1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn nhập môn tâm lý học tiểu luận Đề 3 nghiên cứu cơ sở lý thuyết về học tập và trí nhớ (learning and memory) tìm hiểu khái niệm, cũng như những tác Động tích cực và tiêu cực của công nghệ

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Thuyết Về Học Tập Và Trí Nhớ (Learning And Memory) Tìm Hiểu Khái Niệm, Cũng Như Những Tác Động Tích Cực Và Tiêu Cực Của Công Nghệ
Tác giả Phan Như Huỳnh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Văn Việt
Trường học Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Chuyên ngành Ngoại Ngữ
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 72,49 KB

Nội dung

Đối với học sinh, sinh viên, những sản phẩm của công nghệ như trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội và các thiết bị điện tử đã trở thành một thành phần quan trọng trong học tập, trí nhớ, giải tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGOẠI NGỮ

MÔN: TIỂU LUẬN

ĐỀ 3

Giảng viên: TS HOÀNG VĂN VIỆT

Sinh viên thực hiện: PHAN NHƯ HUỲNH

MSSV: 31231023357

Lớp – Khóa: AV0001 – K49

Mã lớp học phần: 24D1BUS50326458

TP Hồ Chí Minh, ngày 25/06/2024.

MỤC LỤC

Trang 2

Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 3

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Cấu trúc của tiểu luận: 3

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.6 Học tập 4

1.7 Trí nhớ 4

1.8 Tầm quan trọng của học tập và trí nhớ 5

1.9 Khái niệm công nghệ 5

Chương 3 PHÂN TÍCH VÀ VẬN DỤNG 5

1.10 Sự ảnh hưởng của công nghệ lên học tập và trí nhớ 5

1.10.1 Mặt tích cực 5

1.10.2 Mặt tiêu cực 7

1.11 Giải pháp để nâng cao học tập và trí nhớ trong việc thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường ngày 8

1.11.1 Nâng cao học tập 8

1.11.2 Nâng cao trí nhớ 9

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với sự phát triển lớn mạnh của công nghệ, cuộc sống của con người ngày càng tiến

bộ và thuận tiện hơn trước Đó không chỉ là một công cụ hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp với tốc độ và chất lượng đáng kinh ngạc, mà còn là một phần không thể thiếu trong hầu hết mọi lĩnh vực Đối với học sinh, sinh viên, những sản phẩm của công nghệ như trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội và các thiết bị điện tử đã trở thành một thành phần quan trọng trong học tập, trí nhớ, giải trí và cả sự phát triển của bản thân Tuy nhiên, những vấn đề tiêu cực (như sự lạm dụng công nghệ AI, hiện tượng nghiện mạng xã hội, ) ngày càng vượt quá giới hạn và gây ra những tác hại nghiêm trọng tới học tập và trí nhớ của học sinh, sinh viên Chính vì vậy, việc hiểu rõ tầm quan trọng của học tập và trí nhớ cũng như những tác động của công nghệ lên chúng là một chủ đề nghiên cứu có tính cấp thiết

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về học tập và trí nhớ (learning and memory) Tìm hiểu khái niệm, cũng như những tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ (ví dụ: mạng xã hội, điện thoại, máy tính,…) đến học tập và trí nhớ Nghiên cứu những phương pháp hiệu quả giúp nâng cao học tập và trí nhớ cũng như những bài học kinh nghiệm có liên quan

Trang 4

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận, phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết nghiên cứu; phân tích, tham khảo những nguồn tài liệu trên internet, các bài viết, bài báo khoa học, website

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chủ yếu nghiên cứu đến cá nhân trong môi trường học tập và xã hội, nhất là học sinh, sinh viên

1.5 Cấu trúc của tiểu luận:

Chương 1: Tổng quan đề tài

Chương 2: Các cơ sở lý luận

Chương 3: Phân tích và vận dụng

Chương 4: Kết luận

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.6 Học tập

- Học tập là một quá trình đem đến những thay đổi liên tục trong hành vi hoặc nhận thức của mỗi người Quá trình này gồm nhiều yếu tố như động lực (động lực bên trong và động lực bên ngoài), xem xét và điều chỉnh (dựa trên các phản hồi) và học thông qua hành động (dựa trên tương tác với bạn bè, thầy cô và cộng đồng xã hội).1

Trang 5

- Theo thuyết hành vi, học tập là sự thay đổi hành vi dựa trên cơ chế kích thích và phản ứng Kích thích có điều kiện xảy ra trước kích thích vô điều kiện, sau khi ghép đôi đủ, kích thích có điều kiện sẽ tạo ra phản ứng có điều kiện Các kích thích về nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá (như điểm cộng nếu giơ tay phát biểu, điểm trừ nếu làm việc riêng trong giờ học) tạo ra những phản ứng thúc đẩy học tập, luyện tập và thay đổi hành vi cho phù hợp

- Điều kiện hóa từ kết quả – quá trình thay đổi hành vi bằng cách đưa ra biện pháp củng cố/tăng cường hoặc hình phạt sau phản ứng Những hành động theo sau bởi một tác nhân củng cố sẽ vững chắc hơn và khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai cũng sẽ cao hơn Trường hợp ngược lại đối với hành động theo sau bởi một hình phạt hoặc một hậu quả xấu.2

1.7 Trí nhớ

- Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ nào, là quá trình ghi lại, giữ lại và tái hiện những gì cá nhân thu được trong hoạt động sống của mình

- Phân loại trí nhớ

o Trí nhớ giác quan: trí nhớ về hình ảnh, âm thanh từ môi trường được lưu trữ trong một khoảng thời gian rất ngắn

o Trí nhớ ngắn hạn: khả năng ghi nhớ, lưu trữ tạm thời các thông tin, sự kiện gần đây Ký ức ngắn hạn sẽ mờ dần theo thời gian nếu không luyện tập

Trang 6

o Trí nhớ dài hạn: lưu trữ các sự kiện tương đối lâu dài Ký ức dài hạn kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau, có thể kéo dài suốt đời, tuy nhiên không phải tất cả

ký ức đều là vĩnh viễn.3

- Các giai đoạn của trí nhớ:

o Mã hóa: quá trình chuyển đổi thông tin thành một định dạng có thể được lưu trữ trong bộ não;

o Lưu trữ: quá trình lưu giữ thông tin trong trí nhớ để con người có thể truy cập nó

sau này;

o Nhớ lại: đề cập đến quá trình truy xuất thông tin từ trí nhớ

o Truy xuất: quá trình chủ động tìm kiếm thông tin trong kho lưu trữ trí nhớ, trong khi nhớ lại là quá trình ghi nhớ thông tin một cách thụ động;

o Quên: quá trình mất thông tin khỏi trí nhớ.4

1.8 Tầm quan trọng của học tập và trí nhớ

- Học tập là một nhu cầu cần thiết, một quá trình quan trọng và kéo dài suốt đời Học tập đóng góp đáng kể vào việc tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, phát triển khả năng nhận thức và tư duy, đồng thời cung cấp một kho tàng tri thức phong phú và không giới hạn Việc học tập còn giúp chúng ta khám phá tiềm năng, sở thích và đam mê cá nhân, tạo nên một động lực to lớn để trau dồi bản thân để phát triển sự nghiệp và kỹ năng Hơn nữa, khi công sức học tập được đền đáp xứng đáng, chúng ta sẽ cảm thấy tự hào về bản thân, từ đó có được sự tự tin,

Trang 7

niềm hạnh phúc và động lực để vượt qua mọi thử thách và xây dựng một cuộc sống thành công

- Trí nhớ có vai trò quan trọng trong toàn bộ đời sống tâm lý bình thường, ổn định và lành mạnh của con người, đồng thời tạo điều kiện để con người tích lũy và sử dụng vốn kinh nghiệm sống của mình, từ đó đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề Trí nhớ còn lưu lại các kết quả của quá trình nhận thức, là cơ sở quan trọng cho việc học tập, rèn luyện và phát triển trí tuệ của con người, kết nối với môi trường và đảm bảo sự liên tục trong cuộc sống

1.9 Khái niệm công nghệ

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.5

Chương 3 PHÂN TÍCH VÀ VẬN DỤNG

1.10 Sự ảnh hưởng của công nghệ lên học tập và trí nhớ

1.10.1 Mặt tích cực

a Công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng học tập

- Nhờ vào Internet và các thiết bị điện tử, học sinh, sinh viên có thể truy cập vào mọi nguồn thông tin, tài liệu liên quan đến lĩnh vực học tập để phục vụ cho việc nghiên cứu, tự học và ôn tập Thông qua các ứng dụng , học sinh có thể áp dụng những kiến thức, kinh

Trang 8

nghiệm của mình vào thực tế và phát triển khả năng vận dụng của bản thân Trong trường hợp học sinh chưa nắm rõ bài, bên cạnh nhờ sự giúp đỡ của giáo viên và bạn bè, thì việc tự nghiên cứu trên các kênh Youtube, những tài liệu trên Internet sẽ giúp người học theo kịp tiến độ và nắm vững bài

- Các phương pháp giảng dạy hiện đại làm việc học trở nên hấp dẫn và thu hút sự chú ý của học sinh Bài học không còn khô khan trên sách vở mà được lồng ghép các tài liệu bổ trợ như video, hình ảnh minh họa sinh động Thay vì chỉ ghi nhớ những thông tin dày đặc trên giấy, học sinh có thể nắm kiến thức một cách hiệu quả và rèn luyện tư duy phản biện thông qua các bài tập được thiết kế dựa trên các ứng dụng công nghệ, điển hình là ứng dụng

“Kahoot!”

- Hơn nữa, lớp học không còn bị bó buộc trong ranh giới của bốn bức tường Việc giảng dạy thông qua các ứng dụng trực tuyến như Google Meeting, Zoom,… trở nên phổ biến bởi tính linh hoạt và tiện lợi của nó Bên cạnh đó, việc trải nghiệm những hoạt động thực hành vẫn còn hạn chế trong không gian trường lớp vì sự an toàn của học sinh Với sự trợ giúp của công nghệ, giáo viên có thể liên hệ với một phòng thí nghiệm thực hiện phản ứng, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và quan sát mà không gặp bất kì sự cố nào

b Công nghệ hỗ trợ phát triển những kỹ năng cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân

- Thực tế, với một thiết bị điện tử có kết nối Internet, học sinh vừa có thể trò chuyện với gia đình, bạn bè, thầy cô vừa nâng cao được khả năng giao tiếp mà không cần phải gặp mặt

Trang 9

trực tiếp, đây là một điều rất hữu ích với những cá nhân mắc hội chứng sợ đám đông hoặc ngại giao tiếp xã hội Hơn thế, công nghệ còn mang lại cơ hội giao lưu với bạn bè trên toàn cầu, từ đó rèn luyện kỹ năng học ngoại ngữ một cách hiệu quả và học thêm nhiều điều về văn hóa nước ngoài

- Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các công cụ và phần mềm Một ví dụ cụ thể đó là mô hình phân tích và giải quyết vấn đề

CATWOE, một checklist đơn giản gồm 6 yếu tố Customer (khách hàng), Actors (nhân viên),

Transformation Process (quá trình biến đổi), World view (tầm nhìn toàn cảnh), Owners (chủ

sở hữu), Environmental contraints (những hạn chế về môi trường) Phép phân tích này cho phép xác định quy mô vấn đề, khu vực xảy ra sự cố, mục tiêu và những giải pháp tư duy từ nhiều góc độ, phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, nhất là trong lĩnh vực quản lý

- Một trong những lợi ích khác của việc sử dụng công nghệ đó là phát triển kỹ năng kỹ thuật, việc sử dụng thành thạo các công cụ và phần mềm kỹ thuật số (ví dụ như Microsoft Office) có thể giúp học sinh, sinh viên làm quen, chuẩn bị cho các nghề nghiệp trong tương lai

c Phương pháp ghi nhớ hiện đại, sáng tạo

- Công nghệ cung cấp cho người dùng những ứng dụng giúp cải thiện trí nhớ cực kỳ tốt

Ví dụ như “NeuroNation – Brain Training”, một ứng dụng rèn luyện kỹ năng và phản xạ

trong suy nghĩ cũng như rèn luyện trí não và sự tập trung Ứng dụng này còn cung cấp một lộ

Trang 10

trình rèn luyện chi tiết thông qua các bài luyện tập được phát triển dưới sự hợp tác của các nhà thần kinh học nổi tiếng Do đó, việc sử dụng thường xuyên và hiệu quả những ứng dụng tương tự sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với khả năng ghi nhớ và sự phát triển não bộ

- Việc học ngoại ngữ cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi có sự trợ giúp của những ứng

dụng tiên tiến, điển hình là Duolingo Ứng dụng này hỗ trợ ghi nhớ từ vựng thông qua hình

ảnh, bài học được chia thành từng Unit với chủ đề riêng, trong đó sẽ gồm nhiều hình thức ôn tập khác nhau, giúp người học không cảm thấy nhàm chán và ghi nhớ tốt hơn

- Song song đó, những phương pháp hệ thống kiến thức như mindmap, flashcard cũng trở nên phổ biến hơn, không chỉ tổng hợp bài học một cách có tổ chức mà còn tăng khả năng sáng tạo của người dùng

1.10.2 Mặt tiêu cực

a Các vấn đề về sức khỏe

- Việc nghiện sử dụng thiết bị điện tử, tiêu thụ các thực phẩm cao năng lượng trong môi trường đô thị bận rộn là những tác nhân của sự giảm dần các hoạt động thể chất, dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác Theo Kenneth Hansraj – bác sĩ khoa chỉnh hình đến từ New York, thói quen cúi đầu nhìn vào màn hình điện thoại có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cột sống và dáng đi, một trong số đó là gù cột sống - tình trạng ngày càng phổ biến và trẻ hóa

- Bên cạnh đó, việc dán mắt vào màn hình điện tử quá thường xuyên và ánh sáng xanh

từ điện thoại chính là tác nhân gây ra các bệnh về mắt như khô, mỏi mắt, đau mắt, cận thị,v.v Một số biện pháp để giảm những tác hại nêu trên đó là hạn chế tối đa thời gian sử dụng thiết

Trang 11

bị điện tử, luôn cho mắt một khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, đồng thời giữ khoảng cách nhất định với thiết bị và giảm ánh sáng xanh, giảm độ chói của màn hình khi sử dụng

b Gây xao lãng, khó hình thành trí nhớ

- Sự tập trung là một yếu tố quan trọng để hình thành kí ức bền lâu, tuy nhiên, giới trẻ hiện nay lại có xu hướng làm nhiều nhiệm vụ song song với việc sử dụng điện thoại di động Trong học tập, học sinh rất dễ bị xao lãng và dừng việc học giữa chừng để lướt mạng xã hội, ngay cả khi đang ngồi học trên lớp Do đó, việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên khó khăn hơn khi não chỉ chủ động chú ý vào điều chúng ta đang nhìn

- Thời gian sử dụng điện thoại quá nhiều làm giảm tương tác xã hội và dần trở nên nhạy cảm với môi trường xung quanh, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến Stress Nghiêm trọng hơn, Stress thường dẫn đến tình trạng hay quên, trầm cảm và khả năng phán đoán kém Một số nghiên cứu còn cho thấy tỷ lệ người trẻ mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ngày càng cao cũng do nguyên nhân trên

c Trí tuệ nhân tạo – AI và sự quá tải thông tin

- Tuy AI mang lại một cuộc sống dễ dàng, tự động hóa và tiện dụng hơn, nhưng nguy

cơ mà nó mang lại cũng không hề nhỏ Việc phụ thuộc quá nhiều vào AI sẽ làm suy giảm khả năng suy nghĩ, nghiên cứu, làm việc của học sinh, thậm chí có thể gây ra sự bất bình đẳng và

áp lực trong học tập và giáo dục

- Với sự hỗ trợ của công nghệ, khối lượng thông tin trên thế giới ngày càng tăng nhanh Tuy nhiên, số lượng lại không đi kèm với chất lượng Nhiều loại thông tin xen lẫn với nhau

Trang 12

trong đó có những “tin tức lá cải”, những thông tin sai sự thật, khiến cho nhiều người, đặc biệt

là học sinh, sinh viên có dễ bị tác động và có những tư tưởng sai lệch với thực tế

1.11 Giải pháp để nâng cao học tập và trí nhớ trong việc thúc đẩy hành vi tích cực của

cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường ngày.

1.11.1 Nâng cao học tập

a Đối với giáo viên, giảng viên và nhà trường

- Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường, điều kiện phù hợp với nhu cầu, tâm sinh lý và trình độ tư duy của học sinh, sinh viên Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học theo hướng hiện đại sẽ tạo động lực và sự hứng thú cho người học Hơn nữa, cần thường xuyên tuyên truyền về những tác hại của công nghệ lên học tập và trí nhớ của học sinh và khuyến khích tinh thần học tập thông qua những cuộc thi hấp dẫn tại trường

- Bên cạnh việc giúp học sinh xác định và xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đăn, thầy cô còn có vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa hoạt động giảng dạy, khích lệ học trò tham gia học tập và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp Trong thời đại số hóa hiện nay, giáo viên, giảng viên cần kết hợp nhuần nhuyễn cả hai phương pháp truyền thống và hiện đại để thu hút sự tập trung của học sinh Việc tận dụng công nghệ vào việc giảng dạy không chỉ tăng khả năng tiếp thu bài mà còn giúp người học ghi nhớ kiến thức ngay trên lớp học và áp dụng vào thực tiễn Ngoài ra, giáo viên cũng cần phải làm chủ lớp học một cách hiệu quả để không xảy ra tình trạng mất tập trung và làm việc riêng trong giờ học

Trang 13

b Đối với sinh viên

- Học sinh, sinh viên là chủ thể chính trong việc thúc đẩy hành vi tích cực của bản thân,

do đó, tinh thần tự giác và năng lực tự học là những yếu tố mang tính cốt lõi của tính tích cực học tập Trước hết, cần phải xác định rõ mục tiêu, động lực, thái độ học tập để từ đó xây dựng

kế hoạch, phương pháp phù hợp Trong thời đại công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, một vốn kiến thức rộng và những kỹ năng quan trọng sẽ là nền tảng then chốt để tự khẳng định mình, để lập nghiệp và phát triển đất nước Bên cạnh việc chăm chú nghe giảng trên lớp, học sinh cũng cần tự học tại nhà để ôn luyện và học thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới, đồng thời biết cách tận dụng công nghệ vào việc học

- Bên cạnh việc tự học, thì học tập xã hội cũng vô cùng quan trọng Trong giáo dục, học tập xã hội xảy ra khi học sinh quan sát và bắt chước những hành vi của giáo viên hoặc bè để tiếp thu các kỹ năng mới Tuy nhiên, cần chú ý đến tính tự hiệu quả của nó, cụ thể cần xem xét điểm mạnh, điểm yếu của mình và so sánh bản thân với người khác để ước tính cơ hội thành công và xây dựng niềm tin vững mạnh để hoàn thành mục tiêu Bên cạnh đó, cũng nên

tự tạo những hình thức khen thưởng hoặc hình phạt cho chính bản thân để tự củng cổ và điều chỉnh

1.11.2 Nâng cao trí nhớ

- Việc học dàn trải sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc học tất cả cùng một lúc Mỗi ngày học từng chút, tuy chậm mà chắc, đồng thời ôn tập, ghi chép có tổ chức những gì đã học

Ngày đăng: 27/10/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w