Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục được thiết kế bài bản, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội và nghề nghiệp. Chương trình đào tạo không chỉ là tập hợp các môn học mà còn là một hành trình trải nghiệm, giúp người học phát triển toàn diện cả về trí tuệ, kỹ năng lẫn nhân cách. Vậy, một chương trình đào tạo đại học như thế nào mới được coi là hiệu quả? Không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức chuyên môn, một chương trình hiệu quả phải đáp ứng được nhu cầu của người học và xã hội, trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi. Đồng thời, chương trình cũng cần tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự học và tinh thần trách nhiệm. Để phát triển một chương trình đào tạo đại học đáp ứng được những yêu cầu trên, việc nghiên cứu các bước phát triển chương trình là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, chỉ khi hiểu rõ quy trình, chúng ta mới có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình hiện tại, từ đó đưa ra những điều chỉnh, bổ sung cần thiết. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tác giả tập trung đề cập đến các bước phát triển chương trình giáo dục đại học và trên cơ sở đó, xây dựng đề cương chi tiết của một môn học mà bản thân phụ trách giảng dạy.
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Quy trình phát triển chương trình giáo dục đại học 2
1.1 Nhận thức về “phát triển chương trình đào tạo” 2
1.2 Các bước phát triển chương trình giáo dục đại học 6
1.2.1 Bước I- Phân tích tình hình 6
1.2.2 Bước II- Xác định mục đích chung và mục tiêu 8
1.2.3 Bước III- Thiết kế 11
1.2.4 Bước IV- Thực thi 12
1.2.5 Bước V- Đánh giá 14
2 Xây dựng đề cương chi tiết của một môn học mà anh (chị) phụ trách giảng dạy 17
KẾT LUẬN 18
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục được thiết kế bài bản, nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để đáp ứng yêu cầu của xã hội và nghề nghiệp Chương trình đào tạo không chỉ là tập hợp các môn học mà còn là một hành trình trải nghiệm, giúp người học phát triển toàn diện cả về trí tuệ, kỹ năng lẫn nhân cách
Vậy, một chương trình đào tạo đại học như thế nào mới được coi là hiệu quả? Không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức chuyên môn, một chương trình hiệu quả phải đáp ứng được nhu cầu của người học và xã hội, trang bị cho người học những
kỹ năng cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi Đồng thời, chương trình cũng cần tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng tự học và tinh thần trách nhiệm
Để phát triển một chương trình đào tạo đại học đáp ứng được những yêu cầu trên, việc nghiên cứu các bước phát triển chương trình là vô cùng quan trọng Bởi
lẽ, chỉ khi hiểu rõ quy trình, chúng ta mới có thể xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình hiện tại, từ đó đưa ra những điều chỉnh, bổ sung cần thiết Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, tác giả tập trung đề cập đến các bước phát triển chương trình giáo dục đại học và trên cơ sở đó, xây dựng đề cương chi tiết của một môn học mà bản thân phụ trách giảng dạy
Trang 3NỘI DUNG
1 Quy trình phát triển chương trình giáo dục đại học
1.1 Nhận thức về phát triển chương trình đào tạo
Thuật ngữ phát triển chương trình đào tạo mà chúng ta đề cập ở đây tương
đồng với thuật ngữ tiếng Anh là “curriculum development” Phát triển chương trình được xem xét như một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện hơn là một trạng thái hay một giai đoạn cô lập, tách rời
Thiết kế chương trình giáo dục hay xây dựng chương trình giáo dục chỉ đơn thuần là khâu biên soạn chương trình đào tạo hay soạn thảo chương trình môn học Sau khi chúng ta soạn thảo xong một chương trình môn học và được các cấp có tham quyền phê duyệt thì coi như công việc xây dựng chương trình đã hoàn tất
Đối với quan niệm về phát triển chương trình đào tạo, mặc dù người ta dễ dàng nhất trí với nhau về việc xem nó như một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện của quá trình đào tạo Về mặt kỹ thuật, việc xếp nó như là một giai đoạn không thế tách rời với các giai đoạn khác của quá trình đào tạo hay xem nó như là một quá trình hòa quyện vào toàn bộ quá trình đào tạo trong mọi khâu, mọi lúc, mọi nơi lại còn là vấn đề chưa thống nhất
Quá trình phát triển chương trình đào tạo cần phải được hiểu như là một quá trình liên tục và khép kín tuần hoàn, gồm 05 bước : Bước I- Phân tích tình hình, Bước II- Xác định mục đích chung và mục tiêu, Bước III- Thiết kế, Bước IV- Thực thi, Bước 5- Đánh giá Tất cả 05 bước nêu trên không phải được sắp xếp một cách thang hàng bước nọ kế tiếp bước kia mà chúng được sắp xếp trong một vòng tròn khép kín như hình sau đây:
Trang 4Hình 1.1 Quy trình phát triển chương trình đào tạo
Cách sắp xếp như vậy nhằm thể hiện đây là một quá trình liên tục hoàn thiện
và không ngừng phát triển chương trình đào tạo, bước này ảnh hưởng trực tiếp đến bước kia Chúng ta không thể tách rời một bước mà cần xem xét đến sự tác động hữu cơ của các bước khác Chẳng hạn khi ta bắt đầu vào việc xây dựng chương trình đào tạo nào đó, chúng ta thường phải đánh giá chương trình đào tạo hiện hành xem nó có ưu điểm, nhược điểm gì, nó còn thích hợp với tình hình mới hay không (Bước V- Đánh giá chương trình) Tiếp theo, kết hợp với việc phân tích tình hình
cụ thể như: các điều kiện dạy và học trong và ngoài trường, nhu cầu đào tạo của sinh viên và của xã hội,…
Bước I- Phân tích tình hình để xây dựng nên mục tiêu đào tạo của khóa học (Bước II- Xác định mục đích chung và mục tiêu) Sau đó, trên cơ sở của mục tiêu đào tạo ta mới xác định nội dung đào tạo, lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp, lựa chọn hoặc tạo ra các phương tiện hỗ trợ đào tạo, lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp để đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Trang 5Tiếp đến ta sẽ tiến hành kiểm nghiệm chương trình ở quy mô nhỏ xem nó có thực
sự đạt yêu cầu hay cần phải điều chỉnh gì thêm nữa Toàn bộ công đoạn trên được xem như giai đoạn thiết kế chương trình đào tạo (Bước III- Thiết kế chương trình đào tạo)
Kết quả của giai đoạn thiết kế chương trình sẽ là một bản chương trình đào tạo cụ thể Nó cho ta biết mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp giảng dạy, các điều kiện và phương tiện hỗ trợ đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như việc phân phối thời gian đào tạo
Sau khi thiết kế xong chương trình chúng ta đưa vào thực thi (Bước IV), tiếp
đó là Bước V- Đánh giá chương trình đào tạo Tuy nhiên, việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chờ đợi đến giai đoạn cuối cùng mà việc đánh giá phải thực hiện trong mọi khâu Ví dụ, ngay cả trong khi thực thi có thể chương trình sẽ
tự bộc lộ những nhược điểm của nó hay qua ý kiến đóng góp của sinh viên và giảng viên chúng ta sẽ biết phải tự hoàn thiện nó như thế nào Sau đó khi khóa đào tạo kết thúc (chương trình được thực thi xong một chu kỳ đào tạo) thì việc đánh giá tổng thể cả một chu kỳ này cũng phải đặt ra
Giảng viên, người xây dựng và quản lý chương trình đào tạo thường phải luôn tự đánh giá chương trình đào tạo ở mọi bước qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học để rồi vào năm học mới kết hợp với bước phân tích tình hình, điều kiện mới ta sẽ lại hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo Rồi dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình hình mới lại thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo Cứ như vậy chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện và phát triển không ngừng cùng với quá trình đào tạo
Như vậy theo Wentling (1993) thì phát triển chương trình đào tạo là quá trình thiết kế chương trình đào tạo Sản phẩm của quá trình này là một bản kế hoạch mô tả chương trình đào tạo với đầy đủ mục tiêu, nội dung, phương pháp, các
Trang 6phương tiện hỗ trợ đào tạo và cách đánh giá kết quả học tập của học viên Tuy nhiên, chương trình đào tạo sau khi được đưa vào thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi đó luôn được sử dụng ngay trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương trình Đến khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ chương trình cũng sẽ cung cấp thông tin để cải thiện chương trình hoặc xây dựng lại chương trình cho chu kỳ sau cùng với việc phân tích các nhu cầu mới về đào tạo Cứ thế chương trình đào tạo cũng sẽ được hoàn thiện và không ngừng phát triển cùng với quá trình đào tạo Phát triển chương trình đào tạo vì vậy cũng vẫn là một quá trình liên tục khép kín, bước nọ tác động đến bước kia và nó được hoàn thiện, phát triển liên tục Theo Wentling, đó là một quá trình định hướng hoạt động và hành động Nó cũng là quá trình làm cho công việc đào tạo bất luận là lớn hay nhỏ cũng trở nên có tính hệ thống hơn là phương tiện giúp thiết kế và thực thi các hoạt động đào tạo được hiệu quả hơn Phát triển chương trình đào tạo là một hoạt động hết sức cần thiết cho bất kỳ một hoạt động đào tạo nào dù là lớn hay nhỏ
Việc đưa ra khái niệm “phát triển chương trình đào tạo” có lợi ở chỗ nó xem việc xây dựng chương trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái, một giai đoạn tách biệt với các giai đoạn khác của quá trình đào tạo Ưu điểm của cách nhìn nhận này là ta luôn phải tìm kiếm các thông tin phản hồi ở tất cả các bước về chương trình đào tạo và như vậy ta có thể kịp thời điều chỉnh từng bước của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội Khi nhìn nhận việc xây dựng chương trình dưới quan điểm của phát triển chương trình đào tạo thì chương trình phải được soạn thảo một cách mềm dẻo.
Quan điểm phát triển chương trình giáo dục này có thể liên quan và áp dụng cho hai đối tượng: phát triển chương trình đào tạo của một ngành học và phát triển chương trình môn học
Trang 71.2 Các bước phát triển chương trình giáo dục đại học
1.2.1 Bước I- Phân tích tình hình
Bước đầu tiên trong phát triển chương trình giáo dục đại học là phân tích tình hình Phân tích tình hình là xem xét tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc đưa
ra các quyết định về mục tiêu, cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo Phân tích tình hình là xác định và phân tích mọi điều kiện, mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình đào tạo, qua đó giúp cho người xây dựng chương trình xác định được những cái cần đưa vào chương trình đào tạo Đó là các yêu cầu đào tạo, các đặc điểm của học viên và môi trường đào tạo, nội dung kiến thức, mục tiêu đào tạo và mọi khía cạnh khác cần thiết cho việc xây dựng và thực thi chương trình đào tạo
Thông thường, trước khi xây dựng một chương trình đào tạo người ta cần phải thu thập thông tin liên quan đến nguồn nhân lực tham gia vào quá trình dạy và học cũng như các điều kiện vật lực và môi trường đào tạo Về sinh viên, người xây dựng chương trình cần thu thập các thông tin liên quan đến họ qua các lĩnh vực như: trình độ sinh viên, nhu cầu đào tạo, động cơ và thái độ học tập, cách thức học, các điều kiện học tập… Tương tự như vậy các nhà xây dựng chính sách hoặc chương trình giáo dục đại học cũng phải quan tâm đến người dạy, những người trực tiếp quyết định đến sự thành bại của chương trình, đặc biệt trong bước thực hiện Ngoài ra, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ chương trình đào tạo cũng cần được quan tâm xem xét khi tiến hành xây dựng chương trình đào tạo các cấp Tất
cả những thông tin như vậy nếu được tập hợp một cách đầy đủ, được cân nhắc và tính đến khi xây dựng chương trình sẽ góp phần đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi của các công đoạn trong quá trình đào tạo
Để đánh giá tình hình trong quá trình phát triển chương trình giáo dục đại học, cần phân tích các nội dung sau:
Một là, Xu thế phát triển của xã hội nói chung Cụ thể:
Trang 8Về hội nhập và toàn cầu hóa: Việt Nam đang hội nhập quốc tế trong bối
cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ có những tiến bộ nhảy vọt Tri thức nhân loại tăng theo cấp số nhân và với sự hỗ trợ của Internet trở thành tài sản chung Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, bệnh dịch, an ninh lương thực,… đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các nước
Về tình hình chính trị và văn hóa: Tình hình chính trị trong nước ổn định,
các giá trị văn hóa, tinh thần được gìn giữ và phát huy
Về tình hình phát triển kinh tế và nhu cầu nguồn nhân lực: Kinh tế Việt Nam
được thừa nhận có tính thị trường đầy đủ và tăng trưởng cao, dù vẫn còn các yếu tố gây bất ổn Nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng lớn, nhu cầu học đại học trong thanh niên ngày càng cao
Về giáo dục và đào tạo: Giáo dục đại học, chuyên nghiệp, dạy nghề bước
đầu được vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN Nghị quyết Đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng Nghị quyết 29 – NQ/TW bắt đầu đi vào cuộc sống Xã hội nước
ta bắt đầu hình thành đặc trưng của một xã hội học tập, nơi con người được tạo điều kiện học tập suốt đời
Hai là, Trình độ phát triển của công nghệ. Trình độ phát triển của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin và truyền thông nói riêng đang phát triển mạnh
mẽ Các công nghệ này hỗ trợ trong giảng dạy và quản lý giáo dục, bao gồm máy tính, Internet, phần mềm học tập, bảng thông minh, và các thiết bị khác như phòng học trực tuyến, bảng tương tác, thiết bị lưu trữ ngoại vi,…
Ba là, Xu thế phát triển của ngành học/ bậc học, bao gồm: tính liên ngành,
những công nghệ được sử dụng trong ngành, và các công trình nghiên cứu mới nhất
Bốn là, Đặc điểm về người học Đặc điểm về người học trong xã hội đương
đại được nghiên cứu trong các lĩnh vực sau: nhu cầu về ngành học, nhu cầu về kĩ
Trang 9năng nghề nghiệp, nhu cầu phát triển cá nhân, liên nhân cách, nhu cầu rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao, nhu cầu rèn luyện các kĩ năng hàn lâm cơ bản, nhu cầu
về các giá trị khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên
Năm là, Chương trình đào tạo hiện hành Cần quan tâm đến nội dung
chương trình, cách thức và phương pháp dạy học; người dạy và người học;…
Bước phân tích tình hình giúp các nhà giáo dục hiểu rõ bối cảnh và các yếu
tố ảnh hưởng đến chương trình giáo dục, từ đó xây dựng và phát triển chương trình một cách hiệu quả và phù hợp với thực tế
Khi thực hiện phân tích tình hình cần làm rõ nhu cầu và các bên liên quan sẽ tham gia phát triển chương trình giáo dục và các ưu tiên trong phát triển chương trình giáo dục, cụ thể: Phải nhấn mạnh đến môn học/nội dung nào và cần cải tiến môn học/nội dung nào? Điểm yếu của chương trình hiện tại nằm ở đâu? Những thay đổi nào là cần thiết và có thể thực hiện được trong cơ chế hiện nay không? Có nên thực hiện những cải cách có tính chất nền tảng không? Mỗi ngành học trong mỗi bối cảnh khác nhau có các bên liên quan khác nhau Mỗi bên liên quan có những mối quan tâm khác nhau Mức độ tham gia của các bên liên quan khác nhau
1.2.2 Bước II- Xác định mục đích chung và mục tiêu
Xác định mục đích chung và mục tiêu là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình phát triển chương trình giáo dục Trước hết, chúng ta cần phân biệt một số khái niệm liên quan đến việc xác định mục đích, mục tiêu Các khái niệm này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được hiểu như sau:
Thứ nhất, Triết lí giáo dục (Educational philosophy) phản ánh mong muốn
của quốc gia với nền giáo dục tương lai Triết lí giáo dục được coi là kim chỉ nam cho quá trình phát triển chương trình bởi nó phản ánh các chính sách tổng thể, các
ưu tiên quốc gia Triết lí giáo dục là cơ sở để xác định những định hướng cốt lõi của cả hệ thống giáo dục quốc dân
Trang 10Thứ hai, Định hướng (Aim) là việc đưa ra một hình mẫu và một phương
hướng để thiết kế các hoạt động đặc thù nhằm đạt tới một sản phẩm hay một hành
vi trong tương lai Định hướng là điểm xuất phát để tạo ra một hình mẫu lí tưởng, hay một tầm nhìn đầy cảm hứng đối với sản phẩm tương lai Định hướng phản ánh những nhận định giá trị, những ước vọng và phương hướng để các nhà giáo dục thiết kế quy trình giáo dục
Thứ ba, Mục đích giáo dục cụ thể hoá định hướng giáo dục, là những kết quả
mà hệ thống giáo dục phải đạt vào cuối giai đoạn giáo dục Mục tiêu giáo dục (Education objectives) là cụ thể hoá mục đích giáo dục và liên quan tới hành vi con
người Tổng hoà các mục tiêu này phải hướng đến triết lí giáo dục, định hướng giáo dục và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội Triết lí giáo dục, định hướng, mục đích giáo dục là cơ sở để xác định mục đích, mục tiêu chương trình giáo dục
Thứ tư, Mục đích chương trình (Curriculum goals) là những mong muốn, kỳ
vọng về năng lực, phẩm chất và kiến thức mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành chương trình học Mục đích chương trình thường được xác định dựa trên triết
lý giáo dục, định hướng giáo dục và nhu cầu của xã hội
Thứ năm, Mục tiêu chương trình (Curriculum objectives) là sự cụ thể hóa
của mục đích chương trình, mô tả chi tiết những hành vi, kiến thức, kỹ năng và thái
độ mà người học cần có để đạt được mục đích chương trình Mục tiêu chương trình cần đo lường được để đánh giá hiệu quả của quá trình dạy và học Mục tiêu chương trình giáo dục được xác định theo 3 lĩnh vực chính, bao gồm:
Mục tiêu nhận thức (Cognitive): Đây là lĩnh vực liên quan đến kiến thức, khả
năng tư duy và hiểu biết của người học Mục tiêu nhận thức được phân loại theo 6 cấp độ từ thấp đến cao: (1) Biết (Nhớ): Khả năng ghi nhớ thông tin, sự kiện, khái
niệm; (2) Hiểu: Khả năng giải thích, tóm tắt, diễn đạt lại thông tin bằng lời của mình;
(3) Vận dụng: Khả năng áp dụng kiến thức vào tình huống mới, giải quyết vấn đề