Thể hiện rõ thực trạng, quymô, vai trò, sứ mệnh và tương lai của các giai cấp, tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội và phát triển xã hội.. Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH
MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
CƠ CẤU XÃ HỘI - GIAI CẤP & LIÊN MINH GIAI CẤP, TẦNG LỚP TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
NHÓM 4
TP Hồ Chí Minh, Ngày 06 Tháng 04 năm 2023
Trang 2I Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1 Khái niệm và vị trí của cơ cấu xã hội - giai cấp trong cơ cấu xã hội
1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội và cơ cấu xã hội - giai cấp
a Cơ cấu xã hội:
- Khái niệm: cơ cấu xã hội là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ xã hội do sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên
Cơ cấu xã hội = Cộng đồng người + Toàn bộ quan hệ xã hội
- Các loại cơ cấu xã hội:
+ Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp: kết quả của sự phát triển của sản xuất, phân công lao động xã hội
+ Cơ cấu xã hội - dân số: phản ánh dân số trong xã hội con người, thông qua nhiều yếu tố khác nhau như biến động dân số cơ học, tự nhiên, di dân, đô thị hóa, tỷ lệ giới tính, phổ biến nhất là tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử
+ Cơ cấu xã hội - dân tộc: cộng đồng người gắn kết chặt chẽ với nhau về lãnh thổ, văn hóa, ngôn ngữ, kinh tế mang tính ổn định lâu dài
+ Cơ cấu xã hội - tôn giáo: tập hợp các cộng đồng người có cùng tôn giáo, tín ngưỡng, hay đức tin dựa trên nền tảng giáo lý nhất định
b Cơ cấu xã hội - giai cấp:
- Khái niệm: hệ thống các giai cấp, tầng lớp xã hội tồn tại khách quan trong một chế độ nhất định xoay quanh các mối quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, về địa vị chính trị - xã hội… giữa các giai cấp tầng lớp xã hội đó
Trang 3Ví dụ: Đại hội VI (1986) chuyển từ xã hội bao cấp “hai giai một tầng” (Công- nông- trí) sang thời kỳ đổi mới hai giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội (doanh nhân, tiểu thương, tiểu chủ )
1.2 Vị trí của cơ cấu xã hội giai cấp trong cơ cấu xã hội
Cơ cấu xã hội - giai cấp liên quan đến
- Các đảng phái chính trị và nhà nước;
Ví dụ: Ở nước ta cơ cấu xã hội - giai cấp mang tính chất xã hội chủ nghĩa: Biểu hiện ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, định hướng
xã hội chủ nghĩa Nhà nước là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quản lý tổ chức lao động, vấn
đề phân phối thu nhập… trong 01 hệ thống sản xuất nhất định
Ví dụ: Với sự biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của các thành phần
xã hội, có sự phân hóa các tầng lớp xã hội trong quá trình hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết và quản
lý của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.
Chỉ có loại hình cơ cấu xã hội - giai cấp mới có được những mối quan hệ quan trọng và mang tính quyết định này.
Sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp tất yếu
- Sự biến đổi cơ cấu - xã hội giai cấp tất yếu sẽ ảnh hưởng đến
sự biến đổi của các cơ cấu xã hội khác và tác động đến sự biến đổi của toàn bộ cơ cấu xã hội
- Những đặc trưng và xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi hoạt
Trang 4động xã hội và mọi thành viên xã hội Thể hiện rõ thực trạng, quy
mô, vai trò, sứ mệnh và tương lai của các giai cấp, tầng lớp trong sự biến đổi cơ cấu xã hội và phát triển xã hội
Cơ cấu xã hội - giai cấp là căn cứ cơ bản để xây dựng chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
c Nhận xét
- Cơ cấu xã hội - giai cấp giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu xã hội
- Có vị trí đặc biệt trong việc duy trì các quan hệ giai cấp tạo
sự ổn định xã hội
- Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa cơ cấu xã hội - giai cấp
(Có thể dẫn đến tùy tiện, muốn nhanh chóng xóa bỏ các giai cấp, tầng lớp xã hội một cách đơn giản theo ý chí chủ quan)
- Cần xem trọng các loại hình cơ cấu xã hội khác
2 Sự biến đổi có tính quy luật của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
a Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi gắn liền & bị quy định bởi cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành tập trung đa phần nông nghiệp, công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp sang cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp
- Cơ cấu LLSX trình độ thấp chuyển sang LLSX trình độ công nghệ cao
Trang 5- Cơ cấu vùng lãnh thổ định hướng phát triển thành các vùng, các trung tâm kinh tế lớn
=> Cơ cấu kinh tế biến đổi tất yếu dẫn đến sự thay đổi của cơ cấu xã hội giai cấp biến đổi
Ví dụ: Dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các khu công nghiệp dần xuất hiện tác động tới số lượng công nhân Năm 2013 số công nhân nước ta là 11 triệu người; đến năm 2021 khoảng 16,5 triệu người
b Cơ cấu xã hội - giai cấp biển đổi phức tạp, đa dạng, làm xuất hiện các tầng lớp xã hội mới:
- Kết cấu kinh tế nhiều thành phần biến đổi đa dạng trong cơ cấu xã hội giai cấp đan xen Tạo ra sự phân hóa biến đổi nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội
Ví dụ: Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa bên cạnh hai giai cấp cơ bản thì còn tồn tại đan xen nhiều tầng lớp xã hội khác nhau như tầng lớp doanh nhân, tiểu thương, tiểu chủ,
c Cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi trong mối quan hệ vừa đấu tranh, vừa liên minh, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau
- Mức độ liên minh giữa các giai cấp tầng lớp tùy thuộc vào các điều kiện kinh
tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử
- Vai trò chủ đạo của giai cấp công nhân thể hiện thông qua sự phát triển trong liên minh Công-Nông-Trí ngày càng giữ vị trí nền tảng chính trị - xã hội
Ví dụ: Mối quan hệ tương hỗ giữa liên minh công - nông - trí trong quan hệ kinh tế trong việc sản xuất gạo tại nhà máy gạo Hạnh Phúc (An Giang):
+ Người nông dân trồng lúa;
+ Công nhân là lực lượng chính, đóng vai trò trực tiếp trong sản xuất gạo thành phẩm;
Trang 6+ Trí thức đóng vai trò hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ để nâng cao chất lượng sản xuất và sản phẩm
=> Sự phát triển hài hòa của mối quan hệ liên minh công - nông – trí là động lực phát triển kinh tế của nhà máy gạo Hạnh Phúc nói riêng và nên sản xuất lúa gạo của cả nước nói chung Tạo ra việc làm, nâng cao đời sống, từng bước giảm bớt phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội dẫn đến sự xích lại gần nhau của các giai tầng
II Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1 Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
a Quan hệ giai cấp:
Liên minh giữa giai cấp, giai tầng là sự liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau… giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích tương đồng, và cũng có thể liên minh giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản đối kháng nhau
Đấu tranh giai cấp: chỉ các quan hệ mang tính xung đột giữa các giai cấp, tầng lớp có lợi ích cơ bản đối lập nhau, không thể điều hòa
Cuộc đấu tranh giai cấp đi đôi với liên minh giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhằm thực hiện nhu cầu và lợi ích chung
=> Giành chính quyền, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
- Xét dưới góc độ chính trị - xã hội:
+ Trong một chế độ xã hội có cuộc đấu tranh giai cấp thì giai cấp đứng ở vị trí trung tâm phải liên minh với các giai cấp, giai tầng khác để tập hợp lực lượng tích trữ
đủ sức mạnh để thực hiện những nhu cầu và lợi ích chung
+ Khi cơ cấu xã hội - giai cấp phức tạp, giai cấp công nhân chỉ xây dựng, kiểm soát và sử dụng chính quyền Nhà nước khi có đường lối, chính sách liên minh đúng
Trang 7đắn với các giai cấp, tầng lớp lao động khác (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức,
…)
=> Quy luật mang tính phổ biến và là động lực lớn cho sự phát triển của xã hội có giai cấp
Ví dụ: Trong cách mạng XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác để tạo sức mạnh đảm bảo cho thắng lợi trong giai đoạn giành chính quyền và giai đoạn xây dựng chế độ xã hội mới
- Xét dưới góc độ kinh tế:
+ Liên minh giai cấp, tầng lớp xã hội xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
+ Bản chất là nhu cầu và lợi ích kinh tế của các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp lao động khác;
+ Phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp nhằm tạo sự thống nhất động lực phát triển xã hội
+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tính tất yếu kinh tế của liên minh lại
là nhân tố quyết định nhất cho sự thắng lợi hoàn toàn của CNXH
=> Cần có những giải pháp kịp thời, phù hợp để giải quyết mâu thuẫn và tạo
sự đồng thuận, động lực thúc đẩy quá trinh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
2 Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
a Nội dung chính trị:
Trang 8+ Liên minh về chính trị giữa các giai cấp, giai tầng nhằm giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động
Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, khối liên minh công- nông – trí thức cùng nhau tham gia vào chính quyền nhà nước từ cơ sở đến trung ương trên lập trường chính trị của giai cấp công nhân, tạo thành sức mạnh tổng hợp cùng nhau bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng, làm cho nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh
+ Liên minh giai cấp công- nông – trí thức trở thành cơ sở vững chắc cho nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo thành nòng cốt cho mặt trận thống nhất, thực hiện khối liên minh rộng rãi với các tầng lớp lao động khác
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, các tầng lớp lao động khác thực hiện
những nhiệm vụ chính trị, nhằm hướng đến xây dựng chế độ chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân
C.Mác khẳng định “Đứng trước giai cấp tư sản phản CM đã liên minh lại thì dĩ nhiên là những phần tử đã được CM hoá của giai cấp tiểu tư sản và của nông dân, phải liên minh với người đại biểu chủ yếu cho những lợi ích CM, tức là giai cấp vô sản CM” Vì, “ người nông dân thấy rằng giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh, người lãnh đạo tự nhiên của mình”
b Nội dung kinh tế:
Sự hợp tác của liên minh công – nông – trí nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở đó tạo
ra quan hệ tác động lẫn nhau giữa công nghiệp - nông nghiệp - khoa học, kỹ thuật, dịch vụ,…
Khối liên minh này chỉ bền vững khi quan hệ kinh tế, lợi ích giữa họ được giải quyết hài hòa
Trang 9=> Để thu hút sự, tập trung lớn mạnh của khối liên minh Đảng và nhà nước cần phải
có những chính sách phát triển, chính sách pháp luật phù hợp, thúc đẩy chuyển giao
và ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại
từ đó dễ thu hút và gắn chặt công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng lao động khác
c Nội dung văn hóa - xã hội:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, người có trình độ văn hóa thấp không thể tạo ra được một xã hội như vậy Công nhân, nông dân và những người lao động phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ văn hóa:
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”
Hồ Chí Minh đã khẳng định tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (năm 1946)
Muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo cần dựa trên cơ sở một nền văn hóa phát triển của nhân dân Tầng lớp trí thức sẽ đóng vai trò truyền bá tri thức, nâng cao kỹ năng vận dụng khoa học kĩ thuật cho các giai cấp công nhân, nông dân, các tầng lớp xã hội khác vào trong lĩnh vực của đời sống xã hội
Nô …i dung văn hóa, xã hô …i của liên minh giai cấp, tầng lớp đòi h†i phải đảm bảo
“gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển, xây dựng con người
và thực hiê …n tiến bô …, công bằng xã hô …i”
Tiến đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
III Cơ cấu xã hội - giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1 Cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam
Trang 10- Sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp vừa đảm bảo tính quy luật, vừa mang tính đặc thù của xã hội VN;
- Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp, vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp ngày càng được khẳng định
-Những giai cấp, tầng lớp cơ bản ở Việt Nam hiện nay:
Giai cấp công nhân: Giai cấp lãnh đạo; đại diện PTSX tiên tiến; là lực lượng đi đầu trong CNH, HĐH
Giai cấp nông dân: Vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp; là chủ thể xây dựng nông thôn mới
Đội ngũ trí thức: Đặc biệt quan trọng trong công nghiệp hóa, hiện đại hoát, xây dựng nền kinh tế tri thức, truyền bá, giác ngộ các tri thức mới cho các giai cấp, giai tầng lớp
Đội ngũ doanh nhân: Phát triển nhanh về số lượng và quy mô đóng góp tích cực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, các vấn đề an sinh xã hội
2 Liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Nội dung chính trị:
+ Giữ vững lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
+ Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN
Trang 11+ Động viên các lực lượng trong khối liên minh gương mẫu chấp hành đường lối, pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm đấu tranh chống âm mưu “ Diễn biến hoà bình”, chống chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, tự chuyển biến tự chuyển hóa
- Nội dung kinh tế:
+ Thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển tri thức, kinh tế
trường theo định hướng XHCN,tăng cường sự hợp tác trong khối liên minh và các lực lượng khác để tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng nền kinh tế hiện đại
+ Xác định đúng tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh tế của khối liên minh và các lực lượng khác để xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý từ trung ương đến địa phương + Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế…để phát triển sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống, gắn bó các giai cấp và toàn xã hội
- Nội dung văn hóa - xã hội:
+ Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng
xã hội
+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khiến văn hoá thực
sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của XH
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
+ Thực hiện an sinh xã hội
Thông qua xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, nâng cao dân trí, thực hiện tốt an sinh xã hội
Ví dụ: Quyết định số 1705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025
Trang 12Tỉ lệ giảm nghèo Năm 2010 16,8% => Năm 2020 5% tương đương 10 triệu người thoát kh†i đói nghèo
(Nguồn: 2022 Vietnam Poverty and Equity Assessment report, World Bank)
Quyết định số 1705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (chinhphu.vn)
b Phương hướng cơ bản để xây dựng cơ cấu xã hội - giai cấp và tăng cường liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp theo hướng tích cực
- Xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách xã hội tổng thể nhằm tác động tạo
sự biến đổi tích cực cơ cấu xã hội - giai cấp
Giai cấp Công nhân: quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng phát triển cả
về số lượng và chất lượng
Giai cấp Nông dân: phát huy vai trò chủ thể của họ trong quá trình phát triển nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, xây dựng nông thôn mới