1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách của mỹ với asean thời tổng thống joe biden (tt)

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách của Mỹ với ASEAN thời Tổng thống Joe Biden
Tác giả HÀ Thị Như Trang
Người hướng dẫn TS Đỗ Thị Ngọc Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học ứng dụng
Thể loại Đề án chính trị học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 616,52 KB

Nội dung

Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá chính sách của Mỹ đối với khu vực ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về những mục đích, chủ trương, các biện.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Ngọc Anh

Đề án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm đề án họp tại Khoa Khao học Chính trị vào hồi 90 giờ 00 ngày 17 tháng 10 năm 20.24

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

Singapore, Indonesia…

Tuy nhiên việc triển khai chính sách đối ngoại đối với ASEAN của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đem lại những tác động hai chiều, cả tích cực và hạn chế đối với khu vực Bên cạnh việc làm tăng

vị thế, vai trò của ASEAN như một chủ thể có ảnh hưởng trong kiến tạo cấu trúc an ninh và định hình trật tự khu vực; giúp ASEAN và các nước thành viên phát triển kinh tế, xã hội, thương mại, đẩy nhanh tiến

độ xây dựng Cộng đồng ASEAN và hội nhập quốc tế, chính sách của

Mỹ đối với ASEAN khiến các nước trong khu vực đối mặt với sức ép chọn bên ngày càng tăng, sự phân nhóm, chia rẽ nội bộ, suy giảm vai trò trung tâm của ASEAN

Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá chính sách của Mỹ đối với khu vực ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về những mục đích, chủ trương, các biện

Trang 4

pháp; những tác động, ảnh hưởng của chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Joe Biden tại khu vực ASEAN; từ đó đưa ra những giải pháp đối với khu vực nói chung, các nước thành viên ASEAN nói riêng, trong đó có Việt Nam trong xử lý quan hệ với Mỹ

và các nước lớn khác, nhất là Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược tại Đông Nam Á ngày càng trở nên gay gắt Chính vì vậy,

tôi đã lựa chọn đề án cho đề án thạc sĩ của mình là: “Chính sách của

Mỹ với ASEAN thời Tổng thống Joe Biden”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Nghiên cứu trong nước: Từ khi Tổng thống Joe Biden lên

nắm quyền, vai trò và vị trí quan trọng của Mỹ đối với khu vực ASEAN ngày càng gia tăng Việc triển khai chính sách của Mỹ tại khu vực tác động trực tiếp/gián tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội, quân sự quốc phòng, thậm chí là ảnh hưởng đáng kể đến cục diện an ninh khu vực, đặc biệt là sau khi Mỹ và ASEAN nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Mỹ tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40-41 tại Cam-pu-chia vào tháng 11 năm 2022 Một

số công trình nghiên cứu trong nước đáng chú ý về chính sách của

Mỹ đối với ASEAN như: Cuốn sách “Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh Lạnh” (Trần Khánh-2014-NXB Thế giới, Hà Nội); Cuốn sách “Chính sách an ninh của Mỹ với Đông Nam Á thời Tổng thống Donald Trump” (Phạm Cao Cường-2022-NXB Khoa học Xã hội); Cuốn sách

“Quan hệ Hoa Kỳ-ASEAN từ 2001-2020” (Nguyễn Thiết Sơn-2012); Cuốn sách “Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình

Trang 5

Dương của Hoa Kỳ” của do PGS.TS Nguyễn Huy, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á chủ biên (tháng 9/2021)

Đối với những nghiên cứu ngoài nước: Các công trình nghiên

cứu ở ngoài nước đối với chính sách của Mỹ tại khu vực ASEAN nói chung và dưới thời Tổng thống Joe Biden nói riêng như: “Chính quyền Biden và khu vực Đông Nam Á-Một năm đầu cầm quyền” của Ian Storey-Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore (tháng 02/2022); “Chính sách của Tổng thống Biden đối với khu vực Đông Nam Á trong năm thứ hai của nhiệm kỳ” của Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Rand Corporation; Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) and U.S interests (Margaret E.Stamlin-7/2011)

Về cơ bản, các nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á cũng đã phân tích quan điểm, chủ trương và các biện pháp triển khai chính sách của Mỹ đối với khu vực ASEAN, tuy nhiên còn khá khiêm tốn, mới chỉ đề cập đến một phần chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á trong tổng thể chính sách đối ngoại của

Mỹ hoặc đề cập đến chính sách của Mỹ đối với ASEAN trong một giai đoạn nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu, đề cập đến cả nhiệm kỳ của Tổng thống Biden Chưa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về chính sách của Mỹ đối với ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden Chính vì vậy, tác giả nghiên cứu đề án này góp phần hệ thống hóa và cập nhật tư liệu về chính sách Mỹ đối với

ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden

Trang 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề án là làm rõ chính sách của Mỹ tại khu vực ASEAN kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền Trên cơ sở mục đích chung đó, tác giả muốn đi sâu tìm hiểu và trả lời các câu hỏi cụ thể:

(1) Chủ trương, mục đích của chính sách chính trị-ngoại giao của Mỹ đối với khu vực ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden? (2) Các biện pháp triển khai chính sách chính trị-ngoại giao đối với khu vực ASEAN của Chính quyền Tổng thống Joe Biden? (3) Những thành công, hạn chế của việc triển khai chính sách chính trị-ngoại giao tại khu vực ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden?

(4) Dự báo chính sách của Mỹ đối với ASEAN thời gian tới?

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề án giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích chủ trương, quan điểm, mục

đích chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với ASEAN

Thứ hai, nghiên cứu, phân tích thực trạng triển khai các biện

pháp triển khai chính sách chính trị-ngoại giao của Mỹ đối với ASEAN thời Tổng thống Joe Biden

Thứ ba, chỉ ra những kết quả đạt được cùng những vấn đề tồn

tại trong quá trình triển khai chính sách chính trị-ngoại giao của Mỹ tại khu vực ASEAN

Thứ tư, đưa ra một số dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ đối

với ASEAN thời gian tới

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Chính sách của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với ASEAN trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Đề án tập trung vào phân tích chính sách của Mỹ đối với ASEAN trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao, giai đoạn kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền

- Không gian: Chính sách của chính quyền Tổng thống Joe Biden với ASEAN dưới góc độ quan hệ cấp khu vực ASEAN, không phải góc độ quan hệ cấp nhà nước

- Nội dung: Luận văn tập trung phân tích chính sách của Mỹ đối với ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của nghiên cứu là nền tảng lý luận và và khung

lý thuyết sẽ được dùng để phân tích chính sách chính trị-ngoại giao của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với ASEAN

Khung lý thuyết:

- Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ: Sử

dụng, tìm hiểu các nội dung trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ để hiểu rõ hơn về chủ trương, quan điểm của

Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương nói chung và ASEAN nói riêng

- Các cơ chế, hội nghị, diễn đàn đa phương trong khu vực:

Khảo sát khung lý thuyết liên quan đến các cơ chế, hội nghị, diễn đàn

đa phương trong khu vực để hiểu rõ tầm quan trọng, vai trò của các

Trang 8

cơ chế này đối với Mỹ cũng như sự tham gia của Mỹ tại các cơ chế này

- Cạnh tranh chiến lược và quan hệ quốc tế: Áp dụng khái niệm

cạnh tranh chiến lược và lý thuyết về quan hệ quốc tế để phân tích tác động của tình hình quốc tế, khu vực đối với việc triển khai chính sách của

Mỹ

- Chính sách đối ngoại của một quốc gia: bao gồm các chiến

lược, chủ trương, biện pháp do nhà nước đặt ra để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình và đạt được các mục tiêu đề ra trong lĩnh vực đối ngoại

- Các sáng kiến của Mỹ tại khu vực: Khảo sát khung lý thuyết

liên quan đến các sáng kiến của Mỹ tại khu vực để phân tích mục đích, chủ trương của Mỹ trong việc triển khai các sáng kiến tại khu vực

Nguồn tư liệu:

Sử dụng tài liệu chính thống và tài liệu nghiên cứu trước đây liên quan đến chính sách của Mỹ đối với ASEAN từ khi Tổng thống Biden nắm quyền

Tìm hiểu các báo cáo và nghiên cứu từ tổ chức quốc tế và các

tổ chức khu vực có liên quan

Mô hình phân tích:

- Sử dụng phương pháp phân tích để đánh giá về chủ trương, mục đích và các biện pháp triển khai chính sách chính trị-đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đối với ASEAN

- Áp dụng phân tích tương quan để liên kết các yếu tố khác nhau trong việc đánh giá những thành công, hạn chế trong việc triển khai chính sách của Mỹ đối với ASEAN

Trang 9

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Với cách tiếp cận chính trị học, đề án được sử dụng những phương pháp cơ bản sau đây:

- Về tư liệu, đề án tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích hệ thống hóa các loại hình tư liệu

- Phương pháp phân tích chính sách để xử lý các thông tin bằng công cụ phân tích nhằm đưa ra các phương án lựa chọn giải quyết vấn đề, giúp đánh giá toàn vẹn, tính thống nhất, tính khả thi và hiệu quả của chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống Joe Biden đối với khu vực ASEAN

- Các phương pháp lịch sử (lịch đại, đồng đại) để làm rõ các nội dung liên quan đến quá trình hình thành chính sách đối ngoại của

Mỹ thời Tổng thống Joe Biden đối với khu vực ASEAN, đồng thời đặt quá trình thực hiện, phát triển của chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống Joe Biden đối với khu vực ASEAN trong mối quan

hệ thời gian, so sánh với chính sách của các giai đoạn trước đó, nhất

là so với giai đoạn Tổng thống tiền nhiệm là Donald Trump

- Phương pháp logic-lịch sử, phương pháp liên ngành

- Bên cạnh đó, đề án sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, logic, so sánh, hệ thống hóa để làm rõ chính sách của Mỹ tại khu vực ASEAN dưới thời Tổng thống Joe Biden

Trang 10

công cũng như hạn chế trong quá trình triển khai chính sách tại ASEAN của Chính quyền Tổng thống Joe Biden

- Cung cấp thêm luận cứ khoa học có tính tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong việc đưa ra chính sách đối ngoại phù hợp với sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ đối với khu vực trong giai đoạn hiện nay

- Công trình sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và những người nghiên cứu về Mỹ và ASEAN

7 Cấu trúc của đề án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, đề án được chia làm 02 chương, cụ thể gồm:

- Chương I: Khát quát bối cảnh và nội dung chính chính sách của Mỹ đối với ASEAN từ 2021 đến nay

- Chương II: Quá trình thực hiện và kết quả đạt được

- Chương III: Một số dự báo và khuyến nghị đối với Việt Nam

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BỐI CẢNH VÀ NỘI DUNG CHÍNH TRONG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ASEAN TỪ NĂM

2021 ĐẾN NAY

1.1 Bối cảnh chung

Tình hình thế giới và khu vực từ năm 2021 đến nay chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động lớn đến môi trường an ninh toàn cầu, chi phối đáng kể đến chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia trên thế giới nói chung và của Mỹ nói riêng Trong đó, sự bùng phát đại dịch Covid-19, cạnh tranh chiến lược giữa các nước ngày càng gay gắt, gia tăng xung đột vũ trang, nguy cơ

Trang 11

khủng hoảng, suy thoái kinh tế… là những đặc điểm nổi bật chi phối đến cục diện an ninh-chính trị thế giới và khu vực giai đoạn này

Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt của thế giới, tuy không làm thay đổi về bản chất trật tự thế giới hiện nay hay xu hướng trong thời gian tới nhưng thúc đẩy các chuyển dịch xu hướng trong trật tự thế giới diễn ra nhanh hơn và rõ hơn Tác động của đại dịch Covid-19 vượt ra khỏi biên giới quốc gia và khu vực, ranh giới chủng tộc

và sắc tộc, sự khác biệt về ý thức hệ…, làm đứt gãy chuỗi cung cầu, gia tăng lạm phát, từ đó khiến nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ khủng hoảng toàn cầu

Quan hệ giữa các nước lớn thể hiện sự đan xen giữa hợp tác

và cạnh tranh, nhưng mặt cạnh tranh ngày càng trở nên rõ rệt và gay gắt hơn Cạnh tranh nước lớn hiện nay là sự đan xen giữa cạnh tranh giành vị thế hàng đầu thế giới và cạnh tranh về mô hình; giữa cạnh tranh toàn diện và cạnh tranh trên những phương diện nhất định; giữa cạnh tranh khi có thể và hợp tác khi cần thiết; giữa cạnh tranh bằng mọi giá và kiểm soát diễn biến của quan hệ Trong cạnh tranh nước lớn hiện nay, giới hạn trần là khó xung đột trực diện, giới hạn sàn là không dễ dàng thỏa hiệp về chiến lược song có thể có sự thỏa hiệp về chiến thuật trong từng thời điểm

Với vị trí tâm điểm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và

Ấn Độ Dương, nơi hội tụ và giao thoa lợi ích chiến lược của các nước lớn, ASEAN nhận được sự quan tâm, coi trọng của nhiều đối tác, đồng thời bị tác động đáng kể từ sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, ASEAN duy trì cách tiếp cận cân bằng, phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm, hướng tới xây dựng một khu vực ASEAN hòa bình, ổn

Trang 12

định và thịnh vượng ASEAN trở thành một đối tác quan trọng, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia lớn trên thế giới, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nga…

Ngày 20.01.2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức lên nắm quyền Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã tập trung triển khai chính sách đối nội và đạt được một số thành quả nhất định Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden cũng đối mặt với nhiều thách thức Kinh tế Mỹ đã từng bước phục hồi trở lại trong bối cảnh Covid-19, song còn tiểm ẩn nhiều thách thức, đặc biệt là trình trạng lạm phát và thâm hụt thương mại Xung đột Nga-Ukraine một lần nữa lại khiến kinh tế Mỹ đứng trước nhiều rất nhiều khó khăn Xung đột Nga-Ukraine đã làm cho tỷ lệ lạm phát ở Mỹ liên tục tăng cao, bất chấp những nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính quyền Biden Chỉ số giá tiêu dùng, giá nhiên liệu và thực phẩm cũng tăng cao, gây

áp lực kinh tế lớn với người dân Mỹ Tình trạng lạm phát đã khiến tỷ

lệ ủng hộ Tổng thống Biden liên tục sụt giảm và ảnh hưởng nghiêm

trọng đến triển vọng phát triển kinh tế của Mỹ

1.2 Khái quát nội dung chính sách của Mỹ tại ASEAN trên lĩnh vực chính trị-ngoại giao những năm gần đây

Ngày 11.02.2022, Chính quyền Joe Biden đã công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới, trong đó:

- Về chủ trương: Mỹ hoan nghênh một ASEAN mạnh và độc

lập, duy trì vai trò lãnh đạo ở Đông Nam Á Mỹ tán thành vai trò trung tâm của ASEAN và hỗ trợ ASEAN trong nỗ lực đưa ra các giải pháp bền vững cho những thách thức cấp bách nhất của khu vực

Có thể thấy, không có nhiều sự khác biệt trong quan điểm về ASEAN của Chính quyền Trump và Chính quyền Biden Chính

Trang 13

quyền Trump coi ASEAN là một trong những trung tâm, “trái tim” của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Trong khi đó, Chính quyền Biden chủ trương thúc đẩy một ASEAN mạnh mẽ và thống nhất, coi Đông Nam Á là trung tâm dẫn dắt khu vực và ASEAN là một đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Mỹ Ngoài ra, vai trò trung tâm của ASEAN được nhấn mạnh theo hướng cộng hưởng với các cơ chế và nhân tố khác nhằm tạo ra năng lực tập thể Mặc dù ASEAN đã đưa ra Tầm nhìn của cả Khối về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhưng để

Mỹ và ASEAN đạt được quan điểm chung và tìm thấy những điểm tương đồng thì đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ cả hai phía, không thể chỉ dựa vào sự cố gắng của một bên

- Về mục tiêu:

+ Về mục tiêu tổng quát: Mục tiêu đối với ASEAN nằm trong tổng thể mục tiêu của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Mỹ thúc đẩy khu vực ASEAN được kết nối, thịnh vượng, an toàn và kiên cường hơn

+ Về mục tiêu cụ thể: Mỹ đặt ra mục tiêu cụ thể trong quan

hệ với ASEAN chính là nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện Mỹ sẽ tăng cường hợp tác lâu dài với ASEAN đồng thời khởi động các cam kết cấp cao mới về y tế, khí hậu và môi trường, năng lượng, giao thông vận tải, công bằng giới và bình đẳng

Mỹ sẽ thúc đẩy một ASEAN mạnh mẽ và thống nhất

Bên cạnh Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chính sách đối với khu vực ASEAN của Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng nhiều lần được đề cập, tái khẳng định trong các Tuyên bố chung giữa Mỹ và các đối tác

Ngày đăng: 25/10/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN