1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease

67 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt động tại công ty cho thuê tài chính Chailease
Tác giả Lê Thị Thương
Người hướng dẫn ThS. Trần Phạm Trác
Trường học Trường Đại học Tài chính - Marketing
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 0,95 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (15)
    • 1. Tổng quan về cho thuê tài chính (15)
      • 1.1 Khái niệm về cho thuê tài chính (15)
      • 1.2 Đặc điểm cho thuê tài chính (16)
      • 1.3 Điều kiện cho thuê tài chính (17)
      • 1.4 Vai trò và lợi ích của cho thuê tài chính (17)
      • 1.5 Phân loại cho thuê tài chính (19)
      • 1.6 So sánh cho thuê tài chính với các loại hình cho thuê khác (25)
      • 1.7 Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính (27)
      • 2.1 Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của công ty CTTC (30)
      • 2.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới (37)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (41)
    • 2.1 Tổng quan về công ty cho thuê tài chính Chailease (41)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát tiển của CILC (41)
      • 2.1.2 Đặc điểm ngành nghề của công ty (44)
      • 2.1.3 Bộ máy tổ chức của công ty (46)
    • 2.2 Kết quả HĐKD tại công ty cho thuê tài chính Chailease (51)
      • 2.2.1 Tình hình tạo vốn và sử dụng vốn (51)
    • 2.3 Thực trạng nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính Chailease (56)
      • 2.3.1 Thực trạng nợ xấu tại công ty CTTC Chailease (56)
      • 2.3.2 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Chailease (57)
      • 2.3.3 Đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính Chailease 47 CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH CHAILEASE (59)
    • 3.1 Định hướng về hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu của công ty CTTC (61)
    • 3.2 Một số giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại công ty CTTC Chailease (62)
    • 3.3 Một số kiến nghị (64)
      • 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ (64)
      • 3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam (64)
      • 3.3.3 Kiến nghị đối với Công ty cho thuê tài chính Chailease (64)
  • KẾT LUẬN (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (67)

Nội dung

T ổng quan về cho thuê tài chính 1.1 Khái niệm về cho thuê tài chính Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định của Chính Phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về tổ chứ

Tổng quan về cho thuê tài chính

1.1 Khái niệm về cho thuê tài chính

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định của Chính Phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính:

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận c huyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận

Có ba chủ thể liên quan trong cho thuê tài chính:

Bên đi thuê: là các tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích sản xuất, kinh doanh của mình, bao gồm: a) Cá nhân có đăng ký kinh doanh b) Hộ gia đình c) Doanh nghiệp d) Tổ chức khác thuộc đối tượng được vay vốn của các tổ chức tín dụng

Bên cho thuê (công ty cho thuê tài chính): là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt động chủ yếu là cho thuê tài chính Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: a) Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên b) Công ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên c) Công ty cho thuê tài chính cổ phần

Việc chuyển đổi sở hữu, thay đổi hình thức (loại hình) công ty cho thuê tài chính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngoài ba hình thức chính được nêu ở phía trên, thực tế hiện nay vẫn còn một số Công ty cho thuê tài chính hoạt động dưới hình thức Công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.

Công ty cho thuê tài chính liên doanh là công ty cho thuê tài chính được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp giữa bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh Công ty cho thuê tài chính Liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là công ty cho thuê tài chính được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc một số tổ chức tín dụng nước ngoài Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nghị định của chính phủ số 95/2008/NĐ-CP ngày 25/08/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính có nêu rằng ngoài các điều kiện đã được nêu trên Bên nước ngoài trong công ty cho thuê tài chính liên doanh hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài pháp đáp ứng được các điều kiện sau:

1 Được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước nguyên xứ cho phép hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam

2 Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và nước nguyên xứ có quy định khác

Nhà cung cấp: Đó là các doanh nghiệp mà sản phẩm của họ là đối tượng bên đi thuê cần sử dụng Nhà cung cấp sẽ bán tài sản cho bên cho thuê và hướng dẫn kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng tài sản cho bên đi thuê

1.2 Đặc điểm cho thuê tài chính

Bản chất: Vừa mang tính chất của một hình thức cấp tín dụng, vừa mang tính chất của hợp đồng cho thuê tài sản Đối tượng: Là phần vốn bỏ ra để trang trải chi phí đầu tư để mua tài sản thuê

Thời hạn: trung hạn hoặc dài hạn

Nghĩa vụ của bên thuê: Tự bảo dưỡng sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê

Quyền của bên thuê: quy định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng

Khi thuê tài chính bên cho thuê và bên thuê sẽ soạn thảo hợp đồng, hợp đồng đó sẽ có những điều lệ cho cả bên thuê và bên cho thuê

Trong thời gian hợp đồng cho thuê tài chính diễn ra thì công ty cho thuê tài chính sẽ giữ quyền sở hữu tài chính còn bên thuê tài chính có nghĩa vụ phải nộp tiền thuế, tiền thuế này chính là tiền khấu hao tài sản cho thuê Mức nộp này hay còn gọi là số tiền thuếmà công ty cho thuê tài chính phải trả được thỏa thuận giữa hai bên, mức giá này được cho là hữu nghị và hợp lý được sự đồng thuận cả bên thuê và bên cho thuê Công ty thuê sẽ phải trả thuế cho công ty cho thuê tài chính trong thời gian thuê Nếu hết thời gian thuê bên cho thuê có thể mua lại tài sản đó hoặc cũng có thể tiếp tục hợp đồng thuê.

1.3 Điều kiện cho thuê tài chính

Với những tài sản có giá trị lớn, việc cho thuê tài chính không chỉ là thỏa thuận miệng giữa hai bên Hai bên phải tuyệt đối tôn trọng hợp đồng và các điều kiện do pháp luật quy định:

Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê có quyền chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên

THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

Tổng quan về công ty cho thuê tài chính Chailease

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát tiển của CILC

Công ty Cho Thuê Tài Chính TNHH Một Thành Viên Quốc Tế Chailease (CILC) là tổ chức tín dụng có 100% vốn nước ngoài thuộc Chailease Finance Group, đây là tập đoàn cho thuê tài chính hàng đâu ở Đài Loan với hơn 40 năm kinh nghiệm và hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Đài Loan, Châu Á Thái Bình Dương và Hoa Kỳ

• Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cho Thuê Tài Chính TNHH MTV

• Tên công ty viết bằng tiếng Anh: Chailease International Leasing Company Limited

• Trụ sở: Tầng 28, Cao ốc Saigon Trade Centre, 37 Tôn Đức Thắng, Phường

Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

• Email: service02@chailease.com.vn

• Website: https://www.chailease.com.vn

2.1.1.2 Lịch sửhình thành và phát triển

Năm 1977, Công ty TNHH China Leasing được thành lập tại Đài Loan và bát đầu hoạt động hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nặng mua sắm máy móc, thiết bị và nâng cấp phương tiện sản xuất China Leasing được được công nhận là một thành viên của Hiệp hội cho thuê tài chính Mỹ và là một thành viên chính thức của Hiệp hội Cho thuê tài chính quốc tế vào năm 1981

Năm 1980, công ty TNHH CITC được thành lập chuyên bán hàng trả góp Năm

1986, China Leasing tiến hành dịch vụ bao thanh toán tài Đài Loạn thông qua hoạt động

30 bao thanh toánquốc tế cho các công ty công nghệ cao và công ty niêm yết tại Đài Loan Năm 1989, China Leasing đã trở thành một công ty đại chúng tại Đài Loan

Vào 10/1995, China Leasingsáp nhập vào CITC và đổi tên thành Chailease Finance. Vào đầu những năm 1980, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế do nhiều công ty ở Đài Loan bắt đầu đầu tư hoặc di chuyển cơ sở sản xuất kinh doanh ra nước ngoài Năm 1983, thành lập Công ty Grand Pacific Financing Corp (GPLA) tại Hoa Kỳ và trở thành một trong những tổ chức tài chính đầu tiên của Đài Loan nhận được sự phê duyệt của chính phủ về việc đầu tư ra nước ngoài Tiếp sau đó cũng đã thành lập

Grand Pacific Finance Corp (GPNY) vào năm 1984, Grand Pacific Holdings Corp (GPHC) vào năm 1987 và Grand Pacific Holdings NV (GPNV) vào năm 1989 như là công ty mẹ cho hoạt đông tại Hoa Kỳ

Vào tháng 10 năm 2005, công ty thiết lập hoạt động ở Trung Quốc thông qua Chailease International Finance Corporation (CIFC) Văn phòng đại diện đặt ở Thượng Hải và các chi nhánh trải khắp các vùng lân cận Đến tháng 10/2006, công ty được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Chailease International Leasing Company Limited(CILC) tại Thành phố

Hồ Chí Minh và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 1 năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ VNĐ sau đó tăng lên 580 tỷ VNĐ vào năm 2018

Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động cho đến nay, Chailease dần khắng định vị thế của mình trên thị trường cung ứng nguồn vốn với các dịch vụ cho thuê tài chính, mua và cho thuê lại đối với tài sản trong nước và cho thuê lại đối với tài sản nhâp khẩu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

• Đối tác hỗ trợcho thành công của khách hàng

• Động lực cho sự thành công về kinh tế

Hình 1: Sứ mệnh của công ty

2.1.1.4 Tầm nhìn của công ty

• Chailease muốn trởthành một tổ chức tín dụng suất xắc tại Việt Nam

• Đối tác hỗ trợcho thành công của khách hàng

• Động lực cho sựthành công về kinh tế

Hình 2: Tầm nhìn của công ty 2.1.1.5 Giá trị cốt lõi

Giá trị (Value): Sáng tạo để đôi bên cùng có lợi

Phát triển (Growth): Sẵn sàng học hỏi liên tục và duy trì phát triển lâu dài

Tín nhiệm (Trust): Phục vụ khách hàng một cách trung thực, tôn trọng và tận tâm

Kỷ luật (Discipline): Xung phong đảm nhận trách nhiệm và thực hiện kế hoạch tập thể

Hình 3: Giá trị cốt lõi của công ty 2.1.1.6 Mạng lưới hoạt động

Trụ sở chính : Tầng 28, Cao ốc Saigon Trade Centre, 37đườngTôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 20, CEO Tower HH2-1, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: Tầng 5, Hòa Bình Building, 14 - 16B Hòa Bình, phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ.

Văn phòng đại diện tại Hải Phòng: Tầng 7, tòa nhà Sacombank, 62-64 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, Quận Lê Chân, Hải Phòng

Văn phòng đại diện tại Bình Dương: Tầng 12A, tòa nhà Becamex, 230 Đại Lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 12, tòa nhà Vietinbank, 36 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Văn phòng đại diện tại Long An: Tầng 2, tòa nhà Viettel Long An, số 20 Quốc lộ I, khu phố Bình Phú, phường 5, Tân An, tỉnh Long An

Văn phòng đại diện tại Đồng Nai: Tầng 5, tòa nhà điều hành Mobifone Đồng Nai, 236A Phan Trung, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai

2.1.2 Đặc điểm ngành nghề của công ty

Công ty Cho thuê Tài chính Chailease kinh doanh các nghiệp vụ tài chính theo quy định của Ngân hàng nhà nước:

Cho Thuê tài chính bao gồm cho thuê tài chính trong nước, cho thuê tài chính nhập khẩu và Mua và cho thuê lại:

Cho thuê tài chính trong nước là việc Công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê đứng ra mua tài sản từ Nhà cung cấp ở trong nước và cho Bên thuê thuê lại tài sản dựa trên lịch trình thanh toán được thể hiện trên Hợp đồng thuê

(2) Nộp hồ sơ thuê tài chính

(3) Ký hợp đồng thuê tài chính giữa Chailease và Bên thuê

(4) Ký hợp đồng mua bán tài sản với Nhà Cung Cấp

(6) Thành toán những thiết bị đã đặt mua

(7) Bên thuê thanh toán tiền thuê hàng tháng cho Chailease

Cho thuê tài chính nhập khẩu là việc Công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê đứng ra mua tài sản từ Nhà cung cấp ở nước ngoài và cho Bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình thanh toán thể hiện trên Hợp đồng thuê tài chính Quy trình cho thuê tài chính nhập khẩu tương tự với quy trình cho thuê nhập khẩu trong nước nhưng thay vì Nhà cung cấp ở trong nước thì ở đây Nhà cung cấp máy móc ở nước ngoài

Sơ đồ 8: Quy trình chho thuê tài chính trong nước

Sơ đồ 9: Quy trình cho thuê tài chính nhập khẩu

Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính là việc Công ty tài chính mua tài sản thuộc sở hữu Bên thuê và cho Bên thuê thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để Bên thuê có thể tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty Trong giao dịch mua và cho thuê lại, Bên thuê đồng thời là Nhà cung cấp tài sản cho thuê.

Sơ đồ 10: Quy trình mua và cho thuê lại

(1) Nộp hồ sơ thuê tài chính

(2) Ký Hợp đồng mua bán thiết bị và Hợp đồng thuê tài chính

(3) Thanh toán những thiết bị đặt mua

2.1.3 Bộmáy tổ chức của công ty

Sơ đồ 11: Bộ máy tổ chức của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

Tổng giám đốc là người trực tiếp quản lý, giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp Ở vai trò cấp cao trong doanh nghiệp, một trong các nhiệm vụ của tổng giám đốc là xây dựng và thực thi các chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Chức năng của Phó Tổng giám đốc là giúp quản lý, điều hành hoạt động của công ty, doanh nghiệp theo sự phân công của Tổng giám đốc Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động đồng thời đề xuất xây dựng cơ cấu tổ chức cho từng phòng ban, trình ban giám đốc phê duyệt nhằm hoàn thành các mục tiêu được giao phó Ban hành quy chế, quy định về văn hóa doanh nghiệp Đề xuất với ban giám đốc ứng dụng công nghệ mới, biện pháp quản lý hiệu quả phù hợp với tổ chức

Phòng Dịch khách vụ hàng

Phòng ITPhó Tổng Giám Đốc

➢ Phòng hành chính, nhân sự:

Phòng hành chính nhân sự là một trong các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp Phòng hành chính nhân sự có chức năng chủ yếu là hoạch định, tuyển dụng và quản lý về mặt nhân sự cho CILC Tại đây, phòng nhân sự sẽ có trách nhiệm tổ chức và tiến hành các hoạt động nhân sự theo đúng quy định: lập kế hoạch và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự, đánh giá nhân sự, đánh giá kết quả công việc, đào tạo, thanh toán lương, chế độ phúc lợi, quản lý hồ sơ, thông tin nhân sự theo quy định hiện hành Ngoài ra, các nguồn lực và chi phí của công ty sẽ do phòng nhân sự quản lý chẳng hạn như ngân sách cho việc đi lại gặp gỡ khách hàng, tổ chức các sự kiện trong năm hay các hoạt động bên ngoài công ty, quản lý cơ sở vật chất, hạ tầng của công ty

Không chỉ quản lý về mặt con người và vật chất, phòng nhân sự còn là cầu nối giữa các phòng ban khác, giúp tăng hiệu quả làm việc giữa các bộ phận.

Kết quả HĐKD tại công ty cho thuê tài chính Chailease

2.2.1 Tình hình tạo vốn và sử dụng vốn

Bảng 3: Kết quả HĐKD của Chailease giai đoạn 2018 – 2021 Đơnvị: Triệu VNĐ

Trước hết, từ số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính Chailease giai đoạn 2018-2021, có thể tính được số chênh lệch tương đối và tuyệt đối liên quan đến các chỉ tiêu chủ yếu như trong bảng sau:

Bảng 4: Chỉ số tương đối/ tuyệt đối hoạt động kinh doanh của Chailease

2020 Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối

Lợi nhuận sau thuế 21.36% 31,753 66.46% 119,884 63.47% 190,583 Tổng dư nợ 25.08% 1,624,683 24.65% 1,997,317 15.84% 1,600,000

Thông qua hai bảng thống kê kết quả kinh doanh của CILC trên, ta có thể thấy được rằng giai đoạn từ năm 2018 – 2021, tổng doanh thu của Chailease liên tục tăng lên Cụ thể, doanh thu trong năm 2019 tăng 37.92% (199,829 triệu đồng) so với năm

2019, năm 2020 tăng 27.98% (203,361 triệu đồng ) so với 2019 Tiếp theo đó, doanh thu trong năm 2021 tiếp tục tăng và tăng trưởng hơn 36% (334,851 triệu đồng) so với cùng kỳ năm 2020 Điều này cho thấy rằng CILC có tình hình kinh doanh rất ổn định, vẫn đang tiếp tục trên đà phát triển và mở rộng quy mô Giai đoạn 2019- 2021, dịch bệnh Covid-19 bùng nổ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong thời điểm dịch bệnh Tuy nhiên, giai đoạn này công ty vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định Đây là một dấu hiệu rất đáng mừng, CILC đã có những chiến lược tốt để đảm bảo công ty vẫn phát triển tốt dù là trong giai đoạn khó nhất

Về lợi nhuân của công ty, bấtkỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong cơ chế thị trường cũng quan tâm đến lợi nhuận Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yêu tố sống còn của doanh nghiệp

Theo như bảng thống kê trên ta có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng trưởng đều qua các năm đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh 2019-2020, công ty lại có sự đột phá về lợi nhuận khi tăng trưởng 66.46% (119,884 triệu đồng) và giảm nhẹ xuống còn 63.47% (190,583 triệu đồng) do sự bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19 Nhìn chung, trong thời kỳ giãn cách xã hội do dịch bệnh, CILC vẫn tăng trưởng ổn định và thu về lợi nhuận tích cực cho thấy được công ty hoạt động ngày càng hiệu quả và kiểm soát chi phí tốt

Mặc dù doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty đều tăng trưởng qua các năm nhưng tổng dư nợ của công ty lại có sự giảm nhẹ Cụ thể, tổng dư nợ năm 2019 tăng 25.08% (tương đương 1,624,683) so với 2018, đến năm 2020 có sự giảm nhẹ (24.65% so với 2019) và đến giai đoạn 2021 – 2020 thì tỷ lệ tăng trưởng giảm xuống còn 15.84% tương đương 1,600,000 triệu đồng Sự tăng trưởng chậm lại qua ba năm

41 phân tích nguyên có thể kể đến là do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 khiên cho tình hình kinh tế khó khăn, các hoạt động bị đình trệ, giãn cách xã hội diễn ra khiến cho các doanh nghiệp không thể hoạt động bình thường Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong thời gian này đều bị chững lại nên ít doanh nghiệp chấp nhận vay vốn do không hoạt động và ở vị trí công ty cũng khó khăn trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp vì rủi ro vỡ nợ sẽ rất cao, công ty sẽ không thu hồi được vốn, việc này sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của công ty

Thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của công ty, ta có thể thấy được giai đoạn 2019 –2021, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp tăng đều và đạt 38.80% vào năm 2021 Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra, doanh nghiệp sẽ thu về được 38.8 đồng lợi nhuận Tỷ số tăng ổn định cho thấy được doanh nghiệp ổn định chi phí, tạo được lãi ròng cao hơn cùng kỳ năm trước

Bảng 5: Dư nợ phân theo các ngành nghề giai đoạn 2018 – 2019

Hoạtđộng in ấn và hỗ trợ liên quan 7.6% 7.74% 8.04% 7.50% Xâydựng, lắp đặt và xây dựng khác 6.0% 6.05% 5.99% 7.00% Sảnxuất hộp carton, tấm carton 6.5% 6.53% 6.74% 7.50%

Sảnxuất sản phẩm từ gỗ 4.7% 4.30% 4.24% 5.00%

Sản xuất hàng dệt và sợi 3.2% 3.00% 3.05% 2.50%

Sản xuất, chế biến thực phẩm (trừ thủy sản, thức ăn gia súc) 2.3% 2.32% 2.31% 1.32%

Sản xuất đồ nội thất và đồ đạc 1.8% 1.90% 1.80% 2.20% Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải; Bưu chính và chuyển phát nhanh 1.3% 1.21% 1.32% 1.05%

Nhìn chung, tổng dư nợ theo các ngành qua bốn năm từ 2018 – 2019 đều có sự gia tăng đáng kể, công ty mở rộng quy mô tín dụng, đa dạng hóa khách hàng vay vốn

Trong đó, ta có thể thấy trong các ngành nghề thì ngành vận tải chiếm tỷ lệ dư nợ lớn nhất (hơn 10% tăng đều qua các năm) Đối với ngành vận tải, tỷ lệ tài trợ của công ty rất là cao ( lên tới 100% giá trị tài sản) do đối tượng tài sản là các phương tiện vận tải thường có tính thanh khoản cao Bên cạnh đó, thủ tục làm hồ sơ đối với vận tải nhanh hơn rất nhiều so với các mảng khác (2 – 3 ngày) Do đó, lượng khách hàng có nhu cầu trong ngành vận tải chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với các ngành khác.

Bên cạnh đó, các ngàng như sản xuất màng nhựa, xây dựng nhà để ở, ngành in ấn, ngành bao bì carton, cũng chiếm tỷ lệ rất cao Trong đó ngành sản xuất màng nhựa đứng thứ nhì trong bảng tổng kết với 9.5% vào năm 2021 Vì màng nhựa thường sản xuất nên các vật dụng phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng như bàn ghế, rổ, ly, thau, chậu,…Do đó dù cho dịch bệnh Covid hoành hành thì ngành nghề này không bị ảnh hưởng nhiều mà vẫn tăng trưởng ổn định qua các năm

Bảng 6: So sánh dư nợ của CILC so với các tổ chức khách trong ngành

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng của CILC giai đoạn 2018 – 2021

Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển tại thị trường Việt Nam, Chailease đã và đang trên đà phát triển và gặt hái được không ít thành công cũng như nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng từ các quý khách hàng và đối tác trên khắp Việt Nam

Tính đến năm 2021, Công ty Cho thuê tài chính Chailease dần khẳng định vị thế của mình trong ngành cho thuê tài chính, vươn lên trở thành công ty có dư nợ cao nhất trong thị trường với 149,915,475 USD vào năm 2016, tiếp tục tăng mạnh vào những năm sau và chạm mốc 480,13 triệu USD vào năm 2021, tăng gấp hơn 3 lần vào thời điểm 2016 Số liệu trên được thống kê vào thời điểm trước khi đại dịch Covid –

19 bùng phát trở lại Lúc này, dư nợ của Chailease đang ở mức gần 600 triệu USD,

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2016 - 2021

44 tương đương với khoảng 14,000 tỷ VNĐ Bên cạnh đó, tỷ lệ tăng trưởng của CILC tuy hơi chậm nhưng vẫn đều đặn tăng qua các năm chứ không bị lỗ hay thâm hụt.

Thực trạng nợ xấu tại công ty cho thuê tài chính Chailease

2.3.1 Th ự c tr ạ ng n ợ x ấ u t ại công ty CTTC Chailease

Nợ xấu là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đúng hạn

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa tổng dự nợ và dự nợ xấu của tổ chức tại một thời điểm nhất định có thể tính theo tháng, theo quý hoặc theo năm Tỷ lệ nợ xấu cho ta biết được rằng trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu Do đó, tỷ lệ nợ xấu này là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

* Công thức tính tỷ lệ nợ xấu:

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả do đó mà tính an toàn được xem là yếu tố quan trọng để tạo nên hiệu quả tín dụng Khi một khoản vay không được thanh toán đúng hạn như cam kết mà không có lý do chính đáng thì phần thanh toán này sẽ được chuyển thành nợ quá hạn và phải áp mức lãi suất cao hơn lãi suất bình thường

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính càng lớn, nguy cơ mất vốn, giảm khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận

Bảng 7: Nợ xấu và tổng dư nợ của CILC giai đoạn 2018 – 2021 Đơnvị: Triệu VNĐ

Biểu đồ 2: Tỷ lệ nợ xấu của CILC giai đoạn 2018 – 2021

Tỷ lệ nợ xấu được tính dựa trên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá rủi ro tín dụng của công ty Hiện nay nợ xấu vẫ là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình kinh doanh vận hành của bất kỳ tổ chức nào Các ngân hàng và tổ chức tài chính phải đưa ra các chiến lược phòng ngừa rủi ro để có thể giữ tỷ lệ này ở mức chấp nhận được theo đúng quy của NHNN là 12 tháng: Trường hợp này, rủi ro cao hơn nhiều so với nợ quá hạn < 12 tháng Do đó, nhân viên cũng cần phải liên lạc với khách hàng để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra các biện pháp xử lý nợ tốt nhất cho cả hai bên Chúng ta nên ưu

52 tiên những khách hàng có thiện chí trả nợ, có tư cách đạo đức tốt và đủ khả năng để chi trả cho khoản nợ.

Một số kiến nghị

3.3.1 Kiến nghịđối với Chính phủ

Hiện nay, ở Việt Nam số doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 95% tổng số doanh nghiệp, việc đi vay trung và dài hạn ở Ngân hàng làkhó, vì các doanh nghiệp này không đáp ứng đủ điều kiện của Ngân hàng về vốn, về dòng tiền, tài sản thế chấp, đảm bảo Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ này rất thích hợp với hình thức huy động vốn từ đơn vị cho thuê tài chính Một phần bởi vì ưu điểm của cho thuê tài chính là không cần phải thế chấp bất động sản, giúp doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn một cách linh hoạt hơn, chủ động lựa chọn máy móc, thiết bị, nhà cung cấp cũng như mẫu mã phù hợp với mình Đối với những doanh nghiệp đang có nguồn vốn khiêm tốn, công nghệ lạc hậu chưa thể bắt kịp với thời đại thì hình thức cho thuê tài chính sẽ trở thành một công cụ hiệu quả cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.3.2 Kiến nghịđối với Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam

Với hơn 16 năm kinh nghiệm hoạt động và phát triển nhưng hoạt động Cho thuê tài chính có lẽ vẫn còn mới mẻ với nhiều doanh nghiệp hiện nay trên thị trường Vì vậy, ngoài việc hoạt động tiếp thị, tuyên truyền riêng từng đơn vị tổ chức tín dụng, Hiệp hội

Cho thuê tài chính cũng cần phải tăng cường thêm công tác thông tin, nâng cao tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận và tìm hiểu rõ hơn về các hình thức tài trợ vốn này

Tích cực đề xuất, triển khai nắm bắt được những khó khăn vướng mắc hiện đang còn tồn đọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó đề xuất, kiến nghị lên cơ quan nhà nước có liên quan để cùng nhau đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời giúp cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và an toàn hơn

3.3.3 Kiến nghịđối với Công ty cho thuê tài chính Chailease

Công ty cần tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp thị để thu hút nguồn khách hàng tiềm năng giữa sự cạnh tranh với NHTM và các tổ chức tín dụng khác hiện nay

Tăng cường công tác huấn luyện, đào tạo các kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ cũng như các kỹ năng tín dụng cho đội ngũ nhân viên công ty từ đó có thể giảm thiểu được những rủi ro tín dụng, khắc phục những sai lầm để khoản nợ vay được hiệu quả và an toàn hơn

Ngày đăng: 24/10/2024, 08:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ  1 : Phân loại cho thuê tài chính - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
1 Phân loại cho thuê tài chính (Trang 20)
Sơ đồ  2 : Quy trình cho thuê tài chính hai bên - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
2 Quy trình cho thuê tài chính hai bên (Trang 20)
Sơ đồ  3 : Quy trình cho thuê tài chính  ba  bên - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
3 Quy trình cho thuê tài chính ba bên (Trang 21)
Sơ đồ  4 : Quy trình cho thuê tài chính mua và cho thuê lại - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
4 Quy trình cho thuê tài chính mua và cho thuê lại (Trang 22)
Sơ đồ  5 : Quy trình cho thuê tài chính liên kết - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
5 Quy trình cho thuê tài chính liên kết (Trang 23)
Sơ đồ  6 : Quy trình cho thuê tài chính hợp tác - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
6 Quy trình cho thuê tài chính hợp tác (Trang 24)
Sơ đồ  7 : Quy trình cho thuê tài chính giáp lưng - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
7 Quy trình cho thuê tài chính giáp lưng (Trang 24)
Sơ đồ  8 : Quy trình chho thuê tài chính trong nước - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
8 Quy trình chho thuê tài chính trong nước (Trang 45)
Sơ đồ  10 : Quy trình mua và cho thuê lại - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
10 Quy trình mua và cho thuê lại (Trang 46)
Sơ đồ  11 : Bộ máy tổ chức của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu trong hoạt Động tại công ty cho thuê tài chính chailease
11 Bộ máy tổ chức của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w