LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương” tôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
-
NGUYỄN THANH THUẬN
21001012
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương” là kết quả của
quá trình tổng hợp, nghiên cứu nghiêm túc do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Nguyễn Ngọc Anh
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương” tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các Nhà Khoa học, Ban quản lý
và sự hướng dẫn nhiệt tình của các Giảng viên Tôi bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng sau đại học, Khoa Kinh tế, Đội ngũ Giảng viên trường Đại học Bình Dương, Cơ quan, Ban ngành trong tỉnh Bình Dương như:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Cục thống
kê tỉnh Bình Dương, Phòng Kinh tế thị xã Bến Cát, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu để thực hiện đề tài này
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn TS Phạm Nguyễn Ngọc Anh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Sau cùng tôi gửi lời cảm ơn quá trình động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè
và các đồng nghiệp trong suốt khóa học này
Trận trọng cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 2
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 4
2.3 Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu các chương trình có liên quan 5
3 Mục tiêu nghiên cứu 6
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát 6
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 7
4 Câu hỏi nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5.1 Đối tượng nghiên cứu 7
5.2 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Phương pháp nghiên cứu 8
7 Cấu trúc của luận văn 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 9 1.1 Cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9
1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
Trang 61.1.4 Tác động kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến địa phương tiếp nhận 121.1.4.1 Tác động tích cực 121.1.4.2 Tác động tiêu cực 13
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 14
1.2.1 Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 141.2.2 Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 151.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 161.2.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 161.2.3.2 Quản lý nhà nước thông qua các thủ tục hành chính 171.2.3.3 Quản lý nhà nước trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan chức năng 181.2.3.4 Chất lượng của nguồn nhân lực trong công tác quản lý 191.2.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 201.2.4 Các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài 211.2.5 Vai trò của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 22
1.3 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương đồng cấp 23
1.3.1 Kinh nghiệm hệ thống pháp lý về FDI tại Hà Nội 231.3.2 Kinh nghiệm về môi trường sạch tại Quảng Nam 241.3.3 Rút ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thị xã Bến Cát 25
1.4 Tóm tắt chương 1 26
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT TỈNH
BÌNH DƯƠNG 28
2.1 Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 28
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên Thị xã Bến Cát 28
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 29
2.1.2 Thực trạng và kết quả khảo sát công tác quản lý vốn đầu tư nước ngoài tại Bến Cát 30
2.1.2.1 Thiết kế nghiên cứu 30
2.1.2.2 Thực trạng và kết quả khảo sát chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 33
2.1.2.2 Kết quả khảo sát và thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuyển đổi số 41
2.1.2.3 Thực trạng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng 45
2.1.2.4 Thực trạng năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý 49
2.1.2.5 Thực trạng kiểm tra, giám sát 52
2.2 Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với các Doanh nghiệp FDI tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 56
2.2.1 Kết quả đạt được 56
2.2.2 Những mặt hạn chế 57
2.2.3 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng Quản lý nguồn vốn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thị xã Bến Cát 58
2.3 Tóm tắt chương 2 59
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 60
Trang 83.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát đến năm 2030 tầm
nhìn 2050 60
3.2 Các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp FDI tại Thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương 61
3.2.1 Nhóm giải pháp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 61
3.2.2 Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính theo hướng chuyển đổi số 63
3.2.3 Nhóm giải pháp về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng 65
3.2.4 Nhóm giải pháp về năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý 67
3.2.5 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát 70
3.3 Tóm tắt chương 3 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 80
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.4: Các nhân tố khảo sát 31
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát cán bộ về chiến lược, quy hoạch kế hoạch 35
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát DN FDI về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 36
Bảng 2.1: Thống kê các khu công nghiệp tại Thị xã Bến Cát 38
Bảng 2.2: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp qua giai đoạn 2020 - 2022 40
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát cán bộ về cải cách thủ tục hành chính 41
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát DN FDI về cải cách thủ tục hành chính 42
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát cbvề sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng 46
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát DN FDI về sự phối hợp giữa các cơ quan 47
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát cán bộ về năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý 50
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát DN FDI về năng lực và đạo đức cán bộ quản lý 51
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát cán bộ về công tác kiểm tra, giám sát 53
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát DN FDI về kiểm tra, giám sát 54
Bảng 2.3: Kết quả số lượt kiểm tra tại trụ sở DN FDI giai đoạn 2019 - 2021 56
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBC : Đồng hợp tác kinh doanh BBC (Business Cooperation Contract) BOI : Uỷ ban Tham dò và Phát triển Thái Lan
CNH-HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá
DN : Doanh nghiệp
ĐTTTNN : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI : Vốn đầu tư nước ngoài
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
KCN : Khu Công Nghiệp
KTGS : Kiểm tra giám sát
PHCQ : Phối hợp cơ quan chức năng
PPP : Hợp đồng theo đối tác công tư (Public - Private – Partnership)
QLNN : Quản lý nhà nước
QHKH : Quy hoạch kế hoạch
SPSS : (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê
TCEB : Tổ chức Xúc tiến Thương mại Thái Lan
TNCs : Các công ty đa quốc gia (Transnational Corporations)
TS : Tiến sĩ
TTHC : Thủ tục hành chính
UBCTAD : Uỷ ban Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển
UBND : Uỷ ban nhân dân
VESS : Viện Nghiện cứu Khoa học Kinh tế và Xã hội Việt Nam
VIRD : Viên Nghiên cứu và Phát triển Việt Nam
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài và lý do chọn đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một phương thức đầu tư mà các quốc gia duy trì và sử dụng trong dài hạn, bắt đầu từ khi nền kinh tế đang ở mức phát triển thấp và tiếp tục áp dụng cho đến khi đạt được trình độ phát triển cao FDI đại diện cho một phương thức nhanh chóng và trực tiếp để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài Thực tế đã chứng minh rằng FDI đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ cho các quốc gia đang phát triển
Hiệu ứng của FDI có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình cơ cấu hóa kinh tế của quốc gia hoặc khu vực tiếp nhận Nó thúc đẩy quá trình cơ cấu hóa này ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, và cơ cấu lao động
Một ví dụ cụ thể là tỉnh Bình Dương, nơi trong những năm gần đây đã thu hút một lượng lớn dự án FDI với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đô la Mỹ Điều này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của cả tỉnh Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ
Cụ thể, FDI tại thị xã Bến Cát đã đóng góp một phần quan trọng vào doanh thu địa phương, thu hút một số lượng lớn lao động trong khu vực cũng như từ các tỉnh lân cận Điều này đã góp phần vào phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người dân địa phương Theo cục thống kê Bình Dương, hiện tại, thị xã có 8 Khu công nghiệp (KCN) và 1 khu sản xuất tập trung, với tổng diện tích gần 4.100 ha Các KCN trên địa bàn đã được lấp đầy với 4.386 dự án, trong đó có 3.955 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 40.540 tỷ đồng và 737 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 7,7 tỷ đô la Mỹ
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng vốn FDI tại thị xã Bến Cát vẫn còn một
số hạn chế, chủ yếu là do quản lý từ phía nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Việc quản lý này cần được cải thiện thông qua các biện pháp như xây dựng chiến lược quy hoạch và kế hoạch, cải cách thủ tục hành chính, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, thẩm định và đạo đức của cán bộ quản lý, cùng việc tăng
Trang 12Do đó việc nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ cả lý luận và thực tiễn và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các DN FDI trên địa bàn thị xã Bến Cát để các DN FDI hoạt động hiệu quả hơn, góp phần phát triển kinh tế,
xã hội tại thị xã Bến Cát nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung
Từ những lý do nói trên tác giả chọn chủ đề “Quản lý nhà nước đối với các DN
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Đề tài không chỉ là một sứ mệnh quan trọng, mà còn là một nhiệm
vụ cấp bách trong việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương Nghiên cứu này đặt ra mục tiêu tìm kiếm những giải pháp thực tế và quý báu để cải thiện quản lý nhà nước không chỉ từ khía cạnh lý luận mà còn trong thực tiễn áp dụng thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời điểm hiện tại
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Các luận văn, luận án, bài báo liên quan đến đề tài: Đặng Thành Cương (2016),
Tăng cường thu hút FDI vào tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế, Đại Học
Quốc gia Hà Nội Luận văn này tập trung nghiên cứu nguồn lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: Chính sách thuế, chính sách ưu đãi về ngành nghề Đỗ Đức Hiếu
(2019), Quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Mỹ, Luận án
tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, trường Đại học Ngoại thương Luận án nghiên cứu về các quy định và cơ chế quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Mỹ, đồng thời đưa ra những khuyến nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho các
DN này hoạt động hiệu quả Phạm Nguyễn Ngọc Anh (2014), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Luận án tiến sĩ , Đại học Kinh tế, Đại Học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, Phạm Hồng Chương,
2011 Chất lượng tăng trưởng Kinh tế Việt Nam – Mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Phạm Nguyễn Ngọc Anh, 2018 Tác động của các Khu công nghiệp đối với sự Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Dương,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh Những công trình
Trang 13này nghiên cứu những tác động của các DNFDI đến kinh tế của địa phương, và chính sách thu hút FDI về các địa phương
Nguyễn Quỳnh Trâm (2017), Quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại châu Âu, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, trường Đại
học Ngoại thương Luận án nghiên cứu về các quy định và chính sách quản lý DN có vốn đầu tư nước ngoài tại các nước châu Âu, đặc biệt là các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU), từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này hoạt động hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2018), Quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu
tư nước ngoài tại Nhật Bản, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án tập trung vào nghiên cứu về các chính sách và cơ chế quản lý DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này phát triển
Trần Thị Hồng Nhung (2019), Quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Luận án tập trung vào nghiên cứu về chính sách và cơ chế quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các DN này
Trần Thị Minh Châu (2017), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Vũ Hoàng Hương (2019), Quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại
học Kinh tế Quốc dân Luận án tập trung vào phân tích các quy định và chính sách của Trung Quốc về quản lý DN có vốn đầu tư nước ngoài, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN này Phạm Thị Nga (2017), “Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh
tế theo hướng bền vững ở Việt Nam”, Bài viết đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia Kế toàn - kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp
Trang 14Các quyết định của tỉnh Bình Dương liên quan đến các doanh nghiệp có vốn FDI: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương (2020), Báo cáo tổng hợp tình hình đầu tư nước ngoài của qua các năm, Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản qua các năm, Báo cáo kinh tế - xã hội của Bình Dương qua các năm, Báo cáo tình hình ĐTTTNN trên địa bàn tỉnh qua các năm Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, 2017,
Quyết định số 1084/QĐ-UBND về đổi mới thu hút đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tuy các công trình nghiên của trên đã thực hiện nghiên cứu chi tiết về các khía cạnh mà các DN FDI đang gặp phải, các chính sách nhà nước cũng như các biện phát quản lý của nhà nước về các doanh nghiệp FDI tại các địa phương Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương Hy vọng đề tài nghiên cứu này đóng góp một phần vào công tác quản lý của nhà nước về các doanh nghiệp FDI tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đồng thời tác giả cũng mong rằng đề tài này là
cơ sở cho các nghiên cứu sau được tốt hơn
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
Surah Gupta (2017) State Power and Foreign Multinationals: A Study of MNE Relations in China and India (Quyền lực nhà nước và các tập đoàn đa quốc gia
State-nước ngoài: Nghiên cứu về mối quan hệ nhà State-nước - tại Trung Quốc và Ấn Độ) Luận
án tiến sĩ, đại học Jawaharlal Nehru Ấn Độ Luận án khám phá cách nhà nước quản
lý hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài tại Trung Quốc và Ấn Độ, và những ảnh hưởng của điều này đến sức mạnh kinh tế toàn cầu của họ
Ana Cristina Ribeiro (2015), The Governance of Foreign Direct Investment in Host Developing Countries (Quản trị ĐTTTNN tại các nước đang phát triển: Vai trò
của nhà nước) Luận án tiến sĩ, University of Reading, Anh Quốc Luận án xem xét vai trò của nhà nước trong quản trị ĐTTTNN tại các nước đang phát triển, và cách
mà nhà nước có thể đảm bảo rằng ĐTTTNN mang lại lợi ích cho sự phát triển địa phương
Trang 15Fithra Faisal Hastiadi (2019) The Role of the State in the Governance of Foreign Direct Investment in Indonesia (Vai trò của nhà nước trong quản trị ĐTTTNN tại
Indonesia), Luận án tiến sĩ, Victoria University of Wellington, New Zealand Luận
án phân tích vai trò của nhà nước trong quản lý ĐTTTNN tại Indonesia, và cách mà
nó cân bằng giữa lợi ích của các NĐT nước ngoài và sự phát triển địa phương
Luiz Felipe Coutinho Ferreira da Silva (2014), State Regulation of Foreign Direct Investment in Emerging Economies: A Comparative Study of Brazil and India,
(Quy định của nhà nước về ĐTTTNN tại các nước đang nổi: Nghiên cứu so sánh giữa Brazil và Ấn Độ), Luận án tiến sĩ University of Essex, Anh Quốc Luận án so sánh
sự quy định của nhà nước về ĐTTTNN tại Brazil và Ấn Độ, và ảnh hưởng của các quy định này đến sự phát triển kinh tế
Shadiya Mohamed Al Khoori (2018) The State and the Governance of Foreign Direct Investment: The Case of the United Arab Emirates, (Nhà nước và việc quản lý
ĐTTTNN: Trường hợp Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất) Luận án tiến sĩ, Durham University, Anh Quốc Luận án Nghiên cứu tập trung vào vai trò của chính phủ trong việc quản lý đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và cách mà việc này có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.3 Những vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu các chương trình có liên quan
- Từ năm 2021 - 2023 thị xã Bến Cát đã trả qua đại dịch Covid-19 Tuy nhiên theo kết quả thống kê báo cáo của thị xã Bến Cát vào cuối năm 2022, thị xã Bến Cát đã đặt được kết quả vượt ngoài chỉ tiêu theo Nghi quyết đề ra: Trên địa bàn thị xã hiện
có 08 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 4.030ha1; tỷ lệ lắp đầy các khu công
nghiệp đạt 90,31%; Trong 3 năm đã thu hút được 1.913 dự án đến đầu tư (tăng bình quân mỗi năm 13,64%); trong đó, dự án có vốn đầu trong nước là 5.186 dự án với
tổng số vốn 54.895 tỷ 476 triệu 753 nghìn 316 đồng; dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 16là 799 dự án với tổng vốn 9.283.524.033 USD Nâng tổng số dự án trên địa bàn thị
xã đến nay là 5.985 dự án
- Nhằm tiếp tục phát huy khả năng phục hồi kinh tế sau đại dich Covid-19 Thị xã Bến Cát cần phải xác định phương hướng: tiếp tục phát triển đúng theo định hướng trong Quy hoạch chung tỉnh Bình Dương là khu vực phát triển các KCN theo hướng gia tăng ngành sản xuất công nghiệp trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ Khuyến khích hoạt động có hiệu quả của các DN vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, thu hút lao động có chất lượng cao, tạo và giữ môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các NĐT Từng bước hoàn thiện kế hoạch di dời các
cơ sở sản xuất phân tán vào khu sản xuất tập trung đánh giá theo từng mức độ ô nhiễm theo lộ trình cụ thể của tỉnh đề ra, tăng cường kêu gọi, tạo điều kiện tăng nguồn vốn FDI của các DN
- Qua quá trình nghiên cứu các thông tin, các nguồn tài liệu báo cáo của thị xã Bến Cát, chúng ta có thể nhận thấy mặc dù thị xã Bến Cát đã đạt tiêu chuẩn thục hiện nghị quyết nhưng vấn đề phát triển nguồn vốn FDI của thị xã Bến Cát còn hạn chế, chưa
có tập trung đẩy mạnh công tác kêu gọi, tạo điều kiện tối đa cho các DN có vốn ĐTTTNN Mặc dù thị xã Bến Cát có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi như: có 08 KCN với tổng diện tích khoảng 4.030ha, vị trí trung tâm tỉnh Bình Dương, có đường giao thông lớn đi qua và nối liền các tỉnh, có giao thông đường thuỷ từ sông thị tín và sông Sài gòn
- Tóm lại nghiên cứu này góp phần lấp đầy những khoản trống đã đặt ra ở trên
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung và nghiên cứu đánh giá thực trạng trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cáo hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
Trang 173.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Sử dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn quản lý nhà nước đối với các DN FDI
- Thực trạng về quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại thị xã Bến Cát
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại Thị xã Bến Cát
4 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Cơ sở lý thuyết và thực tiễn nào liên quan đến quản lý nhà nước đối với các
DN FDI?
(2) Thực trạng quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại Thị xã Bến Cát từ năm
2019 đến năm 2021 như thế nào?
(3) Các giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các DN FDI Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận, hệ thống pháp lý hiện hành
quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo các ban ngành, các cán bộ công chức thực
hiện chức năng quản lý các DN trên địa bàn huyện Bến Cát, ban quản lý các KCN tại thị xã Bến Cát, lãnh đạo các DN FDI, cùng các ban ngành có liên quan
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
- Về không gian: Các nội dung trên được tiến hành nghiên cứu tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại Thị xã Bến Cát trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021
Trang 186 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định tính, trong đó phối hợp phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp thống kê
mô tả, bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn được áp dụng nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước qua việc hệ thống hóa các lý thuyết về quản lý nhà nước, các văn bản pháp lý, các chủ trương chính sách quản lý của Nhà nước
- Dữ liệu thứ cấp sử dụng để phân tích thực trạng được thu thập từ đơn vị quản lý
DN FDI và đơn vị quản lý nhà nước tại Bến Cát giai đoạn 2019 – 2021
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức từ tháng 7 năm 2022
- Phương pháp chuyên gia bao gồm việc tiến hành cuộc phỏng vấn với các thành viên thuộc nhóm lãnh đạo nhằm xây dựng tập câu hỏi cho một cuộc khảo sát thực trạng Ngoài ra, cũng tiến hành phỏng vấn các cán bộ công chức có trách nhiệm trong việc quản lý DN FDI và các DN FDI hoạt động trên lãnh thổ thị xã Bến Cát
- Phương pháp thống kê mô tả: tổng hợp phân tích dữ liệu, so sánh số trung bình, độ lệch chuẩn nhằm nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý thuế TNDN tại thị xã Bến Cát nhằm tổng kết những ưu điểm, khuyết điểm và định hướng xây dựng các giải pháp hoàn thiện
- Phương pháp phân tích tổng hợp: nhằm tổng hợp giữa các yếu tố khảo sát từ thực tế điều tra và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, từ đó xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại thị xã Bến Cát trong giai đoạn sắp tới
7 Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1 Cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (WTO NEWS: 1996 PRESS RELEASES): Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment -
FDI) được định nghĩa “khi một NĐT từ một quốc gia sở hữu tài sản ở một quốc gia khác, cùng với quyền kiểm soát và quản lý tài sản đó Khía cạnh quản lý được xem
là điểm khác biệt giữa FDI và các công cụ tài chính khác Thường thì cả NĐT và tài sản mà họ quản lý tại nước ngoài đều liên quan đến hoạt động kinh doanh Trong những trường hợp này, NĐT thường được gọi là "công ty mẹ" và tài sản được gọi là
"công ty con" hoặc "chi nhánh công ty"
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1993), FDI được định nghĩa là: “một khoản đầu
tư với những quan hệ, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (NĐT trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một DN đặt tại nền kinh tế khác Mục đích của NĐT trực tiếp
là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý DN đặt tại một nền kinh tế khác đó”
Khái niệm về ĐTTTNN được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1997) đã được sự chấp nhận rộng rãi: “Số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một
DN hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của NĐT Mục đích của NĐT là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu quả cao trong quản lý DN"
Theo khái niệm của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2020): “ĐTTTNN là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính Phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên
cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp Liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”
Theo quy định tại khoản 1 điều 2 “ĐTTTNN là việc NĐT nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt
Trang 20đã đưa ra định nghĩa ĐTTTNN như sau: “ĐTTTNN là việc NĐT nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư”
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát về FDI như sau: “FDI là cách mà cá nhân hay tổ chức ở nước này đưa vốn của mình sang một nước khác để đầu tư Sự ra đời và phát triển của ĐTTTNN là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế”
Đặc điểm của vốn ĐTTTNN:
- Hoạt động đầu tư trực tiếp liên quan chặt chẽ đến việc chuyển động vốn đầu
tư, tức là di chuyển tiền bạc, công nghệ và các tài sản khác qua biên giới quốc gia Kết quả của việc này là gia tăng tài sản cho nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận đầu
tư, đồng thời đối lập với việc giảm bớt tài sản cho quốc gia đầu tư ban đầu
- Các NĐT nước ngoài sở hữu nguồn vốn đầu tư, với mức sở hữu cụ thể được xác định tùy thuộc vào việc họ đóng góp một phần hoặc sở hữu toàn bộ vốn
Đầu tư trực tiếp từ các quốc gia khác liên quan đến hoạt động đầu tư của tổ chức
tư nhân hoặc cá nhân, dưới ảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu và không quá phụ thuộc vào tương quan chính trị giữa các quốc gia
Mục tiêu chủ yếu của việc đầu tư luôn tập trung vào việc đạt được lợi nhuận, với mục đích tối đa hóa lợi ích kinh doanh
1.1.2 Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
James Chen (2022) cho rằng: Doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài (FIE) là bất kỳ một trong số các cấu trúc pháp lý mà theo đó một công ty có thể tham gia vào nền kinh tế nước ngoài FIE có xu hướng có quy định chặt chẽ của chính phủ tại một
số thời điểm quan trọng, điều này có thể hạn chế mức lợi nhuận mà một công ty có thể kiếm được từ các liên doanh nước ngoài, cũng như mức độ kiểm soát mà công ty
mẹ nước ngoài có đối với FIE được thành lập ở nước ngoài
Một số loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE):
- Chi nhánh (Branch): Một loại DN hoạt động ở một quốc gia khác dưới tên của
DN mẹ Chi nhánh thường không có độc lập tài chính và quyết định kinh doanh, mà phụ thuộc vào DN mẹ
Trang 21- Công ty liên doanh (Joint Venture): Đây là sự hợp tác giữa ít nhất hai tổ chức hoặc cá nhân, thường từ hai quốc gia khác nhau, để tạo ra một DN mới hoặc tham gia vào dự án cụ thể Các bên tham gia chia sẻ cả vốn và kiểm soát
- Cổ phần (Equity): Khi một DN nước ngoài mua cổ phần của một DN trong nước, họ sẽ sở hữu một phần vốn của DN đó và thường được tham gia vào quản lý
và quyết định kinh doanh
- Khối cổ đông nước ngoài (Foreign Shareholders): Đây là những người hoặc tổ chức nước ngoài sở hữu cổ phần của một DN trong nước Họ có quyền tham gia vào quyết định chiến lược và quản lý của DN
- Cơ cấu vốn (Capital Structure): Đây là tỷ lệ giữa các nguồn vốn khác nhau của một DN, bao gồm cả vốn đầu tư nước ngoài Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến quyền kiểm soát và quyết định kinh doanh của các bên tham gia
Trước đây, luật về đầu tư nước ngoài không đề cập đến khái niệm về DN sở hữu vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà thay vào đó tập trung vào DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài Theo pháp lý, cả DN liên doanh và DN 100% vốn nước ngoài được quy định hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
Tuy nhiên, Luật DN năm 2020 đã tiến hành phân loại DN theo cách vốn được góp và trách nhiệm phải chịu (bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, DN tư nhân), mà không phân biệt nguồn gốc của vốn (tức
là không quan trọng liệu DN thuộc sở hữu của NĐT nước trong nước hay nước ngoài, của một hay nhiều NĐT)
Từ đây, có thể thấy rằng DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chính là dạng đầu tư trong đó các NĐT nước ngoài đã đóng góp một phần hoặc toàn bộ vốn để thành lập một pháp nhân mới tại Việt Nam, tuân theo quy định về đầu tư nước ngoài của quốc gia này, với mục tiêu chung là đạt được lợi ích kinh doanh
1.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sở hữu và quản lý quốc tế: DN có vốn đầu tư nước ngoài thường được sở hữu hoặc quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân từ các quốc gia khác Điều này có thể dẫn
Trang 22đến việc áp dụng quy tắc, quyền lực và phong cách quản lý khác nhau trong hoạt động kinh doanh
Chia sẻ kiến thức và công nghệ: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường đem theo kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến từ quốc gia gốc Điều này có thể góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước
Tạo việc làm và phát triển kỹ năng: DN có vốn đầu tư nước ngoài thường tạo cơ hội việc làm mới cho người lao động trong nước Điều này có thể giúp địa phương phát triển kỹ năng và nâng cao chất lượng nhân lực
Kết nối toàn cầu: DN có vốn đầu tư nước ngoài thường tạo liên kết kinh doanh
và thương mại giữa các quốc gia Điều này giúp tạo ra mạng lưới kinh doanh toàn cầu và tăng cường sự giao thương quốc tế
Chịu ảnh hưởng của chính trị và luật pháp hai quốc gia: DN có vốn đầu tư nước ngoài thường phải tuân thủ cả luật pháp và quy định của quốc gia nơi họ hoạt động
và quốc gia gốc Thay đổi trong chính trị và luật pháp ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của họ
Tác động đến phát triển kinh tế: DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của quốc gia tiếp nhận bằng cách tạo ra việc làm, đầu
tư vào cơ sở hạ tầng, và thúc đẩy xuất khẩu
Rủi ro và ổn định tài chính: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường phải đối mặt với các rủi ro và biến động trong tài chính, như thay đổi tỷ giá, biến động thị trường và thậm chí là rủi ro chính trị trong nước tiếp nhận.DN FDI hoạt động
1.1.4 Tác động kinh tế - xã hội của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến địa phương tiếp nhận
1.1.4.1 Tác động tích cực
ĐTTTNN (FDI) có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho nơi tiếp nhận, bao gồm: Tạo việc làm: FDI thường tạo ra cơ hội việc làm mới cho người dân trong nơi tiếp nhận Các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường cần nguồn lao động địa
Trang 23phương để hoạt động, từ đó giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và cải thiện mức sống của người dân
Chuyển giao công nghệ và kiến thức: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường đem theo công nghệ tiên tiến và kiến thức quản lý hiện đại từ quốc gia gốc Điều này
có thể cải thiện năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của các DN địa phương Tăng cường cơ sở hạ tầng: FDI thường dẫn đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt, cơ sở sản xuất, và năng lượng Điều này không chỉ cải thiện khả năng sản xuất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững
Tạo cơ hội hợp tác liên doanh: FDI có thể thúc đẩy việc hợp tác giữa DN nước ngoài và các DN địa phương thông qua các liên doanh hoặc các dạng hợp tác khác Điều này có thể tạo ra giá trị gia tăng và cơ hội mới cho cả hai bên
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường mang theo các tiêu chuẩn chất lượng cao Điều này tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ địa phương, từ đó tạo lòng tin cho người tiêu dùng Tạo động lực cho cải cách kinh tế và cải tổ quản lý: Để cạnh tranh với các DN quốc tế, các DN địa phương thường phải cải cách quy trình sản xuất, quản lý và hệ thống kinh doanh Điều này có thể dẫn đến cải cách kinh tế và cải tổ quản lý rộng hơn trong nền kinh tế
Ngoài ra, FDI còn mở ra cơ hội mở rộ quan hệ đối ngoại, thúc đẩy tích hợp kinh
tế vùng và toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xuất khẩu và nhập khẩu Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, FDI giúp khai thác và tối ưu hóa hiệu quả kinh
tế dựa trên quy mô, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất
1.1.4.2 Tác động tiêu cực
Nguy cơ thất nghiệp địa phương: Mặc dù FDI có thể tạo việc làm mới, nhưng đôi khi các DN nước ngoài có thể áp dụng kỹ thuật sản xuất hiệu quả hơn, dẫn đến giảm cần số lao động Điều này có thể gây ra nguy cơ thất nghiệp đối với người lao động địa phương
Trang 24Sự không cân đối kinh tế: FDI có thể tạo ra sự không cân đối trong nền kinh tế của nơi tiếp nhận, khi một số ngành công nghiệp trở nên quá phụ thuộc vào FDI và khi các ngành khác không phát triển tương xứng
Rủi ro quá phụ thuộc: Một số nơi tiếp nhận có thể trở nên quá phụ thuộc vào FDI, đặc biệt là khi một số lớn nguồn thu chiến lược của họ đến từ các DN nước ngoài Điều này có thể làm tăng rủi ro nếu có biến đổi trong tình hình kinh doanh quốc tế
Nguy cơ thoái hóa cục bộ: Đôi khi, FDI có thể tạo ra sự tập trung quá mức trong một số ngành, dẫn đến sự thoái hóa cục bộ và sự cạnh tranh không lành mạnh Các DN địa phương có thể gặp khó khăn khi cạnh tranh với các DN nước ngoài mạnh mẽ
Phụ thuộc vào sự ổn định quốc tế: FDI có thể làm cho nơi tiếp nhận trở nên phụ thuộc vào sự ổn định quốc tế và tình hình kinh tế toàn cầu Nếu có biến đổi trong tình hình này, nơi tiếp nhận có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ
Lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài: Nếu các DN địa phương phụ thuộc quá mức vào công nghệ và kiến thức của các DN nước ngoài, họ có thể không phát triển khả năng nội tại và cải thiện năng lực cạnh tranh của mình
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Dưới đây là các khía cạnh quan trọng của quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài:
Chính sách và quy định: Chính phủ cần thiết lập các chính sách và luật lệ rõ ràng
để quản lý hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài Điều này bao gồm việc xác định quyền và trách nhiệm của các bên liên quan, cũng như đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, an toàn lao động và kinh doanh
Kiểm tra và giám sát: Chính phủ cần có cơ chế kiểm soát và giám sát để theo dõi hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài Điều này có thể bao gồm việc kiểm
Trang 25tra tuân thủ luật pháp, tiến hành kiểm tra tài chính và đảm bảo rằng hoạt động của các
DN này không gây tác động không tốt đến môi trường và cộng đồng xã hội
Hợp tác và trao đổi thông tin: Chính phủ cần hợp tác chặt chẽ với các DN có vốn đầu tư nước ngoài để trao đổi thông tin, lắng nghe ý kiến và đề xuất, cùng với việc định hướng chung về phát triển kinh tế và xã hội
1.2.2 Mục tiêu của quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài là đảm bảo rằng hoạt động của những DN này phù hợp với lợi ích quốc gia, thúc đẩy phát triển bền vững và cân bằng giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, và môi trường Dưới đây là các mục tiêu quan trọng của quản lý nhà nước đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài: Bảo vệ lợi ích quốc gia: Quản lý nhà nước cần đảm bảo rằng hoạt động của các
DN có vốn đầu tư nước ngoài không làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích quốc gia, bao gồm cả sự cạnh tranh của các DN trong nước và an ninh quốc gia
Tạo việc làm và phát triển kỹ năng: Một mục tiêu quan trọng là đảm bảo rằng hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động địa phương và góp phần vào phát triển kỹ năng và năng lực lao động
Chuyển giao công nghệ và kiến thức: Mục tiêu này tập trung vào việc đảm bảo rằng các DN có vốn đầu tư nước ngoài chia sẻ kiến thức, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến với địa phương, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng đổi mới của ngành công nghiệp địa phương
Hợp tác và cộng tác: Quản lý nhà nước cần tạo môi trường hợp tác và cộng tác chặt chẽ với các DN có vốn đầu tư nước ngoài, để cùng nhau xây dựng các giải pháp
và chiến lược hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên
Tóm lại, mục tiêu của quản lý nhà nước đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài
là đảm bảo rằng quá trình đầu tư và hoạt động của những DN này đóng góp tích cực vào phát triển bền vững của nơi tiếp nhận, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và xã hội, và tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ đầu tư lâu dài
Trang 261.2.3 Nội dung quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.3.1 Xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xây dựng chiến lược và kế hoạch thu hút vốn ĐTTTNN là một phần quan trọng của quản lý nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN có vốn đầu tư từ nước ngoài Dưới đây là cách bạn có thể tiến hành việc này:
Phân tích tình hình: Đầu tiên, bạn cần phân tích tình trạng của nền kinh tế, xã hội và một số ngành công nghiệp để xác định những lĩnh vực có tiềm năng thu hút vốn ĐTTTNN Điều này bao gồm xem xét các yếu tố như thị trường tiêu thụ, nguồn lực, cơ sở hạ tầng và lợi thế cạnh tranh
Xác định mục tiêu và ưu tiên: Dựa vào phân tích tình hình, xác định mục tiêu và
ưu tiên về các ngành và dự án cụ thể mà bạn muốn thu hút vốn ĐTTTNN Điều này giúp tập trung nguồn lực và nỗ lực vào các lĩnh vực có tiềm năng cao nhất
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi: Đảm bảo rằng môi trường đầu tư trong nước
là thuận lợi và hấp dẫn đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài Điều này bao gồm việc cải thiện pháp lý, giảm thủ tục bürocratic, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo sự ổn định chính trị và pháp lý
Tạo chiến lược tiếp thị: Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng bá để thu hút sự chú ý từ các DN có vốn đầu tư nước ngoài Sử dụng các kênh thông tin phù hợp như hội chợ, sự kiện, truyền thông, và mạng xã hội để thông tin về cơ hội đầu tư và lợi ích từ việc đầu tư đến nơi tiếp nhận
Định hướng về các biện pháp khuyến khích: Xác định các biện pháp khuyến khích cụ thể như giảm thuế, cung cấp gói kích thích đầu tư và các ưu đãi khác để tạo
sự hấp dẫn cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài
Thúc đẩy năng lực cạnh tranh địa phương: Đồng thời, cần thúc đẩy phát triển năng lực cạnh tranh của các DN địa phương để chắc chắn rằng họ có thể tương xứng cạnh tranh và hợp tác với các DN nước ngoài
Trang 27Đo lường và đánh giá: Theo dõi và đo lường hiệu suất của các biện pháp và chiến lược thu hút vốn ĐTTTNN Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều hoạt động tốt và điều cần cải thiện
Điều chỉnh và cải thiện: Dựa vào kết quả đo lường và đánh giá, điều chỉnh và cải thiện chiến lược và kế hoạch thu hút vốn ĐTTTNN theo thời gian để đảm bảo sự hiệu quả và tối ưu hóa lợi ích từ hoạt động này
1.2.3.2 Quản lý nhà nước thông qua các thủ tục hành chính
Quản lý nhà nước thông qua các thủ tục hành chính đối với các DN có vốn đầu
tư nước ngoài là một phần quan trọng của việc đảm bảo rằng hoạt động của những
DN này diễn ra theo quy định, tuân thủ luật pháp và đáp ứng đúng các yêu cầu quốc gia tiếp nhận Dưới đây là cách các thủ tục hành chính có thể được áp dụng để quản
lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài:
Xác định yêu cầu và điều kiện đầu tư: Đầu tiên, chính phủ cần xác định rõ yêu cầu và điều kiện cần thiết để các DN có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động trong nước Điều này có thể liên quan đến các khía cạnh như ngành công nghiệp, vốn đầu tư tối thiểu, phương thức hoạt động, và các yêu cầu khác
Cấp giấy phép và chứng chỉ đầu tư: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài cần phải qua quá trình cấp giấy phép và chứng chỉ đầu tư từ phía chính phủ Điều này đảm bảo rằng họ đáp ứng đủ các điều kiện và tiêu chuẩn để hoạt động trong nước
Thủ tục đăng ký kinh doanh: Các DN cần phải thực hiện các thủ tục đăng
ký kinh doanh theo quy định của quốc gia tiếp nhận Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, cơ cấu vốn, cơ cấu tổ chức và các thông tin khác liên quan
Thuế và tài chính: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài cần phải tuân thủ các quy định về thuế và tài chính Chính phủ có thể áp dụng các quy định về thuế đặc biệt cho các DN này, đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết về thủ tục nộp thuế và tài chính
Trang 28Thủ tục làm việc với chính phủ: Để đảm bảo rằng các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện các thủ tục hành chính một cách thuận lợi, chính phủ có thể cung cấp thông tin rõ ràng và hỗ trợ trong việc hoàn thành các thủ tục cần thiết Giám sát và kiểm tra: Chính phủ cần thực hiện các hoạt động giám sát và kiểm tra để đảm bảo rằng các DN có vốn đầu tư nước ngoài tuân thủ các quy định
và luật pháp Điều này bao gồm việc kiểm tra tài chính, tuân thủ môi trường và an toàn lao động
Xử lý các thủ tục liên quan đến kết thúc hoạt động: Khi một DN có vốn đầu tư nước ngoài quyết định kết thúc hoạt động, chính phủ cần hỗ trợ và hướng dẫn quá trình giải thể, rút lui hoặc chuyển nhượng vốn theo quy định
1.2.3.3 Quản lý nhà nước trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan chức năng
Dưới đây là cách các cơ quan chức năng có thể phối hợp để thực hiện quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài:
Cơ quan quản lý đầu tư: Cơ quan này có trách nhiệm xác định chính sách và quy định về đầu tư nước ngoài, cấp phép và giám sát các DN có vốn đầu tư nước ngoài Họ đảm bảo rằng các DN tuân thủ các yêu cầu và điều kiện của quốc gia tiếp nhận
Cơ quan thuế và tài chính: Cơ quan này quản lý các vấn đề liên quan đến thuế, tài chính và hạch toán của các DN có vốn đầu tư nước ngoài Họ đảm bảo rằng các
DN đóng góp đúng thuế và tuân thủ quy định về tài chính
Cơ quan quản lý lao động: Cơ quan này đảm bảo rằng các DN có vốn đầu tư nước ngoài tuân thủ các quy định về lao động và an toàn lao động Họ giám sát điều kiện làm việc, mức lương và các quyền của người lao động
Cơ quan quản lý thị trường: Cơ quan này giám sát hoạt động kinh doanh và quảng cáo của các DN có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo rằng họ tuân thủ quy định về cạnh tranh và quảng cáo
Cơ quan quản lý khoản đầu tư và thanh toán quốc tế: Cơ quan này đảm bảo rằng các giao dịch tài chính và thanh toán quốc tế của các DN có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện đúng quy định
Trang 29Thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, quản lý nhà nước đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng các DN hoạt động theo quy định, tuân thủ luật pháp và mang lại lợi ích cho cả nước tiếp nhận và DN
1.2.3.4 Chất lượng của nguồn nhân lực trong công tác quản lý
Chất lượng của nhân lực trong công tác quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả, bền vững và tuân thủ quy định Dưới đây là một số yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng của nhân lực trong việc quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài:
Kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ: Các DN có vốn ĐTNN thường hoạt động trong môi trường đa văn hóa Nhân lực cần hiểu biết về văn hóa, tôn trọng sự khác biệt và có khả năng làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ
Kỹ năng quản lý đa quốc gia: Quản lý DN có vốn đầu tư nước ngoài đòi hỏi kỹ năng quản lý đa quốc gia, bao gồm khả năng làm việc với đội ngũ đa dạng và quản
lý các vấn đề gắn liền với sự đa dạng văn hóa và chính trị
Khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin: Nhân lực cần có khả năng giao tiếp hiệu quả và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, đặc biệt khi làm việc với các đối tác và cơ quan quản lý từ nhiều quốc gia
Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề: Các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường phải đối mặt với nhiều thách thức và vấn đề phức tạp Nhân lực cần có khả năng tư duy phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và hiệu quả
Tính linh hoạt và thích ứng: Môi trường kinh doanh và chính trị có thể thay đổi nhanh chóng Nhân lực cần có tính linh hoạt và khả năng thích ứng với những thay đổi này để đảm bảo rằng DN có thể hoạt động hiệu quả trong mọi tình huống
Tầm nhìn chiến lược: Nhân lực quản lý cần có tầm nhìn chiến lược để định hướng cho hoạt động của DN trong dài hạn, đảm bảo rằng các quyết định và hành động được thực hiện để đạt được mục tiêu dài hạn của DN
Trang 30Tính trung thực và đạo đức: Nhân lực cần có tính trung thực và đạo đức trong việc quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài Điều này đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách minh bạch và đúng quy định
Chất lượng của nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài Nhân lực cần phải có kiến thức, kỹ năng và tư duy phù hợp
để đảm bảo hoạt động của DN diễn ra một cách hiệu quả, tuân thủ quy định và mang lại lợi ích cho cả quốc gia tiếp nhận và DN
1.2.3.5 Kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Kiểm tra và giám sát hoạt động của DN có vốn ĐTTTNN là một phần quan trọng của công tác quản lý nhà nước để đảm bảo rằng các DN này hoạt động trong phạm vi quy định, tuân thủ luật pháp, và đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia tiếp nhận Dưới đây là một số phương pháp và quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của DN có vốn ĐTTTNN
Đối với các DN hiện đang hoạt động những ngành có tiềm ẩn nguy cơ về an toàn lao động và môi trường, cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo rằng các biện pháp an toàn và bảo vệ môi trường được thực hiện đúng quy định
Kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ của DN để đảm bảo rằng chúng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của thị trường và luật pháp
Thẩm định tài sản và đầu tư: Cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định các tài sản và đầu tư của DN để đảm bảo tính chính xác và đúng quy định
Tổ chức kiểm tra đột xuất: Cơ quan chức năng có thể tổ chức kiểm tra đột xuất
để kiểm tra các hoạt động của DN trong trường hợp có nghi ngờ về việc vi phạm pháp luật hoặc quy định
Theo dõi và báo cáo định kỳ: Cơ quan chức năng có vai trò thiết lập hệ thống theo dõi và báo cáo định kỳ về hoạt động của DN để đảm bảo rằng các thông tin quan trọng được cập nhật và theo dõi một cách liên tục
Trang 31Hợp tác quốc tế: Cơ quan có thể hợp tác với các tổ chức các nước để chia
sẻ thông tin và kinh nghiệm về kiểm tra và giám sát hoạt động của các DN có vốn ĐTTTNN
Kiểm tra và giám sát hoạt động của DN có vốn ĐTTTNN là một quá trình quan trọng để đảm bảo tính tuân thủ quy định, tính minh bạch và tích cực của các hoạt động kinh doanh trong quốc gia tiếp nhận
1.2.4 Các chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn: Chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thu hút, bao gồm môi trường đầu tư nội bộ doanh nghiệp, môi trường đầu tư trong nước và môi trường đầu tư quốc tế, để kích thích hoạt động kinh doanh và tăng cường hiệu suất
Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư: Đảm bảo quyền không bị tước đoạt, bồi thường thiệt hại, khả năng chuyển đổi tiền tệ và chuyển ngoại hối là quan trọng Điều này bảo vệ sự tin tưởng của nhà đầu tư và đảm bảo đầu tư nước ngoài bền vững Chiến lược bảo hộ và ưu tiên đặc biệt cho nhà đầu tư và người nước ngoài: Các biện pháp bảo hộ và các ưu tiên như tuyển dụng người nước ngoài, quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ từ chính phủ, và đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư
Ưu đãi về đất đai cho các nhà đầu tư nước ngoài: Cung cấp đất đai với các ưu đãi thuê đất hoặc miễn thuê, giúp tạo điều kiện thuận lợi và tin tưởng cho các nhà đầu tư Miễn giảm thuế: Cung cấp miễn giảm thuế về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, và các khoản thuế và phí khác để kích thích đầu tư nước ngoài
Các khoản trợ cấp của chính phủ: Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách chi trả các chi phí tổ chức và vận hành, tạo điều kiện thuận lợi cho tái đầu tư, trợ cấp đầu tư, và cung cấp các khoản tín dụng thuế
Các khuyến khích đặc biệt: Các ưu đãi đặc biệt có thể áp dụng cho các công ty đa quốc gia, cơ quan tài chính hải ngoại, và các công ty liên quan đến khu vực kinh tế
Trang 32Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài: Tạo các quy định
và tiêu chuẩn để tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm quy định về lao động, sở hữu đất đai và quyền thương mại
1.2.5 Vai trò của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Quy định và Luật pháp: Quản lý nhà nước đặt ra các quy định và luật pháp liên quan đến việc đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Điều này bao gồm việc ban hành và điều chỉnh các luật đầu tư, luật thuế, luật lao động và các quy định khác liên quan đến FDI
Giám sát và Điều hành: Chính phủ cần theo dõi và kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo tuân thủ các quy định và luật pháp Điều này có thể bao gồm giám sát quyền sở hữu và quản lý, việc làm, tuân thủ môi trường, và nhiều khía cạnh khác
Khuyến khích đầu tư và Thúc đẩy phát triển kinh tế: Chính phủ thường thúc đẩy
và khuyến khích FDI để thúc đẩy phát triển kinh tế Các biện pháp khuyến khích này
có thể bao gồm ưu đãi thuế, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, và giải pháp tài chính khác nhằm thu hút đầu tư nước ngoài
Quản lý rủi ro và An ninh quốc gia: Quản lý nhà nước cũng phải đảm bảo rằng các doanh nghiệp nước ngoài không gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia hoặc các lĩnh vực quan trọng Điều này có thể đòi hỏi kiểm soát quá trình chuyển đổi quyền sở hữu, giám sát các ngành công nghiệp chiến lược, và đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ quy định
Tạo điều kiện thuận lợi cho FDI: Chính phủ cần đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài Điều này bao gồm việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp cơ sở hạ tầng, và đảm bảo rằng thị trường là công bằng và cạnh tranh
Quyết định chiến lược: Chính phủ có thể tham gia vào việc đưa ra quyết định chiến lược về việc đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chiến lược, nhằm đảm bảo rằng FDI hướng đến các mục tiêu kinh tế và xã hội cụ thể
Trang 33Xử lý xung đột và Hòa giải: Trong trường hợp có xung đột giữa các doanh nghiệp nước ngoài và chính phủ hoặc các bên liên quan khác, quản lý nhà nước có thể tham gia vào việc hòa giải và giải quyết mâu thuẫn
Cung cấp thông tin và tư vấn: Chính phủ cung cấp thông tin và hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài về quy định, thị trường, và cơ hội đầu tư trong nước
1.3 Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một số địa phương đồng cấp
1.3.1 Kinh nghiệm hệ thống pháp lý về FDI tại Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là một trong những trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và công nghiệp của đất nước Nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại đây, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế và xã hội của thành phố Để quản lý những công ty này, Hà Nội đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quan trọng Đảm bảo pháp lý cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Hà Nội đã thiết lập một hệ thống pháp lý tốt để hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Các quy định liên quan đến đăng ký, cấp giấy phép và tổ chức hành chính đã được cải thiện để đảm bảo rằng các công ty này hoạt động đúng luật
Tăng cường giám sát và quản lý đầu tư: Hà Nội đã thành lập các cơ quan giám sát và quản lý đầu tư để đảm bảo các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động đúng quy định và có trách nhiệm với cộng đồng Điều này giúp đảm bảo rằng các công ty này hoạt động đúng luật và không gây ra các vấn đề an ninh, môi trường và xã hội
Xây dựng liên kết mạnh mẽ với các công ty đầu tư nước ngoài: Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, sự kiện và hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ với các
DN này Thế nhưng, điều này đã đóng góp vào việc tạo nên môi trường thuận lợi cho các DN đầu tư, cải thiện hình ảnh và gieo rắc niềm tin trong tâm hồn các NĐT đến từ nước ngoài
Hà Nội đã đồng tổ chức nỗ lực để tăng cường khả năng quản lý của các cơ quan
Trang 34cơ quan này được trang bị đầy đủ khả năng giám sát và điều hành các công ty đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả, đồng thời xây dựng ra một bầu không khí thuận lợi cho các NĐT đến từ nước ngoài
Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ: Hà Nội đã đặt mục tiêu phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế, và trong chiến lược này, việc chuyển giao công nghệ
từ các DN nước ngoài đóng vai trò quan trọng Để đạt được điều này, Hà Nội đã xây dựng ra nhiều chính sách hỗ trợ và khích lệ các công ty này chuyển giao công nghệ cho đối tác Việt Nam, đặc biệt là các DN địa phương, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN Việt Nam
Tăng cường hợp tác quốc tế: Hà Nội đã tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm quản lý và giám sát đầu tư từ các quốc gia khác Các cơ quan chức năng của Hà Nội đã tham gia nhiều hoạt động hợp tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng lực quản lý đầu tư và đáp ứng tốt hơn với các thách thức trong quản
lý nhà nước tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Tóm lại, Hà Nội đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quan trọng trong quản lý nhà nước tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Việc đảm bảo pháp lý, tăng cường giám sát và quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, nâng cao năng lực quản lý, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tăng cường hợp tác quốc tế là những điểm nổi bật trong chiến lược quản lý nhà nước của Hà Nội Những kinh nghiệm này đã giúp Hà Nội thu hút được nhiều NĐT nước ngoài và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế
và xã hội của thành phố
1.3.2 Kinh nghiệm về môi trường sạch tại Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam đã nổi lên như một điểm sáng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực như du lịch, công nghiệp và nông nghiệp đã tạo nên một diện mạo mới cho tỉnh này Quản lý từ phía chính quyền đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Nam đã được đánh giá cao về hiệu quả, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế địa phương
Cho đến tháng 12 năm 2020, Quảng Nam đã thu hút hơn 170 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài với tổng giá trị đăng ký gần 6 tỷ USD Những dự án này chủ yếu tập
Trang 35trung trong các ngành du lịch, công nghiệp và nông nghiệp Các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại đây được hưởng nhiều ưu đãi từ chính phủ Việt Nam, như miễn thuế nhập khẩu thiết bị sản xuất, miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và thuế giảm đến 50% trong giai đoạn 2-4 năm đầu hoạt động
Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, với Sở Công Thương
và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và giám sát các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Nam Những cơ quan này liên tục tiến hành công tác kiểm tra và giám sát các hoạt động của các DN để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của cộng đồng
Để thu hút và quản lý tốt hơn các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Quảng Nam đã đưa ra nhiều chính sách với mục đích hỗ trợ Từ việc giản đơn thủ tục kinh doanh đến việc xây dựng môi trường đầu tư thân thiện, tỉnh này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Đồng thời, sự phát triển cơ sở hạ tầng và năng lực sản xuất cũng được Quảng Nam chú trọng để đáp ứng nhu cầu của các DN
Tuy nhiên, việc quản lý các DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đặt ra nhiều thách thức cho Quảng Nam Bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên là những thách thức quan trọng Quảng Nam đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này thông qua việc tăng cường giám sát và tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường
1.3.3 Rút ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho thị xã Bến Cát
Sau khi tiến hành nghiên cứu cách quản lý của các nước ngoại và địa phương,
ta có thể rút ra một số bài học hữu ích cho Thị xã Bến Cát như sau:
Một điểm quan trọng là tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư bằng cách cải thiện hệ thống hành chính, làm cho bộ máy quản lý trở nên hiệu quả và nhẹ nhàng hơn Cần giảm bớt thủ tục phức tạp, giúp DN FDI tiết kiệm thời gian và tài nguyên Đồng thời, nên tối ưu hóa việc cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư và áp dụng chính sách miễn, giảm thuế cho các DAĐT
Kinh nghiệm của Indonesia, Malaysia và Thái Lan cho thấy họ đã áp dụng một
Trang 36gồm ưu đãi thuế, giảm thuế xuất nhập khẩu và thuế đất Ngoài ra, họ cũng tập trung vào việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường quyền tự quyết ở cấp thẩm định, cấp phép, kiểm tra và giám sát các DAĐT nước ngoài ùng lúc đó, họ cũng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống điện, cung cấp nước và chuẩn bị đất để đáp ứng các yêu cầu của các NĐT nước ngoài
Lựa chọn linh hoạt chính sách Trung ương và áp dụng chúng vào địa phương là một biện pháp hiệu quả Bằng việc tạo dựng quỹ đất "sạch", thị xã Bến Cát có thể thu hút các NĐT và thúc đẩy xã hội hóa đầu tư Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng sẽ tạo
cơ hội thúc đẩy môi trường đầu tư Thành phố đã thành công trong việc tập hợp nguồn vốn ứng trước từ nhiều DN để bồi thường và tạo quỹ đất "sạch", cũng như đầu tư vào
hạ tầng kỹ thuật
Sớm hình thành kế hoạch chung và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, đây là nền tảng quan trọng cho việc xác định hướng thu hút đầu tư Đồng thời, ưu tiên việc phân loại các lĩnh vực ưu ái khuyến khích đầu tư, tạo danh sách các dự án gọi vốn FDI Chính sách đặc biệt dành cho đầu tư cần tập trung vào việc kết thúc trạng thái ưu đãi tương đồng cho mọi dự án FDI, thay vào đó là sự hấp dẫn cho những NĐT tiềm năng hướng vào lĩnh vực ưu tiên và tạo rào cản kỹ thuật đối với các dự án công nghệ thấp và không thân thiện với môi trường Quá trình thực hiện phải mang tính đa dạng, sáng tạo trong hoạt động đối ngoại, đồng thời xây dựng mối quan hệ thân ái và đoàn kết với cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại tỉnh
1.4 Tóm tắt chương 1
Chương 1 của luận văn trình bày chi tiết về cơ sở lý luận chung và thực tiễn liên quan đến QLNN đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài Trong nội dung của chương này, cơ sở lý luận chung về vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài được đề cập đến, bao gồm những khái niệm cơ bản, cấu trúc và các yếu tố quyết định của vốn đầu tư nước ngoài
Ngoài ra, chương 1 cũng trình bày chi tiết về cơ sở lý luận liên quan đến việc QLNN đối với DN có vốn ĐTTTNN Các chính sách, pháp luật và các cơ quan quản
Trang 37lý được đề cập, bao gồm cả vai trò của các cơ quan quản lý và cách thức thực hiện việc quản lý
Đồng thời, chương 1 cũng nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm quản lý DN có vốn ĐTTTNN tại một số địa phương trong nước và ngoài nước Cụ thể, luận văn sẽ trình bày những kinh nghiệm được áp dụng tại các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và cả trong nước với các địa phương như Hà Nội, Quảng Nam Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn này, chương 1 sẽ là cơ sở để thực hiện chương 2 và chương 3 của luận văn, trong đó sẽ trình bày chi tiết về quản lý và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với DN có vốn ĐTTTNN
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI THỊ XÃ BẾN CÁT
TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội Thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên Thị xã Bến Cát
Bến Cát là một thị xã nằm ở trung tâm của tỉnh Bình Dương, Trung tâm của thị
xã cách Thành phố Thủ Dầu Một 20km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km theo Quốc lộ 13 Thị xã có sông Sài Gòn và sông Thị Tính chảy qua, nằm ở vị trí địa
lý như sau: phía đông giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên; phía tây và tây nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía tây bắc giáp huyện Dầu Tiếng; phía nam giáp thành phố Thủ Dầu Một; phía bắc giáp huyện Bàu Bàng
Thị xã Bến Cát có dân số 355.663 người tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, diện tích là 234,35 km², mật độ dân số đạt 1.518 người/km² Địa hình đa dạng, với độ cao thay đổi từ 0,1 đến 40,4m Các khu vực ven sông Sài Gòn và sông Thị Tính có
độ cao dưới 1,3m, trong khi đồi thấp cao độ từ 2,0 đến 38,0m, độ dốc dao động từ 0,1% đến 7%, trong đó:
Cao độ nền của Phường Tân Định dao động từ 0,5 đến 25m Khu vực thấp trũng
có cao độ dưới 2,0m nằm giữa khu phố 3 và khu phố 4 kéo dài ra đến sông Thị Tính chiếm khoảng 10% diện tích phường Các vùng đồi còn lại có độ cao từ 3-28m, độ dốc từ 0,3% đến 5%
Phường Thới Hòa có cao độ nền từ 0,5 đến 33,6m Khu vực thấp trũng
có cao độ dưới 2,0m nằm ở phía Tây nam phường, giáp sông Thị Tính chiếm khoảng 8% diện tích phường Các vùng đồi có cao độ từ 3 đến 33,6m, độ dốc từ 0,3% đến 4,0%
Cao độ nền của Phường Mỹ Phước từ 0,9 đến 37m Khu vực thấp trũng có cao
độ dưới 2,0m nằm dọc theo sông Thị Tính và các sông suối chảy ra sông Thị Tính,
Trang 39chiếm khoảng 11% diện tích phường Các sườn đồi lượn sóng còn lại có cao độ từ 3,0 đến 36,9m, độ dốc từ 0,3% đến 6%
- Phường Hòa Lợi: gồm nhiều đồi thoải cao độ nền từ 8,7 - 37,0m với độ dốc 0,3% - 6%, địa hình cao không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt và thoát nước tốt nên thuận tiện phát triển xây dựng đô thị
- Phường Chánh Phú Hòa: nằm trên khu vực cao nhất thị xã hướng dốc chính từ phía Đông bắc sang Tây nam khu vực, cao độ nền từ 8,0 - 40,4m,
độ dốc 0,1% - 4% Địa hình khu vực cao và tương đối bằng phẳng không bị ảnh hưởng bởi ngập lụt và hướng thoát nước tốt nên thuận tiện phát triển xây dựng đô thị
Phía Tây của thị xã có các xã An Điền, An Tây và Phú An nằm giữa hai con sông Thị Tính và Sài Gòn Địa hình đồi thoải với những đỉnh ở giữa, thấp dần về hai phía Tây nam và phía Nam Vùng đất thấp trũng nằm dọc theo tuyến sông chiếm khoảng 20% diện tích, cao độ từ 0,5 - 2,0m Còn lại là sườn đồi thoải với cao độ lớn nhất khoảng 24,6m, độ dốc 0,1% - 4% Khu đô thị mới đang phát triển nhanh trên khu vực thấp trũng ven sông Thị Tính với cao độ khống chế khoảng 3,2m Các tuyến
đê bao bảo vệ đất sản xuất nông nghiệp ven sông Sài Gòn và sông Thị Tính được xây dựng trên địa bàn các xã Phú An và An Tây
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thị xã Bến Cát tỉnh Bình Dương
Trong năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
Covid-19, hoạt động sản xuất và kinh doanh tại địa phương đã phải tạm ngừng trong một thời gian Tuy nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát vẫn tiếp tục phát triển và cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng
đã đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu tăng so với năm 2020 Hiện nay, thị
xã có 8 KCN, toàn bộ diện tích 4.030 ha và 1 khu sản xuất tập trung có quy mô 47,7ha (tại phường Tân Định) đã giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 lao động
Cũng trong năm 2021, thị xã tiếp tục đón nhận được 610 dự án , tăng
Trang 40vốn là 4.588 tỷ đồng và 53 DAĐT từ nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn
156 triệu USD Tất cả có 5.254 dự án, bao gồm 4.473 DAĐT trong nước với tổng số vốn trên 45.000 tỷ đồng và 781 DAĐT nước ngoài với tổng vốn gần 8 tỷ USD
Trong năm 2021, mặc dù bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương đã tạm ngừng trong một thời gian, tuy nhiên kinh tế - xã hội của thị xã Bến Cát vẫn tiếp tục phát triển
và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đề ra, trong đó nhiều chỉ tiêu tăng so với năm 2020 Tổng giá trị sản xuất đạt 192.910 tỷ đồng, tăng 17,15% so với năm trước và đạt 97,2% so với chỉ tiêu được giao Trong
đó, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng đạt 143.450 tỷ đồng, tăng 15,3%; ngành thương mại - dịch vụ đạt 48.858 tỷ đồng, tăng 53,1%; ngành nông nghiệp đạt 602 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2020
Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, kinh tế của thị xã Bến Cát
đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 19,32% (năm 2019 đạt 23,5%; năm
2020 đạt 17,3% và năm 2021 đạt 17,15%) Cơ cấu kinh tế năm 2021 của thị
xã Bến Cát gồm: ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 74,36%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 25,33%; ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 0,31% Thị xã hiện có 8 KCN với tổng diện tích 4.030ha, 1 khu sản xuất tập trung với quy mô 47,7ha tại phường Tân Định, giải quyết việc làm cho khoảng 180.000 lao động Năm 2021, thị xã tiếp tục thu hút được 610 DAĐT, tăng 6,5% so với năm 2020, trong đó có
557 DAĐT trong nước với tổng vốn là 4.588 tỷ đồng và 53 DAĐT nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 156 triệu USD Toàn thị xã có 5.254 DAĐT
2.1.2 Thực trạng và kết quả khảo sát công tác quản lý vốn đầu tư nước ngoài tại Bến Cát
2.1.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng phiếu khảo sát