Công nghệ Blockchain hiện đang là một xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư không chỉ là ở Việt nam mà là còn ở trên cả thếgiới, là một công nghệ đã và đang được ứng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG MỚI (NEW ICT)
Tên đề tài Vietcombank - Ngân hàng tiên phong ứng dụng Blockchain, dẫn đầu xu
hướng Mobile Banking tại Việt Nam
Lớp học phần: 231BIE105103 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Khánh Huyền - K234010083
Phan Đoàn Thu Yến - K234010133 Hứa Thu Thảo - K234131568
TP HCM, tháng 5 năm 2024
Trang 2LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
MỞ ĐẦU 4
1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 5
1.1 Mô tả 5
1.2 Mục đích và yêu cầu 5
1.3 Bối cảnh 6
2 CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA BLOCKCHAIN 7
2.1 Khái niệm về Blockchain 7
2.2 Đặc điểm của Blockchain 8
2.3. Cấu trúc, cách thức hoạt động và nguyên lí nổi bật của Blockchain 9
2.3.1 Cấu trúc của Blockchain 9
2.3.2 Cách thức hoạt động của Blockchain 10
2.3.3 Các nguyên lí hoạt động nổi bật 11
2.4 Xu hướng và ứng dụng công nghệ Blockchain trong doanh nghiệp hiện nay 12
2.5 Những thách thức và tác động của công nghệ Blockchain đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh 14
3 PHÂN TÍCH 14
3.1 Ngân hàng số VCB Digibank hoạt động như thế nào? 15
3.2 Phân tích SWOT 15
3.2.1 Điểm mạnh 15
3.2.2 Điểm yếu 16
3.2.4 Thách thức 17
3.2.3 Cơ hội 18
3.3 Phân tích đối thủ kinh doanh 18
3.4 Tầm nhìn và sứ mệnh 19
4 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CASE STUDY 19
4.1 Thành công: 19
4.2 Thất bại: 21
5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA 23
5.1 Đối Với Cá Nhân 23
Trang 35.2 Đối Với Doanh Nghiệp: 24
6 ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN 26
6.1 Kết quả chung 26
6.2 Ưu điểm và nhược điểm 26
6.2.1 Ưu điểm 26
6.2.2 Nhược điểm 28
6.3 Các đề xuất giải pháp 29
6.3.1 Hợp đồng thông minh: Vietcombank cần có những nghiên cứu và phát triển về hợp đồng thông minh về cách chúng hoạt động và về mặt pháp lý 29
6.3.2 Bảo mật khóa là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Blockchain Nếu khóa riêng bị lộ, kẻ tấn công có thể truy cập vào tài sản của người dùng 29
6.3.3 Phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực cho các ứng dụng công nghệ Blockchain. 30
KẾT LUẬN 31
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC TRONG NHÓM 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 4LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc chọn đề tài “Vietcombank - Ngân hàng tiên phong ứng dụng Blockchain, dẫn đầu xuhướng Mobile Banking tại Việt Nam” xuất phát từ nhiều lý do quan trọng Trước hết Vietcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại như Blockchain Việc nghiên cứu cách Vietcombank ứng dụng công nghệ này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách Blockchain đang thay đổi ngành ngânhàng Thêm vào đó, Mobile Banking đang trở thành xu hướng chủ đạo trong ngành tài chính, giúp khách hàng thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và tiện lợi
Vietcombank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng Mobile Banking tại Việt Nam, điều này thể hiện sự cạnh tranh và đổi mới trong ngành ngân hàng Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu Vietcombank không chỉ giúp hiểu rõ hơn
về cách một ngân hàng lớn ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, mà còn mang lại những bài học quý giá cho các ngân hàng khác và ngành tài chính nói chung Ứng dụng Blockchain và phát triển Mobile Banking còn manglại lợi ích to lớn cho khách hàng và nền kinh tế nhờ tính bảo mật cao và khả năng giảm thiểu rủi ro, chi phí trong các giao dịch tài chính Đề tài này không chir có giá trị về mặt học thuật mà còn có tính ứng dụng thực tiễn cao, cung cấp một khung tham chiếu cho cácnghiên cứu sau này về ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh và đổi mới trong lĩnh vực này
Trang 5MỞ ĐẦU
Sự tiến bộ của công nghệ qua từng cuộc cách mạng đã dẫn đến sự phát triển vượt bậc của xã hội nhưng kéo theo đó cũng là sự gia tăng về các vấn đề thách thức bảo mật thông tin cũng như là nhu cầu về sự tiện nghi của người dùng Để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó các công nghệ mới bắt đầu được phát triển và ứng dụng vào thực tiễn như IOT, Big Data, Database, điện toán đám mây, và nổi bật trên cả đó chính là sự ra đời của công nghệ Blockchain Công nghệ Blockchain hiện đang là một xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư không chỉ là ở Việt nam mà là còn ở trên cả thếgiới, là một công nghệ đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành nghề như tài chính, điện tử, kế toán viễn thông, y tế nhờ vào tính minh bạch và bảo mật cao, việc ứng dụng Blockchain vào các ngành nghề công nghiệp trên thị trường là cần thiết.
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ blockchain đã nổi lên như một lực lượng mạnh
mẽ, mang theo tiềm năng cải thiện đáng kể hiệu quả vận hành và bảo mật của các hệ thống tài chính truyền thống Trong bối cảnh này, việc áp dụng blockchain đã trở thành một phong trào không thể phủ nhận, đặc biệt là đối với các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Vietcombank.
Bài tiểu luận này giới thiệu khái quát cũng như phân tích chi tiết về case study
Vietcombank là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam ứng dụng thành công Blockchain trênnền tảng Ngân hàng số VCB Digibank Bên cạnh đó bài tiểu luận cũng phân tích bài học rút ra và đưa ra cái nhìn của nhóm chúng tôi về case study cũng như tìm hiểu sâu về cơ sởcông nghệ của case study
Trang 61 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
blockchain, toàn bộ quá trình tích điểm, đổi quà được lưu trữ và cập nhật tự động trên VCB Digibank, cho phép khách hàng chủ động tìm kiếm lịch sử tích điểm và đổi quà Hiện nay, Vietcombank đang nghiên cứu mở rộng ứng dụng blockchain và hợp tác với các công ty công nghệ tài chính
1.2 Mục đích và yêu cầu
- Mục đích:
Nghiên cứu về ứng dụng blockchain trong ngành ngân hàng cụ thể là khám phá cách
mà công nghệ blockchain có thể được áp dụng để tối ưu hóa các quy trình và sản phẩm của Ngân hàng Vietcombank Đồng thời tìm hiểu cách mà công nghệ này có thể tạo ra giátrị gia tăng cho ngân hàng và khách hàng của họ
Đánh giá tiềm năng và thách thức: Đánh giá sâu sắc về những lợi ích mà blockchain
có thể mang lại trong ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng Vietcombank nói riêng, cũng như những thách thức và rủi ro có thể phát sinh trong quá trình triển khai và sử dụng công nghệ này
Phân tích chi tiết về ứng dụng cụ thể của Vietcombank: Tập trung vào cách mà
Vietcombank đã và đang sử dụng blockchain trong các quy trình như thanh toán, xác minh khách hàng, quản lý rủi ro, hoặc các dịch vụ tài chính khác Phân tích này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách mà ngân hàng đang thúc đẩy sự đổi mới trong ngành qua việc áp dụng công nghệ mới
- Yêu Cầu:
Phân tích chi tiết và dữ liệu thực tế: Yêu cầu tiểu luận là phải cung cấp các dữ liệu và thông tin cụ thể, dựa trên nghiên cứu thực tế và trải nghiệm của Vietcombank trong việc
áp dụng blockchain Điều này đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng và đối chiếu với các dữ liệu
và thông tin từ các nguồn đáng tin cậy
Đánh giá sâu sắc: Yêu cầu tiểu luận là phải có một đánh giá sâu sắc về cả các lợi ích
và nhược điểm của việc áp dụng blockchain trong ngành ngân hàng, đặc biệt là trong bối
Trang 7cảnh của Vietcombank Sự phân tích này cần phải có cơ sở và được hỗ trợ bằng dữ liệu
và ví dụ cụ thể
Đề xuất giải pháp: Cuối cùng, tiểu luận cần đề xuất các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa việc sử dụng blockchain trong ngân hàng, cũng như để vượt qua các thách thức mà Vietcombank và các tổ chức tài chính khác có thể gặp phải
blockchain rộng lớn hơn, cho phép các giao dịch tự động hóa và các ứng dụng phi tài chính Từ Ethereum, cộng đồng blockchain đã phát triển và đa dạng hóa với sự xuất hiện của nhiều dự án và nền tảng blockchain khác nhau Các công nghệ như Hyperledger, Corda, và các blockchain riêng tư đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ứng dụng khác nhau Từ những bước tiến và cải tiến này, blockchain đã trở thành một công nghệ quan trọng và phát triển trong nhiều lĩnh vực, không chỉ trong ngành tiền điện
tử mà còn trong ngân hàng, bất động sản, y tế, logistics, và nhiều lĩnh vực khác
- Bối cảnh Vietcombank áp dụng công nghệ Blockchain
Trong thời đại chuyển đổi số ở Việt Nam, công nghệ blockchain đã được áp dụng và nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau Trong đó ở lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ blockchain có thể được áp dụng trong các quy trình thanh toán, chuyển khoản tiền
tệ, vay và cho vay, xác minh khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, và giao dịch chứng khoán Việc sử dụng blockchain có thể tăng cường tính an toàn, minh bạch và hiệu suất trong các giao dịch tài chính.Nhờ những lợi ích đáng kể này, ngành tài chính và ngân hàng ở Việt Nam bắt đầu chú ý và thử nghiệm việc áp dụng công nghệ blockchain từ khoảng năm 2017 Tuy nhiên, việc áp dụng thực tế và triển khai quy mô lớn của
blockchain trong ngành này tương đối mới mẻ và vẫn đang trong quá trình phát triển Cácngân hàng lớn như Vietcombank đã bắt đầu tiến hành các dự án và thử nghiệm sâu hơn vềviệc áp dụng blockchain để cải thiện các quy trình nội bộ và dịch vụ cho khách hàng Tuynhiên, quá trình này vẫn đang trong giai đoạn tiến triển và cần thời gian để thấy được các
Trang 8ứng dụng cụ thể và ảnh hưởng rộng lớn của blockchain trong ngành ngân hàng ở Việt Nam.
Vietcombank là ngân hàng tiên phong ứng dụng thành công Blockchain trên nền tảng Ngân hàng số VCB Digibank – chương trình tri ân dành cho khách hàng cá nhân Nhờ vào công nghệ Blockchain, toàn bộ quá trình tích điểm và đổi quà được lưu trữ, cập nhật
tự động trên VCB Digibank, khách hàng có thể chủ động tra cứu lịch sử tích điểm và thựchiện đổi quà.
2 CƠ SỞ CÔNG NGHỆ CỦA BLOCKCHAIN
2.1 Khái niệm về Blockchain
Trước khi có Blockchain, các loại giao dịch giữa hai hoặc nhiều bên luôn phải ghi vàomột cuốn sổ cái và phải có sự chứng kiến, xác nhận của bên thứ ba là trung gian và thời đại hiện nay bên thứ ba có thể là các ngân hàng Cách thức giao dịch này sẽ phát sinh nhiều vấn đề như cuốn sổ cái ghi chép sẽ bị hư hại theo thời gian, thông tin bị ghi chép sai sót hoặc trong trường hợp được lưu trữ trên máy tính thì hoàn toàn có thể bị đánh cắp bởi hacker, độ bảo mật thông tin sẽ không cao hoặc bên trung gian sẽ bán thông tin của khách hàng,…Vì thế, công nghệ Blockchain được tạo ra để khắc phục những hạn chế trên.Vậy Blockchain có gì đặc biệt? Tại sao Blockchain có thể cách mạng hóa cách chúng
ta tương tác và giao dịch với nhau?
Trang 9Blockchain là một công nghệ lưu trữ dữ liệu mà trong đó toàn bộ dữ liệu được mã hóa thành các khối, nối với nhau thành các chuỗi được bảo mật và cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn Chúng ta có thể hình dung công nghệ Blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán kỹ thuật số tự động có khả năng ghi chép, theo dõi và xác thực thông giao dịch giữa các đối tác một cách hiệu quả, an toàn và minh bạch trên hệ thống tương tác với nhau ở quy mô toàn cầu Khi tham gia vào hệ thống, thông tin ghi chép luôn đượccông khai cho tất cả thành viên trong mạng lưới và ta có thể kiểm tra được giao dịch của mình.
2.2 Đặc điểm của Blockchain
- Tính bất biến
Blockchain là một mạng lưới vĩnh viễn không thể thay đổi các thông tin đã ghi nhận
và được lưu trữ Dữ liệu được thêm vào dưới dạng khối và được nối với nhau bằng các chuỗi Các khối này được xác minh bằng các nút và mọi thực thể của mạng đều chấp nhận chúng Mỗi nút đều có một bản sao dữ liệu và việc thay đổi bản sao nằm trên một nút duy nhất không thể thay đổi dữ liệu trên toàn bộ dữ liệu mạng Dữ liệu trong mỗi khối được bảo mật bằng mật mã và được băm Mỗi khối được xác định bằng giá trị băm của nó và mỗi khối cũng cũng có giá trị băm của khối trước đó Việc thay đổi dữ liệu của một khối cũng sẽ thay đổi giá trị băm của nó và vì mỗi khối chứa thông tin của khối trước
đó, hàm băm không còn khớp với khối tiếp theo của chuỗi Vì thế, tính bất biến này của Blockchain ngăn chặn bất kỳ thay đổi nào mà không được sự chấp thuận của mạng lưới.Một khi một giao dịch được ghi lại trên Blockchain, bất kì ai cũng không thể được sửa đổi hoặc xóa dữ liệu Điều này làm cho Blockchain trở thành một sổ cái không thể thay đổi và không bị xáo trộn mà cung cấp mức độ bảo mật và tin cậy cao
- Sổ cái phân tán
Sổ cái phân tán hoạt động dựa trên nguyên lý phi tập trung, với dữ liệu được lưu trữ
và quản lý qua nhiều nút trên mạng lưới Blockchain Mỗi nút giữ một bản sao của toàn
bộ sổ cái, và sự thay đổi trong dữ liệu phải được đồng thuận thông qua các giao thức như Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS) Điều này tạo ra tính đồng nhất và tin cậy cao, vì mọi thay đổi đều phải được chấp nhận bởi đa số các nút trong mạng
lưới.Trong mạng Blockchain, không có nút nào sẽ nhận bất kỳ đặc quyền hay ưu đãi đặc biệt nào từ mạng Mọi người đều phải tuân theo quy trình tiêu chuẩn để thêm một khối mới vào mạng
Sổ cái phân tán mang lại tiện lợi toàn cầu Với khả năng tiếp cận từ bất kỳ nơi nào trên thế giới và bất kỳ sự thay đổi nào trên sổ cái chỉ cần được cập nhật trong vài giây hoặc vài phút mà không có sự tham gia của bên trung gian , người dùng có thể xem xét
và xác minh dữ liệu một cách dễ dàng Điều này không chỉ giúp tạo ra môi trường kinh doanh mở mà còn thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu
- Tính xác minh
Trang 10Người dùng có thể dễ dàng xác minh và theo dõi các bản ghi trước đó thông qua việc truy cập vào bất kỳ nút nào trong mạng phân tán vì mỗi giao dịch trên Blockchain đều được xác thực và ghi lại bằng timestamp Chuỗi khối Blockchain cho phép theo dõi lặp đilặp lại mọi giao dịch Nó làm tăng khả năng truy xuất nguồn gốc cũng như tính minh bạch của dữ liệu trong chuỗi khối.
- Tính ẩn danh
Bằng một địa chỉ được tạo, mỗi người dùng có thể tương tác với mạng Blockchain
Để tránh lộ danh tính, người dùng cũng có thể tạo nhiều địa chỉ khác nhau.Không có bất
kỳ bên thứ ba nào lưu giữ thông tin cá nhân của người dùng Cơ chế này bảo vệ một số quyền riêng tư cho các giao dịch được thực hiện trên Blockchain Lưu ý rằng do ràng buộc nội tại, Blockchain không thể đảm bảo sự riêng tư hoàn hảo
- Tính ổn định
Không thể giả mạo thông tin vì mỗi giao dịch trên toàn mạng phải được xác nhận và ghi lại trong các khối được phân phối trên toàn mạng Ngoài ra, mỗi khối được gửi sẽ được các nút khác xác nhận và kiểm tra Do đó, bất kỳ sự giả mạo nào cũng dễ dàng bị phát hiện
- Tính bảo mật
Nhu cầu mã hóa là một tính năng của Blockchain, mọi thông tin đều được bảo mật trong cơ sở dữ liệu Điều này phân biệt Blockchain với các cấu trúc hiện có trên Internet Thông tin tài khoản cũng được giữ an toàn; danh tính của mỗi nút được ẩn
Mỗi tài khoản có hai khóa: một khóa công khai và một khóa riêng tư.Khóa công khai được tạo từ khóa riêng tư Khóa riêng tư được bảo mật và không bị chia sẻ trên mạng trong khi khóa công khai đang mở trên mạng Khóa chung có thể được tạo thông qua khóa sử dụng các hàm mã hóa, nhưng không thể tạo khóa riêng bằng khóa chung do tính chất một chiều của mật mã hàm
2.3. Cấu trúc, cách thức hoạt động và nguyên lí nổi bật của Blockchain
2.3.1 Cấu trúc của Blockchain
Dưới đây là mô tả về cấu trúc cơ bản của Blockchain:
- Khối (Block): Blockchain được tổ chức thành các đơn vị gọi là "khối" Mỗi khối chứa một tập hợp các giao dịch và thông tin khác Mỗi khối cũng chứa một định danh duy nhất gọi là "mã băm" (hash) của khối trước đó
- Mã Băm (Hash): Mã băm là một chuỗi số và ký tự được tạo ra từ dữ liệu của một khối bằng cách sử dụng thuật toán mã hóa Mã băm chính là "chữ ký" số của khối đó và mọi sự thay đổi trong khối sẽ làm thay đổi mã băm Điều này tạo ra tính chống thay đổi
và tính toàn vẹn của dữ liệu
Trang 11- Mạng Lưới Phi Tập Trung (Decentralized Network): Dữ liệu trên Blockchain không được lưu trữ tập trung tại một địa điểm duy nhất mà thay vào đó nó được phân tán trên nhiều nút trong mạng lưới Mỗi nút có một bản sao đầy đủ của toàn bộ Blockchain.
- Giao Thức Đồng Thuận (Consensus Protocol): Giao thức đồng thuận là quy tắc mà mọi nút trên mạng phải tuân theo để đảm bảo rằng tất cả đều đồng ý với nội dung của Blockchain Các phương pháp đồng thuận phổ biến bao gồm Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS)
- Giao Dịch (Transaction): Đây là thông tin cơ bản trong mỗi khối, thể hiện sự chuyểnđộng của tài sản hoặc thông tin giữa các bên Giao dịch cần được xác thực và thêm vào khối trước khi nó trở thành một phần của Blockchain
- Smart Contracts: Đây là các đoạn mã máy tính tự động có thể thực hiện các điều khoản của hợp đồng mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba Smart contracts được lưu trữ và thực thi trên Blockchain, giúp tự động hóa nhiều quá trình kinh doanh
- Thời Gian Nhãn (Timestamp): Mỗi khối được đánh dấu với một thời gian nhất định,thường là thông qua một giao thức chung, để tạo ra một chuỗi liên tục và có thể xác định thời gian
2.3.2 Cách thức hoạt động của Blockchain
Quy trình hoạt động của Blockchain có thể được mô tả chi tiết như sau:
- Giao Dịch (Transactions): Mỗi giao dịch được thực hiện bởi các bên tham gia trong
hệ thống Giao dịch này có thể là chuyển tiền, thực hiện một hợp đồng thông minh, hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà hệ thống hỗ trợ
- Gói Giao Dịch thành Khối (Transaction into Block): Khi một số lượng đủ lớn các giao dịch được tạo ra, chúng sẽ được gói lại thành một khối mới Mỗi khối chứa một header và danh sách các giao dịch được ký số để bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu
- Mã Hóa và Hashing:Dữ liệu trong mỗi khối được mã hóa thông qua một hàm băm (hash function), tạo ra một giá trị hash độc nhất Mỗi khối cũng chứa giá trị hash của khốitrước đó, tạo thành một chuỗi liên kết (Blockchain)
- Mạng Lưới Đồng Thuận (Consensus Network): Trước khi một khối được thêm vào Blockchain, các nút trong mạng lưới phải đồng thuận rằng nó là hợp lệ Trong Proof of Work (PoW), các nút phải giải một bài toán khó để chứng minh sự làm việc Trong Proof
of Stake (PoS), quyết định đồng thuận dựa trên số lượng tiền mà mỗi nút đặt cược
- Thêm Khối vào Blockchain (Adding Block to Blockchain): Khi một khối mới được chấp nhận bởi mạng lưới, nó được thêm vào cuối Blockchain Các nút trên mạng lưới cậpnhật bản sao của họ với thông tin mới, và chuỗi liên kết tiếp tục phát triển
Trang 12- Phân Phối Mã Xác Nhận (Distribution of Confirmation Code): Mỗi nút trên mạng lưới nhận một bản sao của mã xác nhận và thông tin mới, đảm bảo tính đồng bộ và phi tập trung.
- Mở Rộng và Đồng Bộ (Scalability and Synchronization): Mạng lưới Blockchain cầnphải có khả năng mở rộng để xử lý số lượng lớn giao dịch và số lượng người dùng Các biện pháp như Segregated Witness (SegWit) hoặc Lightning Network được triển khai để tăng cường khả năng mở rộng và giảm bớt áp lực lên mạng
- Chứng Thực và An Toàn (Verification and Security): Dữ liệu trên Blockchain được chứng thực bằng cách sử dụng mã hóa và hàm băm, giúp bảo vệ tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu Mạng lưới phi tập trung giúp ngăn chặn các tấn công từ một điểm duy nhất.Tóm lại, quy trình này tạo ra một hệ thống phi tập trung, an toàn và có khả năng kiểmtra, mà mọi người có thể tin tưởng và sử dụng mà không cần phải dựa vào một tổ chức trung ương
2.3.3 Các nguyên lí hoạt động nổi bật
- Nguyên lí mã hóa
Để giao dịch trên blockchain, bạn cần có ví tiền điện tử, đây là phần mềm cho phép bạn lưu trữ và trao đổi Bitcoin Cặp khóa riêng và khóa chung sẽ được sử dụng để mã hóatiền điện tử Chỉ những người có khóa riêng và khóa chung mới có thể giải mã và đọc nộidung của tin nhắn được mã hóa Khi bạn mã hóa yêu cầu giao dịch bằng khóa riêng của mình, bạn sẽ tạo chữ ký số trên máy tính trong mạng blockchain được sử dụng để xác thực người gửi và xác minh rằng giao dịch là chính xác Chữ ký là một chuỗi văn bản chứa khóa riêng của bạn và yêu cầu giao dịch Nếu một ký tự trong thông báo yêu cầu giao dịch thay đổi thì chữ ký số cũng sẽ thay đổi Do đó, những kẻ lừa đảo khó có thể thay đổi yêu cầu giao dịch của bạn hoặc thay đổi số lượng Bitcoin bạn gửi Để gửi
Bitcoin (BTC), bạn phải chứng minh rằng bạn có khóa riêng tư của một chiếc ví điện tử
cụ thể, vì nó sẽ được sử dụng để mã hóa thông điệp giao dịch Khi tin nhắn của bạn được
mã hóa và gửi đi, bạn không cần phải tiết lộ khóa riêng tư của mình nữa
- Quy tắc sổ cái
Mỗi nút trong Blockchain duy trì bản sao sổ cái riêng của mình, đảm bảo rằng mỗi nút đều biết số dư trong tài khoản của bạn Hệ thống Blockchain chỉ ghi lại các giao dịch được yêu cầu và không theo dõi số dư tài khoản của bạn Để xác định số dư trong ví điện
tử của bạn, cần phải xem xét và xác minh tất cả các giao dịch mạng được liên kết với ví điện tử của bạn Bằng cách tham khảo lịch sử giao dịch, các nút mạng sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các giao dịch liên quan đến ví tiền điện tử được sử dụng để gửi Bitcoin (BTC) Các nút này duy trì một bản ghi BTC chưa sử dụng, tạo điều kiện cho quá trình xác minh nhanh hơn và hiệu quả hơn Do đó, ví tiền điện tử ngăn chặn việc xảy ra chi tiêu gấp đôi trong các giao dịch Do tính chất nguồn mở của mã nguồn của mạng Bitcoin,bất kỳ ai được trang bị máy tính và kết nối internet đều có thể tham gia vào mạng và tham
Trang 13gia giao dịch Tuy nhiên, trong trường hợp có bất kỳ lỗi nào trong mã nguồn được sử dụng để phát thông báo yêu cầu giao dịch, các Bitcoin liên quan sẽ bị mất hoàn toàn.
- Nguyên lí tạo khối
Các giao dịch sau khi được gửi lên trên Blockchain sẽ được nhóm vào các khối và cácgiao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng thời gian.Các giao dịch chưa được thực hiện trong một khối được coi là chưa được xác nhận Mỗi nút có khả năng kết hợp các giao dịch thành một khối và truyền nó vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó Bất kỳ nút nào cũng có khả năng tạo ra một khối mới Để được thêm vào Blockchain, mỗi khối phải chứa một đoạn mã giải quyết một vấn đề toán học phức tạp do hàm mã hóa băm không thể đảo ngược tạo ra Để giải quyết vấn đề toán học này, cách duy nhất là đoán các số ngẫu nhiên Những số khi mà kếthợp với nội dung khối trước, tạo ra một kết quả đã được hệ thống xác định Một máy tínhthông thường được cấu hình để đoán các con số đáp án của vấn đề toán học này có thể mất khoảng một năm để thực hiện điều này Mỗi khối được tạo ra bởi một mạng lưới Bởi
vì mạng lưới luôn có một số lượng lớn các máy tính tập trung vào việc đoàn ra dãy số này, mạng lưới quy định mỗi khối được tạo ra sau một khoảng thời gian là mười phút mộtlần Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới
- Thuật toán bảo mật Blockchain
Gian lận có thể xảy ra nếu có bất kỳ sự bất đồng nào về vị trí đại diện cuối cùng của chuỗi Khi một giao dịch xảy ra trong một khối thuộc phần đuôi ngắn hơn khi khối tiếp theo được giải quyết, giao dịch cụ thể đó sẽ trở lại trạng thái chưa được xác nhận vì tất cảcác giao dịch khác đã được gói gọn trong một khối khác Mỗi khối bao gồm một đề cập đến khối trước nó; tham chiếu này là một phần của bài toán phải được giải trước khi truyền khối tiếp theo lên mạng Việc tính toán trước một loạt khối gặp nhiều thách thức
do tính toán liên quan đến việc tạo ra nhiều số ngẫu nhiên cần thiết để giải một khối và đặt nó vào Blockchain Về cơ bản, đây là một cuộc đua tính toán các biện pháp bảo mật toán học trong giao dịch Blockchain của bitcoin — ngăn chặn bất kỳ kẻ tấn công tiềm năng nào trên toàn mạng và cho phép giao dịch phát triển theo thời gian mà không mất đi tính trung thực Do đó, giao dịch trở nên tốt hơn theo thời gian Những khối đã từng đượcthêm vào chuỗi cũng an toàn hơn những khối mới được thêm vào Một block được thêm vào chuỗi cứ mười phút một lần, vì vậy trong khoảng một giờ kể từ khi giao dịch được nhóm vào trong khối đầu tiên của nó, rất có thể răng giao dịch đã được xử lý và không thể đảo ngược được
2.4 Xu hướng và ứng dụng công nghệ Blockchain trong doanh nghiệp hiện nay.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dự đoán rằng 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên Blockchain vào năm 2025 Điều đó có nghĩa là các nhà điều hành toàn cầu đang chuẩn bị cho sự thay đổi địa chấn này và sẵn sàng hoàn toàn trong vài năm tới.
Trang 14Blockchain được ứng dụng rất rộng lớn vào các ngành nghề khác nhau dựa trên các tính năng của Blockchain: minh bạch, bất biến, dự phòng và bảo mật Dưới đây là các ví
dụ nổi bật về ứng dụng Blockchains đã và đang được triển khai sử dụng
- Đối với sản xuất:
Các doanh nghiệp sản xuất sữa ứng dụng Blockchain vào quản lý chất lượng sản phẩm giúp nhà quản lý & người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin
Nhà sản xuất có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ sữa đó trên thị trường, biết được số lượng sữa được tiêu thụ, số lượng sữa còn hạn & đã hết hạn
- Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng có thể ứng dụng Blockchain để kiểm tra thông tin hộp sữa có phải hàng chính hãng hay không nhằm ngăn chặn sản phẩm nhái trên thị trường
Walmart – nhà bán lẻ tại Mỹ là một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng Blockchain Hiện tại, thương hiệu đã sử dụng Blockchain để theo dõi nguồn thịt lợn nhập
từ Trung Quốc
- Đối với lĩnh vực y tế:
Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau
- Đối với ngành tài chính:
Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình
Tại Châu Á, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ Blockchain trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế Điều này đã làm tăng hiệu suất,
sự minh bạch, giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm khách hàng
Công nghệ Blockchain được xem là phương pháp cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng cũng như tạo ra hệ thống an toàn hơn Điều đặc biệt
là nhiều tổ chức tài chính đã hình thành các liên minh để thương mại hóa công nghệ Blockchain: Ví như liên minh R3 của 3 ngân hàng lớn nhất của nước Úc bao gồm
Westpac, Commonwealth, NAB cùng với 40 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác trên toàn thế giới
Trang 152.5 Những thách thức và tác động của công nghệ Blockchain đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh.
Công nghệ Blockchain có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, nhưng cũng có một số thách thức cần được giải quyết trước khi công nghệ này có thể được áp dụng rộng rãi
Một trong những thách thức lớn nhất của Blockchain là tính phức tạp Công nghệ nàydựa trên một số khái niệm kỹ thuật phức tạp, chẳng hạn như mã hóa, mật mã học và đồngthuận Điều này có thể khiến việc triển khai và sử dụng Blockchain trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp không có chuyên môn kỹ thuật
Tuy Blockchain có ưu điểm là tính bảo mật cao, khó bị hack, nhưng nhược điểm của công nghệ này là không thể khôi phục dữ liệu cá nhân một khi người dùng quên mất khóariêng tư (private key) để mở tài khoản Điều đó đòi hỏi người dân cần nâng cao nhận thức
để bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách an toàn, tránh rơi vào tình trạng quên mật khẩu hay tiết lộ khóa riêng tư cho người khác
Blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển Điều này có nghĩa là các tiêu chuẩn
và quy định xung quanh công nghệ này vẫn chưa được hoàn thiện Điều này có thể gây ra
sự không chắc chắn cho các doanh nghiệp đang xem xét triển khai Blockchain
3 PHÂN TÍCH
Trang 163.1 Ngân hàng số VCB Digibank hoạt động như thế nào?
VCB Digibank được tạo nên bởi các nền tảng giao dịch riêng rẽ trên Internet Banking
và Mobile Banking được hợp nhất, cung cấp các trải nghiệm thống nhất, liên tục cho khách hàng trên các phương tiện điện tử như thiết bị di động (điện thoại/tablet) và máy tính (PC/Laptop) Khách hàng sử dụng VCB Digibank sẽ được trải nghiệm dịch vụ ngân hàng theo một cách mới lạ Chẳng hạn như khách hàng chỉ cần sử dụng 01 tên đăng nhập
và 01 mật khẩu cho 01 dịch vụ VCB Digibank duy nhất Không chỉ đồng nhất tên đăng nhập và mật khẩu, VCB Digibank còn đồng nhất hạn mức giao dịch tức là khách hàng sẽ
có một hạn mức giao dịch trực tuyến duy nhất, lên tới 01 tỷ đồng/giao dịch đối với khách hàng thông thường và 03 tỷ đồng/giao dịch với Khách hàng Ưu tiên (Priority Banking) Ngân hàng cũng sử dụng công nghệ xác thực đăng nhập cùng với Smart OTP là các lớp bảo vệ gia tăng, tạo nên một “bức tường” bảo mật kiên cố đảm bảo sự an toàn cho khách hàng trong mỗi giao dịch Với VCB Digibank, khách hàng sẽ được trải nghiệm thực hiện giao dịch tài chính, thanh toán và mua sắm một cách dễ dàng: Chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn tự động, nạp tiền điện thoại, thanh toán QR Pay, thanh toán hóa đơn điện - nước - viễn thông - y tế - giáo dục – bảo hiểm, thanh toán dịch vụ hành chính công, đặt vé máy bay/khách sạn, mua sắm trực tuyến, yêu cầu tra soát trực tuyến…
=> Ngân hàng số VCB Digibank đã đem đến cho khách hàng những trải nghiệm nhanh, gọn, lẹ những cũng đảm bảo an toàn cho các giao dịch
3.2 Phân tích SWOT
3.2.1 Điểm mạnh
- Vietcombank khi áp dụng công nghệ blockchain trên nền tảng ngân hàng số VCB Digibank, có thể tận dụng nhiều điểm mạnh từ công nghệ này để cải thiện hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường Các điểm mạnh của ngân hàng khi áp dụng công nghệ này là:
- Tăng cường bảo mật: Blockchain sử dụng các cơ chế mã hóa tiên tiến và lưu trữ dữ liệu dưới dạng chuỗi các khối được kết nối và bảo vệ Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lừa đảo và tăng cường bảo mật cho các giao dịch
- Nâng cao tính minh bạch: Mỗi giao dịch trên blockchain đều được ghi lại một cách
rõ ràng và không thể thay đổi, điều này giúp nâng cao tính minh bạch trong các hoạt độngtài chính và tăng cường lòng tin của khách hàng
- Giảm chi phí giao dịch: Blockchain có thể loại bỏ nhu cầu về trung gian, giúp giảm chi phí liên quan đến giao dịch và xử lý thanh toán
- Tốc độ giao dịch nhanh chóng: Giao dịch sử dụng blockchain có thể được xử lý gần như ngay lập tức, ngay cả khi liên quan đến các giao dịch quốc tế, nhờ vào khả năng loại
bỏ các trung gian và tự động hóa quá trình
Trang 17- Phát triển sản phẩm mới: Công nghệ blockchain mở ra cơ hội cho Vietcombank để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới như smart contracts, sản phẩm tài chính phi tập trung (DeFi), và các dịch vụ thanh toán tự động.
- Nâng cao uy tín thương hiệu: Việc áp dụng thành công công nghệ tiên tiến như blockchain sẽ giúp nâng cao uy tín thương hiệu của Vietcombank Điều này không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn củng cố niềm tin của nhà đầu tư và đối tác
- Cơ hội mở rộng quy mô hoạt động: Blockchain có thể hỗ trợ Vietcombank trong việc mở rộng quy mô hoạt động tới các thị trường mới mà không cần đến cơ sở hạ tầng tài chính truyền thống, nhờ vào khả năng kết nối và giao dịch toàn cầu mà công nghệ này mang lại
3.2.2 Điểm yếu
- Khi Vietcombank áp dụng công nghệ blockchain, bên cạnh các lợi ích tiềm năng, ngân hàng cũng cần phải đối mặt với một số điểm yếu và thách thức có thể phát sinh Dưới đây là một số điểm yếu chính:
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc triển khai blockchain đòi hỏi đầu tư lớn vào công nghệ, cơ sở hạ tầng, và đào tạo nhân viên Chi phí này có thể rất đáng kể, đặc biệt nếu ngân hàng chưa có sẵn cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết
- Thách thức về tích hợp hệ thống: Việc tích hợp công nghệ blockchain với các hệ thống tài chính và ngân hàng hiện có có thể gặp phải những khó khăn kỹ thuật Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật phù hợp và có thể dẫn đến những gián đoạn trong hoạt động kinh doanh
- Đào tạo và chuyển đổi nhân sự: Để sử dụng hiệu quả công nghệ blockchain, nhân viên cần có sự hiểu biết và kỹ năng phù hợp Đào tạo cho nhân viên về công nghệ mới và thay đổi quy trình làm việc có thể là một thách thức đáng kể
- Vấn đề về quy định pháp lý: Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu vấn đề pháp lý xung quanh cơ chế Sandbox cho các ứng dụng Blockchain Các văn bản Chính phủ có đề cập đến Blockchain bao gồm: Quyết định 2117/QĐ-TTg ngày 16/12/2020, Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021, Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 tuy nhiên các quy định pháp lý về Blockchain ở Việt Nam có thể chưa rõ ràng hoặc chưa đầy đủ để đối phó với tất cả các khía cạnh của công nghệ này Điều này có thể tạo ra rủi ro pháp lý cho Vietcombank
- Rủi ro công nghệ: Mặc dù blockchain được đánh giá cao về độ an toàn và bảo mật, công nghệ vẫn có thể gặp phải các vấn đề như lỗ hổng, sự cố hạ tầng, hoặc các vấn đề về quản lý dữ liệu
- Khả năng mở rộng: Mặc dù blockchain có nhiều lợi ích, nhưng trong một số trường hợp, việc mở rộng quy mô có thể gặp phải hạn chế về hiệu suất, đặc biệt khi số lượng giao dịch tăng lên đáng kể