1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp chủ Đề phân tích thương vụ m&a giữa kido và vocarimex

24 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thương vụ M&A giữa Kido và Vocarimex
Tác giả Hồ Thị Hằng, Nguyễn Minh Nhật, Trần Hạ Tuyết Mai, Đỗ Thị Huyền, Hoàng Thị Phương Trà, Nguyễn Thị Việt Hà
Người hướng dẫn ThS. Lương Minh Hà
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 449,99 KB

Nội dung

Thương vụ M&A giữa CTCP KIDO và CTCP Vocarimex là một chiến lược quantrọng giúp các doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tối ưu nguồnlực.. Kido thực hiện mua lại vốn c

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A GIỮA KIDO VÀ VOCARIMEX

Giảng viên hướng dẫn : ThS Lương Minh Hà Nhóm lớp học phần : 24FIN28A05

Nhóm thực hiện : 06

HÀ NỘI – 10/2024

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP

CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A GIỮA KIDO VÀ VOCARIMEX

Giảng viên hướng dẫn : ThS Lương Minh Hà Nhóm lớp học phần : 24FIN28A05

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

PHẦN I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG VỤ M&A 1

1.1 Giới thiệu về Kido 1

1.2 Giới thiệu về Vocarimex 1

1.3 Hình thức M&A 1

1.4 Phương thức thực hiện M&A 2

1.5 Động cơ thực hiện M&A 2

PHẦN II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THƯƠNG VỤ CỦA KIDO VÀ VOCARIMEX 3

PHẦN III CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG VỤ 4

3.1 Giá trị thương vụ 4

3.2 Phương pháp định giá 4

3.3 Giá trị cộng hưởng của thương vụ 5

PHẦN IV LỢI ÍCH CHO CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHÁC 7

4.1 Lợi ích của Kido 7

4.2 Lợi ích của Vocarimex 7

4.3 Lợi ích thương vụ 7

PHẦN V: ĐÁNH GIÁ THƯƠNG VỤ VÀ NHẬN DIỆN 9

5.1 Phương diện thị trường 9

Trang 4

5.2 Phương diện doanh nghiệp 10

5.2.1 Ngắn hạn 11

5.2.2 Dài hạn 13

5.3 Nhận diện nhu cầu vốn 13

5.3.1 Vốn tự có 13

5.3.2 Vay nợ 14

5.3.3 Thoái vốn 14

PHẦN VI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU THƯƠNG VỤ 15

6.1 Về phía Kido 15

6.2 Về phía Vocarimex 15

6.3 Bài học chung rút ra từ hai bên 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đã trở thành một trong những chiến lượcquan trọng giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và tối

ưu hóa nguồn lực

Thương vụ M&A giữa CTCP KIDO và CTCP Vocarimex là một chiến lược quantrọng giúp các doanh nghiệp tăng cường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tối ưu nguồnlực Thương vụ này không chỉ dừng ở việc chuyển nhượng cổ phần mà còn tạo ra cơ hộitối ưu hóa hoạt động kinh doanh và khai thác lợi thế cạnh tranh Việc phân tích chi tiếtthương vụ dưới đây sẽ giúp làm rõ các thách thức và cơ hội mà doanh nghiệp phải đối mặttrong bối cảnh hội nhập sâu rộng

Trang 7

NỘI DUNG PHẦN I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG VỤ M&A

1.1 Giới thiệu về Kido

Công ty Cổ phần Tập đoàn

KIDO (tiền thân là Công ty TNHH

Xây dựng và Chế biến thực phẩm

Kinh Đô) được thành lập vào năm

1993 với vốn đầu tư 1.4 tỷ đồng, chủ

yếu các mặt hàng thực phẩm tiêu dùng

như dầu ăn, kem, bánh kẹo, thực phẩm

ăn vặt và nước giải khát KIDO

chuyển đổi hoạt động sang mô hình

CTCP từ năm 2002 với VĐL 150 tỷ đồng Công ty được niêm yết lần đầu trên sàn HOSEvào ngày 12/12/2005 với mã chứng khoán KDC

1.2 Giới thiệu về Vocarimex

Tổng công ty Công Nghiệp Dầu

thực vật Việt Nam (Vocarimex) là một

trong những DN hàng đầu trong ngành

dầu thực vật tại Việt Nam, được thành

lập từ năm 1976 với tiền thân là Công

ty Dầu thực vật miền Nam, có VĐL là

1.218 tỷ đồng Năm 2015, Vocarimex

chính thức chuyển sang mô hình

CTCP với mã chứng khoán VOC

(UpCom) Sản phẩm chủ yếu gồm: sản xuất và kinh doanh dầu mỡ động thực vật, tinhdầu, hương liệu, mỹ phẩm và chất tẩy rửa

1.3 Hình thức M&A

Trang 8

1.4 Phương thức thực hiện M&A

Phương thức: Thu gom cổ phiếu.

Kido thực hiện mua lại vốn cổ phần của Vocarimex bằng cách lần lượt theo từnggiai đoạn như sau:

 Tháng 7/2014, trở thành CĐ lớn của Vocarimex thông qua việc sở hữu 24%vốn cổ phần

 Tháng 5/2017, gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex lên 51% thông qua việcmua thành công 32,886 triệu cổ phiếu VOC của Vocarimex

 Tháng 11/2021, hoàn tất việc mua vào hơn 44,2 triệu cổ phiếu VOC, tươngđương với 36,29% số cổ phần của công ty Vocarimex nâng tỷ lệ sở hữu lên 87,29%

1.5 Động cơ thực hiện M&A

Kido đã mua lại Vocarimex nhằm củng cố vị thế của mình trong ngành dầu ăn tạiViệt Nam Trước đó, KIDO đã hoạt động mạnh mẽ trong ngành thực phẩm tiêu dùng, đặcbiệt là trong lĩnh vực dầu, việc mua lại Vocarimex sẽ giúp Kido nâng cao thị phần và tăngtrưởng bền vững trong lĩnh vực dầu ăn Thương vụ này giúp KIDO kiểm soát tốt hơnnguồn cung cấp nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất dầu ăn

Trang 9

PHẦN II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THƯƠNG VỤ CỦA KIDO VÀ VOCARIMEX

Từ tháng 7/2014, tập đoàn Kido bắt đầu đầu tư vào Vocarimex với vai trò là CĐchiến lược khi Vocarimex tiến hành cổ phần hóa Tại thời điểm này, Kido đã sở hữu 24%

cổ phần của Vocarimex, trở thành CĐ lớn

Đến năm 2017, Kido tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex lên 51% thông quaviệc mua thành công 32,886 triệu cổ phiếu của Vocarimex Giao dịch này đã giúp Kidonắm giữ hơn 62,118 triệu cổ phiếu VOC, nâng tỷ lệ sở hữu từ 24% lên 51% và chính thứcnắm quyền kiểm soát công ty

Quá trình thương lượng và mua thêm cổ phần của Kido bắt đầu diễn ra từ sau năm

2017 Kido đã thực hiện việc mua cổ phiếu trên thị trường thông qua đàm phán với các

CĐ khác của Vocarimex Mục tiêu là tăng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex để có thể sáp nhậttoàn bộ vào tập đoàn, từ đó hợp nhất hoạt động trong lĩnh vực dầu ăn và thực phẩm chếbiến Đến tháng 6/2020, Kido thông báo sẽ tiếp tục đẩy mạnh sở hữu Vocarimex, và lên

kế hoạch mua lại cổ phần từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC),

tổ chức đang sở hữu 36,3% cổ phần tại Vocarimex

Đến ngày 9/11/2021, Kido đã thông báo hoàn tất việc mua vào hơn 44,2 triệu cổphiếu VOC, tương đương với 36,29% số cổ phần của công ty Vocarimex Lô cổ phiếunày trước đó thuộc sở hữu của SCIC và đã được bán đấu giá tại Sở Giao dịch Chứngkhoán Hà Nội Tổng giá trị của lô cổ phiếu này lên đến khoảng 1.256 tỷ đồng Sau khi

Trang 10

hoàn tất giao dịch, Tập đoàn Kido đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Vocarimex từ 51% lên 87,29%

và chính thức biến Vocarimex thành công ty con của mình

Trang 11

PHẦN III CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG VỤ

3.2 Phương pháp định giá

Thông tin chi tiết về phương pháp định giá mà KIDO sử dụng trong thương vụM&A với Vocarimex hiện không được công bố rộng rãi Tuy nhiên, có một số thông tin

có thể rút ra từ các báo cáo và phân tích về thương vụ này

Phương pháp định giá của thương vụ M&A giữa KIDO và Vocarimex chủ yếu dựatrên giá cổ phiếu và giá trị thị trường của Vocarimex Trong thương vụ mua lại cổ phần từSCIC vào năm 2021, KIDO đã mua 36,3% cổ phần của Vocarimex với giá 28.400đồng/cổ phiếu, thấp hơn 20% so với giá giao dịch trên sàn UPCoM, khi cổ phiếu VOCđang được giao dịch với giá khoảng 36.000 đồng/cổ phiếu

Điều này cho thấy rằng giá cổ phiếu trên thị trường là một yếu tố chính trong việcđịnh giá Giá trị của thương vụ M&A giữa KIDO và Vocarimex được đánh giá là hợp lý

và có lợi cho cả hai bên, nhưng thấp hơn so với giá thị trường vào thời điểm thực hiện

Trang 12

KIDO đã mua lại với mức giá thấp hơn so với giá trị thị trường của Vocarimex, giúp họ

có lợi thế về mặt chi phí Mức giá này cũng phản ánh các khoản đầu tư dài hạn và giá trịtài sản của Vocarimex Nhìn chung, giá trị thương vụ được đánh giá không quá cao,nhưng mang lại tiềm năng LN và sự phát triển chiến lược lớn cho KIDO

3.3 Giá trị cộng hưởng của thương vụ

Giá trị cộng hưởng của thương vụ này không chỉ nằm ở các lợi ích tài chính tức thì

mà còn ở khả năng phát triển lâu dài và sức mạnh thị trường mà KIDO có thể đạt được

Thứ nhất là tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: KIDO đã hợp nhất kết quả kinh

doanh của Vocarimex và các công ty liên kết, từ đó nâng cao tổng doanh thu và lợi nhuận.Doanh thu hợp nhất của KIDO có thể đạt hơn 7.500 tỷ đồng vào năm 2017 nhờ sự đónggóp từ Vocarimex

Thứ hai là mở rộng thị phần: KIDO củng cố vị thế cạnh tranh trong ngành dầu ăn

Việt Nam, trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu nhờ vào Vocarimex.tạo rasức mạnh cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác

Thứ ba là tối ưu hoá chi phí: Việc hợp nhất giu KIDO tận dụng quy mô lớn để

giảm chi phí sản xuất, cải thiện khả năng thương lượng với nhà cung cấp và nâng cao hiệusuất vận hành Các nguồn lực tài chính và kỹ thuật của Vocarimex có thể được tích hợpvào KIDO để tăng cường hiệu quả

Thứ tư là tiềm năng phát triển bền vững: Vocarimex với danh mục sản phẩm

phong phú và hệ thống phân phối mạnh mẽ, mang đến nền tảng vững chắc để KIDO pháttriển sản phẩm mới và mở rộng thị trường trong tương lai

Trang 13

PHẦN IV LỢI ÍCH CHO CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG VỤ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHÁC

4.1 Lợi ích của Kido

Mở rộng nhanh chóng thị phần trong ngành dầu ăn: Thương vụ này đưa Kido từ

một DN chưa có vị thế trong ngành dầu ăn trở thành một trong những công ty lớn nhất tạiViệt Nam, giúp KIDO tăng cường sự hiện diện và kiểm soát lớn hơn trong ngành dầu ăn

Bù đắp doanh thu và LN: Doanh thu từ mảng bánh kẹo mà Kido đã thoái vốn sẽ

được bù đắp bằng doanh thu từ Vocarimex, khi Kido chính thức nắm quyền kiểm soát DNnày Với mục tiêu chiếm lĩnh vị trí số 1 trên thị trường dầu ăn Việt Nam, Kido đã tậndụng lợi thế từ thương vụ này không chỉ để mở rộng quy mô, mà còn tối ưu hóa hiệu quảkinh doanh

Lợi thế thương mại lớn: Tạo ra một khoản lợi thế thương mại đáng kể Theo ước

tính, toàn bộ 51% VĐL của Vocarimex được Kido mua với giá như giai đoạn trước, thìchi phí đầu tư vào Vocarimex sẽ khoảng 1.183 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu Vocarimexcuối năm 2016 là 1.796 tỷ đồng, tương đương khoản lợi thế thương mại mà Kido sẽ phátsinh sau thương vụ này không dưới 267 tỷ đồng (1.183 - 1.796 x 51%)

4.2 Lợi ích của Vocarimex

Tăng cường năng lực tài chính và quản lý: KIDO đã tăng cường năng lực tài chính

và quản lý cho Vocarimex, giúp tận dụng hệ thống phân phối và nguồn vốn lớn để mởrộng kinh doanh KIDO hỗ trợ tái cấu trúc hoạt động, cải thiện quản trị, nhân sự, tàichính, và marketing của Vocarimex

Tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ: Kết quả kinh doanh của Vocarimex sau thương

vụ cho thấy sự tăng trưởng vượt trội Với DTT 4.388 tỷ đồng và LNTT đạt 300 tỷ đồng,vượt đến 50% kế hoạch Cho thấy Vocarimex đã có một năm 2017 thành công rực rỡngay sau khi thương vụ M&A được hoàn tất

4.3 Lợi ích thương vụ

Trang 14

Lợi ích cộng hưởng: Tạo ra hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ, giúp tối ưu hóa chuỗi

cung ứng và giảm chi phí sản xuất Vocarimex tận dụng hệ thống phân phối và kinhnghiệm quản lý của Kido để mở rộng thị trường, trong khi Kido củng cố vị thế của mìnhnhờ vào tài sản và quy mô của Vocarimex

Tăng cường vị thế trong ngành dầu ăn: Sự kết hợp này đã giúp Kido chiếm lĩnh thị

trường dầu ăn trong nước, tạo ra một tập đoàn có sức mạnh cạnh tranh vượt trội Thị phầncủa Kido và Vocarimex tăng đáng kể, góp phần thực hiện mục tiêu dẫn đầu thị trường dầu

ăn Việt Nam

Lợi thế cạnh tranh dài hạn: Thương vụ không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn

xây dựng một lợi thế cạnh tranh bền vững Việc kiểm soát nhiều công ty dầu ăn lớn và sởhữu hệ thống phân phối rộng khắp giúp Kido ổn định doanh thu và LN

Trang 15

PHẦN V: ĐÁNH GIÁ THƯƠNG VỤ VÀ NHẬN DIỆN

5.1 Phương diện thị trường

Giá trị thương vụ M&A:

Vào năm 2017, KIDO đã mua lại 51% cổ phần của Vocarimex, KIDO ghi nhận mứctăng trưởng doanh thu hợp nhất đáng kể, với một số báo cáo cho thấy tăng trưởng tới217,4% trong năm 2017

Đến năm 2021, KIDO tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu lên 87,3%, chi thêm 1.256 tỷ VND.Điều này cho phép KIDO củng cố quyền kiểm soát trong ngành dầu thực vật và tận dụnghiệu quả các lợi ích kinh tế từ việc sáp nhập

Tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối khi thâu tóm Vocarimex giúp Kido cảithiện biên LN gộp và tổng LN

Tỷ lệ thành công của thương vụ: Đánh giá thành công cả về tài chính lẫn chiến

lược KIDO tận dụng tiềm năng chưa khai thác của Vocarimex, giúp tái cấu trúc mô hìnhkinh doanh và cơ cấu lại danh mục đầu tư

Tỷ lệ thất bại của thương vụ:

 Việc tái cơ cấu hiệu quả và sản xuất giữa các công ty: Khó khăn chiếm tỷ lệnhỏ trong khi đồng bộ hóa quy trình

 Khả năng cạnh tranh: Kido đã chiếm ưu thế về mở rộng kênh phân phối vànâng cao hiệu quả sản xuất trong ngành dầu ăn nhưng thị trường vẫn cạnh tranh gaygắt (đối thủ như Calofic và thương hiệu quốc tế) làm giảm cơ hội chiếm lĩnh, mởrộng thị trường

Biến động về giá dầu ăn tại thị trường Việt Nam: Khi Kido kiểm soát một phần lớn

nguồn cung dầu ăn, họ có khả năng tác động đến việc định giá sản phẩm

Nhân sự: Có sự thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực để tránh trùng lặp vị trí

hoặc chức năng giữa các công ty con

Trang 16

Mạng lưới kinh doanh: Tăng cường kênh bán lẻ, gia tăng sự tiếp cận thị trường

quốc tế do các sản phẩm Vocarimex đã có mặt trên các quốc gia khác, xây dựng một hệsinh thái thực phẩm hoàn chỉnh

Chỉ số tập trung kinh tế HHI = 402 + 362 +192 +52=3282

 Mức độ TTKT cao, phản ánh một thị trường ít cạnh tranh

Chỉ số tập trung thị phần nhóm CRk của hai DN lớn Calofic và Kido là:

40% + 36% = 76% (> 65%)

 Mức độ tập trung rất cao, cho thấy hai công ty đang kiểm soát phần lớn thịtrường

Trang 17

 Giá cổ phiếu KDC và VNI:

ý nghĩa thống kê 5% Từ ngày sự kiện được công bố, TSSL KDC tăng mạnh cho thấy giá

CP có xu hướng tăng lên, đây là tín hiệu tốt tới công ty

LN bất thường (AR) dương tăng từ 0,08% lên 4,81% sau đó giảm nhưng vẫn tăngtrở lại tạo ra thu nhập cho CĐ, tức là giá trị của cổ phiếu tăng lên so với kỳ vọng

LN bất thường tích lũy (CAR) dương, tăng mạnh sau M&A tác động đến thu nhập

từ giá cổ phiếu, tăng kỳ vọng cổ tức cho CĐ.

Sự kiện 9/11/2021:

Trang 18

 Giá trị của kiểm định t-test > 1,96, sự kiện xảy ra có tác động thực sự đến giá cổphiếu của KDC được chấp nhận ở mức ý nghĩa thống kê 5% Từ khi mua lại đợt 1, t-testhầu như >1,96 Sau khi hoàn tất dựa theo TSSL giảm nhận thấy giá cổ phiếu có xu hướnggiảm, TSSL có tăng nhưng không ổn định, một tín hiệu không tốt tới công ty có thể do tácđộng của việc không kiểm soát tốt chi phí sau M&A.

AR có sự biến động không ổn định thể hiện một tín hiệu không tốt cho thu nhập của

CĐ, làm giảm giá trị cổ phiếu và niềm tin của thị trường vào thương vụ M&A

CAR chỉ giảm trong ngắn hạn, đó có thể là phản ứng tạm thời của thị trường đối vớicác thông tin chưa rõ ràng hoặc tình hình bất ổn ngắn hạn

5.2.2 Dài hạn

Đánh giá dựa trên sự thay đổi trước và sau M&A:

Theo BCTC, sau M&A, ROE, ROA và ROS giảm mạnh chỉ đạt 2,57%, 1,68% và

Trang 19

Tỷ lệ nợ của Kido và các công ty thành viên đã tăng lên: Kido thực hiện nhiềuthương vụ M&A Mua lại thêm cổ phần của Vocarimex từ SCIC, Kido đã chi khoảng1.255,6 tỷ đồng vào cuối năm 2021  tăng đòn bẩy tài chính, ảnh hưởng đến khả năngthanh toán.

Tổng tài sản trước M&A đạt 8849 tỷ đồng, đến 2023 sau M&A đạt 12391 tỷ đồngtăng khoảng 71,41% dự kiến sẽ tăng trong các năm tới

 Đánh giá đây là thương vụ thành công mang lại nhiều giá trị về thị phần, doanhthu cho Kido, nhưng thách thức về kiểm soát chi phí cũng rất lớn, tối ưu hóa vẫn là yếu tốcẩn quản lý chặt chẽ trong tương lai

5.3 Nhận diện nhu cầu vốn

5.3.1 Vốn tự có

Kido sử dụng một phần vốn tự có từ LN tích lũy, với LNST năm 2019 đạt khoảng

400 tỷ đồng, cung cấp nguồn tiền mặt khả dụng, giúp giảm thiểu phụ thuộc vào vay nợ vàduy trì sự độc lập tài chính trong thương vụ

 Ưu điểm: Không làm tăng nợ, duy trì cấu trúc vốn lành mạnh và không phải trảlãi vay

 Nhược điểm: Hạn chế về quy mô vốn tự có, ảnh hưởng đến khả năng thực hiệncác thương vụ lớn và duy trì hoạt động khác

5.3.2 Vay nợ

Kido đã tăng nợ vay từ khoảng 1.300 tỷ đồng năm 2019 lên gần 3.000 tỷ đồng vàonăm 2021, điều này cho thấy mức độ phụ thuộc vào vay nợ để tài trợ cho thương vụM&A với Vocarimex

 Ưu điểm: Giúp thực hiện thương vụ lớn mà không pha loãng cổ phần, lãi vayđược khấu trừ thuế

 Nhược điểm: Tăng rủi ro tài chính do gánh nặng lãi suất và trả nợ, có thể ảnhhưởng đến LN ròng

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w