo quý thầy (cô) môn Tự nhiên và Xã hội có vai trò nhƣ thế nào trong chương trình dạy Tiểu học?
1.2 Theo quý thầy (cô) khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội có những thuận lợi và gặp những khó khăn gì?
1.3 Theo quý thầy (cô) thế nào gọi là dạy học thay thế? Tính quan trọng của dạy học thay thế đối với học sinh dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn?
1.4 Theo quý thầy (cô) để có một hoạt động thay thế thì giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những gì?
1.5 Quý thầy (cô) đề xuất ý kiến gì để hoạt động dạy học thay thế có hiệu quả và đạt chất lƣợng cao?
2 Một số hình ảnh học sinh trường TH Lê Văn Tám, xã Ia K iêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Hình 1,2, 3, 4: Cơ sở vật chất của các điểm trường lẻ của trường TH
Lê Văn Tám, xã Ia Kriêng, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
Hình 5: Hình ảnh hoạt động ngoại khóa diễn ra tại trường
Hình 5: Hình ảnh hoạt động ngoại khóa diễn ra tại trường
Hình 6: Hình ảnh hoạt động ngoại khóa diễn ra tại trường
Hình 7: Hình ảnh các tiết học có hoạt động thay thế
Hình 8: Hình ảnh các tiết học có hoạt động thay thế