1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn pháp luật kinh tế Đề tài cơ sở lý luận và thực tiễn Áp dụng pháp luật về hợp Đồng kinh doanh thương mại

28 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Hợp Đồng Kinh Doanh Thương Mại
Tác giả Hồ Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn Ths. Vũ Thị Uyên
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Tế
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Chính vì vậy, để đảm bảo các giao dịch được thuận lợi, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, em đã lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồ

Trang 1

BAI TIEU LUAN

MON PHAP LUAT KINH TE

DE TAI: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT

VE HOP DONG KINH DOANH THUONG MAI

Giảng viên hướng Ths.Vũ Thị Uyên

Trang 2

LOI CAM ON

Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Cô Vũ Thị Uyên

Trong suốt quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Pháp luật kinh tế,

em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết

từ cô Cô đã giúp em chỉ ra các phần phân tích chưa tốt, còn sai hay

thiếu sót, góp ý cho em hiểu hơn, cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của em vẫn còn những điều

hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong

quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Rất mong cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

doanh thương mạại

2.3 Điều kiện khác - HH HH nga l5

3 Hậu quả pháp lý khi hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu - Q2 2222221212121 1211111211211 121111 2e 17

4 Ví dụ minh hoạ về hợp đồng kinh doanh thương maại 18

Trang 4

ty chưa thực sự quan tâm, vẫn còn sử dụng những mẫu hợp đồng cũ,

lạc hậu so với Bộ luật bây giờ, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và dễ xảy ra các vấn đề tranh chấp, kiện tụng Chính vì vậy, để đảm bảo các giao dịch được thuận lợi, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, em đã lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận và

thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương

mại” để làm rõ các khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại và làm rõ các vấn đề khi tham gia ký kết hợp đồng, Vậy thế nào là hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại là gì?

Trang 5

1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại

I.1 Khái niệm về hợp đồng dân sự

Năm 2015, trong luật sửa đổi Chính Phủ đã loại bỏ cụm từ “ dân sự”, chỉ còn lại hai từ “hợp đồng” Vì vậy, theo điều 385 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền

và nghĩa vụ dân sự Hợp đồng dân sự vừa là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên còn lại vừa

là sự thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó

Hợp đồng là một trong nhiều căn cứ để phát sinh nghĩa vụ dân

sự theo quy định điều 275 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 Ngoài ra,

hợp đồng còn được hiểu là hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận thống nhất giữa các bên hay hai bên về một vấn đề và là sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả

pháp lý như xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

của các bên

Hợp đồng dân sự bản chất là một giao dịch dân sự Mà giao dịch dân sự thường thông qua các phương tiện điện tử dựa trên thông điệp dữ liệu theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và được coi là giao dịch bằng văn bản

Theo điều 398 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định:

- Các bên tham gia trong hợp đồng có quyền được thỏa thuận

nội dung trong hợp đồng

- Nội dung của hợp đồng sẽ có những điều sau đây:

5

Trang 6

¢ Đối tượng hợp đồng

se Số lượng và chất lượng hợp đồng

«_ Giá và cách thức thanh toán

e Thời hạn, địa điểm và phương cách thực hiện hợp đồng

se Quyền và nghĩa vụ của hai bên

e Trách nghiệm khi vi phạm hợp đồng

se Cách thức giải quyết khi có tranh chấp

Hợp đồng sẽ được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ khi thời điểm ký kết hợp đồng, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác hay có luật liên quan quy định khác

I2 Khái niệm về hợp đồng kinh doanh thương mại

Trong Luật Thương mại năm 2005 không có khái niệm về hợp

đồng thương mại, vì vậy có thể hiểu hợp đồng thương mại là một

hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các

chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đối hoặc chấm dứt

quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại

Theo điều 1 và điều 2 của Luật Thương Mại năm 2005, ta có thể hiểu hợp đồng thương mại là một văn bản thỏa thuận nhằm thực hiện các hoạt động liên quan tới thương mại trong phạm vi nước Việt Nam và hoạt động liên quan tới thương mại ngoài nước Việt Nam, nếu như các bên thỏa thuận áp dụng đúng luật này hay luật nước ngoài, nhưng theo quy ước của quốc tế, Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật này” Đồng thời, hợp đồng thương mại có thể hiểu là một loại hợp đồng được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại hoặc hợp đồng được sử dụng trong hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động với mục đích sinh lời gồm mua bán hàng hóa, đầu tư, cung cấp dịch vụ, các hoạt động như khuyến mại, quảng cáo thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hội chợ hay triển lãm thương mại và một số hoạt động sinh lời khác Hàng hóa trong hoạt động thương mại bao gồm tất cả các loại động sản, động sản trong tương lai và cả những vật gắn với đất đai

Trang 7

Hoạt động thương mại có trách nhiệm phải tuân theo đúng Luật Thương mại và Pháp luật của Việt Nam và được quy định trong luật nào thì phải áp dụng đúng quy định của luật đó Nếu như không được quy định trong Luật Thương mại và trong luật khác thì áp dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự theo yêu cầu của Pháp luật Việt Nam Ngoài ra, có thể hiểu hợp đồng thương mại là loại hợp đồng thỏa thuận giữa các bên hay một bên thương nhân (doanh nhân, nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh, các công ty, doanh nghiệp) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại với mục đích tăng lợi nhuận

Hợp đồng thương mại cũng có thể hiểu là hợp đồng mua bán

e_ Tại khoản 9 điều của Luật Thương mại năm 2005: Cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại mà một bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán và bên sử dụng dịch vụ gọi là khách hàng có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch v, sử dụng dịch vụ theo đúng thỏa thuận 1.3 Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mai

Các đặc điểm của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại là

căn cứ để phân biệt được hai loại hợp đồng này bao gồm mục đích

giao dịch, chủ thể tham gia, hình thức giao dịch và đối tượng

‹% Về mục đích giao dịch

Mục đích của việc xác lập hợp đồng thương mại là mục đích nhằm việc sinh lời lợi nhuận hoặc tìm lợi nhuận ở trên lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam mà các bên thỏa thuận đã lựa chọn áp dụng luật này

Nhưng theo điều 1 của Luật Thương Mại năm 2005, hoạt động của một bên không nhằm mục đích sinh lời với các nhà thương nhân

7

Trang 8

trên lãnh thổ Việt Nam cũng đã áp dụng Luật Thương mại dé giải quyết các vấn đề

+ Về chủ thể tham gia vào hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng kinh doanh thương mại là các bên tham gia vào mối quan hệ hợp đồng

Theo điều 2 của Luật Thương mại năm 2005, chủ thể trong hợp

đồng thương mại là các bên hay một bên thương nhân như các tổ

chức kinh tế đã được thành lập hợp pháp, các cá nhân đang hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên hoạt động hay các cá nhân, tổ chức khác có hoạt động liên quan đến kinh doanh thương mại Vì hoạt động thương mại là hoạt động của các thương nhân

hoặc giữa thương nhân với các chủ thể khác

Các văn phòng đại diện, chỉ nhánh của các thương nhân nước ngoài được đặt tại Việt Nam là các đơn vị phụ thuộc của họ đã được thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam, phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng kinh doanh thương mại chủ yếu

là các thương nhân gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hay cá cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên và có đầy đủ giấy

tờ kinh doanh trong kinh doanh thương mại Thương nhân có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài

Ví dụ: Điều 157 trong Luật Thương mại năm 2005 đã quy định trong quan hệ uỷ thác trong mua bán hàng hoá, bên uỷ thác có thể

là thương nhân hoặc không phải là thương nhân

+ Về hình thức giao dịch:

Luật thương mại năm 2005 đã quy định rõ hợp đồng thương mại được thể hiện qua lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể Nếu pháp luật đã quy định bằng văn bản thì phải tuân theo đúng quy định Hình thức của hợp đồng thương mại được quy định dựa trên quy định về hình thức của hợp đồng dân sự trong Bộ Luật dân sự năm 2005 Theo quy định của hình thức hợp đồng này thì các bên tham gia phải tuân theo các quy định vì hình thúc của hợp đồng là một trong những điều kiện kiên quyết có hiệu lực của hợp đồng

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch

8

Trang 9

vụ trưng bày sản phẩm, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng giới thiệu hàng hóa,

%» Về đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng kinh doanh thương mại giống như đối tượng của hợp đồng dân sự là hàng hóa và dịch vụ Ngoài ra, đối tượng của hợp đồng kinh doanh thương mại còn là động sản, bất động sản mà không thuộc trường hợp hàng hóa bị cấm bởi pháp luật hiện hành gồm:

e Tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương lai

se Những vật gắn liền với đất đai

Đồng thời, hoạt động thương mại là các hoạt động mua bán hàng hóa, sản phẩm, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi sinh lời vì vậy đối tượng của hợp đồng này không chỉ là hàng hóa hữu hình mà còn là các loại hình dịch vụ, các hoạt động sinh lợi khác

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thường có một số hợp đồng có đối tượng chưa được biết đến như hợp đồng dân sự truyền thống và các loại hợp đồng có tính chất tổ chức như hợp đồng thành lập công ty, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng đầu tư Đối tượng của các loại hợp đồng này là một hoạt động mang tính tổ chức

để hình thành nên các doanh nghiệp và để thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại Đồng thời, đối tượng của hợp đồng trong kĩnh vực thương mại thường có số lượng lớn và giá trị của hợp đồng thương mại lớn hơn giá trị của hợp đồng dân sự

1.4 Sự khác biệt giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh

doanh thương mại

% Khái niệm

- Hợp đồng dân sự là hợp đồng phát sinh trong các quan hệ dân

sự được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự theo quy định của Pháp luật Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia về việc

xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên

tham gia

Trang 10

pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân Các nhân phải đủ

18 tuổi và trên 18 tuổi Đối với cá nhân từ 15 tuổi trở lên có tài sản riêng cũng có thể tự ký kết và thực hiện hợp đồng này Theo quy định của Bộ Luật dân sự, các cá nhân trong hợp đồng

dân sự có thể là mọi chủ thể của luật dân sự

Chủ thể khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại là các cá nhân, tổ chức phải có tư cách pháp nhân, có đầy đủ giấy đăng

kí kinh doanh và có người đại diện hợp pháp, bắt buộc phải có

một bên là thương nhân Nếu như không đáp ứng đầy đủ điều kiện thì hợp đồng thương mại sẽ bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý và không được công nhận Một trong các bên chủ thể của hợp đồng thương mại bắt buộc phải là thương nhân hoặc

cả hai bên đều lâ thương nhân

Mục đích của hợp đồng

Mục đích của hợp đồng dân sự để thỏa thuận các giao dịch dân

sự với mục đích sinh hoạt tiêu dùng, có thể sinh lời hoặc không sinh lời, khi đó đối tượng của hợp đồng sẽ được mở rộng hơn như hợp đồng vay vốn, thuê nhà, cho thuê tài sản,

Nội dung của hợp đồng dân sự là các điều khoản xác định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, trách nhiệm của các bên tham gia khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng dân sự

Mục đích của hợp đồng kinh doanh thương mại thường là các mục đích kinh doanh thương mại và sinh lời được Mục đích của việc ký kết hợp đồng này là nhằm đáp ứng, phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh của bên chủ thể kinh doanh Đồng thời, mục đích sinh lợi là một trong những đặc trưng của hợp đồng thương mại

Hình thức của hợp đồng

10

Trang 11

Hình thức của hợp đồng dân sự được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản, hành vi, Nhưng chủ yếu

là bằng miệng nhiều hơn vì thông qua sự tín nhiệm, giao dịch

đơn giản, tính phổ thông, giá trị thấp Trong một số giao dịch sẽ

yêu cầu bắt buộc phải có văn bản, có công chứng, chứng nhận như hợp đồng mua bán nhà, đất, chung cư,

Hình thức của hợp đồng kinh doanh thương mại thường có giá trị lớn hơn, độ phức tạp cao hơn hoặc do pháp luật yêu cầu thường được ký kết bằng văn bản, có công chứng với mục đích tăng giá trị pháp lý và phải đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

Ngoài ra, một số hợp đồng có thể được thực hiện bằng lời nói,

hành vi như nếu pháp luật quy định bắt buốc phải thực hiện

bằng văn bản thì còn có các hình thức khác như fax, thư điện tử

mà vẫn được coi là hình thức văn bản

Nội dung của hợp đồng

Nội dung cơ bản của một số hợp đồng dân sự gồm những điều khoản sau:

e« _ Đối tượng của hợp đồng

se Số lượng, chất lượng

se Giá, phương thức thanh toán

e Thdi han, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

se Quyền, nghĩa vụ của các bên

se _ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

e Phạt vi phạm hợp đồng

Nội dung trong điều khoản của hợp đồng thương mại cũng

giống như điều khoản của hợp đồng dân sự, nhưng còn có một

số điều khoản khác với hợp đồng dân sự như:

e Điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng

e Điều khoản vận chuyển hàng hóa

e Điều khoản bảo hiểm

Phạm vi phạm hợp đồng

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 thì bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi

H

Trang 12

phạm nếu các bên tham gia có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp

đồng

- _ Trong hợp đồng dân sự của Bộ Luật Dân sự năm 2015, nguyên tắc của luật Dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia, vì vậy việc phạt hợp đồng vi phạm là do các bên tham gia đã thỏa thuận và luật không có giới hạn tối đa mức phạt

- _ Trong hợp đồng kinh doanh thương mại, bên vi phạm hợp đồng

`

chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt

vi phạm hợp đồng Đồng thời, Luật thương mại năm 2005 đã quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần trong nghĩa vụ hợp đồng

bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ đã được giám định

Theo điều 292 của Luật Thương mại năm 2005, các chế tài của hợp đồng kinh doanh thương mại được quy định như sau:

e _ Các bên tham gia bắt buộc phải thực hiện đúng quy định

của hợp đồng

e Phat vi phạm đối với bên vi phạm hợp đồng

« _ Bắt buộc bên đó phải đồi thường thiệt hại

se Tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng

se _ Đình chỉ việc thực hiện hợp đồng với bên đã vi phạm

e Huỷ bỏ hợp đồng hoặc vô hiệu hợp đồng

Cơ quan giải quyết các tranh chấp

Tranh chấp kinh tế có thể hiểu là mâu thuẫn, xung đột về

quyền, nghĩa vụ kinh tế của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế Đặc trưng của tranh chấp kinh tế là những phát sinh trực tiếp từ các hoạt động kinh doanh và các chủ thể tham gia tranh chấp chủ yếu là các doanh nghiệp

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì trong hợp đồng dân sự khi có tranh chấp xảy ra các bên tham gia có thể

thương lượng, hòa giải hoặc có thể nhờ Tòa án để giải quyết

Các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng dân sự sẽ do các bên tham gia tự thương lượng giải quyết, hòa giải hoặc Tòa án chưa không được đưa ra Trọng tài thương mại trong khi đó tranh

12

Trang 13

chấp liên quan đến thương mại thì có thể yêu cầu cơ quan

trọng tài thương mại để giải quyết

- Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 thi trong hop đồng kinh doanh thương mại khi các bên tham gia xảy ra tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại nếu các bên không tự

giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan pháp luật, Tòa án để giải

quyết theo sự lựa chọn của các bên tham gia

2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh doanh thương mại

Hợp đồng thương mại khi bắt đầu được giao kết phải đảm bảo

các nguyên tắc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo sự thỏa thuận thuận lợi của các bên tham gia luôn phù hợp với họ, những lợi ích chính đáng của các bên và không gây ảnh hưởng đến những lợi ích của pháp

Ngoài ra, theo quy định của Bộ Luật Dân sự việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc: tự do giao kết nhưng không được làm trái pháp luật và đạo đức xã hội Đồng thời, luật thương

13

Trang 14

mại là luật riêng của luật dân sự vi vậy phải luôn tuân theo các

nguyên tắc trên

2.1 Điều kiện về nội dung của hợp đồng kinh doanh thương mại

Nội dung của giao dịch trong một bản hợp đồng không được vi

phạm vào điều cấm của pháp luật Việt Nam và không làm trái đạo

đức, chuẩn mực của xã hội

Nội dung của bản hợp đồng kinh doanh thương mại gồm các điều khoản mà một hay nhiều bên đã thỏa thuận với nhau và phải có tính thống nhất

Để một bản hợp đồng có hiệu lực và có khả năng được thực hiện nhanh chóng thì nội dung của bản hợp đồng không được làm trái pháp luật và đạo đức xã hội

Nội dung của hợp đồng phải thể hiện được sự thống nhất và

cam kết đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong bản hợp đồng

Tuy Luật Thương mại năm 2005 không có quy định cụ thể nào

về điều khoản trong nội dụng hợp đồng kinh doanh thương mại nhưng các điều khoản thường có trong nội dung của một bản hợp đồng kinh doanh thương mại như sau:

¢ Đối tượng tham gia vào hợp đồng

se Số lượng và chất lượng của hợp đồng

e«_ Giá và cách thức thanh toán

e Thời hạn, địa điểm và cách thức để thực hiện một bản hợp

đồng

se Quyền và nghĩa vụ của một bên hay các bên khi tham gia,

¢ Trach nhiệm của một hay các bên tham gia khi vi phạm hợp

đồng

se Cách thức giải quyết các tranh chấp

2.2 Điều kiện về hình thức của hợp đồng kinh doanh thương

mại

Nếu như pháp luật Việt Nam có quy định về hình thức của bản hợp đồng kinh doanh thương mại thì các bên tham gia phải thực hiện theo đúng quy định này Cùng với đó, quy định của hợp đồng phải

14

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w