ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT HOÀNG THỊ HUỆ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI: TRƯỜNG HỢP NGHỀ DỆT C
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT
HOÀNG THỊ HUỆ
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỀ DỆT THỔ CẨM
TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH ĐƯƠNG ĐẠI: TRƯỜNG HỢP NGHỀ DỆT CỦA NGƯỜI TÀY TẠI LUỐNG NỌI, CAO BẰNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Di sản học
Mã số: 8900201.06 QTD
Hà Nội – 2024
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Thuý Quỳnh
Phản biện
1 PGS.TS Đoàn Thị Mỹ Hương
2 TS Trần Hoài
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại
Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi 12 giờ 30 ngày 28 tháng 3 năm 2024
Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, ĐH Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghề thủ công truyền thống được xác định là một trong bảy lĩnh vực của di sản văn hoá phi vật thể, theo Luật Di sản văn hoá của Việt Nam, và là một trong năm loại hình di sản văn hoá phi vật thể, theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể Có thể nói, Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống và được xem như “bảo tàng sống” lưu giữ những di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể đặc sắc, hấp dẫn của một cộng đồng dân cư Trong đó có nghề dệt thổ cẩm thủ công truyền thống của người Tày Luống Nọi, Cao Bằng đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời, gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số, được gìn giữ và lưu truyền qua bàn tay khéo léo của những người phụ nữ trong gia đình Những sản phẩm thổ cẩm được trang trí bằng nhiều hoa văn phong phú đẹp mắt, trên chất liệu vải chàm với kỹ thuật dệt tạo hoa văn tinh tế mang đậm nét văn hoá của dân tộc, ẩn chứa sắc thái văn hoá, tâm hồn, đồng thời nói lên sự cần
cù, sáng tạo của người phụ nữ Thông qua các họa tiết trang trí hoa văn trên thổ cẩm của người Tày nơi đây, còn gửi gắm tâm tư tình cảm và những khát vọng sống của mình Mặt khác, đó còn là thứ ngôn ngữ trừu tượng thể hiện thế giới tâm hồn, cuộc sống lao động, tình yêu thương giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên
Tuy nhiên, những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hoá, sự hội nhập và giao thoa văn hoá mạnh mẽ với các dân tộc khác, nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm và việc sử dụng vải thổ cẩm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày Cao Bằng nói riêng đang
có nguy cơ mai một, đứng trước nhiều thách thức, như: nguồn nhân lực với trình độ tay nghề thành thạo ít và có chiều hướng giảm dần, thị trường đầu ra chưa đảm bảo
…Số người biết dệt thổ cẩm cũng còn ít, chủ yếu đã cao tuổi (độ tuổi những người còn thực hành dệt thổ cẩm khoảng 50 tuổi trở lên) Đa số thế hệ trẻ, con em của đồng bào dân tộc Tày, Cao Bằng chưa nhận thức rõ được giá trị văn hóa truyền thống quý báu của nghề dệt thủ công truyền thống nên hầu như không quan tâm và không biết
Trang 4dụng trong lễ đầy tháng hoặc dệt theo đơn đặt hàng Bởi vì, để dệt một tấm thổ cẩm truyền thống tốn kém gấp nhiều lần và mất rất nhiều thời gian Bên cạnh đó, sản phẩm dệt hàng hoá ngoài thị trường phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân Vì vậy, để gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là việc gìn giữ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong giai đoạn hội nhập về kinh
tế, văn hóa - xã hội hiện nay là việc làm cần thiết và cấp bách
Với lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong bối cảnh đương đại: trường hợp nghề dệt của người Tày tại Luống Nọi, Cao Bằng” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Di
sản học Hy vọng với đề tài nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận diện, xác định các giá trị của nghề dệt thổ cẩm của người Tày
ở Luống Nọi, Cao Bằng, luận văn đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị nghề thủ công này của cộng đồng, nhóm người và cá nhân liên quan Từ đó làm rõ những vấn đề tác động đến việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản nghề thổ cẩm truyền thống trong mối quan hệ với sự phát triển xã hội trong bối cảnh đương đại Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hoá nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nghề dệt thổ cẩm truyền thống
của người Tày tại xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Trang 5- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm
Luống Nọi từ sau năm 2000 đến nay
4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Bối cảnh đương đại có những nguy cơ và thuận lợi gì đối với công tác bảo vệ
và phát huy giá trị nghề dệt truyền thống ở Luống Nọi?
- Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt truyền thống ở Luống Nọi trong bối cảnh hiện nay ?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời cho vấn đề trên, tôi đưa ra giả thuyết vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở Luống Nọi, Cao Bằng chịu nhiều tác động bởi sự phát triển xã hội ngày nay như vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
sự phát triển của du lịch Những yếu tố này đã làm mai một bản sắc truyền thống và gây ra sự khó khăn trong trao truyền tri thức nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào một số nhiệm vụ
- Nhận diện di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi
- Nghiên cứu, đánh giá những thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động bảo
vệ và phát huy nghề thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng
Trang 6- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong giai đoạn hiện nay
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương pháp tổng hợp phục vụ công tác nghiên cứu gắn với địa bàn cụ thể như sau:
- Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu như: sách, báo, tạp chí, báo cáo, các đề tài luận văn, quan điểm chỉ đạo của Đảng và các văn bản của Nhà nước,…
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa: Tiến hành phỏng vấn với người dân địa phương và phỏng vấn sâu với các nghệ nhân dệt, cán bộ quản lý ở địa phương, cán bộ quản lý ngành VHTTDL, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng về nghề dệt thủ công truyền thống của người Tày tại xóm Luống Nọi; đánh giá công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá
+ Điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, chụp ảnh,…để đánh giá cụ thể, chính xác về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương
+ Phương pháp tiếp cận liên ngành: trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp xã hội học: nghiên cứu nguyện vọng của người dân, nghệ nhân, những người có liên quan đến công tác quản lý
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm những quan điểm chung về công tác bảo vệ di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống nói chung và nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi nói riêng; lấy đó làm cơ sở lý luận để làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu về bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống
- Nhận diện và đánh giá những giá trị, ý nghĩa về văn hoá, xã hội, kinh tế của nó đối với cộng đồng hiện nay
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng nghề dệt thổ cẩm, luận văn chỉ ra những khó khăn và thuận lợi trong việc bảo vệ và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi Từ
đó đã đưa ra những giải pháp cho việc giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi
Trang 7- Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả mong muốn góp thêm một luận
cứ khoa học phục vụ công tác bảo vệ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại Luống Nọi, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng nói riêng và trong tỉnh Cao Bằng nói chung
- Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý địa phương cơ sở khoa học, thực tiễn trong hoạch định và triển khai các dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng
8 Cấu trúc luận văn thạc sĩ
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2 Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày Luống Nọi, Cao Bằng
Chương 3 Bảo vệ, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống và một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG Ở LUỐNG NỌI,
CAO BẰNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các tài liệu về bảo vệ và phát huy nghề thủ công truyền thống trong bối cảnh hiện nay
Nghề thủ công truyền thống ở nước ta là đề tài khá hấp dẫn về cả mặt lý thuyết
và thực tiễn, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, tiêu biểu phải kể đến, như: Tác giả Lê Thị Minh Lý (2003) có bài viết trên tạp chí Di
sản văn hoá số 4 Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể truyền thống; tác giả Nguyễn Thị Phương Châm (2009) với cuốn sách Biến đổi văn hoá ở các làng quê hiện nay; GS.TS Lê Hồng Lý (2014) và cộng sự đã có công trình Di sản văn hoá trong xã hội Việt Nam đương đại; PGS.TS Nguyễn Thị Hiền (2017) đã biên soạn cuốn sách Quản lý nhà nước về vai trò cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều chú trọng đến các làng nghề và các sản phẩm nghề, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về công tác bảo vệ và phát huy giá trị của nghề thủ công truyền thống, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
1.1.2 Các tài liệu nghiên cứu về di sản nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Việt Nam
Hiện nay, có khá nhiều tác giả nghiên cứu về di sản nghề dệt thổ cẩm ở Việt Nam
như: Tác giả Huỳnh Ngọc Thu và Trần Thị Ngọc Lưu (2019) đã có công trình Nghề thổ cẩm trong đời sống của người Ê Đê ở Đăk Nông Tác giả Nguyễn Anh Bằng, Vũ Tiến Đức (2021) đã có bài viết trên tạp chí khoa học xã hội Tây Nguyên số 01 Giá trị
di sản văn hoá dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên Tác giả Vũ Thu Hiền (2020) có bài viết trên tạp chí khoa học Đại học Sài Gòn số 69 Khai thác làng nghề dệt của người Chăm ở Châu Phong trong phát triển du lịch Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Nga (2021) có bài viết trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ hai
Trang 9Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá Thái qua nghiên cứu nghề dệt truyền thống của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
1.1.3 Các tài liệu nghiên cứu về nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng
Nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi, Cao Bằng đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu viết bài dưới hình thức như: Bài viết nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá đăng trên các trang báo, tạp chí, tập san Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về nghề nghề mà chỉ có các tài liệu nghiên cứu mang tính chất tổng
hợp khái quát chung, cụ thể như: Tác giả Sầm Việt An (2021) Bức tranh văn hoá các dân tộc Cao Bằng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2020) với cuốn sách Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (1930-2020) Tác giả nguyễn Thị An (2007) Địa chí các
1.2.4 Di sản nghề thủ công truyền thống và toàn cầu hoá
1.2.5 Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể
1.3 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở Luống Nọi
1.3.1 Khái quát vị trí địa lý và bối cảnh văn hóa, kinh tế- xã hội Luống Nọi
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
- Văn hóa cộng đồng người Tày ở Cao Bằng
1.3.2 Nghề dệt thổ cẩm truyền thống Luống Nọi
- Lịch sử hình thành nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi
- Những tri thức về nghề dệt thổ cẩm truyền thống
1.3.3 Các giá trị của nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi
- Thổ cẩm có giá trị tôn giáo tín ngưỡng
- Thổ cẩm có giá trị nghệ thuật
- Thổ cẩm có giá trị về tập quán
- Thổ cẩm có giá trị kinh tế
Trang 10Di sản văn hoá phi vật thể nghề dệt thủ công truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng tộc người thiểu số ở Cao Bằng nói chung và của dân tộc Tày xóm Luống Nọi nói riêng kể cả trong truyền thống lẫn hiện tại Bảo vệ và phát huy giá trị của di sản được xem là điểm mấu chốt để giữ nghề thủ công truyền thống được tồn tại và phát triển theo hướng phát triển bền vững Trong quá trình hình thành và phát triển của di sản đều phải phụ thuộc vào những yếu
tố như: nguyên liệu, thị trường và nguồn nhân lực Nguồn lực vẫn là nhân tố quyết định trong việc bảo vệ và phát giá trị di sản, bởi vì họ là những người gìn giữ bí quyết
và sống cùng với nghề Tuy nhiên hiện nay, nghề dệt không còn nhiều hộ duy trì hoạt động nghề, nhưng vai trò của nó trong đời sống cộng đồng vẫn được thể hiện rất rõ nét Đó là sự cố kết cộng đồng, sự duy trì và biểu hiện bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người, là yếu tố kinh tế của nghề được khẳng định qua những đóng góp vào nguồn thu nhập của gia đình…
Nghề dệt thổ cẩm không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với người dân mà còn là nơi bảo tồn những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất cổ xưa, đúc kết tinh hoa của xã hội và chứa đựng những nội hàm văn hoá sâu sắc thuần tuý của nền kinh
tế nông nghiệp sơ khai vùng đất Cao Bằng, phản ánh sinh động đời sống và tâm thức của cộng đồng Sản phẩm thổ cẩm truyền thống nói lên trình độ kỹ thuật và sự kết hợp giữa bản sắc văn hoá tạo nên, thể hiện sự kết tinh tài hoa kế thừa qua nhiều thế
hệ Thông qua các sản phẩm văn hoá thổ cẩm người ta thấy được giá trị tâm linh, giá trị nhân văn hàm chứa tình cảm con người qua bàn tay khéo léo công phu, đầy nhiệt huyết của các nghệ nhân Vì vậy, để bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm trong bối cảnh hiện cần phải xuất phát từ chính ý thức và trách nhiệm của mỗi chủ nhân di
sản
Trang 11CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHỀ DỆT THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA
NGƯỜI TÀY LUỐNG NỌI,
CAO BẰNG
2.1 Lịch sử bảo vệ và phát huy giá trị của nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi
2.1.1 Giai đoạn lịch sử bảo vệ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi
Hiện nay không có nhiều tài liệu ghi chép về quá trình ra đời và phát triển của nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở xã Luống Nọi Dựa vào những tư liệu hồi cố của một số nghệ nhân, người dân cao tuổi trong làng để tìm hiểu về sự tồn tại của nghề dệt cũng như quá trình bảo vệ, duy trì nghề dệt thổ cẩm qua thời gian Quá trình này
có thể chia thành hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn trước năm 1980:
- Giai đoạn sau năm 1980
- Giai đoạn sau năm 2000 trở lại đây,
2.1.2 Các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghề dệt Luống Nọi
2.1.2.1 Những chính sách, chương trình bảo vệ và phát huy nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi
2.1.2.2 Xây dựng điểm di sản văn hóa trong tuyến du lịch "Hành trình về nguồn cội" của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng
2.1.2.3 Di sản hoá: một hình thức bảo vệ nghề dệt thổ cẩm ở Luống Nọi
2.2 Thực trạng của nghề dệt thổ cẩm hiện nay