1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf

64 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam
Thể loại Báo cáo kiến tập
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 50,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: Công ty TNHH MTV Động cơ và máy nông nghiệp miền (7)
  • Nam 2 (0)
    • 1.1 Giới thiệu về công ty (7)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung (8)
      • 1.1.2 Quá trình phát triển (8)
      • 1.1.3 Nguồn lực (11)
      • 1.1.4 Năng lực sản xuất (11)
      • 1.1.5 Ngành nghề kinh doanh (12)
      • 1.1.6 Các sản phẩm dịch vụ (12)
    • 1.2 Gia công phụ trợ (16)
      • 1.2.1 Các dây chuyền gia công tiêu biểu (16)
      • 1.2.2 Năng lực gia công (17)
      • 1.2.3 Thiết bị gia công (19)
      • 1.2.4 Trang thiết bị đo kiểm (23)
      • 1.2.5 Hệ thống xử lí nhiệt (26)
      • 1.2.6 Dây chuyền sơn tĩnh điện (27)
      • 1.2.7 Sản phẩm tiêu biểu sau khi gia công (28)
    • 1.3 Quá trình sản xuất động cơ (29)
      • 1.3.1 Quy trình gia công sản xuất bánh răng, bánh đà, trục khuỷu (29)
      • 1.3.2 Quy trình công nghệ gia công trục khuỷu (30)
      • 1.3.3 Quy trình gia công bánh đà (32)
      • 1.3.4 Quy trình gia công sản xuất thân máy, nắp máy (32)
  • CHƯƠNG 2: NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ SAMCO Ở CỦ CHI (34)
    • 2.1 Giới thiệu chung (34)
      • 2.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn- thông điệp giám đốc (40)
      • 2.1.3 Giá trị cốt lõi (41)
      • 2.1.4 Các giải thưởng và chứng nhận samco đạt được (43)
    • 2.2 SAMCO AN LẠC (43)
    • 2.3 Công ty SAMCO Củ Chi (45)
    • 2.4 Quy trình sản xuất xe khách tại samco (49)
      • 2.4.1 Chế tạo khung, mạng (mạng gồm có: Sàn, hông, mui, đầu, đuôi) (49)
      • 2.4.2 Làm khung xe và ghép các phần của xe lại với nhau (51)
      • 2.4.3 Làm vỏ xe (51)
      • 2.4.4 Quá trình trước khi sơn xe (52)
      • 2.4.5 Quá trình sơn xe (53)
      • 2.4.6 Khu gia công chi tiết (54)
      • 2.4.7 Lắp thùng và các bộ phận khác (54)
      • 2.4.8 Thực hiện vận hành thử nghiệm (57)
      • 2.4.9 Xuất xưởng (57)
    • 2.5 Một số loại động cơ (58)
    • 2.6 Một số mẫu xe Samco (60)

Nội dung

SVEAM trực thuộc TổngCông Ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam Bộ Công Thương , Công ty TNHH MTV Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam Là DN sản xuất máy móc ,Thiết Bị hàng đầu tro

Giới thiệu về công ty

Hình 1.1 Công ty động cơ và máy nông nghiệp

Hình 1.2 Logo và tên công ty

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Một Thành Viên Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.

Tên giao dịch: SVEAM ( SOUTHERN VIETNAM ENGINE AND AGRICULTURA MACHINERY COMPANY LIMITED). Địa chỉ: Khu phố 1 - phường Bình Đa - TP Biên Hòa - Đồng Nai Điện thoại: +84 - 061 - 3838727

- Được hợp nhất từ công ty VIKYNO ( TL năm 1967) và VINAPPRO ( TL 1968) kể từ 01/01/2009, với tên GD là SVEAM ( SOUTHERN VIETNAM ENGINE AND AGRICULTURA MACHINERY COMPANY LIMITED) SVEAM trực thuộc Tổng Công Ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam ( Bộ Công Thương ), Công ty TNHH MTV Động Cơ và Máy Nông Nghiệp Miền Nam Là DN sản xuất máy móc , Thiết Bị hàng đầu trong lĩnh vực nông ngư cơ tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi chủ yếu và cung cấp ra thị trường các loại: động cơ diesel, mắt cắt gặt, máy phát điện,

- Với sản phẩm phong phú đa dạng, chất lượng cao và ổn định, SVEAM đã thiết lập được hệ thống đại lý bán hàng rộng khắp cả nước (06 nhà phân phối với trên 150 đại lý trải khắp toàn quốc) Đặc biệt , SVEAM đã xây dựng được mạng lưới gần 40 Trung tâm 3S,Cửa hàng 3S ở các địa phương trong cả nước Trên thị trường nước ngoài, sản phẩm của SVEAM đã có mặt trên 25 quốc gia ở Châu Âu, Châu Phi, Trung

- Ngoài ra SVEAM hiện đang phát triển về mảng gia công phụ trợ các chi tiết phụ tùng cho các đối tác lớn như: Honda Việt Nam, Toshiba (Nhật Bản), Yamabiko (Nhật Bản), Juki (Nhật Bản), Bonfiglioli (Italy),

- Chứng nhận chất lượng: ISO 9001:2008, ISO 14001:2004, ISO 9001:2015, ISO 14001:2015,

- Năm 1967, Thành lập công ty và bắt đầu các hoạt động buôn bán thương mại : công ty Vikyno & Vinappro khởi đầu là một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu và lắp

3 ráp các loại động cơ diesel, máy cày tay và các loại máy thủy thương hiệu Kobuta và Yanmar của Nhật Bản Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, sản xuất nông nghiệp chưa phát triển và thị trường chỉ bó hẹp trong phạm vi miền Nam nên sản lượng máy cung cấp cho thị trường rất khiếm tốn.

- Năm 1969, Xây dựng nhà máy.

- Năm 1971, Bắt đầu lắp ráp động cơ và máy nông nghiệp cung cấp cho thị trường.

- Năm 1975, Sau ngày đất nước thống nhất, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế bao cấp, Vikyno & Vinappro từ chỗ là một đơn vị chuyên lắp ráp động cơ, máy nông nghiệp chuyển sang làm… máy bơm nước phục vụ các công trình thủy lợi. Sau đó, công ty tiếp tục được giao sản xuất các loại máy công cụ Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật thời kỳ này còn hạn chế nên mỗi năm nhà máy chỉ cung cấp cho thị trường …vài chục sản phẩm “Đây có thể nói là một trong những thời kỳ khó khăn nhất của công ty”, Tổng giám đốc Công ty Vikyno & Vinappro Trần Vạn Tuấn Anh cho hay.

- Năm 1990, Bắt đầu thực hiện dự án sản xuất động cơ diesel thế hệ mới (RV). Đầu thập niên 90, Vikyno & Vinappro được Nhà nước đầu tư một số thiết bị quan trọng trong gia công cơ khí, rèn dập của một số nước Đông Âu nên việc sản xuất động cơ diesel – thế mạnh một thời của đơn vị được khôi phục trở lại Thế nhưng, khi việc sản xuất động cơ chỉ mới manh nha hình thành trở lại thì Vikyno & Vinappro lại đứng trước lằn ranh “sinh tử” khi các loại máy nông nghiệp Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường Trong khi đó, các loại động cơ đời cũ vừa mới được khôi phục phát triển trở lại của công ty lại không được đông đảo nông dân đón nhận.

- Năm 1995, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Máy Nông nghiệp Miền Nam

(tiền thân của Công ty Động Cơ và Máy Nông nghiệp Miền Nam hiện nay), cũng tại thời điểm này thị trường bắt đầu hình thành, sự cạnh tranh gay gắt với các loại máy nông nghiệp đã qua sử dụng của nước ngoài, các loại máy nông nghiệp Trung Quốc tràn ngập thị trường, khiến các loại động cơ diesel thế hệ cũ như KND5B, D9, D12, D15 là những sản phẩm truyền thống của công ty rất khó tiêu thụ.

- Trước đòi hỏi phải thay đổi để tồn tại, Vikyno & Vinappro nối lại quan hệ hợp tác với Tập đoàn Kubota, một “ông lớn” về sản xuất máy nông nghiệp của Nhật Bản.

Không chỉ đưa kỹ sư sang Kubota tu nghiệp, Vikyno & Vinappro còn đầu tư mua bản quyền thiết kế, công nghệ sản xuất động cơ diesel thế hệ mới nhất của Nhật Bản.

- Thành quả cho bước đi “chiến lược” này là sự ra đời của 2 loại động cơ diesel RV70 và RV 125-2 nhận được sự đón nhận tích cực của nông dân trên cả nước “Với 2 loại động cơ này, các loại máy cày, máy xay… của Vikyno & Vinappro đã được người nông dân đón nhận nhiệt tình Từ chỗ gần như đánh mất thị trường bởi các loại máy nông nghiệp Trung Quốc, các sản phẩm của công ty đã chiếm lại được đến 25% thị phần máy nông nghiệp trên địa bàn cả nước Riêng tại Đồng Nai, các sản phẩm máy nông nghiệp của công ty chiếm khoảng 30% thị phần”.

- Năm 1996, Những sản phẩm động cơ diesel, máy cày, máy xay thương hiệu

Vikyno & Vinappro bắt đầu xuất hiện tại thị trường một số nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Indonesia, Campuchia… Với chất lượng đã được khẳng định, các sản phẩm này trở thành đối thủ cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm cùng loại đến từ nhiều nền sản xuất tiên tiến cũng như nhận được sự tin dùng của nông dân các nước trong vùng.

- Năm 1999, Thiết lập hợp đồng kỹ thuật với Kubota Bắt đầu xuất khẩu sản phẩm với số lượng lớn cho thị trường Asia,Trung Đông…

- Năm 2000, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.

- Năm 2002, Dây chuyền sản xuất đầu tiên với sự tích hợp của các trung tâm gia công CNC được đưa vào vận hành sử dụng.

- Năm 2004, Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quản lý môi trường ISO

- Năm 2005, Động cơ diesel đầu tiên do Vikyno thiết kế và chế tạo được ra mắt thị trường (RV165-2).

- Năm 2007, Thiết kế và chế tạo động cơ diesel RV145-2.

- Năm 2008, Hợp nhất công ty VIKYNO và VINAPPRO thành Công ty

- Năm 2009, Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2008.

- Năm 2010, Thiết kế và chế tạo động cơ diesel RV320.

- Năm 2011, Thiết kế và chế tạo động cơ diesel thế hệ LX.

- Năm 2015, Để bắt kịp những tiến bộ trong công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công ty đã tăng cường tích hợp tự động hóa vào quy trình sản xuất với tổng

5 kinh phí lên tới 125 tỷ đồng Điểm vượt trội của công nghệ này là dữ liệu cũng như quy trình vận hành được lưu trữ trong đám mây điện toán, người quản lý và nhà cung cấp có thể theo dõi và truy suất dữ liệu ở bất cứ đâu Nhờ đó, việc theo dõi lịch trình hoạt động của máy và quản lý chất lượng sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, đồng thời sớm phát hiện cái sai lỗi cũng như bảo dưỡng thiết bị kịp thời trước khi xảy ra hỏng hóc.

- Năm 2018-2019, Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho 24 doanh nghiệp điển hình áp dụng công cụ duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 604/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2012.

Gia công phụ trợ

Từ sau năm 1995, nối tiếp các thành công trong lĩnh vực sản xuất động cơ, SVEAM tiếp tục mở rộng sản xuất và đầu tư vào công nghệ gia công chính xác (CNC) cùng các thiết bị phụ trợ hiện đại như máy đo 3 chiều, máy đo độ bóng bề mặt, máy đo profile răng,… Những thiết bị này giúp VEAM giảm đáng kể tỉ lệ sai lỗi trong sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất và nâng cao uy tín của mình đối với khách hàng.

Từ năm 2015, để bắt kịp những tiến bộ trong công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công ty đã tăng cường tích hợp tự động hóa vào quy trình sản xuất với tổng kinh phí lên tới 125 tỷ đồng Điểm vượt trội của công nghệ này là dữ liệu cũng như quy trình vận hành được lưu trữ trong đám mây điện toán, người quản lý và nhà cung cấp có thể theo dõi và truy suất dữ liệu ở bất cứ đâu Nhờ đó, việc theo dõi lịch trình hoạt động của máy và quản lý chất lượng sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, đồng thời sớm phát hiện cái sai lỗi cũng như bảo dưỡng thiết bị kịp thời trước khi xảy ra hỏng hóc.

1.2.1 Các dây chuyền gia công tiêu biểu

- Dây chuyền gia công bánh răng.

- Dây chuyền gia công chi tiết dạng hộp.

- Dây chuyền gia công chi tiết dạng trục.

- Dây chuyền gia công chi tiết dạng dĩa.

- Dây chuyền gia công chi tiết dập-hàn.

- Hệ thống xử lý nhiệt.

- Dây chuyền sơn tĩnh điện.

Các loại bánh răng: Bánh răng trụ răng thẳng; Bánh răng trụ răng nghiêng; Bánh xích các loại; Bánh răng di trượt trong hộp số; Trục then hoa các loại,…?

Module max: 0,5 ~ 6mm Đường kính gia công lớn nhất: 450mm

Chiều dày lớn nhất: 450mm

Chiều dài trục then hoa max: ~ 800mm Độ chính xác: cấp 8

Hình 1.9 Các sản phẩm bánh răng

- Với thiết bị được đầu tư hiện đại có xuất xứ từ Nhật Bản cho khả năng gia công đa dạng các chi tiết dạng hộp như: Thân máy, hộp số,… có kích thước 800x800 x1000mm

- Hệ thống gia công linh hoạt FMS có khả năng gia công liên tục 24/24

- Độ chính xác gia công: 0,005mm

- Khả năng tự chế tạo dao cụ chuyên dụng, gá lắp, trang bị công nghệ chuyên ngh iệp mang lại hiệu quả và chất lượng cao.

- Hệ thống FMS: gồm 05 trung tâm DMG Mori với pallet tự động (Khả năng gia công: 800x800x1000mm)

- SVEAM đã đầu tư đầy đủ các thiết bị chuyên dùng gia công cho các chi tiết chi tiết dạng trục như máy vạt mặt khoan tâm CNC, tiện trục CNC 2 đài dao, mài tròn NC,

- Chỳng tụi cú thể cung cấp cho khỏch hàng cỏc dạng trục đường kớnh từ ặ10- ặ 250mm với chiều dài lớn nhất lên đến 1000mm Độ chính xác ±0,002mm

- Máy lăn răng bán tự động.

- Máy làm nguội sườn rang.

- Máy cà răng bán tự động

- Máy phaytrục then hoabán tự động

- Máy chuốt đứng: 5 tấn, 10 tấn

- Trung tâm gia công đứng thông minh Mazak VCN 530-C HS (3 trục)

- Trung tâm gia công đứng thông minh Mazak VCN 530-C (4 trục)

- Máy phay giường (Khả năng gia công 3000x1600x1400mm)

Hình 1.11 Máy vạt mặt khoan tâm

- Trung tâm gia công ngang FMH500 (Khả năng gia công 780x780x750mm)

- Trung tâm khoan taro đứng

- Máy vạt mặt khoan tâm CNC

- Máy tiện CNC 2 trục và 3 trục

- Máy tiện trục chuyên dụng

Hình 1.12 Nhân viên trong quá trình sản xuất dây chuyền bán tự động

Hình 1.13 Máy lăn răng 5 - AXIS CNC GEAR HOBBING MACHINE (GHO-200)

Hình 1.15 Máy tiệnHình 1.14 Máy mài tròn NC

1.2.4 Trang thiết bị đo kiểm

Máy kiểm tra bánh răng CLP-35S

Hình 1.16 Máy kiểm tra độ cứng

Hình 1.17 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

Hình 1.18 Nhân viên đang kiểm tra sản phẩm

Hình 1.19 Máy CMM CRYSTA-APEX S7016

Hình 1.20 Máy kiểm tra bánh răng CLP-35S

Hình 1.21 Máy kiểm tra độ bóng

1.2.5 Hệ thống xử lí nhiệt

- Năng lực xử lý nhiệt

- Với kinh nghiệm hơn 30 năm sản xuất động cơ diesel, công ty

SVEAM xác định công đoạn xử lý nhiệt quyết định rất lớn đến chất lượng độ bền của chi tiết cơ khí Vì vậy, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nhiệt tự động, công nghệ hiện đại:

- Hệ thống tôi thể tích

- Hệ thống thấm Carbon tự động có khí bảo vệ môi trường thấm, đảm bảo chi tiết thấm carbon có chất lượng tốt, độ biến dạng ít và màu sắc đẹp, khả năng thấm 1000kg/ mẻ.

- Hệ thống tụi cao tần CNC cho khả năng tụi trục max ặ200 cú chiều dài max 1000mm.

- Thiết bị xử lý nhiệt

- Hệ thống thấm Carbon tự động

- Lũ tụi cao tần: Cho khả năng tụi trục max ặ200 cú chiều dài max 1000mm

1.2.6 Dây chuyền sơn tĩnh điện

Hình 1.22 Máy nung cao tần

Hình 1.23 Dây chuyền sơn tĩnh điện

1.2.7 Sản phẩm tiêu biểu sau khi gia công

Hình 1.24 Sản phẩm sau khi sơn bảng 1.1 Một số sản phẩm sau gia công

Quá trình sản xuất động cơ

1.3.1Quy trình gia công sản xuất bánh răng, bánh đà, trục khuỷu:

Các thiết bị trong gia công

- Máy khoan FANUC -B 10 đầu A040B ( tự động)

- Máy khoan thường 10 đầu thủ công.

- Máy cân bằng bánh đà: cân bằng theo phương pháp đối trọng.

Quy trình gia công bánh răng

- Chọn mua nguyên vật liệu: vật liệu phải là loại tốt nhất, phải cân nhắc khi lựa chọn mua thép tròn hay thép rèn, sau đó gia công bánh răng thô theo kích thước cần thiết và đưa vào công đoạn tiếp theo Về cơ bản phải chọn vật liệu theo bản vẽ của người thiết kế để tiến hàng gia công nhưng cúng có trường hợp phải chọn vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng.

- Sử dụng máy tiện, máy phay để cắt thép tròn hay thép rèn và gia công sao cho thuận lợi trong các bước tạo răng tiếp theo Ngoài ra, vì kích thước sẽ thay đổi sau khi xử lý nhiệt, nên cần phải xem xét ký công đoạn này.

- Cà răng là công đoạn gia công xử lý tinh sau khi đã tạo hình răng Cà răng về cơ bản là dùng để chỉnh kích thước đến đơn vị micro và lam tăng độ chính xác.

- Xử lý nhiệt là công đoạn gia công bánh răng giúp tăng độ cứng nhưng nếu xử lý quá nhiệt sẽ khiến bánh răng bị giòn và trở nên dễ bị vỡ và ngược lại nếu xử lý thiếu nhiệt thì sẽ không có đủ độ cứng cần thiết Sau khi xử lý nhiệt, kích thước sản phẩm sẽ bị thay đổi vì vậy mà cần phải tính toán trước để bù trừ lượng thay đổi này trong quá trình gia công.

- Cao răng là công đoạn quyết định kích thước của biên dạng và bề mặt bánh răng Tuy nhiên xét đến chuyển động quay của bánh răng thì còn có nhiều yếu tố quan trọng khác như là để phòng độ lệch trục khi quay thì cần phải gia công tinh đường kính trong và ngoài.

- Các hư hỏng trong khi gia công bánh răng: bị các lỗi khí khi đúc, một số răng không đều, bị sứt mẻ trong khi gia công.

1.3.2 Quy trình công nghệ gia công trục khuỷu

- Chọn chuẩn để gia công:

Khi chọn chuẩn để gia công cần căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật để chọn Đối với trục khuỷu độ đồng tâm giữa các cổ trục (cổ chính và cổ biên) là rất quan trọng, vì thế chuẩn để gia công thường là 2 lỗ tâm, dùng để gia công thô và gia công tinh, hầu hết các bề mặt của trục Dùng lỗ tâm làm chuẩn phải dùng tốc kẹp mặt ngoài phía trái đầu trục để truyền moment xoắn, có thể dùng tốc thẳng khi mài và tốc cong khi tiện Khi gia công nhiều dao, trục dài có thể truyền moment xoắn từ 2 phía

Khi định vị bằng 2 mũi tâm nếu dùng mũi tâm cứng, rất dễ dẫn đến sai số chuẩn chiều dài do khi khoan tâm độ sâu lỗ khoan không đều Để khắc phục sai số này có thể dùng mũi tâm tùy động (hình 3.1), mũi tâm 3 có lò xo đẩy 4, khi đó mặt đầu của chi tiết luôn tỳ vào mặt đầu phiến 2 vì vậy không có sai số chuẩn kích thước chiều dài

Nếu khi gia công tiện, mài mũi tâm sau có thể là mũi tâm quay, hoặc mũi tâm cố định khi cần độ đồng tâm cao, nhưng khi số vòng quay lớn hơn 500v/phút thì mũi tâm dễ bị mòn do không bôi trơn liên tục vì vậy phải dùng mũi tâm quay cùng với chi tiết

Trục khuỷu là chi tiết máy khó gia công vì kết cấu phức tạp, độ cứng vững gá đặt kém, đòi hỏi kỹ thuật cao Việc chọn chuẩn để gia công cũng như khi gia công trục

25 thường lấy lỗ tâm làm chuẩn tinh phụ để gia công các cổ chính Nhưng khi gia công cổ biên, thường không dùng lỗ tâm ở cổ chính làm chuẩn mà dùng ngay cổ chính đã gia công làm chuẩn tinh nhằm đảm bảo độ cứng vững khi gá đặt Để đưa tâm cổ biên trùng với tâm máy gia công, ta gá lệch tâm cổ chính khỏi tâm máy một đoạn lệch tâm (e) bằng khoảng cách giữa 2 tâm cổ biên và cổ chính, đồng thời định vị để đưa tâm cổ biên trùng với tâm của máy nhờ vào lỗ tâm gia công trên mặt bích đầu trục khuỷu, để cân bằng khi quay, có lắp thêm đối trọng G

- Gia công chuẩn phụ: dùng chuẩn thô là cổ chính gá vào khối V và tỳ vào một má trục, để khống chế kích thước chiều dài và tiến hành khỏa mặt đầu, khoan lỗ tâm. Khi phay mặt cạnh hoặc khoan lỗ mặt bích để làm chuẩn cho gia công cổ biên ta dựa vào cổ biên, để định vị góc xoay Đối với phôi rèn tự do, thường gia công theo dấu

- Gia công trước nhiệt luyện: đây là giai đoạn phức tạp và khó khăn nhất (vì sai lệch của phôi, độ cứng vững gá đặt kém) Khi gia công cổ chính, cần chọn cách gá đặt sao cho biến dạng ít nhất Ví dụ khi gia công trục khuỷu có 6 xi lanh với 7 cổ chính, trước hết ta gia công cổ chính ở giữa, rồi đặt luy nét vào đó để tăng độ cứng vững khi gia công các cổ chính còn lại Khi gia công cổ biên, thường không dùng lỗ tâm ở cổ chính làm chuẩn mà gá đặt ngay vào cổ chính vừa gia công (Bằng mâm cặp hoặc khối V) để đảm bảo độ cứng vững khi gá đặt

- Gia công tinh và gia công lần cuối sau khi nhiệt luyện: Bao gồm mài thô và mài tinh các cổ chính, cổ biên Nếu các cổ chính và cổ biên, yêu cầu độ chính xác và độ nhẵn bóng cao hơn có thể mài siêu tinh và đánh bóng… Ngoài ra còn dùng lăn ép, va đập để nâng cao độ bền mỏi ở các góc lượn của cổ trục nơi thường có ứng suất tập trung lớn

Trình tự gia công các bề mặt chính của trục khuỷu liền bằng phôi rèn khuôn hoặc phôi đúc như sau:

2.Khỏa mặt đầu, khoan lỗ tâm ở 2 đầu cổ chính

3.Phay mặt cạnh má trục khuỷu hoặc gia công lỗ trên mặt bích, mục đích để định vị khi gia công cổ biên

4.Nắn thẳng và kiểm tra độ đảo khi gá trục vào 2 lỗ tâm

5.Gia công thô và gia công bán tinh các cổ chính, chuẩn là 2 lỗ tâm

6.Gia công thô và gia công bán tinh các cổ biên, các bề mặt má khuỷu

7.Phay mặt phẳng má khuỷu, phay rãnh then…

8.Gia công các lỗ dẫn dầu bôi trơn, lỗ lắp đối trọng…

9.Tôi và ram các cổ trục

10.Kiểm tra, sửa lỗ tâm

11.Mài thô và tinh các cổ chính

12.Mài thô và tinh các cổ biên, khi gia công tinh các cổ biên thường dùng phương pháp mài trên máy mài trục khuỷu chuyên dùng

14.Gia công tinh lần cuối cổ chính và cổ biên

15.Tổng kiểm tra lần cuối

1.3.3 Quy trình gia công bánh đà

- Chọn phôi hay vật liệu để làm bánh đà ( chủ yếu là gang xám)

- Chọn phương pháp đúc để tạo phôi

- Vẽ sơ đồ tạo phôi( sơ đồ đúc) trên máy tính rồi xuất ra 2D

- Kiểm tra sản phẩm sau khi đúc

- Nếu xảy ra vấn đề thì chỉnh sửa ngay

- Cân bằng động đối với bánh đà, nếu bị lệch thì tiến hành khoan lỗ để làm cân bằng bằng máy nên công việc dễ dàng

1.3.4 Quy trình gia công sản xuất thân máy, nắp máy:

- Phay,tiện, xử lí theo yêu cầu kỹ thuật

- Gắn két nước, trục khuỷu,piston

- Đóng số quản lí sp

- Cho chạy kiểm tải ( 1 người 4 máy) a Phòng quản lý chất lượng sản phẩm

27 b Tổ quản lí dụng cụ phục vụ sản xuất: Mài dao, khoan, bảo quản các dụng cụ sản xuất.

Khu máy mới: Gia công bánh răng- trục khuỷu, sx thân máy hoàn toàn tự động

- Máy mài, đánh bóng trục khuỷu hiệu KONDO, Máy khoan lỗ dầu trục khuỷu

- Loại bỏ ba via của bánh răng mới.

- Máy CNC: Mazack, gia công chi tiết bánh răng, trục khuỷu

- Dàn máy sx thân máy hoàn toàn tự động(Chưa rõ tên)

- Quy trình 5S bao gồm seiri- sàng lọc, seiton- sắp xếp, seiso – sạch sẽ, seiketsu – săn sóc, shitsuke – sẵn sàng.

Công ty SVEAM hiện trang bị trên 60 trung tâm gia công cơ khí chính xác và hơn 400 thiết bị chuyên dùng Ngoài ra, còn có nhiều thiết bị đo kiểm hiện đại, như máy đo 3 chiều, máy đo độ bóng bề mặt, máy đo kiểm tra biên dạng răng, máy đo bề dày lớp phủ bề mặt… để đảm bảo chất lượng cao và ổn định…

Cũng theo SVEAM, thương hiệu Vikyno và Vinappro là hai thương hiệu made inVietnam mà công ty đã nâng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm lên khoảng từ 90-100%.Hiện ở thị trường nước ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, Nam Á rất chuộng sản phẩm của Vikyno và Vinappro Hàng năm, doanh số xuất khẩu của 2 thương hiệu này đạt từ 10-12 triệu USD, chiếm khoảng 40% doanh số chung của SVEAM…

NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ SAMCO Ở CỦ CHI

Giới thiệu chung

Hình 1.25 Buổi gặp mặt tại công ty

Hình 2.26 tổng công ty Samco

- Ngày 28/4/2004 bằng Quyết định số 69/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 172/2004/QĐ-UB ngày 15/07/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO) thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Năm 2010 Tổng công ty chuyển đổi thành Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – TNHH MTV theo Quyết định số 2988/QĐ-UB ngày 7/7/2010 của Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

- VỐN ĐIỀU LỆ: 1.796.569 TRIỆU ĐỒNG

- TỔNG DOANH THU NĂM 2018: 25.051.966 TRIỆU ĐỒNG

- NỘP NGÂN SÁCH: 7.574.793 TRIỆU ĐỒNG

- TỔNG SỐ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN: 6.996 NGƯỜI

- SAMCO có hoạt động đa ngành trong nhiều lĩnh vực, mỗi ngành đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, tập trung được nhiều nguồn lực, khả năng hỗ trợ, hợp tác liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó, Tổng công ty SAMCO có ngành mũi nhọn là ngành cơ khí chế tạo, đã được Chính phủ quy hoạch là một trong bốn Tổng công ty đảm nhiệm vai trò nòng cốt phát triển ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam.

- Là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh đa ngành, trong đó ngành chính là sản xuất các sản phẩm cơ khí giao thông, vận tải và cung cấp dịch vụ về giao thông, vận tải chất lượng cao Chuyên kinh doanh ôtô, xe buýt, xe khách Cung cấp phụ tùng chính phẩm, thực hiện bảo trì sửa chữa ôtô các loại: Toyota, Mitsubishi, Isuzu, Chevrolet, Mercedes-Benz, Nissan Sản xuất, lắp ráp các loại xe buýt và xe chuyên dùng trên nền cơ sở: Isuzu, Hino, Maz, Fuso, Huyndai, Mercedes_Benz, Hino

- Là trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật cao: SAMCO kết hợp và được sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài liệu và dụng cụ đào tạo từ các hãng ôtô nổi tiếng trên thế giới Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh và công cộng Đóng tàu và cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường thủy Khai thác, kinh doanh vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển trong và ngoài nước Sản xuất thiết bị và xây dựng hệ thống giao thông, cho thuê bến bãi và vận tải hàng hóa Xuất nhập khẩu ủy thác các trang thiết bị và phương tiện giao thông vận tải, vật tư các loại Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị phục vụ môi trường, thiết bị garage, phụ tùng cho giao thông công chánh… Thiết kế kỹ thuật các loại phương tiện vận chuyển với đặc tính kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với điều kiện Việt Nam Đầu tư tài chính.

- Ngày 20/12/1975, công ty được thành lập từ công xưởng Đô Thành- lấy tên là Công xưởng Thành phố.

Hình 2.28 Những ngày đầu thành lập

- Ngày 09/03/1983: sáp nhập Xí nghiệp Quốc doanh sửa chữa xe Hưng Hiệp vào

Xí nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô (Công xưởng Thành phố)

Hình 2.27 Các lĩnh vực công ty

Hình 2.29 Lễ ký sáp nhập và hội nghị tổng kết sáng kiến 5 năm 1981 – 1985

- Năm 1990, đổi tên thành Sài Gòn công xưởng với 5 phân xưởng: Phân xưởng sửa chửa; Phân xưởng cơ khí; Phân xưởng Hưng Hiệp; Phân xưởng Cơ điện; Phân xưởng Tạo phôi.

Hình 2.30 Logo đầu tiên khi thành lập

- Năm 1992: Sắp xếp, thành lập Doanh nghiệp Nhà nước, đổi tên thành Công ty

Cơ khí Ô tô Sài Gòn (SAMCO) với 3 phân xưởng: Sửa chữa xe tải, Sửa chữa xe du lịch, Cơ khí.

- Năm 1993: Toyota Nhật Bản công nhận SAMCO là Trung tâm Sửa chữa ủy quyền của Toyota tại Việt Nam (TASS).

- Năm 1994: Công ty phân bố lại thành 2 phân xưởng: SAMCO 1 và SAMCO 2, sáp nhập Công ty Tái sinh Dầu vào SAMCO và thành lập SAMCO 3.

- Năm 1995: Sáp nhập Công ty Ô tô Sài Gòn vào SAMCO và thành lập SAMCO 4.

- Tháng 04/1995: Thành lập Công ty Liên doanh Mercedes – Ben Việt Nam (MBV).

- Tháng 09/1995: Liên doanh thành lập Trạm Đăng kiểm Phương tiện Cơ giới đường bộ 50-04V.

- Tháng 10/1995: Thành lập Công ty Liên doanh Isuzu Việt Nam (IVC).

- Năm 1996: Thành lập phân xưởng SAMCO số 5 tại số 1 Xa lộ Hà Nội- Thủ Đức

- Tháng 03/1996: Liên doanh thành lập Trạm đăng kiểm Phương tiện cơ giới đường bộ 50- 02S.

Hình 2.31 Logo thứ hai kể từ khi thành lập

- Tháng 04/1996: Liên doanh thành lập Trạm đăng kiểm Phương tiện cơ giới đường bộ 50- 01S.

- Tháng 12/1996: Thành lập công ty Liên doanh dịch vụ ô tô Toyota Tsusho Sài Gòn (TTSAMCO).

- Tháng 01/1999: Thành lập Xí nghiệp Toyota Bến Thành (TBTC) – đại lý chính thức của Toyota Motor Việt Nam.

- Tháng 06/1999: Mua lại cổ phiếu nước ngoài trong Công ty Liên doanh Isamco, thành lập xí nghiệp trực thuộc: Xí nghiệp Công nghiệp và dịch vụ ô tô(Isamco)- đại lý chính thức của Vinastar (Xe Mitsubishi), Vidamco (Xe Daewoo) và Vidaco (xe Daihatsu).

- Ngày 29/04/2000: Cổ phần hóa phân xưởng SAMCO 3 – Thành lập CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAXACO).

- Tháng 03/2001: nhận chứng chỉ Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002: 1994 do Quacert cấp cho lĩnh vực sữa chủa, bảo dưỡng và kinh doanh ô tô.

- Tháng 04/2001: thành lập xí nghiệp cơ khí ô tô An Lạc (SAMCO An Lạc) từ xưởng SAMCO 4, gồm: cửa hàng kinh doanh ô tô Isuzu, xưởng đóng mới và sửa chửa ô tô, xe tải, xe buýt;xưởng đóng mới và sửa chữa xe chuyên dụng.

- Ngày 28/4/2004 bằng Quyết định số 69/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 172/2004/QĐ-UB ngày 15/07/2004 của Ủy ban nhân dânTPHCM đã phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Cơ khí Giao thông vận tải SàiGòn (SAMCO) thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.

- Ngày 15/07/2004: Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định số 172/2004/ QĐ- UB thành lập Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn(SAMCO) thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, theo đó sẽ có 25 công ty trực thuộc sở Giao thông Công Chánh là công ty con và toàn bộ cơ cấu tổ chức của SAMCO trước đây thành công ty mẹ.

- Ngày 26/11/2004: được chọn là ngày thành lập Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận Tải Sài Gòn (SAMCO)

- Năm 2006: thành lập Xí nghiệp dịch vụ ô tô Isuzu An Lạc.

- Năm 2010 Tổng công ty chuyển đổi thành Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – TNHH MTV theo Quyết định số 2988/QĐ-UB ngày 7/7/2010 của Ủy Ban Nhân dân TPHCM.

- Năm 2016: công bố hệ thống nhận diện thương hiệu SAMCO với logo mới và slogan “Đồng hành và chia sẻ”

Hình 2.32 Logo mới hiện nay của công ty cùng với slogan

2.1.2 Sứ mệnh – Tầm nhìn- thông điệp giám đốc:

“Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao trong ngành cơ khí giao thông vận tải, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam.”

“Trở thành biểu tượng quốc gia trong ngành cơ khí giao thông vận tải.”

"Là đơn vị sản xuất sản phẩm xe buýt – xe khách mang thương hiệu SAMCO, với sứ mệnh “Cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao trong ngành cơ khí giao thông vận tải, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam”, chúng tôi luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm & dịch vụ ngày càng hoàn hảo nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng và xây dựng hình ảnh Xí nghiệp là ngôi nhà thứ hai của toàn thể CB.CNV. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi luôn ý thức đổi mới để phát triển về tư duy quản lý, cải tiến, đầu tư công nghệ; phát triển hệ thống kinh doanh, trạm dịch vụ ủy quyền hiện đã có mặt tại hầu hết các khu vực trọng điểm trên toàn quốc; chú trọng đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, xem con người là tài sản quý giá nhất của đơn vị thông qua việc chăm lo đời sống tinh thần và đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho CB.CNV Xí nghiệp.

Chúng tôi tin tưởng rằng: với những giá trị cốt lõi “Chính trực- Trách nhiệm- Sáng tạo-Hợp tác” của Tổng công ty SAMCO, Ban Giám Đốc và toàn thể CB.CNV Xí nghiệp Cơ khí Ô tô An Lạc sẽ luôn phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, mang đến sự hài lòng cao nhất cho Quý khách hàng.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe-hạnh phúc-thành công đến quý đối tác, khách hàng, ban lãnh đạo Tổng công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên xí nghiệp."

- CHÍNH TRỰCTrung thực với bản thân, công việc và cuộc sống; luôn có chính kiến; suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực đạo đức lối sống lành mạnh.

SAMCO AN LẠC

- Xí Nghiệp Cơ Khí Ô Tô An Lạc (SAMCO An Lạc) là một trong 07 Xí nghiệp trực thuộc Tổng Công ty SAMCO đảm nhận mảng sản xuất công nghiệp với vai trò đầu tàu trong ngành công nghiệp ô tô tại TP.HCM với sản phẩm xe khách – xe buýt mang thương hiệu SAMCO

- Nguồn nhân lực tại SAMCO An Lạc được tuyển chọn khắt khe, thường xuyên được đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, ứng dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến để cho ra đời những sản phẩm tốt nhất.

- Nhà máy Ô Tô Củ Chi có quy mô hoạt động lớn cùng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, tổ chức SX đảm bảo theo nguyên tắc chuẩn hóa, module hóa các cụm chi tiết Tất cả các sản phẩm của nhà máy đều được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu thị trường, kết hợp hài hòa các yếu tố chất lượng cao, giá thành hợp lý và mẫu mã đẹp.

- Với lực lượng kỹ sư giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân luôn được đào tạo, các sản phẩm xuất xưởng luôn được kiểm soát chặt chẽ trên từng vị trí của dây chuyền công nghệ, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

- “Chất lượng – Hiệu quả” là yếu tố hàng đầu mà SAMCO An Lạc truyền đạt đến tất cả nhân viên và vào từng sản phẩm mang thương hiệu SAMCO

Công ty SAMCO Củ Chi

Hình 2.37 Nhà máy ô tô samco ở Củ Chi

Sáng ngày 21/9/2018, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – TNHHMTV (SAMCO) đã khánh thành Nhà máy Ô tô chuyên dùng SAMCO tại Khu Công nghiệp Cơ khí Ô tô TP HCM; xã Tân Thạnh Đông; huyện Củ Chi, TP HCM.

Hình 2.38 Ông Nguyễn Hồng Anh – Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Công ty phát biểu khai mạc buổi lễ khánh thành Nhà máy ô tô Chuyên dùng SAMCO

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 40.000 m2 với công suất thiết kế lên đến

500 xe và thiết bị chuyên dùng/năm Đây là nhà máy được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sản xuất xe và thiết bị chuyên dùng theo quy định của Chính phủ.

Hình 2.39 Nghi thức cắt băng khánh thành

Nhà máy Ô tô Chuyên dùng SAMCO chuyên sản xuất các loại xe và thiết bị chuyên dùng mang thương hiệu SAMCO trong 2 lĩnh vực chính là môi trường và phòng cháy chữa cháy, bao gồm các loại xe ép rác, trạm ép rác kín, xe rửa đường và tưới cây, xe hút bùn - thông cống, xe tải cẩu, xe nâng người làm việc trên cao,…và xe chữa cháy các loại Nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng cao, qui trình công nghệ lắp ráp đơn chiếc, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:

2015, cùng với đội ngũ kỹ sư, công nhân được đào tạo và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chuyên biệt này.

Hình 2.40 Ông Đặng Quế Hùng – Giám đốc xí nghiệp Cơ khí Ô tô Chuyên dùng An

Lạc giới thiệu về nhà máy tại buổi lễ.

Nhà máy Ô tô Chuyên dùng SAMCO trong những năm qua đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của Việt Nam và đạt được sự tín nhiệm từ các đơn vị sử dụng Một số sản phẩm trong lĩnh vực môi trường đã được xuất khẩu qua các nước trong khu vực như Lào và Campuchia Nhiều sản phẩm của Nhà máy cũng đã được đăng ký bản quyền với Cục sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Hình 2.41 Khách hàng và đối tác tham quan bên trong nhà máy sản xuất xe chuyên dùng SAMCO Đưa vào hoạt động Nhà máy Ô tô Chuyên dùng, SAMCO hy vọng trở thành một nhân tố tích cực cho thị trường lao động tại Huyện Củ Chi, tạo ra một lực lượng lao động công nghiệp năng động, được đào tạo chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quy trình sản xuất xe khách tại samco

2.4.1Chế tạo khung, mạng (mạng gồm có: Sàn, hông, mui, đầu, đuôi):

- Gia công kích thước theo thiết kế có sẵn.

- Tạo dáng hình mạng, khung theo bản thiết kế.

- Gắn lên đồ gá, hàn liên kết từng phần riêng biệt để tạo thành sàn, đầu, đuôi, hông, mui, lắp xe.

- Kiểm tra các lỗi trên sản phẩm và gia công những chi tiết lỗi.

- Mạ kẽm, phun sơn tĩnh điện lên từng bộ phận của xe.

Hình 2.42 Dây chuyền lắp xe

Hình 2.43 lắp ráp khung xe

2.4.2 Làm khung xe và ghép các phần của xe lại với nhau

- Sau khi hoàn thành từng mảng, cho lên bộ đồ gá 6 mảng.

- Chúng ta ghép các bộ phận đã hàn sẵn tạo thành khung, hàn khung.

- Kiểm tra lại xem có lỗi và sự thay đổi gì so với bản thiết kế để chỉnh sửa và hàn lại.

- Tiến hành lợp vỏ xe, cần có tôn vỏ thẳng nên gia công bằng máy ép(kéo) thủy lực.

- Ốp các chi tiết bên trong xe, v v.

- Lắp ráp các chi tiết rời, nắp cốp, nắp thùng, cửa xe

Hình 2.44 Lắp các chi tiết phần vỏ

- Bắn keo liên kết chi tiết: mang lại lợi ích là tiết kiệm thời gian, tạo liên kết tốt, giảm rung chấn, chống nước lọt vào, không co rút biến dạng bề mặt, giảm hư hỏng do ma sát, chống ồn, giảm va đập

2.4.4 Quá trình trước khi sơn xe

- Sau khi thùng vỏ được lắp hoàn chỉnh

- Đưa vào phòng sơn với quy trình từ 30-45p với tiêu chuẩn chống sự ảnh hưởng bởi thời tiết, không khí bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sơn

Hình 2.45 Các chi tiết thùng xe

- Xe được đưa vào khu vực sơn và trải qua nhiều công đoạn từ đánh bóng, sau đó sơn lót qua mấy lớp rồi cuối cùng sơn chính qua vài lớp

- Cuối cùng sơn bề mặt chống chịu thời tiết, không khí bên ngoài

Hình 2.46 Xe đã được xử lý bề mặt

Hình 2.47 Màu sơn sau khi sơn xe

2.4.6 Khu gia công chi tiết:

- Máy CNC uốn cong chi tiết phức tạp cho phù hợp yêu cầu, tiết kiệm thời gian và ổn định Hạn chế sản phẩm lỗi.

Chuẩn bị sắt xi (Xe nền):

- Chuẩn bị khung nền đã có sẵn.

- Lắp các hệ thống cơ bản lên khung nền: Điện, phanh, động cơ, lái, truyền lực,bình chứa

- Hầu hết chi tiết là nhập hàng nước ngoài, có thể là nhập nguyên hoặc nhập rời.

- Kiểm tra lại hết các xe nền xem có bị vấn đề và nếu có thì xử lý ngay.

2.4.7 Lắp thùng và các bộ phận khác

- Lắp thùng với xe nền.

- Đi dây, dán ốp, tấm cách điện, những chi tiết trong thùng xe.

- Lắp hệ thống dây điện trong xe.

- Lắp hệ thống lái, hệ thống đèn trong và ngoài xe.

- Các chi tiết linh kiện khác.

- Hoàn thành theo thứ tự từ trên xuống, sau ra trước, trong ra ngoài.

- Lắp kính xe đa số sử dụng các loại keo dán làm cho công việc hoàn thành nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

- Trong quá trình lắp ráp thì người lắp tự động lưu ý về hiện trạng làm việc, tránh xảy ra lỗi hay sơ xuất, cần phát hiện ngay trong lúc làm

Hình 2.49 Lắp ráp động cơHình 2.48 Thi công phần khung gầm

2.4.8 Thực hiện vận hành thử nghiệm:

- Kiểm tra hoat động dưới điều kiện thời tiết và đường xá.

Một số loại động cơ

Hình 2.53 Động cơ ISUZU 4HK1E4NC

Hình 2.54 Động cơ ISUZU 4HK1E4NC

Hình 2.56 Động cơ ENGINE ISUZU Euro IVHình 2.55 Động cơ ENGINE HUYNDAI CNG

Một số mẫu xe Samco

Hình 2.57 Xe Samco New Felix CI bảng 2.2kiểu dáng của xe Samco New Felix CI

55 bảng 2.3 Kiểu dáng xe Samco City 151-CNGHình 2.58 Xe buýt Samco City 151-CNG

Hình 2.59 Xe Samco Primas Limosine H.34B bảng 2.4 Kiểu dáng xe Xe Samco Primas Limosine H.34B

Hình 2.60 Xe Samco Growin LI.29/34 bảng 2.5 Thiết kế của xe Samco Growin LI.29/34

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.8 Các chi tiết phụ tùng - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 1.8 Các chi tiết phụ tùng (Trang 16)
Hình 1.17 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 1.17 Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (Trang 24)
Hình 2.28 Những ngày đầu thành lập - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.28 Những ngày đầu thành lập (Trang 37)
Hình 2.37 Nhà máy ô tô samco ở Củ Chi - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.37 Nhà máy ô tô samco ở Củ Chi (Trang 45)
Hình 2.39 Nghi thức cắt băng khánh thành - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.39 Nghi thức cắt băng khánh thành (Trang 47)
Hình 2.40 Ông Đặng Quế Hùng – Giám đốc xí nghiệp Cơ khí Ô tô Chuyên dùng An - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.40 Ông Đặng Quế Hùng – Giám đốc xí nghiệp Cơ khí Ô tô Chuyên dùng An (Trang 48)
Hình 2.41 Khách hàng và đối tác tham quan bên trong nhà máy sản xuất xe chuyên - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.41 Khách hàng và đối tác tham quan bên trong nhà máy sản xuất xe chuyên (Trang 49)
Hình 2.44 Lắp các chi tiết phần vỏ - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.44 Lắp các chi tiết phần vỏ (Trang 51)
Hình 2.45 Các chi tiết thùng xe - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.45 Các chi tiết thùng xe (Trang 52)
Hình 2.46 Xe đã được xử lý bề mặt - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.46 Xe đã được xử lý bề mặt (Trang 53)
Hình 2.51 Lắp nội thất - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.51 Lắp nội thất (Trang 56)
Hình 2.56 Động cơ ENGINE ISUZU Euro IV Hình 2.55 Động cơ ENGINE HUYNDAI CNG - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.56 Động cơ ENGINE ISUZU Euro IV Hình 2.55 Động cơ ENGINE HUYNDAI CNG (Trang 59)
Bảng 2.3 Kiểu dáng xe Samco City 151-CNGHình 2.58 Xe buýt Samco City 151-CNG - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Bảng 2.3 Kiểu dáng xe Samco City 151-CNGHình 2.58 Xe buýt Samco City 151-CNG (Trang 61)
Hình 2.59 Xe Samco Primas Limosine H.34B - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.59 Xe Samco Primas Limosine H.34B (Trang 62)
Hình 2.60 Xe Samco Growin LI.29/34 - Báo Cáo Kiến Tập Công Ty Tnhh Mtv Động Cơ Và Máy Nông Nghiệp Miền Nam.pdf
Hình 2.60 Xe Samco Growin LI.29/34 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w