Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức rõ ràng về các tâm lý và hành vi tiêu cực phổ biến ở giới trẻ, đồng thời phân tích mối liên hệ, sự tác
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
Thành phố Biên Hoà - Tỉnh Đồng Nai
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ TÀI: TỪ TÂM LÝ TIÊU CỰC ĐẾN HÀNH VI Ở
GIỚI TRẺ ĐÁNH GIÁ TỪ GÓC ĐỘ GIÁO DỤC
Nhóm học sinh thực hiện: Nhóm 1
Lớp: 12C1 Khoá: K66
Trang 21
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI TIÊU CỰC Ở GIỚI TRẺ 3
1.1 KHÁI NIỆM 3
1.1.1 Khái niệm về tâm lý tiêu cực 3
1.1.3 Mối quan hệ giữa tâm lý và hành vi 3
1.2 BIỂU HIỆN 4
1.2.1 Biểu hiện của tâm lý tiêu cực 4
1.2.2 Biển hiện của hành vi tiêu cực 4
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN TỪ GÓC ĐỘ GIÁO DỤC 5
2.1 Áp lực học tập và kỳ vọng “quá cao” 5
2.1.1 Áp lực đến từ chương trình học dày đặc 6
2.1.2 Áp lực điểm số 6
2.1.3 Áp lực từ phía gia đình 7
2.2 Môi trường học đường tiêu cực 8
2.2.1 Mối quan hệ không lành mạnh giữa giáo viên và học sinh 8
2.2.2 Mối quan hệ không lành mạnh giữa cá nhân và bạn bè 9
2.3 Hạn chế về giáo dục tâm lý hành vi ở nước ta 10
CHƯƠNG 3: HẬU QUẢ CỦA TÂM LÝ VÀ HÀNH VI TIÊU CỰC 12
3.1 Đối với cá nhân 12
3.2 Đối với xã hội 12
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ 13
4.1 Từ cá nhân 13
4.2 Từ giáo dục 14
4.2.1 Giáo dục từ phía nhà trường 14
4.2.2 Giáo dục từ phía gia đình 14
Trang 32
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giới trẻ là thành phần quan trọng của xã hội và tâm lý cũng như hành vi của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến không chỉ tương lai của chính họ mà còn là tương lai của cả xã hội Trong thời đại hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân góp phần tác động đến sự hình thành tâm lý là hành vi tiêu cực ở giới trẻ, đáng chú ý nhất là nguyên nhân xuất phát từ góc độ giáo dục Việc nghiên cứu nguyên nhân từ góc độ giáo dục giúp hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố trong giáo dục đến việc hình thành tâm lý và hành vi giới trẻ
2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức rõ ràng về các tâm lý và hành vi tiêu cực phổ biến ở giới trẻ, đồng thời phân tích mối liên hệ, sự tác động giữa các yếu tố trong giáo dục gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành những tâm lý và hành vi ấy Từ đó giúp đề xuất được các phương pháp giáo dục nhằm giảm thiểu hành vi tiêu cực và cải thiện tâm lý cho giới trẻ
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nguyên nhân nhìn nhận từ góc độ giáo dục gây nên tâm lý và hành vi tiêu cực ở nhóm trẻ thuộc độ tuổi từ 14 – 24 tuổi ở Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính, phân tích và tổng hợp số liệu – tài liệu
5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp hiểu rõ và có cái nhìn sâu sắc về các vấn đề tâm lý và hành vi tiêu cực ở giới trẻ, đặc biệt là các nguyên nhân từ góc độ giáo dục Từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực cho giáo viên và gia đình trong việc giáo dục, hỗ trợ về tâm lý và hành vi cho giới trẻ
Trang 43
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẠNG THÁI TIÊU CỰC Ở GIỚI TRẺ
1.1 KHÁI NIỆM
1.1.1 Khái niệm về tâm lý tiêu cực
Tâm lý tiêu cực là hiện tượng mà con người liên tục có những suy nghĩ và cảm xúc
bi quan, u ám, buồn bã về nhiều mặt trong cuộc sống, bao gồm về bản thân, gia đình và cộng đồng, xã hội Khi những yếu tố này kết hợp và tương tác với nhau, chúng sẽ dẫn đến sự bất ổn tâm lý, dần dần họ sẽ bị cuốn theo những dòng suy nghĩ tiêu cực Từ đây, tâm lý tiêu cực được hình thành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và dẫn đến phát sinh các hành vi tiêu cực
1.1.2 Khái niệm về hành vi tiêu cực
Hành vi tiêu cực là những hành vi bộc phát từ tâm lý tiêu cực của con người Những hành vi này thường nhằm để giải toả những suy nghĩ tiêu cực bị dồn nén của bản thân như tự làm đau chính mình, gào thét, đập phá đồ đạc, Những hành động này thường mang tính bộc phát, không thể tự chủ được, có thể chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian nếu không được hỗ trợ ngăn chặn kịp thời
1.1.3 Mối quan hệ giữa tâm lý và hành vi
Tâm lý và hành vi là hai yếu tổ có mối quan hệ tương sinh, mang tính chặt chẽ, tác động lẫn nhau và không tách rời Từ tâm lý tiêu cực sẽ hình thành hành vi tiêu cực Nói cách khác, tâm lý đóng vai trò là nguyên nhân cho những bộc phát về mặt vật lý Hành
vi mà con người bộc lộ ra bên ngoài được coi là sự “hiện thực hóa” những áp lực dồn nén, giằng xé bên trong những suy nghĩ của họ Đồng thời, khi con người đã thực hiện những hành vi mang tính thỏa mãn đó, tần suất suy nghĩ theo hướng tiêu cực sẽ tăng lên, kéo theo những hành vi tiêu cực cũng gia tăng và cuối cùng dẫn đến những hậu quả khó lường
Trang 54
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
1.2 BIỂU HIỆN
1.2.1 Biểu hiện của tâm lý tiêu cực
Tâm lý tiêu cực có thể nhận thấy qua nhiều biểu hiện cụ thể Thứ nhất, đối tượng thường xuyên nổi giận, luôn tỏ vẻ hung hăng, không muốn tuân theo bất kì luật lệ hay chỉ đạo nào Họ luôn xem nhẹ ý kiến của người khác, hoặc nặng hơn hơn là cho rằng mọi người đều đang muốn hãm hại, lừa gạt họ Vì thế họ thu mình lại để bảo vệ bản
thân trong vùng an toàn Ngoài ra, những người có tâm lý tiêu cực thường sẽ có ý nghĩ
vô định về cuộc sống Họ sống không có mục tiêu mà chỉ vòng quanh bên trong phạm
vi của những ý nghĩ tiêu cực Bên cạnh đó, cảm xúc tự ti, mặc cảm cũng là một biểu
hiện đáng chú ý của tâm lý tiêu cực, cụ thể là sự tự ti về ngoại hình, khả năng của bản thân Đây là xu hướng chung của một bộ phận giới trẻ khi họ luôn tự đặt bản thân lên bàn cân với người khác, và sau đó đưa ra nhận định rằng bản thân luôn là người yếu
kém Với suy nghĩ này, họ sẽ liên tục trì trệ sự phát triển của bản thân và theo thời
gian, biểu hiện này sẽ càng trầm trọng hơn Và cuối cùng, tình trạng bồn chồn, hoang mang, sợ sệt luôn có thể dễ dàng nhìn thấy ở các đối tượng này bởi tâm thế của họ
không ổn định, luôn bị bủa vây bởi những lo lắng với tần suất dày đặc
1.2.2 Biển hiện của hành vi tiêu cực
Sau khi những biểu hiện về tâm lý đến thời điểm bùng nổ, đối tượng sẽ bộc phát
ra bên ngoài bằng những hành động nguy hiểm và thường sẽ diễn ra mức độ tăng dần Giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu cực hóa hành vi là tự cách ly bản thân khỏi mọi
người xung quanh Sau đó, khi những suy nghĩ tiêu cực đã bị đẩy đến cực hạn, vượt
qua mọi sự điều phối và tự chủ của bản thân, họ sẽ có những hành vi cực đoan như
liên tục gào thét, tự làm đau bản thân, đập phá đồ đạc,… Ngoài ra, họ cũng có thể có
xu hướng tác động vật lý lên những người xung quanh và sẽ nuôi ý định trả thù những
kẻ gây tổn thương cho họ Khi đạt đến giai đoạn này tức biểu hiện đã vô cùng nghiêm trọng và họ hầu như không nhận thức và kiểm soát được hành động của bản thân Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi những hành vi đó không thể giúp họ thoát
khỏi sự khủng hoảng, họ sẽ tìm đến việc tự tử
Trang 65
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN TỪ GÓC ĐỘ GIÁO DỤC
2.1 Áp lực học tập và kỳ vọng “quá cao”
Theo nghiên cứu của quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần ở giới
trẻ hiện nay là sự căng thẳng và áp lực từ việc học
Thạc sĩ tâm lý Lưu Thị Phương Loan, phụ trách Phòng Tâm lý học đường, Trường THPT Vĩnh Yên cũng chia sẻ: “Hiện nay, trẻ phải trải qua quá trình học tập khá vất vả, khối lượng kiến thức ngày càng tăng theo từng bậc học Hơn 80% học sinh liên tục phải đối diện với áp lực học tập Chủ yếu ở học sinh THCS, THPT, trong đó, tập trung ở nhóm học sinh cuối cấp đang ở giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi chuyển cấp hoặc
tốt nghiệp THPT.” (Trích báo Vĩnh Phúc, đăng ngày 31/5/2024).
Tương tự, kết quả khảo sát của chúng tôi về áp lực học tập dành cho các bạn học sinh
từ độ tuổi 14 – 17 cho thấy, trong số 52 người tham gia khảo sát thì có đến 30 người (chiếm tỉ lệ 57,69 %) đồng ý rằng họ cảm thấy rất áp lực trong vấn đề học tập
Trang 76
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
2.1.1 Áp lực đến từ chương trình học dày đặc
Áp lực học tập xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, và một trong những nguyên nhân lớn nhất đó là việc học sinh phải tiếp thu khối lượng kiến thức khổng lồ và những yêu cầu học tập khác
Theo chương trình giáo dục mới tại Việt Nam, mỗi năm học sẽ kéo dài khoảng chín tháng và được chia thành hai học kỳ Trong suốt năm học, học sinh phải hoàn thành tổng cộng chín môn học, trong đó có sáu môn yêu cầu đạt điểm số cao (từ 8.0 trở lên)
để được nhận danh hiệu học sinh giỏi
Hệ thống giáo dục Việt Nam chủ yếu tập trung vào các chương trình học đa phần
là lý thuyết, với mỗi môn học sẽ bao gồm nhiều chủ đề và lượng kiến thức khác nhau, nhưng lại khô khan, khó áp dụng được cho thực tiễn Không chỉ vậy, trong suốt năm học, học sinh phải làm hàng loạt bài kiểm tra liên tiếp, nhưng với lượng kiến thức không
hề nhỏ mà độ khó thì ngày càng tăng đã tạo nên một sức ép nặng nề đối với học sinh, buộc các bạn phải ngày đêm ôn tập Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần cũng như thể xác, lâu dần sẽ hình thành nên tâm lý tiêu cực
Dù lượng kiến thức cần tiếp thu nhiều đến vậy nhưng thời lượng học trên lớp lại hạn chế nên ngoài những giờ học trên lớp, các bạn học sinh còn phải đuổi theo một lịch trình học thêm dày đặc Đặc biệt trong những giai đoạn quan trọng như thi chuyển cấp, thi THPTQG hay các kỳ thi khác còn yêu cầu học sinh ôn luyện rất nhiều thời gian ngắn, gây nên một sức ép tâm lý đáng kể
Mỗi cá nhân sẽ có những định hướng tương lai riêng, nên họ cần học tập và trau dồi những kiến thức ngoài phạm vi nhà trường, chẳng hạn như ôn luyện IELTS hoặc các môn năng khiếu như vẽ Những học sinh này lại càng dễ dàng bị áp lực khi phải học quá nhiều thứ, vừa kiến thức trên lớp vừa kĩ năng khác bên ngoài, khiến họ không còn thời gian để nghỉ ngơi Có thể thấy, khoảng thời gian mà giới trẻ có thể dành cho chính mình
là vô cùng ít ỏi Chính điều này khiến giới trẻ dễ đánh mất bản thân, không quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể xác, không còn thời gian giải trí và giải tỏa căng thẳng Những yếu tố trên đã góp phần tạo nên tâm lý tiêu cực ở giới trẻ
2.1.2 Áp lực điểm số
Một câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao các bạn học sinh lại phải cố gắng vất vả đến
vậy, chỉ vì một con số nhỏ bé?” Một trong những mặt hạn chế của nền giáo dục Việt
Nam nước ta, đó là một nền giáo dục trọng điểm số Điểm số không xấu, bởi nó thể hiện
Trang 87
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
được kết quả của quá trình học tập và rèn luyện củahọc sinh Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó dường như đã trở thành thước đo giá trị của một học sinh, phản ánh không chỉ năng lực học tập mà còn cả giá trị bản thân trong mắt xã hội, thầy cô, các bậc phụ huynh và kể cả là bạn bè đồng trang lứa
Trên mạng xã hội gần đây, khái niệm “Peer Pressure” ( Áp lực đồng trang lứa) dần trở nên phổ biến Khái niệm này dùng để chỉ những áp lực đến từ bạn bè đồng trang lứa Lấy một hành vi cụ thể để giải thích thì đó là việc một bạn học sinh bị áp lực, lo sợ và mất tự tin vào bản thân khi thấy một bạn khác đồng trang lứa có những thành tích, điểm
số hay thậm chí là điều kiện kinh tế hơn mình Đây là một tâm lý rất tiêu cực, nó gây ảnh hưởng nặng nề đến sự tự tin, nỗ lực, làm cho họ mất động lực học tập, khiến cho kết quả học tập ngày càng tệ đi
Sự kỳ vọng cao từ bản thân, gia đình và xã hội đã tạo ra áp lực lớn cho học sinh
Họ phải đối diện với việc đánh giá bản thân qua những con điểm để khẳng định giá trị của mình trong mắt người khác Giới trẻ buộc phải nỗ lực không ngừng nghỉ mà quên
đi bản thân mình, lâu dần sẽ tạo ra một tâm lý tiêu cực và có thể dẫn đến hành vi tiêu cực
2.1.3 Áp lực từ phía gia đình
Hình ảnh “con nhà người ta” giờ đây đã không còn là một cụm từ xa lạ đối với
các bạn trẻ Để đáp ứng kỳ vọng của gia đình, không ít học sinh đã phải gánh chịu những
áp lực nặng nề từ những mong muốn và định hướng ích kỉ của cha mẹ
Bên cạnh sự so sánh ấy còn là những kỳ vọng lớn quá lớn mà cha mẹ đang đặt lên trên vai của con mình Mong muốn con cái có thể đạt được những thành tích vượt trội, học tập giỏi giang hơn người chưa bao giờ là điều sai Nhưng hiện nay, đối với một số bậc phụ huynh, thành tích không còn đơn thuần là một bước đệm cho tương lai của con
mà đã trở thành biểu tượng của niềm tự hào cho gia đình và dòng họ Vì để con có thể nổi bật hơn người khác, các bậc phụ huynh có những hành động cực đoan, không ngừng thúc ép con phải học tập không ngừng nghỉ, luôn giám sát sát sao và liên tục nhắc nhở con về việc học và vô tình, họ cũng đã xóa đi những phút giây kết nối với con mình Có một số gia đình còn dùng những lời lẽ nặng nề và độc hại, chỉ trích và khiển trách không ngừng khi những đứa con không thể đáp ứng được sự kỳ vọng của họ
Tất cả điều này đã đang tạo ra gánh nặng lớn cho học sinh, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe về cả mặt tinh thần lẫn thể chất Khi áp lực không được giải quyết, nó sẽ tạo ra tâm lý căng thẳng, sợ hãi, mất động lực học tập và xói mòn những
Trang 98
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
mối quan hệ với người xung quanh Những trạng thái này có thể dẫn đến khủng hoảng tinh thần, biểu hiện qua các hành vi tiêu cực như bỏ học, nổi loạn, và thậm chí là lạm dụng chất kích thích để tìm kiếm phương thức giải tỏa áp lực Trong những trường hợp nặng nề hơn, học sinh còn có thể tự làm tổn hại bản thân, rơi vào trạng thái trầm cảm,
và thậm chí là tự kết liễu đời mình
Câu chuyện của em N.H.L (16 tuổi, TPHCM) là một ví dụ điển hình về hậu quả của áp lực học tập Dù có học lực khá, L vẫn không được cha mẹ hài lòng, dẫn đến việc
em tự tạo sức ép cho bản thân Kết quả là em rơi vào khủng hoảng tinh thần, có hành vi nổi loạn và đối mặt với vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng Một trường hợp đau lòng khác là cậu bé 12 tuổi ở Hà Nội, đã tự kết liễu đời mình do không thể chịu đựng áp lực trong học tập Theo biên bản tử vong, lý do chính khiến em quyết định kết thúc cuộc đời mình là áp lực không thể chịu đựng được áp lực từ gia đình
Những câu chuyện trên không chỉ là bi kịch cá nhân mà còn phản ánh rất rõ nét những vấn đề nghiêm trọng trong nền giáo dục hiện đại Áp lực học hành đang trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra các rối loạn tâm lý và sức khỏe cho giới trẻ,
từ đó gyâ ra các hệ luỵ khôn lường về sau
2.2 Môi trường học đường tiêu cực
Môi trường học đường không chỉ là nơi để giới trẻ tiếp thu kiến thức, tiếp xúc và
mở rộng các mối quan hệ xã hội khác như thầy cô, bạn bè,… mà còn là nơi góp phần vào quá trình hình thành, phát triển và bảo vệ tâm lý của người trẻ Một môi trường học đường tốt về cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, mối quan hệ với giáo viên, bạn bè đều sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành tâm lý tích cực ở giới trẻ Và ngược lại, một môi trường học đường tiêu cực với những mối quan hệ không lành mạnh và hiện tượng bạo lực học đường (bao gồm bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần) cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành tâm lý tiêu cực ở giới trẻ
2.2.1 Mối quan hệ không lành mạnh giữa giáo viên và học sinh
Đầu tiên, mối quan hệ không lành mạnh giữa giáo viên và học sinh là một yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý giới trẻ Ngoài gia đình, giáo viên cần tôn trọng, lắng nghe, chia
sẻ và giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn – dù là trong học tập hoặc trong các vấn đề cá nhân Nhưng khi học sinh không cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và không nhận được sự hỗ trợ từ giáo viên, họ dễ mất tự tin, tạo tâm lý lo ngại và sợ bày tỏ ý kiến, xây
Trang 109
Nhóm 1 lớp C1 Khoá 66 trường THPT Ngô Quyền, Biên Hoà
dựng bài và chia sẻ những cảm xúc, vấn đề đang gặp phải Học sinh sẽ cảm thấy mất động lực học, hiệu suất học tập kém, dẫn đến kết quả học tập không tốt và từ đó làm tâm
lý tiêu cực ở trẻ càng trở nên nặng nề hơn Mặt khác, việc thiếu kết nối giữa học sinh với giáo viên cũng góp phần làm gia tăng tình trạng trầm cảm ở học sinh Khi học sinh không nhận được sự quan tâm từ gia đình, lại không được giáo viên chia sẻ, họ sẽ thấy
cô đơn, không còn điểm tựa và dần sống khép kín Họ không chia sẻ cảm xúc hay khó khăn, việc này cũng là một nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Ở một khía cạnh khác, tình trạng tiêu cực trong tâm lý giới trẻ có thể hình thành khi một số lời nói và hành vi “thiếu thân thiện” từ một vài giáo viên có thể vô tình làm học sinh cảm thấy bị xúc phạm, không được tôn trọng Điều này không chỉ dẫn đến tâm
lý tự ti, nhút nhát, lo lắng khi đến lớp, khi tiếp xúc với giáo viên hay bộ môn đó mà còn
có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tương tự như trên
Năm 2012, nữ học sinh lớp 12 ở huyện Đông Hưng, Thái Bình, em không chịu được những lời chửi nắng, đòi đuổi ra khỏi lớp từ cô giáo môn Toán nên đã nhảy từ tầng
2 xuống trước sự chứng kiến của cô giáo và các bạn Dù em được nhà trường đưa đi cấp cứu ngay nhưng vết thương quá nặng Em đã tử vong sau hai ngày điều trị tại bệnh viện Thêm một trường hợp khác, Cô giáo N.T.V (công tác tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình) có lời lẽ xúc phạm, nhục mạ học sinh không chỉ một lần mà nhiều lần, nhiều ngày Trong đơn gửi lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình của một vị phụ huynh nêu rõ: những lời nói xúc phạm, lăng mạ, thiếu chuẩn mực đạo đức của cô V diễn ra nhiều lần, nhiều ngày Điều này gây áp lực khiến em học sinh đòi tự tử làm phụ huynh hoang mang và lo lắng
2.2.2 Mối quan hệ không lành mạnh giữa cá nhân và bạn bè
Khi đánh giá từ phương diện mối quan hệ không lành mạnh giữa cá nhân với bạn
bè xung quanh, ta có thể dễ dàng thấy được đây là một nguyên nhân phổ biến để hình thành tâm lý tiêu cực của giới trẻ Những biểu hiện rõ nét nhất của một mối quan hệ bạn
bè tiêu cực phải kể đến là sự thù ghét, hiềm khích cá nhân, tẩy chay và cô lập, nghiêm trọng hơn là bắt nạt và bạo lực học đường Bạo lực học đường bao gồm cả những hành
vi bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần Bạo lực thể xác bao gồm các hành vi như đánh đập, hành hung, xé áo, kéo tóc,… cùng những hành vi gây tổn thương, đau đớn về mặt thể xác khác Bạo lực tinh thần gồm các hành vi sử dụng lời nói, hành động làm tổn thương đến tâm lý và tinh thần như chửi rủa, đe doạ, phân biệt đối xử, lan truyền tin đồn thất thiệt,…