Trong suốt quá trình phát triển, các quốc gia này đã dần tự hình thành các thể chế xã hội cơ bản như công xã thị tộc, công xã nông thôn, làm cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG XÃ THỊ TỘC, CÔNG XÃ NÔNG THÔN VÀ
CHẾ ĐỘ NÔ LỆ PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
Giảng viên: PGS TS Lê Đình Chỉnh
Họ và Tên: Lê Thị Song Hương
MSSV: 21030550
Lớp: QH-2021-X - ĐNA
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I Công xã thị tộc 4
1 Quá trình hình thành và khái niệm công xã thị tộc 4
2 Công xã thị tộc mẫu hệ 4
3 Công xã thị tộc phụ hệ 5
II Công xã nông thôn 6
1 Quá trình hình thành công xã nông thôn 7
2 Công xã nông thôn ở các quốc gia phương Đông 8
2.1 Công xã nông thôn Ai Cập cổ đại 8
2.2 Công xã nông thôn Lưỡng Hà cổ đại 9
2.3 Công xã nông thôn Ấn Độ cổ đại 10
2.4 Công xã nông thôn Trung Quốc cổ đại 10
3 Một số nhận xét chung về công xã nông thôn phương Đông 11
III Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại 12
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Phương Đông là khu vực bao gồm nhiều nền văn minh với các phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng… Sự xuất hiện của các nền văn minh trong khu vực gắn liền với lưu vực các con sông lớn như Ai Cập ở lưu vực sông Nin, Lưỡng Hà ở sông Euphratos, Ấn Độ ở sông Hằng, Trung Quốc ở sông Hoàng Hà… Đây là bốn quốc gia
cổ đại đầu tiên và cũng là bốn quốc gia cổ đại lớn nhất của phương Đông Trong suốt quá trình phát triển, các quốc gia này đã dần tự hình thành các thể chế xã hội cơ bản như công xã thị tộc, công xã nông thôn, làm cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nhà nước phức tạp hơn và có sự phân biệt các tầng lớp Xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông chủ yếu gồm ba tầng lớp: nông dân công xã, giai cấp thống trị và cuối cùng là giai cấp nô lệ
Bài tiểu luận “Khái quát về công xã thị tộc, công xã nông thôn và chế độ nô lệ phương Đông cổ đại” mà em đưa ra sau đây chủ yếu đi khái quát về quá trình hình thành
và phát triển các hình thức xã hội sơ khai của các quốc gia cổ đại phương Đông như Ai Cập, Ấn Độ… Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng cung cấp một vài tri thức về chế độ nô
lệ tại phương Đông cổ đại Bài viết là kết quả nỗ lực của em trong quá trình lên ý tưởng, chọn đề tài và tìm kiếm tư liệu Bài viết có sự nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau Nếu có sai sót, mong nhận được sự thông cảm và chỉ dạy thêm từ thầy
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4I Công xã thị tộc
1 Quá trình hình thành và khái niệm công xã thị tộc
Trong quá trình con người cải tạo lao động sản xuất, chính bản thân con người cũng phát triển, cải tạo Cho đến sau thời kỳ đồ đá cũ, con người đã trở nên hoàn thiện
và trở thành Người tinh khôn (Homosapien) Hậu kỳ thời đồ đá cũ, các công cụ sản xuất cũng như vũ khí đều được nâng cấp Bên cạnh đó, một bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa là cuối thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết cách tạo ra lửa Trước đó, con người chỉ biết lấy lửa từ các ngọn núi lửa hoặc từ các cây bị sét đánh Về sau, con người
đã tự biết tạo ra lửa bằng cách cọ xát cành cây hoặc đá lửa Việc dùng lửa đánh dấu bước đầu chinh phục thiên nhiên của con người, tách biệt loài người với các loài khác
Sự phát triển của hình thức lao động tập thể, lối sống định cư và việc biết dùng lửa đã gắn kết bầy người nguyên thủy và hình thành một tổ chức xã hội ổn định, chặt chẽ hơn
là công xã thị tộc
Thị tộc là tổ chức xã hội bao gồm vài chục gia đình có quan hệ huyết thống gần gũi, tồn tại từ 3 - 4 thế hệ và các lớp con cháu Mọi thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau bằng mối quan hệ dòng máu, có chung một tổ tiên trực tiếp Đây được coi là hình thức
xã hội mang tính tập đoàn gắn kết, sản xuất lâu dài, ổn định Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu hợp thành bộ lạc, hình thành hội đồng bộ lạc gồm thủ lĩnh các bộ lạc, thủ lĩnh quân sự, các tù trưởng thị tộc và các tăng lữ Hội đồng bộ lạc có quyền quyết định các công việc liên quan đến chiến tranh hay hòa bình của bộ lạc Trong giai đoạn đầu của công xã thị tộc, bộ lạc thường được chia làm hai nửa, gọi là bào tộc, mỗi bào tộc được
tổ chức nên bởi hai, bốn… số chẵn thị tộc Tuy nhiên, với sự phát triển của chế độ thị tộc, hình thức bào tộc dần biến mất
2 Công xã thị tộc mẫu hệ
Cùng với sự xuất hiện của công xã thị tộc, việc hôn nhân cận huyết hay anh chị
em trong cùng một thị tộc lấy nhau cũng được chấm dứt Thay vào đó là chế độ ngoại tộc hôn và nội tộc hôn: trai gái của thị tộc này phải lấy trai gái ở một thị tộc khác, nhưng việc kết hôn giữa hai thị tộc vẫn nằm trong phạm vi một bộ lạc Hai nguyên tắc này tồn tại song song và được chấp hành nghiêm chỉnh, hôn nhân không còn là hiện tượng sinh vật mà trở thành hiện tượng xã hội Tuy nhiên, hình thức kết hôn tại thời điểm này vẫn mang tính tập thể, ngẫu nhiên và không ổn định giữa trai gái của tộc này với tộc kia -
Trang 5chế độ quần hôn Hình thức gia đình được xây dựng dựa trên chế độ này được gọi là
“gia đình punalua” vì những người vợ chung hay chồng chung không gọi nhau là anh chị em, cũng không nhất thiết phải là anh chị em của nhau Mặt khác, do chế độ quần hôn nên khi sinh con sẽ chỉ biết mẹ, vì người cha không thể xác định được và luôn ở thị tộc khác, thuộc tập thể lao động kinh tế khác cho nên công xã thị tộc giai đoạn đầu là công xã thị tộc mẫu hệ
Trong quá trình phát triển của công xã thị tộc, tuy đã có sự cải tiến trong lao động cũng như đời sống sinh hoạt so với thời bầy người nguyên thủy, song dụng cụ lao động vẫn thô sơ, người ta vẫn phải tiến hành lao động tập thể Việc săn bắt, hái lượm, làm nhà cửa vẫn cần sự góp sức của nhiều người Yêu cầu của lao động và trình độ lao động đã tạo nên sự hợp tác lao động giữa các thành viên trong thị tộc Tuy nhiên, dưới chế độ công xã thị tộc mẫu hệ chưa có sự phân chia về tư liệu sản xuất, sản phẩm làm
ra Trong nội bộ thị tộc, mọi thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng tài sản thuộc phạm vi lãnh địa của thị tộc, không có sự phân biệt tài sản cá nhân Tài sản lúc bấy giờ thường là công cụ lao động, ruộng đất, đồng cỏ, rừng, ao hồ… nhưng do điều kiện còn kém phát triển, công cụ thô sơ nên việc khai hoang không được thực hiện, từ đó nhu
cầu chiếm hữu đất đai cũng không có
“Ở thời kỳ phát triển của thị tộc mẫu hệ, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” của công xã thị tộc Nhưng cái “vĩ đại” ấy chỉ xuất hiện trên cơ sở và tồn tại trong khuôn khổ của một nền sản xuất thấp kém, khi chưa xuất hiện của dư thừa Hay nói cách khác, cái “vĩ đại” của xã hội nguyên thủy chỉ xuất hiện và tồn tại trong khuôn
3 Công xã thị tộc phụ hệ
Nền sản xuất ở thời đại kim khí ngày càng phát triển đã đem lại những bước biến đổi mới cho đời sống xã hội lúc bấy giờ, trước hết là địa vị của người phụ nữ trong thị tộc Thời đại kim khí cùng với sự xuất hiện của các công cụ bằng đồng thau đã làm thay đổi cuộc sống lao động một cách mạnh mẽ: người ta bắt đầu khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp Sự phát triển ngày càng cao của nền nông nghiệp đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm của người đàn ông Địa vị của người đàn ông trong thị tộc
1Lương Ninh, Lịch sử Thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, 2006
Trang 6dần được xác lập rõ ràng Sự xuất hiện của sản phẩm dư thừa khiến người đàn ông bắt đầu quan tâm đến việc thừa kế tài sản Bên cạnh đó, chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũng dẫn đến việc con cái biết mặt cha, theo huyết tộc của cha thay vì mẹ như trước đây Chế độ thị tộc phụ hệ dần thay cho chế độ thị tộc mẫu hệ
Quyền lực của người đàn ông được xác lập dần dần trong quá trình lao động, bắt đầu từ quyền phân chia công việc cho các thành viên trong gia đình, sau đó đến quyền quyết định công việc quan trọng và thay mặt gia đình trong việc giao tiếp với thị tộc Trong khi công xã thị tộc cho phép người phụ nữ các quyền như bình đẳng, tôn trọng… thì ở chế độ phụ hệ, quyền của người đàn ông là vô hạn Người đàn ông thâu tóm mọi quyền hành và có thể biến các thành viên khác trong gia đình thành nô lệ, có quyền đánh đập và bán vợ con Xã hội cũng từ đó xuất hiện sự bất bình đẳng Sự phát triển của công cụ đồng thau cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của sản xuất cá thể, con người không nhất thiết phải lao động theo tập thể như trước đó Các gia đình dần dần tách khỏi thị tộc và đến những nơi có điều kiện tốt hơn để sinh sống, lao động Nhiều gia đình như vậy tập hợp lại tạo thành tổ chức công xã mới, các thành viên trong công xã chỉ có quan hệ về mặt địa lý, kinh tế gọi là công xã láng giềng Sự xuất hiện của công xã láng giềng cùng với năng suất lao động ngày càng cao dẫn tới của cải dư thừa, chế độ tư hữu phát triển Do năng suất lao động của mỗi gia đình khác nhau, nên của cải tích lũy được cũng khác nhau dẫn đến sự phân chia giàu nghèo Các gia đình tộc trưởng, bô lão hay thủ lĩnh thường là các gia đình giàu có, họ lợi dụng chức quyền
để chiếm phần nhiều hơn Những người giàu hợp thành tầng lớp quý tộc với nhiều của cải trong khi những người nghèo khó là phần lớn thành viên bộ tộc bị mất của cải và dần bị lệ thuộc vào tầng lớp quý tộc
II Công xã nông thôn
Sự lụi tàn của lối sống nguyên thủy đã dẫn đến sự xuất hiện công xã nông thôn với ba đặc điểm tiêu biểu sau:
- Công xã thị tộc là mối quan hệ cùng dòng máu, công xã nông thôn lại là quan hệ
về mặt địa lý và huyết thống
- Công xã nông thôn đã có sự xuất hiện của tư hữu tài sản
- Công xã nông thôn chủ yếu lao động độc lập, tuy có sự hợp tác song đơn vị sản xuất thu hẹp ở phạm vi gia đình chứ không còn chung như công xã thị tộc
Trang 7Công xã nông thôn xuất hiện khi công xã thị tộc phụ hệ bước vào thời kì lụi tàn Quá trình từ công xã thị tộc quá độ lên công xã nông thôn gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất
1 Quá trình hình thành công xã nông thôn
Xã hội nguyên thủy phát triển nhất vào thời kỳ thị tộc mẫu hệ, tới thời kỳ thị tộc phụ hệ, xã hội đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống tan rã Như đã đề cập ở phần trước, sự phát triển của quá trình lao động đòi hỏi sức lực và kinh nghiệm của người đàn ông, vai trò của họ được nâng cao, chế độ mẫu quyền chuyển sang chế độ phụ quyền Thời kỳ này có sự xuất hiện của những gia đình lớn Tuy nhiên, mối quan hệ sản xuất trong gia đình lớn chưa thật sự chặt chẽ và gắn bó vì chưa có sự xuất hiện của tư hữu sản phẩm lao động Với sự cải tiến về kỹ thuật nông nghiệp, con người không cần dùng quá nhiều đến sức người như trước đây, thay vào đó chỉ cần sức của vài người, lao động tập thể đã chuyển sang lao động cá thể Từ các gia đình lớn tách thành nhiều gia đình nhỏ hơn, các gia đình nhỏ tách ra vẫn đảm bảo có đủ tư liệu sản xuất và sản phẩm, các công cụ sản xuất, của cải cũng thuộc sự sở hữu của mỗi gia đình Xã hội bắt đầu có sự phân hóa giàu nghèo, xã hội có giai cấp, bóc lột được hình thành Công xã nông thôn xuất hiện thay thế cho công xã thị tộc đang ngày một lụi tàn
Tuy nhiên, biểu hiện ban đầu của giai cấp bóc lột không nằm ở việc chênh lệch năng suất lao động và của cải tích lũy giữa các gia đình nhỏ Trong điều kiện sinh sống
và lao động tập thể, sản phẩm thu được là tương đối và được chia đều, không có sản phẩm tích lũy, cho nên phải có phương thức khác để có được sản phẩm tích lũy đó là lợi dụng uy quyền, địa vị Các tù trưởng, tộc trưởng hay thủ lĩnh quân sự chính là giai cấp bóc lột đầu tiên Họ lợi dụng quyền uy của mình trong thị tộc để giành phần hơn, dần dần phần lớn tài sản của công xã đều bị họ chiếm, họ trở thành tầng lớp quý tộc trong thị tộc Mặt khác, những cuộc chiến giữa các thị tộc cũng đẩy mạnh quá trình phân hóa giàu nghèo Bên cạnh những của cải chiếm được từ cuộc chiến, thị tộc cũng thu được một số lượng lớn tù binh - sau này trở thành nô lệ cho các gia đình Việc sở hữu nô lệ và chênh lệch của cải quá lớn dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong thị tộc, những người nghèo đói, mắc nợ cũng dần trở thành nô lệ cho các gia đình quý tộc giàu
có Các gia đình quý tộc tách rời khỏi thị tộc khiến cho các thành viên khác trong công
xã phải phụ thuộc vào họ Quyền lực của các gia đình này cũng dần được nối tiếp theo
Trang 8kiểu cha truyền con nối Xã hội hình thành nhiều tập đoàn khác nhau với địa vị, quyền lợi khác nhau, thậm chí đối lập nhau Mối quan hệ dòng máu không còn là yếu tố quan trọng khi cùng một dòng máu có kẻ giàu người nghèo, kẻ áp bức người bị áp bức Mối quan hệ hợp tác giờ đây chỉ dựa trên địa lý, trong cùng một khu vực các gia đình hợp tác với nhau tạo thành đơn vị kinh tế và xã hội nhỏ, đó chính là công xã nông thôn Như vậy, công xã nông thôn chính thức ra đời và thay thế cho công xã thị tộc
2 Công xã nông thôn ở các quốc gia phương Đông
2.1 Công xã nông thôn Ai Cập cổ đại
Công xã nông thôn Ai Cập cổ đại có đơn vị sản xuất là gia đình, tuy nhiên ruộng đất không còn thuộc quyền sở hữu của tư nhân mà do nhà nước sở hữu Từ sớm, cư dân
Ai Cập cổ đại đã biết khai thác vùng đồng bằng sông Nin màu mỡ để trồng trọt và cũng như các quốc gia phương Đông khác, người Ai Cập cũng xây dựng và phát triển các công trình thủy lợi với quy mô lớn Nhiều công xã nông thôn hợp thành một khu vực, được người Ai Cập gọi là Xê-pa Các tổ chức này hầu như biệt lập, chủ yếu là thành thị
và có hệ thống ngôn ngữ, chữ viết cũng như tín ngưỡng, quân đội riêng Một trong những việc quan trọng nhất của Xê-pa là canh giữ, quản lý nguồn nước, xây dựng các công trình thủy lợi Đây cũng là nguyên nhân chính cho rất nhiều cuộc xung đột giữa các Xê-pa với nhau và hình thành Hạ Ai Cập, Thượng Ai Cập
Nông dân là tầng lớp chiếm đa số, họ làm thuê cho nhà nước và các tầng lớp quý tộc, bị bóc lột dưới nhiều hình thức, tiêu biểu là qua các loại thuế như thuế đất, thuế súc vật Ngoài ra, các thành viên trong công xã nông thôn cũng phải tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, kim tự tháp… Nhiều nông dân do không trả được nợ, thuế đã bị đày xuống làm nô lệ Thời kỳ Tảo Vương quốc và Cổ vương quốc xuất hiện các nông trang lớn của nhà nước và đền miếu, các thành viên trong công xã nông thôn là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, phần lớn là làm ruộng và một số nghề thủ công khác như làm gạch, đồ gốm, dệt vải… Nghề chăn nuôi cũng phát triển khá mạnh mẽ trong thời kì này Tuy nhiên, các thành viên trong công xã thời kỳ này phải làm việc trong điều kiện áp buộc chặt chẽ bằng đòn roi và hình phạt nặng nề
Thời kỳ Trung và Tân vương quốc, chế độ công xã nông thôn tiếp tục duy trì
và phát triển Sau khi Cổ vương quốc suy vong, Ai Cập lâm vào tình trạng kinh tế sa sút Tuy nhiên, các kỹ thuật trong sản xuất vẫn tiếp tục cải tiến Sau khi nhà nước thống
Trang 9nhất, nền kinh tế Ai cập được phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trong đó nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất Về mặt xã hội, thành phần nông dân có sự phân hóa, một
số ít nông dân có ruộng đất và công cụ lao động, thậm chí là cả nô lệ trong khi phần lớn vẫn phải đi làm thuê Nông dân có gia đình riêng và hầu như tài sản chỉ là sức lao động Phần lớn nông dân đều bị đối xử như những người thấp hèn trong xã hội, tuy không phải nô lệ nhưng họ bị đối xử không khác là bao so với nô lệ
2.2 Công xã nông thôn Lưỡng Hà cổ đại
Cũng như Ai Cập, tại Lưỡng Hà, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước Phần lớn ruộng đất là ruộng công, trong đó các Patêsi (Vua) chiếm khoảng 80 - 90% và coi đó là ruộng của họ Những người làm công cho Patêsi phải nộp 30 - 50% sản lượng
mà họ thu hoạch được Các thành viên công xã chỉ được sử dụng một số ruộng đất chia theo định kỳ, ngoài ra họ cũng sở hữu một ít của cải Họ cũng cày cấy ruộng đất lĩnh canh cho các đền miếu, tham gia xây dựng các công trình thủy lợi, các cung điện Công
xã nông thôn có lợi ích chung là nguồn nước, việc trông nom và quản lý nguồn nước không chỉ là việc của nhà nước mà còn là việc của từng địa phương, từng hộ gia đình riêng Họ có nhiệm vụ phải điều tiết nước đến các cánh đồng và đảm bảo nước để tưới tiêu, nhất là ruộng của nhà vua cho nông dân lĩnh canh
Thời kỳ Sume và Ác-cát, ruộng đất được chia theo định kỳ, thành viên công xã phải nộp hiện vật cho nhà nước và làm lao dịch Đến thời Ác-cát, số lượng người nghèo ngày càng tăng lên, họ phải làm thuê cho các trang trại lớn của vua và tầng lớp quý tộc Việc mua bán ruộng đất cũng trở nên phổ biến trong thời kỳ này
Bước sang thời kỳ Cổ Babylon, chế độ ruộng tư trở nên phát triển Ngoài tầng lớp quý tộc, quan lại, chủ của các ruộng tư cũng là các thương nhân, bọn cho vay nặng lãi… Với sự ra đời của bộ luật Hammurabi, nền kinh tế thời kì này phát triển mạnh mẽ
Kỹ thuật canh tác được cải tiến, cày thô sử dụng sức kéo của trâu bò được sử dụng rộng rãi Các sản phẩm nông sản như lúa mì, lúa mạch, chà là… không chỉ đủ cung cấp cho
cư dân trong nước mà còn được dùng để trao đổi, buôn bán với các vùng lân cận Chăn nuôi cũng cũng rất phát triển Các ngành thủ công nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu từ dệt vải, chế tạo đồ da… đến xây dựng nhà cửa và đóng tàu thuyền Tiền tệ cũng dần được sử dụng phổ biến trong thời kỳ Cổ Babylon, người ta sử dụng bạc để buôn bán Thời kỳ Tân Babilon, chế độ công xã nông thôn vẫn tiếp tục tồn tại Các chế độ
Trang 10ruộng đất tư và lĩnh canh vẫn tiếp tục phát triển đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của
số lượng lớn các gia đình chủ nô giàu có Đồng thời, số lượng nông dân nghèo, mắc nợ phải đi làm thuê cũng tăng lên
2.3 Công xã nông thôn Ấn Độ cổ đại
Chế độ công xã nông thôn tồn tại một cách khá dai dẳng và vững chắc tại Ấn
Độ Nguyên nhân là do nhà nước tiến hành trông coi, quản lý các công trình thủy lợi cũng như chú trọng thúc đẩy nông, thương nghiệp phát triển và người Ấn Độ sống rải rác trên khắp đất nước nhờ vào quan hệ gia trưởng giữa nông và thủ công nghiệp Chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ có thể được khái quát thành hai đặc điểm tiêu biểu:
- Sự kết hợp giữa chế độ tư hữu và công hữu về tài sản Các tài sản công hữu là
ruộng đất, ao hồ, rừng… tuy nhiên các tài sản này đều thuộc quyền sở hữu cao nhất là của nhà nước Các tài sản tư hữu là nhà cửa, vườn tược, gia súc hay các của cải tích lũy Trên cơ sở này, hình thức sử dụng đất ở mỗi khu vực lại khác nhau Ở những vùng còn lạc hậu, các thành viên lao động tập thể rồi phân chia sản phẩm Ở những vùng tiến bộ hơn, ruộng đất được chia định kỳ cho các thành viên tự cày cấy, sản xuất Các tài sản công khác vẫn là của chung, thành viên trong công xã đều có quyền khai thác, sử dụng
- Tính chất tự cấp, tự túc về mặt kinh tế, không cần sự liên lạc với bên ngoài Nông
nghiệp và thủ công nghiệp trong mỗi công xã có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ Mỗi công
xã nông thôn đều có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về mặt đời sống cũng như lao động
Công xã Ấn Độ là tổ chức xã hội mang tính chất tự trị cao Trong mỗi công xã cũng có
đầy đủ các đẳng cấp, tầng lớp quý tộc là đẳng cấp trên còn những người lao động là đẳng cấp dưới
Như vậy, dựa trên những đặc điểm trên, có thể thấy công xã nông thôn Ấn Độ
là những đơn vị có khả năng tự cấp tự túc về mặt kinh tế và cũng có quyền tự trị về mặt chính trị Với đặc điểm công xã biệt lập, như một xã hội thu nhỏ, các tập tục mê tín, dị đoan cũng từ đó mà phát triển
2.4 Công xã nông thôn Trung Quốc cổ đại
Thời Thương, các vua Thương thực hiện chính sách phân phong ruộng đất cho
bà con thân thích của mình Bên cạnh đó, thân thích với vua cũng được phong tước Hầu,
Bá, Tử và họ phải phục vụ cho nhà vua Về kinh tế, nông dân là lực lượng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, họ không có ruộng đất riêng mà phải đi làm thuê cho các gia đình