1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khái quát lịch sử về một số quốc gia phương Đông trung Đại

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái quát lịch sử về một số quốc gia phương Đông trung đại
Tác giả Hồ Quỳnh Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Đình Chỉnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Đông Phương học
Chuyên ngành Lịch sử - Văn hóa và T tư tưởng Phương Đông
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 620,12 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Lịch sử thời kỳ trung đại là thời kì gắn với những cột mốc lịch sử quan trọng như thiết lập thể chế chính trị, pháp luật đến sự hình thành của mỗi quốc gia.. Qua đó tô

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC



TIỂU LUẬN CUỐI KÌ LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

Tên chủ đề:

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ VỀ MỘT SỐ QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG TRUNG ĐẠI

Giảng viên: PGS.TS Lê Đình Chỉnh

Họ và tên sinh viên: Hồ Quỳnh Hương

Mã sinh viên: 21030549 Lớp khóa học: QH-2021-X-ĐNA Khoa: Đông Phương học

Hà Nội, tháng 1/2022

Trang 2

MỤC LỤC

A/PHẦN MỞ ĐẦU 3

B/PHẦN NỘI DUNG 4

I TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI 4

1 Triều Tần (năm 221 – 206 TCN) 4

2 Triều Hán 4

3 Thời kì Tam Quốc : Ngụy, Thục, Ngô (năm 220 - 280) 5

4 Triều Tấn (năm 265 – 420) 5

5 Thời kì Nam Bắc triều (năm 420 - 589) 6

6 Triều Tuỳ (năm 581 - 618) 6

7 Triều Đường 6

8 Thời kì ngũ đại (năm 907 – 960) 7

9 Triều Tống (năm 960 – 1279) 7

10 Triều Nguyên (năm 1271 – 1368) 8

11 Triều Minh (năm 1368 – 1644) 8

12 Triều Thanh 8

II ẤN ĐỘ THỜI KỲ TRUNG ĐẠI 8

1 Thời kì hình thành và bước đầu củng cố chế độ phong kiến (thế kỉ IV - VII) 8

2 Thời kì Ấn Độ bị chia cắt và bị ngoại tộc xâm nhập (giữa thế kỉ VII - thế kỉ XII) 9

3 Ấn Độ từ thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XVI 9

4 Ấn Độ từ thế kỉ XVI – thế kỉ XVII 10

C/KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

A/PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử thời kỳ trung đại là thời kì gắn với những cột mốc lịch sử quan trọng như thiết lập thể chế chính trị, pháp luật đến sự hình thành của mỗi quốc gia Thời kỳ trung đại ở phương Đông cũng là giai đoạn phát triển huy hoàng nhất của các quốc gia phương Đông Qua đó tôi muốn tìm hiểu lịch sử về một số quốc gia phương Đông Trung đại như Trung Quốc, Ấn Độ

2 Mục tiêu

Tôi mong rằng có thể tìm hiểu và mang đến cho bạn đọc một cái nhìn hệ thống, khái quát những thông tin về lịch sử của một số quốc gia phương Đông Trung đại cụ thể là hai quốc gia bước vào thời kỳ trung đại hay còn gọi là những nước có chế độ phong kiến hình thành sớm như Trung Quốc và Ấn Độ

3 Phạm vi nghiên cứu

- Lịch sử Trung Quốc thời kỳ trung đại

- Lịch sử Ấn Độ thời kỳ trung đại

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp xử lí thông tin

Trang 4

B/PHẦN NỘI DUNG

I TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

1 Triều Tần (năm 221 – 206 TCN)

Từ năm 230 - 221 TCN nhà Tần lần lượt thôn tính các nước Hàn, Triệu, Ngụy, Sở , Yên,

Tề và hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc Trên cơ sở đó, triều đại phong kiến tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc – triều Tần được thành lập Sau khi trở thành vua, Doanh Chính xưng làm Hoàng đế, hiệu là Thuỷ hoàng đế, lịch sử gọi là Tần Thuỷ Hoàng [1,tr183]

 Chính trị:

- Trung ương: dưới hoàng đế có 3 quan chức là Thừa tướng, Thái Úy, Ngự sử đại phu

- Địa phương: chia cả nước thành 36 quận Các quan đứng đầu quận, huyện gọi là

Úy, Lệnh

Phương pháp cai trị của Tần Thuỷ Hoàng là “mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức ân nghĩa”[1,tr184] Tần Thủy Hoàng là một vị vua tàn bạo

và hà khắc ông cho ra những điều luật vô cùng khắc nghiệt Những loại người như đàn ông gửi rể, bản thân mình là lái buôn hoặc trước kia đã từng đi buôn, hoặc có bố mẹ ông bà là người buôn bán đểu bị coi là những kẻ phạm tội, do đó đều bị phạt tội lưu đày hoặc bị bắt

đi trấn thủ biên cương [1,tr184]

Tần Thủy Hoàng ra lệnh cấm mở các trường học, muốn học thì chỉ được dạy lại cho pháp luật Ông bắt người dân xây dựng nhiều công trình đồ sộ như Vạn lí trường thành, lăng Li Sơn, cung A Phòng và nhiều công trình khác

Dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Tần, lòng oán giận của người dân ngày càng lên cao

và bắt đầu có những cuộc nổi dạy lật đổ nhà Tần Năm 206 TCN, nhà Tần bị diệt vong sau

15 năm cai trị

2 Triều Hán

Sau khi nhà Tần bị diệt vong, nhà Hán thống trị Trung Quốc từ năm 206 TCN đến năm

8 SCN Năm 202 TCN, sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu Bang chính thức lên ngôi vua lấy hiệu là Hán Cao tổ ban đầu lấy Lạc Dương, sau đó là Trường An làm kinh đô.Khi nhà Hán mới thành lập, Hán Cao Tổ lập tức chỉnh đốn mọi việc để củng cố ngai vàng của mình Đối với nhân dân, Cao tổ chú ý trước hết đến việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp Đối với địa chủ, các quan được thăng cấp Đối với những người thân thích và các công thần được phong đất và tước hiệu quý tộc

Trang 5

Năm 195 TCN, Hán Cao tổ chết, mọi quyền hành do Lữ Hậu (hoàng hậu của Lưu Bang) nắm Nhưng năn 180 TCN, Lữ Hậu chết Hán Vũ đế lên ngôi (140 – 87 TCN) thi hành nhiều chính sách đề cao uy quyền của hoàng đế, tình hình chính trị, kinh tế xã hội dần được

ổn định

Hán Vũ đế mở các cuộc chiến tranh xâm lược các nước xung quanh để mở rộng lãnh thổ Sau hơn 20 năm, Tây Hán đã thôn tính được nhiều nước xung quanh, lập một đế quốc hùng mạnh ở phương Đông

Sau khi Hán Vũ đế chết, Tây Hán ngày càng rối ren Năm 8 SCN, ngoại thích Vương Mãng đã cướp ngôi của nhà Hán, tự mình lên làm vua, đặt tên triều đại mới là Tân [1,tr.193] Vương Mãng đã ban hành một số chính sách cải cách nhằm củng cố địa và xoa dịu mâu thuẫn xã hội nhưng vẫn không tránh khỏi nguy cơ sụp đổ

Tiếp sau triều Tân, năm 25, Lưu Tú xưng làm Hoàng đế, hiệu là Quang Vũ đế, đặt tên nước là Hán, đóng đô ở Lạc Dương, lịch sử gọi là Đông Hán Quang Vũ đế cũng thi hành nhiều chính sách tích cực nhờ đó mà tình hình xã hội tương đối ổn định nhưng cũng không duy trì được lâu do tình hình chính trị rối ren Năm 220, vua Đông Hán phải nhường ngôi cho họ Tào

3 Thời kì Tam Quốc : Ngụy, Thục, Ngô (năm 220 - 280)

Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi bắt Hán Hiến đế phải "nhường ngôi" cho mình, nhà Đông Hán diệt vong Tào Phi lên làm vua, đóng đô ở Lạc Dương, đặt tên nước là Ngụy [1,tr198]

Năm 221, Lưu Bị xưng đế, đóng đô ở Thành Đô, lấy quốc hiệu là Hán, lịch sử gọi là Thục [1,tr198]

Năm 222, Tôn Quyền xưng vương (năm 229 xưng đế), đóng đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh sau này), đặt tên nước là Ngô [1,tr198]

Từ năm 220 đến năm 280 là thời kỳ Tam Quốc gồm 3 nước Ngụy, Thục, Ngô thôn tính lẫn nhau thống trị Trung Quốc Đến năm 263, Thục bị Ngụy tiêu diệt Năm 265, triều Tấn thay triều Ngụy Năm 280, Ngô bị Tấn tiêu diệt Trung Quốc lại thống nhất

4 Triều Tấn (năm 265 – 420)

Năm 265, Tư Mã Viêm bắt vua Ngụy phải nhường ngôi lấy hiệu là Vũ Đế đổi tên nước thành Tấn, lịch sử gọi là Tây Tấn Năm 291, sau khi Tấn Vũ đế chết triều đình xảy ra nội chiến kéo dài, lịch sử gọi là “loạn 8 vương" Năm 316, Nhà Tây Tấn bị diệt vong

Trang 6

Sau khi Tây Tấn diệt vong, năm 317, một tôn thất nhà Tấn là Tư Mã Duệ được lập nên làm vua ở Kiến Khang (Nam Kinh sau này), triều Đông Tấn bắt đầu [1,tr199] Kéo dài được đến năm 420, vua Đông Tấn bị Lưu Dụ bắt nhường ngôi, triều Đông Tấn diệt vong

5 Thời kì Nam Bắc triều (năm 420 - 589)

Sau khi Lưu Dụ cướp ngôi của Đông Tấn, lập nên triều đại Tống (420 – 479) Năm 479,

1 viên tướng của Tống là Tiêu Đạo Thành truất ngôi của Tống, lên làm vua, lập nên triều

Tề (479-502) [1,tr200] Năm 502, 1 người trong họ tên là Tiêu Diễn khởi binh lật đổ triều

Tề, lên làm vua, đổi tên nước là Lương (502-557) [1,tr200] Năm 557, một viên tướng có công lớn trong việc đánh bại Hầu Cảnh là Trần Bá Tiên bắt vua Lương "nhường ngôi" cho mình, lập nên triều Trần (557-589) [1,tr200] Cũng không tồn tại được lâu triểu Trần bị triều Tùy tiêu diệt 4 triều đại Tống, Tề, Lương, Trần đều chỉ thống trị được miền Nam nên được gọi chung là Nam triều

Năm 439, nước Bắc Ngụy của tộc Tiên Ti thống nhất được miền Bắc Trung Quốc, đóng

đô ở Bình Thành (Sơn Tây), đến năm 494 thì dời đến Lạc Dương [1,tr200] Nhưng cũng không thống nhất được lâu Năm 550, Bắc Tề thay thế Đông Ngụy Năm 557, Tây Ngụy cũng bị Bắc Chu cướp ngôi Năm 577, Bắc Chu diệt Bắc Tề Năm 581, một ngoại thích tên

là Dương Kiên đã giành ngôi của Bắc Chu, hiệu là Văn đế, đổi tên nước là Tuỳ, đóng đô ở Trường An [1,tr200] Năm 589, Tuỳ tiêu diệt Trần, Trung Quốc lại được thống nhất

6 Triều Tuỳ (năm 581 - 618)

Dưới thời Văn đế, nhà Tuỳ đã thi hành nhiều chính sách tích cực kinh tế bước đầu phát triển, xã hội tương đối ổn định Năm 604, Tùy Văn đế bị con trai là Dương Quảng đầu độc chết, Dương Quảng lên ngôi hiệu là Dượng đế Vừa mới thống nhất nhà Tuỳ liền phát động chiến tranh để thôn tính các nước xung quanh Sự ăn chơi xa xỉ của Tuỳ Dưỡng đế và những cuộc chiến tranh xâm lược Cao Câu Li đã làm cho nhân dân Trung Quốc vô cùng khốn khổ từ đó dẫn đến những phong trào chiến tranh nông dân vào cuối thời nhà Tuỳ Năm 616, Dượng đế qua đời, nhà Tùy diệt vong

7 Triều Đường

Năm 618, Lý Uyên xưng làm vua, đặt quốc hiệu là Đường [1,tr204] Đường tập trung lực lượng để đánh bại quân nông dân và tàn quân của Tuỳ, Trung Quốc lại thống nhất Năm 626, Lý Uyên thoái vị, Lý Thế Dân lên nối ngôi, hiệu là Thái Tông (còn gọi là Đường Thái Tông) Sau khi lên ngôi, Đường Thái tông đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho dân

do đó, kinh tế được khôi phục và phát triển, chính trị ổn định Năm 649, Đường Thái tông chết Cao Tông nối ngôi nhưng là người nhu nhược, yếu đuối nên hoàng hậu Võ Tắc Thiên

Trang 7

nắm quyền Năm 690, Võ Tắc Thiên xưng làm Hoàng đế đổi tên nước thành nhà Chu ( 690-705) Năm 705, Võ Tắc Thiên ốm nặng, bị buộc thoái vị Triều Chu kết thúc

Năm 712, Huyền Tông lên ngôi chỉnh đốn lại bộ máy chính quyền, trật tự xã hội ổn định, kinh tế phát triển Nhưng đến cuối đời mình Huyền tông say đắm Dương Quý Phi, mọi việc trong triều đều giao cho Dương Quốc Trung (anh của Dương Quý Phi) khiến cho mẫu thuẫn các giai cấp, trung ương trở nên sâu sắc Năm 755, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi binh chống Đường, sử sách gọi là loạn An Sử[1,tr209] Loạn An Sử đã để lại những hậu quả nghiêm trọng Nhà Đường rơi vào tình trạng suy yếu Nông dân ngày càng khổ cực dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Đường khiến cho nhà Đường ngày càng hỗn loạn

8 Thời kì ngũ đại (năm 907 – 960)

Năm 907, Chu Toàn Trung giành ngôi nhà Đường và lập ra triều dại mới là Hậu Lương, đóng đô ở Khai Phong

Từ đó cho đến năm 960, ở miền Bắc Trung Quốc lần lượt dựng lên 5 triều đại là Hậu Lương (907 - 923), Hậu Dường (923 - 935), Hậu Tấn (936 - 947), Hậu Hán (947 - 950), Hậu Chu (951 - 960) [1,tr212]

Ở miền Nam, sau khi Đường diệt vong, các thế lực cát cứ ấy đã lần lượt lập thành 9 nước: Tiền Thục (907 - 925), Ngô Việt (907 - 978), Mân (909 - 945), Ngô (919 - 937), Nam Hán (917 - 971), Nam Bình (925 - 978), Sở (927 - 951), Hậu Thục (934 - 965), Nam Đường (937 - 975), cộng với nước Bắc Hán (951 - 979) ở miền Bắc là 10 nước Vì vậy thời

kì này gọi là Ngũ đại Thập quốc

Bắt đầu từ thời kì này Trung Quốc nhận sự đe dọa của người Khiết Đan

9 Triều Tống (năm 960 – 1279)

Năm 960, Triệu Khuông Dẫn cướp ngôi của Hậu Chu, lập nên triều Tống, đóng đô ở Biện Lương, lịch sử gọi là Bắc Tống (960 -1127) Năm 1115, tộc Nữ Chân lập nên một quốc gia lấy tên là Kim Ngay sau đó Kim đem quân diệt Liêu, năm 1125 Liêu bị tiêu diệt Sau đó Kim tấn công nhà Tống Tháng 4/1127, Kim cướp sạch vàng bạc, sổ sách, bắt cóc vua, quan lại…trên 3000 người đem về Bắc Bắc Tống diệt vong

Sau khi quân Kim rút về Bắc, em của Khâm Tông là Triệu Cấu được lập lên làm vua, hiệu là Cao Tông Triều Nam Tống (1127 - 1279) bắt đầu [1,tr217] Đến thế kỉ XIII, cả 2 nước này đều trở thành đối tượng chinh phục của nước Mông cổ mới thành lập và đến năm

1279 Nam Tống bị Mông Cổ tiêu diệt [1,tr219]

Trang 8

10 Triều Nguyên (năm 1271 – 1368)

Năm 1271, Hốt Tất Liệt xưng hoàng đế, đặt tên nước là Nguyên, đóng đô ở Đại Đô (Bắc Kinh) Trong 20 năm đầu, Hốt Tất Liệt đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm lược

ở nhiều nước trong đó có Đại Việt ta Dù đã Trung Quốc hóa nhưng xã hôi Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn do đó mà nhiều phong trào khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc xảy ra liên tiếp vào cuối thời Nguyên Nổi bật là cuộc đấu tranh của Chu Nguyên Chương Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế ở Kim Lăng đặt tên nước là Minh Sự thống trị của nhà Nguyên kết thúc Năm 1387 Trung Quốc thống nhất hoàn toàn

11 Triều Minh (năm 1368 – 1644)

Sau khi lên nắm quyền thống trị, Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) thi hành nhiều chính sách tiến bộ nhờ đó tình hình chính trị xã hội được ổn định và phát triển Năm 1398, Minh Thái tổ chết Năm 1402, Chu Đệ (Minh Thành tổ) lên ngôi hoàng đế thời kì trị vì của ông là thời kì hưng thịnh nhất của triều Minh Từ thập kỉ 30 của thế kỉ XV về sau, triều Minh bắt đầu suy sụp, triều đình rối ren, nhân dân cả nước khốn khổ từ đó xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân Nhà Minh sụp đổ vào năm 1644

12 Triều Thanh

Nhà Thanh thành lập ở Trung Quốc từ năm 1644 Bộ tộc lập nên triều Thanh vốn là một chi nhánh của người Nữ Chân [1,tr230] đến giữa thế kỉ XVIII, triều Thanh đã thôn tính được Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương, cùng Mãn Châu và bản đồ của nước Minh cũ lập thành 1 đế quốc rộng lớn [1,tr233] Tuy vậy nhà Thanh vẫn muốn mở rộng xuống phía nam

và tiến hành xâm lược Đại Việt ta và Miến Điện Năm 1840, sau chiến tranh thuốc phiện giữa Anh và Trung Quốc, nhà Thanh buộc phải nhượng bộ Sự kiện đó đánh dấu xã hội Trung Quốc bước vào một giai đoạn mới - giai đoạn nửa phong kiến nửa thuộc địa [1,tr238]

II ẤN ĐỘ THỜI KỲ TRUNG ĐẠI

1 Thời kì hình thành và bước đầu củng cố chế độ phong kiến (thế kỉ IV - VII)

Năm 320, vương triều Gúpta được thành lập bởi Sanđragúpta I, trên lãnh thổ Magađa

Ấn Độ Gúpta dưới thời Sanđragúpta trở nên cực thịnh và đạt tới trình độ văn minh chưa hề

có trước đó

Từ giữa thế kỉ V trở đi, đế quốc Gúpta bắt đầu suy yếu [1,tr336] Người Hung nô là người Éptalít (người Hung trắng) đã liên tục xâm nhập Ấn Độ Sự thống trị của người Éptalít không duy trì được lâu kết thúc năm 540

Trang 9

Cuối thế kỉ VI, Hácsa - vương công của vương quốc Tanêsa ở phía bắc lưu vực sông Jumma laaph nên đế quốc là một liên minh gồm nhiều công quốc phong kiến nhỏ Ấn Độ lúc này phát triển vô cùng mạnh mẽ Trong thời gian này, một nhà sư nổi tiếng của Trung Quốc là Đường Huyền Trang đã đến Ấn Độ Dù thịnh trị và phát triển vượt bậc như vậy nhưng triều Hácsa cũng không tồn tại được lâu

Sau khi Hácsa chết (năm 648) thì từ thế kỉ VII đến hết thế kỉ XII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt và bị xâm lược

2 Thời kì Ấn Độ bị chia cắt và bị ngoại tộc xâm nhập (giữa thế kỉ VII - thế kỉ XII)

Sau khi Hácsa chết (648), Ấn Độ lâm vào tình trạng bị chia cắt Ở miền Bắc là các tiểu quốc Raputana, Mêoa, Maoa, Ambơ, Bicanơ và Pratiha khiến cho miền bắc rối loạn và suy yếu Còn miền Nam xuất hiện vương quốc Palava, Salyuca…nhưng cũng rất hỗn loạn

và bất ổn

Trong tình hình đất nước vừa bị chia cắt vừa bị ngoại tộc xâm nhập Năm 664, Muntan tiến công Tây Pengiáp Năm 711, Môhamét Ibu Caxim chinh phục phía nam lưu vực sông

Ân, thành lập hai vương quốc là Mansa và Muntan Năm 997, Mahơmút lập nên nước Gazni ở Đông Apganixtan, cứ mỗi mùa đông lại đưa quân vào Ấn Độ để cướp bóc Bắc

Ấn Độ bị phá hoại nghiêm trọng

3 Ấn Độ từ thế kỉ XIII - đầu thế kỉ XVI

Vào cuối thế kỉ XII, miền Bắc Ân Độ liên tục bị người Hồi giáo xâm lược Năm 1175, Môhamét Go lật đổ vương triều Gazni, lập ra vương triều Go [1,tr350] Năm 1206, Môhamét Go bị giết Bắc Ấn Độ bị tách ra thành một quốc gia riêng do Aibếch làm vua gọi là Xuntan, đóng đô ở Đêli Từ đó đến năm 1526 đươc gọi là thời kì Xuntan Đêli Sau khi Aibếch chết (1210), những cuộc tranh giành ngôi vua diễn ra đẫm máu và liên tiếp ở triều đình, nên chỉ trong 36 năm (1210 - 1246) đã thay đổi tới 6 đời Xuntan [1,tr350]

Ấn Độ rơi vào tình trạng suy yếu và bị Mông Cổ xâm nhập tàn phá

Năm 1265, Banban lên làm vua (1265 - 1287) đã tổ chức lực lượng quân đội để bảo vệ đất nước trước sự tấn công của Mông Cổ Sau khi Banban chết (1287), Mông cổ vẫn tiếp tục tấn công Ấn Độ nhưng đều thất bại dưới thời vua Ala útđin Nhưng Mông Cổ vẫn luôn lời dụng tình hình để tiếp tục xâm nhập Ấn Độ Năm 1526, Đêli bị người Mông cổ chiếm, vương triều Lôđi diệt vong, chấm dứt 320 năm Ấn Độ nằm dưới sự thống trị của các vương triều Hồi giáo [1,tr353]

Trang 10

4 Ấn Độ từ thế kỉ XVI – thế kỉ XVII

Năm 1526, Babua đã lập nên quốc gia Đại Môgôn sau khi thôn tính Xuntan Ibơrakhin

ở Panipát Năm 1530, Babua chết Giữa các con trai của ông đã xảy ra nội chiến Biha lên ngôi và năm quyền cai trị Ấn Độ (1539 – 1545) Năm 1556 Môhamét lên ngôi và thực hiện nhiều cải cách quan trọng Ấn Độ dần trở nên ổn định và phát triển

Năm 1605, Môhamét chết con trai ông lên thay là Jahanjia Dưới thời của Jahanjia Môgôn rơi vào tình tràng bất ổn và chia rẽ Đến cuối thế kỉ XVII, đế quốc Môgôn lâm vào suy vong

C/KẾT LUẬN

Trung Quốc và Ấn Độ đều là 2 quốc gia lớn và phát triển và có bề dày về văn hóa -lịch sử của châu Á cũng như phương Đông Phía trên là sự khái quát về -lịch sử của một số quốc gia phương Đông trung đại Qua đó tôi mong rằng bài tiểu luận của tôi sẽ phần nào giúp cho người đọc hiểu hơn và có một cái nhìn khái quát về lịch sử của một số quốc gia phương Đông thời kì trung đại đặc biệt là hai nước Trung Quốc và Ấn Độ

Ngày đăng: 28/10/2024, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w