Về thuận lợi: năm 1945, phong trào đấu tranh của Việt nam giành được nhiều thắng lợi, cùng với đó, tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh mẽ của pho
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975
Giảng viên : PGS.TS Lê Đình Chỉnh Học phần : Lịch sử - văn hóa và tư tưởng phương Đông Sinh viên : Hoàng Quốc Khánh
Mã sinh viên : 21030554
Lớp : QH-2021-X-ĐNA
Hà nội, tháng 01 năm 2022
Trang 22
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 4
1.1 Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền mới, bảo vệ thành quả cách mạng tháng tám – 1945 (từ đầu 9/1945 đến trước 19/12/1946) 4
1.1.1 Xây dựng chính quyền mới 5
1.1.2 Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại 5
1.1.3 Đối phó với giặc ngoại xâm và nội phản 6
1.2 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946 – cuối 1950) 6
1.2.1 Hoàn cảnh và lí do 6
1.2.2 Đường lối kháng chiến 7
1.2.3 Những chiến dịch đầu tiên 7
1.3 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954) 8
1.3.1 Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 8
1.3.2 Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương 8
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 9
2.1 Tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương 9
2.2 Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954 – 1965) 9
2.2.1 Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) 9
2.2.2 Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965) 10
2.3 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973) 10
2.3.1 Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ của Mĩ” (1965-1968) 10
2.3.2 Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ (1965-1968) 11
2.4 Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1973) 11
2.5 Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973-1975) 11
Trang 33
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4
4
LỜI MỞ ĐẦU
Bác Hồ đã nói rằng: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Là một
người con của dân tộc Việt Nam, tôi nhận thức rõ được rằng tầm quan trọng của việc tìm hiểu lịch
sử nước nhà và để thấy rõ được truyền thống đoàn kết, nồng nàn yêu nước của dân tộc ta qua những
cuộc kháng chiến Tôi xin chọn chủ chủ đề Khái quát cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Việt
Nam giai đoạn 1945 – 197
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 1.1 Đảng lãnh đạo xây dựng chính quyền mới, bảo vệ thành quả cách mạng tháng tám – 1945 (từ đầu 9/1945 đến trước 19/12/1946)
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày mùng 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại quảng trường Ba Đình Tuyên ngôn nêu rõ: “Tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền
tự do, độc lập ấy”
Vừa mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có những thuận lợi và có nhiều khó khăn, thách thức
Về thuận lợi: năm 1945, phong trào đấu tranh của Việt nam giành được nhiều thắng lợi, cùng
với đó, tình hình thế giới cũng có nhiều chuyển biến tốt đẹp với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới và hệ thống Xã hội chủ nghĩa, góp phần tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam; Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bây giờ đã chính thức đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ vận mệnh đất nước Điều này khiến nhân dân càng thêm phấn khởi, tin tưởng và ủng hộ vào chế độ mới Như vậy, có thể thấy, chính quyền mới rất được sự tin tưởng của nhân dân; Sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản, hứa hẹn mang lại nhiều thành tựu to lớn cho dân tộc sau này
Về khó khăn, thách thức: Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, các đội quân đồng minh
đã kéo vào đất nước ta Ở miền Bắc, khoảng 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch, gồm 4 đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt – Trung đến vĩ tuyến 16 Khi tiến quân vào Việt Nam, quân đội Tưởng đã kéo theo
số người Việt phản động sống lưu vong ở Trung Quốc gồm lực lượng Việt Quốc do Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam cầm đầu và Việt Cách do Nguyễn Hải Thần nắm giữ, về nước chống phá cách mạng Ở miền Nam, ngoài việc lấy danh nghĩa quân Đồng Minh vào giải giáp quân Nhật
Trang 55
từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội Anh còn giúp cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần thứ hai Có thể nói, chưa lúc nào trên lãnh thổ nước ta lại có nhiều kẻ thù như lúc này Khó khăn tiếp theo đó là lực lượng về mọi mặt của đất nước chưa kịp củng cố và phát triển, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời không được sự công nhận của bất cứ nước nào trên thế giới Chính quyền cách mạng thì còn thiếu kinh nghiệm, non trẻ Cuối cùng là những tàn dư do chế độ cũ để lại trên tất cả các mặt: nạn đói, nạn dốt Nạn đói của cuối năm 1945 tiếp tục diễn ra, nhân dân ta lúc này lại đang mất mùa, chịu ảnh hưởng của lũ lụt, thiên tai Nền kinh tế thì vốn nghèo nàn, lạc hậu, đã bị kiệt quệ nặng nề do chính sách vơ vét bóc lột Tài chính cạn kiệt: kho bạc hầu như trống rỗng, Ngân hàng Đông Dương thì nằm trong tay của Pháp, quân đội Tưởng thì tung đồng “quan kim” và “quốc tệ” của chúng ra thị trường, làm lũng đoạn nền kinh tế nước ta Những “di sản” văn hóa lạc hậu và tàn dư của chế độ thực dân để lại khá nặng nề: hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, hút thuốc phiện và mê tín dị đoan… rất trầm trọng và phổ biến Những khó khăn này đã đặt đất nước ta vào tính thế “ngàn cân treo sợi tóc”
1.1.1 Xây dựng chính quyền mới
Tổng tuyển cử tự do trên cả nước để bầu ra Quốc hội Ngày 8-9-1945, Chính phủ Lâm thời
công bố lệnh tuyển cử trong cả nước Ngày 6-1-1946, vượt qua mọi hành động chống phá của kẻ thù, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, hơn 90% cử tri cả nước đã nô nức đi bầu những đại biểu chân chính vào cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Đồng bào Nam Bộ đã phải đổ máu khi đi bỏ phiếu Kết quả đã bầu được 333 đại biểu đại diện cho Bắc – Trung – Nam vào cơ quan cao nhất của nhà nước đó là Quốc hội Trong bối cảnh đó, ngày 2-3-1946, Quốc hội đã họp kì thứ nhất tại Nhà hát lớn Hà Nội, do Ngô Tử Hạ, đại biểu cao tuôi nhất làm Chủ tịch kì họp Quốc hội đã quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Nguyễn Hải Thần làm Phó Chủ tịch, đồng thời giao cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch lập chính quyền mới Sau bầu cử
Quốc hội, là bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp để hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương
đến địa phương, đến cuối năm 1946 bộ máy chính quyền đã được quy củ, hoàn chỉnh
Sau cách mạng tháng tám thành công, giải phóng quân Việt Nam được chấn chỉnh, mở rộng
và đổi thành Vệ quốc đoàn Ngày 22-5-1946, Chính phủ ra sắc lệnh đổi Vệ quốc đoàn thành Quân đội quốc gia Việt Nam Quân đội quốc gia Việt Nam được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu, cơ quan tham gia quân sự cơ mật, đầu não của quân đội
1.1.2 Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại
Nạn đói, biện pháp trước mắt là kêu gọi nhân dân thực hiện nhường cơm xẻ áo, lá lành đùm
lá rách, nhiều sáng kiến cứu đói được thực hiện như tổ chức lạc quyên, tổ chức “ngày đồng tâm” nhịn ăn, lập “hũ gạo cứu đói”… đã trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn Số gạo tiết kiệm được đem phân phát để cứu dân đói, dân nghèo Về lâu dài, kêu gọi nhân dân thực hiện tăng gia sản xuất, không để ruộng đất bỏ hoang và giảm thuế cho dân
Nạn dốt, biện pháp trước mắt đó là thành lập “Nha Bình dân học vụ” để giải quyết nạn dốt,
xóa nạn mù chữ cho đồng bào, phòng trào bình dân học vụ phát triển và rộng khắp Về lâu dài, xây dựng hệ thống trường lớp giáo dục phổ thông từ mầm non lên đại học
Trang 66
Tài chính, biện pháp trước mắt là kêu gọi nhân dân thực hiện “tuần lễ vàng”, nhiều vàng bạc
đã được nhân dân ủng hộ Về lâu dài, ta thực hiện in phát hành tiền giấy Việt Nam trên khắp cả nước
1.1.3 Đối phó với giặc ngoại xâm và nội phản
Từ 2/9/1945 – trước 6/3/1946: Ta thực hiện đánh Pháp ở Nam Bộ, đồng thời tìm cách
thương lượng hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở phía Bắc Ngay khi Pháp nổ súng xâm lược Nam Bộ vào ngày 23-9-1945, nhân dân Nam Bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chống trả địch quyết liệt làm chậm quá trình xâm lược của Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Từ 6/3/1946 – trước 19/12/1946: vào ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ký
với nhau hiệp ước Hoa – Pháp, theo hiệp ước này Pháp được Trung Hoa Dân Quốc cho phép ra Bắc thay mình làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Như vậy hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta đứng trước hai sự lựa chọn khắc nhiệt Một là cầm vũ khí đánh Pháp ngay khi chúng đặt chân ra Bắc, hai là tìm cách thương lượng với Pháp để kéo dài thêm thơi gian hòa bình, củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Đảng và Chính phủ đã họp và quyết định chọn sách lược “hòa để tiến” Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện chính phủ Pháp là Giăng Xanhtơni bản “Hiệp định sơ bộ” Ta tiếp tục chủ động thương lượng, đàm phán với Pháp để tránh một cuộc chiến tranh nổ ra nhưng phía Pháp vẫn ngoan cố và tỏ rõ âm mưu xâm lược Cho nên ngày 14/9/1946, chủ tích Hồ Chí Minh tiếp tục nhân nhượng thêm với Pháp một
số quyền lợi về kinh tế - văn hóa thông qua ký Tạm ước 14/9
Từ 19/12/1946: Chúng ta không thể nhân nhượng thêm nữa, kháng chiến toàn quốc chống
Pháp bùng nổ
1.2 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(19/12/1946 – cuối 1950)
1.2.1 Hoàn cảnh và lí do
Âm mưu mở rộng xâm lược nước ta của Pháp: Pháp luôn có những hành động, âm mưu thủ
đoạn để mở rộng xâm lược nước ta sau khi chúng đánh chiếm Nam Bộ và một số tỉnh Nam Trung
Bộ, Pháp tìm cách ra Bắc
Mặc dù ta và Pháp đã ký với nhau Hiệp định sơ bộ (ngày 6/3) và bản Tạm ước (ngày 14/9) trong đó có nội dung điều khoản là hai bên ngừng bắn, nhưng Pháp tiếp tục có những hành động khiêu khích, giết hại dân thường, nổ súng đánh chiếm ở một số nơi như Hải Phòng, Lạng Sơn… Đặc biệt là sự kiện tàn sát dân thường ở phố Hàng Bún (Hà Nội) đã làm cho chúng ta vô cùng căm phẫn
Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu ở thủ đô, giao cho chúng quyền kiểm soát Nếu không đồng ý thì sáng ngày 20 chúng sẽ nổ súng
Trang 77
Vì nền độc lập dân tộc, cho nên chúng ta không thể nhân nhượng được nữa, vì vậy ngay trong ngày 18 - 19 tháng 12 năm 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp Tín hiệu của cuộc kháng chiến là vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, công nhân nhà máy đèn Bờ Hồ phá máy, đèn điện toàn thành phố phụt tắt Quân dân thủ đô Hà Nội đã nổ súng mở đầu cho cuộc kháng chiến trong toàn quốc
1.2.2 Đường lối kháng chiến
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng đề ra đó là: Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế “Toàn dân” đó là mọi người dân cùng tham gia kháng chiến chống Pháp và được thể hiện rõ trong “lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch
Hồ Chí Minh “Kháng chiến toàn diện” là do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện Cuộc kháng của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế… nhằm tạo sức mạnh tổng hợp “Trường kì” là kháng chiến lâu dài, so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch tinh thần và có chính nghĩa Do đó phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta “ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế”: mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là
tự lực cánh sinh
1.2.3 Những chiến dịch đầu tiên
• Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947
Để giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng và thực hiện âm mưu “Đánh nhanh thắng nhanh”, tháng 3 – 1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-e làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay
Đác-giăng-li-ơ Thực hiện âm mưu tập hợp những phần tử Việt gian phản động, Bô-la-e lập ra Mặt
trận quốc gia thống nhất, tiến tới thành lập một Chính phủ bù nhìn trung ương Cùng lúc, thực dân
Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành ba cánh, mở cuộc tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhắm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn
bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt – Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế Thực hiện chỉ thị của Trung ương, trên các hướng, khắp các mặt trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gãy từng gọng kìm của chúng Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm
đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc Căn cứ địa Việt Bắc biến thành “mồ chôn giặc Pháp” Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành
• Chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950
Sau chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, không lợi cho Pháp Bị thất bại trên khắp các chiến trường Việt Nam và Đông Dương nên thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào đế quốc Mĩ Lợi dụng tình thế đó, Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông
Trang 88
Dương Với viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ, thực dân Pháp đã thực hiện “Kế hoạch Rơ-ve”, nhằm “khóa cửa biên giới Việt – Trung” Trên cơ sở đó chúng chuẩn bị một kế hoạch có quy
mô lớn nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai Để phá âm mưu đó, tháng 6 – 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông con đường liên lạc quốc tế, tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến Sau hơn một tháng chiến đấu trên mặt trận Biên giới, (từ ngày 16 – 9 đến 22-10-1950) , quân dân
ta đã giải phóng vùng biên giới Việt – Trung Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với căn
cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản
1.3 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)
1.3.1 Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Sự sa lầy của Pháp ở Đông Dương càng tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp sâu và tìm cách gạt Pháp Nhưng cả hai đều muốn tìm giải pháp hòng đảo ngược tình thế trên chiến trường Tướng Nava (Navarre) được điều sang Đông Dương để thực hiện mưu đồ đó Kế hoạch quân sự của Nava
là sự nỗ lực tối đa của quân Pháp ở Việt Nam Từ mùa hè năm 1953, Nava đã tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn’ Tháng 9-1953, Bộ Chính trị ra chủ trương mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở, tranh thủ tiêu diệt địch khi chúng đánh vào vùng hậu phương của ta, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng địch hậu, đồng thời chuẩn bị cho bộ đội chủ lực rảnh tay làm nhiệm vụ Phương châm tác chiến của ta là: tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt Ngày
10-12-1953, Đại đoàn 316 tiến công địch ở Lai Châu, giải phóng vùng rộng lớn ở phía bắc Điện Biên Phủ Địch vội điều thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ Tổng số quân địch nơi đây lên đến 12.000 tên
và trở thành điểm tập trung binh lực thứ hai của địch Ngày 20-1-1953, 3 trung đoàn của Đại đoàn
314 và 325 cùng bộ đội Liên khu IV, V phối hợp cùng giải phóng Thà Khẹt Địch vội điều quân sang lập toàn cứ điểm Xeeno, và đâu là vị trí tập trung thứ 3 của địch Không lâu sau chúng cũng lập ra vị trí tập trung thứ 4 và thứ 5 tại Tây Nguyên và Thượng Lào Là sản phẩm của thế bị động, nhưng được Mỹ giúp sức nên Pháp nhanh chóng biến Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứu điểm rất mạnh và được xem là “pháo thủ bất khả xâm phạm” 13 giờ ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ, với sự đoàn kết, lòng yêu nước và dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sau 3 đợt tấn công đến ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch hoàn toàn bị tiêu diệt Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả trực tiếp, cao nhất của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và
là đỉnh cao của 9 năm kháng chiến quả cảm của dân tộc ta
1.3.2 Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tác động trực tiếp, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán sau đó ký hiệp định Giơnevơ Trong đó điều khoản quan trọng số 1 thể hiện quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế ghi nhận, các nước tham dự hội nghị phải tôn trọng quyền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông
Trang 99
Dương Tuy nhiên hiệp định này cũng có những hạn chế bất lợi cho chúng ta đó là đất nước ta tạm thời bị chia cắt ở vĩ tuyến 17 Với Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước; Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 2.1 Tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương
Sau hiệp định Giơnevơ thì miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng Giữa tháng 5-1955 toán lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hải Phòng Điều đó thể hiện rằng miền Bắc đã căn bản hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhưng hậu quả của chiến tranh để lại rất lớn và còn nhiều vấn
đề phải giải quyết Còn tại miền Nam, khi Pháp vừa rút quân thì Mĩ nhảy vào, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện trưng cầu dân ý, thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa Do đó, nhiệm vụ Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam chưa hoàn thành Từ hoàn cảnh đất nước như vậy, miền Bắc bước vào nhiệm vụ nhanh chóng khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất, cải cách ruộng đất, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kĩ thuật, từ đó tiến lên chủ nghĩa xã hội làm hậu phương vững chắc cho miền Nam để tiếp tục công cuộc giải phóng dân tộc
2.2 Đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954 – 1965)
2.2.1 Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)
Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 được kí kết, nhân dân miền Nam chuyển từ đấu tranh
vũ trang trong kháng chiến chống Pháp sang đấu tranh chính trị, đòi thi hành Hiệp định; rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ trang tự vệ, chống những chính sách khủng bố của kẻ thù Qua thực tiễn đấu tranh, lực lượng chính trị được bảo tồn và phát triển, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng được xây dựng lại ở nhiều nơi Những năm 1957 – 1959, Mĩ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng Tháng 5/1959, chính quyền Sài Gòn đặt cộng sản ra khỏi pháp luật, làm cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề Sự đàn áp của kẻ thù làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai càng phát triển gay gắt Cuộc đấu tranh ở miền Nam đòi hỏi phải có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng tiến lên Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng (tháng 1/1959) khẳng định con đường cách mạng bạo lực, chuyển cách mạng miền Nam tiến lên đấu tranh vũ trang Phong trào từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạch (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp
Trang 1010
Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ Đến năm 1960, nhân dân miền Nam đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, giương cao ngọn cờ đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân miền Nam, đấu tranh chống Mỹ và tay sai, nhằm thực hiện một miền Nam Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước
2.2.2 Chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961-1965)
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, đế quốc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Đó là một loại hình chiến tranh thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các cách mạng yêu nước Trong những năm 1961 – 196, Quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công, tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch Tháng 1/1963, giành thắng lợi lớn trong chiến dịch Ấp Bắc Trên mặt trận chống bình định, phòng trào nổi dậy chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% số dân Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nhất là các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương Do thất bại, nội bộ Mĩ và tay sai lục đục, dẫn tới cuộc đảo chính Từ cuối năm 1964, Mĩ thực hiện kế hoạch Giôn Xơn – Mắc Namara Số quân lên tới 25.000 nhưng vẫn không cứu vãn được tình hình Trong đông – xuân 1964 – 1965, kết hợp với đấu tranh chính trị và bình vận, các lực lượng vũ trang giải phóng đẩy mạng tiến công địch, giành thắng lợi ở nhiều chiến dịch, đẩy quân dội Sài Gòn đứng trước nguy cơ tan rã Đến tháng 6/1965, địch chỉ còn kiểm soát được 2.200 trong tổng 16.000 ấp Xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” bị
bẻ gãy Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị thất bại
2.3 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)
2.3.1 Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ của Mĩ” (1965-1968)
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” – được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân dội đồng minh và quân đội Sài Gòn Dựa vào ưu thế quân sự, với quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, Mĩ vừa mới vào miền Nam đã cho quân đội mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) Tiếp đó Mĩ mở liền hai cuộc phản công chiến lược mùa khô Qua hai mùa khô thử sức, kế hoạch “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ bị phá sản Quân và dân ta ở chiến trường cũng như ở hậu phương đã đánh bại mọi sức mạnh, mọi mưu mô, mọi cố gắng của địch Thế trận chiến tranh nhân dân phát triển vững chắc Những thắng lợi đó cho phép đảy mạnh công cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước lên đỉnh cao mới Cuộc tiến công và nôi dậy đồng loạt trong năm 1968
là kết quả và đỉnh cao nhất của quân và dân ta đánh bại chiến lược”Chiến tranh cục bộ”, đạp tan ý chí xâm lược miền Nam của Mĩ