TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU Đề án quản lý đầu tư công của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh được thê hiện cụ thê qua nội dung 3 phan: Phan 1: Tập trung xây dựng nền tảng lý luận về các
Trang 1TRAN QUOC TOÀN
QUAN LY DAU TU CONG CUA
SO KE HOACH VA DAU TU TINH BAC NINH
DE AN TOT NGHIỆP THẠC SĨ
HA NOI, 2024
Trang 2TRAN QUOC TOÀN
QUAN LY DAU TU CONG CUA
SO KE HOACH VA DAU TU TINH BAC NINH
Nganh: Quan ly kinh té
Trang 3Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong đề án này được thu thập và sử dụng một cách trung thực Kết quả nghiên cứu được trình bày trong
đề án này không sao chép của bất cứ đề án nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2024
Tác giả đề án
À &K x
Tran Quoc Toan
Trang 4LOI CAM ON Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến đội ngũ giáo viên tại
Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt là những người thuộc Khoa Kinh té, noi ma
sự hướng dẫn và chia sẻ kiến thức quý báu đã làm nền tảng vững chắc cho hành
trình thực hiện đề án này của tôi
Tôi muốn tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến người hướng dẫn dự án, PGS.TS Hà
Văn Sự, với sự nhiệt tình và sự chỉ bảo tận tâm, thầy đã giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn đề hoàn thành dé án tốt nghiệp thạc sĩ này
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả bạn bè, đồng nghiệp và những người đã
hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu cho phần nghiên cứu của đề án Sự đóng góp của họ là nguồn lực quan trọng cho việc phân tích và đạt được kết quả nghiên cứu của đề án tốt nghiệp
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2024
Trang 51 Ly do lwa chon đề án
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 2.222 2S2EEt2EEC7E2EE 2227127 EEECEErcrrerre 2
3 Đối tượng và phạm vi của đề án 2 22 22SSEEEE1122212711 21121 crxee 2
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 22©22sc22EzSEExczrxecrree 2 4.1 Quy trình thực hiện đề án 2-2222 221222112711 712.12 ercrex 2 4.2 Phương pháp nghiên cứu + 2+2 +2 S2 SE 2z *+E£#E+E£zE£E+zEevrxrxrrrrxreree 3 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 50 2c re +
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 22 2S EE222E1271122112.21 xe ererrre 4
6 Kết cấu của đề án 2222+-222 2222222222227 re 4 PHAN 1 CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA QUAN LY DAU TU CÔNG
1.1 Bản chất và vai trò của quản lý đầu tư công
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của đầu tư công - 5 1.1.2 Bản chất của quản lý đầu tư công -©-22+5cscccscscsrrrxerrrerrrrcee 7 1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của quản lý đầu tư công . 2 11
1.2 Nguyên tắc, nội dung, các công cụ quản lý đầu tư công 12 1.2.1 Nguyên tắc quản lý đầu tư công, -©7-s+ccsc+cxcrrrrrrrrrrrres 12 1.2.2 Nội dung quản lý đầu ti côg 2-©22-2222+2Ez22EEEtEEerrrrerrrerrres 13
Trang 61.2.3 Các công cụ quản lý đầu tr cÔHg ©©22+©5zs2ccc2cscsrrerrrerres 17 1.3 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn của một vài địa phương về quản lý đầu
"01177 5 19 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Hưng Yên 19
1.3.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng -555cScccccceccrecres 20
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh cccce 20
PHAN 2 THUC TRANG QUAN LY DAU TU CONG CUA SỞ KE HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BẮC NINH ©2222 2222222221222221222711227112222112221 tre 22 2.1 Khái quát về tình hình KT-XH và đầu tư công tinh Bac Ninh 22 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh . -s 22 2.1.2 Tình hình đầu tư công tỉnh Bắc Ninh ©csc+cccccrscrrserrrses 25
2.2 Thực trạng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2019 - 2()24 - ¿+ 22232222121 121 2151121211512 xer 26 2.2.1 Công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu ti công 26 2.2.2 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tạe -cccccccccee 28
2.2.3 Công tác lựa chọn nhà TAU RE 31
2.2.4 Công tác thanh quyết toán vốn đầu ti công -©-z5c5z2 33
2.2.5 Công tác kiểm tra, giám sút đầu ti công -©ccs+cccscsecrcsee 35
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đầu tư công của sở kế hoạch và
đầu tư tỉnh Bắc Ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 22222222 ezerrcec 36 2.3.1 Những kết quả đạt được ©-2-+22s+22zcEEE22E1212112211211 21112 36
2.3.2 Hạn chế, bắt cập và nguyên nhâH 2-©222 22 222EcEEECEEErrrrrrrres 38
PHAN 3 GIẢI PHÁP VÀ TỎ CHỨC HOAN THIEN QUAN LY DAU TU’
NĂM 203( 22-222 222222112221122112211121121121121121121111122 2 eere 4I
Trang 73.1.1 Mục tiêu phát triển KT-XH của Tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 41 3.1.2 Phương hướng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 203 22252 2222222212222 ee 43 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 2-22 22222222212222712222712227122271.cee 46 3.2.1 Hoàn thiện công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công 46 3.2.2 Hoàn thiện công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tr 49
3.2.3 Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thẳN -2-57cSccccEccrrcrrerrcres 51 3.2.4 Hoàn thiện công tác thanh quyết toán vốn đầu tư công 53 3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư công 56
3.3 Tổ chức hoàn thiện quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 203( ©©2222222222212222111272111271112271111112.1112221 Xe 58
3.3.1 Tổ chức phân cấp, phân quyền 2101211111111 1111111011111 TH TH TH HT ng 58
3.3.2 T6 chive phéin b6 NQuOn lee o c.cccccccecsesssesseesseesseeseessesvseeseseseesseeseeeses 60 3.3.3 Tổ chức tuyên truyén vat Chi dQ0 c.cccccccesseesscessseesseevseesseesseesseeesees 61 3.4 Kiến nghị thực hiện dé Am ooo cece eecceecsceecsseccseesssessseesssecesessseesseesseess 61 3.4.1 Kiến nghị với Chính phiủ -2-2222222222222212222112221222222122cee 61 3.4.2 Kiến nghị với HĐND và UBND tinh Bac Ninh 0.000.000.0000 63 KẾT LUẬN 2222222 21227127 2 2 E2 Eeerrrrerrerererreee 64 MỤC LỤC THAM KHẢO 2-©2222EEE2E11271127112711271E27T 7E errrrre
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
CQDP Chính quyền địa phương
CQTW Chinh quyén trung wong
CSHT Cơ sở hạ tang
DTXD Đầu tư xây dựng
GPMB Giai phong mat bang
GRDP Téng san pham trén dia ban
HĐND Hội đồng nhân dân
ICOR Hệ số hiệu quả sử dụng vốn
KBNN Kho bạc nhà nước
KT - XH Kinh té - xa hdi
NSNN Ngân sách nha nước
NSTW Ngân sách trung ương
NVDT Nguồn vốn đầu tư
TTHC Thủ tục hành chính
Trang 9
DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1: GRDP theo giá thực tế và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019 - 2023
Hình 2 3: Dân số và tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh 23 Hình 2 4: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh 27
Hình 2 5: Tình hình thẩm định dự án giai đoạn 2019-2023 28 Hình 2 6: Tình hình phê duyệt dự án giai đoạn 2019 — 2023 29 Hình 2 7: Kết quả đấu thầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh giai
Trang 10TÓM TẮT KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU
Đề án quản lý đầu tư công của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh được thê hiện cụ thê qua nội dung 3 phan:
Phan 1: Tập trung xây dựng nền tảng lý luận về các vấn đề chính của quản lý đầu tư công, bao gồm khái niệm và vai trò của quản lý đầu tư công, cũng như nội dung và các công cụ quản lý liên quan Cùng với đó, phần này còn trình bày những kinh nghiệm và bài học từ hai tỉnh Hưng Yên và Đà Nẵng để áp dụng cho tỉnh Bắc
Ninh
Phần 2: Tập trung vào thực trạng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2023, đưa ra các đánh giá liên quan và nhận định
tổng quan về công tác này Phần này dựa trên nghiên cứu, phân tích và tổng hợp
thực trạng hiện tại, nhằm nhận diện những thành tựu và các vấn đề còn tổn tại trong
quản lý đầu tư công
Phần 3: Tập trung vào phân tích mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và hướng đi
của quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác này
Đề án đã chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế của quản lý đầu tư công tại Bắc Ninh Điểm mạnh gồm sự hợp lý và phù hợp trong quản lý, cũng như năng lực của cán bộ quản lý Kết quả của các nỗ lực này là sự thay đổi tích cực trong tỉnh, thu hút
đầu tư Tuy nhiên, các điểm hạn chế bao gồm hiệu quả quản lý chưa cao, cơ chế
giám sát và xử lý vi phạm chưa đạt yêu cầu, cũng như quy định về thẩm định và quản lý chưa đủ phù hợp Dựa trên những phân tích này, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý đầu tư công tại Bắc Ninh
Trang 11Trong hệ thống kinh tế, các hoạt động đầu tư được thực hiện bởi các tổ chức
tư nhân hoặc bởi Nhà nước Trong đó, đầu tư công đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế đầu tư công thúc đây sự thay đổi cơ cấu KT-
XH của đất nước, nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế và tăng năng suất lao động Hiện nay, Chính phủ nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong việc quản lý đầu tư công đã ngày cảng phân cấp nhiều hơn trong việc quản lý đầu tư công cho CQĐP và cũng phân quyền nhiều hơn cho các Sở Ban ngành nhiều hơn đặc biệt là
Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh
Tinh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội và nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế quan trọng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Bắc Ninh là một trong
những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có mạng lưới giao thông quan
trọng Trong những năm qua, được sự phân quyền từ UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã có những nỗ lực trong việc quản lý đầu tư công góp phần hoàn thành nhiều dự án đầu tư công và là động lực quan trọng trong việc thúc day tăng trưởng và chuyền đổi cơ cấu nền kinh tế, có tác động lan tỏa lớn, nhất
là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc
Ninh vẫn còn những hạn chế nhất định Các vấn đề bao gồm chậm tiến độ thi công
và giải ngân vốn đầu tư công, các vấn đề liên quan đến đền bù, giải phóng mặt
bằng, và cơ chế đầu tư dự án chưa được xử lý kịp thời Ngoài ra, nhiều dự án kéo
dài thời gian thực hiện và phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong khi nhiều dự án chuyên tiếp chưa được triển khai tiếp và quyết toán đúng hạn
Trước bối cảnh này, việc điều chỉnh và cải thiện công tác quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả quản
lý đầu tư công trong bối cảnh khó khăn nêu trên Điều này yêu cầu phải khắc phục
những hạn chế vả tận dụng những ưu điểm hiện có
Từ thực tế đó, học viên chọn đề án "Quản lý đầu tư công của Sở kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Ninh" làm đề án nghiên cứu đề án tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý Kinh tế.
Trang 12của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
- — Nhiệm vụ cụ thể:
+ Tổng hợp và hệ thống hóa lý luận cơ bản về đầu tư công và quản lý đầu tư công Nghiên cứu kinh nghiệm và bài học thực tiễn quản lý đầu tư công của các địa phương khác và bài học cho tỉnh Bắc Ninh
+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019-2023, đánh giá những kết quả đạt được và hạn
chê còn tôn tại
+ Nêu ra các mục tiêu và định hướng quản lý đầu tư công của tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2030
+ Xây dựng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công của Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi của đề án
- _ Đối tượng nghiên cứu của đề án là những vấn đề lý luận về quản lý đầu tư công nói chung và của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nói riêng
- — Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải
pháp hoàn thiện quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
+ Phạm vi thời gian: Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm
2019- 2023 và đề xuất giải pháp đến năm 2030
4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án
4.1 Quy trình thực hiện đề án
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết về quản lý đầu tu công Phương pháp nghiên cứu là phương pháp mô hình hóa, phân tích hệ thông Bước 2: Thu thập số liệu về quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 2019 tới năm 2023 Các số liệu được
Trang 13Bước 3: Phân tích thực trạng và đánh giá đối với công tác quản lý đầu tư công
của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2019 - 2023, xác định ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân Phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích, thống kê
Bước 4: Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 Ở bước này tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, Luật, Nghị định, Thông tư hồ sơ pháp
lý các dự án, các văn bản báo cáo HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Ninh và các sở ban ngành có liên quan đến quản lý đầu tư công
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập, xử lý số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu nguồn số liệu từ các tài liệu thống kê của các bộ, ngành, địa phương có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Đề án Các giáo trình, luận văn, bài báo và các nghiên cứu tương tự đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng
- Phương pháp khảo sát
Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản
lý các dự án đầu tư công tại tỉnh Bắc Ninh Cuộc khảo sát được thực hiện từ thang 1
đến tháng 3 năm 2024 Tổng cộng 150 phiếu khảo sát đã được phát ra, và 143 phiếu
đã được thu về, tất cả đều hợp lệ Để phân tích và xử lý dữ liệu thu thập được, tác
giả áp dụng phương pháp thang đo Likert
- Phương pháp thông kê
Thống kê các quy định văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và cập nhật các điều chỉnh của văn bản theo quy định
Trang 145.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án
5.1 Ý nghĩa khoa học
Đề án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công đối với cấp
Sở trên địa bàn cấp tỉnh Đồng thời, một số kinh nghiệm tại một số địa phương cũng
được tông hợp phân tích, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong quản lý đầu tư công
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu
tư trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục Đề án đã làm rõ các quan điểm, định hướng và mục tiêu kế hoạch,
chiến lược đầu tư công nhằm phát triển KT-XH tại tỉnh Bắc Ninh
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu
tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đơn vị cơ quan Nhà nước cho quá trình quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác
6 Kết cầu của đề án
Đề án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phu lục, có kết cấu bao gồm 3 phan, cụ thể như sau:
Phần 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý đầu tư công
Phần 2 Thực trạng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh
Phần 3 Giải pháp và tổ chức thực hiện quản lý đầu tư công của Sở kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030.
Trang 151.1 Bản chất và vai trò của quản lý đầu tư công
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của đầu tư công
1.1.1.1 Khái niệm và đặc diém cua dau tw cong
a Khai niém dau tw cong
Theo Luat dau tu công năm 2019 của Việt Nam, “dau tư công được định
nghĩa là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng dau tư công khác theo quy định của Luật này nhầm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội” [19, Ð.4]
Dựa trên định nghĩa trên, ta có thể thấy được: “đẩu tư công trước hết là một
hoạt động đâu tư Tuy nhiên, không phải hoạt động đâu tư nào cũng được xem là
dau tư công Thay vào đó, chỉ những hoạt động đâu tư nào thỏa mãn cả 2 tiêu chi sau đây thì mới được xem là dau tu công: (¡) Nhà nước là chủ thể dau tu; va (ii) N6i
dung là đâu tư vào các chương trình, dự án xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - xã
hội và chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (thuộc loại hình đâu
tư phát triển) Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm đầu tư công theo cách định nghĩa của Luật đầu tr công vừa nêu ở trên ” [18, tr11]
Trong đề án này, tác giả sử dụng khái niệm đầu tư công theo cách định nghĩa
của Luật đầu tư công 2019 của Việt Nam được nêu ở trên
b Đặc điểm của đầu tư công
Đầu tư công có những đặc điểm đáng chú ý sau đây
“Thứ nhất, đây là hoạt động được nhà nước chủ trì Trong đầu tư công, Nhà nước giữ vai trò quyết định khi chọn lựa các chương trình và dự án đầu tư cũng như phân bồ vốn cho chúng Trái với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường không quan tâm đến sản phẩm công vì tính không cạnh tranh và không có lợi nhuận Vì vậy, vai trò của Nhà nước là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ này thông qua hoạt động đầu tư công Điều này tạo ra sự khác biệt lớn so với đầu tư tư nhân, với đặc điểm đầu tư công thường liên quan đến nợ công, đặc biệt là vay vốn
từ nước ngoài (ODA) Khi đầu ti công không hiệu quả, nợ công tăng cao có thể gây
Trang 16Thứ hai, mục tiêu của dau tu công là thực hiện mục tiêu công cộng Trai voi
dau tư ti nhân tập trung vào tăng lợi nhuận và gia tăng giá trị tài sản cho các nhà đâu tư, đầu tư công hướng đến cá lợi ích kinh tế và xã hội đầu tư công giúp tăng giá trị tài sản công, nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, đông thời thúc đẩy phát triển cho các vùng sâu, vùng xa và khu vực kinh tế khó
khăn Mặc dù đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hôi vốn kéo dài, nhưng đầu tư vào
các khu vực này được coi là mang lại ích lợi xã hội lớn hơn so với ích lợi kinh tế
trực tiếp
Thứ ba, đầu tư công đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể quản lý Trong đầu
tư công, người dân và người đóng thuế đóng góp và ủy thác cho các cơ quan quản
lý địa phương thông qua thuế và khai thác tài nguyên Các cơ quan quản lý địa phương, như cơ quan đâu tư và phát triển địa phương, chịu trách nhiệm quản lý đầu tư công theo lợi ích của người dân Tuy nhiên, vì sự phân tán và sự thiếu rõ ràng trong quản lý, cùng với việc thiếu hệ thống kiểm tra và giám sát, có nguy cơ lạm dụng quyên lực và tham những từ các đại diện quản lý Để đảm bảo hiệu quả
và (ính mình bạch của đâu tư công, cân thiết lập một hệ thống quản lý chặt chẽ và
có sự giám sát của cộng đông và xã hội ” [15, tr33-34]
1.1.1.2 Phân loại đầu tư công:
“Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
- Dự án có cầu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang
thiết bị của dự án;
- Dự án không có cấu phân xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyên sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự
án khác không quy định tại điểm a khoản này
Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đẫu tư công được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định tại các điều 7, 8, 9 và 10 của Luật này ” [19, D.6]
Trang 17“Quản lý đầu tư công là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm chấp hành các quy định của Hiễn pháp, luật, VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên trong lĩnh vực
dau tu công va diéu hanh hoat động đâu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, qua đó góp phân sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nên kinh tế, giữ vững an ninh, bảo đảm quốc phòng” [18, tr22]
Do vậy, quản lý đầu tư công là hoạt động của Nhà nước tác động vào quá
trình hình thành các hoạt động đâu tư nhằm đạt được các mục tiêu KT-XH đã đề ra
trong từng giai đoạn
1.1.2.2 Chủ thể quản lý nhà nước về đầu tr công:
Theo quy định của Luật Đầu tư công 2019 của Việt Nam, “chủ thể Quản ly vé
dau tư công bao gồm các cơ quan sau: (¡) Chính phủ; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư; (ii) UBND các cấp Đề giúp các cơ quan Quản lỷý về đâu tư công thực hiện chức năng của mình Các cơ quan chuyên môn quản lý đâu tư công gồm: (¡) Đơn vị có chức năng quản lý đâầu tư công thuộc Bộ Ké hoạch và Đầu tư; (ii) Sở Ké hoạch và
Dau tw.” [19, D.4]
Qua đó, ta có thể phân loại chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công theo các cấp sau: (i) Quan lý cấp trung ương; (ii) Quan lý cấp địa phương
a Chủ thể quản lý cấp trung ương
Chủ thể quản lý cấp trung ương bao gồm:
Thứ nhất, Chính phủ: Trong lĩnh vực đầu tư công, với tư cách là cơ quan hành
chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được nêu tại bảng 1.1 (Phu luc 01)
Thứ hai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Trong lĩnh vực đầu tư công, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư được xác định là cơ quan có trách nhiệm và thâm quyền chính trong việc
Trang 18b Chủ thể quản lý cấp địa phương
Chủ thể quản lý cấp địa phương gồm có:
Thứ nhất, UBND cấp tỉnh: Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời là cơ quan thâm quyền chung, UBND cấp tỉnh được xác định là một trong các chủ thê Quản lý về đầu tư công UBND cấp
tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp tỉnh được néu tai bang 1.3 (Phu luc
01)
Thứ hai, Sở Kế hoạch và Đầu tư: được xác định là cơ quan chuyên môn có
trách nhiệm chính trong việc tham mưu, giúp việc cho UBND cấp tỉnh trong quản
lý đầu tư công
Thứ ba, UBND cấp huyện, cấp xã: Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước thâm quyền chung, UBND cấp huyện, cấp xã cũng được xác định là cơ quan quản lý về đầu tư công Cụ thé, trong lĩnh vực đầu tư công, UBND cấp huyện, cấp
xã có những nhiệm vụ, quyền hạn được nêu tại bảng 1.4 (Phụ lục 01)
1.1.2.3 Phân cấp, phân quyên quản lý đầu tư công:
Theo Luật đầu tư công 2019 của Việt Nam, “Phân cấp phân quyên trong quản
lý đầu tư công là xác định quyên hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyên trong hoạt động đầu tư công ” [19, D.4]
Theo đó, ta có thể hiểu phân cấp phân quyền là cách thức phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan, đơn vị hành chính dé thực hiện chức năng quản lý nhà
nước Qua việc phân chia này, sự quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả và
thống nhất Cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong phân cấp quản lý đầu tư công là
cơ quan địa phương cấp trên Cơ quan địa phương cấp dưới của một đơn vị có thâm quyền được giao là người tiếp nhận phân cấp quản lý đầu tư công
Phân cấp ở cấp trung ương được xác định là các Bộ và cơ quan ngang Bộ có
trách nhiệm và nhiệm vụ chính được nêu ở bảng 1.5 (Phu luc 01)
“Phân cấp ở cấp tỉnh, theo Luật Tổ chức cơ quan địa phương năm 2015 xác định rằng, các cơ quan địa phương là UBND ở cấp hành chính cao hơn (từ cấp
Trang 19Phân quyền cấp Sở: Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật đầu tư công
2019 của Việt Nam và hướng dẫn của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, Liên Sở KHĐT-TC
về dự kiến lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm Theo đó, các nội dung
UBND tinh phân quyền cho các Sở, ngành và được nêu ở bang 1.7 (Phụ lục 01) 1.1.2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công
Quản lý đầu tư công chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tổ khác nhau như mô
hình phát triển KT - XH, các nhân tố thuộc về văn hóa, phong tục tap quan, vi tri
địa lý, tư duy lãnh đạo cua nha quản lý Trong đó, luận án tập trung phân tích, làm
rõ một số nhân tố chính ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công bao gồm: (ï) Nhân tố khách quan; (11) Nhan tố chủ quan
a Nhân tố khách quan
“Thứ nhất, các nhân tô về cơ chế chính sách Cơ chế chính sách nói chung, và
cơ chế chính sách liên quan đến đâu tư công ở ĐP ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đâu tư công tại ĐP Đâu tư được cấp phép của các cấp có thẩm quyên và sẽ
triển vọng đạt được hiệu quả đâu tư cao khi phù hợp và tận dụng được những ưu
đãi đầu tư trong các định hướng, chủ trương, chính sách của Nhà nước Bên cạnh
đó, các cơ chế chính sách có liên quan đến đầu tư như là những rào can dé “rang buộc” những người tham gia đâu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt” [Phan Thị Thu
Hiền, 2015; Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012]
“Thứ hai, các nhân tô về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ở ĐP Quản lý đầu
tư công ở ĐP chịu nhiều chỉ phối từ các điều kiện kinh tế Nếu kinh tế thuận lợi thì
khả năng cung ứng vốn đâu tư được đây đủ và kịp thời Nhưng khi nên kinh tế bị suy thoái, mức tăng trưởng kinh tế chứng lại thi kim chế lạm phát nhà nước sẽ tu
tiên thắt chặt tín dụng, các DA sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn dau tư Hơn nữa, sẽ kéo
theo tình trạng tăng giá giá cả nguyên vật liệu, chỉ phí công trình bị đội lên và VĐT không đáp ứng đủ nên DA đâu tư bị trì hoãn thực hiện Do đó, có thể nói các yếu tố
về kinh tế có tác động rất lớn đến QLĐTC ở ĐP ” [Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012]
“Thứ ba, khả năng về nguôn lực NSNN Dự toán chỉ NS cho đầu tư công ở ĐP hằng năm phụ thuộc nhiều vào khả năng cân đối hợp lý nguồn thu — chi NS hang
Trang 20năm của ĐP và có gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH Các ĐP có lợi thé lớn về nguôn thu NS dôi dào, thậm chỉ là ít hoặc không cân sự hỗ trợ từ phía NSTW thì
các ĐP đó thường chủ động hơn trong xây dựng và quản lý kế hoạch chỉ NS cho
PTC” [Trinh Thi Thuy Héng, 2012]
b Nhân tô chủ quan
“Thứ nhất, các nhân tô về quy hoạch, kế hoạch đầu tư công ở ĐP Đề đạt được thành công thì hoạt động quản lý đầu tư công ở DP cân dựa trên các quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch ngành, vùng, kế hoạch phát triển KT-XH của
ĐP trong từng thời kỳ Các quy hoạch, kế hoạch như là những bản đô để định hướng, chỉ ra các bước đi sao cho ngắn và hợp lý nhất, tiết kiệm chỉ phí nhất và
đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất có thể cho ĐP Điêu đó đòi hỏi những cán bộ liên
quan đến công tác quản lý đầu tư công ở ĐP phải có những “tâm nhìn” dài hạn, cũng như các “cải cách” sáng tạo và hợp lý để cuối cùng đạt được HOĐT đề ra”
[Phan Thị Thu Hiền, 2015]
“Thứ hai, kế hoạch phát triển KT-XH của ĐP Kế hoạch phát triển KT-XH ở
ĐP là chỉ báo quan trọng làm phương hướng cho kế hoạch đầu tư công cấp tỉnh Đâu tư công cân tỉnh phải đáp ứng, theo sát các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh cả về phạm vi, nội dung đâu tư ” [Phan Thị Thu Hiền, 2015]
“Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý đâu tư công ở ĐP Hoạt động quản lý dau tw
công được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không tùy thuộc vào bộ máy tổ
chức quản lý đầu tư công và chu trình nghiệp vụ quản lý ở ĐP đó Sự hợp lý, khoa học và rỏ ràng của tổ chức bộ máy góp phân làm công tác quản lý có chất lượng hơn, giảm bớt sai sót trong quản lý, nhất là trong thông tin và ra quyết định ” [Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012]
“Thứ tư, năng lực quản lý của người lãnh đạo và năng lực về chuyên môn của nhân sự trong bộ máy quản lý đầu tư công ở ĐP Người đứng đầu bộ máy quản lý ở
PP có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác QLNN nói chung và quản lý đâu tư công ở từng ĐP nói riêng Năng lực này biểu hiện ở các năng lực như: khá năng đề
xuất các chiến lược dau tu, các kế hoạch triển khai thực hiện công việc một cách
khoa học, hợp lý giữa quyên lợi và trách nhiệm ấi đôi giữa các nhân sự trong bộ máy Nếu người lãnh đạo có năng lực kém, đông thời bộ máy tô chức thiếu chặt chẽ,
và các chiến lược thì xa vời với thực tế, đặc biệt là có sự thay đổi của các yếu tổ ở
Trang 21PP thi việc quản lý đầu tư công sẽ không hiệu quả, dễ gây tinh trạng chỉ vượt quá
thu, chỉ đầu tư giàn trải, phân bồ đầu tư không hợp ly; NS bi that thoát, kìm hảm sự
phát triển KT-XH của ĐP Cán bộ chuyên môn có năng lực tốt giúp quá trình cung cấp thông tin đến đúng đối tượng sử dụng vốn đầu tư công, đảm bảo tuân thủ theo dung các quy định về quản lý đầu tư công từ nội dung chỉ, cho đến đảm bảo các nguyên tắc chỉ đúng dự toán Đông thời, ý thức đạo đức nghè nghiệp và văn hóa làm việc chuyên nghiệp hơn ” [Trịnh Thị Thúy Hồng, 2012]
1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của quản lý đầu tư công
1.1.3.1 Sự cần thiết của quản lý đầu tư công
“Adam Smith, một nhà kinh tế học thuộc trường phái Cổ điển Anh vào năm
1776, miêu tả quy luật thị trường như là "bàn tay vô hình" điều khiển cá nhân khi
tham gia nền kinh tế thị trường đều muốn tối đa hóa lợi nhuận cho bản thân Tuy nhiên, các cơ chế thị trường cũng có những hạn chế Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của năm 1929-1933, J.M Keynes nhấn mạnh vai trò của tiêu dùng và
đề xuất can thiệp của chính phi thông qua các chính sách kinh tế để kiểm soát thị trường và khuyến khích đầu tư.” [16, tr39-40]
Trong khi các doanh nghiệp tập trung vào tối đa hóa lợi nhuận, chính sách công của chính phủ khuyến khích đầu tư bằng cách sử dụng ngân sách công và cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Điều này có thể dẫn đến sự mắt cân bằng trong sự phát triển giữa các khu vực và ngành nghề Đầu tư công có thể ảnh hưởng đến cung cầu và có thể giúp kiểm soát chu kỳ kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển Ngoài
ra, nó cũng có thê tạo ra việc làm và tăng thu nhập, giảm bất bình đẳng xã hội Tuy nhiên, quản lý Đầu tư công vẫn đối mặt với nhiều thách thức và hạn chế, gây lãng phí tài nguyên và không đảm bảo thực hiện theo kế hoạch Mặc dù thị trường có thé giải quyết nhiều vấn đề, nhưng vẫn có những mục tiêu xã hội mà nó không thê giải quyết được Chính vì vậy vai trò của quản lý đầu tư công là rất quan trọng đề hỗ trợ
và khắc phục những hạn chế của thị trường
1.1.3.2 Vai trò của Quản lý đầu tư công
Quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng
dé chỉ đạo và điều tiết các hoạt động kinh tế, đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng
bền vững bằng cách sử dụng hiệu quả nguồn lực và tạo điều kiện công bằng cho tất
Trang 22cả các thành viên trong hệ thống kinh tế Trong bối cảnh này, vai trò quản lý của
Nhà nước đối với DA Đầu tư công được nhấn mạnh vì một số lý do sau:
Thứ nhất, sự can thiệp của Nhà nước trong quản lý Đầu tư công là do sự thất bại của thị trường Trong một nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường chỉ
tập trung vào việc thu lợi, làm mất đi những dự án có lợi ích công cộng mà không
mang lai lợi nhuận đáng kể Vì vậy, nhà nước phải can thiệp để cung cấp các dịch
vụ công và hàng hóa cần thiết, chang han như xây dựng cơ sở ha tang
Thứ hai, vai trò quản lý của Nhà nước trong Đầu tư công phản ánh chức năng quản lý của Nhà nước Bằng cách thúc đẩy và hỗ trợ các chương trình quan trọng như cơ sở hạ tầng, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động Đầu tư công
Thứ ba, vai trò của Nhà nước trong quản lý Đầu tư công tới từ các đặc điểm của Đầu tư công Đầu tư công thường yêu cầu vốn lớn và thời gian triển khai dài, do
đó nhà nước cần phải quản lý chúng một cách hiệu quả trong bối cảnh nguồn lực hạn chế Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng hiệu quả của Đầu tư công thường bị suy giảm bởi tham nhũng và sự lựa chọn dự án không dựa trên tiêu chí cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
1.2 Nguyên tắc, nội dung, các công cụ quản lý đầu tư công
1.2.1 Nguyên tắc quản lý dau tw công
Theo Luật Đầu tư công năm 2019 của Việt Nam, quy định rõ các nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau:
“Thứ nhất, tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công Việc này bao gôm tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật trong mọi hoạt động liên quan đến vốn đẫu tư công Vốn đầu tư công bao gom nhiéu nguon, chẳng hạn như vốn ngân sách nhà nước, vốn từ các nguôn khác như trái phiếu Chính phú, DA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ quốc tế Ngoài ra, còn có các nguôn vốn khác như tín dụng đâu tư phát triển của Nhà nước và các khoản vốn vay
từ ngân sách địa phương
Thứ hai, các hoạt động đầu tư công phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, bao gôm kế hoạch phát triển 5 năm và các quy hoạch theo quy định pháp luật về quy hoạch Mục tiêu của quản lý đầu tư công là tăng
Trang 23cường năng lực sản xuất và phục vụ kinh tế - xã hội dựa trên nguồn lực nhà nước Việc thực hiện các dự án đầu tư công là để cụ thể hóa các chiến lược và kế hoạch
đã được phê duyệt
Thứ ba, việc quản lý và sử dụng vốn đâu tư công phải tuân thủ trách nhiệm và quyên hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan Điều này đảm bảo hiệu quả đầu tư và tránh lãng phí nguồn lực
Thứ tư, việc sử dụng vốn đâu tư công phải đảm bảo tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm và hiệu quả Việc này rất quan trọng đề đáp ứng các mục tiêu kinh
tế, xã hội, văn hóa và đảm bảo cân bằng giữa vốn và quy mô dự án
Thứ năm, các hoạt động ddu tư công cân được thực hiện công khai, minh
bạch Điều này giúp tăng tính cạnh tranh và giám sát hiệu quả, đồng thời hạn chế thất thoát và lăng phí nguôn vốn ngân sách ” [19, Ð.12]
1.2.2 Nội dung quản lý đầu tư công
Dưới sự phân quyền của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư là chủ trì trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Công tác quản lý đầu tư công của Sở
Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các nội dung sau:
1.2.2.1 Công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đâu tư công
Công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công là quá trình quan trọng trong công tác quản lý và thúc đây sự phát triển KT-XH Trong đó, việc lập kế
hoạch không chỉ đơn thuần là việc đề ra mục tiêu mà còn là quá trình xem xét báo
cáo giám sát và đề ra những kế hoạch cho tương lai
Việc lập kế hoạch DA đầu tư công là một phần quan trọng trong công tác quản
lý đầu tư công của cơ quan quản lý nhà nước, nơi mà mục tiêu và biện pháp được xác định để đạt được hiệu quả lớn nhất Việc này giúp tăng hiệu quả quản lý, tập trung nguồn lực vào các mục tiêu quan trọng và sẵn sảng ứng phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài
Thâm định và sàng lọc DA đầu tư là những bước cần thiết nhằm đảm bảo rằng các DA được lựa chọn là phù hợp và mang lại hiệu quả nhất Quá trình này không
chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính mà còn cân nhắc đến các yếu tố xã hội và môi
trường, đảm bảo sự cân đối và công bằng trong phát triển
Trang 24Cuối cùng, việc ra quyết định lựa chọn DA đầu tư công cần tuân thủ các
nguyên tắc như hiệu quả, bền vững, tính hệ thống và ưu tiên, nhằm đảm bảo rằng
các nguồn lực được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và đáp ứng được các mục
tiêu phát triển của địa phương và quốc gia
1.2.2.2 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
Việc thẩm định và phê duyệt các DA đầu tư đòi hỏi sự cần trọng và khách
quan từ các bên liên quan
Trước hết, quy trình đánh giá tiền khả thi được thực hiện để đánh giá tổng
quan về tính khả thi của dự án, từ việc xem xét chỉ phí và lợi ích đến khả năng tài
chính
Sau đó sẽ là quy trình đánh giá khả thi với việc thâm định chỉ tiết và nghiêm
ngặt, bao gồm cả việc đánh giá môi trường, kinh tế và xã hội Điều này đòi hỏi sự
minh bạch và độ chính xác trong thông tin từ các cơ quan đánh giá
Ngoài ra, việc đánh giá khách quan trong thâm định dự án vẫn tồn tại thách
thức phô biến là sự thiên vị và không trung thực trong quá trình thâm định, đặc biệt
là ở các quốc gia đang phát triển, nơi chi phí thường bị đánh giá quá thấp và lợi ích quá cao Điều này đặt ra nhu cầu cần phải có sự minh bạch và trung thực trong quá trình thẩm định DA, nhất là với những DA quan trọng Trong trường hợp có khả
năng mâu thuẫn lợi ích, việc chọn lựa nhà tư vấn độc lập có thể là một giải pháp
hợp lý
1.2.2.3 Công tác lựa chọn nhà thâu
Việc chọn nhà thầu đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi DA Quá trình này bao gồm việc lựa chọn nhà thầu cho từng công trình, hạng mục hay cả DA, từ quy hoạch chỉ tiết đến quản lý và thi công Điều này đòi hỏi tuân thủ một số tiêu chí như
sự minh bạch, khách quan và đảm bảo đáp ứng yêu cầu của DA
Có một số phương pháp lựa chọn nhà thầu như sau:
“- Đầu thâu rộng rãi: Là quy trình mà không có hạn chế về số lượng nhà thầu tham gia Trước khi phát hành hô sơ mời thầu, bên tổ chức phải tuân thủ quy định
của Nghị định số 63/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về việc mời thầu và lựa chọn nhà thâu
Các nhà thầu muốn tham gia đấu thâu cần liên hệ với bên tổ chức để yêu cẫu hồ sơ mời thầu Hô sơ mời thầu không được phép có bắt kỳ điều khoản nào hạn chế sự
Trang 25tham gia của nhà thấu hoặc tạo ưu thế cho một số nhà thấu, nhằm đảm bảo cuộc cạnh tranh được thực hiện công bằng
- Đấu thâu hạn chế: Đối với đấu thầu hạn chế, quy trình này giới hạn số lượng nhà thầu tham dự, nhưng yêu câu ít nhất 5 nhà thầu được xem xét là đủ năng lực và điều kiện để tham gia Trong trường hợp số lượng nhà thầu thực sự ít hơn 5, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyên để xem xét và quyết định tiếp tục hoặc dừng việc sử dụng đấu thầu hạn chế, hoặc áp dụng phương thức khác Phương pháp này chỉ được áp dụng trong các trường hợp theo yêu cầu của nhà thầu hoặc theo quy mô vốn cho gói thâu, như các gói thâu có yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp hoặc đòi hỏi nghiên cứu và thực nghiệm, trong đó chỉ có một vài nhà thâu
sở hạ tang kỹ thuật đặc biệt, hoặc các dự án liên quan đến rà phá bom mìn cũng có
thé áp dụng phương thức này để đảm báo tiến độ và an toàn
- Chào hàng cạnh tranh: Sau khi Luật Đấu Thâu số 43/2013/QH13 có hiệu
lực, việc thực hiện Chào Hàng Cạnh Tranh đã không chỉ áp dụng cho gói thầu mua sắm hàng hoá mà còn mở rộng ra cá gói thẫu xây lắp và phi tư vấn Tuy nhiên, để
sử dụng hình thức này, cần phải có kế hoạch đấu thâu được phê duyệt và dự án cũng đã được phê duyệt và được phân bồ vốn theo thời gian thực hiện gói thấu
- Tổ chức thực hiện: Tổ chức tự thực hiện là phương thức mà chủ đầu tư đảm
nhận cả hai vai trò, không chỉ là người đầu tư mà còn là đơn vị thực hiện công việc
xây dựng Đây là cách tiếp cận thường được áp dụng trong trường hợp chủ đẫu tư
có đủ năng lực và điêu kiện tham gia vào việc thực hiện một phan hoặc toàn bộ gói
thầu trong dự án mà mình đang triển khai Trong phương pháp này, chủ đầu tư không chỉ đầu tư vốn mà còn đảm nhận trực tiếp việc tổ chức, quản lý và thực hiện
Trang 26các công đoạn của dự án xây dựng Điều này giúp tối ưu hóa quản lý, giảm thiểu chỉ phí và tăng cường sự kiểm soát trực tiếp đối với tiến độ và chất lượng công trình Khi áp dụng hình thức tự thực hiện thì chỉ phí cho gói thầu phải được lập theo quy định Đơn vị kiểm soát việc thực hiện gói thầu phải thống nhất với CDT phương án tài chính và nhân sự Ngoài ra là hai hình thức mua sắm trực tiếp và lựa chọn nhà thầu đối với trường hợp đặc thù riêng mà không thể áp dụng những hình thức lựa chọn nhà thầu khác ” [17, tr20-22]
1.2.2.4 Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư công
Thanh toán vốn đầu tư là việc CĐT hoặc cơ quan ban hành quyết định đầu tu
thanh toán tiền trước cho nhà thầu dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và
được thống nhất trước đó Cách thanh toán có thể là theo từng giai đoạn hoặc theo
tiến độ hoàn thành công trình, tùy thuộc vào tính chất và tiến độ thực hiện của DA
Mục tiêu là đảm bảo cả chủ đầu tư và nhà thầu đều có quyền lợi và đồng thời đảm
bảo tiến độ và chất lượng công trình
Quyết toán vốn đâu tư là quá trình tỗổng hợp và thống kê các nguồn thu và chỉ phí liên quan đến việc hoàn thành DA Đây là bước cuối cùng trong việc xác định
tổng số tiền đã được chỉ ra cho DA, bao gồm cả các chỉ phí đã thanh toán theo tiến
độ thi công và theo hợp đồng đã ký kết Việc này cũng cần phải tuân thủ theo các
tiêu chuẩn tài chính - kế toán
Kiểm tra và giám sát vốn đầu tư công là một phần quan trọng của quá trình quản lý vốn Nó nhằm mục đích phát hiện và khắc phục các vấn đề, đồng thời tôn vinh những thành tựu và tiến triển tích cực Việc này giúp cải thiện quy trình quản
lý và đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiêu chuẩn
ban đầu
1.2.2.5 Công tác kiểm tra, giám sát quản lý đầu tư công
Việc giám sát và đánh giá quản lý đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo sự hiệu quả và minh bạch của các dự án đầu tư Trách nhiệm này
được phân chia rõ ràng giữa các cấp quản lý từ Quốc hội, Hội đồng nhân dân đến cơ quan quản lý địa phương Mọi tổ chức và cá nhân liên quan đều phải công khai thông tin và hồ sơ khi được yêu cầu Đặc biệt, việc giám sát phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định pháp luật
Trang 27Ngoài ra, hoạt động thanh tra và kiểm tra cũng đóng vai trò quan trọng Các
dự án đầu tư công với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước phải được thanh tra, kiểm tra bởi các cơ quan chức năng Các hoạt động này phải tuân thủ theo quy định của
luật về thanh tra đối với các lĩnh vực như xây dựng, kế hoạch, tài chính và thuế
1.2.3 Các công cụ quản lý đầu tư công
1.2.3.1 Văn bản quản lý đẫu tư công
Nhà nước ban hành các văn bản quản lý và các quy trình để kiểm soát các DA đầu tư công của quốc gia
Nhà nước đã ban hành Nghị định số 29/2021/NĐ-CP đề điều chỉnh quản lý và
kiểm soát các Dự án đầu tư công quan trọng của quốc gia Nghị định này tập trung
vào việc xác định các thủ tục thâm định, quản lý và giám sát các dự án đầu tư, bao
gồm cả những dự án quan trọng như chương trình đầu tư công, dự án PPP, dự án ODA và các dự án liên quan đến vốn nước ngoài
Đối với chương trình đầu tư công, Nghị định quy định rõ vai trò và trách
nhiệm của các bên liên quan như chủ chương trình và chủ dự án trong việc theo dõi
và kiểm tra quá trình đầu tư Các hoạt động kiểm tra được yêu cầu thực hiện ít nhất
một lần đối với các chương trình kéo dài hơn 12 tháng hoặc khi có sự thay đổi về
quy mô hoặc tổng mức đầu tư
Đối với dự án PPP, người ký kết hợp đồng và nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm
theo dõi và kiểm tra quá trình đầu tư theo nội dung đã được phê duyệt và hợp đồng
Các hoạt động đầu tư chứng khoán sẽ được giám sát và đánh giá theo quy định của pháp luật chứng khoán
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định việc giám sát và đánh giá các chương
trình và dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài,
bao gồm cả các vấn đề đặc biệt phát sinh từ việc sử dụng các nguồn vốn này và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan
1.2.3.2 Kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH
Hàng năm, Quốc hội thường ban hành các Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH nhằm thúc đây việc đưa ra những giải pháp cụ thể để khắc phục các vấn đề
hiện hữu, giới hạn, đây nhanh tiến độ giải ngân từ đầu năm, nhất là các dự án trọng
Trang 28điểm và quan trọng QG, cũng như các chương trình mục tiêu QG; đồng thời tăng cường sự phân cấp và phân quyền, kết hợp với việc nâng cao trách nhiệm của các
nhà lãnh đạo; quyết tâm loại bỏ những DA không thực sự cần thiết để tránh tình
trạng đầu tư không hiệu quả và lãng phí
Nghị định số 04/2008/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định về các văn bản
chiến lược đầu tư, bao gồm:
Văn bản cấp trung ương: (ï) Chiến lược phát triển KT-XH của QG; (¡¡) Hướng,
nhiệm vụ phát triển QG; (11) Các chương trình mục tiêu QG; (iv) Kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội 5 năm; (v) Chương trình đầu tư cong; (vi) Ké hoach phat trién
kinh tế xã hội hàng năm
Văn bản cấp vùng, địa phương, ngành: (¡) Quy hoạch tông thê phát triển kinh
tế - xã hội cho các lãnh thổ đặc biệt (các khu vực kinh tế trọng điểm; khu kinh tế, khu kinh tế quốc phòng, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế, ); (ii) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (ii) Quy
hoạch chỉ tiết cho các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của quốc gia cũng như từng tỉnh, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; (iv) Quy hoạch tổng thé phát
triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
1.2.3.3 Phân cấp Quản lý đầu tư công
CQĐP là một thành phần cốt lõi của hệ thống chính quyền quốc gia, gồm các
cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước tại địa phương Đây bao gồm HĐND, các
tô chức, cơ quan nhà nước được bầu ra bởi HĐND, và các tổ chức, cơ quan khác được hình thành theo luật, chăng hạn như UBND nhằm quản lý những lĩnh vực đời
sống xã hội ở địa phương Nguyên tắc của Chính quyền địa phương là kết hợp giữa tập trung dân chủ và lợi ích cộng đồng địa phương, đồng thời phù hợp với lợi ích quốc gia Cấu trúc này bao gồm cấp tỉnh, huyện và xã
Đầu tư công là việc Nhà nước đầu tư nhằm phát triển KT-XH, sử dụng chủ yếu nguồn lực từ NSNN Tuy nhiên, quản lý và phân phối nguồn lực cho đầu tư công là quá trình công phu, đòi hỏi sự tương tác của nhiều bên CQĐP quản lý đầu
tư công dựa trên các cấp độ chính trị, hành chính và ngân sách, dé dam bao su đồng
bộ và tương thích giữa các cấp độ này Việc này đưa ra hệ thống quy định về quyền hạn quyết định về đầu tư công của các cấp độ Chính quyền địa phương và cơ chế tô chức đề thực hiện những quyền này
Trang 29Việc xác định rõ quyền hạn và phối hợp trong thực hiện quyền hạn, cùng với
điều kiện về nguồn lực và tổ chức hành chính, là rất quan trọng đề tránh khó khăn
trong quản lý hành chính Việc không rõ ràng về quyền hạn có thê dẫn đến tình trạng thiếu tính chủ động trong phân bổ vốn đầu tư công, kéo dài thời gian giải ngân, nợ nần tích lũy, chậm tiến độ và ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý đầu tư công
1.3 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn của một vài địa phương về quản lý đầu
tư công
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên có nhiều điều kiện tự nhiên, chia sẻ đặc điểm kinh tế tương
đồng với các tỉnh Bắc Bộ như Bắc Ninh Là một phần của vùng kinh tế trọng điểm
ở Bắc Bộ, Hưng Yên đang tận dụng các cơ hội phát triển khu vực này, đặc biệt là
trong tương lai gần khi hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư xây dựng
Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ôn định như các tỉnh khác ở Bắc Bộ, tỉnh
Hưng Yên đã thực hiện đúng theo những chỉ thị của Chính phủ, đặc biệt là trong kế
hoạch giải ngân vốn đầu tư công Năm 2023, Chính phủ đã giao cho tỉnh Hưng Yên
kế hoạch đầu tư công là 12.006 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2021 va tang 1,3
lần so với năm 2022
Đến ngày 30/6/2023, tỉnh Hưng Yên đã giải ngân được hơn 3.800 tỷ đồng vốn
đầu tư công, đạt 32% kế hoạch được giao bởi Thủ tướng (cao hơn trung bình quốc gia là 28%), và đạt 37% kế hoạch vốn đã phân bổ cho các DA Vốn NS tỉnh quản lý
là 7.347 tỷ đồng, đến thời điểm này đã thanh toán được 2.089 tỷ đồng, đạt 28%
Sự chuyển biến nhanh chóng trong việc giải ngân vốn đầu tư công của tinh chủ yếu diễn ra vào tháng 6/2023, có sự tăng tốc so với 5 tháng trước Tại huyện
Khoái Châu, tỷ lệ giải ngân đã đạt 51% kế hoạch năm 2023, gần 240 tỷ đồng Điều
này đến từ việc các dự án như cải tạo đường huyện 57 và đường giao thông liên xã
Phú Cường - Hùng Cường đã đạt được tiễn độ tốt
Với sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, và UBND tỉnh Hưng Yên, cùng sự đoàn
kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân, tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực Những thành tựu này có tác động tích cực đối với sự phát
Trang 30triển KT-XH của tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp và nhiều khó khăn
1.3.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng
Thành phó Đà Nẵng là một ví dụ tiêu biểu về thành công trong công tác quản
ly đầu tư côn Thành phố đã được ghi nhận với nhiều thành tựu đáng kẻ, đặc biệt là
trong lĩnh vực quản lý đầu tư công Trong thời gian gần đây, Đà Nẵng đã đầu tư và đổi mới cơ sở hạ tầng của mình một cách đáng kẻ
Đà Nẵng đã có được nhiều kết quả nổi bật trong công tác quản lý đầu tư công Đầu tiên, UBND thành phó đã triển khai các dự án quản lý theo quyền hạn được giao và phân cấp theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư và xây dựng của Nhà nước Thứ hai, trên thực tế, nhiều DA và công trình do các cơ quan Trung
ương và các Thành phó hay Tinh khác triển khai bị chậm tiến độ và gặp khó khăn
về công tác đền bù giải phóng mặt bằng Tuy nhiên, Đà Nẵng đã tỏ ra nổi bật trong
việc thực hiện công tác này Thành phố đã ban hành các chính sách hỗ trợ đền bù một cách rõ ràng và cụ thể, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham
gia vao qua trinh nay
Thành công của Đà Nẵng còn dựa trên việc tập trung vào công tác truyền thông và khen thưởng người dân tham gia đền bù theo chính sách quy định Các cán
bộ lãnh đạo đã chịu trách nhiệm quan trọng đối với công tác quản lý đất đai, đền bù
và giải phóng mặt bằng Sự tập trung này đã tạo ra lòng tin từ phía cộng đồng và sự
quan tâm của Nhà nước, thúc đây sự nỗ lực của các cán bộ và đảng viên trong việc hoàn thành nhiệm vụ
Đà Nẵng là một điển hình về tinh thần "đám làm" và "dám chịu trách nhiệm" Kết quả của những nỗ lực này là hệ thống hạ tầng hiện đại và đồng bộ, là một bài
học quý giá trong quản lý đầu tư công cho các đơn vị và địa phương khác trên toàn
quốc
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh
Từ kinh nghiệm quản lý đầu tư công của Tỉnh Hưng Yên và Thành phố Đà Nẵng, chúng ta rút ra những bải học quý giá như sau:
Trang 31Thứ nhất, cần thực hiện chuẩn bị đầu tư tốt và linh hoạt trong điều chỉnh kế hoạch vốn: Đảm bảo tính khả thi và chuẩn bị tốt cho các dự án đầu tư công, cùng với việc linh hoạt điều chỉnh kế hoạch vốn đề tối ưu hóa sử dụng nguồn lực
Thứ hai, giải quyết các nguyên nhân dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công chậm: Tập trung vào giải quyết các vẫn đề phức tạp như giải phóng mặt bằng và tái định
cư một cách kịp thời và đúng đắn để đảm bảo tiến độ dự án và lợi ích của cả Nhà
nước và người dân
Thứ ba, cần lựa chọn và phát triển các nhà quản lý có năng lực: Đầu tư vào việc lựa chọn và phát triển những nhà quản lý có đủ năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo triển khai kế hoạch đầu tư công một cách hiệu quả và
minh bạch
Thứ tư, tăng cường sự phối hợp và huy động nguồn lực đa dạng: Phối hợp giữa các cơ quan, ngành và địa phương đề tạo điều kiện cho việc quản lý và triển khai đầu tư công, cùng với việc huy động mọi nguồn lực có thể từ các nguồn khác nhau như ngân sách nhà nước, ODA, vốn vay ưu đãi và nguồn vốn khác
Trang 32PHAN 2 THUC TRANG QUAN LY DAU TU CONG CUA SO KE HOACH
VA DAU TU TINH BAC NINH 2.1 Khái quát về tình hình KT-XH và đầu tư công tỉnh Bắc Ninh
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh
2.1.1.1 Tình hình kinh tế của tỉnh Bắc Ninh
Trong giai đoạn từ 2019 đến 2023, tỉnh Bắc Ninh đã trải qua một số biến động trong KT-XH:
Hình 2 1: GRDP theo giá thực tế và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019 - 202
@Téng GRDP trén dia ban theo giá hiện hành (tỷ đồng)
EIGRDP bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm)
(Nguôn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)
Qua dữ liệu bảng 2.1 (Phụ lục 01) và hình 2.1 cho thấy, tuy giai đoạn 2019-
2022 ghi nhận mức tăng trưởng ôn định và tích cực (tăng từ 1,31% đến 7,39%),
nhưng năm 2023 thì lại đối điện với sự giảm nghiêm trọng (giảm 6,76%) Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) cũng đã tăng trong giai đoạn này, nhưng không liên tục và
đồng đều, đặc biệt là năm 2023 ghi nhận sự suy thoái nghiêm trọng
Theo đữ liệu bảng 2.2 (Phụ lục 01), cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh cũng có
những thay đổi đáng chú ý qua từng năm, trong đó ngành Công nghiệp - Xây dựng giảm (từ 76,1% năm 2019 xuống 72,18% năm 2023) trong khi dịch vụ tăng (3,38%) Sự thay đổi này phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh từ công nghiệp sang dịch vụ và các ngành kinh tế
Trang 33Qua dữ liệu bảng 2.3 (Phụ lục 01) ta thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng đáng
kê (tăng từ 2,92% lên 4,60%), đặc biệt tăng cao nhất vào năm 2023 Tương tự, CPI
bình quân cả nước cũng đã tăng từ 2,79% vào năm 2019 lên 3,25% vào năm 2023 CPI của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn này đã có những biến động tăng trưởng đáng chú ý, đặc biệt là vào những năm gần đây, cho thấy mức độ tăng giá trong tỉnh đang
có xu hướng cao hơn so với trung bình cả nước
Hình 2 22: Thu chỉ ngân sách tại Bắc Ninh
mm==Clênh lệch thu chi ngân sách (tỷ đông) ===Chênh lệch thu chi ngân sách (%)
(Nguôn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)
Trong lĩnh vực thu chi ngân sách Nhà nước, dữ liệu từ bảng 2.4 (Phụ lục 01)
và hình 2.2 cho thấy thu ngân sách đã tăng nhẹ từ 2019 đến 2023 (từ 29.037 tỷ đồng
lên 29.345 tỷ đồng), trong khi tổng chỉ ngân sách thì giảm đáng kể trong cùng thời
kỳ (từ 25.384 tỷ đồng vào năm 2019 xuống còn 18.755 tỷ đồng vào năm 2023)
Thặng dư ngân sách cũng tăng đáng kể từ 2019 đến 2022 rồi giảm nhẹ vào năm
2023 Tỷ lệ chênh lệch giữa thu và chỉ ngân sách so với tổng thu cũng tăng đáng kê trong 5 năm qua, cho thấy sự quản lý kinh tế tốt hơn vào những năm gần đây (tăng
từ 13,4% vào năm 2019 lên 60,9% vào năm 2022, rồi giảm xuống 44% vào năm
2023).
Trang 342.1.1.2 Tình hình xã hội của tỉnh Bắc Ninh
Việc tăng cường đầu tư vào các DA công và cải thiện chuyên môn trong quản
lý đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân tại tỉnh Bắc Ninh
Hình 2 3: Dân số và tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh
mmm Dan sé trung binh (nghinngudi) “Tỷ lệ thất nghiệp (%)
(Nguôn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh)
Dữ liệu bảng 2.5 (Phụ lục 01) và hình 2.3 cho thấy dân số của tỉnh đã tăng đều
qua từng năm (tăng từ 1.378 nghìn người năm 2019 lên 1.502 nghìn người năm
2023), cùng với đó là xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp (Giảm từ 3.1% năm 2019
xuống 1,7% năm 2021 sau đó tăng nhẹ lên 2,28% vào năm 2023), sự biến động này
có thể là đo sự thay đổi trong thị trường lao động và ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài như đại dịch covid Dữ liệu bảng 2.6 (Phụ lục 01) cho thấy tình hình giải
quyết việc làm của các ngành kinh tế chính như nông, lâm nghiệp và thủy sản đang gặp khó khăn trong việc giải quyết việc làm (Giảm từ 23,5%/164 nghìn người vào năm 2019 xuống còn 4,1%/32.4 nghìn người năm 2023), trong khi ngành dịch vụ lại gia tăng mạnh mẽ (Tăng từ 25,6% năm 2019 lên 39% năm 2023)
Trong lĩnh vực giáo dục, các chỉ số từ bảng 2.7 (Phụ lục 01) cho thấy một sự
mở rộng nhẹ của hệ thống giáo dục ở cấp độ mầm non đến THPT (tăng từ 494 trường năm 2019 lên 506 trường năm 2023), cùng với sự tăng đáng kế của các trường cao đẳng và đại học (số trường tăng từ 10 năm 2019 lên 20 vào năm 2023) Điều này phản ánh nỗ lực để đáp ứng nhu cầu giáo dục ở các cấp độ khác nhau, cũng như tăng cường nguồn nhân lực trong giảng dạy và hỗ trợ (Số giáo viên giảng viên tăng khoảng 1.300 người trong giai đoạn 2019-2023)
Trang 35Trong lĩnh vực y tế, Dữ liệu từ bảng 2.8 (Phụ lục 01) cho thấy mặc du sé
lượng cơ sở y tế đã tăng (tăng thêm 4 cơ sở trong giai đoạn 2019-2023), nhưng số lượng giường bệnh lại giảm nhẹ (khoảng 1,3 giường bệnh/10.000 người) Sự tăng cường về nguồn nhân lực chuyên môn trong lĩnh vực y tế và dược phẩm là một điểm sáng, số lượng cán bộ ngành y tế đã tăng từ 5.294 người vào năm 2019 lên 5.964 người vào năm 2023, còn số lượng cán bộ ngành được cũng tang tir 1.058 lên 1.622 người trong cùng khoảng thời gian Ngoài ra, số lượng bác sĩ trên 10.000 người cũng có sự tăng lên từ năm 2019 đến 2022 trước khi giảm nhẹ vào năm 2023 Điều này là một dấu hiệu tích cực, cho thấy tỉnh đang có nỗ lực tăng cường đội ngũ
y tế chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày một cao của cộng đồng
2.1.2 Tình hình đầu tư công tỉnh Bắc Ninh
2.1.2.1 Quy mô đầu ti công
Tình hình đầu tư công của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ 2019 đến 2023 có những diễn biến đáng chú ý Dữ liệu từ bảng 2.9 (Phụ lục 01) cho thấy tổng vốn đầu
tư xã hội đã giảm từ 72.964 tỷ đồng xuống còn 55.443 tỷ đồng Sự suy giảm này
chủ yếu diễn ra từ năm 2021, thể hiện sự thay đổi trong hoạt động đầu tư và phát
triển kinh tế trong và sau đại dịch covid
Tiếp đó, dữ liệu từ bảng 2.10 (Phụ lục 01) cho thấy vốn đầu tư công tăng trong
giai đoạn 2019-2022(từ 8.256 tỷ đồng lên 10.682 tỷ đồng), sau đó giảm xuống còn
8.470 tỷ đồng vào năm 2023 Tỷ trọng của vốn dau tư công trong tông đầu tư xã hội dao động từ khoảng 12,9% đến 16,6%, cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng của hoạt động đầu tu công đối với tổng thé phát triên KT-XH của tỉnh
Về quy mô theo cấp độ quản lý, Bảng 2.11 (Phụ lục 01) cho thấy vốn đầu tư công từ NSTW đã trải qua biến động mạnh mẽ, giảm từ 371,9 tỷ đồng vào năm
2020 xuống còn 96 tỷ đồng vào năm 2022 và hoàn toàn ngưng vào năm 2023 Trong khi đó, vốn đầu tư công từ NS địa phương là chủ yếu và ồn định nhất, tăng từ
96,27% vào năm 2020 lên đến 100% vào năm 2023 Điều này cho thấy sự chịu
trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương trong việc đầu tư vào phát triển hạ tầng
và các dự án công cộng tại tỉnh Bắc Ninh.
Trang 362.1.2.2 Phân bồ và giải ngân vốn dự án đầu tư công
Dữ liệu từ bảng 2.12 (Phụ lục 01) cho thấy Ngân sách phân bổ vốn đầu tư công tại tỉnh Bắc Ninh có xu hướng giảm từ năm 2019 đến 2023, từ 10.682 tỷ đồng
năm 2019 xuống còn 8.470 tỷ đồng năm 2023, cho thay sự thắt chặt chỉ tiêu Tương
tự, tông vốn thực tế giải ngân cũng giảm từ 9.461 tỷ đồng năm 2019 xuống 6.650 tỷ đồng năm 2023 Năm 2020 là ngoại lệ khi giải ngân bằng đúng ngân sách phân bổ, cho thất nỗ lực đây nhanh giải ngân của Sở
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với ngân sách phân bổ các năm còn lại dao
động từ 82,2% đến 90,4%, cho thấy tình trạng giải ngân chưa đạt kế hoạch, dẫn đến
tồn đọng vốn Tỷ lệ giải ngân giảm (29,7%) cao hơn tỷ lệ giảm ngân sách phân bổ (20,8%), cho thấy khả năng giải ngân giảm nhanh hơn
Số lượng DA được phê duyệt quyết toán đã tăng đáng kể vào năm 2021, sau
đó giảm xuống Số lượng DA hoàn thành chờ quyết toán cũng tăng lên vào năm
2021 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2023 Các DA chuyền tiếp và DA khởi công mới cũng có sự biến động qua các năm, với sự tăng lên và giảm xuống ở mức đáng
kể
Ngoài ra, có sự tăng cường hỗ trợ từ Trung ương vào năm 2023, khi ngân sách phân bồ và tông vốn giải ngân từ Trung ương đều tăng mạnh Tuy nhiên, nguồn vốn ODA bé trí giảm xuống đáng kề vào năm 2021 và sau đó duy trì ở mức thấp
Hình thức đầu tư theo đối tác công tư cũng đang được thúc đầy, với số DA và tổng mức đầu tư theo hình thức này tăng dần qua các năm
2.2 Thực trạng quản lý đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2019 - 2023
2.2.1 Công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công
Dưới sự chỉ đạo và ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc
Ninh có trách nhiệm tô chức và phối hợp với những cơ quan liên quan nhằm lập kế hoạch và dự kiến phân bổ vốn đầu tư công, lập danh mục những DA và phân bổ vốn đầu tư công phù hợp Công việc này bao gồm quản lý kế hoạch dé giải quyết các van dé phat sinh trong từng dự án và thực hiện điều chỉnh kịp thời Hằng năm, khi
nhận được kế hoạch phân bé nguon vén dau tu công từ UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan để xem xét và điều
Trang 37chỉnh lại dự toán vốn đầu tư dựa trên đó, sau đó trình UBND tỉnh xem xét Đặc biệt,
Sở Kế hoạch và Đầu tư cần đảm bảo rằng nguồn vốn được giải ngân đúng thời hạn
và theo kế hoạch đã được lập, ưu tiên cho các DA quan trọng Công việc lập DA
được triển khai và quan lý chặt chẽ, đảm bảo phù hợp với quy mô và khuôn khổ của từng DA, tuân thủ tính chất và quy hoạch đã được phê duyệt Sau đó, Văn bản phê duyệt sẽ được UBND tỉnh ban hành sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổng hợp trình Sau đó, UBND tỉnh sẽ lấy ý kiến từ HĐND tỉnh trong phiên họp đầu tiên và
nếu được chấp thuận thì UBND tỉnh sẽ có văn bản cho lập DA
Qua bảng 2.13 (Phụ lục 01) ta thấy DA đầu tư công giai đoạn 2019-2023 đã có
những sự thay đổi đáng chú ý theo năm Số lượng DA đầu tư được lập đã giảm từ
357 vào năm 2019 xuống còn 171 vào năm 2023 Bên cạnh đó, số lượng DA sử
dung NSTW đã tăng từ 12 vào năm 2019 lên 19 vào năm 2023 Tỷ trọng của các dự
án này cũng tăng lên đáng kế từ 3,5% lên 11,1% trong cùng khoảng thời gian, thể
hiện sự tăng cường tài trợ và ưu tiên đầu tư từ Chính phủ Trung ương
Trong khi đó, số lượng dự án do NS tỉnh quản lý đã giảm từ 319 dự án còn
128 vào năm 2023 Tỷ trọng của các dự án này cũng giảm từ 93,2% xuống còn 74,8%, có thể phản ánh sự điều chỉnh trong trách nhiệm và quản lý đầu tư của các cấp CQĐP DA NS huyện, xã quản lý đã tăng từ 26 vào năm 2019 lên 35 vào năm
2022, sau đó giảm xuống 23 vào năm 2023 Tỷ trọng của các DA này cũng tăng từ 7,2% lên 13,4% vào năm 2023
Đề phân tích rõ hơn về thực trạng công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, tác giả tiễn hành thực hiện khảo sát Với nội dung hỏi tại phần 2 mục | va két quả thu được được trình bày ở phần Phụ lục 05
Dựa trên kết quả của phiếu khảo sát đánh giá công tác quản lý đầu tư công của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, ta có thể tổng kết như sau:
Trong công tác lập và tô chức thực hiện kế hoạch đầu tư công, phần lớn người tham gia khảo sát đều đồng tình với các quy trình và biện pháp mà Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện Họ cũng đồng ý với việc các DA đầu tư được
công bố đều đầy đủ thông tin và đánh giá cao sự phù hợp của các dự án với tình hình kinh tế - xã hội địa phương Hơn nữa, đa số đều đồng tình rằng các DA được chọn lựa có quy trình đảm bảo và tuân thủ các hướng dẫn được ban hành
Trang 38Tổng thể, kết quả cho thấy sự chấp nhận và tin tưởng vào công tác quản lý đầu
tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh từ phía đa số người tham gia Tuy nhiên, vẫn có số ít ý kiến trái chiều, việc chú ý những phản ánh và kiến nghị sẽ góp phần giúp nâng cao hiệu quả của quản lý của Sở trong tương lai
2.2.2 Công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư
2.2.2.1 Thẩm định dự án
Công tác thấm định dự án tỉnh Bắc Ninh được thực hiện như trong hình sau:
Hình 2 4: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh
(Nguôn: UBND tỉnh Bắc Ninh)
Dựa theo quy trình thâm định DA đầu tư ở hình 2.4, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ
là nơi tiếp nhận thủ tục xin phê duyệt DA và hồ sơ liên quan đến DA từ các CĐT Sau đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành liên quan dé
thấm định DA Khi các Sở, Ban, Ngành đồng ý, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thành lập
Hội đồng liên ngành thâm định DA và gửi báo cáo kết quả thâm định đến UBND
tỉnh Sau khi sẽ xem xét và quyết định phê duyệt DA đầu tư, UBND tỉnh sẽ gửi các
DA được phê duyệt cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Bắc Ninh để chủ trì triển
khai
Cùng với đó, công tác quản lý đầu tư công tại Bắc Ninh đã có nhiều thay đổi tích cực Công tác này đã được bổ sung và hoàn chỉnh theo khung pháp luật; hoạt động giám sát, kiểm tra được nâng cao và phản ánh của dư luận cũng góp phần giải quyết các vấn đề trong quản lý Sự phân quyền rõ ràng của UBND tỉnh trong công
Trang 39tác thẩm định đã giúp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh có sự tự chủ và
tăng tính minh bạch trong quản lý
mmm Tong du 4n duoc tham dinh + ===—=T6ng du an dat chuan (Dv: Dự án)
(Nguân: Sở Kế hoạch và Đâu tư tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh)
Dữ liệu Bảng 2.14 (Phụ lục 01) và hình 2.5 cho thấy một số thông tin quan trọng về quy mô và hiệu quả của quá trình thâm định Tổng số DA được thẩm định
có xu hướng giảm mạnh từ năm 2021 trở đi (giảm từ 369 dự án xuống 171 dự án)
Kéo theo đó là tổng số DA đạt chuân cũng giảm theo Tuy nhiên, tỷ lệ dự án đạt
chuẩn vẫn luôn duy trì ở mức cao, dao động từ khoảng 87,7% đến 93,3% trong suốt giai đoạn này Điều này cho thấy CĐT và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã
có sự cô gắng và từng bước cải thiện trong công tác lập và thâm định DA
2.2.2.2 Phê duyệt dự án
UBND tỉnh Bắc Ninh đã đưa ra cơ chế "Một cửa" tại Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở sẽ nhận trực tiếp các thủ tục thâm định và phê duyệt dự án đầu tư Tuy nhiên,
quá trình giám sát đã gặp một số vấn đề, như DA không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế, dẫn đến cần chỉnh sửa thiết kế và chỉ phí tăng cao trong quá trình triển khai
Tham định DA đầu tư là việc đánh giá độ hợp lý của DA và các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo đáp ứng các điều kiện thực tiễn Quá trình này có hai hình
thức chính: thẩm định DA mới và thẩm định lại DA đã được phê duyệt, đặc biệt là đối với các DA có thay đổi vốn, thiết kế, quy mô hoặc mục đích đầu tư Tuy nhiên,
Trang 40việc điều chỉnh này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong tiễn độ do hồ sơ không đạt chuân
Hình 2 6: Tình hình phê duyệt dự án giai đoạn 2019 — 2023
mmm Téng s6 dự án dat chuẩn ——rỏng dự án được phê duyệt - (Ðv: Dự án)
(Nguân: Sở Kế hoạch và Dau tư tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh)
Dữ liệu Bảng 2.15 (Phụ lục 01) và hình 2.6 cho thấy sự tiến triển và biến động
trong công tác phê duyệt các DA trong suốt giai đoạn này Trong suốt giai đoạn
2019-2023, tổng số DA đạt chuẩn đã từng giảm từ 333 DA vào năm 2019 xuống
còn 150 DA vào năm 2023 Tuy nhiên, số lượng DA được phê duyệt cũng giảm tương tự qua từng năm (giảm từ 301 DA năm 2019 xuống 128 DA vào năm 2023)
Tỷ lệ DA được phê duyệt DA dao động từ 85,3% vào năm 2023 (thấp nhất trong
giai đoạn này) lên tới 92,4% vào năm 2021 (cao nhất trong giai đoạn này) Sự dao
động này là do đại dịch Covid đã mang lại tác động xấu tới nền kinh tế tỉnh Bắc
Ninh, ảnh hưởng tới các CĐT và tinh hình triển khai DA Có thể thấy rằng Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã cố gắng nỗ lực duy trì tỷ lệ phê duyệt DA ổn định trong suốt giai đoạn này nhưng vẫn không tránh khỏi xu hướng giảm hàng năm sau
dịch covid
Đề phân tích rõ hơn về thực trạng công tác thẩm định và phê duyệt DA đầu tư công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, tac giả tiến hành điều tra, khảo sát
Với nội dung hỏi tại phần 2 mục 2 và kết quả khảo sát được nêu ở phần Phụ lục 05
Kết quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết những người tham gia khảo sát đều có quan điểm trung lập và đồng ý rằng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã thực