1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm Đề tài nghiên cứu về tiểu sử và sự Đóng góp cho xã hội học của karl marl

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu về tiểu sử và sự đóng góp cho Xã hội học của Karl Marx
Tác giả Hoàng Thị Cẩm, Nguyễn Thị Thu Hương, Ngô Minh Anh, Trịnh Khánh Linh, Lê Thị Hằng, Trần Thị Trà Mi, Trần Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Huyên
Người hướng dẫn TS. Mai Linh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 360,57 KB

Nội dung

Khái quát về Xã hội học 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của Xã hội học Xã hội học là khoa học ra đời muộn hơn so với một số khoa học khác, mặc dù vậy nó cũng có một quá trình lịch sử hình thành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Xã hội học của Karl Marl Nhóm 2

Hà Nội, tháng 10 năm 2024

Trang 2

23030173  Thực hiện phần Nội dung 2

3 Ngô Minh Anh 23031884  Thực hiện phần Nội dung 3 (3.1

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái quát về Xã hội học 5

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của Xã hội học 5

1.2 Tiền đề ra đời của Xã hội học 6

1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 6

1.2.2 Điều kiện chính trị 8

1.2.3 Tiền đề khoa học - tư tưởng 9

2 Giới thiệu về Karl Marx 10

2.1 Tiểu sử 10

2.2 Những hoạt động cụ thể, tác phẩm tiêu biểu 12

3 Đóng góp của Karl Marx đối với Xã hội học 14

3.1 Đối tượng nghiên cứu 14

3.2 Lý luận và phương pháp luận xã hội học 16

3.3 Quy luật phát triển lịch sử xã hội 17

3.4 Lý thuyết tha hóa 18

3.5 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội 20

4 Đánh giá về những đóng góp của Karl Marx đối với xã hội học 23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

1 Khái quát về Xã hội học

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của Xã hội học

Xã hội học là khoa học ra đời muộn hơn so với một số khoa học khác, mặc dù vậy

nó cũng có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển riêng biệt từ rất sớm AugusteComte (1798- 1857), nhà thực chứng luận người Pháp được ghi nhận là cha đẻ của xã hộihọc do đã có công khai sinh ra ngành khoa học này vào đầu thế kỷ XIX, cụ thể là năm

1838 Tuy nhiên, tư tưởng xã hội học đã xuất hiện rất sớm từ thời của Socrates (469-399TCN), Plato (427-347 TCN), Aristotle (384-322 TCN) ở Hy Lạp cổ đại và Khổng Tử(551-479 TCN), Hàn Phi Tử (280-233 TCN)

Thế kỷ XVIII vẫn chưa có sự phân chia các khoa học xã hội thành những bộ mônriêng rẽ như Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Kinh tế học, Chính trị học không có thuậtngữ nào như vậy trong cuốn Bách khoa toàn thư của thời đại đó Chỉ tới thế kỷ XIX, Xãhội học mới tách khỏi Triết học và Sử học như một môn khoa học độc lập Một hệ thống

xã hội học riêng biệt chưa tồn tại trong thế kỷ XVIII, nhưng các khái niệm xã hội học vàphương pháp thực nghiệm đã xuất hiện trong những phân tích kinh tế, triết học và lịch sử

Về mặt thuật ngữ, “Sociology” (xã hội học) là một từ ghép bởi hai chữ có gốc nghĩakhác nhau, chữ Latinh: Societas (xã hội) và chữ Hy Lạp: Logos (học thuyết) Như vậy,

Xã hội học có nghĩa là học thuyết nghiên cứu về quy luật xã hội Xã hội học là khoa học

về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hànhcủa hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và cáchình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xãhội, các giai cấp và các dân tộc

Xã hội học xuất hiện do yêu cầu tất yếu của vận động xã hội, trong những hoàncảnh xã hội nhiều biến động Tính tất yếu bộc lộ ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi cácđiều kiện vật chất và tinh thần, các tiền đề cần thiết cho sự nhận thức đời sống xã hộichâu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX Xã hội học luôn trang bị những tri thứctiến bộ cho sự phát triển của con người, chỉ ra những con đường, cách thức để hoàn thiện

Trang 5

và phát triển các mặt của đời sống xã hội cho phù hợp với quy luật vận động, phát triểncủa xã hội.

1.2 Tiền đề ra đời của Xã hội học

Đời sống xã hội ở Châu Âu thế kỷ XVIII trước sự xuất hiện của các cuộc cáchmạng công nghiệp lúc bấy giờ đã trở nên hết sức phức tạp Xã hội rơi vào trạng thái biếnđộng không ngừng về chiến tranh, kinh tế khủng hoảng, những xung đột chính trị, suythoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổtruyền Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải cómột ngành khoa học nào đó có khả năng chỉ ra trạng thái thật của xã hội, phát hiện ranhững vấn đề xã hội, dự báo xu thế phát triển của xã hội và chỉ ra những giải pháp có tínhkhả thi

Emile Durkheim - một trong các bậc tiền bối của khoa học xã hội học đã phát biểurằng: Cuối cùng thì nhà xã hội học phải chẩn đoán xem xã hội ở trong tình trạng "khỏemạnh" hay "bệnh tật" và sau đó nhà xã hội học phải kê đơn những loại thuốc cần cho sứckhỏe của xã hội1 Và mãi cho đến nửa sau của thế kỷ XIX, xã hội học mới xuất hiện với

tư cách là một môn khoa học đúng nghĩa

Từ đó, các nhà khoa học cho rằng để xã hội học ra đời cần hội tụ đủ ba điều kiện

và tiền đề sau: tiều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện chính trị và tiền đề khoa học - tưtưởng

1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội

Các cuộc cách mạng công nghiệp và thương mại ở châu Âu thế kỉ XIX đã làmlung lay tận gốc hệ thống thiết chế kinh tế - xã hội cũ từng tồn tại hàng trăm năm trước

đó ở Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Ý và các nước khác Hình thái kinh tế - xã hội kiểu phongkiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sức mạnh bành trướng của lực lượng sản xuất và thịtrường hàng hóa công nghiệp của nền đại công nghiệp

Trang 6

Dưới tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự dohóa lao động, hệ thống tổ chức quản lý kinh tế - xã hội theo kiểu truyền thống đã bị thaythế bằng các phương thức tổ chức kinh tế - xã hội hiện đại hơn Kiểu sản xuất tư bản chủnghĩa xuất hiện và phát huy tác dụng Hình thành và phát triển hệ thống nhà máy, xínghiệp, tập đoàn kinh tế có khả năng tạo ra khối lượng lớn hàng hóa, thu hút nhiều laođộng nông thôn ra thành thị, mở rộng hệ thống thị trường nguyên vật liệu và thị trườngtiêu thụ sản phẩm công nghiệp Đại công nghiệp đã sản xuất ra được khối lượng hàng hóakhổng lồ, “giá rẻ từ những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả nhữngbức vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cườngnhất cũng phải hàng phục”

Sự phân hóa trong lối sống của thành thị và nông thôn diễn ra với tốc độ nhanhchóng, tỉ lệ thuận với quá trình đô thị hóa Quan hệ giữa thành thị và nông thôn trở thànhquan hệ phụ thuộc Nông dân bị tách khỏi ruộng đất trở thành người làm thuê cho giớichủ tư bản công nghiệp ở thành phố Việc nông dân rời bỏ cộng đồng làng quê, nông dân

ra thành phố sinh sống đã kéo theo những biến đổi lớn trong thiết chế gia đình Đời sống

cá nhân và gia đình bị xô đẩy, xé vụn và bị cuốn hút vào hoạt động kinh tế kiểu thịtrường và lối sống cạnh tranh, vụ lợi Xuất hiện “chủ nghĩa thành thị” dựa vào kinh tếcông nghiệp

Biến đổi kinh tế làm thay đổi sâu sắc đời sống chính trị, văn hóa xã hội Của cải,đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến, quý tộc, tăng lữ mà rơivào tay giai cấp tư sản Sự phân chia giai cấp, sự phân tầng xã hội và phân hóa giàunghèo diễn ra trên quy mô rộng lớn với tính chất quyết liệt, sâu sắc Nền công nghiệp vớiquy mô lớn đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cùng sự tích tụ dân cư, phát triển giaothông và cơ sở hạ tầng Kết quả là nền tảng kinh tế - xã hội theo hướng phong kiến, cùngvới nó là chế độ phong kiến, quan hệ xã hội phong kiến Châu Âu bị sụp đổ

Do đó, luật pháp ngày càng tập trung vào việc điều tiết các quan hệ kinh tế, quan

hệ lợi ích và quan hệ xã hội mới xuất hiện, chưa từng có ở xã hội phong kiến Các thiết

Trang 7

chế hành chính, tổ chức hành chính cũng ra đời và biến đổi để phục vụ cho giai cấp tưsản.

Tóm lại, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật

tự xã hội phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi sâu rộng trong đời sống xã hội.Quan hệ tương tác và cấu trúc xã hội trở nên phức tạp, mất ổn định, gây ra những hậu quảkhó lường Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn:

 Phải lập lại trật tự, ổn định xã hội

 Nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, giải thích các hiện tượng, các quá trình kinh tế xã hội

và giải quyết các vấn đề của thời kỳ khủng hoảng xã hội lúc bấy giờ

 Nói cách khác, xã hội học đã ra đời một cách tất yếu trong bối cảnh kinh tế - xãhội Châu Âu thế kỷ XIX nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thiết lập ổnđịnh, trật tự xã hội

1.2.2 Điều kiện chính trị

Đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789 với khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” đãkhơi dậy những biến đổi mang tính cách mạng trong văn hóa, tư tưởng, nhận thức vàhành động chính trị của giai cấp công nhân và quần chúng lao động về quyền con người

và quyền bình đẳng giai cấp

Cùng với sự biến đổi chính trị có tính chất cách mạng ở Pháp là các biến độngchính trị theo con đường “tiến hóa” ở Anh, Đức, Ý và các nước khác Đặc điểm chungcủa những thay đổi to lớn trong đời sống chính trị Châu Ẩu lúc bấy giờ là quyền lựcchính trị chuyển sang giai cấp tư sản và một thiểu số người nắm giữ tư liệu sản xuất Biếnđổi chính trị xã hội đã góp phần củng cố và phát triển chủ nghĩa tư bản Điều này thể hiện

ở việc hình thành những điều kiện có lợi cho tự do buôn bán, tự do sản xuất, tự do cạnhtranh, tự do ngôn luận tư sản và đặc biệt là tự do bóc lột sức lao động công nhân, làmcăng thẳng thêm mối quan hệ giữa giai cấp thống trị - tư sản và giai cấp bị trị - vô sản

Trang 8

Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là giữa giai cấp côngnhân - vô sản và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách mạng vô sảnđầu tiên trên thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX - Công xã Pari 1871, và sau này cuộc Cáchmạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 Các cuộc cách mạng này đã thổi bùng lên ngọnlửa nhiệt tình cách mạng và lí tưởng xã hội chủ nghĩa trong các tầng lớp tiến bộ xã hội,nhất là giai cấp công nhân - vô sản và các dân tộc bị áp bức trên phạm vi toàn thế giới.

Những biến động chính trị xã hội và đặc biệt là cuộc cách mạng Pháp đã để lại dấu

ấn không phai mờ trong lịch sử xã hội học Thứ nhất, sự kiện xã hội học đầu tiên ra đờitrên thế giới với tư cách là một khoa học ở nước Pháp - cái nôi của Đại cách mạng Pháprồi sau đó mới xuất hiện ở nước Anh, Đức, Ý, Mỹ Thứ hai, các công trình của các nhà

xã hội học người Pháp như Auguste Comte, Emile Durkhem, nhà xã hội học người AnhHerbert Spencer, nhà xã hội học Đức Georg Simmel, và đặc biệt là những người sáng lập

ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ thiên tài và người thầy của giai cấp vô sảnK.Marx và F.Engels đều chịu ảnh hưởng của học thuyết xã hội chủ nghĩa Pháp Thứ ba,những biến động kinh tế, chính trị và văn hóa ở xã hội Pháp đã khiến các nhà xã hội họctiền bối đặt ra những câu hỏi lí luận cơ bản không chỉ với xã hội học của Pháp mà củatoàn bộ lí luận xã hội học thế kỷ XIX Đó là vấn đề trật tự xã hội, bất bình đẳng xã hội vàlàm thế nào phát hiện và sử dụng các qui luật tổ chức xã hội để góp phần tạo dựng, củng

cố trật tự xã hội và tiến bộ xã hội

Các nhà xã hội học thế kỷ XIX tập trung vào nghiên cứu những vấn đề nảy sinh từnhững khủng hoảng, mất ổn định, mất trật tự chính trị xã hội lúc bấy giờ Một số nhà xãhội học tiến bộ đã chỉ ra con đường và biện pháp lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xãhội

Những biến động về chính trị đã có ảnh hưởng và tác động rất sâu sắc đến đờisống xã hội, đặt ra cho các nhà xã hội học những vấn đề nghiên cứu cụ thể, bức thiết, trảlời cho câu hỏi làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp phần

Trang 9

tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội Đây được xem là tiền đề thứ hai cho sự ra đời của xã hộihọc.

1.2.3 Tiền đề khoa học - tư tưởng

Chế độ phong kiến sụp đổ cũng là nền tảng quan trọng cho sự xuất hiện và pháttriển của các khoa học nói chung và xã hội học nói riêng, sự xuất hiện của xã hội học trên

cơ sở khắc phục, kế thừa và phát triển những tư tưởng về xã hội của các thời kỳ trước:thời kỳ Hy Lạp - La Mã, thời kỳ Phục hưng và thời kỳ Khai sáng Từ thế kỷ XVII đếnXIX, những thành tựu khoa học đã đem lại cho con người cách nhìn mới về tự nhiên và

xã hội, làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học

Dựa vào và kế thừa những thành tựu của các khoa học đó, các nhà xã hội học đã

cố gắng làm rõ đối tượng, phương pháp nghiên cứu, hình thành nội dung và cấu trúc của

xã hội học với tư cách là một khoa học xã hội độc lập Trong quá trình nghiên cứu, cácnhà xã hội học đi trước như: A.Comte, K.Marx, đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo cácphương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên, khoa học về con người Nhờ vậy, cáccông trình nghiên cứu ngày càng có ý nghĩa to lớn về cả lý luận và thực tiễn

Ngày nay, trong các công trình nghiên cứu xã hội học, để nâng cao và phát triểnhàm lượng khoa học đã có sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu xã hội học như thuthập số liệu, thực hành quan sát, phân tích tài liệu, mô tả và áp dụng nhiều phươngpháp, kỹ thuật nghiên cứu của các khoa học khác có liên quan

Tóm lại, trên cơ sở tiếp thu và vận dụng sáng tạo những thành tựu của các khoahọc đương thời xã hội học đã ra đời, phát triển thành một khoa học độc lập, nghiên cứu

về sự vận động phát triển của xã hội

Trang 10

2 Giới thiệu về Karl Marx

2.1 Tiểu sử

Karl Marx ( 18181883) sinh ra tại Trier – Đức, cha ông là Heinrich Marx (1778 1838) mẹ là Henriette Pressburg (1766 - 1863)

-Ông là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo

và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái Tên tuổi của ông gắn liền với hai danh tác nổibật là cuốn pamfơlê Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) và bốn tập sách Das Kapital

Năm mười hai tuổi (1830) Marx vào học trường trung học ở Trier, ông đặc biệtnổi bật ở những lĩnh vực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo Vào thời phổ thông, Marx maymắn gặp những thầy tốt như thầy hiệu trưởng ở Trier – dạy lịch sử và triết học, thầy dạytoán, vật lý- những người theo chủ nghĩa duy vật và có xu hướng tự do

Năm 1835, Marx tốt nghiệp trung học và lữ hành đến trường Đại học Tổng hợpBonn để học luật Điểm số kì học đầu tiên của Marx tại trường Bonn tuy khá tốt, nhưng

về sau do chểnh mảng mà ngày càng tụt dốc Theo lời khuyên của bố, Karl Marx chuyểntới Đại học Berlin với mong muốn kết quả học tập của ông sẽ trở nên tốt hơn2 Tại đâymặc dù theo ngành luật nhưng ông lại rất say mê triết học và tìm cách tổng hòa hai lĩnhvực ấy với niềm tin “ không có triết học thì không thể đạt được điều gì”3

Mùa xuân năm 1837, Marx bắt đầu nghiên cứu kĩ tác phẩm của Hégel, sang năm

1839 thì ông bắt đầu vào nghiên cứu triết học Ngày 15/04/1841 khi mới 23 tuổi, KarlMarx nhận được bằng tiến sĩ triết học với luận án “Về sự khác nhau giữa triết học tựnhiên của Démocrite, và triết học tự nhiên của Épicure”4 tại trường đại học Tổng hợpJena

Engels: Volume 1 ( New York: International Publishers, 1975) tr 25-107

Trang 11

Marx và Engels đã có nhiều lần gặp gỡ trước đó nhưng mãi cho tận đến 1845, khiMarx cùng vợ đến Pháp và bị trục xuất do yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ Marxrời Paris đến Brussel, ít lâu sau Engels cũng đến đây và hai người tiếp tục cộng tác chặtchẽ với nhau

Sau khi cách mạng năm 1845 ở Pháp nổ ra, chính phủ Bỉ đã trục xuất Marx, ônglại đến Paris và đến tháng tư năm 1848 ông cùng Engels đến Koln- một thành phố nhỏtrên bờ sông Rhein nước Đức Tại đây Marx trở thành Tổng biên tập tờ Báo Mới tỉnhRanh, cơ quan của phái dân chủ Không lâu sau đó, đến năm 1849 Chính phủ Phổ đóngcửa tờ báo và trục xuất Marx Ông lại đến Paris nhưng chỉ ở lại một thời gian sau đóchuyển đi London và sống đến cuối đời (1883)

Tổng quan chung, ông lựa chọn học ngành luật và triết, cuộc đời ông trải quanhiều biến động khi lâm vào cảnh không quốc tịch rồi sống lưu vong cùng vợ con tạiLuân Đôn Nguyên nhân được cho rằng do ông liên tục tung ra các ấn văn chính trị làmphật lòng chính quyền sở tại Marx được đánh giá là một trong những nhân vật có tầmảnh hưởng to lớn nhất trong lịch sử nhân loại Các tác phẩm của ông đã nhận được nhiềulời tán dương cũng như nhiều lời chỉ trích Vô số nhà trí thức, các tổ chức công đoàn, cácnghệ sĩ và đảng phái chính trị trên thế giới đều bị ảnh hưởng tư tưởng từ Marx và ôngthường được trích dẫn là một trong những kiến trúc sư chính của ngành khoa học xã hộiđương đại

2.2 Những hoạt động cụ thể, tác phẩm tiêu biểu

Năm 1837, khi mới 19 tuổi, Marx đã nghiên cứu kỹ tác phẩm của Hégel 1831) – người triết gia Đức nổi tiếng và là người sáng lập ra học thuyết về phép biệnchứng duy tâm Đặc biệt, Marx chú ý đến triết học của Épicure - một trong những nhà tưtưởng lớn nhất thời Cổ đại Ông đã giải quyết được những vấn đề quan trọng như triếthọc có chứng minh tất cả những cái hiện tồn tại là hợp lý hay không, hay là nó chứa đựngtrong bản thân nó cái cần phải có ngược với cái đang tồn tại Trong luận án tiến sĩ “ Về

(1770-sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Dếmcrite và triết học tự nhiên của Épicure”

Trang 12

(1841), Marx kịch liệt chống mê tín, dị đoan và mọi triết học phản động muốn việcnghiên cứu khoa học phục tùng lợi ích của tôn giáo

Marx chuyển đến sống và làm việc tại Cologne vào năm 1842, tại đây ông viết cho

tờ báo chính trị cấp tiến Rheinische Zeitung bày tỏ những quan điểm ban sơ của ông vềchủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng dần để tâm hơn đến lĩnh vực kinh tế học Cũng ở thời

kỳ này, Marx viết một công trình quan trọng phê phán học thuyết của Hégel về nhà nước

và pháp luật có nhan đề: “ Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hégel”

Từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1844, Marx viết “Bản thảo kinh tế - triết học”, thựcchất là những phôi thai của những tư tưởng hết sức quan trọng mà sau này Marx pháttriển một cách khoa học trong bộ Tư bản

Tháng 2 năm 1845 cuốn sách “Gia đình thần thánh” của Marx và Engels viếtchung ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hégel trẻ, thựcchất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm

Marx cùng với Engels hợp sức viết “ Hệ tư tưởng Đức” 5(1845-1846) tiếp tục phêphán chủ nghĩa duy tâm của Hégel và pháo Hégel trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duyvật không nhất quán của Ludwig Feuerbach Đến năm 1848 được sự ủy nhiệm của Đạihội II Liên đoàn những người cộng sản, Marx và Engel viết “ Tuyên ngôn của ĐảngCộng” – một văn kiện mang tính chất cương lĩnh của chủ nghĩa Marx và đảng vô sản, nósoi sáng cho giai cấp công nhân toàn thế giới con đường đấu tranh để thoát khỏi chế độ

nô lệ tư bản chủ nghĩa và đưa cách mạng vô sản đến thắng lợi

Năm 1867, Bộ Tư bản (tập I) – tác phẩm chủ yếu của Marx ra đời Trong Bộ Tưbản của mình Karl Marx đã trình bày những vấn đề hết sức quan trọng của sản xuất tưbản nói chung: sự chuyển hoá của tiền thành tư bản, giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trịthặng dư tương đối, sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở thành tư bản (tích luỹ tư bản), tíchluỹ ban đầu của tư bản (tập I); những vấn đề về giá trị thặng dư và lợi nhuận, sự chuyển

Volume 5 (International Publishers: New York, 1976) tr 19–539

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w