Từ những dòng chảy trong chương trình giáo dục tập trung vào kinh nghiệm của Mỹ, lần đầu tiên các hoạt động đặc biệt ngoài các môn học đã được xây dựng và Hàn Quốc đã nhắn mạnh đến một n
Trang 1TRUONG DAI HOC VINH
KHOA TAM LY GIAO DUC
TIEU LUAN HOC PHAN
PHAT TRIÊN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Họ và tên học viên: LÊ NGỌC HỎNG ĐÀO
Địa điểm đặt lớp: Quận 1, TPHCM Giảng viên: Nguyễn Việt Phương
Nghệ An, 03/2023
Trang 2PHAN NHAN XET CUA GIANG VIEN
DIEM
Bang số Bang chir
Nghệ An,ngày thang năm 203
Giảng viên
Trang 31 Câu hỏi 1: Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển chương trình giáo dục phố thông của
Hàn Quốc
1.1 Mớ đầu
Hàn Quốc là quốc gia phát triển, nhưng có nhiều điểm tương đồng về văn hoá với Việt Nam Hàn Quốc đang rất nỗ lực trong việc thực hiện cải cách chương trình giáo dục
Ở Hàn Quốc, nội dung giảng dạy ở trường phô thông được xây dựng và tổ chức thực hiện
rất bài bản và có kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu giáo dục pho thông một cách hiệu quả
1.2 Nội dung
Biện pháp khẩn cấp đối với giáo dục (1945-1946)
Từ sau ngày giải phóng, Hàn Quốc đã định ra được môn học và thời gian giờ học
sẽ áp dụng ở các cấp học phô thông nhưng do không đủ thời gian nên chưa thể định ra được một cách nhất quán các quan điểm mang tính triết học nên môn học và phân chia giờ học vẫn giữ nguyên nền táng của cuỗi thời kỳ bị Nhật chiếm đóng
Nhưng người dân Hàn Quốc đã dẹp bỏ được mọi tàn dư của giáo dục Nhật Bản và
tập trung vào xây dựng nền giáo dục tự chủ của nước nhà Hàn Quốc đã bỏ môn học tiếp nhận thông tin mang đây bản chất của chủ nghĩa để quốc Nhật bằng việc xây dựng môn học công dân đề giáo dục tĩnh thần dân chủ mới cho người dân và nhấn mạnh vào dạy lịch
sử Hàn Quốc cùng với chữ quốc ngữ mà trọng tâm là lời nói và chữ viết Hàn Quốc thay
cho tiếng Nhật và lịch sử của Nhật
Nội dung hướng dân giảng dạy (1946 — 1954)
Ngay sau khi giải phóng đất nước, do không có một tài liệu hướng dẫn giảng dạy thống nhất nào trong toàn quốc nên đặt ra yêu cầu cần phải soạn thảo các tài liệu này Đối với trường THCS đã phân bồ thời gian và tổ chức các môn học bao gồm cả tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo chương trình học đôi mới từ 4 năm sang 6 năm Điểm đặc biệt trong tổ
chức nội dung môn học là sự xuất hiện của các môn học “đời sống xã hội” tích hợp các môn giáo dục công dân, lịch sử, địa lý; môn thể dục và sức khoẻ được hợp lại từ hai môn
thê dục và sức khoẻ y tế Đồng thời chương trình cũng chia ra các môn học bắt buộc và
các môn học tự chọn Tài liệu hướng dẫn giảng dạy các môn học được xây dựng nội dung
Trang 4giảng dạy chính, phương châm giảng dạy, các mục giảng dạy và những lưu ý trong giảng đạy
Chương trình giáo dục lần thứ nhất (1954 — 1963)
Năm 1948, Chính phủ Đại Hàn dân quốc được thành lập Dựa trên việc ban hành
Luật Giáo dục năm 1949 và do đòi hỏi cấp thiết nên sau khi chính phủ được thành lập thì
chương trình giáo dục đầu tiên đã được ban hành Đây là chương trình giáo dục có tính hệ thống đầu tiên được xây dựng bởi bàn tay của chính người Hàn Quốc nên nó được gọi là Chương trình giáo dục lần thứ nhất Hàn Quốc đã sử dụng thuật ngữ chương trình môn học thay cho thuật ngữ chương trình giáo dục Vì vậy, Hàn Quốc gợi đây là thời kỳ nhắn mạnh tới chương trình giáo dục giáo khoa
Từ những dòng chảy trong chương trình giáo dục tập trung vào kinh nghiệm của
Mỹ, lần đầu tiên các hoạt động đặc biệt ngoài các môn học đã được xây dựng và Hàn
Quốc đã nhắn mạnh đến một nền giáo dục có sự thay đổi Hàn Quốc lúc này nhân mạnh
tới nền giáo dục về đạo nghĩa nhằm chống lại những hiện tượng tha hoá về đạo đức do những hỗn loạn của xã hội sau giải phóng và do sự kiện chiến tranh
Chương trình giáo dục lan thứ hai (1963 — 1973)
Một thời gian dài, sau khi ban hành Chương trình giáo dục lần thứ nhất, để phản ánh được sự thay đổi của đời sống xã hội do phát triển văn hoá và những biến đổi nhanh
chóng của tình hình quốc tế, chương trình giáo dục đã được sửa đổi
Chương trình giáo dục sửa đôi đã phản ánh một cách đầy đủ những kinh nghiệm tích lũy
được từ những tài liệu hướng dẫn giảng dạy mang tính hình thức và rất thô sơ Không chỉ
là các hoạt động môn học mà với ý nghĩa là kế hoạch liên quan tới toàn bộ các hoạt động giáo dục trong nhà trường nên nó được gọi là chương trình giáo dục chứ không phải là
chương trình môn học Hệ thống đơn vị các môn học được đưa vào thực hiện và ở tất cả các trường đã phân loại và tô chức thực hiện các chương trình về lĩnh vực xã hội và tự
nhiên dựa trên sự lựa chọn nghề nghiệp và định hướng tương lai của học sinh
Chương trình giáo dục lan thứ ba (1973 — 1981)
Năm 1968, Hiến Chương giáo dục được công bồ và theo đó nền giáo dục đề cao sự
ghi nhớ đặc trưng và tĩnh thần dân tộc được nhắn mạnh Đề thực hiện mục tiêu này, môn
Trang 5đạo đức dân tộc và môn lịch sử đất nước vốn là những môn học trong bộ môn xã hội đã được tách ra thành các môn độc lập; môn đạo đức công dân được xây dựng là môn học
mới và nó được sắp xếp trước môn quốc ngữ
Thêm vào đó, sau cú sốc năm 1957 về sự kiện Liên Xô phóng tàu vũ trụ Sputnik,
chương trình giáo dục đặt trọng tâm chủ đạo vào hệ thống giáo dục nước Mỹ đã được đưa
vào thực hiện ở Hàn Quốc và giáo viên buộc phải tập trung giảng dạy các khái niệm cơ bản với khối lượng kiến thức vô cùng nhiều Điều này đặt ra những yêu cầu ngày càng lớn đối với việc phải cải tiến phương pháp giảng dạy học tập theo hướng để học sinh tự nghiên cứu và tìm tòi Và đề tiếp nhận phương thức này, ở mỗi môn học đều rất coi trọng
các khái niệm cơ bản về kiến thức nền của môn hoc đó Từ đó đưa ra mô hình tổ chức
chương trình giáo dục theo hình xoắn ốc hướng tới việc càng lên lớp cao thì càng phải nâng cao và mở rộng dần các khái niệm cơ bản đồng thời trong phương pháp học có nhân mạnh tới việc học tập theo hướng tự tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn dé Chương trình giáo dục lần thứ tư (1981 — 1987)
Chương trình giáo dục lần thứ tư ra đời ở thời điểm quốc gia cộng hoà lần 5 (Hiến pháp thay đôi lần 5) và trong bối cảnh cải cách giáo dục 30/7 Viện phát triển Giáo dục Han Quốc được lấy làm trung tâm để cầu thành nên chương trình giáo dục kiêu R & D về phát triển nghiên cứu, đặc biệt chương trình đưa ra mô hình chương trình giáo dục tổng
hợp không bị trói buộc bởi xu hướng của chương trình giáo dục thời bấy giờ Nó khắc
phục yếu điểm của chương trình giáo dục lần thứ ba như là: Nội dung quá khó; nội dung lan man; chủ nghĩa phân ngành Đồng thời cũng nhân mạnh các điểm về hệ thông hoá giáo dục tinh thần dân tộc; đây mạnh giáo dục chuyên ngành, nâng cao giáo dục khoa học
kỹ thuật; hợp lý hoá lượng và tiêu chí trong nội dung giáo dục
Chương trình giáo dục lan thứ năm (1987 - 1992)
Từ xuất phát điểm của quốc gia cộng hoà 5 (Hiến pháp thay đổi lần 5) và bối cảnh chính trị xã hội như biện pháp cải cách giáo dục 30/7 mà chương trình giáo dục lại được
sửa đổi Là cơ quan nghiên cứu chuyên môn, Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc lại được
uỷ thác phát triển đề án sửa đổi mới chương trình giáo duc dé hướng đến việc chuyên môn hoá chương trình giáo dục
Trang 6Chương trình giáo dục lan thie sau (1992 — 1997)
Một số quyền hạn ở cấp quốc gia về chương trình giáo dục được giao
cho cấp sở và nhà trường ở các tỉnh/ thành phố nhằm để hoạch định một thể
chế về phân chia vai trò, trách nhiệm và lúc này việc nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường đã bắt đầu được triển khai Kết quả cho thấy Hàn Quốc đã xây dựng được một chương trình giáo dục có đặc tính riêng của mỗi trường và thuật ngữ “chương trình giáo dục nhà trường” đã bắt đầu được sử dụng chính thức
Trong các môn học chung thì Bộ Giáo dục chỉ định các môn học bắt buộc chung
còn các môn học bắt buộc theo từng chương trình thì do sở giáo dục cấp tỉnh/ thành phố chỉ định; môn học tự chọn theo từng chương trình do nhà trường lựa chọn theo nhu cầu nhằm nâng cao quyền tự chủ của nhà trường và địa phương
Chương trình giáo dục lan thie bay (1997 — 2007)
Đề theo kịp thời đại thông tin hoá, quốc tế hoá, với vai trò là cơ quan tư vấn cho tổng thống thì Viện phát triển giáo dục Hàn Quốc dựa trên khung cơ bán về sửa đổi chương trình giáo dục đã tiến hành sửa đổi chương trình giáo dục thành một phương án cai cách giáo dục nhằm xây dựng một thể chế giáo dục mới Chương trình giáo dục lần thứ bảy hướng tới một chương trình giáo dục lấy học sinh làm trọng tâm trên cơ sở tự chủ và sáng tạo đã tích hợp chương trình giáo dục của 3 bậc Tiểu
học, THCS và THPT thành một chương trình giáo dục đơn nhất và xây dựng thành
chương trình giáo dục cơ bản chung quốc dân và chương trình giáo dục tập trung vào tự
chọn
Thời gian 10 năm học từ tiêu học đến lớp 10 THPT được lựa chọn là thời gian giáo
dục cơ bản chung quốc dân và chương trình giáo dục đã xây dựng đề học sinh có thể học được 10 môn học chung bắt buộc Chương trình theo từng cấp học được đưa vào áp dụng thực hiện và dựa trên đặc thù của từng cấp giảng dạy cũng như đặc thù của chương trình
giáo dục nói chung mà phân loại và triển khai thực hiện theo hướng bồ sung, trọng tâm và
phân cấp Chương trình đã xúc tiên triển khai hoạt động mang tính chủ đạo từ chính bản
thân học sinh
Chương trình giáo dục sửa đổi năm 2007
Trang 7Trai qua mot thoi gian dai sau khi tô chức thực hiện chương trình giáo dục lần thứ
bảy, Hàn Quốc đã cải tiền được nội dung giáo dục phù hợp với những thay đối về mặt xã hội và văn hoá (như áp dụng chế độ làm việc 40 giờ/tuần) Chương trình giáo dục được
stra doi dựa theo nguyên tắc, quy trình sửa đối chương trình giáo dục, nó đã duy trì được nguyên tắc và lý luận cơ bản của chương trình giáo dục lần thứ 7 như quán triệt quan điểm bảo đảm tính ôn định của chương trình, giảm thiêu hoá được phạm vi sửa đối ở mức
độ bô sung những vấn đề tồn tại trên phương diện vận hành Chương trình giáo dục được
sửa đổi vào năm 2007 nên được gọi là “Chương trình giáo dục sửa đổi năm 2007”
Chương trình tập trung vào việc tăng cường quyền tự chủ trong tổ chức và thực hiện
chương trình giáo dục ở nhà trường nhằm thực hiện phan chia don vi hoc tap ở từng phân môn nhánh dưới của các hoạt động theo năng lực, đưa chế độ hoàn thành môn học tập
trung vào áp dụng để thực hiện được tập trung số giờ học chia cho môn học theo đơn vị
học kỳ hay đơn vị năm học Tích hợp các môn học tự chọn chuyên sâu và các môn học tự
chọn chung trong môn học phô thông để thông nhất thành môn học tự chọn, thống nhất
đơn vị hoàn thành là 6 đơn vị (trừ môn kỹ năng mềm 4 đơn vị) để nhằm mục đích phát huy một cách hiệu quả việc điều hành trong nhà trường Điều chỉnh nhóm 5 môn học tự
chọn lên 6 môn, nhóm môn van thé mỹ được tách ra thành 2 môn riêng gồm thể dục và nghệ thuật hướng tới việc giáo dục con người toàn diện có đủ các phâm chất trí, đức, tài Chương trình giáo dục năm 2009 của Hàn Quốc
Gần đây, Hội Tư vấn Giáo dục Khoa học Kỹ thuật quốc gia — một cơ quan tư vấn của tông thống đã thảo luận về việc sửa đối chương trình giáo dục từ năm 2008 và vào tháng 9 năm 2009, đã đề ra “mô hình chương trình giáo dục trong tương lai”
Căn cứ theo điều này, Bộ Giáo dục đã thông báo chính thức “Chương trình giáo
dục sửa đối năm 2009” vào cuối tháng I2 năm 2009 Chương trình này có một số đặc
điểm sau:
— Đôi mới chương trình giáo dục dé hướng tới xã hội toàn cầu hoá
— Hướng tới chương trình giáo dục lấy học sinh và trường học làm trung tâm dé khắc phục tính cứng nhắc trong chương trình giáo dục
— Thực hiện công bằng đề nâng cao hiệu quả học tập
Trang 8— Tăng cường phát huy nhân cách và tính sáng tạo dé phát triển toàn diện Điểm cốt lõi trong sửa đôi chương trình giáo đục năm 2009
— Nâng cao tính hợp lý và tính cân bằng trong nội dung giáo dục và trong các hoạt
động
— Tập trung hoá, đa dạng hoá và tự chủ trong áp dụng chương trình giáo dục
— Phương hướng xây dựng chương trình giáo dục và hình tượng con người cần hướng tới
2 Sách giáo khoa của Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, từ năm 1995 nước này bắt đầu xóa bỏ chính sách độc quyền về
SGK38 Theo đó, SGK gồm 2 loại:
— Loại thứ nhất là SGK quốc gia do Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (MOEHRD) tô chức biên soạn, bao gồm tất cả SGK mắm non và tiêu học, sách Quốc ngữ (Tiếng Hàn), Quốc sử (Lịch sử Hàn Quốc), Đạo đức cho các lớp còn lại
— Loại thứ hai là SGK do các nhà xuất bản tư nhân tô chức biên soạn, MOEHRD thâm định, bao gồm SGK dùng cho các môn học khác ở trung học Ở THCS, có 32 bộ
sách môn Toán, 9 bộ sách môn Khoa học và 10 bộ sách môn Xã hội Ở THPT, có 28 bộ
sách môn Toán (trong đó có I6 bộ cho lớp 10 và 12 bộ cho lớp LI và 12), 8 bộ sách môn Hoá, 9 bộ sách môn Vật lý, 6 bộ sách môn Lịch sử Hàn Quốc hiện đại, 8 bộ sách môn Sinh học, 8 bộ sách môn Địa lý Hàn Quốc, 8 bộ sách môn Xã hội, 11 bộ sách môn Khoa
học, v.v
Từ năm 2009, các NXB tư nhân được phép tổ chức biên soạn và phát hành SGK THCS và THPT kể cả các môn Quốc ngữ, Quốc sử và Đạo đức Tất cả SGK tiểu học sẽ
do MOEHRD tô chức biên soạn, ngoại trừ SGK môn Thé dục, Âm nhạc, Nữ công gia chánh và Tiếng Anh dành cho các NXB tư nhân, MOEHRD chỉ kiêm tra và sửa đôi những
chỗ cần thiết Các trường học có thê lựa chọn một số sách không qua thâm định của nhà
nước,trừ SGK các môn Quốc ngữ, Đạo đức, Xã hội, Toán, Khoa học, Kỹ thuật, Am nhạc, Thê dục Thậm chí MOEHRD khuyến khích các trường tự biên soạn SGK để càng ngày càng có thêm nhiều người tham gia vào việc biên soạn những cuốn sách có chất lượng cao cho học sinh
Trang 9Bộ Giáo dục, Khoa hoc va Công nghệ Hàn Quốc cho biết, nước này đang có kế hoạch thực hiện một quá trình chuyển đổi SGK giấy sang SGK kỹ thuật số trong tat ca
các trường học
Theo nguồn tin từ Chính phủ, đến năm 2015, SGK bằng giấy có thể sẽ biến mất
hoàn toàn tại các trường tiêu học và trung học Hàn Quốc Thay vào đó, tài liệu giáo khoa
sẽ được chuyển tái dưới dạng kỹ thuật số Học sinh chỉ cần học thông qua máy tính hay
các thiết bị số khác Con số 2,23 ngàn tỷ won (khoảng 2,4 tỷ USD) sẽ được Bộ Giáo dục Hàn Quốc dùng đầu tư cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cần thiết như mua máy tính cá nhân hay các thiết bị khác đáp ứng cho cuộc chuyên đổi trong vòng bốn năm tới Theo kế hoạch này, đến trước năm 2014, SGK, sách tham khảo, từ điển hay các tài liệu bằng giấy khác tại các trường tiêu học sẽ được số hoá hoàn toàn, quá trình này mở rộng sang học sinh cấp 2 và 3 trong năm tiếp theo Chính phủ cho biết đây chính là thời điểm thích hợp nhất cho sự thay đối lớn trong hệ thông giáo dục đào tạo Còn trong giai đoạn chuyền tiếp, cả sách in và sách số hoá sẽ cùng lúc được sử dụng
Hàn Quốc hiện tại cũng đang lên kế hoạch xây dựng các mạng lưới vô tuyến tại tất
cả các trường học, cho phép học sinh và giáo viên tiếp cận với các tài liệu học tập tại bất
cứ khi nào và bất cứ nơi đâu mà họ muốn thông qua việc sử dụng hệ thống điện toán đám
mây, cho phép họ chuyên tải nội dung SGK kỹ thuật số lên máy vi tính, điện thoại hay
1Pad của mình “Khi công nghệ thông tin phát triển mạnh và các thiết bị số hoá được ưa
chuộng, chúng tôi quyết định số hoá SGK và tài liệu học tập để tạo ra một môi trường trong đó giáo viên và học sinh có thể tham gia một cách hiệu quả hơn vào các bài giảng
và hoạt động học tập”, một quan chức của Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết SGK số sẽ tạo
điều kiện tốt hơn cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Hơn nữa, một số học sinh không thê đến lớp vì điều kiện thời tiết hay gặp phải các vấn đề khác cũng có thể tiếp tục với việc học ngay tại nhà “Đối với học sinh, các
em có thê tiếp cận những gì các em muốn để học tập bất cứ khi nào Điều này cải thiện lớn đến hiệu quả học tập của các em.Chúng tôi hy vọng việc số hoá SGK sẽ giúp
hạ thấp chi phí giáo dục của các gia đình cũng như giảm thiểu nhu cầu học thêm của học
sinh”, quan chức này khẳng định.
Trang 10Động thái này của Hàn Quốc nằm trong chiến lược chạy đua với Mỹ về số hoá SGK — mục tiêu mà nhiều nước trên thế giới đều đang muốn hướng đến Riêng Hàn Quốc, đây còn là một phần của dự án “Trường học thông minh” nằm trong chiến lược
“Giáo dục thông minh”, khi nước này được coi là một trong những quốc gia lớn mạnh về
kỹ thuật công nghệ Còn theo công bồ của Tô chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),
học sinh Hàn Quốc đứng thứ nhất về am hiểu các thiết bị kỹ thuật số so với 16 quốc gia
đối tác đang là thành viên của OECD Đó là lý do tại sao học sinh nước này cần một sự
thay đôi lớn về giáo dục Hơn nữa, SGK kỹ thuật số rẻ hơn nhiều so với sách in Chính
phủ hy vọng dự án này sẽ là động lực giúp cho ngành công nghệ thông tin nước này phát triển
1.3 Kết luận
Thành công của giáo dục Hàn Quốc không đến dễ dàng mà là kết quả của nhiều thập niên tập trung mạnh mẽ vào việc xây dựng "đất nước đăng cấp thê giới"
Nhưng đề thành công, họ phải trả giá Học sinh chịu áp lực khủng khiếp và dồn dập Tài năng không phải là điều để cân nhắc, bởi vì văn hóa đất nước này tin vào sự chăm chỉ và siêng năng hơn tất cả, không có lý do gì cho thất bại Trẻ em học quanh năm,
cả ở trường và voi gia su Nếu bạn học đủ chăm chỉ, bạn có thê đủ thông minh
"Người Hàn Quốc về cơ bản tin rang tôi phải trải qua giai đoạn khó khăn này để có một tương lai tươi sáng", Andreas Schleicher, giám đốc về giáo dục và kỹ năng tại PISA
và cô vấn đặc biệt về chính sách giáo dục tại OECD nói Không chí bố mẹ gây áp lực cho con cái, áp lực từ bạn học cũng thúc đây mỗi người cải thiện kết quả học tập
Nhận xét của Okhwa Lee, giáo sư tại Đại học Quốc gia Chungbuk đáng để suy ngâm: "Hàn Quốc có tý lệ tốt nghiệp cao, nhưng người Hàn Quốc có niềm đam mê giáo dục thấp" Quá nhiều người xem các cơ sở giáo dục như "cửa hàng tiện lợi" đề đạt được tiền tài và địa vị trong cuộc sống Do vậy, bài toán mà chính phủ đang đặt ra là nâng cao ý thức học tập suốt đời của mỗi người dân, xem đó là khía cạnh không thê thiếu trong sự phát triên của đât nước