6 Trung Hoa Dân Quốc, quen gọi là “Đài Loan”.Do kết quả của cuộc Nội chiến Trung Quốc với thắng lợi của Đảng Cộng sảnTrung Quốc, lực lượng Trung Quốc Quốc dân Đảng rút về Đài Loan và lậ
DẪN NHẬP
Lý do chọn đề tài
Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ là quan hệ mang tính chất cạnh tranh và ảnh hưởng lớn đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trung Quốc và Hoa Kỳ đều triển khai các chính sách nhằm nâng cao vị thế của mình đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương Cạnh tranh Trung Quốc – Hoa Kỳ không chỉ thể hiện ở lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự mà còn thể hiện ở những bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề trong quá khứ - trong đó có vấn đề Đài Loan. Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ không chỉ thể hiện ở lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự mà còn thể hiện ở những bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề trong quá khứ - trong đó có Đài Loan.
Nghiên cứu vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ là một góc nhìn trong quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới sau Chiến tranh lạnh Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ xuất hiện từ thập niên 50 của thế kỷ
XX do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan Đây là vấn đề không mới trong quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ nhưng được xem là tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đông Á nói riêng và châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài được tham khảo từ các cuốn sách và các nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Lập trường và chính sách của Trung Quốc qua các thế hệ lãnh đạo (1949 – nay)
Phương pháp nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chính:
4.1 Phương pháp quy nạp và diễn giải Đầu tiên, tôi tổng hợp lại các kết quả, thông tin rời rạc thu được trong quá trìnhNCKH như sách báo, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, tập chí nước ngoài, Các thông tin này rời rạc, độc lập, ngẫu nhiên với nhau để từ đó rút ra đặc điểm, bản chất của vấn đề Đài Loan qua các lập trường và chính sách của Trung Quốc (1949 – 2020 )
Trong những đề tài NCKH xã hội, phương pháp lịch sử là một phương pháp được sử dụng khá nhiều Trước hết, tôi tìm hiểu bản chất của vấn đề Đài Loan thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó, qua đó sẽ giúp bản chất của đối tượng nghiên cứu dễ nhận biết hơn
Cuối cùng, với phương pháp này tôi không chỉ nghiên cứu vấn đề Đài Loan trong tiến trình lịch sử của chính nó mà còn phân tích sâu vào đặc điểm cụ thể như sự thay đổi của nó qua các thế hệ lãnh đạo của Trung Quốc cũng như các chính sách đã từng được ban hành để giải quyết cho vấn đề Đài Loan Khi kết hợp với phương pháp lịch sử sẽ tăng thêm tính chặt chẽ, sâu sắc và bao quát cho nghiên cứu khoa học.
Bố cục đề tài
Bài tiểu luận gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận
Nội dung chính của bài được trình bày ở phần nội dung:
Chương 1: Sơ lược về Đài Loan và quan hệ ngoại giao giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Chương 2: Lập trường của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan qua các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc (1949 – 2022 )
Chương 3: Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA ĐÀI LOAN VÀ QUAN HỆ GIỮA HAI BỜ EO BIỂN ĐÀI LOAN
1.1 Vị trí địa lý của Đài Loan Đài Loan là tên gọi của một hòn đảo và một quần đảo tại Đông Á, bao gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ hơn xung quanh như quần đảo Bành Hồ, Lan tự, Lục đảo, và Tiểu Lưu Cầu Hòn đảo chính nằm cách bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan khoảng 180 kilômét (112 dặm) Đài Loan có diện tích 35.883 km2 (13.855 dặm vuông Anh) và có Chí tuyến Bắc đi ngang qua. Ảnh 1: Đài Loan Đài Loan có biển Hoa Đông nằm ở phía bắc, biển Philippine nằm ở phía đông, eo biển Luzon nằm thẳng hướng nam và Biển Đông nằm ở phía tây nam Hòn đảo có sự tương phản, hai phần ba phía đông chủ yếu là vùng núi non hiểm trở thuộc năm dãy núi chạy từ phía bắc đến mũi phía nam của đảo, trong khi phía Tây là các đồng bằng từ bằng phẳng đến lượn sóng thoai thoải - nơi sinh sống của hầu hết dân cư Đài Loan.
Khí hậu trên đảo nói chung là khí hậu đại dương và biến đổi nhiều theo mùa ở phần phía bắc và các khu vực đồi núi Tuy nhiên, ở phía nam, thuộc vành đai nhiệt đới. Địa hình của Đài Loan được phân thành hai phần: các đồng bằng bằng phẳng cho đến lượn sóng thoai thoải ở phía tây, nơi có đến 90% cư dân sinh sống, và hầu hết các dãy núi gồ ghề có rừng bao phủ nằm ở hai phần ba phía đông của đảo.
1.2 Quan hệ ngoại giao giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, hay còn được biết tới là quan hệ Đài Loan– Trung Quốc hoặc quan hệ Đài Loan–Đại lục, là mối quan hệ giữa hai thực thể chính trị bị chia cắt bởi eo biển Đài Loan ở Tây Thái Bình Dương.
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quen gọi là “Trung Quốc”, và
Trung Hoa Dân Quốc, quen gọi là “Đài Loan”.
Do kết quả của cuộc Nội chiến Trung Quốc với thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lực lượng Trung Quốc Quốc dân Đảng rút về Đài Loan và lập chính phủ ở Đài Bắc trong khi chính phủ CHND Trung Hoa được thành lập ở Bắc Kinh.
Chính vì vậy, quan hệ giữa hai bên đã để lại rất nhiều uẩn khúc khó tháo gỡ giữa hai thực thể, do cuộc nội chiến đột ngột kết thúc mà không có thỏa thuận hòa bình nào và cả hai vẫn đang trong tình trạng chiến tranh Những năm đầu tiên, hai bên tiếp tục xung đột quân sự và tranh giành việc ai là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc Từ năm 1990, vấn đề chính trị Đài Loan dần được nhắc tới với việc thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan hay Đài Loan độc lập CHND Trung Hoa từ chối công nhận Đài Loan là một quốc gia và tỏ ra khá căng thẳng về vấn đề này Trong khi đó, các cuộc hội đàm xuyên chính phủ đã gia tăng Từ 2008, đàm phán bắt đầu thông qua "ba kênh" (vận chuyển, trao đổi và liên lạc) vốn đã bị cắt đứt từ 1949 ĐCS và QDĐ Trung Quốc đã gia tăng liên lạc và cả hai chính phủ đều tìm cách gia tăng và quyền lợi của hai bên cũng dần được để ngỏ.
Do không có cách gọi chính thức nào ở trong Tiếng Trung Quốc về vấn đề này, nên những người đã theo dõi mối quan hệ này thường coi đó là
Quan hệ Đài Loan – Đại lục, sử dụng bởi những người ủng hộ Trung Quốc 1
Quan hệ Đài Loan–Trung Quốc, sử dụng bởi những người trung lập cũng như lực lượng đòi độc lập Đài Loan và cách gọi này luôn bị phía Bắc Kinh phản đối 2
1 “兩個女人的戰爭:陸台關係的未來走到了十字路口” South China Morning Post (Chinese edition) ngày
2 “華郵預測:2016前中台關係不被看好- 民報” Peoplenews.tw 12 tháng 2 năm 2023
CHƯƠNG II: LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ ĐÀI LOAN
2.1 Lập trường của Trung Quốc đối với Đài Loan dưới thời chủ tịch
Thời kì Mao Trạch Đông lãnh đạo Trung Quốc, do tác động của trật tự hai cực Ianta giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, lập Mộ trường của Trung Quốc là “Vũ trang giải phóng Đài Loan” và “Hòa bình giải phóng Đài Loan” Ngày 1 tháng 10 năm 1949, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đã tuyên bố sẽ dùng vũ lực để giải phóng Đài Loan, thống nhất đất nước Ngày 24 tháng 10 năm 1949, tướng Diệp Phi dẫn đầu Quân giải phóng Trung Quốc tấn công vào Kim Môn, nhưng do lực lượng của Quốc dân Đảng còn mạnh nên đến ngày 27 tháng 10, lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc chỉ chiếm được khu vực Cổ Ninh, việc tấn công giải phóng Đài Loan bằng vũ trang của Mao Trạch Đông không hoàn thành như ý nguyện Trong khi đó, đến cuối năm 1949, chỉ còn Tây Tạng và Đài Loan vẫn nằm ngoài vùng kiểm soát của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh Vấn đề Tây Tạng đã được giải quyết bằng biện pháp vũ trang vào năm 1951 giữa lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương, nhưng vấn đề Đài Loan vẫn là chủ đề chưa có hồi kết hàng thập kỉ sau đó 3 Ảnh 2: Mao Trạch Đông
Ngày 25 tháng 6 năm 1950, chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S Truman tuyên bố điều Hạm đội số 7 đi vào khu vực eo biển Đài Loan để ngăn
3 Roderick MacFarquhar: The politics of China - Sixty Years of the People's Republic of China, Cambridge University press, 2011, p.19. chặn xung đột giữa hai bờ eo biển Ngày 3 tháng 12 năm 1950, Hoa Kỳ và Đài Loan kí kết “Hiệp ước phòng thủ chung”, Mao Trạch Đông quyết định đối khẩu hiệu “Vũ trang giải phóng Đài Loan” sang khẩu hiệu “Hòa bình giải phóng Đài Loan”.
Ngày 23 tháng 8 năm 1958, Mao Trạch Đông chỉ thị cho Chính ủy thứ nhất quân khu Phúc Châu là Diệp Phi tiến hành pháo kích quy mô lớn tấn công lần hai vào đảo Kim Môn Trong hai giờ đồng hồ, lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc đã pháo kích 45 nghìn phát pháo vào đảo Kim Môn Một ngày sau đó, Quân giải phóng Trung Quốc tiếp tục nã vào đảo Kim Môn 35 nghìn phát pháo, lực lượng Quốc dân Đảng do Phó tư lệnh Kim Môn là Cổ Tinh Văn lãnh đạo tiếp tục chống lại trận pháo binh của Quân giải phóng Trung Quốc Ngày 6 tháng 10 năm 1958, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc là Bành Đức Hoài thừa ủy nhiệm của Mao Trạch Đông đã viết thư gửi đồng bào Đài Loan với nhan đề “Thư gửi đồng bào Đài Loan” trong thư nhấn mạnh:
“Chúng ta đều là người Trung Quốc, tam thập lục kế hòa vi thượng kể (trong 36 kể thì hòa là kế hay nhất), chiến tranh giữa các bạn và chúng tôi, sau 30 năm chắc vẫn chưa kết thúc, chúng tôi đề nghị giải quyết bằng biện pháp hòa bình, lúc này chúng ta cần ngồi lại đàm phán với nhau ” 4
Như vậy, trong giai đoạn đầu chủ trương “vũ trang giải phóng Đài Loan” của Mao Trạch Đông đã không thành công Trước sự can dự của Hoa Kỳ vào tình hình eo biển Đài Loan và hai lần tấn công đảo Kim Môn bất thành, giới lãnh đạo Trung Quốc buộc phải chuyển sang chủ trương “hòa bình giải phóng Đài Loan” Sau bức thư của
Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Bành Đức Hoài gửi cho nhân dân Đài Loan vào tháng 10 năm 1958; thủ tướng Quốc vụ viện Chu Ân Lai, Phó thủ tướng Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trần Nghị và Thứ trưởng Quốc phòng Hoàng Khắc Thành tiếp tục thực hiện đường lối đối thoại hòa bình với giới lãnh đạo Đài Loan về vấn đề thống nhất lãnh thổ Từ giữa thập niên 60 của thế kỉ XX, Trung Quốc bước vào thời kì Đại cách mạng văn hóa vô sản, quá trình đối thoại giữa hai bờ eo biển Đài Loan gần như bị gián đoạn Mãi đến ngày 28 tháng 2 năm 1972, sau khi Thủ tướng Chu Ân Lai và Tổng thống Hoa Kỳ Nixon kí và ra “Thông cáo chung Thượng Hải”,
4 趙春山 【兩岸關係與政府大陸政策】 三民書局: , ,台北,2017,54 頁 Triệu Xuân Sơn: Quan hệ hai bờ và chính sách của Đại Lục, Tam Dân thư cục, Đài Bắc, 2017, trang 54. vấn đề Đài Loan chuyển sang một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
2.1.2 Đặng Tiểu Bình với phương châm “Hòa bình thống nhất - một quốc gia, hai chế độ”
Năm 1976, sau khi Đại cách mạng văn hóa vô sản kết thúc, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa 10 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình được phục hồi các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương kiêm Tham mưu trưởng lực lượng Quân giải phóng Trung Quốc Ngày 1 tháng 7 năm 1978, trong cuộc hội kiến các nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ, khi đề cập đến vấn đề Đài Loan, Đặng Tiểu Bình đã nói: “Vấn đề giải phóng Đài Loan giống như hai bàn tay, hai phương thức đều không thể loại trừ Tay phải là phương thức hòa bình, dùng tay phải như là lực chủ yếu, nhưng cũng không loại trừ khả năng dùng tay trái như một biện pháp quân sự, chúng tôi đang suy nghĩ biện pháp nào mang tính linh hoạt, nhưng nói đến tính linh hoạt, chúng tôi vẫn có thể đợi” 5 Cách nói này của Đặng Tiểu Bình hàm ý Trung Quốc vẫn theo đuổi lập trường hòa bình để giải quyết vấn đề Đài Loan, nhưng cũng tuyệt nhiên không từ bỏ biện pháp quân sự nếu cần thiết.
Tết Nguyên đán năm 1979, Bắc Kinh và Washington chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Cùng ngày đó, Ủy ban thường vụ Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã phát đi “Thư gửi đồng bào Đài Loan” tuyên bố: chấm dứt việc pháo kích vào đảo Kim Môn, thực hiện hòa bình thống nhất, hy vọng nhà đương cục và nhân dân Đài Loan thực hiện mục tiêu “Một nước Trung Quốc”, phản đối Đài Loan độc lập, đồng thời kêu gọi khai thông quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trên các lĩnh vực: du lịch, hàng hải, bưu chính,tham quan văn hóa và giáo dục 6
Ngày 30 tháng 9 năm 1978, Ủy viên trưởng Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Diệp Kiếm Anh đã đề xuất “Chính sách phương châm hòa bình thống nhất và thực hiện vấn đề Đài Loan trở về với tổ quốc” với ba nội dung 7 chính:
5 (# 邓小平: 【会见美国国会议员时的谈话】邓小平思想年谱 第一版 中 共中央文献出版社 北京 , , , ,1998.53
6 趙春山 【兩岸關係與政府大陸政策】 三民書局 台北 : , , ,2017,55 頁 Triệu Xuân Sơn: Quan hệ hai bờ và chính sách của Đại Lục, Tam Dân thư cục, Đài Bắc, 2017, trang 55.
7 Thường gọi tắt là “Diệp cửu điều” (l+r) – nghĩa là chín điều đề xuất của Chủ tịch Diệp Kiếm Anh.
1 Đề xuất đàm phán bình đẳng giữa hai đảng Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản nhằm tiến tới thống nhất tổ quốc.
2 Đề xuất giao lưu giữa hai bờ eo biển trên các lĩnh vực: bưu điện, thương mại, hàng hải, thăm thân, du lịch; đồng thời triển khai giao lưu văn hóa, học thuật và thể dục thể thao.
3 Đề xuất sau khi thống nhất, Đài Loan có thể trở thành một đặc khu hành chính, có quyền tự trị cao độ, đồng thời có thể duy trì lực lượng quân đội.
CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN
3.1 Chính sách “Một nước, hai chế độ” của Trung Quốc
2.3.1 Quá trình hoạch định chính sách “Một nước, hai chế độ”
Thập niên 50 của thế kỉ XX, thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đã quyết tâm thu hồi Đài Loan về với Đại Lục, thực hiện thống nhất đất nước Đây cũng là một nhu cầu thiết tha và chính đáng toàn thể nhân dân Trung Quốc Nhưng do nhiều yếu tố khách quan, vấn đề thu hồi Đài Loan, thống nhất tổ quốc chưa thể hoàn thành, chính sách giải quyết vấn đề Đài Loan bằng vũ trang và lực lượng quân sự của chính quyền Trung Quốc có không thể thực hiện Do đó, quá trình đàm phán hòa bình giữa hai bờ eo biển và tìm tòi các cơ chế, hình thức sau khi Đài Loan trở về với Đại Lục được lãnh đạo Trung Quốc đề xuất để phù hợp với tình hình mới.
Bước sang thập niên 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc bước đầu thực hiện cải cách mở cửa, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản và nhà nước Trung Quốc cũng thay đổi theo bối cảnh quốc tế mới Năm 1982, trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng bí thư Hồ Diệu Bang đã nêu rõ:
“Chúng ta kiên trì chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đồng thời chúng ta ủng hộ thế giới hòa bình, đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế Sau 33 năm xây dựng đất nước, chúng ta đã thực hiện các nhiệm vụ to lớn để thế giới thấy, chúng ta kiên quyết không dựa vào bất kì cường quốc nào, hệ thống chính trị nào, tuyệt đối không khuất phục bất kì áp lực nào do các nước đế quốc gây ra Chính sách đối ngoại của Trung Quốc dựa trên nền tảng khoa học là chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông, dựa trên lợi ích căn bản và hợp lí của nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc, nó là chiến lược mang tính lâu dài và toàn diện, không chịu ảnh hưởng của thời cuộc và thách thức của thời đại 21
21 楚树龙-金威:中国外交战略与政策 时事出版社 北京,2008,100, , 页 Sở Thụ Long – Kim Uy: Chính sách và chiến lược ngoại giao của Trung Quốc, NXB Thời sự, Bắc Kinh, 2008, trang 100.
Chính sách đối ngoại hòa bình trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động đối ngoại của Trung Quốc – trong đó có việc giải quyết vấn đề Đài Loan Nguyên soái Diệp Kiếm Anh trong các phát biểu trước Quốc hội đã tuyên bố Trung Quốc sẽ kiên trì áp dụng chính sách hòa bình thống nhất để thu phục Đài Loan, thống nhất tổ quốc. Tháng 2 năm 1984, trong cuộc gặp gỡ với các đại biểu của Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế và Chiến lược Đại học Georgetown (thủ đô Washington DC), nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã chính thức sử dụng thuật ngữ “Một Trung Quốc – Hai chế độ” Tháng 10 năm 1984, trong hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ủy ban cố vấn trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình chính thức trình bày chủ trương và khái niệm “Một quốc gia, hai chế độ” trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan.
Chính phủ Trung Quốc còn cụ thể hóa chủ trương “Một quốc gia, hai chế độ” bằng khẩu hiệu 16 chữ “Một nước Trung Quốc – Lưỡng chế song tồn – Tự trị cao độ – Đàm phán hòa bình” Trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan Chính phủ Trung Quốc cam kết đảm bảo lợi ích thực tế của nhân dân Đài Loan dựa trên luật pháp quốc tế. Chính phủ Trung Quốc cam kết “sau khi thực hiện thống nhất giữa hai bờ, chế độ kinh tế - xã hội Đài Loan không thay đổi, cuộc sống nhân dân Đài Loan không đảo lộn, quan hệ văn hóa – kinh tế với nước ngoài không xáo trộn, hoàn toàn độc lập trong việc ký kết các hiệp định văn hóa – kinh tế mậu dịch, được quyền tự trị nhất định " 22
Chủ trương và chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan phù hợp với nguyện vọng của toàn thể nhân dân Trung Quốc và phù hợp với luật pháp quốc tế Quá trình trở về với Trung Quốc không làm xáo trộn và thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị, hoạt động kinh tế - mậu dịch và cuộc sống thường nhật của người dân Đài Loan. Trong quá trình trở về với Trung Quốc, Đài Loan có một giai đoạn “quá độ” duy trì các quyền tự trị căn bản trong một khoảng thời gian nhất định trước khi trở về hoàn toàn với Trung Quốc Giải pháp trở về tổ quốc một cách hòa bình của chính phủ Trung Quốc xuất phát từ lợi ích của dân tộc và quốc gia, đồng thời cũng lưu ý đến lợi ích căn bản của tuyệt đại đa số nhân dân Đài Loan, bao gồm cả những lợi ích ngoại giao của vùng lãnh thổ này Chính sách này của Trung Quốc cũng được cộng đồng quốc tế ủng hộ và tán đồng.
22 卢晓衡 【中国对外关系中的台湾问题】,: 经济管理出版社 北京, , 2002, 8.
Lư Hiếu Hằng: Vấn đề Đài Loan trong quan hệ đối ngoại Trung Quốc, NXB Quản lí kinh tế, Bắc Kinh, 2002, trang 8.
2.3.2 Quá trình thu hồi Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999) – thực tiễn của chính sách “Một nước, hai chế độ”
Vấn đề Hồng Kông trở về với Trung Quốc đã được Trung Quốc và nước Anh đàm phán lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1982, nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã chính thức đề nghị Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc trong cuộc hội đàm cấp cao Trung – Anh vào ngày 24 tháng 9 năm 1982 Phái đoàn Trung Quốc do hai thứ trưởng ngoại giao Đào Quảng và Chu Nam đã tiến hành đàm phán với Đại sứ quán Anh tại Bắc Kinh; sau cuộc gặp gỡ này, hai bên đã thống nhất tiến trình đàm phán vấn đề trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc chia thành hai giai đoạn:
Thứ nhất, từ tháng 9 năm 1982 đến tháng 6 năm 1983: hai bên tiếp tục đàm phán và nghị trình cho nội dung đàm phán tiếp theo.
Thứ hai, từ tháng 7 năm 1983 đến tháng 9 năm 1984, đoàn đại biểu của hai nước đã tiến hành 22 vòng đàm phán cho tiến trình trao trả Hồng Kông. Đến ngày 18 tháng 9 năm 1984, hai bên đã đạt được sự đồng thuận về các nội dung căn bản của quá trình hiệp nghị Ngày 26 tháng 9 năm 1984, hai bên đã kí “Bản thỏa thuận” chính thức và 3 văn bản kèm theo Ngày 19 tháng 12 năm 1984, tại Đại Lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher đã chính thức kí vào “Bản thỏa thuận giữa chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chính phủ Liên hiệp Anh và Bắc Ailen” về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc Trong văn bản thỏa thuận này đã nêu rõ: “Việc thu hồi Hồng Kông (bao gồm bán đảo Hồng Kông, Cửu Long và “Tân Giới”) là nguyện vọng của toàn thể nhân dân Trung Quốc, chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định chính thức phục hồi chủ quyền đối với Hồng Kông vào ngày 1 tháng 7 năm 1997” 23
Ngày 8 tháng 2 năm 1979, khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Bồ Đào Nha, hai bên đã đề cập đến vấn đề Ma Cao trở về với Trung Quốc Tháng 5 năm
1985, Tổng thống Bồ Đào Nha là Antonio Ramalho Eanes thăm chính thức Trung Quốc, hai bên đã thống nhất sẽ mở các cuộc đàm phán chính thức về vấn đề Ma Cao trở về với Trung Quốc vào giữa năm 1986 Ngày 30 tháng 6 năm 1986, đàm phán
23 陈述 中华人民共和国: 60年,中共党史出版社 北京, ,2009,182页 Trần Thuật: 60 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, NXB Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, 2009, trang 182. chính thức giữa Trung Quốc và Bồ Đào Nha diễn ra tại Điếu Ngư Đài, thủ đô Bắc Kinh Ngày 13 tháng 4 năm 1987, sau bốn vòng đàm phán chính thức, hai bên chính thức kí kết bản thỏa thuận về việc trao trả Ma Cao cho Trung Quốc Hai bên xác định ngày Văn bản thỏa thuận có hiệu lực là ngày 15 tháng 1 năm 1988.
Sau khi Hồng Kông và Ma Cao trở về với tổ quốc vào năm 1997 và 1999, vấn đề chủ quyền hành chính được chính phủ Trung Quốc quan tâm hàng đầu Nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của hai đặc khu hành chính Hồng Kông và Ma Cao, phải xây dựng cơ sở pháp lí cho hoạt động của hai đơn vị hành chính đặc biệt này Chính phủ Trung Quốc xác định, xây dựng “Luật cơ bản” (đ) và coi nó không chỉ là nền tảng cho sự phát triển của hai đặc khu hàn chính mà còn là trách nhiệm của chính phủ Trung Quốc và hơn 6 triệu dân Hồng Kông và 4,5 triệu dân Ma Cao.
Tháng 4 năm 1985, tại hội nghị lần thứ 3 Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 6, Quốc hội Trung Quốc chính thức phê chuẩn và thông qua “Bản thỏa thuận giữa chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và chính phủ Liên hiệp Anh và Bắc Ailen” về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc Đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định thành lập và công bố danh sách thành viên ủy ban dự thảo
“Luật Cơ bản” của đặc khu hành chính Hồng Kông.
Từ tháng 7 năm 1985 đến tháng 2 năm 1990, sau 4 năm 8 tháng với 9 hội nghị toàn thể và 73 cuộc họp chuyên đề của các tổ chuyên môn, “Luật cơ bản của đặc khu hành chính Hồng Kông” được hoàn thiện và được Quốc hội Trung Quốc thông qua vào kỳ họp thứ 3 khóa 7 tháng 4 năm 1990 “Luật Cơ bản của đặc khu hành chính Hồng Kông” đã bổ hoàn thiện cho chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” mà Trung Quốc đề ra để áp dụng cho các vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao Nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nhận xét: ổn định chính trị cho các đặc khu hành chính cũng là tạo ổn định chính trị cho Trung Quốc và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế: